Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Các giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ CẨM THÚY

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI
NHÁNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ CẨM THÚY

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN



Tp. Hồ Chí Minh – Tháng 05, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn “Giải pháp nâng cao khả năng huy động tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai”
là cơng trình nghiên cứu độc lập của tơi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập
riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được cơng bố tồn bộ nội dung
này ở bất kỳ đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tơi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu và Quý thầy cô trường
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy
Nguyễn Minh Tuấn đã tận tình hướng dẫn để tơi hồn thành bài nghiên cứu này.
Dù đã có nhiều cố gắng, song bài nghiên cứu khơng thể tránh khỏi các thiếu
sót. Tơi rất mong sự đóng góp của Q thầy cơ, bạn bè.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 05 năm 2020
Tác giả bài nghiên cứu

Hồ Thị Cẩm Thúy


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

ATM

Automatic Teller Machine


BIDV

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

EFA

Exploratory Factor Analysis

GTLN

Giá trị lớn nhất

GTNN

Giá trị nhỏ nhẩt

IPCAS

Interbank Paymentand Customer Accounting System

KHCN


Khách hàng cá nhân

MB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

PGD

Phòng giao dịch

POS

Point of Sale

SCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn


SMS

Short Message Services

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

SPSS

Statistical Package for thê Social Sciences

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TP

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Thang đo nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động huy động

vốn tại Agrbiank Đồng Nai.

Bảng 2.1

Kết quả huy động vốn tại Agribank Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2019

Bảng 2.2

Kết quả dư nợ Agribank Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2019

Bảng 2.3

Kết quả thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ 2016-2019

Bảng 2.4

Kết quả thu dịch vụ Agribnak Đồng Nai giai đoạn 2016-2019

Bảng 2.5

Huy động tiền gửi phân theo kỳ hạn của Agribank chi nhánh Đồng
Nai giai đoạn 2016-2019

Bảng 2.6

Huy động tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng của Agribank chi
nhánh Đồng Nai giai đoạn 2016-2019

Bảng 2.7


Huy động tiền gửi phân theo kỳ hạn tại Agribank Đồng Nai giai đoạn
2016-2019

Bảng 2.8

So sánh lãi suất tiền gửi VNĐ của Agribank với các NHTM khác
tháng 12/2019

Bảng 2.9

Số lượng nhân viên tại Hội sở Agribank Đồng Nai tính đến
31/12/2019:

Bảng 2.10

Sản phẩm huy động tiền gửi của Agribank Đồng Nai, Vietcombank
Đồng Nai, Vietinbank Đồng Nai, BIDV Đồng Nai.

Bảng 2.11

Giới tính của mẫu khảo sát

Bảng 2.12

Độ tuổi của mẫu khảo sát

Bảng 2.13

Nghề nghiệp của mẫu khảo sát


Bảng 2.14

Thu nhập của mẫu khảo sát

Bảng 2.15

Thời gian khách hàng giao dịch của mẫu khảo sát

Bảng 2.16

Thống kê trung bình mơ tả các biến:

Bảng 2.17

Bảng kiểm định Cronbach‟s Alpha các biến

Bảng 2.18

Kết quả kiểm định KMO và Barlett‟s test

Bảng 2.19

Bảng ma trận xoay nhân tố độc lập

Bảng 2.20

Kết quả kiểm định KMO và Barlett‟s test

Bảng 2.21


Ma trận hệ số tương quan

Bảng 2.22

Kết quả hồi quy

Bảng 2.23

Phân tích Anova trong hồi quy tuyến tính

Bảng 2.24

Kết quả hệ số hồi quy


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1

Biểu đồ huy động vốn tiền gửi tài Agribank Đồng Nai 2016 -2019

Biểu đồ 2.2

Quy mô huy động vốn của AgribankĐồng Nai với các NHTM khác
trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2019:

Biểu đồ 2.3

Thị phần huy động vốn tiền gửi của Agribank Đồng Nai với các
NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019


Sơ đồ 2.1

Sơ đồ tổ chức hoạt động tại Agribank Chi nhánh Đồng Nai


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT SUMMARY

1.

Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: ......................................................................2

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: .....................................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................3


5.

Kết cấu của đề tài gồm: ...................................................................................3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý thuyết về vốn và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương
mại: ..........................................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về vốn và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương
mại: ......................................................................................................................4
1.1.2. Nguyên tắc huy động vốn của NHTM: .....................................................5
1.1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM: .................................................5
1.1.4. Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn: .........................................9
1.2. Cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ huy động vốn: ...................................10
1.2.1. Khái niệm chất lượng ..............................................................................10


1.2.2. Khái niệm dịch vụ ...................................................................................10
1.2.3. Khái niệm chất lượng dịch vụ .................................................................11
1.2.4. Đánh giá chất lượng dịch vụ ...................................................................12
1.3. Lược khảo các nghiên cứu liên quan: ............................................................18
1.3.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động huy động vốn của các NHTM: .................................................................18
1.3.2. Nhân tố khách quan: ...............................................................................20
1.3.3. Nhân tố chủ quan: ...................................................................................22
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại Agribank Đồng Nai:
...............................................................................................................................26

TÓM TẮT CHƢƠNG 1................................................................................ 31

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔN THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI. ..................................................... 32
2.1. Tổng quan về ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai: ............................................................................32
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Chi nhánh Đồng Nai: ........................................................................................32
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2019: ..............38
2.2. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh
Đồng Nai: ..............................................................................................................42
2.2.1. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam chi nhánh Đồng Nai: ................................................................43
2.2.2. Những kết quả đạt được và những hạn chế của hoạt động huy động vốn
tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Đồng Nai: ...........................................51
2.2.3. Nguyên nhân tồn tại trong hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT
Việt Nam chi nhánh Đồng Nai:.........................................................................55


2.2.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu:..................................................................57
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đồng Nai: ................59
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tai NHNo& PTNT
Việt Nam chi nhánh Đồng Nai:.........................................................................59
2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại NHNo&PTNT
Việt Nam chi nhánh Đồng Nai:.........................................................................68

TÓM TẮT CHƢƠNG 2................................................................................ 88
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG KHẢ NĂNG
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI. .............. 89
3.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn: ...........................................89
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: ........................................................89
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đồng Nai: ......................92
3.2. Giải pháp gia tăng ảnh hưởng của các yếu tố tích cực đến huy động vốn
nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh
Đồng Nai: ..............................................................................................................92
3.2.1. Nhóm giải pháp về nhân viên ngân hàng: ...............................................92
3.2.2. Nhóm giải pháp về sản phẩm tiền gửi và các chương trình khuyến mại:
...........................................................................................................................94
3.2.3. Nhóm giải pháp về mạng lưới, cơ sở vật chất và công nghệ thông tin ...95
3.2.4. Nhóm giải pháp về sự phát triển kinh tế: ................................................96
3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao uy tín và thương hiệu Ngân hàng:.................96
3.2.6. Nhóm giải pháp tác động đến tâm lý khách hàng: ..................................97
3.3. Kiến nghị đối với NHNN: ..............................................................................98
3.4. Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam:..........................................................99


TÓM TẮT CHƢƠNG 3.............................................................................. 101
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
BIẾN KH .............................................................................................................113
BIẾN PTKT ........................................................................................................113
BIẾN THNH .......................................................................................................114
BIẾN NVNH .......................................................................................................114
BIẾN TGKM .......................................................................................................115
BIẾN CSVC ........................................................................................................115
BIẾN QDGT .......................................................................................................116
BIẾN ĐỘC LẬP .................................................................................................117

BIẾN PHỤ THUỘC ............................................................................................119
1. BIỂU ĐỒ HISTOGRAM ................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “ các giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đồng Nai” được thực hiện
nhằm xác đinh các yếu tố tác động đến hoạt động huy động vốn, tìm ra nguyên nhân
và những mặt tồn tại, xác định nguyên của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh Đồng Nai. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động
vốn.
Dựa trên có sở lý thuyết, luận văn xác định các yếu tố tác động đến huy động
vốn, đề xuất mơ hình nghiên cứu, xây dựng thang đo. Phân tích các nhân tố thơng
qua phần mềm SPSS. Cho kết quả có nhân tố tương quan đến khả năng huy động
vốn: sự phát triển kinh tế, yếu tố khách hàng, nhân viên ngân hàng, uy tín và thương
hiệu của ngân hàng, sản phẩm dịch vụ và các chương trình khuyến mãi,mạng lưới
cơ sở vật chất và cơng nghê thơng tin.
Từ đó luận văn đưa các giải pháp cho các yếu tố nhằm nâng cao khả năng
huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam chi
nhánh Đồng Nai
Từ khóa: huy động vốn, các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn, Ngân hàng
nông nghiệp


ABSTRACT SUMMARY
The topic "solutions to raise capital mobilization capacity at the Bank for
Agriculture and Rural Development of Vietnam in Dong Nai branch" was

implemented to identify factors affecting capital mobilization activities, finding out
causes and shortcomings, identifying the causes of factors affecting capital
mobilization activities at the Bank for Agriculture and Rural Development of Dong
Nai branch. From there, propose solutions to improve the efficiency of capital
mobilization.
Based on the theoretical basis, the thesis identifies the factors affecting
capital mobilization, proposed research models, built a scale. Analysis of factors
through SPSS software. Results that correlate with the ability to raise capital:
economic development, customer factors, bank staff, reputation and brand of the
bank, products and services and promotions , facilities and information technology
networks.
Since then, the thesis introduces solutions for the factors to improve the
capital mobilization capacity of the Bank for Agriculture and Rural Development of
Dong Nai branch.
Keywords: capital mobilization, factors affecting capital mobilization,
Agricultural Bank


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Vốn được xem là yếu tố huyết mạch đối với mỗi quốc gia. Vốn là một trong bốn
nguồn lực đầu vào cơ bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi tổ chức kinh
tế, và cũng chính là cơ sở mở rộng, phát triển kinh tế. Đối với ngân hàng thương
mại –hoạt động huy động vốn là hoạt động không thể thiếu trong hoạt kinh doanh
của Ngân hàng. Nguồn vốn quyết định tính thanh khoản và sự cạnh tranh của các
ngân hàng. Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng
chậm, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung và tình hình bất ổn chính trị làm gia
tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu. Sự biến động kinh tế thế
giới ảnh hưởng đến hệ thống NHTM Việt Nam, những năm qua lãi suất huy động

tiền gửi liên tục giảm làm kênh đầu tư vào ngân hàng khơng cịn hấp dẫn đối với
khách hàng, việc huy động vốn của NHTM trở nên khó khăn.
Ngân hàng

Khơng

01

kỳ hạn

tháng

03 tháng

6 tháng

9 tháng

12

24

tháng

tháng

Agribnak

0.10%


4.30%

4.80%

5.30%

5.40%

6.80%

6.80%

Vietcombank

0.10%

4.30%

4.80%

5.30%

5.30%

6.80%

6.80%

BIDV


0.10%

4.30%

4.80%

5.30%

5.30%

6.80%

6.80%

Vietinbank

0.10%

4.30%

4.80%

5.30%

5.30%

6.80%

6.80%


Sacombank

0.10%

4.90%

5.00%

6.30%

6.40%

6.90%

7.30%

SCB

0.20%

5.00%

5.00%

7.10%

7.10%

7.50%


7.55%

Trong tình hình trên cùng với việc giám sát chặt chẽ từ phía Chính phủ và
NHNN, việc tìm kiếm giải pháp làm thế nào để gia tăng nguồn vốn huy động là sự
cần thiết đối với NHTM. Để huy động được nguồn vốn lớn thì ngân hàng cần hiểu
rõ nhu cầu của khách hàng để có chính sách huy động vốn phù hợp.
Hơn 32 năm hoạt động với thương hiệu gắn liền với nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, Agribank đã và đang trở thành ngân hàng đáng tin cậy với nhiều sản
phẩm dịch vụ phát triển. Trong những năm qua, huy động vốn của Agribank Đồng


2
Nai cũng đạt được kết quả đáng kể. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
về lãi suất giữa các Ngân hàng TMCP, đồng thời các chính sách tiền tệ của NHNN
Việt Nam với việc ưu tiên cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, áp trần lãi suất huy
động vốn đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động huy động vốn của toàn hệ thống
ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam nói chung và Agribank
Đồng Nai nói riêng. Tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 43
ngân hàng với 59 chi nhánh và 227 PGD đang hoạt động cạnh tranh và không
ngừng mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ hiện đại, cải thiện chất lượng sản
phẩm dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút khách hàng hơn nữa.
Và theo dự kiến, đến cuối năm 2020, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam sẽ hồn thành việc cổ phần hóa, khi đó việc tăng nguồn vốn huy
động là một trong những yêu cầu cấp thiết để góp phần ổn định, phát triển hoạt
động kinh doanh và gia tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề, tác giả xin chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về NHTM, các nhân tố tác động đên hoạt

động huy động vốn của NHTM.
Luận văn nghiên cứ phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động
vốn, xác định những nguyên nhân tồn tại trong hoạt động huy động vốn tai Ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thơn Việt Nam chi nhánh Đồng Nai.
Phân tích thực trạng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt huy động vốn
của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Đồng
Nai. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng việc huy động vốn
của Agribank Đồng Nai. Đề xuất các giải pháp cho các yếu tố làm gia tăng nguồn
vốn huy động tại Agribank Đồng Nai.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn


3

tại Agribank Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng huy động vốn tại Agribank Đồng Nai từ 2016 - 2019
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh,
phân tích, tổng hợp số liệu thứ cấp của Agribank Đồng Nai để đánh giá thực
trạng hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Đồng Nai. Kết hợp
nghiên cứu định lượng được thực hiện qua khảo sát bảng câu hỏi tới khách hàng
giao dịch tại Agribank Đồng Nai trong tháng 2-3 năm 2020. Dựa trên phần mềm
SPSS 26, mô hình hồi quy được sử dụng để phân tích các nhân tố tác động đến
hoạt động huy động vốn của Agribank Đồng Nai, nhằm đưa ra các giải pháp tích
cực nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tại chi nhánh.
5. Kết cấu của đề tài gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đồng Nai.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý thuyết về vốn và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng
mại:
1.1.1. Khái niệm về vốn và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng
mại:
Vốn của NHTM là giá trị tiền tệ mà ngân hàng tự tạo lâp hoặc huy động
được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thưc hiện các dịch vụ kinh doanh khác.(GSTS
Lê Văn Tư (2000), “Ngiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê Hà Nội.)
Vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm: vốn của ngân hàng và vốn tiền
gửi.
Vốn của Ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng. Nó bao gồm
vốn tự có và coi như tự có.
Vốn tự có gồm: Vốn điều lệ được quy định trong điều lệ của NHTM và tối
thiểu phải bằng vốn pháp định. Vốn điều lệ là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành
lập ngân. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của
Ngân hàng. Vốn điều lệ được sử dụng vào mục đích mua sắm tài sản, trang thiết bị
ban đầu cần thiết cho hoạt động của Ngân hàng.
Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng.
Đây là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định
nhưng tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ như: lợi nhuận chờ phân bổ, quỹ khen
thưởng, quỹ phúc lợi…

Vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM song nó
lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng.
Vốn tiền gửi (Nguồn vốn huy động): đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong
ngân hàng. Là nguồn vốn được ngân hàng tạo lập bằng cách huy động được từ các


5

tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội thông qua các nghiệp vụ tiền gửi, phát hành
giấy tờ có giá, vay của các tổ chức tín dụng khác, vay của Ngân hàng trung
ương…Và đây cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, là
nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh. Nó phản ánh bản chất của ngân hàng
là đi vay để cho vay. Là nguồn vốn chịu tác động lớn của thị trường và môi trường
kinh doanh trên địa bàn hoạt động.
Qua đó có thể khái quá “Hoạt động huy động vốn của NHTM là hoạt động
mà NHTM huy động tiền nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư dưới nhiều hình
thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ
có giá như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác
nhằm mục đích kinh doanh và theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ gốc và lãi”.
1.1.2. Nguyên tắc huy động vốn của NHTM:
Theo Nguyễn Đăng Dờn,(2009) các NHTM khi thực hiên huy động vốn phải
tuân thủ và thực hiện đúng các quy định về trần lãi suất huy động, tỷ lệ nguồn vốn
huy động so với vốn tự có do NHNN và pháp luật quy định.
Cân đối nguồn vốn hợp lý đảm bảo tính thanh khoản nhằm đáp ứng kịp thời
nhu cầu rút tiền của khách hàng trong mọi tình huống, tránh các tin đồn về những
thông tin sai lệch về ngân hàng gây ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng.
Đảm bảo tính bảo mật về số dư và hoạt động của khách hàng.
1.1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM:
1.1.3.1. Nhận tiền gửi:
Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của

ngân hàng. Khi ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài
khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh tốn hộ cho khách hàng. Bằng cách đó, ngân hàng
huy động tiền của các doanh nghiệp, tổ chức và dân cư. Để có được nguồn tiền có
chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng thực hiện nhiều hình thức huy động khác
nhau. Các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng thông qua việc mở tài khoản để


6

được ngân hàng cung ứng các dịch vụ về ngân quỹ, thu chi tài vụ một cách nhanh
chóng và an tồn. Mọi cơng cụ huy động tiền gửi mà các ngân hàng đưa ra đều có
đặc điểm riêng để chúng phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng trong việc tiết kiệm
và thực hiện thanh toán. Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn tiền gửi của các ngân
hàng bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và tiền gửi khác.
Tiền gửi của dân cƣ: Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền
của các tầng lớp dân cư trong xã hội gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm,
kiếm lời và dễ thanh toán. Vốn huy động từ khách hàng này chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng vốn huy động. Tiền gửi của dân cư bao gồm 2 loại: tiền gửi tiết kiệm và
tiền gửi thanh toán.
 Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm
khơng kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với các khoảng thời gian khác nhau.
Với hình thức này, khách hàng sẽ được ngân hàng tạo cho một cuốn sổ tiết kiệm,
trong kỳ hạn gửi tiền, nếu khách hàng có nhu cầu về vốn thì khách hàng có thể cầm
cố sổ tiết kiệm vay vốn ngân hàng. Với các khoản tiền nhàn rỗi khách hàng chưa có
nhu cầu sử dụng. Khách hàng có thể gửi tiết kiệm với mục đích bảo tồn và sinh lời,
đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm, các ngân
hàng cần có chính sách huy động tiền gửi hấp dẫn khuyến khích người dân thay đổi
thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà.
 Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán là tiền gửi không kỳ hạn
của khách hàng cá nhân và tổ chức, với mục đích sử dụng để giao dịch thanh tốn

như thu, chi, chuyển tiền… và các giao dịch không sử dụng tiền mặt như thanh tốn
hóa đơn mua hàng, hóa đơn tiền điện, nước, trong trường hợp cần thiết khách hàng
vẫn có thể sử dụng rút tiền mặt.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các tổ
chức kinh tế thường có một phần vốn nhàn rỗi tạm thời như: khấu hao đã trích
nhưng chưa đến lúc sử dụng; tiền thu bán hàng chưa phải mua nguyên liệu, trả
lương, các quỹ đầu tư phát triển, phúc lợi, khen thưởng đã trích nhưng chưa sử dụng
đến... Để đảm bảo an toàn tài sản và đồng thời vốn vẫn sinh lời, các tổ chức kinh tế


7

có thể gửi số vốn đó vào ngân hàng. Hoặc để thuận tiện cho quá trình sử dụng vốn,
đơn vị có thể thanh tốn qua ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ ngân hàng
khác, khi đó họ gửi vốn vào ngân hàng. Tổ chức kinh tế có thể gửi vốn vào ngân
hàng dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với các kỳ hạn
khác nhau.
 Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh
tế là loại tiền gửi khách hàng dùng để thanh tốn thơng qua các phương thức thanh
toán: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, sec…tiền gửi này khách hàng tổ chức có thể nộp
tiền và rút tiền bất cứ lúc nào. Loại tiền gửi này khách hàng tổ chức chỉ được hưởng
lãi suất không kì hạn. Với lọai tiền gửi này người gửi khơng nhằm mục đích hưởng
lãi mà chủ yếu đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh
tốn qua ngân hàng.
 Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau
một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa người gửi và ngân hàng. mức lãi suất
có của tiền gửi này thường cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, loại tiền gửi này khách
hàng không được sử dụng dịch vụ phát hành sec. Mục đích chủ yếu là để lấy lãi. Về
nguyên tắc tiền gửi này không được rút ra trước thời hạn, nhưng để cạnh tranh thu
hút khách hàn, các ngân hàng vẫn cho rút trước hạn. Tuy nhiên, khi rút trước hạn

khách hàng sẽ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Tiền gửi khác: bao gồm các khoản tiền gửi của Kho bạc nhà nước, tiền gửi
bảo hiểm xã hội, tiền ký quỹ….
1.1.3.2. Phát hành giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát
hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định,
điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Giấy tờ có giá được phát hành bởi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi là kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá vơ
danh và giấy tờ có giá ghi danh.


8

Các cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài. Đối tượng mua giấy giờ có
giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành lần đầu trên thị
trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi, cơng ty con của tổ chức tín dụng. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi, cơng ty con của tổ chức tín dụng là cổ đơng hiện hữu của tổ
chức tín dụng phát hành thì được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng
quyền của tổ chức tín dụng đó trên cơ sở tn thủ quy định của pháp luật về góp
vốn, mua cổ phần.
Với việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khả
năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động
trong sử dụng. Hình thức này thường được thực hiện khi ngân hàng đã tiếp nhận
được những dự án vay vốn lớn với thời hạn giải ngân nhanh của khách hàng, hay
sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong tồn hệ thống mà vẫn cịn
thiếu và được sự đồng ý của Thống đốc Ngân hàng.
Người mua giấy tờ có giá được thanh tốn tiền gốc khi giấy tờ có giá đến
hành than tốn, việc trả lãi được thực hiện theo phương thức trả lãi trước, hoặc trả

lãi một lần khi đến hạn than toán hoặc trả lãi theo định kỳ. Việc thanh toán trước
hạn giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết
định trên cơ sở đề nghị của người mua giấy tờ có giá, phù hợp với các quy định về
tổ chức và hoạt động, bảo đảm an tồn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
1.1.3.3. Vay vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng:
Trong thực tế, các NHTM vào một số thời điểm nhất định có sự khơng cân
đối giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng. Vì vậy, khi thiếu vốn đột
xuất, NHTM có thể vay của các TCTD khác thông qua thị trường liên ngân hàng.
Thị trường này giúp cho NHTM bổ sung nguồn vốn cho nhau, giải quyết nhanh
nhu cầu thiếu hụt trong thanh toán của nền kinh tế.


9

Tỷ trọng nguồn này trong tổng nguồn vốn phản ánh quan hệ của ngân hàng
với các tổ chức tài chính tín dụng khác và chất lượng cơng tác thanh tốn của ngân
hàng bởi nếu tỷ trọng của nguồn này lớn, chứng tỏ rằng ngân hàng có uy tín trong
quan hệ thanh toán cả đối với khách hàng và đối với các TCTD khác.
1.1.4. Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn:
1.1.4.1. Đối với nền kinh tế:
Hệ thống NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh
tế. Thông qua hoạt động huy động vốn ngân hàng tập trung các nguồn tiền tạm thời
nhàn rỗi của xã hội, chuyển tiền tích lũy của người dân riêng lẽ thành nguồn vốn
lớn cho nền kinh tế. Đây là nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển nền kinh tế
vì nó khơng những lớn về số tuyệt đối mà vì tính chất “ln chuyển” khơng ngừng
của nó. Đặc biệt mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta là cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng điểm xuất phát thấp, ngân sách còn hạn hẹp, tích
lũy thấp, do đó, vốn đầu tư cho các ngành kinh tế phải trơng đợi vào nhiều nguồn.
Trong đó, nguồn từ các ngân hàng huy động được là rất quan trọng. Ngoài việc thu

hút tiền nhàn rỗi trong xã hội để sử dụng cho đầu tư phát triển, nghiệp vụ huy động
vốn của NHTM giúp Ngân hàng Trung ương (NHTW) kiểm sốt khối lượng tiền tệ
trong lưu thơng qua việc sử dụng chính sách tiền tệ. Chẳng hạn, muốn thu hút bớt
lượng tiền trong lưu thông, NHTW tăng lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự
trữ bắt buộc, khống chế dư nợ tín dụng, và ngược lại.
1.1.4.2. Đối với NHTM:
Hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực
hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Khơng có hoạt động huy độngvốn, NHTM sẽ
không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thơng qua hoạt động
huy độngvốn NHTM có thể do lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách
hàng đối với ngân hàng. Từ đó, NHTM có các biện pháp khơng ngừng hồn thiện
hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Như thế
hoạt động huy động vốn đã giải quyết đầu vào cho ngân hàng. Từ dịch vụ này


10

NHTM có thể thực hiện các chức năng kinh doanh khác như: nghiệp vụ cho vay,
dịch vụ khác…
1.1.4.3. Đối với khách hàng
Hoạt động huy động vốn cũng cấp cho khác hàng một kênh tiết kiệm và đầu
tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo điều kiện cho việc gia tăng tiêu dùng
tương lại. Mặc khác, hoạt động huy động cịn cung cấp cho khác hàng một nơi an
tồn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Hoạt động huy động vốn giúp
khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng, đặt biệc là dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất
kinh doanh.
1.2. Cơ sở lý thuyết về chất lƣợng dịch vụ huy động vốn:
1.2.1. Khái niệm chất lƣợng
Đứng dưới nhiều góc độ khác nhau tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ chất lượng

được định nghĩa như sau:
Theo A. Feigennaum: Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm,
dịch vụ mà khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong đợi của
khách hàng.
Theo J.M Luran: Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hoặc sử dụng.
Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000,
đã đưa ra định nghĩa như sau: Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của
một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và
các bên có liên quan.
Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu: Chất lượng là sự phù hợp của
sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng.
1.2.2. Khái niệm dịch vụ


11

Hiện nay có nhiều tranh luận về khái niệm dịch vụ, sau đây là một số khái
niệm phổ biến:
Theo Valarie A Zeithaml và Mary J Bitner (2000): Dịch vụ là những hành vi,
quá trình và cách thức thực hiện một cơng việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho
khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
Theo Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là mọi hành động hay kết quả
mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, chủ yếu là vơ hình và khơng dẫn đến
chuyển quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể gắn liền hoặc không
gắn liền với sản phẩm vật chất.
Định nghĩa dịch vụ trong kinh tế học: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương
tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu
hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những
sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa - dịch vu. (Theo từ điển
Wikipedia).

1.2.3. Khái niệm chất lƣợng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là một khái niệm gây nhiều chú ý và tranh cãi trong
nhiều tài liệu. Tùy thuộc vào đối tượng và môi trường nghiên cứu khác nhau mà
mỗi nhà nghiên cứu đưa những khái niệm khác nhau về chất lượng dịch vụ như sau:
Theo Parasuraman & cộng sự (1985, 1988): Chất lượng dịch vụ là khoảng
cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của khách hàng khi sử dụng
dịch vụ.
Theo Zeithaml (1987): Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng về
tính siêu việt và sự tuyệt vời nói chung của một thực thể. Nó là một dạng của thái
độ và các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì mong đợi và nhận thức về những
thứ ta nhận được.


12

Theo Lehtinen & Lehtinen (1982): Chất lượng dịch vụ phải được đánh giá
trên hai khía cạnh, q trình cung cấp dịch vụ và kết quả của dịch vụ.
Như vậy, chất lượng dịch vụ là một dạng thái độ, một sự cảm nhận mang
tính so sánh của khách hàng (giữa mong đợi của khách hàng về dịch vụ và nhận
thức của khách hàng về những gì mà họ nhận được từ nhà cung cấp dịch vụ).
1.2.4. Đánh giá chất lƣợng dịch vụ
a. Khoảng cách chất lượng dịch vụ trong mơ hình SERVQUAL
SERVQUAL là công cụ được phát triền chủ yếu với mục đích đo lường chất
lượng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thang đo này được thừa nhận là có
độ tin cậy cao và chứng minh tính chính xác trong nhiêu ngành dịch vụ khác nhau
như: nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học, hàng không, ngân hàng,... Lý do
bởi thang đo này hoạt động dựa trên sự cảm nhận của chính khách hàng sử dụng
dịch vụ. Hiện nay, mặc dù khoa học kỹ thuật và nhiều lý thuyết kinh doanh đã có sự
biến đổi, mơ hình SERVQUAL vẫn đang được đánh giá là mơ hình hồn thiện nhất
để đo lường chất lượng dịch vụ tổng thể cho một doanh nghiệp.

Parasuraman & cộng sự (1985, 1988) là những người tiên phong trong
nghiên cứu về chất lượng dịch vụ đã đưa ra mơ hình năm khoảng cách như sau:

(Nguồn: Parasuraman & cộng sự, 1988)


13

Khoảng cách 1 (Khoảng cách sự khác biệt giữa kỳ vọng của người tiêu dùng
và nhận thức của nhà quản lý): Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của
khách hàng về chất lượng dịch vụ và nhận thức của nhà quản lý về kỳ vọng của
khách hàng. Lý do làm xuất hiện sự khác biệt này là do Ngân hàng không hiểu hết
những đặc điểm nào tạo nên chất lượng dịch vụ của mình và chưa đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng làm họ cảm thấy chưa được thỏa mãn.
Để khoảng cách này được thu hẹp Ngân hàng cần phải nghiên cứu kỹ nhu
cầu của thị trường, chất lượng dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn và thị hiếu của khách
hàng. Bên cạnh đó, phải hiểu được những tính năng, tiện ích của sản phẩm sắp đưa
ra thị trường có phù hợp với khách hàng hay khơng, đặc biệt là nhóm khách hàng
tiềm năng.
Khoảng cách 2 (Khoảng cách sự khác biệt giữa nhận thức của nhà quản lý và
tiêu chí chất lượng dịch vụ): Xuất hiện khi tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ không
đúng. Trường hợp này Ngân hàng có thể nhận thức được kỳ vọng của khách hàng
nhưng khơng phải có thể chuyển đổi những kỳ vọng này thành tiêu chí chất lượng
của dịch vụ.
Giải pháp giúp khoảng cách này được thu hẹp đó là phải nâng cao trình độ và
kỹ năng chun mơn của đội ngũ nhân viên dịch vụ, nhằm tạo ra những sản phẩm
đạt tiêu chuẩn của nhà cung cấp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Khoảng cách 3 (Khoảng cách sự khác biệt giữa các thông số chất lượng dịch
vụ và nhà cung cấp dịch vụ): Khoảng cách này phát sinh do các nhân viên dịch vụ
chuyển giao dịch vụ cho khách hàng nhưng không theo đúng những tiêu chí được

u cầu.
Để hạn chế khoảng cách này thì Ngân hàng cần nâng cao trình độ chun
mơn, kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thuyết phục…cho
đội ngũ nhân viên khi đi cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó nhân viên Ngân hàng cần


×