Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới xã thanh sơn, huyện trà cú, tỉnh trà vinh giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NHAN RANI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ THANH SƠN, HUYỆN TRÀ CÚ,
TỈNH TRÀ VINH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trà Vinh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NHAN RANI
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ THANH SƠN, HUYỆN TRÀ CÚ,
TỈNH TRÀ VINH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Tấn Khuyên

Trà Vinh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào trước đây.
Tác giả luận văn

Nhan RaNi


TÓM TẮT
Thanh Sơn là một trong số những xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, với mục tiêu đạt chuẩn đến năm 2019.
Để có cơ sở khoa học nhằm thực hiện tốt hơn chương trình mục tiêu quốc gia: xây
dựng NTM trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng và
đề xuất các giải pháp xây dựng NTM xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh giai đoạn 2016 - 2020” với mục tiêu: (1) đánh giá thực trạng xây dựng xã
nông thôn xã Thanh Sơn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia; (2) Xác định mức độ đáp
ứng các tiêu chí NTM xã Thanh Sơn; (3) phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ
hội và thách thức (SWOT) trong xây dựng NTM; và (4) đề xuất các giải pháp thúc
đẩy quá trình xây dựng NTM xã Thanh Sơn.
Nghiên cứu được thực hiện tại 07 ấp xã Thanh Sơn. Phương pháp thực hiện: phỏng
vấn người am hiểu (KIP), thảo luận nhóm và phỏng vấn đại diện 70 hộ dân ở 07 ấp
trên địa bàn xã.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 19 tiêu chí nơng thơn mới (NTM) xã thực

hiện đạt 09 tiêu chí (Qui hoạch, Thủy lợi, Điện, Chợ nơng thơn, Bưu điện, Hình
thức tổ chức sản xuất, Văn hóa, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội, An ninh trật tự xã
hội). Đánh giá nhu cầu xây dựng NTM người dân cho rằng hệ thống giao thông
nông thôn là cần thiết nhất, tiếp theo là trường học, qui hoạch…ít nhất là bưu điện,
văn hóa. Khó khăn chính trong xây dựng NTM là tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cơ cấu lao
động, thu nhập.
Giải pháp chủ yếu trong xây dựng NTM là công tác tuyên truyền, vận động người
dân hiểu và đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát huy nguồn lực trong
dân; ưu tiên phát triển giao thông sẽ tạo điều kiện đột phá cho các yếu tố khác; thay
đổi những tiêu chí chưa phù hợp với điều kiện của tỉnh, điều chỉnh những thơng tư,
hướng dẫn các têu chí thực hiện
Từ khóa: nơng thơn mới, tiêu chí, qui hoạch.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
TĨM TẮT
ABSTRACT
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.3. GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................... 2
1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
1.5. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
1.5.1. Giới hạn không gian ......................................................................................... 3
1.5.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu ......................................................................... 3
1.5.3. Giới hạn về mặt thời gian ................................................................................. 3
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 4
2.1. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NTM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ............................. 4
2.1.1. Thái Lan ............................................................................................................ 4
2.1.2. Trung Quốc ....................................................................................................... 5
2.1.3. Nhật Bản ........................................................................................................... 7
2.1.4. Đài Loan ............................................................................................................ 8
2.1.5. Hàn Quốc ........................................................................................................ 10
2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NTM Ở VIỆT NAM........................................... 12
2.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NTM TỈNH TRÀ VINH .................................... 15


2.3.1. Kết quả thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM giai đoạn 2011 –
2015 ........................................................................................................................... 15
2.3.2. Tổng hợp kết quả thực hiện ........................................................................... 19
2.3.3. Những mặt đạt được và hạn chế .................................................................... 20
2.4. TỔNG QUAN VỀ XÃ THANH SƠN ................................................................ 21
2.4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................................... 21
2.4.2. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế .......................................... 23
2.4.3. Về văn hóa, xã hội .......................................................................................... 25
2.4.4. Lãnh đạo thực hiện cơng tác Quốc phịng và An ninh ................................. 25
2.4.5. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đồn thể chính trị - xã hội......... 26
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 28
3.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................... 28
3.1.1. Các khái niệm về nơng thơn và tiêu chí NTM ............................................... 28
3.1.2. Phương pháp thực hiện .................................................................................. 33

3.1.3. Công cụ đánh giá kết quả ............................................................................... 34
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 35
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 35
3.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................................ 35
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 36
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ....................................................... 38
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 40
4.1. THỰC TRẠNG VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG
NTM XÃ THANH SƠN ............................................................................................ 40
4.1.1. Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch ................................................. 40
4.1.2. Tiêu chí Giao thơng ........................................................................................ 40
4.1.3. Tiêu chí thủy lợi .............................................................................................. 41
4.1.4. Tiêu chí Điện ................................................................................................... 42
4.1.5. Tiêu chí Trường học ....................................................................................... 43
4.1.6. Tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa ........................................................................ 44
4.1.7. Tiêu chí Chợ nơng thơn .................................................................................... 45
4.1.8. Tiêu chí Bưu điện.............................................................................................. 45


4.1.9. Tiêu chí Nhà ở dân cư....................................................................................... 46
4.1.10. Tiêu chí Thu nhập ........................................................................................ 47
4.1.11. Tiêu chí hộ nghèo ......................................................................................... 47
4.1.12. Tiêu chí cơ cấu lao động .............................................................................. 47
4.1.13. Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất ............................................................ 48
4.1.14. Tiêu chí Giáo dục .......................................................................................... 49
4.1.15. Tiêu chí Y tế .................................................................................................... 50
4.1.16. Tiêu chí văn hóa .............................................................................................. 50
4.1.17. Tiêu chí Mơi trường ........................................................................................ 51
4.1.18. Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh .................................. 52
4.1.19. An ninh – Quốc phòng ................................................................................... 52

4.1.20. Nguồn lực đầu tư trong xây dựng NTM ...................................................... 54
4.2. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU NGƯỜI DÂN VỀ XÂY DỰNG NTM XÃ THANH
SƠN ........................................................................................................................... 55
4.2.1. Thông tin tổng quát về nông hộ địa bàn nghiên cứu .................................... 55
4.2.2. Những ưu tiên của người dân trong xây dựng NTM ................................... 57
4.2.3. Đánh giá của người dân về mức độ đáp ứng hiện tại so với yêu cầu của
bộ tiêu chí xây dựng NTM ........................................................................................ 60
4.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG XÂY DỰNG
NTM .......................................................................................................................... 74
4.3.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 74
4.3.2. Khó khăn ........................................................................................................ 83
4.3.3. Phân tích SWOT ............................................................................................ 91
4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG XÂY DỰNG NTM XÃ THANH SƠN .... 102
4.4.1. Giải pháp chung:.......................................................................................... 102
4.4.2. Giải pháp cụ thể ........................................................................................... 103
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 108
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 108
5.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Mục đích thực hiện ..............................................................................................58
Sơ đồ 3.2. Lược đồ nghiên cứu của đề tài ...........................................................................34
Bảng 4.1: Tổng hợp xếp hạng nhu cầu ưu tiên các tiêu chí xây dựng NTM năm
2015 ..........................................................................................................................................42
Bảng 4.2: Phân tích SWOT về xây dựng NTM xã Thanh Sơn .......................................91
Bản đồ 1. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
Bản đồ 2. Bản đồ hành chính huyện Trà Cú

Bản đồ 3. Bản đồ quy hoạch không gian cảnh quan và sử dụng đất
Bản đồ 4. Bản đồ quy hoạch giao thông
Bản đồ 5. Bản đồ quy hoạch cấp nước
Bản đồ 6. Bản đồ QH thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang
Bản đồ 7. Bản đồ quy hoạch cấp điện


HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 4.1: Kết quả mức độ đáp ứng tiêu chí quy hoạch, giao thơng và thủy lợi năm
2015 ..........................................................................................................................................42
Hình 4.2: Kết quả mức độ đáp ứng tiêu chí điện và trường học năm 2015 ....................44
Hình 4.3: Mức độ đáp ứng tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu điện và nhà ở
dân cư năm 2015. ...................................................................................................................46
Hình 4.4: Mức độ đáp ứng nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất năm 2015.........49
Hình 4.5: Mức độ đáp ứng nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội năm 2015 ..........................51
Hình 4.6: Mức độ đáp ứng nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội và mơi trường năm 2015..52
Hình 4.7: Mức độ đáp ứng nhóm tiêu chí hệ thống chính trị năm 2015 .........................53
Hình 4.8: Kết quả khảo sát hiện trạng nông hộ xây dựng NTM năm 2016. ...................57
Hình 4.9: Kết quả khảo sát về nhu cầu tiêu chí Quy hoạch và giao thơng từ nơng hộ
năm 2016. ................................................................................................................................62
Hình 4.10: Kết quả khảo sát nhu cầu về tiêu chí thủy lợi, điện và trường học từ nơng
hộ năm 2016. ...........................................................................................................................63
Hình 4.11: Kết quả khảo sát nhu cầu về tiêu chí Văn hóa, chợ, bưu điện và nhà ở từ
nơng hộ năm 2016. .................................................................................................................65
Hình 4.12: Kết quả khảo sát nhu cầu về tiêu chí Tổ chức sản xuất, hộ nghèo, tiêu chí
Thu nhập và cơ cấu lao động từ nơng hộ năm 2016. .........................................................67
Hình 4.13: Kết quả khảo sát nhu cầu về tiêu chí giáo dục, y tế, văn hóa và mơi
trường từ nơng hộ, 2016. .......................................................................................................69
Hình 4.14: Kết quả khảo sát nhu cầu về tiêu chí Hệ thống TC CT-XH, ANCTTTATXH từ nông hộ năm 2016. ..........................................................................................72
Hình 4.15: Kết quả đóng góp các nguồn lực xây dựng NTM từ nơng hộ năm 2016. ...73

Hình 4.16: Tổng hợp thuận lợi nhóm tiêu chí quy hoạch và hạ tầng kinh tế - xã hội
năm 2016 .................................................................................................................................78
Hình 4.17: Tổng hợp thuận lợi nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất năm 2016 ...80
Hình 4.18: Tổng hợp thuận lợi nhóm tiêu chí văn hóa - xã hội- mơi trường và nhóm
hệ thống chính trị năm 2016 .................................................................................................82
Hình 4.19: Tổng hợp khó khăn nhóm tiêu chí quy hoạch và hạ tầng kinh tế - xã hội
năm 2016 .................................................................................................................................87

Hình 4.20: Tổng hợp khó khăn nhóm tiêu chí kinh tế, tổ chức sản xuất và
nhóm văn hóa – xã hội – mơi trường và nhóm hệ thống chính trị xã hội năm
2016. ........................................................................................................................................90


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tiến độ thực hiện tiêu chí NTM của 85 xã điểm tỉnh Trà Vinh năm
2015
Phụ lục 2: Tổng tiêu chí nơng thơn mới theo nhóm (85 xã)
Phụ lục 3: Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình giai đoạn
2011-2015 và dự kiến kế hoạch 2016-2020
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn nhóm
Phụ lục 5: Phiếu Phỏng vấn KIP
Phụ lục 6: Phiếu phỏng vấn nông hộ
Phụ lục 7: Tổng hợp các nguồn lực đóng góp xây dựng NTM xã Thanh Sơn về cơ
sở hạ tầng
Phụ lục 8: Tổng hợp các nguồn lực đóng góp xây dựng NTM xã Thanh Sơn về phát
triển sản xuất năm.
Phụ lục 9: Danh sách phỏng vấn KIP các phòng, ban huyện Trà Cú
Phụ lục 10: Danh sách phỏng vấn nhóm cán bộ xã Thanh Sơn
Phụ lục 11: Phân bổ phỏng vấn các ấp trên địa bàn xã
Phụ lục 12: Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chí NTM và nhu cầu trong dân, năm

2015
Phụ lục 13: Đặc điểm nông hộ vùng nghiên cứu
Phụ lục 14: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí quy hoạch qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 15: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí giao thơng qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 16: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí thủy lợi qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 17: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí điện qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 18: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí trường học qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 19: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí Cơ sở văn hóa qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 20: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí Chợ qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 21: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí Bưu điện phỏng vấn hộ
Phụ lục 22: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí nhà ở nơng thơn qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 23: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí thu nhập qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 24: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí hộ nghèo qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 25: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí cơ cấu lao động qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 26: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí hình thức sản xuất qua phỏng vấn hộ


Phụ lục 27: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí giáo dục qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 28: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí y tế qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 29: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí văn hóa qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 30: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí mơi trường qua phỏng vấn hộ
Phụ lục 31: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội qua
phỏng vấn hộ
Phụ lục 32: Mức đáp ứng nhu cầu về tiêu chí An ninh chính trị, trật tự xã hội qua
phỏng vấn hộ


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH


:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

CNH - HĐH :

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CT01/TU

:

Chỉ thị 01 của Tỉnh ủy

CTr – TU

:

Chương trình của Tỉnh ủy

ĐBSCL

:


Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐNÁ

:

Đông Nam Á

GDP

Gross Domestic Production (Tổng sản phẩm trong nước)

:

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HTX

:

Hợp tác xã

KT–XH–AN–QP

Kinh tế - xã hội – an ninh- quốc phòng


LĐTBXH

:

Lao động Thương binh và xã hội

NQ - TW

:

Nghị quyết trung ương

NSNN

:

Ngân sách Nhà nước

NTM

:

Nông thôn mới

PRA

:

Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thơn có sự tham


PTNT

:

Phát triển nơng thơn

QĐ - TTg

:

Quyết định của Thủ tướng

SWOT

:

Strengths - Weaknesses - Opportunities – Threats

TDTT

:

Thể dục thể thao

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp


THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

THT

:

Tổ hợp tác

UBND

:

Ủy ban nhân dân

gia)


1

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn xem trọng xây dựng
nông thôn. Nhưng với Nghị quyết số 26-NQ/TW và Bộ tiêu chí do Thủ tướng Chính
phủ ban hành, vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) lần đầu tiên được đề cập một
cách cơ bản, toàn diện, sâu sắc, đáp ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầu chiến
lược xây dựng đất nước thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020. Trong xu thế phát triển hiện nay, khơng thể có một nước cơng nghiệp nếu
nơng nghiệp, nơng thơn cịn lạc hậu và đời sống nơng dân cịn thấp. Vì vậy, xây
dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn với mục tiêu: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội
nơng thơn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường
sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng
được tăng cường”
Thanh Sơn đã được huyện tập trung chỉ đạo phát triển nông thôn và đạt được một số
kết quả: Kinh tế nông thôn có bước phát triển; kết cấu hạ tầng – kinh tế xã hội vùng
nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học,
trạm y tế, chợ, các thiết chế văn hóa … được đầu tư; nhiều giống mới có năng suất
cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất; làng nghề phát triển, đã góp phần phát
triển sản xuất, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo; diện mạo nơng thơn có nhiều đổi
mới, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. (Báo cáo chính trị Ban chấp hành
Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 -2015).
Tuy nhiên, tiến trình CNH – HĐH nơng nghiệp, nơng thơn cịn chậm; sản xuất nơng
nghiệp quy mơ nhỏ, phân tán; công nghiệp chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp,



2

làng nghề chưa phát triển nhanh; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với yêu
cầu; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội khu vực nơng thơn cịn bất cập; mơi trường
nơng thơn một số nơi cịn nhiều bức xúc; đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ
phận nơng dân cịn thiếu thốn, khoảng cách phát triển giữa thành thị và nơng thơn
cịn lớn. Báo cáo chính trị Ban chấp hành Đảng bộ xã Thanh Sơn nhiệm kỳ 2010 –
2015.
Để giải quyết những vấn đề tồn tại nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp xây dựng NTM xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh
Trà Vinh giai đoạn 2016 - 2020”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng xây dựng nông thôn mới cấp xã, những khó khăn thuận lợi và
bài học kinh nghiệm, làm cơ sở khoa học cho việc đẩy mạnh tiến trình xây dựng
thành công xã NTM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng và xác định mức độ đáp ứng các tiêu chí trong xây dựng
NTM (theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM);
- Xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện;
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng xã NTM Thanh Sơn đến năm
2020 đạt chuẩn xã NTM.
1.3. GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Đặc điểm tự nhiên, nguồn lực và tiềm năng xã Thanh Sơn, huyện Trà
Cú, tỉnh Trà Vinh đáp ứng được các tiêu chí về xây dựng xã NTM;
Giả thuyết 2: Từ những nguồn vốn Trung ương, địa phương và nguồn vốn vận động
đóng góp trong dân xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đáp ứng được các
tiêu chí về xây dựng xã NTM;

Giả thuyết 3: Đến 2020 xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh là xã NTM của
tỉnh Trà Vinh.


3

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:
1). Thực trạng, tiềm lực và nhu cầu về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông
thôn của xã Thanh Sơn như thế nào ?
2). Từ những nguồn vốn Trung ương, địa phương và nguồn vốn vận động đóng góp
trong dân xã Thanh Sơn có đáp ứng đạt các tiêu chí trong xây dựng xã NTM ?
3). Những giải pháp nào để xây dựng xã NTM Thanh Sơn đến năm 2020 đạt 19 tiêu
chí ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là “Bộ tiêu chí quốc gia về NTM”, gồm
19 tiêu chí để nghiên cứu về xây dựng Thanh Sơn thành xã NTM giai đoạn 2016 –
2020.
1.5. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.5.1. Giới hạn không gian
Đề tài chọn xã Thanh Sơn (Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh). Đây là xã điểm của Tây
Nam Bộ và tỉnh Trà Vinh để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM của tỉnh.
1.5.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian, kinh phí nên nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào
đánh giá hiện trạng và mức độ đáp ứng các tiêu chí xây dựng xã NTM xã Thanh
Sơn (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) dựa vào “Bộ tiêu chí quốc gia về NTM”, gồm 19
tiêu chí. Từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy q trình triển khai và thực hiện xây
dựng xã NTM. Vì vậy, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không được thảo
luận sâu trong nghiên cứu này.

1.5.3. Giới hạn về mặt thời gian
Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu từ năm 2015 triển khai chương trình xây dựng
NTM đến tháng 12/2016.


4

Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, nhằm ổn
định chính trị, xã hội, xóa đói giảm nghèo bằng các chính sách cụ thể là mục tiêu
của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ các chính sách đó, thành tựu về PTNT (PTNT)
đã thực hiện thành công ở một số quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hà
Lan, Đài Loan… trong thời gian qua, cũng là kinh nghiệm để Việt Nam tham khảo
trong việc xây dựng NTM hiện nay.
2.1. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NTM CỦA MỘT SỐ NƯỚC
2.1.1. Thái Lan
Trong số các nước Đông Nam Á, gần gũi và có điều kiện tương đối giống nước ta
và có kinh nghiệm khá tốt về PTNT là Thái Lan: đó là q trình “doanh nghiệp hóa
nơng nghiệp”.
* Thứ nhất là chính sách trợ giá nông sản. Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá cho
nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: gạo, cao su, trái cây, .v..v…
Chính phủ Thái Lan đã mua giá gạo thơm 6.500baht/tấn trong khi giá thị trường chỉ
5.000 – 5.200baht/tấn. Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu
đãi của nông dân mà nông dân trồng lúa cịn được hưởng những ưu đãi khác như
mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống
mới có năng suất cao, được vay vốn lãi xuất thấp từ ngân hàng nơng nghiệp .v..v…
Ngồi ra, Thái Lan cũng có hỗ trợ về giá cho nơng dân trồng 05 loại cây chủ lực là
sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chơm chơm (Nguyễn Hồng Sa, 2014).
* Thứ hai là chính sách cơng nghiệp nơng thơn. Thái Lan vốn là nước nông

nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, công nghiệp
nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng
cuộc sống của nông dân. Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh
nhờ một số chính sách sau:
- Chính sách ưu tiên phát triển nơng nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng các
mặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chương trình “Mỗi làng một


5

sản phẩm” (One tambon, One product – OTOP) tức là mỗi ngày làm ra một sản
phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao. Trên thực tế chương trình này trung
bình 06 tháng đem lại cho nơng dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận. Bên cạnh
chương trình trên chính phủ Thái Lan cũng thực hiện chương trình “Quỹ Làng”
(Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ chính phủ
để cho dân làng vay mượn. Trên thực tế đã có trên 75.000 ngơi làng ở Thái Lan
được nhận khoản vay này.
- Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện chính sách
chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới”
với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nơng dân có những hành động thiết
thực có hiệu quả để kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm đảm bảo cho xuất khẩu
và người tiêu dùng (Nguyễn Hoàng Sa, 2014).
* Thứ ba là: mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước
ngồi cho nơng nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm. Ở đây
chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và
đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ (Nguyễn Hoàng Sa, 2014).
2.1.2. Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có 7000 triệu nơng dân chiếm 60% dân số cả nước.

Một số thay đổi mang tính chất đột phá trong chính sách đối với phát triển nông
nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc đã được thực hiện như sau:
* Thứ nhất, nhanh chóng giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Ở đây
Trung Quốc đã thực thi chính sách miễn, giảm thuế nơng nghiệp cho các doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Hiện Trung Quốc có trên 10.000 doanh nghiệp hoạt
động ở nơng thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước. Thực tế hầu hết là
doanh nghiệp vừa và nhỏ (gần bằng 10 tỷ doanh nghiệp), các doanh nghiệp có số
vốn từ 200 tỷ trở lên chỉ chiếm 30%. Cách này đã vực dậy tình trạng thua lỗ của quá
nhiều doang nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.


6

Để thu hút tốt chính sách này Trung Quốc đã thành lập nhiều đoàn kêu gọi xúc tiến
đầu tư ở Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, EU,…. Hiện nay Bộ Nơng nghiệp đã trình
cho chính phủ đề án thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào nơng nghiệp, nơng thơn
Trung Quốc đến 2015, trong đó chú trọng phát triển cơng nghệ sinh học để tạo ra
giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất chất lượng cao, áp dụng cơng nghệ chế biến
bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị; an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu
hoạch (Nguyễn Hoàng Sa, 2014).
* Thứ hai, bắt đầu từ năm 2009 trở đi Trung Quốc sẽ phát triển khu công
nghiệp cơng nghệ cao. Đó là các cơng nghệ được ứng dụng tiên tiến và mới nhất;
công nghệ được ghép nối trong một qui trình liên tục khép kín; cơng nghệ có khả
năng ứng dụng trong điều kiện cụ thể và có thể nhân rộng; mơ hình phải đạt hiệu
quả về kinh tế và là nơi hợp tác giữa nhà Khoa học – Nhà nước – Doanh nghiệp –
Nhà nông trong đó doanh nghiệp đóng vai trị chủ đạo. Với chính sách như vậy,
Trung Quốc đã làm bùng nổ về phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyên sâu theo
cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi thơn có một sản phẩm). Đến nay, Trung Quốc đã
có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nơng nghiệp kéo theo sự phát triển của
90.980.000 hộ sản xuất trên 1.300.000.000 mẫu diện tích trồng cây các loại ;

95.700.000 mẫu chăn nuôi thủy, hải sản. Trước mắt lục địa Trung Quốc này đã xây
dựng 4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tình và quốc gia (Nguyễn Hồng
Sa, 2014).
* Thứ ba, bài học “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
với tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là: mở cửa giá thu mua, mở cửa thị
trường mua bán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu
thông thành trở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực. Để thực hiện
được tiêu chí trên thì chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗ trợ tài chính tam nông
với ba mục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông nghiệp phát triển và nông
dân tăng thu nhập.” Định hướng hổ trợ tài chính cho Tam nơng ở Trung Quốc hiện
nay là: “Nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa, nơng dân chun nghiệp hóa”.
Trong chính sách tài chính tăng thu nhập cho nơng dân, trung Quốc đa tăng đầu tư


7

hỗ trợ về giá thu mua giống, hỗ trợ mua lương thực khơng thấp hơn giá thị trường,
mua máy móc thiết bị là vấn đề đi cùng với chính sách xây dựng cơ chế hướng
nghiệp. Đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là lao động trẻ. Hiện nay chính sách
Tam nông ở Trung Quốc đã đạt hiệu quả khá tốt, năm 2009 thu nhập bình qn của
dân cư nơng thôn đạt 8.000 tệ/năm tăng 8,5% so với 2008. Năm 2009 Trung Quốc
đã làm 300.000 km đường bộ nông thôn, hổ trợ 46 triệu người nghèo đảm bảo đời
sống tối thiếu triển khai 320 huyện thực hiện thí điểm bảo hiểm dưỡng lão xã hội ở
nơng thơn (Nguyễn Hồng Sa, 2014).
* Thư tư, Trung Quốc thực hiện chính sách nơng thôn mới là khuyến nông và
tăng quyền cho nông dân. Nội dung cốt lõi của chính sách này là nơng dân được
trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang
được hưởng cho nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp miễn là không chuyển đổi
mục đích sử dụng. Nơng dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố quyền sử dụng đất để
vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào cơng ty nơng nghiệp. Việc nông dân được

phép bán đất đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại qui mô lớn với cơng
nghệ canh tác (Nguyễn Hồng Sa, 2014).
2.1.3. Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản rất xem trọng việc đề ra các chính sách về phát triển nơng
nghiệp, nơng thơn. Những chính sách này ra đời trong kinh tế phát triển nhanh,
nhưng nông thôn lạc hậu, kém phát triển và công nghiệp có thể hỗ trợ nơng thơn
phát triển.
Tháng 8/1967 (xây dựng NTM lần hai, từ 1967 - 1979) Nhật Bản đề ra “Phương
châm cơ bản về cơ cấu chính sách”, với hai mục tiêu trọng tâm: (1) cải thiện điều
kiện cơ bản sản xuất của ngành nông nghiệp, thực hiện kinh doanh nơng nghiệp có
hiệu quả cao, giúp nơng nghiệp bảo đảm an ninh lương thực và cung cấp ổn định
các mặt hàng nông phẩm cần thiết cho quốc dân; (2) nâng mức thu nhập của người
làm nông nghiệp hoặc gần bằng người làm trong các ngành khác (Linh, 2011).
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Nhật Bản là kênh thị trường tiêu thụ nơng sản
chính. Nồng cốt của sản xuất nơng nghiệp là nông hộ sở hữu nhỏ, 100% là thành


8

viên của HTX và nơng hội. Mọi chính sách phát triển sản xuất đều nhằm vào đối
tượng này. Nhật Bản đánh thuế nông nghiệp theo hạng đất và giữ ổn định hàng chục
năm, duy trì chính sách giá nơng sản cao, giá vật tư thấp, khuyến khích nơng dân
đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Phát triển khoa học kỹ thuật (KHKT) nông nghiệp
được xem là biện pháp hàng đầu, nhất là biện pháp về thủy lợi, giống mới, phân
bón,…đấy được xem là mũi nhọn cho cách mạng nông nghiệp.
Biến làng thành nơi cung cấp các dịch vụ thiết yếu phục vụ phi lợi nhuận cho nông
dân. Gắn nông thôn với công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng phát triển
ngành nghề nông thôn, công nghiệp lớn được chuyển từ đô thị về nông thôn, tạo
việc làm và thu nhập cho nông dân, giảm tải cho thành phố.
Ở Nhật Bản, sản xuất cơng nghiệp được phân bổ trên tồn quốc; Năm 1883, bắt đầu

cơng nghiệp hóa, 80% nhà máy lớn đã được xây dựng ở nông thôn, 30% lao động
nơng nghiệp tham gia hoạt động phi nơng nghiệp, góp vào 30% tổng thu của nông
dân, năm 1990 tăng lên đến 80%. Nhờ “ly nông bất ly hương” nên phân phối thu
nhập giữa nông thôn và đô thị ở Nhật Bản đều rất công bằng. Từ năm 1955 – 1965,
thu nhập hộ nông dân Nhật Bản tương đương dân thành phố.
Điều đáng học hỏi nhất là ở Nhật Bản công nghiệp luôn luôn phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn là thị trường lớn để tích lũy cho cơng nghiệp. Nhờ đó, nơng
nghiệp Nhật Bản được cơ giới hóa thích hợp với quy mơ sản xuất nhỏ, có đủ phân,
đủ thuốc để thâm canh. Cũng chính nhờ phục vụ tốt cho nơng nghiệp nên nền cơ khí
chế tạo máy nơng nghiệp Nhật Bản có thể xuất khẩu máy móc nơng nghiệp cho các
nước đang phát triển (Linh, 2011).
2.1.4. Đài Loan
Chính sách cơng nghiệp hóa nơng thơn: Một điểm đáng chú ý là giai đoạn đầu cơng
nghiệp hóa, cơng nghiệp phát triển chậm, mỗi năm chỉ có khoảng 0,3 – 23% số lao
động nông thôn ra thành phố làm việc. Đài Loan đã thực thi chính sách tập trung
phát triển ngành nghề nông thôn và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, thu hút lực
lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp hàng năm và làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp. Sau năm 1965, các ngành công nghiệp được bắt đầu phát triển nhanh, lao


9

động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp tăng gấp năm lần, lao động nông
nghiệp bắt đầu giảm mạnh. Trong suốt cả q trình này, nhờ có đủ việc làm, nên thu
nhập của nơng dân rất cao và ổn định. Chính sách quy hoạch không gian kinh tế:
Chuyển các nhà máy từ đơ thị về nơng thơn và khuyến khích phát triển dịch vụ để
tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nơng thơn; Do đó, dân số thành phố tăng
chậm. Trong hơn 20 năm công nghiệp, dân số ở năm thành phố lớn nhất chỉ tăng từ
18 - 27% và rất thành công trong việc tạo công bằng thu nhập giữa nơng thơn và
thành thị nhờ chi phí vào tập trung hóa cơng nghiệp.

Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: Từ năm 1952 đến 1963, là giai đoạn đẩy
mạnh chính sách cơng nghiệp hóa, mức tích lũy từ nông nghiệp vượt hơn mức thu
thuế của cả nền kinh tế mà thu nhập nông dân vẫn tăng. Để thực hiện chính sách
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp, Đài Loan đã hướng sản xuất nông sản
chất lượng cao, tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Từ đầu những năm
1960, một mặt mở rộng quy mô trang trại (phát triển hợp tác sản xuất, hợp đồng
khốn đất, áp dụng hợp đồng cơ giới hóa), mặt khác loại bỏ các ngành sản xuất sử
dụng nhiều tài nguyên và tổn hại môi trường và chuyển sang sản xuất các sản phẩm
chất lượng cao (hoa, quả, rau sạch, nấm cao cấp...) và bắt đầu xuất khẩu dịch vụ
nông nghiệp và đầu tư nơng nghiệp ra nước ngồi (Linh, 2011).
Tuy nhiên Đài Loan đều có những vấn đề của nông thôn và nông dân. Điểm yếu
nhất là do PTNT và hỗ trợ nơng dân theo mục tiêu chính trị, vượt quá mục tiêu kinh
tế đã dẫn đến tình trạng khả năng cạnh tranh yếu của nền nông nghiệp. Do áp dụng
chính sách “người cày có ruộng”, đảm bảo cơng bằng xã hội, hạn chế tích tụ đất đai,
tuy ban đầu có tạo được tăng trưởng nơng nghiệp nhờ áp dụng KHKT và phát triển
kinh tế hợp tác, nhưng về sau do quy mô ruộng đất hẹp đã hạn chế việc áp dụng cơ
giới hóa và KHKT mới, trong khi đó, nơng dân sống chủ yếu dựa vào nguồn thu
nhập phi nông nghiệp, không ai muốn mua thêm đất đai, vả lại giá đất nông thôn đã
lên quá cao. Vấn đề này được các nhà chuyên môn gọi là “bẫy quy mô sản xuất
nhỏ”. Hậu quả là phải bảo hộ sản xuất nông nghiệp, trợ giá nông sản ngày càng
nhiều (Linh, 2011).


10

2.1.5. Hàn Quốc
Hàn Quốc (HQ) có những nét tương đồng với Việt Nam về nền văn hóa chịu ảnh
hưởng lâu đời của cả Nho, Phật, Lão giáo; điều này có cả mặt ưu và nhược của nó.
HQ khơng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhỏ yếu và hậu quả
chiến tranh tàn phá nặng nề.

Sau khi cải cách ruộng đất, HQ dồn sức phát triển công nghiệp và đô thị trong hai
kế hoạch 5 năm: 1962 – 1966 – 1971, chiến lược đúng đắn về phát triển tài nguyên
con người, áp dụng công nghệ hiện đại, công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng hiệu quả,…tổng hợp các biện pháp này đã tạo nên tốc
độ tăng trưởng bình quân 9,3%/năm trong 10 năm. HQ đã xây dựng được nền công
nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, tình trạng tạm thời xem nhẹ cơng nghiệp đã để lai hậu quả là nền kinh tế
bị phân cách: trong khi công nghiệp tăng trưởng 10,5%, tăng trưởng nông nghiệp bị
giảm từ 5,3%/năm còn 2,5%/năm. Nguy cơ cận kề nên kế hoạch năm năm lần thứ
ba 1971 – 1976 phải tìm cách lập lại “tăng trưởng cân đối giữa khu vực công nghiệp
và nông nghiệp”, phát triển nông nghiệp được đưa lên hàng đầu, ngang hàng với hai
mục tiêu: tăng trưởng xuất khẩu và xây dựng nơng nghiệp nặng.
Chính phủ đã đầu tư 2 tỷ USD cho PTNT, lấy vật chất và chính sách để kích thích
tinh thần, thay đổi cách suy nghĩ, tạo cho cư dân nông thôn niềm tin ở bản thân, thái
độ tự chủ, làm việc hợp tác. Nền tảng chính của phong trào là nơng dân được khởi
động tinh thần dân chủ, tự cử người lãnh đạo cộng đồng, xây dựng tổ chức của
mình. Mỗi làng bầu một Ủy ban PTNT từ 5 – 10 người, với 2 người đứng đầu (1
nam, 1 nữ) độc lập với hệ thống hành chính và chính trị đang có ở một nơng thơn.
Ủy ban PTNT vạch kế hoạch và quản lý dự án, quyết định cơng trình xây dựng,
duyệt thiết kế, chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Các giai đoạn được dân
đánh giá cơng khai. Chương trình đã được tiến hành trong nhiều năm, từ thấp đến
cao, từ thí điểm nhân rộng ra tồn quốc, rồi từ nơng nghiệp lan sang các lĩnh vực
khác. Do đó tạo nên tinh thần tự hào vì phát triển và xấu hổ vì làm ăn kém, trở


11

thành phong trào thi đua quần chúng sôi động giữa các địa phương trên phạm vi cả
nước.
Để dễ thấy kết quả, HQ đã tạo tâm lý tự tin trong nhân dân, khởi đầu chương trình

xây dựng kết cấu hạ tầng từ hộ nơng dân (ngói hóa nhà ở, lắp đặt điện thoại, xây
hàng rào,…) tiếp theo là xây dựng hạ tầng phục vụ cộng đồng: đường giao thông,
kênh mương, cầu, điện, điện thoại, nước sạch,…những việc này khó khăn hơn.
Chính phủ cấp cho mỗi làng này 300 bao xi măng, 2,6 tấn thép (tương đương
2.000USD năm 1974). Dân mỗi làng tự quyết định mức đóng góp đất đai, lao động
và vật tư để xây dựng kết cấu hạ tầng. Tỷ lệ hỗ trợ của chính phủ sau đó giảm dần,
mức đóng góp của dân tăng dần.
Đến năm 1973, nơng dân đã đóng góp 108 triệu ngày cơng, mức góp vốn gấp 10 lần
vốn đầu tư hỗ trợ của chính phủ.
Khi dân đã quen hợp tác cộng đồng và tự chủ, chương trình bước sang giai đoạn
tăng thu nhập nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tổ chức HTX,…Nhà
nước vẫn tiếp tục hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác. Đến cuối thập niên 1970 và đầu
những năm 1980, hầu hết các làng đều tham gia nâng cao thu nhập cho nông dân.
Thông qua phong trào làng mới, nông dân quen làm việc tập thể, kinh tế hợp tác
phát triển. Từ năm 1972 – 1980, doanh thu trung bình của HTX tăng từ 43 triệu
won lên 2,3 tỷ won: gấp 50 lần trong vòng 9 năm. HTX quản lý mọi việc ở nơng
thơn: từ tín dụng ngân hàng, cung cấp vật tư nông nghiệp, tiếp thị nông sản, bảo
hiểm nông thôn và dịch vụ thiết yếu, trở thành “người bạn khơng thể thiếu của nơng
dân”. Tiếp theo chính phủ hỗ trợ thành lập các “xí nghiệp làng mới” qua các chính
sách như: tín dụng ưu đãi, ưu tiên cung cấp điện, hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức
Hiệp hội giúp đỡ doanh nghiệp nông thôn.
Phong trào làng mới ở HQ đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho rất đông lao động
nông nghiệp, nâng cao tay nghề và khả năng quản lý, cải thiện ý thức và phong cách
làm việc của họ, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp. Trong một thời gian tương đối
ngắn, phong trào đã huy động được toàn lực xã hội nhờ vào quyết tâm chính trị rất
cao của các cấp lãnh đạo.


12


Chương trình làng mới của thực sự là một kỳ tích. Chính sách triển khai phong trào
làng mới (tăng ngân sách để xóa đói, giảm nghèo): Giai đoạn một triển khai chính
sách này là chính phủ giao cho ủy ban địa phương, tùy vào hoàn cảnh cụ thể, lựa
chọn các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng; tiến hành trong nhiều năm, từ thí điểm
trên diện hẹp đưa ra tồn quốc, từ nơng nghiệp lan sang các lĩnh vực khác. Giai
đoạn hai là nâng cao thu nhập của nông dân (chuyển đổi cây trồng, xây dựng vùng
chuyên canh, phát triển chăn nuôi; trồng rừng ; thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm). Các làng chỉ được tham gia giai đoạn hai khi đã hoàn thành tốt các dự án
ở giai đoạn một (Linh, 2011).
Năm 1970 ở nơng thơn có đến 80% là nhà lá, chỉ có 27% hộ có điện, sau 5 năm đã
ngói hố 100%, 98% số hộ có điện; sau tám năm, hạ tầng nơng thơn được cơ bản
hồn thành bao gồm: đường nơng thôn, hệ thống vệ sinh, cấp nước, tưới tiêu, phủ
xanh đất trống. Điều quan trọng là sau 5 -7 năm, nơng dân đã tự tin vào sức mạnh
của mình, đứng lên hợp tác nhau thay đổi cuộc sống. Trong 20 năm, lao động nông
nghiệp giảm 50%, nông dân trở thành cơng nhân nơng nghiệp. Chính sách phân bố
cơng nghiệp: kết hợp phát triển đơ thị, nơng thơn, khuyến khích phát triển công
nghiệp vừa và nhỏ; nhằm chuyển hoạt động công nghiệp ra xa trung tâm đô thị lớn,
tạo cho dân cư nơng thơn có việc làm, có thu nhập từ phi nông nghiệp và để người
dân nông thôn tham gia xây dựng, thực hiện đề án phát triển; thực hiện có hiệu quả
trợ cấp của Chính phủ (hỗ trợ của nhà nước bằng tiền, với hình thức cho vay và cấp
khơng hồn lại). Với cách làm này, từ năm 1970 – 1978, bộ mặt các vùng nông thôn
đổi thay một cách nhanh chóng. Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn cơ
bản được hồn thành, đời sống nông dân cơ bản được cải thiện rõ rệt.
2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NTM Ở VIỆT NAM
Có thể nói, quá trình xây dựng nơng thơn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản bảo đảm, tạo sự thuận lợi trong giao lưu
buôn bán và phát triển sản xuất; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề. Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu
quả gắn với xây dựng nơng thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh



13

thần cho người dân, hệ thống chính trị ở nơng thôn được củng cố và tăng cường;
dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ
vững; vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Những thành tựu đó
đã góp phầ n thay đổi tồn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc tiếp tục nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân (Phạm Tất Thắng, 2015).
Các địa phương đã quan tâm hơn và tập trung chỉ đạo thực hiện những nội dung
trọng điểm, bức xúc trên địa bàn và có nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt để huy
động nguồn lực thực hiện chương trình. Nhờ đó, tốc độ đạt tiêu chí của các xã tăng
lên rõ rệt. Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân được
các địa phương quan tâm xây dựng, nâng cấp; bộ mặt nơng thơn có nhiều đổi mới,
thu nhập của cư dân nông thôn tăng nhanh hơn (Phạm Tất Thắng, 2015).
Về lập và phê duyệt quy hoạch nông thôn mới, đã có 97,4% số xã hồn thành phê
duyệt quy hoạch, dự kiến hoàn thành 100% số xã vào năm 2015. Về phát triển giao
thơng nơng thơn, chương trình đã xây dựng được trên 5 nghìn cơng trình với
khoảng 700.000km đường giao thơng nơng thơn. Đến nay, đã có 23,3% số xã đạt
tiêu chí giao thơng, dự kiến đến hết năm 2015 đạt 35,3%. Trên lĩnh vực thủy lợi,
hiện có 44,5% số xã đã đạt tiêu chí, dự kiến đến hết năm 2015 đạt 52,7%; 75,6% xã
đạt tiêu chí về điện, dự kiến hết năm 2015 đạt 80,9% (Phạm Tất Thắng, 2015).
Cùng với đó, cơng tác phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo được
triển khai mạnh mẽ tại nhiều địa phương. Nhiều địa phương thực hiện dồn điền, đổi
thửa, thiết kế lại kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Đồng
thời, đổi mới tổ chức sản xuất thông qua tăng cường hoạt động của các hợp tác xã
nông nghiệp, tổ chức liên kết sản xuất với mơ hình “cánh đồng lớn”, sản xuất tập
trung, ứng dụng công nghệ cao. Nhiều địa phương đã chủ động ban hành chính sách
hỗ trợ người dân mua máy cày, gặt, sấy, đưa tỷ lệ cơ giới hóa của các khâu này tăng
từ 40% - 50% lên 80 - 90% như các tỉnh: Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang, Hậu
Giang, Đồng Tháp (Phạm Tất Thắng, 2015).

Nhờ những nỗ lực đó mà giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt khá cao. Cụ
thể: Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 mức đạt bình qn trên 250 triệu đồng/ha;


×