Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống kế toán được tự động hóa tại các trường đại học công lập trên địa bàn tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
MỤC LỤC

THÁI THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ
DỤNG HỆ THỐNG KẾ TỐN ĐƯỢC TỰ ĐỘNG HĨA TẠI CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Chuyên ngành: Kế toán
Hướng đào tạo: hướng nghiên cứu
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM QUANG HUY

Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng hệ thống kế tốn được tự động hóa tại các trường Đại học cơng lập trên
địa bàn Tp.HCM” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi với sự cố vấn và hỗ trợ
của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2020
Tác giả


Thái Thị Thùy Trang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cần thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung............................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 4
6.1. Về mặt học thuật ............................................................................................ 4
6.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................... 6
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 6
1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 12
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 16
1.3.1. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu .................................................. 16

1.3.2. Định hướng nghiên cứu..................................................................... 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 17
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 18


2.1. Tổng quan về trường Đại học công lập ........................................................ 18
2.1.1. Khái niệm về trường Đại học công lập ............................................. 18
2.1.2. Mơ hình tổ chức của trường Đại học cơng lập .................................. 18
2.1.3. Đặc điểm trường Đại học công lập chi phối đến hệ thống kế toán. .. 18
2.1.3.1. Đặc điểm về quản lý tài chính.............................................. 18
2.1.3.2. Đặc điểm về quản lý và sử dụng tài sản............................... 19
2.2. Hệ thống kế tốn được tự động hóa ............................................................. 20
2.2.1. Khái niệm .......................................................................................... 20
2.2.2. Tác động của hệ thống kế toán được tự động hóa ............................. 21
2.2.3. Áp dụng hệ thống kế tốn được tự động hóa vào trường Đại học
cơng lập
........................................................................................................... 23
2.3. Lý thuyết nền ............................................................................................... 25
2.3.1. Mơ hình chấp nhận công nghệ .......................................................... 25
2.3.2. Áp dụng chấp nhận công nghệ trong tổ chức.................................... 29
2.3.3. Lý thuyết về mối liên hệ con người .................................................. 30
2.3.4. Lý Thuyết sự khuếch tán kỹ thuật ..................................................... 31
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống kế tốn được tự động
hóa tại các trường Đại học công lập .......................................................................... 32
2.4.1. Nhận thức về tính hữu ích ................................................................. 32
2.4.2. Nhận thức về tính dễ sử dụng ........................................................... 33
2.4.3. Sự hỗ trợ của lãnh đạo....................................................................... 33
2.4.4. Nguồn lực về kỹ thuật ....................................................................... 34
2.4.5. Sự phù hợp với tổ chức ..................................................................... 34
2.4.6. Đào tạo .............................................................................................. 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 36
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 37
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 37
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 38
3.2.1. Nghiên cứu định tính ......................................................................... 38
3.2.1.1. Phương pháp suy diễn .......................................................... 38


3.2.1.2. Phương pháp chun gia ...................................................... 39
3.2.1.3. Mơ hình nghiên cứu ............................................................. 39
3.2.1.4. Thang đo .............................................................................. 42
3.2.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................... 45
3.2.2.1. Kích cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu........... 45
3.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................. 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 48
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................ 49
4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát ................................................................................ 49
4.2. Kiểm định thang đo ...................................................................................... 52
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................... 52
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA...................................................... 53
4.2.2.1. Phân tích EFA cho thang đo của biến độc lập ..................... 53
4.2.2.2. Phân tích EFA cho thang đo của biến phụ thuộc ................. 57
4.2.3. Mơ hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố .................................. 58
4.3. Kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu ....................................... 58
4.3.1. Phân tích tương quan......................................................................... 58
4.3.2. Phân tích hồi quy đa biến .................................................................. 59
4.3.2.1. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ..................................... 59
4.3.2.2. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính .......................... 60
4.3.2.3. Kiểm định sự vi phạm các giả định trong phân tích hồi quy62
4.4. Kết quả và bàn luận ...................................................................................... 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 66
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 67
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 67
5.2. Hàm ý quản trị.............................................................................................. 68
5.2.1. Đối với nhân tố “Nhận thức hữu ích” ............................................... 69
5.2.2. Đối với nhân tố “Nguồn lực kỹ thuật” .............................................. 69
5.2.3. Đối với nhân tố “Sự ủng hộ của lãnh đạo” ....................................... 69
5.2.4. Đối với nhân tố “Sự phù hợp với tổ chức” ....................................... 70


5.2.5. Đối với nhân tố “Nhận thức dễ sử dụng” ................................................. 70
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................... 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.......................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM1
Hình 2.2: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM2
Hình 2.3: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM3
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu đề nghị
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán của phần dư
Hình 4.2: Tần số Histogram
Hình 4.3: Mơ hình kết quả nghiên cứu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống kế toán

được tự động hóa dựa trên Cơ sở lý thuyết
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Bảng 4.3: Kiểm định KMO và Bartlett's Test cho biến độc lập
Bảng 4.4: Kết quả EFA lần 1 cho các biến độc lập
Bảng 4.5: Kiểm định KMO và Bartlett's Test lần 2 cho biến độc lập
Bảng 4.6: Kết quả EFA lần 2 cho các biến độc lập
Bảng 4.7: Kiểm định KMO và Bartlett's Test cho biến phụ thuộc
Bảng 4.8: Kết quả EFA cho biến phụ thuộc
Bảng 4.9: Ma trận hệ số tương quan
Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
Bảng 4.11: Kết quả phân tích phương sai
Bảng 4.12: Bảng phân tích hồi quy tuyến tính
Bảng 5.1: Hệ số hồi quy chuẩn hóa


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

TẮT

NGHĨA TIẾNG ANH

Hệ thống kế tốn được tự động

Computerised Accounting

hóa


System

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

Exploratory Factor Analysis

OF

Sự phù hợp với tổ chức

Organizational Fit

PEOU

Nhận thức dễ sử dụng

Perceived ease of use

PU

Nhận thức hữu ích

Perceived usefulness

SPSS

Phần mềm thống kê khoa học


Statistial Package for the Social

xã hội

Sciences

TAM

Mơ hình chấp nhận cơng nghệ

Technology Acceptance Model

TMS

Sự ủng hộ của lãnh đạo

Top Management Support

TOE

Công nghệ-Tổ chức-Môi

Technology-Organization-

trường

Environment

TR


Nguồn lực kỹ thuật

Technical Resources

TRN

Đào tạo

Training

VIF

Hệ số phóng đại phương sai

Variance Inflation Factor

CAS


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Chuyển đổi số và tự động hóa đang dần trở nên phổ biến trong thời gian
gần đây. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định và đo lường mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến ý định sử dụng “hệ thống kế toán được tự động hóa”
tại các trường Đại học cơng lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Mơ hình
nghiên cứu được xây dựng từ “khung lý thuyết Công nghệ - Tổ chức – Mơi
trường” kết hợp “mơ hình chấp nhận công nghệ” và các lý thuyết nền. Các nhân tố
bao gồm “nhận thức hữu ích”, “nhận thức dễ sử dụng”, “sự ủng hộ của lãnh đạo”,
“nguồn lực kỹ thuật”, “sự phù hợp với tổ chức”, “đào tạo” được sử dụng để khảo
sát ý định sử dụng công nghệ trong lĩnh vực kế toán. Dữ liệu thu thập được theo

thang đo của các giả thuyết nghiên cứu được phân tích định lượng theo mơ hình
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đạt được có thể là một kênh tham khảo để các
trường Đại học có căn cứ đánh giá và dự đốn cho ý định sử dụng “hệ thống kế
toán được tự động hóa”.
Từ khóa: “hệ thống kế tốn được tự động hóa”, “mơ hình chấp nhận
cơng nghệ”, “khung lý thuyết Cơng nghệ - Tổ chức – Môi trường”.


ABSTRACT
Digital transformation and automation are popular recently. The purpose
of this study is to determine the influencing factors and the level of influence of
each factor on the intent to use the computeried accounting system at public
Universities in Ho Chi Minh city. The study model are built from the framework
Technology - Organization - Environment combining technology acceptance
model and background theories. Factors include perceived usefulness, perceived
easy-to-use, top manager support, technical resources, organizational suitability,
training used to survey the adoption of technology in the accounting field. The
data collected was on a scale of study hypotheses and analyzed quantitatively
according to the study model. The results obtained can be a reference for
Universities to have a basis for evaluating and predicting the acceptance of the
computerised accounting system.
Keywords: Computerised accounting system (CAS), Technology
acceptance model (TAM), Framework Technology - Organization – Environment
(TOE)


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, nhiều ý tưởng đổi mới giáo dục Đại học đang
được xem xét lại, từ sứ mạng cho đến những thay đổi về mơ hình, nội dung,
phương pháp đào tạo Đại học nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Trong hệ
thống Giáo dục Việt Nam, có thể khẳng định rằng các trường Đại học, Cao đẳng
cơng lập vẫn giữ vai trị nịng cốt trong đào tạo nguồn nhân lực cho xây dựng và
phát triển đất nước; thể hiện qua số lượng trường, quy mô sinh viên, đội ngũ cán
bộ giảng viên và cơ sở vật chất. Theo số liệu thống kê trên website của Bộ Giáo
dục & Đào tạo, trong năm học 2018-2019, tổng số trường Đại học trên cả nước là
237 trường, trong đó Đại học công lập chiếm 73% với 172 trường. Quy mô sinh
viên Đại học, sau Đại học và giảng viên khối công lập lần lượt là 83%, 88% và
78% so với tổng sinh viên, giảng viên trong cả nước. Ngày 01/07/2019, Luật số
34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học có hiệu
lực thi hành. Điểm mới đáng chú ý là vấn đề đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tài
sản phù hợp với từng loại hình cơ sở Giáo dục Đại học để tạo điều kiện cho các cơ
sở Giáo dục Đại học thực hiện tự chủ. Trong bối cảnh đó, cơng tác kế tốn ln
đồng hành xun suốt với q trình hoạt động, thay đổi và phát triển của các
trường Đại học. Cơ chế đổi mới này mở ra cơ hội cho các trường Đại học công lập
chủ động trong việc quản lý và làm cho trách nhiệm của bộ phận kế toán tăng cao.
Chức năng và nhiệm vụ của kế toán khơng chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch, dự
tốn và thực hiện các nghiệp vụ, báo cáo theo chế độ kế toán hiện hành mà phải
tạo ra một bức tranh tài chính chính xác, đầy đủ, kịp thời, phục vụ cho việc quản
lý, phân tích và ra quyết định của lãnh đạo. Bên cạnh đó, Nghị định 119/2018/NĐCP quy định lộ trình đến ngày 1/11/2020, tất cả các tổ chức phải chuyển đổi sang
hình thức sử dụng hóa đơn điện tử. Đây là yêu cầu tất yếu trong thời đại công nghệ
và các trường Đại học công lập không nằm ngồi xu thế này. Hóa đơn là một trong
những loại chứng từ có mối liên hệ mật thiết trong hệ thống kế toán. Việc xây


2

dựng nền tảng Công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, khai

thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử trong bộ máy kế tốn là yêu cầu bắt buộc
để vận hành.
Với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin, lĩnh vực kế tốn đã có
những thay đổi tồn diện, thể hiện rõ nhất ở phương thức xử lý dữ liệu, cung cấp
thông tin kế tốn và tự động hóa các quy trình làm việc. Cùng với mục tiêu chuyển
đổi số các dữ liệu quốc gia, hệ thống kế toán cũng dần được tự động hóa theo sự
phát triển của cơng nghệ. “Hệ thống kế tốn được tự động hóa” khơng chỉ giải
quyết vấn đề xử lý và cung cấp thơng tin nhanh chóng, chính xác mà cịn làm tăng
năng suất lao động của bộ máy kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán
trong điều kiện phát triển hội nhập như hiện nay.
Do đó, việc sử dụng “hệ thống kế tốn được tự động hóa” sẽ mang lại
nhiều lợi ích, giúp các đơn vị đảm bảo năng lực cạnh tranh và có thêm thơng tin để
ra quyết định tài chính. Bên cạnh đó, thơng tin chính xác và kịp thời của hệ thống
tự động hóa cịn giúp phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, nguồn thu
hợp pháp; từng bước hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa
học. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu về hệ thống kế toán được tự
động hóa phần lớn tập trung vào khu vực doanh nghiệp, chưa tìm thấy cơng trình
nào nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến ý định sử dụng hệ thống kế tốn
được tự động hóa tại các trường Đại học công lập. Từ thực tiễn trên cho thấy, việc
nhận diện, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng “hệ
thống kế tốn được tự động hóa” để phục vụ cho việc phát triển hệ thống sẽ nâng
cao được hiệu quả quản lý tại các trường Đại học cơng lập. Vì vậy, tác giả đã lựa
chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống
kế tốn được tự động hóa tại các trường Đại học công lập trên địa bàn
Tp.HCM” để làm luận văn.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến ý định sử dụng “hệ thống kế tốn được tự động hóa” tại các trường Đại học
cơng lập.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng “hệ thống kế toán

được tự động hóa” tại các trường Đại học cơng lập trên địa bàn Tp.HCM.
-

Phân tích mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng

“hệ thống kế tốn được tự động hóa” tại các trường Đại học công lập trên địa bàn
Tp.HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Câu hỏi 1: các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng “hệ thống kế

toán được tự động hóa” tại các trường Đại học cơng lập ở Tp.HCM?
-

Câu hỏi 2: mức độ tác động của các nhân tố đến ý định sử dụng “hệ thống

kế toán được tự động hóa” tại các trường Đại học cơng lập ở Tp.HCM như thế
nào?
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng “hệ thống kế tốn được tự động hóa”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các
nhân tố đến ý định sử dụng “hệ thống kế toán được tự động hóa” tại các trường
Đại học cơng lập ở Tp.HCM.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp kết hợp nghiên
cứu định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính để tổng hợp cơ sở
lý thuyết, từ đó rút ra giả thuyết về vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng các nhân tố


4

tác động. Phương pháp định lượng dùng để kiểm định lại các giả thuyết của mơ
hình nghiên cứu bằng các dữ liệu thu thập được từ quá trình khảo sát những nhà
quản lý, giảng viên ngành kinh tế và các kế tốn viên trong các trường Đại học
cơng lập. Các phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, thống kê.
- Khảo sát ý kiến chuyên gia
- Khảo sát rộng rãi bằng bảng câu hỏi dữ liệu nghiên cứu.
Từ số liệu thu thập được, tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu bằng cơng cụ phân tích dữ liệu là phần mềm SPSS.
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có những đóng góp về mặt lý luận và
thực tiễn cho kế toán tại các trường Đại học cơng lập trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh như sau:
6.1. Về mặt học thuật
Góp phần xác định mơ hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng “hệ thống kế toán được tự động hóa” các trường Đại học cơng lập.

Kết quả này sẽ là tiền đề để các nhà nghiên cứu tham khảo thực hiện các nghiên
cứu tiếp theo.
6.2. Về mặt thực tiễn
Xác định và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử
dụng “hệ thống kế toán được tự động hóa” tại các trường Đại học cơng lập. Từ đó
sẽ đưa ra các hàm ý quản trị nhằm mục đích phục vụ cho việc phát triển hệ thống
kế toán. Kết quả nghiên cứu cũng là căn cứ góp phần hồn thiện cơng tác kế tốn
tại các trường Đại học công lập trên địa bàn Tp.HCM.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần phụ lục, luận văn bao gồm 5 chương:
 Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu


5

 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu nước ngồi
 Nhóm nghiên cứu sử dụng mơ hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Luận án tiến sĩ “Open Source Software Adoption in the Australian Public
Sector” của tác giả Kavitha Gurusamy (2011) trường Đại học Canberra. Nghiên
cứu này đã điều tra các yếu tố kích hoạt và ức chế việc áp dụng Phần mềm nguồn

mở (Open Source Software_OSS) trong các tổ chức khu vực Công của Úc (APS).
Tổng hợp các tài liệu liên quan về OSS và hai lý thuyết đã được thiết lập tốt trong
việc áp dụng công nghệ, tức là Lý thuyết đổi mới (“Diffusion of
Innovation_DOI”) và “mô hình chấp nhận cơng nghệ” (“Technology acceptance
Model_TAM”), một mơ hình nghiên cứu đã được phát triển và các câu hỏi nghiên
cứu đã được đề xuất. Hai nghiên cứu riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau đã
được thực hiện để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn đầu tiên của
nghiên cứu là một cuộc khảo sát và giai đoạn thứ hai là một nghiên cứu điển hình
cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về lý thuyết về quy trình áp dụng OSS.
Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng OSS mang lại lợi thế kinh tế và
là sự thay thế linh hoạt cho phần mềm độc quyền. Thành công của OSS trong các
tổ chức thuộc khu vực công của Úc phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng như chất
lượng phần mềm và tính năng tốt hơn sản phẩm độc quyền, khả năng đáp ứng tốt
hơn nhu cầu kinh doanh của tổ chức, bảo trì dễ dàng, hỗ trợ và lợi ích kinh tế. Các
đặc điểm độc đáo của Phần mềm nguồn mở như quyền truy cập vào mã nguồn và
thiếu chi phí giấy phép và các tiêu chuẩn mở có tác động đáng kể đến việc áp dụng
OSS. Các tiêu chuẩn mở đã giúp các tổ chức tùy chỉnh phần mềm để đáp ứng yêu
cầu của họ và tạo giao diện tương tác tốt hơn với các ứng dụng khác. Mặc dù tất cả
các tổ chức tham gia đều được hưởng lợi thông qua sự sẵn có của mã nguồn, đối
với mã nguồn của các tổ chức phát triển và quyền tự do liên quan đến OSS là
những yếu tố chính của việc áp dụng OSS.


7

Mặt khác, thiếu sự hỗ trợ và đào tạo, các nhược điểm kinh tế liên quan đến
các ứng dụng OSS như chi phí hỗ trợ, bảo trì và đào tạo cao hơn, thiếu chất lượng
sản phẩm, không thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh và các vấn đề pháp lý liên quan
đến giấy phép và Sở hữu trí tuệ là mối quan tâm chủ yếu của tổ chức. Dựa trên các
kết quả nghiên cứu, các yếu tố quan trọng quyết định việc áp dụng OSS của các tổ

chức APS là sự sẵn sàng hỗ trợ, giá trị kinh tế, khả năng của OSS để đáp ứng nhu
cầu kinh doanh của tổ chức, chất lượng phần mềm và các yêu cầu đào tạo. Những
phát hiện của nghiên cứu này cho thấy một số yếu tố từ các lý thuyết chấp nhận
công nghệ ảnh hưởng đến việc áp dụng OSS. Nghiên cứu này đã đóng góp cho
nhóm kiến thức hiện có về việc áp dụng OSS bằng cách xác định các yếu tố khác
nhau cho phép hoặc ức chế việc áp dụng OSS của các tổ chức APS và đóng góp
cho các lý thuyết chấp nhận công nghệ bằng cách xác định khả năng áp dụng các
thuộc tính lý thuyết áp dụng công nghệ trong bối cảnh OSS. Những phát hiện của
nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết hữu ích về quy trình áp dụng OSS cho
ngành cơng nghiệp OSS, cộng đồng OSS và các nhà hoạch định chính sách khu
vực công. Dựa vào các kết quả nghiên cứu, cộng đồng OSS có thể tạo ra các ứng
dụng OSS tốt hơn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của tổ chức; Ngành cơng nghiệp
OSS có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các tổ chức; và các chiến lược cụ thể để
hỗ trợ OSS có thể được phát triển bởi các nhà hoạch định chính sách khu vực
cơng.
Ngồi ra, tác giả Azleen Ilias và Nurul Nazirah Binti (2013) trên tạp chí
Journal of Internet Banking and Commerce với bài nghiên cứu: “Factor Affecting
the Computerised Accounting System (CAS) Usage in Public Sector”. Mục tiêu
của nghiên cứu nhằm kiểm tra các yếu tố chính có ý nghĩa quan trọng của “mơ
hình chấp nhận cơng nghệ” là “nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích, ý định
hành vi, sử dụng thực tế và thái độ đối với việc sử dụng” và đính kèm tâm lý “tuân
thủ, nhận dạng cũng như nội bộ hóa” đối với “Hệ thống kế tốn được tự động hóa”
(“Computerised Accounting System_CAS”) trong Kế toán tổng hợp Malaysia
(MAGD). Nghiên cứu này dựa trên 99 người trả lời hợp lệ từ dữ liệu khảo sát và


8

nhiều hồi quy đã được sử dụng để thử nghiệm mơ hình. Khảo sát được điều chỉnh
từ Malhotra và Galleta, (1999). Các nhà nghiên cứu nhận thấy “sự tiếp thu và nhận

biết” (IDIN) và “sự tuân thủ” (COMP) đóng góp đáng kể vào thái độ khi sử dụng
CAS. Sau đó, họ nhận thấy rằng “nhận thức hữu ích” và “Nhận thức sự dễ dàng”
được coi là yếu tố quan trọng trong việc xác định “ý định hành vi” của người
dùng. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng có hiệu quả đáng kể giữa ý định và
việc sử dụng CAS thực tế trong nghiên cứu hiện tại này. Nghiên cứu này được giới
hạn cho các nhân viên từ Tổng cục Kế tốn Malaysia (MAGD) là Chính phủ Liên
bang. Trong tương lai, nghiên cứu cần được khái qt hóa cho Chính quyền địa
phương và Chính phủ Nhà nước để đại diện cho Kế tốn khu vực cơng. Các nhà
nghiên cứu đề nghị rằng để cải thiện thái độ của người dùng trong việc sử dụng
“Hệ thống kế toán được tự động hóa” (CAS) đặc biệt trong Tổng cục kế tốn
Malaysia (MAGD), cần nhấn mạnh hơn đến các ảnh hưởng xã hội bao gồm tuân
thủ (chuẩn mực chủ quan), sự tiếp thu (quy tắc nhóm ) và nhận dạng (bản sắc xã
hội) trong việc cải thiện thái độ, ý định của người dùng và tiếp tục hành vi sử dụng
của họ để chuẩn bị cho nhân viên chuyển từ kế toán tiền mặt sang kế tốn dồn tích.
Mới nhất trong năm 2020, tác giả Wahyu Agus Winarno, Hendrawan
Santosa Putra (2020) trên tạp chí International Journal of Public Sector
Performance Management với bài nghiên cứu “Technology acceptance model of
the Indonesian government financial reporting information systems”. Nghiên cứu
này áp dụng “mơ hình chấp nhận cơng nghệ” để khám phá các hệ thống thông tin
báo cáo tài chính của chính phủ (GFRIS) ở Indonesia. Mơ hình được thử nghiệm
theo kinh nghiệm sử dụng dữ liệu được thu thập từ 73 người trả lời là giám đốc
quản lý tài chính, thủ quỹ doanh thu và thủ quỹ chi tiêu tại Chính quyền thành phố
Surabaya của Indonesia. Kỹ thuật lấy mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này là
lấy mẫu cụm. Mơ hình nghiên cứu đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng phương
pháp mơ hình hóa phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (PLSSEM). Kết quả cho thấy tất cả các cấu trúc trong mơ hình TAM đều có ý nghĩa
thống kê. Những phát hiện cho thấy kinh nghiệm có tác động tích cực đến sự dễ sử


9


dụng và hữu ích. Ngược lại, giới tính là các biến số bên ngồi khơng ảnh hưởng
đến tính dễ sử dụng và tính hữu ích của GFRIS. Kết quả từ nghiên cứu này đóng
góp vào tài liệu về sự chấp nhận của người dùng đối với hệ thống thông tin và
cung cấp thông tin chuyên sâu để đánh giá sự chấp nhận của người dùng bằng
cách tập trung vào trải nghiệm người dùng trong bối cảnh chính phủ và tài chính.’


Nhóm nghiên cứu về ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong kế

tốn, tài chính
Các đề tài về ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong kế tốn được nghiên
cứu rộng rãi trong cả khu vực cơng và ngồi doanh nghiệp. Tác giả Ahmad AlHiyari et al (2013) đã có bài nghiên cứu:”Factors that Affect Accounting
Information System Implementation and Accounting Information Quality: A
Survey in University Utara Malaysia” trên tạp chí American Journal of
Economics. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện “hệ thống thơng tin kế tốn” và “chất lượng thơng tin kế toán” từ
quan điểm của sinh viên trường Đại học Utara Malaysia. Nghiên cứu xem xét tác
động của “nguồn lực con người” (HR), “chất lượng dữ liệu” (DQ), “cam kết quản
lý” (MC) về “hệ thống thơng tin kế tốn” (AIS), “chất lượng thơng tin” (AQ) và
“chất lượng thơng tin kế tốn” (AIQ). Một cuộc khảo sát về 119 người được hỏi
được chọn để thu thập thơng tin về nhóm nghiên cứu để kiểm tra các giả thuyết
nghiên cứu. Nghiên cứu khuyến nghị rằng cam kết quản lý nên hỗ trợ thực hiện hệ
thống thơng tin kế tốn và đảm bảo có đủ nguồn lực và đào tạo tồn diện cho kế
tốn. Hơn nữa, quản trị hiệu quả có thể làm tăng chất lượng thơng tin kế tốn. Tuy
nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn cho sinh viên tại Đại học Utara Malaysia. Nghiên
cứu trong tương lai có thể mở rộng các yếu tố đề xuất. Hơn nữa, bằng chứng định
tính có thể được sử dụng để cải thiện phương pháp định lượng trong bối cảnh thực
tế.
Ngoài ra, tác giả Mahmoud Khaled Kofahe, Haslinda Hassan và Rosli
Mohamad (2019) trên tạp chí International Journal of Accounting, Finance and

Business với bài nghiên cứu: “Factors affecting successful implementation of


10

government financial management information system (GFMIS) in Jordan public
sector: A proposed framework”. Nghiên cứu hiện tại tập trung vào sự thành cơng
của Hệ thống thơng tin quản lý tài chính (GFMIS) trong khu vực cơng của Jordan.
Mơ hình đề xuất trong cơng trình này được dựa trên mơ hình “hệ thống thông tin
thành công” của McLean & Delon (2003) lý thuyết hóa dựa trên khảo sát sâu rộng
của các tài liệu hiện có. Mơ hình đưa ra giả thuyết rằng chất lượng thông tin, chất
lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ, sức đề kháng của người dùng, đào tạo và sự
tham gia của người dùng là những yếu tố có khả năng tăng cường sử dụng, sự hài
lòng của người dùng và lợi ích rịng của GFMIS trong khu vực công của Jordan và
cuối cùng đảm bảo sự thành công của GFMIS. Do đó, dữ liệu sẽ được thu thập từ
các nhân viên trong tất cả các bộ và tổ chức đang sử dụng GFMIS.
Nghiên cứu này mở rộng các tài liệu hiện tại về thực hiện và thành công
của hệ thống thông tin (IS). Trong nghiên cứu này, các vấn đề liên quan đến khía
cạnh lý thuyết và thực tiễn của nghiên cứu GFMIS đã được giải thích. Nhìn chung,
về mặt lý thuyết, chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ,
sức đề kháng của người dùng, đào tạo và sự tham gia của người dùng là những
nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của GFMIS trong khu vực cơng của Jordan.
Về khía cạnh thực tế, kết quả của cơng việc này có thể là một hướng dẫn hữu ích
cho các bên liên quan và các nhà hoạch định chính sách khác nhau trong một quốc
gia đang phát triển về việc đảm bảo thành công của GFMIS. Tuy nhiên, vì nghiên
cứu hiện tại là một cơng việc mang tính khái niệm, mơ hình đề xuất có thể được
củng cố về mặt thực nghiệm bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu phù hợp.
Đối với khu vực doanh nghiệp, các đề tài về ứng dụng công nghệ thông tin
liên quan nhiều đến mảng “hoạch định nguồn lực doanh nghiệp” (“Enterprise
resource planning_ERP). Tác giả Pedro Ruivo, Tiago Oliveira và Miguel Neto

(2014) đã có bài nghiên cứu “Examine ERP post-implementation stages of use and
value: Empirical evidence from Portuguese SMEs” trên tạp chí International
Journal of Accounting Information Systems. Bài viết đo lường và phân tích thực
nghiệm các yếu tố quyết định sử dụng và giá trị “hoạch định nguồn lực doanh


11

nghiệp” (ERP) trong một khuôn khổ duy nhất, cũng như cung cấp bằng chứng
thực nghiệm từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bồ Đào Nha. Tác giả đã sử dụng
khung công nghệ tổ chức môi trường (TOE) để đưa ra giả thuyết mức độ tương
thích, độ phức tạp, hiệu quả, thực tiễn tốt nhất, đào tạo và áp lực cạnh tranh giải
thích việc sử dụng ERP. Theo lý thuyết quan điểm dựa trên tài nguyên, bài viết
đưa ra giả thuyết về cách sử dụng, cộng tác và phân tích ERP, giải thích giá trị
ERP và đóng góp cho việc kiểm sốt quản lý và “hệ thống thơng tin kế toán” trên
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bồ Đào Nha.
Bên cạnh đó, tác giả Joseph K. Nwankpa (2015) trên tạp chí Computers in
Human Behavior có bài nghiên cứu: “ERP system usage and benefit: A model of
antecedents and outcomes”. Bài nghiên cứu cho rằng tiền đề cụ thể của việc sử
dụng ERP và tác động của nó đối với lợi ích của ERP vẫn chưa được biết rõ. Dựa
trên lý thuyết khả năng hấp thụ, nghiên cứu này phát triển một mơ hình lý thuyết
xem xét hiệu quả trung gian của việc sử dụng hệ thống ERP đối với lợi ích của
ERP. Tương tự, nghiên cứu cũng xác định các tiền đề của việc sử dụng hệ thống
ERP. Một mô hình được kiểm tra bằng cách sử dụng câu trả lời của 157 người
dùng cuối hệ thống ERP trên toàn Hoa Kỳ và kết quả cho thấy việc sử dụng hệ
thống ERP có liên quan trực tiếp đến lợi ích ERP. Tuy nhiên, mối quan hệ được
kiểm duyệt bởi mức độ của các cơ chế tích hợp kiến thức trong cơng ty. Phù hợp
với mơ hình đề xuất, kết quả cũng cho thấy các “nguồn lực kỹ thuật”, “sự phù hợp
với tổ chức” và mức độ triển khai ERP là những động lực chính của việc sử dụng
hệ thống ERP. Các kết quả nghiên cứu tác động đến nhận thức về cách các nhà

quản lý có thể tăng cường sử dụng ERP và nhận ra lợi ích tối ưu của ERP.
Ngồi ra, một cuộc khảo sát các lãnh đạo phịng thông tin từ các công ty
Fortune 1000 đối với nhận thức của họ về các yếu tố thành công quan trọng trong
việc triển khai ERP được nêu trong bài nghiên cứu: “ERP Implementation: Chief
Information Officers' Perceptions of Critical Success Factors” của tác giả Fiona
Fui-Hoon Nah, Kathryn M. Zuckweiler, Janet Lee-Shang Lau (2009) trên tạp chí
International Journal of Human-Computer Interaction. Mức độ quan trọng của


12

từng yếu tố này đã được đánh giá từ kết quả của dữ liệu khảo sát. 5 yếu tố quan
trọng nhất được xác định bởi các lãnh đạo phịng thơng tin là “sự ủng hộ của lãnh
đạo”, “đấu tranh cho dự án”, “thành phần và làm việc theo nhóm ERP”, “quản lý
dự án”, “văn hóa và chương trình quản lý thay đổi”.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
 Nhóm nghiên cứu sử dụng mơ hình chấp nhận cơng nghệ
Bài nghiên cứu “Mơ hình cấu trúc cho sự chấp nhận và sử dụng ngân hàng
điện tử ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2014) trên
tạp chí Phát triển kinh tế đã đề xuất mơ hình chấp nhận và sử dụng E-Banking ở
Việt Nam - E-BAM (E-Banking Adoption Model). Dựa vào cơ sở lý thuyết của
các mô hình TRA (Fishbein & Ajzen, 1975; 1980), TPB (Ajzen, 1985; 1991;
2002), TAM (Davis et.al, 1989; 1993), TAM 2 (Venkatesh & Davis, 2000), IDT
(Rogers, 1995), UTAUT (Venkatesh et.al, 2003) và các nghiên cứu liên quan, tác
giả đề xuất lại mơ hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở VN - E-BAM
(E-Banking Adoption Model). Kết quả là các yếu tố hiệu quả mong đợi, khả năng
tương thích, dễ dàng sử dụng, kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro trong giao
dịch, hình ảnh ngân hàng và yếu tố pháp luật đều có tác động đến sự chấp nhận EBanking và sự chấp nhận E-Banking có tác động đến việc sử dụng E-Banking. Mơ
hình cấu trúc E-BAM đã chỉ ra được các nhân tố tác động đến sự chấp nhận và sử
dụng E Banking ở Việt Nam, qua đó có thể đánh giá được sự ảnh hưởng của từng

yếu tố đến việc chấp nhận và sử dụng E-Banking ở các mức độ khác nhau. Kết quả
nghiên cứu là tiền đề và là nền tảng tri thức cho các nghiên cứu khoa học về mơ
hình chấp nhận và sử dụng E-Banking ở Việt Nam.
Ở một lĩnh vực khác, bài nghiên cứu ”Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ thương mại di động (TMDĐ) của người tiêu dùng tỉnh An Giang”
của tác giả Nguyễn Đinh Yến Oanh và Phạm Thụy Bích Uyên (2016) được đăng
trên tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Tp.HCM. Nghiên cứu đã trình bày
thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động của
người tiêu dùng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã cung cấp các hàm ý


13

quản trị nhằm giúp các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông, dịch vụ thương mại
di động, các chuyên gia tiếp thị và phát triển các chiến lược marketing về mạng di
động. Về học thuật, nghiên cứu đã góp phần giới thiệu thang đo về “ý định sử
dụng” dịch vụ TMDĐ trong nghiên cứu tại Việt Nam. “Ý định sử dụng” dịch vụ
TMDĐ là một khái niệm chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp
ở tỉnh An Giang nói riêng, và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Nghiên cứu
đã kiểm định các mơ hình truyền thống trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
là TRA và TAM ở lĩnh vực dịch vụ TMDĐ. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất cách
tiếp cận mới để đo lường ý định sử dụng của khách hàng thông qua ba yếu tố mới
là chi phí, tính linh hoạt và dịch vụ đa dạng để dự đoán ý định sử dụng dịch vụ
TMDĐ của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố mới để dự
đốn ý định sử dụng dịch vụ TMDĐ, là dịch vụ đa dạng và tính linh hoạt. Hai yếu
tố này có ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều đến ý định sử dụng. Hơn thế nữa, hai
nhân tố này có ảnh hưởng mạnh hơn cả ba nhân tố truyền thống trong mơ hình
TRA và mơ hình TAM (là “nhận thức sự hữu ích”, “nhận thức sự tín nhiệm” và
“nhận thức tính dễ sử dụng” trong truyền thống). Đặc biệt, yếu tố chuẩn chủ quan
trong mơ hình TAM khơng ảnh hưởng đến ý định người tiêu dùng trong nghiên

cứu này. Trong bối cảnh các dịch vụ TMDĐ mới nổi ở Việt Nam, các cơ sở hạ
tầng về công nghệ, viễn thông và pháp luật liên quan đến TMDĐ chưa chặt chẽ thì
yếu tố ảnh hưởng từ bên ngồi như chuẩn chủ quan khơng có ảnh hưởng đến “ý
định sử dụng” dịch vụ TMDĐ. Nói cách khác, ý định sử dụng của người tiêu dùng
dựa vào chính kiến thức và trải nghiệm của bản thân mà không bị ảnh hưởng bởi
các ý kiến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và phương tiện truyền thơng. Ngoài ra,
khác với kỳ vọng ban đầu, yếu tố chi phí cũng khơng có mối quan hệ chặt chẽ với
“ý định sử dụng” dịch vụ TMDĐ của người tiêu dùng. Các nhà nghiên cứu trong
lĩnh vực TMDĐ có thể xem đây như một mơ hình tham khảo trong việc phát triển
các hướng nghiên cứu trong tương lai.
Mới nhất, bài nghiên cứu “Examining the technology acceptance model
using cloud-based accounting software of Vietnamese Enterprises” của tác giả Lê


14

Thị Tú Oanh và Cao Mai Quỳnh (2020) trên tạp chí Management Science Letters.
Mục tiêu của nghiên cứu này là áp dụng TAM cho các ứng dụng cơng nghệ điện
tốn đám mây trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam. Dữ liệu được thu thập
thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc từ 112 kế tốn viên và quản lý tại các doanh
nghiệp Việt Nam thông qua phương pháp có chủ đích. Nghiên cứu nhằm xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế tốn dựa trên đám mây.
Mơ hình nghiên cứu được thành lập với 4 yếu tố ảnh hưởng đến “ý định sử dụng”
phần mềm kế toán dựa trên đám mây: (1) “Nhận thức tính hữu ích”, (2) “Nhận
thức dễ sử dụng”, (3) “Nhận thức sự tiện lợi”, (4) “Nhận thức sự an toàn và riêng
tư”. Kết quả chỉ ra rằng nhận thức về tính hữu dụng và mức độ dễ sử dụng có tác
động tích cực đến “ý định sử dụng” phần mềm kế tốn dựa trên đám mây. Ngồi
ra, “nhận thức sự tiện lợi” có tác động tích cực đến “nhận thức hữu ích” và “nhận
thức dễ sử dụng”. “Nhận thức dễ sử dụng” cũng có tác động tích cực đến “nhận
thức tính hữu ích”. Tuy nhiên, nhận thức an tồn và quyền riêng tư khơng ảnh

hưởng đáng kể đến ý định sử dụng phần mềm kế toán dựa trên đám mây. Kết quả
nghiên cứu đã cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các nhà cung cấp phần mềm kế
toán dựa trên đám mây tại Việt Nam để đưa ra quyết định kinh doanh. Ngồi ra,
nghiên cứu này đóng góp cho nghiên cứu về “ý định hành vi” sử dụng cơng nghệ
thơng tin dựa trên TAM. Tuy nhiên, có một số hạn chế nhất định trong nghiên cứu
này do kích thước mẫu nhỏ và sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Do đó,
mẫu nghiên cứu khơng đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các ứng dụng
của công nghệ điện tốn đám mây vẫn cịn mới ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh
vực kế toán. Nghiên cứu sâu hơn nên sử dụng các mẫu quy mô lớn để đảm bảo
tính đại diện cho nghiên cứu.
 Nhóm nghiên cứu về ứng dụng Công nghệ thông tin trong kế toán
Luận án tiến sĩ “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng
thơng tin kế tốn trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Nguyễn Bích Liên
(2012). Luận án sử dụng mơ hình «hệ thống hoạt động» để nhận diện các yếu tố


×