Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Công tác giám sát lập báo cáo tài chính của ban kiểm soát và hoàn thiện với định hướng xây dựng ủy ban kiểm toán tại tổng công ty cảng hàng không việt nam ctcp (acv)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRHỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THANH TÂM

CÔNG TÁC GIÁM SÁT
LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
BAN KIỂM SỐT VÀ HỒN THIỆN VỚI ĐỊNH
HHỚNG XÂY DỰNG ỦY BAN KIỂM TỐN
TẠI TỔNG CƠNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM- CTCP (ACV)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍNH MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRHỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH TÂM

CƠNG TÁC GIÁM SÁT LẬP
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BAN KIỂM SỐT
VÀ HỒN THIỆN VỚI ĐỊNH HƯỚNG
XÂY DỰNG ỦY BAN KIỂM TỐN TẠI
TỔNG CƠNG TY CẢNG HÀNG KHƠNG
VIỆT NAM- CTCP (ACV)
Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 8340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Công tác giám sát lập
báo cáo tài chính của Ban kiểm sốt và Hồn thiện với định hướng xây dựng
Ủy ban kiểm tốn tại Tổng cơng ty Cảng hàng khơng Việt Nam- CTCP
(ACV)” là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, được thực hiện và hoàn thành
với sự góp ý của TS. Nguyễn Thị Thu Hiền.
Các dữ liệu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Tác giả xin cam đoan
luận văn này chưa từng được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.

TP. Hồ Chí Minh, ngày.... tháng.... năm....
Học viên

Nguyễn Thanh Tâm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2
3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 2
4. Các đóng góp và hạn chế của đề tài .......................................................................... 3

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG BAN KIỄM SỐT TỔNG CƠNG TY CẢNG
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM-CTCP VỚI VAI TRÕ GIÁM SÁT BÁO CÁO
TÀI CHÍNH. ......................................................................................................... 4
1.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt NamCTCP (ACV) ................................................................................................................. 4
1.1.1. Khái quát về Tổng công ty Cảng hàng khơng Việt Nam (ACV)..................... 6
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ACV ................................................ 6
1.1.1.2. Tình hình hoạt động của ACV trong các năm gần đây: ............................ 9
1.1.2. Các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty ................................................ 11
1.1.2.1. Hoạt động kinh doanh chính của ACV .................................................... 11
1.1.2.2. Các hoạt động kinh doanh khác:............................................................. 11
1.1.3. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam .......................... 13
1.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý .......................................................................... 13
1.1.3.2. Tổ chức mạng lưới hoạt động kinh doanh .............................................. 24
1.2. Bối cảnh chung của ngành và Khái quát ban kiểm soát của Tổng công ty Cảng
hàng không Việt Nam-CTCP (ACV): ......................................................................... 24
1.2.1. Bối cảnh chung của ngành ............................................................................. 24


1.2.2. Giới thiệu BKS tại ACV ................................................................................ 25

MỤC LỤC


1.2.2.1. Ban kiểm soát .......................................................................................... 25
1.2.2.2. Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Ban Kiểm soát .......................... 26
1.2.2.3. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát ............................................. 27
1.2.2.4. Quyền được cung cấp thơng tin của Ban kiểm sốt ................................ 28
1.3. Giám sát Báo cáo tài chính của Ban kiểm sốt: ................................................... 31
1.3.1. Quy trình lập BCTC của Tổng cơng ty Cảng hàng không Việt Nam -CTCP
(ACV): ..................................................................................................................... 31

Giới thiệu hệ thống BCTC của TCT: . ................................................
31
 Quy trình lập BCTC:........................................................................32
1.3.2. Giám sát Báo cáo tài chính: ........................................................................... 36
1.3.2.1. Sự giám sát của Trưởng Ban TCKT tại công ty mẹ ................................ 36
1.3.2.2. Sự giám sát của BKS ............................................................................... 39
1.4. Các giới hạn của vai trò giám sát BCTC của BKS: ............................................. 41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 44
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁM SÁT BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CỦA ỦY BAN KIỂM TOÁN ............................................................. 45
2.1. Khái quát về Giám sát BCTC............................................................................... 45
2.1.1. Quản trị cơng ty, Ủy ban kiểm tốn, Ban kiểm sốt ...................................... 45
2.1.2.1. Mơ hình QTCT truyền thống (hay Mơ hình QTCT hai cấp (two-tier
board) 47
2.1.2.2. Mơ hình QTCT mới Mơ hình QTCT 1 cấp (one-tier board) ................... 51
2.2. Các nghiên cứu về Ủy ban kiểm toán .................................................................. 60
2.2.1. Nghiên cứu về vai trò chung của Ủy ban kiểm toán:..................................... 60
2.2.2. Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giám sát BCTC
của UBKT: ............................................................................................................... 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 68

CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN
NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ......................................................................... 69
3.1. Kiểm chứng các mặt hạn chế về vai trò giám sát BCTC của BKS tại ACV: ...... 69
3.1.1. Câu hỏi nghiên cứu và công cụ khảo sát ....................................................... 69
3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: ....................................................................... 69
3.2. Kết quả đánh giá thực trạng giám sát BCTC của BKS TCT .............................. 72


3.3. Dự đoán nguyên nhân dẫn đến các hạn chế vai trò giám sát của BKS: ............... 76

MỤC LỤC

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 77
CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
.............................................................................................................................. 78
4.1. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................... 78
 Thiết kế câu hỏi phỏng vấn ...............................................................78
 Đối tượng phỏng vấn: .......................................................................80
 Thời gian và Hình thức phỏng vấn ....................................................80
4.2. Kết quả nghiên cứu đánh giá nguyên nhân của thực trạng .................................. 80
4.3. Các giải pháp dự kiến ........................................................................................... 82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................... 85
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG UBKT NHẰM TĂNG CHỜNG
GIÁM SÁT BÁO CÁO TÀI CHÍNH. .............................................................. 86
5.1. Định hướng xây dựng UBKT .............................................................................. 86
5.1.1. Về mơ hình QTCT nên áp dụng: ................................................................... 86
5.1.2. Về vị trí của UBKT ........................................................................................ 86
5.1.3. Về cơ cấu của UBKT ..................................................................................... 87
5.1.4. Về giám sát BCTC của UBKT ...................................................................... 88

5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 90
5.2.1. Về phía Nhà nước .......................................................................................... 90
5.2.2. Về phía ACV ................................................................................................. 92

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng chỉ tiêu tự đánh giá


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Đồ thị 1.1: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của ACV
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức ACV
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu BKS
Sơ đồ 2.1. Mơ hình QTCT một cấp
Sơ đồ 2.2. Mơ hình QTCT hai cấp
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ nguyên nhân tác động
Sơ đồ 4.1. Nguyên nhân- Kết quả


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HKQT

Hàng không quốc tế

DN


Doanh nghiệp

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

BGĐ

Ban giám đốc

HĐQT

Hôi đồng quản trị

BKS

Ban Kiểm soat

VP

Văn phịng

TCT

Tổng cơng ty

LD, LK

Liên doanh, liên kết


QTCT

Quản trị cơng ty

KT

Kiểm toán

RR

Rủi ro



Hợp đồng

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KTNB

Kiểm toán nội bộ


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Cơng tác giám sát lập báo cáo tài chính của Ban kiểm sốt và
Hồn thiện với định hướng xây dựng Ủy ban kiểm toán tại Tổng công ty Cảng
hàng không Việt Nam- CTCP (ACV)” là một nghiên cứu ứng dụng thực tế liên
quan đến cách thức quản trị công ty trong ngành hàng không.

Nhằm đảm bảo thông tin minh bạch cho các nhà đầu tư cũng như tăng
cường kiểm soát các hoạt động bên trong doanh nghiệp, như bất cứ doanh nghiệp
nào, ACV có nhu cầu một bộ phận độc lập với nhà quản lý doanh nghiệp giám
sát q trình lập và trình bày thơng tin tài chính. Trong mơi trường quản trị hiện
đại các doanh nghiệp, bộ phận độc lập đó là UBKT. Trên cơ sở hiểu về vai trò,
chức năng này của UBKT. Qua quan sát và các cuộc phỏng vấn với người đứng
đầu bộ phận, cho thấy hiện nay vai trò giám sát BCTC của BKS tại ACV vẫn còn
nhiều hạn chế.
Qua các dẫn chứng được trình bày ở chương 3,4, chúng ta thấy hiện nay
vai trò giám sát BCTC của BKS chưa thực sự phát huy được hết trách nhiệm của
mình đối với các cổ đơng. Một số ngun nhân có thể kể đến như: Thứ nhất, sự
có mặt của BKS với tư cách người giám sát các hoạt động khiến HĐQT, BGĐ
phải dè chừng và không tự quyết định các vấn đề theo ý mình. Thứ hai, xây dựng
BKS nhằm bảo vệ lợi ích cho chính cổ đơng, nhưng rất nhiều cổ đơng lại khơng
hiểu đúng vai trị của BKS. Thứ ba, các thành viên Ban kiểm sốt khơng thể đại
diện cho quyền lợi của cổ đơng vì họ thường nắm giữ ít cổ phiếu của cơng ty.
Bên cạnh đó, về lý thuyết, quyền hạn của BKS có thể ngang cấp với HĐQT và
trên cấp của BGĐ. Nhưng thực tế, BKS vẫn bị dưới quyền BGĐ và chưa thể hiện
toàn vẹn chức năng bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư.
Để hồn thiện vai trị giám sát BCTC của BKS và Tiền đề xây dựng Ủy
ban kiểm toán về sau, cần xác định các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
đến vai trò giám sát BCTC của bộ phận này, do đó bằng phương pháp định tính,


sử dụng các cơng cụ như phân tích, thống kê, khảo sát và tổng hợp số liệu thu
thập tại đơn vị, đề tài đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị kiểm
sốt BCTC của bộ phận “giám sát”: Tính độc lập với HĐQT; Bố trí nhân sự,
chun mơn cảu các thành viên BKS và Vị trí của BKS trong cơ cấu tổ chức.
Bằng phương pháp: Thống kê mơ tả; Phân tích nội dung (content analysis) để
phân tích sâu các nội dung trong văn bản (dữ liệu thứ cấp).

Đề tài đang được ứng dụng trong thực tế và đem lại lợi ích thiết thực cho
ACV. Trong thời kì hội nhập hiện tại, đây cũng là đề tài định hướng giúp cho
đơn vị bắt kịp với xu hướng QTCT mới trên thế giới. Đồng thời cũng là căn cứ
để các cơ quan quản lý xây dựng khung pháp lý từ thực tế của đơn vị.
Hàm ý của đề tài: Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho củng cố vai trị
giám sát BCTC của Ban kiểm sốt thơng qua mơ hình Ủy ban kiểm tốn trong
tương lai; cũng như định hướng xây dựng các văn bản hướng dẫn về việc thành
lập Ủy ban kiểm toán đối với Tổng cơng ty Cảng hàng khơng Việt Nam (ACV).
Các từ khóa chính: Quản trị cơng ty, ủy ban kiểm tốn, ban kiểm sốt,
kiểm tốn, cảng hàng khơng Việt Nam.




ABSTRACT
The topic is a practical applied research related to corporate governance in
aviation.
The topic "Supervision and preparation of financial statements of the
Supervisory Board and Orientation to build an Audit Committee at Airports
Corporation of Vietnam (ACV)" is a practical application study related to
corporate governance in the airline industry. In order to ensure transparent
information for investors as well as strengthen control of activities within the
enterprise, ACV needs the TA Committee because it is an important part of
modern corporate governance. Through observations and interviews with the
head of the department, the Supervisory Board's role in monitoring financial
statements at ACV is still limited.
Through the evidence presented in chapter 3, 4, we see that the current role
of supervising the financial statements of the Supervisory Board has not really
fully promoted its responsibilities to shareholders. Some of the reasons can be
mentioned such as: First, the presence of the Supervisory Board as a supervisor

of activities makes the Board of Directors and the Board of Directors unable to
decide issues at their own discretion but must always be wary. Secondly,
building the Supervisory Board to protect the interests of shareholders, but many
shareholders do not properly understand the role of the Supervisory Board.
Third, members of the Supervisory Board often hold a few shares of the
company, so they are almost never the representative of the interests of the
company's shareholders. Besides, theoretically, the powers of the Supervisory
Board can be on par with the Board of Directors and above the level of the BOM.
But in fact, the Supervisory Board is still under the authority of the Board of
Directors and has not yet shown the integrity of the function of protecting
investors' interests.


In order to effectively improve the role of supervising financial statements
of the Supervisory Board and the premise for the establishment of a Audit
Committee in the future, it is necessary to identify factors that directly and
indirectly affect the role of supervising financial statements of this department,
therefore By qualitative methods, using tools such as analysis, statistics, survey
and synthesis of data collected at the unit, the topic has identified factors
affecting the role of controlling financial statements of the ministry.
“Supervision”: Independence from the Board of Directors; Arranging personnel
and expertise of the Supervisory Board members and the position of the
Supervisory Board in the organizational structure. By method: Descriptive
statistics; Content analysis (content analysis) to deeply analyze the content in the
text (secondary data).
The topic is being applied in practice and bringing practical benefits to
ACV. In the current integration period, this is also the guiding topic to help the
unit catch up with the new trend of corporate governance in the world. At the
same time, it is also a basis for management agencies to build a legal framework
from the reality of the unit.

Implications of the topic: The research results help the Supervisory Board
to guide the development of guiding documents on the establishment of audit
committee for Vietnam Airport Corporation (ACV).
Key keywords: Corporate governance, audit committee, control board,
audit, Vietnamese airport.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp sẽ quyết định đến chất lượng
chung của cả thị trường, trong đó quản trị cơng ty (QTCT) giữ vai trị quan trọng. Vì
vậy, QTCT khơng chỉ là vấn đề riêng của từng doanh nghiệp mà cịn là trách nhiệm của
chính doanh nghiệp đối với thị trường và nền kinh tế.Theo Chris Razook, Giám đốc Tư
vấn quản trị công ty khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Tài chính quốc
tế (IFC), việc tăng cường QTDN đồng thời vừa giúp củng cố, phát triển thị trường vốn
của Việt Nam, vừa mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Với sự cạnh tranh giữa các
thị trường trong khu vực, các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng gia tăng, việc cải
thiện QTCT phù hợp với các thông lệ quốc tế, giúp các doanh nghiệp trở nên bền vững
và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư.
Theo đó, định chế cơng ty cổ phần (CTCP) được Luật Doanh nghiệp 2015 cải
biên với nhiều đổi mới, hàng loạt công ty đại chúng đã tổ chức Ban kiểm soát (BKS)
hay Ủy ban Kiểm toán (UBKT) nhằm đảm bảo sự thận trọng và minh bạch trong hoạt
động kinh doanh của CTCP. BKS đã mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp,
nhưng các hoạt động kiểm tra, rà sốt cịn chồng chéo, nhất là đối với việc rà sốt
BCTC tại cơng ty mẹ và các cơng ty con.”
Ngồi ra, BKS khó có thể thực hiện được hết chức năng, nhiệm vụ của mình,
bởi Hội đồng quản trị; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc thường có điều kiện để bằng
nhiều cách thức khác nhau làm hạn chế vai trị của Ban kiểm sốt. Bên cạnh đó, một

phần do tâm lý “người nhà” nên rất khó có thể khiến các thành viên BKS hoạt động
một cách cơng tâm. Vì vậy, về lâu dài, để đảm bảo tính độc lập, trách nhiệm, mức độ
tuân thủ pháp luật cũng như phù hợp với thơng lệ QTCT hiện đại trên thế thì xây dựng
UBKT hiện là trọng tâm mà đề tài hướng tới. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Cơng
tác giám sát lập báo cáo tài chính của Ban kiểm sốt và Hồn thiện với định hướng
xây dựng Ủy ban kiểm tốn tại Tổng cơng ty Cảng hàng khơng Việt Nam- CTCP
(ACV)” cho luận văn cao học ứng dụng của mình.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
“Tìm hiểu thực trạng vai trị giám sát BCTC của Ban kiểm sốt Tổng cơng ty
Cảng hàng không Việt Nam (ACV).
Xác định hạn chế và nguyên nhân dẫn tác động đến vai trò giám sát BCTC của
Ban kiểm soát của TCT.
Định hướng xây dựng các văn bản hướng dẫn về việc thành lập Ủy ban kiểm
toán đối với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là hoạt động giám sát BCTC của Ban kiểm
sốt Tổng cơng ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu được thu thập bằng hai phương pháp:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm xác minh các hạn chế trong vai trò
giám sát BCTC của BKS (Qua các tài liệu nội bộ: Báo cáo của Ban kiểm sốt, Báo cáo
thường niên, Điều lệ cơng ty; Báo cáo công việc đã thực hiện theo tuần của bộ phận kế
toán, bộ phận Ban kiểm soát; Kế hoạch giám sát BCTC của BKS).
- Phương pháp phỏng vấn “bán cấu trúc” nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến vai trò giám sát BCTC của BKS .

Đề tài sử dụng cả phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp & sơ cấp:
Dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu này bao gồm các báo cáo, điều lệ công ty,
các số liệu liên quan đến hoạt động của Ban kiếm sốt Tổng cơng ty Cảng hàng khơng
Việt Nam (ACV) được thu thập từ các Phịng ban của Cơng ty.”
Các trang mạng liên quan đến đề tài.
Dữ liệu sơ cấp
Bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (semi-struture interview) theo bảng
liệt kê yêu cầu thông tin (checklist).
Phạm vi đề tài
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).


3

Phương pháp phân tích dữ liệu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu viết luận
văn là phương pháp thống kê mô tả.
Thống kê mô tả (chính là mơ tả mẫu mình thu thập được qua các kỹ thuật so
sánh, tổng hợp số liệu..)
Phân tích nội dung (content analysis) để phân tích sâu các nội dung trong văn
bản (dữ liệu thứ cấp)
4. Các đóng góp và hạn chế của đề tài
Các giải pháp được đề xuất trong bài tác giả hy vọng áp dụng được trong thực tế
cải tiến vai trò giám sát BCTC của Ban kiểm soát và định hướng xây dựng các văn bản
hướng dẫn về việc thành lập Ủy ban kiểm toán đối với Tổng công ty Cảng hàng không
Việt Nam (ACV) trong thời gian tới.
Hạn chế của đề tài là chỉ phân tích trọng phạm vi Tổng cơng ty Cảng hàng
khơng Việt Nam (ACV), tuy nhiên những kết quả nghiên cứu này có thể làm tiền đề
cho các nghiên cứu khác với quy mơ lớn hơn để đóng góp cho khung pháp lý từ thực tế

đơn vị, mở rộng ra áp dụng cho các doanh nghiệp khác.


4

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG BAN KIỄM SỐT TỔNG
CƠNG TY CẢNG HÀNG KHƠNG VIỆT NAM-CTCP VỚI
VAI TRỊ GIÁM SÁT BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
Thời gian qua, để củng cố niềm tin và lợi ích của các nhà đầu tư, giám sát hành
vi tuân thủ pháp luật, đạt mục tiêu phát triển cốt lõi theo hướng tối đa hóa các nguồn
lực, ACV đã và đang áp dụng mơ hình quản trị có BKS.
“BKS tại ACV do ĐHĐCĐ bầu ra để giám sát các hoạt động của Hội đồng
Quản trị (HĐQT); BGĐ điều hành. Tuy vậy, BKS chưa được trang bị đầy đủ công cụ
thu thập thông tin về hoạt động của công ty đặc thù và thành viên BKS chưa đáp ứng 4
nhóm kĩ năng theo thông lệ quốc tế, gồm: năng lực quản lý rủi ro, năng lực chun
mơn về kế tốn kiểm toán, năng lực về hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp
và năng lực giám sát.”
Do đó việc xây dựng được UBKT sẽ ưu việt hơn BKS, cùng với việc BKS hiện
nay cũng chưa phát huy hết chức năng, chưa phát huy được hiệu quả công việc. Đây là
vấn đề mà tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu.
1.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt
Nam- CTCP (ACV)
Để hiểu được hoạt động kinh doanh của TCT, trước hết tìm hiểu mơi trường



hoạt động là ngành vận tải hàng không Việt Nam.
Tháng Giêng năm 1956, Cục Hàng khơng Dân dụng được Chính phủ thành lập,
đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Chuyến bay nội địa
đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956. Từ đó đến nay, ngành hàng khơng VN đã

trải qua q trình phát triển qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1956-1966 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả thông qua
khai thác nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia,
Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore.


5

Giai đoạn 1976 - 1992, sau khi nhiều đường bay quốc tế đến các nước Châu Á
được khai thác và mở rộng, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) năm 1954.
Giai đoạn 1993-2006: Tháng 4 năm 1993 là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng
không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một
tập đồn kinh doanh vận tải hàng khơng có quy mơ lớn của Nhà nước. Khi Chính sách
Đổi Mới trong giai đoạn từ tháng 4/1993 đến tháng 6/1998 của Đảng đã từng bước giúp
nền kinh tế đất nước ổn định, thị trường hàng khơng có dấu hiệu khởi sắc. Nhằm đáp
ứng nhu cầu thị trường và tăng cường quản lý các sân bay có hoạt động khai thác hàng
khơng dân dụng, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ký Quyết định số
202/CAAV, 203/CAAV và 204/CAAV ngày 02/4/1993 về việc thành lập Cụm cảng
hàng không sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam, hoạt động theo mô hình đơn vị
sự nghiệp có thu, trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Giai đoạn này, các
Cụm cảng hàng không khu vực cũng là đơn vị thực hiện một số chức năng quản lý nhà
nước chuyên ngành tại Cảng hàng khơng – Sân bay. Sau đó, Ngày 31/12/1998, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 113/1998/QĐ-TTg chuyển đổi các Cụm cảng
hàng không sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành doanh nghiệp Nhà nước
hoạt động công ích và đổi tên thành ba Cụm cảng hàng không miền Bắc, miền Trung,
miền Nam. Các Cụm cảng hàng không khu vực vẫn tiếp tục vừa thực hiện chức năng
kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cơng ích, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước
tại các Cảng hàng không – Sân bay trong giai đoạn từ tháng 7/1998 đến năm 2006.
Vào giai đoạn từ năm 2007 đến tháng 01 năm 2012, Việt Nam chính thức trở

thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Căn cứ theo luật Hàng
khơng dân dụng 2006 có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, Bộ Giao thông vận tải đã quyết
định thành lập các Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, miền Trung và miền
Nam. Đồng thời, ba Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam được
thành lập từ một bộ phận của ba Tổng công ty Cảng hàng khơng, trực thuộc Cục Hàng
khơng Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không tại
các Cảng hàng không - Sân bay. Sau đó, từ tháng 7/2010, ba Tổng cơng ty Cảng hàng
khơng miền Bắc, miền Trung, miền Nam tiếp tục được chuyển đổi theo mơ hình các
Cơng ty TNHH Nhà nước một thành viên, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. ”


6

Đến nay, các hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác 155 đường bay
thường lệ và thuê chuyến thường lệ đến 89 điểm của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với
thị phần đạt 41%, tổng khách vận chuyển đạt 18,3 triệu khách, tăng 6,2% so với cùng
kỳ năm 2018.
Thành tựu của ngành HKVN trong 50 năm phát triển được ghi nhận qua nhiều
lần được Đảng và Nhà nước trao tặng huy chương, huận chương: 1 huân chương Hồ
Chí Minh cho đoàn bay 919; 3 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân”; 1 cá nhân được phong là “Anh hùng lao động thời kỳ đổi
mới”.
1.1.1. Khái quát về Tổng công ty Cảng hàng khơng Việt Nam (ACV)
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ACV
“Với mục đích bắt nhịp nhiệm vụ của thời bình, đáp ứng nhu cầu vận chuyển
bằng đường hàng không tại 3 miền đất nước, các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn
Nhất đã được sửa chữa, nâng cấp để trở thành các sân bay quốc tế. Ngày 11/02/1976,
Chính phủ đã ra Nghị định số 28/CP về việc thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng
Việt Nam trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng được tổ chức theo Nghị định 666/TTg
ngày 15/11/1956 của Chính phủ. Thời điểm này, các sân bay trực tiếp thuộc sự quản lý

của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển
Giai đoạn từ năm 1975 đến tháng 3 năm 1993
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hịa bình và bước vào cơng
cuộc khơi phục kinh tế, ngày 11/02/1976, Chính phủ đã ra Nghị định số 28/CP về việc
thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở Cục Hàng không dân
dụng được tổ chức theo Nghị định 666/TTg ngày 15/11/1956 của Chính phủ. Với mục
đích bắt nhịp nhiệm vụ của thời bình, đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng
không, 03 sân bay Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất đã được sửa chữa, nâng cấp để
trở thành các sân bay quốc tế tại 3 miền đất nước. Thời điểm này, các sân bay trực tiếp
thuộc sự quản lý của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
Giai đoạn từ tháng 4 năm 1993 đến tháng 6 năm 1998


7

Chính sách Đổi Mới của Đảng đã từng bước giúp nền kinh tế đất nước ổn định,
đời sống nhân dân được nâng cao, thị trường hàng khơng đã có dấu hiệu khởi sắc.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng cường quản lý các sân bay có hoạt động khai
thác hàng không dân dụng, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ký
Quyết định số 202/CAAV, 203/CAAV và 204/CAAV ngày 02/4/1993 về việc thành
lập Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam, hoạt động theo
mơ hình đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Giai
đoạn này, các Cụm cảng hàng không khu vực cũng là đơn vị thực hiện một số chức
năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại Cảng hàng không – Sân bay.
Giai đoạn từ tháng 7 năm 1998 đến năm 2006
Ngày 31/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 113/1998/QĐ-TTg
chuyển đổi các Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích và đổi tên thành ba Cụm cảng hàng không
miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Các Cụm cảng hàng không khu vực vẫn tiếp tục

vừa thực hiện chức năng kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cơng ích, vừa thực hiện
chức năng quản lý nhà nước tại các Cảng hàng không – Sân bay.
Giai đoạn từ năm 2007 đến tháng 01 năm 2012
Quá trình hội nhập kinh tế của đất nước được đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Luật Hàng
khơng dân dụng 2006 có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã phản ánh đầy đủ các chuyển
biến về cơ chế quản lý ngành Hàng khơng nói chung và các doanh nghiệp cảng hàng
khơng nói riêng. Năm 2007, Bộ Giao thông vận tải đã quyết định thành lập các Tổng
công ty Cảng hàng không miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Đồng thời, ba Cảng vụ
hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam được thành lập từ một bộ phận của ba
Tổng công ty Cảng hàng không, trực thuộc Cục Hàng khơng Việt Nam, có nhiệm vụ
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không tại các Cảng hàng không - Sân
bay. ”
“Từ tháng 7/2010, ba Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, miền Trung,
miền Nam tiếp tục được chuyển đổi theo mơ hình các Công ty TNHH Nhà nước một
thành viên, hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Giai đoạn từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 3 năm 2016


8

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Airports Corporation of Vietnam –
ACV) được thành lập theo Quyết định số 238/QĐ-BGTVT ngày 08/02/2012 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở hợp nhất ba Tổng công ty: Tổng công ty Cảng
hàng không miền Bắc, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung và Tổng công ty
Cảng hàng không miền Nam.
Mục tiêu thành lập Tổng công ty Cảng hàng khơng Việt Nam nhằm tập trung
nguồn lực, trí tuệ, thực hiện nhất quán chiến lược phát triển Tổng công ty thành doanh
nghiệp mạnh trong ngành hàng không khu vực và thế giới, bảo đảm an ninh an toàn,
nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển nhanh và bền vững, góp phần củng cố an ninh

quốc phịng, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội
nhập với khu vực và thế giới.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam hoạt động theo mô hình Cơng ty mẹ cơng ty con, quản lý 22 Cảng hàng khơng trên cả nước trong đó có 21 Cảng hàng
khơng đang khai thác, đồng thời góp vốn đầu tư vào các công ty con và các công ty liên
kết.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để
mở rộng, nâng cấp hoàn chỉnh và đồng bộ kết cấu hạ tầng, tạo thành hệ thống các Cảng
hàng không hiện đại theo tiêu chuẩn ICAO; thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa
trong giao tiếp và ứng xử với khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu
cầu đa dạng và ngày càng cao của hành khách; hội nhập tốt với khu vực và thế giới.
Giai đoạn từ tháng 4 năm 2016 đến nay
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (tên giao dịch quốc tế:
Airports Corporation of Vietnam - Viết tắt: ACV) là công ty cổ phần hoạt động theo
mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con, được chuyển đổi từ Công ty TNHH Một thành viên
do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ cổ
phần chi phối theo Quyết định số 1710/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa Cơng ty mẹ - Tổng cơng ty Cảng
hàng không Việt Nam.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP hoạt động theo loại hình
cơng ty cổ phần từ 01/4/2016, hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác 22 Cảng hàng khơng
trên cả nước (trong đó có 21 Cảng hàng không đang khai thác), bao gồm 7 Cảng hàng


9

không quốc tế và 15 Cảng hàng không quốc nội, góp vốn đầu tư vào một số cơng ty
con và cơng ty liên doanh, liên kết. ”
1.1.1.2. Tình hình hoạt động của ACV trong các năm gần đây:
Giai đoạn 2016-2019, với sự tăng trưởng của thị trường vận tải hàng khơng cũng
như thực hiện biện pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, kiểm sốt chặt chẽ dịng tiền

và bám sát nhiệm vụ kế hoạch năm, ACV đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu nhiệm vụ kế
hoạch SXKD trung hạn mà ĐHĐCĐ thồn qua. Các chỉ tiêu tài chính ln duy trì ở
mức tăng trưởng cao, đảm bảo việc bảo tồn và phát triển vốn CSH
Dưới đây là tóm tắt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn
2012 đến 6/2019: (ĐVT: tỷ đồng)

Đồ thị 1.1: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Tổng cơng ty Cảng hàng khơng Việt Nam
(Nguồn: phịng Tài chính kế tốn-ACV)

Qua đồ thị trên có thể thấy Doanh thu tăng trưởng nhưng không liên tục, cụ thể
tăng liên tục từ 8.011 tỷ đồng năm 2012 lên 13.173 tỷ đồng năm 2015, nhưng qua năm
2016 lại giảm chỉ còn 10.646 tỷ đồng.
Từ sau thời điểm cổ phần hóa năm 2017, ACV ghi nhận sự tăng trưởng khá tốt
khi doanh thu năm 2018 đạt mức cao kỷ lục tới hơn 16.090 tỷ đồng và lợi nhuận sau
thuế hơn 6.135 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm có sự tăng trưởng tốt so cùng kỳ 2018
khi doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 8.909 tỷ đồng và 3.695 tỷ đồng.


10

Về lợi nhuận sau thuế cũng có xu hướng tăng nhưng mức độ tăng khơng đồng
đều, trong đó cao nhất là năm 2018 với 6.135 tỷ đồng, Chỉ tính đến 6 tháng đầu năm
2019 lợi nhuận đã đạt 3.695 tỷ đồng gần bằng cả năm 2017. Dự kiến 6 tháng cuối năm
lợi nhuận sẽ đạt thêm 2.500 tỷ đồng.

Đồ thị 1.2: Các chỉ số tài chính của Tổng cơng ty Cảng hàng khơng Việt Nam
(Nguồn: phịng Tài chính kế tốn-ACV)

Giai đoạn năm 2016-2019, với sự tăng trưởng của thị trường vận tải hàng không
cũng như thực hiện biện pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, kiểm sốt chặt chẽ

dòng tiền và bám sát nhiệm vụ kế hoạch năm, ACV đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu
nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn mà Đại hội đồng cổ đơng thơng qua.
Các chỉ tiêu tài chính ln duy trì ở mức tăng trưởng cao, đảm bảo việc bảo tồn và
phát triển vốn chủ sở hữu. Từ đó cho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả khi cả doanh
thu thuần và lợi nhuận đều tăng.


11

1.1.2. Các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
1.1.2.1. Hoạt động kinh doanh chính của ACV
“Cơng ty có các hoạt động kinh doanh dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng
không, bao gồm:
- Đầu tư, quản lý vốn đầu tư, trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các cảng hàng
không sân bay;
- Đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị cảng hàng không, sân bay;
- Cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng khơng, an tồn hàng khơng;
- Cung ứng các dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, phụ tùng, thiết bị hàng không và các
trang thiết bị khác;
- Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ khoa học, công nghệ trong và ngoài
nước;
- Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, các dịch vụ tại nhà ga hành
khách, ga hàng hóa;
- Xuất nhập khẩu, mua bán vật tư, phụ tùng, thiết bị hàng không;
Và dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không, các công ty vận tải, du lịch, các nhà
sản xuất:
- Cung ứng tàu bay, vật tư, phụ tùng, thiết bị tàu bay và trang thiết bị chuyên
ngành hàng không;
- Cung ứng dịch vụ thương nghiệp, bán hàng miễn thuế, các dịch vụ phục vụ sân
đỗ tại các cảng hàng không sân bay;

- Cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và
chất lỏng chuyên dùng) và xăng dầu tại các cảng hàng không, sân bay.
- Dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, kho hàng hóa; giao nhận
hàng hóa; nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ”.
1.1.2.2. Các hoạt động kinh doanh khác:


12

Thực hiện theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 và Quyết
định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP.HCM về phê duyệt kinh
doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn TP.HCM TCT.
Lĩnh vực bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ
trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp:
- Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp.
- Quảng cáo.
- Hoạt động trung gian tiền tệ khác: đại lý thu đổi ngoại tệ tại các nhà ga hành
khách cảng hàng không
- Bán bn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan: Cung ứng xăng
dầu hàng không bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn, chất lỏng chuyên dụng và xăng
dầu khác tại cảng hàng không, sân bay.
Lỉnh vực thi cơng lắp đặt:
- Lắp đặt hệ thống cấp, thốt nước, lị sưởi và điều hồ khơng khí (trừ gia cơng
cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở).
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác (trừ gia cơng cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ
điện tại trụ sở).
Lĩnh vực xây dựng:
- Xây dựng cơng trình đường sắt và đường bộ: Xây dựng, sửa chữa đường băng,
đường lăn sân đậu, đường dẫn vào nhà ga hành khách, đường nội cảng.

- Hoàn thiện cơng trình xây dựng.
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (trừ thiết kế cơng trình,
giám sát thi cơng, khảo sát xây dựng).
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác.
Lĩnh vực giáo dục, du lịch, vận tải:
- Giáo dục nghề nghiệp (không hoạt động tại trụ sở).
- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (không hoạt động tại TP.HCM).
- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.
- Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng
(phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới…).


×