Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nâng cao hiệu quả cho vay bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG VỤ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG VỤ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành : Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HOÀNG ĐỨC

Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn này là do tôi nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Hoàng Đức. Các nội dung
được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tuy Hịa, ngày 30 tháng 01 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Quang Vụ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN ..................................................................1
1.1

Đặc điểm vị trí của tỉnh Phú Yên và quá trình Công nghiệp hóa –

Hiện đại hóa nền kinh tế ...........................................................................................1
1.2

Tổng quan về hệ thống các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn tỉnh


Phú Yên .....................................................................................................................1
1.3

Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Phú

Yên

.....................................................................................................................2

1.3.1

Quá trình hình thành....................................................................................2

1.3.2

Cơ cấu tổ chức hoạt động ............................................................................3

1.3.3

Mối liên hệ với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam .....................4

1.3.4

Tình hình hoạt động của Vietinbank Phú Yên giai đoạn 2014-2016 ..........4

1.3.4.1

Huy động vốn ..............................................................................................4

1.3.4.2


Hoạt động tín dụng......................................................................................6

1.3.4.3

Kết quả kinh doanh 2014-2016. ..................................................................8

Kết luận chương 1 ...................................................................................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ YÊN ...................12
2.1

Cho vay bán lẻ tại Ngân hàng thương mại ...........................................12

2.1.1

Khái niệm ..................................................................................................12

2.1.2

Đặc điểm ...................................................................................................13

2.1.2.1. Khoản vay có qui mô nhỏ, số lượng khoản vay lớn .....................................13


2.1.2.2. Rủi ro khi cho vay bán lẻ..............................................................................14
2.1.2.3. Cho vay bán lẻ gây tốn kém nhiều chi phí ...................................................15
2.1.3

Vai trò........................................................................................................15


2.1.3.1. Đối với nền kinh tế - xã hội ..........................................................................15
2.1.3.2. Đối với ngân hàng ........................................................................................16
2.1.3.3. Đối với khách hàng cá nhân ........................................................................17
2.2

Hiệu quả cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại ............................18

2.2.1

Khái niệm ..................................................................................................18

2.2.2

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả..................................................................19

2.2.2.1

Các chỉ tiêu định tính ................................................................................19

2.2.2.2

Các chỉ tiêu định lượng .............................................................................20

2.2.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay bán lẻ ................................23

2.2.3.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng ....................................................................23
2.2.3.2. Các nhân tớ bên ngồi .................................................................................25

2.2.3.3. Các nhân tớ từ phía khách hàng ..................................................................27
2.3

Thực trạng hiệu quả cho vay bán lẻ tại NH TMCP Công Thương Việt

Nam - CN Phú Yên ..................................................................................................28
2.3.1

Tổ chức cho vay phân khúc bán lẻ ............................................................28

2.3.2

Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Viettinbank - CN

Phú Yên ...................................................................................................................30
2.3.3

Phân tích chỉ tiêu cho vay bán lẻ ...............................................................32

2.3.3.1 Dư nợ cho vay bán lẻ ....................................................................................32
2.3.3.2 Tình hình dư nợ cho vay bán lẻ phân theo thời hạn vay ...............................34
2.3.3.3 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay bán lẻ ...................................................................36
2.3.3.4 Tình hình dư nợ cho vay bán lẻ phân theo sản phẩm ...................................37
2.3.4

Nhận xét đánh giá hiệu quả cho vay bán lẻ tại NH TMCP Công Thương

Việt Nam - CN Phú Yên ...........................................................................................38
2.3.4.1


Những kết quả đạt được ............................................................................38

2.3.4.2

Hạn chế .....................................................................................................40


2.3.4.3

Nguyên nhân..............................................................................................43

Kết luận chương 2 ...................................................................................................48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY BÁN LẺ CỦA
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ YÊN. ......49
3.1

Định hướng phát triển của NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN

Phú Yên tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025 ................................................49
3.1.1 Định hướng chiến lược kinh doanh ..................................................................49
3.1.2 Kế hoạch tài chính ............................................................................................50
3.1.3 Định hướng quản trị .........................................................................................51
3.1.3.1 Quản trị tài chính ..........................................................................................51
3.1.3.2 Quản trị điều hành ........................................................................................52
3.2

Giải pháp phát triển của NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN

Phú Yên ...................................................................................................................52
3.2.1


Nhóm giải pháp do bản thân NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN

Phú Yên tổ chức thực hiện ........................................................................................52
3.2.1.1 Nhóm giải pháp về sản phẩm dịch vụ ...........................................................52
3.2.1.2 Nhóm giải pháp về tổ chức nhân sự ..............................................................54
3.2.1.3 Nhóm giải pháp về thị trường, công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm ..........57
3.2.2

Nhóm giải pháp hỗ trợ ..............................................................................62

3.2.2.1

Giải pháp hỗ trợ của NH TMCP Công Thương Việt Nam .......................62

3.2.2.2

Đối với NHNN tỉnh Phú Yên .....................................................................67

Kết luận chương 3 ...................................................................................................68
CHƯƠNG 4 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ..............................................................69
4.1

Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch ....................................................69

4.2

Kế hoạch thực hiện..................................................................................69

4.2.1


Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp sản phẩm .........................................69

4.2.2

Kế hoạch nâng cao chất lượng tổ chức, nhận sự .......................................72

4.2.3

Kế hoạch quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường ...............................73

4.2.4

Kế hoạch nâng cao chất lượng cơng tác tín dụng .....................................73


Kết luận chương 4 ...................................................................................................75
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa của từ viết tắt

Từ viết tắt
ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu


DongAbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

AgriBank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam

MB
Sacombank
LienVietPostBank
NHCT VN,

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
Ngân hàng thương mại cổ phần Thương Tín
Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Ngân hàng thương mại cở phần Công thương Việt Nam

Vietinbank
Vietibank Phú Yên

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
– Chi nhánh Phú Yên


CBTD

Cán bợ tín dụng

KHCN

Khách hàng cá nhân

RRTD

Rủi ro tín dụng

BĐS

Bất đợng sản

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tởng sản phẩm q́c nợi (Gross Domestic Product)

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM


Ngân hàng thương mại

TCTD

Tở chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

VND

Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của NH TMCP Công Thương Việt Nam –Chi nhánh
Phú Yên .......................................................................................................................3
Bảng 1.1: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016 ................5
Bảng 1.2: Dư nợ cho vay của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016 ..........................7
Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016 ..................9
Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Vietinbank Phú Yên 2014-2016 ......9
Bảng 2.1: Tỷ lệ cho vay/TSĐB theo chính sách tín dụng của Vietinbank Phú Yên 30
Bảng 2.2: So sánh danh mục sản phẩm cho vay bán lẻ giữa Vietinbank CN Phú Yên
và NH TMCP Á Châu CN Phú Yên trên địa bàn Phú Yên hiện nay ........................31
Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo đới tượng khách hàng của Vietinbank Phú Yên. ...32
Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay theo nhóm đối tượng khách hàng Vietinbank Phú Yên
...................................................................................................................................34
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay bán lẻ phân theo thời hạn vay ...........................34
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ phân theo kì hạn vay ..............................35

Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng cá nhân theo phân loại nợ của Vietinbank Phú Yên ......36
Bảng 2.6: Thực trạng rủi ro cho vay KHCN của Vietinbank - CN Phú Yên qua các
năm 2014-2016 ..........................................................................................................36
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay bán lẻ phân theo sản phẩm ...............................37
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay bán lẻ tại Viettinbank CN Phú Yên. .............................................................................................................39
Bảng 3.1: Kế hoạch tài chính của Vietinbank- CN Phú Yên giai đoạn 2016 -2020.50


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ trước đến nay, hoạt đợng tín dụng vẫn ln là hoạt đợng mang lại nguồn
lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng tại Việt Nam. Mặc dù hiện nay không chỉ ở
các nước phát triển mà ngay cả tại Việt Nam hoạt động ngân hàng đang có xu
hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động ngoại bảng. Tuy nhiên ở Việt Nam,
trong thời gian khơng ngắn sắp tới hoạt đợng tín dụng vẫn sẽ là hoạt động chủ yếu
của các ngân hàng.
Cho vay chính là hoạt đợng thu hút nhiều nguồn lực nhất, tập trung các nguồn
lực chủ yếu của ngân hàng. Hoạt động cho vay cũng là biểu hiện đặc trưng nhất của
sự đánh đổi giữa rủi ro và sinh lời của các ngân hàng.
Hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ trước giai đoạn suy thoái
kinh tế 2007-2008 vẫn luôn quan điểm là chú trọng vào cho vay phân khúc bán
buôn thay vì phân khúc bán lẻ, nơi tập trung gần như là tất cả nguồn lực của ngân
hàng. Mặc dù bán buôn mang lại lợi suất lợi nhuận lớn, nhưng việc bán buôn cũng
dễ khiến cho các ngân hàng dễ lâm vào tình trạng khó khăn khi nền kinh tế có vấn
đề. Đặc trưng của bán bn là có lượng khách hàng ít nhưng qui mô giao dịch lớn,
lãi suất ưu đãi hơn nhưng rủi ro nhiều hơn. Tuy nhiên kể từ sau giai đoạn khủng
hoảng, đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện của các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
tại thị trường tài chính Việt Nam, hoạt đợng bán lẻ giờ đây là lại xu hướng tất yếu
mà tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam theo đuổi.
Hoạt động cho vay phân khúc bán lẻ xưa nay vẫn còn là một mảng thu nhập

mà các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa tập trung chú ý tới. Kể từ khi bắt đầu
thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát năm 2011, hệ thống các ngân hàng thương
mại Việt Nam tập trung nhiều hơn đến tái cấu trúc các khoản nợ và mô hình hoạt
động của mình và họ đã hướng nhiều hơn đến mảng cho vay phân khúc bán lẻ.
Tại địa bàn tỉnh Phú Yên, Vietinbank chi nhánh Phú Yên là một trong những
chi nhánh ngân hàng đầu tiên tập trung chiến lược, định hướng phát triển cho vay
thị trường phân khúc bán lẻ. Tận dụng thời điểm mà các ngân hàng khác vẫn còn


đang chưa tỉnh giấc, Vietinbank Phú Yên đã đẩy mạnh hoạt động cho vay phân
khúc bán lẻ trong đó cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tăng đều qua
các năm, qua đó hướng chuyển dịch mạnh mẽ về phân khúc dân cư và hộ gia đình
(hiện nay chiếm hơn 50%). Vietinbank Phú Yên liên tiếp là đơn vị dẫn đầu trong
các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Tuy nhiên, khi mà bán lẻ đã trở thành xu thế tất yếu của hầu hết các ngân
hàng, Vietinbank Phú Yên phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại
trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ thực tế đó cùng với mong muốn đa dạng hóa đối
tượng khách hàng, ổn định và nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, mang
lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho
vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên”
để hoàn thành luận văn cao học.
2. Mục tiêu của đề tài
-

Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở đánh giá thực trạng cho vay phân khúc bán lẻ

của các ngân hàng thương mại nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả
cho vay phân khúc bán lẻ tại Vietinbank chi nhánh Phú Yên.
-


Mục tiêu cụ thể:


Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan đến hoạt động cho vay
bán lẻ tại các ngân hàng thương mại.

 Nghiên cứu, đánh giá công tác hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ tại
Vietinbank Phú n thơng qua phân tích sớ liệu kinh doanh của chi nhánh
trong 3 năm 2014-2016, từ đó nêu bật những vấn đề còn vướng mắc trong
hoạt động cho vay đối tượng này để đưa ra các giải pháp, kiến nghị nâng
cao hiệu quả cho vay phân khúc bán lẻ tại Vietinbank Phú Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Hoạt động cho vay bán lẻ đang được triển khai tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam - CN Phú Yên.


3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam - CN Phú Yên
- Về thời gian:
Số liệu được thu thập, xử lý và phân tích từ năm 2014 đến 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp mơ tả, phương pháp thớng
kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích số liệu.
5. Khảo lược các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
Phạm Thị Bích Lương (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ tài chính
ngân hàng, Trường Đại học kinh tế Q́c dân, Hà Nội: Học giả khẳng định mặc dù

hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại nhà nước trong giai đoạn 20002005 đã được cải thiện nhưng so với mục tiêu còn thấp, thậm chí là rất thấp. Tác giả
cũng khẳng định vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân
hàng thương mại nhà nước là vấn đề cấp bách cần được giải quyết ngay trong thời
gian tới.
Tạ Thị Kim Dung (2016), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Kỹ
Thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ tài chính ngân hàng, Viện chiến lược phát triển,
Hà Nội: Học giả nhìn nhận hiệu quả của Ngân hàng thương mại dưới hai góc độ
hiệu quả kinh tế cả bản thân ngân hàng và hiệu quả xã hội trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Nguyên nhân phát sinh vấn đề
Mặc dù so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên,
Vietinbank là ngân hàng tiên phong trong việc phát triển mở rộng cho vay phân
khúc bán lẻ. Tuy nhiên, khi mà các ngân hàng khác đã nhận ra hiệu quả của việc
cho vay phân khúc bán lẻ thì đó là lúc sự cạnh tranh khách hàng trở nên khốc liệt


hơn bao giờ hết. Vietinbank Phú Yên vẫn chưa đổi mới cách tiếp cận, những chính
sách linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.
7. Đóng góp của đề tài
Cung cấp số liệu từ năm 2014 đến năm 2016 của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam - CN Phú Yên. Từ các số liệu tìm ra các giải pháp nâng cao hoạt
động cho vay bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Phú Yên.
- Từ các số liệu phản ánh thực trạng cho vay bán lẻ hiện nay, phân tích các
nhân tớ ảnh hưởng tới hoạt động cho vay bán lẻ tại ngân hàng.
- Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay bán lẻ tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Phú Yên
8. Giải pháp thực hiện
Luận văn nghiên cứu dựa vào những cơ sở lí luận về nâng cao hiệu quả cho
vay phân khúc bản lẻ, thơng qua việc phân tích thực trạng cho vay hiện nay và đánh
giá những biện pháp mà Vietinbank Phú Yên đã thực hiện để đề xuất những giải

pháp phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả cho vay phân khúc bản lẻ tại ngân hàng
Vietinbank chi nhánh Phú Yên
9. Kế hoạch thực hiện
Trong những năm qua Vietinbank Phú Yên đã không ngừng quảng bá và xây
dựng thương hiệu là một trong những chi nhánh ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại địa
bàn tỉnh Phú Yên, liên tiếp nhiều năm liền là ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động
cho vay phân khúc bán lẻ. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay phân khúc bán
lẻ sẽ giúp cho Vietinbank tăng sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác, một
nền tảng phát triển bền vững lành mạnh trong tương lai. Để làm được điều này
Vietinbank Phú Yên cần khẩn trương hoàn thiện bộ máy, xây dựng những trương
trình chính sách cho vay linh hoạt, đợi ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ tư vấn tốt để ngày càng nâng cao hiệu quả cho vay phân khúc bản lẻ.
10. Kết cấu đề tài
Luận văn được kết cấu thành bốn chương:
Luận văn được kết cấu thành bốn chương:


- Chương 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Phú Yên.
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay bán lẻ của TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Phú Yên.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay bán lẻ của TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên
- Chương 4: Kế hoạch thực hiện
- Kết Luận


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN
1.1 Đặc điểm vị trí của tỉnh Phú Yên và quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại
hóa nền kinh tế
Phú Yên là một tỉnh tḥc vùng dun hải Nam Trung bợ. Diện tích tự nhiên
toàn tỉnh là 5.060 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh
Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đơng giáp biển Đơng. Phú n
có vị trí địa lý và giao thơng tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hợi.
Tỉnh Phú n có 09 đơn vị hành chính gồm 1 thành phớ và 8 hụn. Tính đến
hết năm 2016 dân số trung bình của tỉnh là 900.000 người, mật độ dân số khoảng
172 người/km2. Số lượng người lao động đang hoạt động trong nền kinh tế toàn tỉnh
Phú Yên là 498.710 người. Trong đó, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư
nghiệp chiếm 59,2% với 295.236 người; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm
16,4% với 81.789 người; khu vực dịch vụ chiếm 24,4% với 121.685 người. Qua đó
dễ dàng nhận ra ràng địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn là địa bàn thuần nông, với lực
lượng lao động phần lớn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn . (Nguồn :
ngày 28/12/2017).
Với lợi thế là tỉnh có đường bờ biển dài có thể phát triển các cảng hàng hoá,
cảng cá, đóng tàu. Diện tích vùng nước lợ lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ
sản. Lực lượng lao động lớn có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản. Nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản dồi dào, đa dạng, thuận lợi tạo
điều kiện để tỉnh có thể phát triển các ngành công nghiệp chế biến có quy mô vừa
và nhỏ. Tỉnh Phú Yên có nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng và đặc sắc với nhiều
di tích lịch sử, cơng trình kiến trúc, nhiều dân tộc cùng chung sống trên địa bàn hình
thành các lễ hội phong phú thuận lợi cho phát triển du lịch.
1.2 Tổng quan về hệ thống các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú
Yên


2


Tại địa bàn tỉnh Phú Yên, NHNN Việt Nam đặt chi nhánh tại địa chỉ 196 Trần
Hưng Đạo, TP Tuy Hoà, Phú n. Thực hiện cơng tác quản lí, giám sát, kiểm soát
hoạt động của hệ thông các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.
Tính đến 31/12/2017, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 12 chi nhánh Ngân hàng
thương mại bao gồm: AgriBank, VietinBank, BIDV, VietcomBank, SacomBank,
DongA Bank, ACB, KienLong Bank, MaritimeBank, MB, LienVietPostBank,
HDBank (Trong đó, MBBank, LienVietPostBank, HDBank mới tham gia vào thị
trường Phú Yên trong năm 2017).
Tính đến 31/12/2016, 4 NHTM nhà nước (AgriBank, VietinBank, BIDV,
VietcomBank) qui mô dư nợ chiếm 88,08% dư nợ cả tỉnh, huy động vốn chiếm
77,88% huy động vốn cả tỉnh. Trong số các NHTM tư nhân thì chi nhánh Ngân
hàng Sacombank Phú Yên dẫn đầu với 7,91% dư nợ và 12,74% huy động vốn.
Với sự xuất hiện của 3 NHTM bán lẻ hàng đầu là LienVietPostBank, MB,
HDBank thì thị phần bán lẻ ở địa bàn Phú Yên sẽ ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn
nữa.
1.3 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Phú Yên
1.3.1 Quá trình hình thành
Chi nhánh NHNN Thị Xã Tuy Hòa là tiền thân của Vietinbank Phú Yên, hoạt
động theo mô hình ngân hàng một cấp (vừa quản lý vừa kinh doanh). Trên cơ sở
phân định chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động
ngân hàng theo Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), NHNN
thị xã Tuy Hòa đã chuyển thành chi nhánh Ngân hàng Công Thương thị xã trực
thuộc chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phú Khánh, hoạt động theo mô hình ngân
hàng hai cấp, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, chủ yếu
trên lĩnh vực công, thương nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Tháng 7/1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh: tỉnh Phú Yên và
tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phú Yên đã
được thành lập từ chi nhánh Ngân hàng Công Thương thị xã Tuy Hòa.



3

Đến tháng 3/1993, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phú Yên được thành
lập lại theo Nghị định 388 của Hội đồng Bộ trưởng, do đó có điều kiện mở rộng
hoạt động kinh doanh, chuyển từ NHTM chủ yếu hoạt động và cho vay vốn đối với
thành phần kinh tế quốc doanh sang phục vụ cho các thành phần kinh tế, là ngân
hàng của toàn dân, cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: huy
động, cho vay, tài trợ thương mại và các dịch vụ ngân hàng khác....
Qua hơn 28 năm hình thành và phát triển, Vietinbank Phú Yên ngày càng
khẳng định được thương hiệu trên địa bàn, giữ vững vị trí thứ hai cả về quy mô và
thị phần trong hệ thống ngân hàng tỉnh Phú Yên, chỉ sau Agribank chi nhánh Phú
Yên, giành được nhiều thành tựu đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế xã hội tỉnh.
1.3.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của NH TMCP Công Thương Việt Nam –Chi
nhánh Phú Yên

GIÁM ĐỐC
Các Phó
Giám đớc

Phịng
Tở chức
Hành
chính

Phịng
Kế
toán


Phịng
KH
doanh
nghiệp

Phịng
Hỗ trợ tín dụng

Phịng
Tiền tệ
Kho
quỹ

Phịng
Tởng
hợp

6 Phịng
giao dịch

(Nguồn: Vietinbank Phú Yên)
Vietinbank Phú Yên có trụ sở chính đặt tại địa chỉ 236 Hùng Vương, TP Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên, gồm 06 phòng nghiệp vụ (Phòng Kế toán, Phòng Tiền tệ Kho
Quỹ, Phòng Bán lẻ,Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Tởng hợp và Phòng Tở
chức hành chính). Ngoài ra, Vietinbank Phú Yên còn có 6 phòng giao dịch (PGD)


4

trực thuộc, trong đó có 3 PGD trong Thành phố Tuy Hòa: gồm PGD Chợ Tuy Hòa,

PGD Ngã Năm, PGD Bắc Tuy Hòa và 3 PGD ở các huyện trên địa bàn tỉnh Phú
Yên là: PGD Sông Cầu, PGD Đông Hòa và PGD Tây Hòa. Đến thời điểm
31/12/2016, tổng số cán bộ nhân viên của Chi nhánh là 106 người.
1.3.3 Mối liên hệ với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại sớ 108 Trần
Hưng Đạo, q̣n Hoàn Kiếm, Hà Nội; có 155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành
phố trên cả nước; có 2 chi nhánh tại CHLB Đức và 1 Ngân hàng con ở nước
CHDCND Lào; có 2 văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng; 1 văn
phòng đại diện tại Myanmar. Ngoài ra, VietinBank còn có quan hệ với trên 1.000
ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Vietinbank Phú Yên (Mã chi nhánh: 560) là 1 chi nhánh trong hệ thống Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện đầy đủ các chức năng, dịch vụ. Từ
khi thành lập đến nay, các mặt hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Phú Yên đã phát triển mạnh mẽ, chuyển từ cho vay các đơn vị kinh tế quốc doanh
sang mọi thành phần tổ chức kinh tế trong xã hội và dân cư.
Hiện tại, Ngân hàng TMCP Công Thương Phú Yên đang được xếp vào nhóm
chi nhánh loại 1; mức thẩm quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh đối với khách
hàng bán lẻ là 7 tỷ đồng trên từng món giải ngân tài sản đảm bảo thông thường và
20 tỷ đồng trên từng món giải ngân đối với tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao
và giấy tờ có giá.
1.3.4 Tình hình hoạt động của Vietinbank Phú Yên giai đoạn 2014-2016
1.3.4.1

Huy động vốn

Nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn hoạt động
của Vietinbank Phú Yên, mang lợi lợi thế không nhỏ trong việc chủ động lãi suất
của hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tình hình huy động vốn của chi nhánh
trong giai đoạn 2014-2016.



5

Bảng 1.1: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016
Đơn vị tính: triệu đồng, %
2014

Năm

2015

tương đối

Chỉ
Số tiền

Tiêu
1. Theo hình thức

Tăng giảm

2016

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ
trọng


Số tiền

Tỷ
trọng

(%)
15/14

16/15

2.139.994

100

2.887.406

100

3.557.128

100

34,93

23,19

2.084.010

97,38


2.815.720

97,52

3.516.210

98,85

22,17

41,38

55.984

2,62

71.686

2,48

40.918

1,15

21,10

67,72

2.139.994


100

2.887.406

100

3.557.128

100

34,93

23,19

345.725

16,16

295.781

10,24

224.703

6,32

-

-


14,45

24,03

1.794.268

83,84

2.591.625

89,76

3.332.425

93,68

44,44

28,58

2.139.994

100

2.887.406

100

3.557.128


100

34,93

23,19

- Cá nhân

1.456.345

68,05

1.942.309

67,27

2.549.760

71,68

33,37

31,27

- Tổ chức

683.649

31,95


945.097

32,73

1.007.368

28,32

38,24

6,59

huy động
- VNĐ
- Ngoại tệ (đã quy
đổi)
2. Theo thời hạn
- Không kỳ hạn
- Có kỳ hạn
3. Theo loại hình
khách hang

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016)
Qua bảng 1.1 cho thấy, công tác huy động vốn trong giai đoạn 2014-2016 của
Vietinbank Phú Yên có sự tăng trưởng vượt bậc, Chi nhánh duy trì tốc độ tăng bình
quân là 28,9%/năm. Nguồn vốn đến 31/12/2016 của Chi nhánh đạt 3.557 tỷ đồng,
tăng trưởng 23,19% so với đầu năm, cao hơn mức tăng của toàn hệ thống
Vietinbank (22,13%) và mức tăng của các NHTM trên địa bàn (21,65%). Thị phần
nguồn vốn huy động của Chi nhánh chiếm 20,33% tổng nguồn vốn huy động trên
địa bàn (tăng 0.7% so với 31/12/2015).

Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền: Tỷ trọng tiền gửi VND luôn
chiếm tỷ trọng rất cao và trên 97% qua các năm, tiền gửi ngoại tệ trong cơ cấu
nguồn vốn chiếm tỉ trọng rất nhỏ.
Về cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn: trong gia đoạn năm 2014-2016, nguồn
vốn không kì hạn có sự biến động giảm dần tỉ trọng qua các năm lần lượt là


6

16,16%, 10,24% và 6,32% tổng nguồn vốn.Trong sự tăng trưởng của nguồn vốn
huy động thì nguồn vốn huy động có kì hạn đóng vai trò quan trọng, tốc độ tăng
trưởng bình quân hơn 30% mỗi năm, qua đó mang lại nguồn vốn ổn định để ban
lãnh đạo chi nhánh hoạch định các chiến lược phát triển.
Về cơ cấu nguồn vốn theo loại hình khách hàng: Trong cơ cấu nguồn vốn thì
tiền gửi tiết kiệm từ dân cư luôn chiếm tỉ trọng cao nhất hơn 65%. Đến cuối năm
2016, tiền gửi cá nhân (đã bao gồm ATM) đạt 2.549 tỷ đồng chiếm đến 71,68%
tổng nguồn vốn, tiền gửi doanh nghiệp và tổ chức khác chỉ chiếm 28,32% tổng
nguồn vốn. Nguồn vốn huy động từ dân cư khá ổn định và tăng trưởng tốt qua các
năm với mức tăng bình quân hàng năm 32%. Trong khi đó nguồn vốn huy động từ
doanh nghiệp và tổ chức khác có sự biến động và không ổn định. Nguồn vốn huy
động từ tổ chức cuối năm 2016 đạt 1.007 tỷ đồng, giảm 6,59% so với năm 2015.
Tính đến 30/09/2017, huy đợng vớn của Vietinbank Phú Yên đã tăng được
227 tỷ đạt 92,3% kế hoạch 9 tháng và 89,45% kế hoạch năm 2017. Mặc dù mức độ
cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là các NHTM tư nhân ln có các chính sách
lãi śt huy động hấp dẫn hơn, các chương trình quà tặng nhằm thu hút khách hàng
hơn. Tuy nhiên với thương hiệu uy tín lâu năm và các chính sách phù hợp
Vietinbank Phú Yên vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng ổn định và thị phần huy
động trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
1.3.4.2


Hoạt động tín dụng

Giai đoạn 2014-2016 đánh dấu bước phát triển đợt phá trong mảng tín dụng
của Vietinbank Phú n, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao bình quân
24,13%. Tuy nhiên, tính đến 31/12/2016, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt 3.241 tỷ
đồng, tăng trưởng 14,30% so với năm2015, tớc đợ tăng trưởng tín dụng 2016 của
chi nhánh đang có dấu hiệu chững lại, thấp hơn so với mức tăng trưởng của toàn hệ
thống 18 % và các NHTM trên địa bàn có mức tăng trưởng là 23,40%; đến
31/12/2016 Thị phần tín dụng của Vietinbank Phú Yên đạt là 19,20% thị phần tín
dụng toàn tỉnh, giảm 0.98% so với 31/12/2015.


7

Bảng 1.2: Dư nợ cho vay của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Năm
Chỉ tiêu

2014
Số tiền

2015

Tỷ trọng

Số tiền

Tăng giảm


2016

Tỷ trọng

Số tiền

tương đối (%)

Tỷ trọng

14/13

15/14

Tổng dư nợ

2.103.785

100

2.836.203

100

3.241.766

100

34,81


14,3

1. Theo kỳ hạn

2.103.785

100

2.836.203

100

3.241.766

100

34,81

14,3

- Ngắn hạn

1.210.434

57,54%

1.584.002

55,85%


1.983.536

61,19%

30,86

25,22

893.351

42,46%

1.252.201

44,15%

1.258.230

38,81%

40,17

0,48

2.103.785

100

2.836.203


100

3.241.766

100

34,81

14,3

- Cá nhân

894.161

42,50

1.421.988

50,14

1.830.700

56,47

59,03

28,74

- Tổ chức


1.209.623

57,50

1.414.214

49,86

1.411.066

43,53

16,91

-0,22

3. Theo ngành kinh tế

2.103.785

100

2.836.203

100

3.241.766

100


34,81

14,3

711.058

33,80

944.300

33,29

905.000

27,92

32,80

-4,16

138.821

6,60

131.415

4,63

182.985


5,64

5,34

39,24

1.253.906

59,60

1.760.488

62,07

2.153.781

66,44

40,40

22,34

- Trung, dài hạn
2. Theo loại hình khách
hàng

Công nghiệp và xây
dựng
Nông, lâm nghiệp và
thủy sản

Thương mại và dịch vụ

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016)
Về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn: Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao hơn trung và dài hạn trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh. Cả dư nợ ngắn
hạn và trung dài hạn đều tăng trưởng số tuyệt đối tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư
nợ ngắn hạn 2016 cao hơn so với dư nợ trung dài hạn.
Về cơ cấu dư nợ theo loại hình khách hàng: Tỷ trọng dư nợ phân theo loại
hình cá nhân và tổ chức đang có xu hướng chuyển dịch về mảng cá nhân. Năm
2014, tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân là 42,50% đến 2015 là 50,14% đến 2016
là 56,47%. Đây cũng thể hiện định hướng chiến lược trong thời gian sắp tới của
Vietinbank Phú Yên. Đẩy mạnh công tác cho vay bán lẻ phù hợp với đặc điểm và
đối tượng khách hàng trên địa bàn tỉnh. Phát triển cho vay bán lẻ sẽ phát tán rủi ro
cho chi nhánh tránh tập trung và bị phụ thuộc quá nhiều vào một số khách hàng lớn.
Mặc khác, các khoản vay cá nhân, hộ gia đình đa phần được đảm bảo bằng tài sản
thế chấp nên nếu có rủi ro xảy ra chi nhánh vẫn chủ động được công tác thu hồi nợ.


8

Hơn nữa, mức lợi nhuận từ cho vay bán lẻ (NIM cho vay) thu được cao hơn so với
khách hàng doanh nghiệp.
Về cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế: Dư nợ cho vay của khách hang có xu
hướng tập trung vào nhóm ngành thương mại, dịch vụ. Năm 2015, 2016 là thời gian
tỉnh Phú Yên phát triển rất mạnh dịch vụ du lịch, thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước đến thăm quan và nghỉ dưỡng. Điều này thể hiện Chi nhánh đang có
định hướng kinh doanh đúng đắn phù hợp với xu thể phát triển của nền kinh tế tỉnh
Phú Yên.
Lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng cũng chiếm tỷ trọng cao hơn 30% trong cơ
cấu dư nợ. Các dự án xây dựng Thủy điện La Hiêng, dự án đồng tài trợ xây dựng

Hầm Đèo Cả, dự án Thủy điện Sông Ba Hạ đang chiếm dư nợ chủ yếu của nhóm
ngành này.
Ngoài 2 lĩnh vực chủ lực nói trên, chi nhánh cũng tập trung nhiều nguồn lực
để hỗ trợ và phát triển cá nhân, hộ gia đình phát triển kinh tế lĩnh vực được chính
phủ ưu tiên là các ngành nghề ở địa bàn nông nghiệp nông thôn. Với lợi thế nguồn
lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm và tài nguyên thiên nhiên phong phú, chi nhánh
tập trung phát triển cho vay nuôi trồng đánh bắt thủy sản, trồng trọt và thu mua chế
biến nông sản như lúa, gạo, mía, sắn mì, sản x́t chăn ni trang trại tập trung,….
1.3.4.3

Kết quả kinh doanh 2014-2016.


9

Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016
(Đơn vị tính: triệu đồng, %)
Năm

2014

2015

2016

Chỉ tiêu
Doanh thu
- Thu từ lãi cho vay và
Điều chủn vớn
- Thu phí dịch vụ


Tăng giảm tương
đối (%)
15/14

16/15

379.364

438.563

605.237 15,60%

38,00%

312.819

395.209

519.957

26,34%

31,56%

10.251

11.953

16.325 16,60%


36,58%

- Thu khác

56.294

31.400

68.955

-44,22% 119,60%

Chi phí

334.467

371.763

513.929

11,15%

-Chi trả lãi tiền gửi & Điều

230.440

183.273

206.912


-20,47% 12,90%

- Chi khác

104.027

188.490

307.017

81,19%

62,88%

Lợi nhuận

44.897

66.800

91.307

48,78%

36,69%

38,24%

chuyển vốn


(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016)
Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Vietinbank Phú Yên 2014-2016
(Đơn vị tính: triệu đồng)
700,000
600,000
500,000
Doanh thu

400,000

Chi phí

300,000

Lợi nhuận

200,000
100,000
2014

2015

2016

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 20142016)


10


Nhờ vào những định hướng và chính sách phát triển hợp lí, Vietinbank Phú
n có kết quả hoạt đợng kinh doanh khá lạc quan.Tốc độ tăng trưởng doanh thu
năm 2016 so với 2015 là tăng 38%, nhờ vào việc tăng trưởng thu phí dịch vụ đúng
với định hướng của Vietinbank chuyển dịch thành ngân hàng bán lẻ, cung cấp các
dịch vụ tài chính đến khách hàng. Tuy nhiên tớc đợ tăng chi phí 2016 cao hơn so
với tớc đợ tăng doanh thu cũng là điều đáng lo ngại, chi nhánh vẫn chưa có các giải
pháp thiết thực để tiết kiệm chi phí hoạt đợng của mình. Tóm lại, lợi nḥn của chi
nhánh vẫn tăng trưởng tốt thể hiện hoạt động của chi nhánh vẫn đang được vận
hành đúng hướng.
Giai đoạn 2014-2016, đánh dấu sự phát triển thành công của Vietinbank Phú
Yên cả về qui mô và hiệu quả hoạt động. Tốc độ phát triển nhanh mạnh nhưng vẫn
đảm bảo được sự an toàn, bền vững, giữ vững vị thế là một trong những đơn vị
hàng đầu của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Với những kết quả khả quan trong giai đoạn 2014-2016, tuy nhiên cuối năm
2016 khi đoàn kiểm tra tín dụng của Hợi sở Vietinbank Việt Nam vào kiểm tra hồ
sơ tín dụng của chi nhánh đã phát hiện một số vấn đề còn mắc phải, trong 224
khách hàng được chọn mẫu thì có tới 190 khách hàng có phát sinh lỗi chiếm 84,8%.
Nhìn chung, lỗi phát sinh ở tất cả các khâu tác nghiệp trong đó phát sinh chủ yếu ở
khâu thẩm định biện pháp bảo đảm (18.3%/tởng lỡi phát sinh ở nghiệp vụ tín dụng);
kiểm tra giám sát sau khi cấp tín dụng (tỷ lệ 17.2% ); cấp tín dụng (15.8%); thẩm
định tình hình tài chính, phương án vay vớn của khách hàng (tỷ lệ 15.1%), thông tin
giải ngân chung (9.1%); thu nợ, gốc, lãi, phí (7.5%). Mợt sớ lỡi chủ chớt gồm:
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng không hợp pháp, không đầy đủ, chính xác, nợi
dung mâu th̃n, ảnh hưởng đến tính pháp lý của hồ sơ khách hàng dẫn đến các hợp
đồng, chứng từ liên quan khoản tín dụng có khả năng vô hiệu hoặc vô hiệu một
phần.
- Định giá tài sản đảm bảo vượt mức giá căn cứ liên quan đến tài sản thế chấp:
chi nhánh định giá vượt 10% so với giá thị trường, đơn giá xây dựng.
- Thẩm định, cập nhật tư cách pháp lý khách hàng không đầy đủ.



11

- Chấm điểm xếp hạng tín dụng khơng đúng định kỳ theo quy định; Chấm
điểm xếp hạng tín dụng khách hàng chưa chính xác, chưa lưu các tài liệu bằng
chứng chứng minh cho việc đánh giá và chấm điểm.
- Thẩm định tình hình tài chính và phương án vay vớn của khách hàng còn sơ
sài, thiếu tài liệu chứng minh.
- Tác nghiệp trên hệ thống: khai báo sai mã ngành nghề, mã sản phẩm, hồ sơ
giấy không trùng khớp với hồ sơ máy.
- Chấp hành các quy định về Giải ngân: Chứng từ giải ngân thiếu hóa đơn giá
trị gia tăng; Bảng kê giải ngân thiếu thông tin; chưa thu thập đầy đủ chứng từ, lập
bảng kê đánh giá vốn tự có của tham gia vào phương án.
- Kiểm tra, giám sát sau khi cấp tín dụng: Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay
có nội dung không đầy đủ, ghi chung chung: không đánh giá, kiểm tra luồng luân
chuyển dòng tiền của khách hàng sau khi giải ngân nên không phát hiện ra những
dấu hiệu bất thường, nghi vấn trong dòng tiền của khách hàng để có biện pháp quản
lý giám sát vốn vay sau giải ngân; chưa đánh giá mợt sớ chỉ tiêu tài chính đến thời
điểm kiểm tra…
Sau khi có biên bản kết luận của Đoàn kiểm tra, Ban lãnh đạo chi nhánh đã
họp và có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay bán lẻ và đánh giá lai
cơng tác phát triển tín dụng trong thời gian sắp tới.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề dưới
đây:
Vị trí địa lí, đặc điểm của địa bàn tỉnh Phú Yên; giới thiệu sơ lược về hệ
thống ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Phú Yên, cơ
cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như huy động vớn, hoạt
đợng tín dụng, kết quả hoạt đợng kinh doanh từ năm 2014 đến năm 2016.

Qua đó giới thiệu được vấn đề đặt ra của luận văn.


×