Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân tích các yếu tố tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh phân bón của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------

HUỲNH THANH LAM

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ KINH DOANH PHÂN BÓN CỦA CÁC CƠ SỞ KINH DOANH
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

HUỲNH THANH LAM

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ KINH DOANH PHÂN BÓN CỦA CÁC CƠ SỞ KINH DOANH
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HỒI



Tp. Hồ Chí Minh – năm 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC HỘP
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
LỜI CAM ĐOAN
TĨM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1

1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN .................................................................................... 4
CHƯƠNG 2............................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................... 5
2.1. ĐỊNH NGHĨA/KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ..................................................... 5
2.1.1. Định nghĩa cơ sở kinh doanh ......................................................................... 5
2.1.2. Khái niệm về Kinh doanh .............................................................................. 5
2.1.3. Trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh kinh doanh phân bón .................. 6

2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ QUY ĐỊNH .................... 6
2.2.1. Tuân thủ quy định và hiệu quả của chính sách ........................................... 6
2.2.2. Lý thuyết lựa chọn, hành động hợp lý giải thích tn thủ ....................... 10
2.2.3. Mơ hình tn thủ - Phương pháp T11........................................................ 10
2.2.4. Mơ hình tn thủ tổng hợp - Phương pháp T14 ....................................... 17
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ................................ 18


2.3.1 Nghiên cứu tại nước ngoài ............................................................................ 18
2.3.2 Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 23
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 24
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ................................................. 24
3.1. KHUNG PHÂN TÍCH .................................................................................... 24
3.2. THU THẬP DỮ LIỆU .................................................................................... 25
3.2.1 Cách thức thu thập ........................................................................................ 25
3.2.2 Bảng phỏng vấn ............................................................................................. 25
3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU..................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 30
CHƯƠNG 4 ............................................................................................................. 31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 31
4.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................ 31
4.2. ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT ...................................................................... 33
4.2.1. Đặc điểm cơ sở kinh doanh .......................................................................... 34
4.2.2. Tình hình kinh doanh của cơ sở .................................................................. 35
4.2.3. Thách thức trong hoạt động kinh doanh.................................................... 36
4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH ............................... 37
4.3.1. Các yếu tố tự giác tuân thủ T11 .................................................................. 37
4.3.2. Các khía cạnh kiểm sốt .............................................................................. 42
4.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHĨ KHĂN VÀ HIỆN TRẠNG KHƠNG TUÂN

THỦ QUY ĐỊNH .................................................................................................... 49
4.4.1 Đánh giá mức độ khó khăn để tuân thủ quy định ...................................... 49
4.4.2. Đánh giá tình hình khơng tn thủ quy định kinh doanh phân bón ....... 51
4.4.3.Tổng hợp kết quả chính về sự tn thủ quy định kinh doanh phân bón . 52
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................. 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................................... 54
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 54


5.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ......................................................................... 55
5.2.1. Những giải pháp gia tăng tự giác tuân thủ qui định ................................. 58
5.2.2. Những giải pháp mang tính chất kiểm sốt, cưỡng chế thi hành ............ 59
5.3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN


DANH MỤC HỘP
Hộp 1. Trách nhiệm của Tổ chức, cá nhân bn bán phân bón ............................... 28
Hộp 2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón ............... 29
Hộp 3. Các hành vi bị nghiêm cấm .......................................................................... 29


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mơ hình tn thủ- Phương pháp T11....................................................... 16
Bảng 2.2: Mơ hình tn thủ tổng hợp - Phương pháp T14 ...................................... 17
Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo các yếu tố tuân thủ T11 ............................................ 26
Bảng 4.1: Bảng thống kê số lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh ................ 35
Bảng 4.2: Tình hình kinh doanh của cơ sở (% trả lời của cơ sở kinh doanh) .......... 36
Bảng 4.3: Những thách thức trong kinh doanh của cơ sở ........................................ 37

Bảng 4.4: Kiến thức quy định (T1) .......................................................................... 38
Bảng 4.5: Những yếu tố Chi phí - Lợi ích (T2) ....................................................... 39
Bảng 4.6: Mức độ chấp nhận (T3) ........................................................................... 40
Bảng 4.7: Tuân thủ tôn trọng cán bộ - cơ quan quản lý (T4) ................................... 41
Bảng 4.8: Kiểm sốt khơng chính thức (T5) ............................................................ 42
Bảng 4.9: Khả năng bị báo cáo (T6) ........................................................................ 43
Bảng 4.10: Khả năng bị kiểm tra, thanh tra (T7) ..................................................... 44
Bảng 4.11: Khả năng bị phát hiện (T8) .................................................................... 45
Bảng 4.12: Kiểm tra chọn lọc (T9) .......................................................................... 47
Bảng 4.13: Khả năng bị phạt (T10) .......................................................................... 48
Bảng 4.14: Mức độ nghiêm trọng của hình phạt (T11) ............................................ 48
Bảng 4.15: Bảng tổng hợp Cronbach’s Anpha và trung bình thang đo từ T1 đến T11
.................................................................................................................................. 53
Bảng 5.1: Tóm tắt gợi ý chính sách nâng cao tự giác tuân thủ ................................ 56


SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích của đề tài (theo Mơ hình tn thủ T11) ....................... 24
Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Cà Mau ................................................................................. 32
Biểu đồ 4.1: Phân bổ số cơ sở khảo sát theo huyện ................................................. 34
Biểu đồ 4.2: Số năm kinh doanh của cơ sở .............................................................. 34
Biểu đồ 4.3: Mức độ khó khăn để tuân thủ qui định ................................................ 50
Biểu đồ 4.4: Tình hình khơng tn thủ quy định kinh doanh phân bón ................... 51


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tuân thủ quy định
pháp luật về kinh doanh phân bón của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Cà Mau” là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi, được sự hướng dẫn

khoa học của GS.TS Nguyễn Trọng Hoài. Dữ liệu điều tra và kết quả nghiên cứu trình
bày trong luận văn là trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được
cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào trước đây. Tơi xin chịu trách nhiệm
về lời cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 02 năm 2019
Tác giả luận văn

Huỳnh Thanh Lam


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tỉnh Cà Mau có diện tích nơng nghiệp lớn, nhu cầu sử dụng phân bón phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp của người nông dân ngày càng tăng cao, nhiều cơ sở kinh
doanh vật tư nông nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh phân bón. Do đó, các ngành
chức năng quan tâm đến hành vi tuân thủ quy định pháp luật của các cơ sở kinh doanh
mặt hàng này là thực sự cần thiết.
Tác giả sử dụng cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu như lý thuyết
hành vi về tuân thủ quy định gồm tuân thủ quy định và tác dụng chính sách, các chính
sách về quản lý tuân thủ, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ, cơ sở lý thuyết về
mơ hình tn thủ T11 của Hà Lan, 27 biến quan sát trong mơ hình T11 của Elffer và
cộng sự (2003), và các nghiên cứu liên quan để hình thành bảng câu hỏi, phân tích thực
trạng tuân thủ quy định pháp luật của các cơ sở có hoạt động kinh doanh phân bón.
Thực hiện khảo sát 85 cơ sở kinh doanh vật tư nơng nghiệp có hoạt động kinh
doanh phân bón, phân tích đặc điểm mẫu khảo sát và đánh giá thực trạng hành vi tuân
thủ quy định pháp luật về kinh doanh phân bón của các cơ sở thơng qua việc đánh giá
các khía cạnh tn thủ tự giác, các khía cạnh kiểm sốt, các khía cạnh hình phạt, xử
phạt; đánh giá mức độ khó khăn của các doanh nghiệp khi tuân thủ và tình hình tuân
thủ quy định trong lĩnh vực kinh doanh phân bón. Kết quả phân tích cho thấy 9 yếu
tố trong 11 yếu tố là, Yếu tố lợi ích – chi phí, Khả năng bị thanh tra – kiểm tra, Khả
năng bị báo cáo, Kiểm sốt khơng chính thức, Tơn trọng cán bộ – cơ quan quản lý,

Mức độ chấp nhận, Khả năng bị phát hiện, Khả năng bị phạt và Mức độ nghiêm trọng
của hình phạt có giá trị trung bình mức độ đồng ý cao. Trong đó yếu tố T3 (mức độ
chấp nhận) và T4 (tôn trọng cán bộ – cơ quan quản lý) là cao nhất. Kiến thức quy
định (T1), yếu tố kiểm tra chọn lọc (T9) cũng đểu có ảnh hưởng nhưng với giá trị
thấp hơn 9 yếu tố nêu trên.
Điều này chứng tỏ, các yếu tố này ảnh hưởng đến sự tuân thủ quy định pháp luật
về kinh doanh phân bón của các cơ sở kinh doanh. Trên cơ sở này, tác giả đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao việc tuân thủ quy định pháp luật của các cơ sở kinh doanh vật
tư nơng nghiệp có tham gia hoạt động kinh doanh phân bón, góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh phân bón.


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương 1 trình bày giới thiệu nghiên cứu của đề tài bao gồm tính cấp thiết của
đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và
kết cấu luận văn.
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phân bón là ngun liệu thiết yếu góp phần làm tăng bình quân từ 35-40% năng
suất cây trồng (Hiệp hội phân bón Việt Nam, 2016), phân bón có vai trị quan trọng
trong phát triển nông nghiệp của nước ta, từ chỗ thiếu lương thực đến nay đã trở thành
một trong những quốc gia có sản lượng nơng sản xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, và
nhiều loại cây ăn trái khác.
Với tầm quan trọng của phân bón, trong những năm qua, Nhà nước ta đã có
nhiều chủ trương, chính sách, các quy định pháp luật để quản lý hoạt động sản xuất,
kinh doanh phân bón phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp, góp phần sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên đất, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón một cách hiệu
quả nhằm phát triển thị trường phân bón lành mạnh, đảm bảo chất lượng phân bón

phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp, góp phần nâng cao giá trị các mặt hàng nơng sản
của Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng nông sản của các quốc gia
khác.
Qua một thời gian thực hiện Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản
lý phân bón và đến tháng 9/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2017/NĐCP về quản lý phân bón thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP, việc quản lý mặt
hàng này đã có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy việc quản lý
phân bón cịn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến các sản
phẩm phân bón phát triển ồ ạt, tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng xuất
hiện trên thị trường ngày càng nhiều nhưng tình trạng chưa kiểm sốt được chất lượng
là rất phổ biến.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Hội nghị về phát
triển phân bón hữu cơ, nhu cầu sử dụng phân bón trong nước ước tính khoảng 11
triệu tấn các loại. Trong đó, nhu cầu sử dụng phân bón vơ cơ trong cả nước vào


2

khoảng 90%, nhu cầu tiêu thụ phân hữu cơ và một số chủng loại khác chỉ vào khoảng
10%. Khu vực phía Nam chiếm 70% cơ sở sản xuất và lượng phân bón tiêu thụ trong
cả nước, đặc điểm phân phối của phân bón chủ yếu dựa trên hệ thống đại lý, cửa hàng
ở các tỉnh, thành, rất ít nhà sản xuất trực tiếp phân phối đến người sử dụng.
Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng đã góp phần tạo chuyển
biến tích cực hơn trong việc tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh
phân bón của các cơ sở sản xuất kinh doanh, từ khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm
ra thị trường. Tuy nhiên, thị trường vẫn cịn tồn tại tình trạng phân bón giả, kém chất
lượng gây thiệt hại về kinh tế cho nông dân và thiệt hại cho nền sản xuất nông nghiệp
nước nhà.
Cà Mau là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Kinh tế, xã hội phát triển, hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngày càng mở rộng, bên
cạnh đó các hành vi vi phạm hành chính trong thương mại cũng diễn ra, trong đó có

vi phạm trong hoạt động kinh doanh phân bón. Theo Sở Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn tỉnh Cà Mau, trong 6 tháng đầu năm 2017 Qua kiểm tra 49 cơ sở kinh
doanh vật tư nông nghiệp, phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 28 vụ. Trước
đó, trong năm 2016, ngành nơng nghiệp của tỉnh cũng đã phát hiện và xử lý 83 vụ sai
phạm (). Tuy mức độ vi phạm ít nghiêm trọng nhưng đã tạo bức
xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến sự công bằng trong hoạt động kinh doanh,
ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của địa
phương, và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với tính nghiêm minh của pháp luật
và việc thực thi pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước.
Từ những thực trạng trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố
tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh phân bón của các cơ sở kinh doanh vật
tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau” nhằm giúp cơ quan quản lý nhà nước
đánh giá thực trạngviệc tuân thủ hoặc không tuân thủ quy định trong hoạt động kinh
doanh phân bón của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu
được sử dụng để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ quy định, nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực phân bón trên địa bàn tỉnh Cà Mau.


3

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Với mục tiêu chung là khảo sát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
tuân thủ hoặc không tuân thủ quy định quản lý nhà nước về phân bón của các cơ sở
kinh doanh vật tư nơng nghiệp có tham gia hoạt động kinh doanh phân bón, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh phân bón.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu chung này, đề tài sẽ giải quyết 03 mục tiêu cụ thể, đó là:
– Phân tích các yếu tố và mức độ tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động

kinh doanh phân bón của các các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Cà Mau;
– Đánh giá mức độ khó khăn và hiện trạng tuân thủ quy định pháp luật hiện trạng
trong hoạt động kinh doanh phân bón của các các cơ sở kinh doanh vật tư nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
– Đề xuất các giải pháp để nâng cao tuân thủ quy định, nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực phân bón.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Hiện trạng kinh doanh phân bón của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Cà Mau (hoạt động kinh doanh và những thách thức họ đang gặp)
như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt
động kinh doanh phân bón của các các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Cà Mau?
Những giải pháp gì để nâng cao tuân thủ quy định, nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực phân bón?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy
định pháp luật về phân bón của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn


4

tỉnh Cà Mau.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện cho các các cơ sở kinh
doanh kinh doanh vật tư nông nghiệp tại tỉnh Cà Mau.
Phạm vi thu thập dữ liệu: Số liệu sử dụng chính trong đề tài là các thơng tin thu
thập từ các cơ sở kinh doanh vật tư nơng nghiệp có tham gia hoạt động kinh doanh

phân bón trên địa bàn tỉnh Cà Mau thông qua bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn. Ngồi
ra, dữ liệu thứ cấp cịn được được thu thập từ niên giám thống kê tỉnh Cà Mau, các
nguồn thơng tin chính thống, có uy tín trên mạng internet, các báo cáo của các cơ
quan có liên quan.
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Chương 1. Giới thiệu đề tài. Nội dung Chương nêu lý do vì sao cần thiết thực
hiện đề tài: mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài. Tóm
lược cơ bản lý thuyết hành vi về tuân thủ quy định. Lược khảo các nghiên cứu liên
quan đến đề tài.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Tác giả trình bày khung phân tích của đề
tài, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn, phương pháp phân tích số liệu cho luận
văn.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày tổng quan về mẫu nghiên
cứu, phân tích thống kê mơ tả.
Chương 5. Kết luận và gợi ý chính sách. Chương này trình bày những kết quả
mà đề tài đạt được, các gợi ý chính sách để nâng cao tuân thủ quy định, nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực phân bón trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đồng thời
chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài gồm các cơ sở kinh
doanh, trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh kinh doanh vật tư nơng nghiệp có tham
gia hoạt động kinh doanh phân bón. Trình bày lý thuyết hành vi tn thủ quy định
pháp luật. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
2.1. ĐỊNH NGHĨA/KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

2.1.1. Định nghĩa cơ sở kinh doanh
‘Cơ sở kinh doanh’ theo Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm 2005 được hiểu
là ‘các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Theo định nghĩa này thì
những cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi thương mại và bắt buộc phải có đăng
ký kinh doanh đểu được xem là cơ sở kinh doanh. cơ sở kinh doanh do một cá nhân
hoặc một nhóm người do các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh
tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (Khoản 1 Điều 66 Nghị định 66/2015/NĐCP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).
2.1.2. Khái niệm về Kinh doanh
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn
của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Luật Doanh nghiệp 2014, tại Khoản 16 Điều 4).
Kinh doanh là một khái niệm rộng hơn thuật ngữ ‘hoạt động thương mại’ là ‘ hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Khoản 1, Điều
3 - Luật thương mại)
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những các cơ sở kinh doanh chuyên
kinh doanh mua bán hàng hóa và có những các cơ sở kinh doanh đồng thời là nhà sản
xuất, cung ứng dịch vụ. Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên
quan đến quá trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn, chất
lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ.


6

2.1.3. Trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh kinh doanh phân bón
Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón phải tuân thủ các điều kiện về
kinh doanh phân bón (Điều 19 Nghị định 108/2017/NĐ-CP), bao gồm: (1) được đăng

ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật; (2) Có cửa hàng bn bán phân bón.
Cửa hàng bn bán phân bón phải có: Biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón;
bảng giá bán cơng khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc; (3) Có
khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng; (4) Người trực tiếp bán
phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chun mơn về phân bón, trừ trường
hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng
trọt, bảo vệ thực vật, nơng hóa thổ nhưỡng, nơng học, hóa học, sinh học.
Trường hợp cơ sở bn bán phân bón khơng có cửa hàng phải có đăng ký doanh
nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân
bón và đáp ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ QUY ĐỊNH
2.2.1. Tuân thủ quy định và hiệu quả của chính sách
Khái niệm tuân thủ quy định theo OECD (2000) là ‘việc chấp hành của cộng
đồng được quản lý về những quy định’. Triết lý của OECD lý giải nguyên nhân vì sao
mọi người trong công đồng cần phải tuân theo những nguyên tắc, luật lệ được đặt ra.
Để hiểu được việc chấp hànhnày của người dân thì cần phải xem xét ít nhất trên ba
khía cạnhsau đây. Thứ nhất, là người dân trong cộng đồng nhận thức và hiểu rõ được
những quy định về một vấn đề nào đó cần có sự chấp hành chung, nếu khơng rõ ràng
về quy định thì có thể đưa đến tình trạng vơ tình khơng tn thủ. Thứ hai, là người
dân phải sẵn lòng tuân thủ. Cần xem xét những động lực nào có thể khuyến khích sự
tn thủ, và những hành độg nào của nhà nước có thể làm giảm động lực cho những
hành vi không tuân thủ. Thứ ba, là khả năng thi hành và tuân thủ của người dân. Cần
xem xét liệu người dân có khả năng thi hành và tuân thủ không, và cung cấp thêm
những hoạt động hỗ trợ như tuyê truyền, giải thích, cung cấp thơng tin. Hành vi khơng
tn thủ qui định nào đó sẽ xuất hiện khi 3 khía cạnh nêu trên không đồng thời diễn
ra. Việc ban hành các qui định cũng phải xem xét điều kiện thực tiễn để bảo đảm 3
khía cạnh nêu trên có thể cùng xãy ra bằng cách xây dựng và thực hiện một số hoạt


7


động như: (1) Thông tin, tuyên truyền rộng rãi cho người dân trong cộng đồng biết
được quyền lợi và nghĩa vụ, giải thích rõ ràng về những yêu cầu thực thi trong qui
định; (2) Cùng lúc ápdụng nhiều biện pháp khác nhau như thuế, cấm, trợ cấp, tiêu
chuẩn để tác động đến hành vi tuân thủ trong cộng đồng, những hoạt động cưỡng chế
thi hành (thanh tra, kiểm tra, xử phạt).
Trên thực tế, việc tuân thủ hoàn toàn với một quy định có thể khơng hồn thành
được mục tiêu mong muốn, có thể rất tốn kém và gây ra những thiệt hại khơng cần
thiết (ví dụ nếu phần chi phí tuân thủ quá lớn nó có thể dẫn đến doanh nghiệp, cơ sở
kinh doanh dừng kinh doanh).Việc tuân thủ hoàn tồn là điều có thể đạt được nhưng
khơng đồng nghĩa với việc đạt được mục tiêu mong muốn.
Để đánh giá mức độ tuân thủ quy định, theo OECD thì các nhà hoạt định chính
sách phải cần xem rằng hành vi tuân thủ của cộng động là quan trọng, không phải chỉ
là những tác dụng của quy định. Do vậy, cần phải dự đoán đầy đủ về các yếu tố và
các động lực phía sau của vấn đề, việc lựa chọn các cơng cụ chính sách, và tiến trình
thực hiện.Đồng thờiphải xem xét, phân tích cả các yếu tố của việc tuân thủ quy định
và các yếu tố khác ảnh hưởng đến tác dụng của chính sách để có thể tìm ra được
những cách thức cần thiết để cải tổ các quy định đã ban hành.
Tuân thủ hoàn toàn là điều khơng thể ln ln có thể đạt được, ít nhất là với
chi phí có thể chấp nhận, và nói chung chính phủ các nước hầu như ln ln phải có
sự thỏa mãn với sự tuân thủ đạt “mức độ có thể chấp nhận nào đó”. Nói chung là
khơng thể có câu trả lời cho câu hỏi “mức độ không tuân thủ có thể chấp nhận là bao
nhiêu” vì mỗi lĩnh vực chính sách có những đặc thù riêng, những sự khác nhau, và
những yếu tố nhạy cảm khác nhau. Để định nghĩa mức độ khơng tn thủ có thể chấp
nhận được cần dựa vào bối cảnh cụ thể, vàmức độ rủi ro, thiệt hại nghiêm trọng của
các vấn đề nảy sinh từ hành vi không tuân thủ. Một mức độ/tỷ lệ khơng tn thủ nào
đó có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng, mặc dù mức độ đó cũng đã tồn tại trong
nhiều năm qua và không được xem là ở mức nghiêm trọng.
Hành vi tuân thủ có thể được thấy ở 3 cấp độ khác nhau:
Cấp độ thứ nhất, là cấp độ mà người dân biết và hiểu các qui định đã ban hành

để tuân thủ; Cấp độ thứ hai, là người dân sẵn lòng tuân thủ qui định bất kể là do những


8

động lực kinh tế, những thái độ chuẩn mực chủ quan của người công dân, sự chấp
nhận vể mục tiêu của chính sách, hay là do sức ép từ các hoạt động cưỡng chế thi
hành. Nghĩa là nhận thức đánh giá của đối tượng thi hành về những yếu tố nào thuộc
về tuân thủ tự giác, và những yếu tố cưỡng chế thi hành về mặt hành chính ảnh hưởng
đến ý định hành vi của họ; Thứ ba là mức độ mà người dân có thể tuân thủ những qui
định đến đâu, tới mức kỳ vọng nào của các nhà làm chính sách.
Tại mỗi cấp độ này, chính phủ cần sử dụng một số các hành động đồng thời để
bảo đảm là chính sách đã ban hành có hiệu quả như sau:
Thông tin đến các người dân thuộc đối tượng thi hành qui định để họ biết về
quyền lợi, nghĩa vụ cũng như giải thích rõ những điều qui định cần phải tn thủ.
Sử dụng nhiều cơng cụ chính sách khác nhau như thuế, hạn chế, cấm, trợ cấp để
tác động đến hành vi của người dân, đồng thời thực hiện một số hoạt động cưỡng chế
như thanh tra, kiểm tra việc thực hiện qui định.
Thực thi đầy đủ những gì đã có trong qui định để bảo đảm chính sách được thi
hành trong thực tế thông qua các kênh thông tin, các hỗ trợ kỹ thuật và kênh quản lý.
Thất bại trong việc thực thi các biện pháp giải quyết tại ba cấp độ không tuân
thủ đã nêu trên sẽ dẫn đến thất bại chính sách (OECD, 2000). Khi hành vi không tuân
thủ kéo dài và trải ra trên phạm vi rộng lớn thì được gọi là thất bại chính sách có hệ
thống về mặt quản lý nhà nước, làm giảm giá trị của các công cụ quản lý, và sau cùng
là làm mất lịng tin đối với chính phủ.
Theo lý thuyết có hai nhóm chính sách quản lý nhà nước thông qua ban hành
các qui định quản lý là: chính sách quản lý hướng về tuân thủ và chính sách quản lý
hướng về kết quả.
Chính sách quản lý hướng về tuân thủ nhắm vào mục tiêu làm thế nào để đạt
được mức độ tuân thủ cao nhất của đối tượng thuộc qui định chấp hành. Các chính

sách thuộc thể loại này tìm kiếm sự hiệu quả về nguồn lực của chính phủ để tránh
những thất bại tiềm năng mà có thể làm giảm thấp mục tiêu cần đạt được của chính
sách. Các nhà làm chính sách cần phải hiểu và quan tâm đến đặc điểm của cộng đồng
được quản lý theo quy định nào đó, xem xét những người này sẽ đáp ứng như thế nào
đối với những quy định và các hoạt động cưỡng chế thi hành và cả những động lực


9

bên trong và bên ngoài để tuân thủ với các mục tiêu quản lý.
Ngược lại, chính sách hướng về kết quả được xây dựng nhằm cải thiện mạnh
mẽ các kết quả của chính sách. Nghĩa là, việc phác thảo, thực thi, quan trắc và cưỡng
chế được thiết kế theo cách tổng hợp để tối đa hóa tiềm năng của đối tượng thi hành
nhằm đạt được các mục tiêu chính sách với chi phí thấp nhất.
Về cách thức tiếp cận trong nghiên cứu về tuân thủ qui định, Parker và Nielsen
(2011) phân biệt rõ 2 cách thức tiếp cận là “khách quan” và “thuyết phục” trong đó
khái niệm tuân thủ dùng để chỉ thái độ và hành vi của cá nhân, doanh nghiệp đáp ứng
với những quy định được ban hành.
Cách tiếp cận “khách quan” về tuân thủ xác định và giải thích tại sao khơng
chấp hành và chấp hành như thế nào, trong các trường hợp nào thì cá nhân và các
doanh nghiệp sẽ chấp hành quy định, và khi nào, tại sao họ lại khơng chấp hành. Ý
nghĩa chính trong trong cách tiếp cận này là hành vi chấp hành đối với những yêu cầu
mà luật đã qui định. Những nghiên cứu về tuân thủ theo cách tiếp cận khách quan
cũng tìm cách giải thích những ý định, thái độ tn thủ và khơng tn thủ, các tiến
trình quản lý, các hệ thống tổ chức cấp doanh nghiệp và hệ quả của việc chấp hành
quy định nhằm đạt được các mục tiêu chính sách (ví dụ: mục tiêu chính sách về giảm
ơ nhiễm có thực sự đạt được hay không, điều này khác biệt với việc các doanh nghiệp
chấp hành với những yêu cầu bắt buộc về kỹ thuật).
Cách tiếp cận “thuyết phục” về tuân thủ cho rằng tuân thủ là một tiến trình phức
tạp, mơ hồ mà trong đó ý nghĩa của quy định được chuyển tải theo những gì đã diễn

giải, thực thi và thương thảo hàng ngày trong cuộc sống giữa những người liên quan
đến một quy định nào đó. Theo cách tiếp cận này thì tuân thủ muốn nói đến những ý
nghĩa, những tập quán xã hội, thói quen, những tương tác, thơng tin giữa những đối
tượng khác nhau trong tiến trình thực hiện.
Từ tham khảo các cách tiếp cận về lý thuyết nêu trên, trong nghiên cứu này tác
giả tiếp cận khái niệm tuân thủ như sau: “Tuân thủ là thái độ mà cá nhân hoặc doanh
nghiệp chấp hành các quy định của cơ quan quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào
đó”. Trong đề tài này là tuân thủ quy định của các cơ sở kinh kinh doanh vật tư nông
nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh phân bón.


10

2.2.2. Lý thuyết lựa chọn, hành động hợp lý giải thích tuân thủ
Theo cách tiếp cận phân tích lựa chọn hợp lý của Becker (1968) là cách tiếp cận
kinh tế của vấn đề tội phạm. Cách tiếp cận này giả định rằng khi người dân sẽ phải lựa
chọn giữa các phương án thì họ sẽ đánh giá kết quả kỳ vọng của các phương án, và sau
cùng sẽ chọn phương án nào hứa hẹn mang lại kết qủa tốt nhất cho họ. Trong bối cảnh
không tuân thủ quy phạm pháp luật, người có ý định phạm tội sẽ cố gắng định giá điều
gì sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho họ, tuân thủ với luật pháp hay không tuân thủ. Người
này sẽ chọn hành vi không tuân thủ nếu hành vi này họ kỳ vọng mang lại giá trị cao
hơn giá trị của tuân thủ. Cách tiếp cận này của tác giả là khá rõ ràng về ý tưởng triết lý,
nhưng những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy một câu hỏi được nêu ra là chúng ta
(hoặc ít nhất người có ý định phạm tội) cần phải quan tâm đến điều gì trong hàm giá
trị? Chênh lệch giá trị bằng tiền giữa hai lựa chọn là một phần trong cách tiếp cận này.
Thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Azen (1975), nêu bật vai trò
của các chi phí và lợi ích khơng phải bằng tiền như uy tín trong xã hội, hình ảnh của
mình trong cộng đồng bị suy giảm. Các tác giả đã nêu bật vai trò của các yếu tố niềm
tin, thái độ, ý định và hành vi dưới một yếu tố đại diện là thái độ của người dân và
chuẩn mực xã hội đối với một hành vi cụ thể nào đó.


Trong nhiều nghiên cứu về

tội phạm, nhiều tác giả đã phối hợp cả hai nhóm yếu tố bằng tiền và khơng phải bằng
tiền trong mơ hình lý thuyết và thực nghiệm của họ.
2.2.3. Mơ hình tn thủ - Phương pháp T11
Năm 1993, Bộ tư pháp Hà Lan phối hợp với Dick Ruimschotel và Đại học
Rotterdam Erasmus và đề xuất 11 yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ (T11)
và được OECD sử dụng tại nhiều quốc gia khác nhau (OECD, 2000). Bảng 11 yếu tố
hay cịn gọi là mơ hình tn thủ 11 yếu tố bao gồm 11 yếu tố được đánh giá là có tính
thực tiễn cao trong việc phân tích tuân thủ luật pháp và phát triển chính sách.
Lý thuyết cơ bản của mơ hình tn thủ T11 thuộc lĩnh vực tâm lý xã hội dựa
trênlý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Azen (Elffers và cộng sự, 2003).
Các thành phần của lý thuyết TRA có 3 cấu trúc cơ bản là: ý định hành vi, thái độ và
chuẩn mực chủ quan. Theo lý thuyết này thì những ý định hành vi của cá nhân sẽ phụ
thuộc vào thái độ của người đó đối với một hành vi nhất định và chuẩn mực chủ quan,


11

ý kiến hoặc quan điểm của những người khác trong xã hội. Mơ hình giải thích hành vi
tn thủ theo khía cạnh thái độ đối với chi phí và lợi ích.
Mơ hình phân tích tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của quy định,
luật pháp vào đối tượng liên quan thi hành. Các phân tích sử dụng mơ hình này giúp
cho chính phủ hiểu được hiện trạng hành vi tuân thủ/không tuân thủ của đối tượng chấp
hành, việc cưỡng chế thi hành, và các vấn đề khác liên quan đến quy định hiện hành.
Do vậy sẽ giúp thiết kế và cải thiện quy định có tác dụng hơn. Mơ hình phân tích 11
yếu tố xác định hành vi tuân thủ có thể được áp dụng để đánh giá độ mạnh, yếu của các
điều quy định thông qua 2 cách: (1) thứ nhất là thông qua thảo luận với các chuyên gia,
các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, những nhà cưỡng chế thực thi, đại diện

đối tượng quản lý, và các chuyên gia luật để xem xét mức độ mạnh, yếu của 11 yếu tố
dựa theo ý kiến, nhận định riêng của từng người. (2) Cách thứ hai có giá trị khách quan
hơn là thực hiện khảo sát ý kiến các đối tượng thi hành để ghi nhận và phân tích ý kiến
của họ về quy định mà họ phải thi hành.
Trong cả hai cách thực hiện thì mỗi yếu tố được đánh giá theo thang đo Likert và
gán một con số đánh giá từ mức 1 đến mức 5, trong đó mức 1 là tuân thủ thấp nhất và
mức 5 biểu hiện yếu tố được tuân thủ mạnh nhất. Kết quả phân tích từ khảo sát sẽ chỉ
ra được những yếu tố hoặc khía cạnh nào của tuân thủ bị thất bại. Để có được kết quả
thu thập ý kiến khách quan và hiệu quả, khi áp dụng mơ hình phân tích này cần phải
sử dụng chính xác, rõ ràngnhững khái niệm chính như sau: (1) đối tượng quản lý, chấp
hành qui định: là nhóm người (cộng đồng) hoặc các tổ chức (doanh nghiệp) phải tuân
theo những quy định. (2) Thuật ngữ tuân thủ dùng để chỉ hành vi tuân thủ của đối
tượng. (3) Thanh tra, cưỡng chế thi hành dùng để chỉ các hoạt động kiểm tra, phạt của
các cơ quan chức năng quản lý thi hành.
Việc sử dụng mơ hình phân tích 11 yếu tố xác định tuân thủ sẽ chỉ cho biết mức
độ mà đối tượng được kỳ vọng để tuân thủ quy định tổng hợp từ quan điểm riêng của
các cá nhân trong đối tượng quản lý. Điều này có thể được giải thích bằng cách tập
trung vào những yếu tố quan trọng nhất là tại sao nhóm đối tượng sẽ tuân thủ (hoặc
không) quy định (yếu tố từ 1 đến 5) và giúp ước lượng được mức độ tuân thủ tự giác
của đối tượng. Trên cơ sở của các yếu tố từ 6 đến 11, việc phân tích cho thấy độ mạnh


12

yếu, tác dụng của các hoạt động thanh tra, và hiệu quả của hoạt động cưỡng chế thực
thi những yêu cầu của luật định.
Nội dung cơ bản của mơ hình 11 yếu tố chính về hành vi tuân thủ của Hà Lan
năm 1993 như sau:
• Nhóm yếu tố thứ nhất: tự giác tuân thủ bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến
việc tự giác tuân thủ của đối tượng, không nhất thiết có những hoạt động cưỡng

chế thi hành của cơ quan quản lý):
(1) Kiến thức của đối tượng về những quy định, quy phạm pháp luật
Kiến thức và sự hiểu biết của đối tượng thi hành về các quy phạm pháp luật, quy
định và những yêu cầu về quản lý nhà nước là yếu tố chính cho doanh nghiệp, đối
tượng chấp hành tuân thủ. Không hiểu biết và xa lạ với những quy định của luật có thể
dẫn đến việc vơ tình khơng tn thủ. Mức độ rõ ràng, khơng mơ hồ của quy định, khơng
địi hỏi kiến thức huyên môn sâu sẽ tạo điều kiện cho đối tượng tuân thủ tốt.
(2) Yếu tố chi phí và lợi ích của tuân thủ
Yếu tố thứ 2 trong nghiên cứu thái độ của người dân, doanh nghiệp đối với tuân
thủ quy định là khía cạnh chi phí và lợi ích. Doanh nghiệp và những đối tượng chấp
hành cần thực thi quy định có thể cân nhắc liệu việc khơng tn thủ thì hiệu quả chi
phí và chấp nhận rủi ro bị phạt là hiệu quả hơn là phải tuân thủ thi hành. Chi phí tuân
thủ bao gồm cả chi phí tài chính, nhân lực trực tiếp và các chi phí gián tiếp khó thấy
hơn, ví dụ như ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Nói cách khác là cần xem xét
lợi ích và chi phí về vật chất và phi vật chất.
(3) Mức độ chấp nhận về quy định
Yếu tố này bao gồm 2 thành phần: mức độ chấp nhận về mục tiêu của chính sách
và mức độ chấp nhận về ảnh hưởng của chính sách tập trung phân tích mức độ chấp
nhận của doanh nghiệp, đối tượng quản lý về lý lẽ của quy định, chính sách. Đánh giá
của đối tượng quản lý về qui định nói chung, và đánh giá ảnh hưởng nội hàm của qui
định được ban hành đến bản thân doanh nghiệp, đối tượng quản lý. Mức độ chấp nhận
thấp có thể đưa đến việc tuân thủ khơng liên tục. Đối với nhiều doanh nghiệp thì sự
chấp nhận về quy định là để nâng cao, gìn giữ những tiêu chuẩn cho nghề nghiệp.


13

(4) Sự tôn trọng của đối tượng với cán bộ nhà quản lý nhà nước
Yếu tố này quan tâm đến thái độ tôn trọng của doanh nghiệp đối với nhà quản lý
thực hiện quy định và cơ quan kiểm soát, cưỡng chế thi hành. Do có sự “thiên vị” về

cách đánh giá, nhìn nhận người quản lý của đối tượng, nên khó để thiết kế câu hỏi phù
hợp nhằm khảo sát khía cạnh này một cách khách quan. Một số người, doanh nghiệp
chỉ biết thực hiện những gì cán bộ quản lý nhà nước yêu cầu hoặc luật đã quy định họ
phải làm, không đưa ra những đánh giá khách quan.
(5) Kiểm sốt xã hội/Kiểm sốt khơng chính thức.
Kiểm sốt xã hội/khơng chính thức nhằm khám phá những thái độ về hệ quả của
việc bị phát hiện không tuân thủ chứ khơng phải là các hình phạt. Những thiệt hại về
uy tín trong xã hội là điểm quan trọng trong khía cạnh này. Kiểm sốt khơng chính thức
này là sự kiểm soát liên quan đến những chuẩn mực xã hội của các thành viên trong
đối tượng quản lý, hoặc nhóm người cùng chun mơn. Kiểm sốt xã hội cũng đồng
thời diễn ra trong cộng đồng của đối tượng quản lý bao gồm người thân, bạn bè, đồng
nghiệp, các doanh nghiệp liên quan, các đối thủ cạnh tranh. Những khía cạnh sau đây
thường được xem xét trong yếu tố kiểm soát xã hội: cảm nhận rủi ro khi bị phát hiện;
mức độ không chấp nhận của cộng đồng về hành vi khơng tn thủ; mức độ mà cộng
đồng nhận thấy có trách nhiệm và phải thực thi.
• Nhóm yếu tố thứ 2 bao gồm các yếu tố về kiểm soát, cưỡng chế thi hành.
(6) Rủi ro khi bị báo cáo.
Yếu tố rủi ro khi bị báo cáo được hiểu là sự rủi ro cảm nhận của đối tượng quản
lý khi việc vi phạm bị phát hiện bởi những người khác trong cộng đồng, khơng có sự
can thiệp của chính quyền và bị báo cáo đến cơ quan quản lý nhà nước.
Yếu tố thứ 6 xem xét các doanh nghiệp, đối tượng quản lý đánh giá cảm nhận
như thế nào về khả năng bị người nào đó báo cáo hoặc phát hiện không tuân thủ đến
cơ quan chức năng. Những thông tin báo cáo có thể trợ giúp cơ quan quản lý giải quyết
các vấn đề không tuân thủ, và như thế nhà quản lý địa phương cần xem xét sự cần thiết
của người dân trong cộng đồng và trợ giúp họ cũng như những người khác trong việc
khuyến khích báo cáo. Một số vấn đề được nêu ra trong yếu tố thứ 5 (kiểm sốt xã hội)
cũng có vai trị quan trọng ở yếu tố này.


14


(7) Rủi ro bị thanh, kiểm tra.
Rủi ro bị thanh tra là đánh giá cảm nhận về rủi ro của doanh nghiệp, đối tượng quản
lý khi bị tiến hành thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về những vi phạm
quy định. Trên thực tế, rủi ro khách quan do thanh, kiểm tra khác với rủi ro thực sự. Mức
độ rủi ro thật sự (không phải rủi ro theo cảm nhận) bị ảnh hưởng bởi mật độ kiểm tra,
thanh tra của cơ quan quản lý và phương pháp thực hiện kiểm tra. Việc thanh tra kiểm
tra được diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau ví dụ như kiểm tra sổ sách, tài liệu kinh
doanh hoặc thanh tra toàn diện, điều này sẽ ảnh hưởng đến mức độ rủi ro trên thực tế.
Yếu tố này cũng là một trong những thông tin nhạy cảm và “thiên vị”, doanh nghiệp, đối
tượng quản lý ít khi trả lời thẳng và đúng như ý của họ muốn nói. Một số doanh nghiệp
cho rằng những cuộc làm việc với thanh tra, nhà quản lý là một trải nghiệm tốt cho doanh
nghiệp, giúp học có thể nhận ra một số điểm khơng tuân thủ, nhận được những thảo luận,
đề xuất cơ hội để sửa chữa, cải thiện việc chấp hành quy định.
(8) Rủi ro bị phát hiện.
Yếu tố này đề cập đến khả năng bị phát hiện không tuân thủ thông qua thanh tra,
kiểm tra sổ sách hoặc thanh tra trực tiếp và tồn diện tại cơ sở kinh doanh. Khía cạnh
này được xem là có ảnh hưởng quan trọng đến việc tuân thủ quy định trong cách tiếp
cận của nhà quản lý nhằm tư vấn cho các cá nhân và doanh nghiệp. Nhận thức của
doanh nghiệp về khả năng của cán bộ thanh tra, kiểm tra để phát hiện được những hành
vi không tuân thủ thông qua những cuộc tiếp xúc làm việc cũng có thể giúp doanh
nghiệp tuân thủ quy định tốt hơn. Những vi phạm phải được phát hiện bằng nhiều cách
thức khác nhau, phụ thuộc vào hình thức, mức độ vi phạm và phạm vi thanh tra, kiểm
tra. Trong nhiều trường hợp thì việc vi phạm rất dễ dàng phát hiện, nhưng khó để tra
tìm ai thực hiện vi phạm nào đó. Rủi ro bị phát hiện là tỷ số giữa số vi phạm bị kiểm
tra và tổng số vi phạm thực sự bị phát hiện. Do vậy, tỷ số này là một ước lượng về hiệu
quả của biện pháp thanh tra, kiểm tra.
(9) Kiểm tra chọn lọc.
Kiểm tra chọn lọc được hiểu là rủi ro cảm nhận bị thanh tra và phát hiện vi phạm
từ việc chọn lọc doanh nghiệp, người, hành động, hoặc lĩnh vực bị kiểm tra. Yếu tố này

quan tâm đến mức độ mà các thanh tra nổ lực tìm kiếm những hình thức vi phạm qui


15

định chứ khơng phải là mức độ tn thủ. Nói chung, chất lượng và hiệu quả của việc
lựa chọn kiểm tra có thể đo lường bằng tỷ lệ của số lần bị phát hiện trong lựa chọn
kiểm tra và kiểm tra ngẫu nhiên. Yếu tố này đo lường thái độ của nhóm các doanh
nghiệp được nằm trong mẫu khảo sát bị thanh tra có nghĩ rằng các thanh trasẽ tập trung
những nguồn lực (bao gồm các cuộc tiếp xúc làm việc) vào những doanh nghiệp dường
như không tuân thủ hay là nhắm vào những người, doanh nghiệp tuân thủ.
(10) Rủi ro bị phạt.
Rủi ro bị phạt là đánh gía cảm nhận của đối tượng vể rủi ro sẽ bị nhận một hình
thức phạt nếu kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy một hoặc nhiều điểm trong quy định
bị vi phạm.Tuy nhiên, khơng phải hình thức phạt sẽ được thực hiện ngay khi phát hiện
vi phạm trong lúc thanh tra mà còn phụ thuộc nhiều vào kết luận của cơ quan lập pháp,
tòa án. Do vậy, yếu tố này quan tâm đến kỳ vọng của doanh nghiệp bị phát hiện vi
phạm về khả năng bị nhận một mức phạt hay hình thức phạt nào đó của cơ quan chức
năng. Các doanh nghiệp lo lắng về thiệt hại thanh danh và uy tín trong nghề là quan
trọng hơn là bị phạt. Các doanh nghiệp thường quan tâm đến việc vơ tình khơng tn
thủ và ảnh hưởng có thể có của việc này dẫn đến bị phạt và các dư luận liên quan khác
xã ra trong cộng đồng
(11) Mức độ nghiêm trọng của hình phạt.
Yếu tố mức độ nghiêm trọng của hình phạtxem xét đanh giá cảm nhận của doanh
nghiệp về mức độ nặng nề của hình phạt do cơ quan quản lý ban hành do việc phát hiện
đã có hành vi khơng tn thủ một ngun tắc, quy định nào đó, những ảnh hưởng xấu
liên quan đến doanh nghiệp, thiệt hại tài chính, và những nguồn lực cần thiết để sửa
chữa những thiệt hại. Việc đanh giá được mức phạt là nặng hay không ảnh hưởng lớn
đế hành vi tuân thủ của doanh nghiệp trong tương lai. Doanh nghiệp phải xem xét đến
thiệt hại về tài chính cũng như các thiệt hại không phải bằng tiền khác. Mức độ nghiêm

trọng của các hình thức phạt có những tác động khơng giống nhau giữa các doanh
nghiệp, hoặc nhóm đối tượng.
11 yếu tố phân tích hành vi tuân thủ phân bổ trong 2 nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố
tự giá tuân thủ và nhóm yếu tố kiểm sốt, cưỡng chế thi hành được trình bày tóm lược
trong bảng sau:


×