Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Ứng dụng các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm trong đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của các dự án đầu tư tại tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG HỒNG LĨNH

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ CĨ TRÁCH
NHIỆM TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO MƠI TRƯỜNG VÀ XÃ
HỘI CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Tuy Hòa – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG HỒNG LĨNH

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ CĨ TRÁCH
NHIỆM TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO MƠI TRƯỜNG VÀ XÃ
HỘI CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
(Ngân hàng hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN



TP. Tuy Hòa – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do chính tơi nghiên
cứu và thực hiện.
Cơ sở lý luận được tham khảo từ sách, báo, các bài nghiên cứu khoa học
trong và ngoài nước đã được nêu trong phần tài liệu tham khảo rõ ràng. Các số liệu
được đưa ra có dẫn chứng nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc. Kết quả
trình bày trong luận văn này được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực,
khách quan và chưa từng được ai công bố trước đây.
Phú Yên, ngày 03 tháng 08 năm 2020
Tác giả

Đặng Hồng Lĩnh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
TĨM TẮT – ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...........................................................................1
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ...................................................................1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................2

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3
1.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
1.5 Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................4
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG, MÔI
TRƯỜNG, XÃ HỘI TẠI TỈNH PHÚ YÊN ...............................................................5
2.1 Phát triển kinh tế và cơ cấu ngành tại tỉnh Phú Yên .........................................5
2.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Phú Yên ...............................................................6
2.3 Vấn đề môi trường và xã hội tại tỉnh Phú Yên ................................................10
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........15
3.1 Cơ sở lý thuyết.................................................................................................15
3.1.1 Khái niệm, nguồn gốc và vai trò của việc đánh giá tác động môi trường và
đánh giá tác động xã hội .......................................................................................15
3.1.2 Giới thiệu Bộ nguyên tắc Đường Xích đạo .................................................25


3.1.3 Giới thiệu Bộ nguyên tắc Đầu tư có Trách nhiệm .......................................32
3.2 Kinh nghiệm áp dụng các nguyên tắc đánh giá môi trường và xã hội trong các
dự án đầu tư ở một số nước ...................................................................................34
3.2.1 Ngành vận tải và bảo vệ mơi trường: Trường hợp của Tập đồn Đường sắt
Đơng Nhật Bản (JR East Group) ..........................................................................34
3.2.2 Chính sách trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Honda ..................................35
3.2.3 Kinh nghiệm làm CSR của Hãng Apple ......................................................37
3.2.4 Chính sách mơi trường - xã hội – quản trị của Công ty Dragon Capital .....39
4.1 Đánh giá về môi trường và xã hội theo bộ ngun tắc đường xích đạo và Đầu
tư có Trách nhiệm đối với các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên ...............................40
4.1.1 Đánh giá tác động môi trường, xã hội các dự án thủy điện tại Phú Yên .....40
4.1.2 Đánh giá tác động môi trường, xã hội các dự án điện mặt trời tại Phú Yên48
4.1.3 Đánh giá tác động môi trường, xã hội các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại
Phú Yên.................................................................................................................51

4.1.4 Đánh giá chung ............................................................................................63
4.2 Phân tích nguyên nhân.....................................................................................64
CHƯƠNG 5: NHỮNG GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ
CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH PHÚ YÊN...............................................66
5.1 Các giải pháp ứng dụng các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm trong đánh giá
rủi ro môi trường và xã hội của các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên.......................66
5.1.1 Nhóm giải pháp về quy trình .......................................................................66
5.1.2 Nhóm giải pháp về nguồn vốn tà trợ cho dự án: .........................................72
5.1.3 Nhóm giải pháp về tài chính của chủ đầu tư ...............................................75
5.2 Kế hoạch thực hiện các giải pháp ....................................................................76


5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Nguyên nghĩa

Từ viết tắt

1

BQLDA

Ban quản lý dự án


2

CP

Cổ phần

3

EC

Engineering and Construction (Thiết kế và thi công xây lắp)

4

EHS

Environment, Health and Safety (Hướng dẫn về An tồn, sức
khỏe và mơi trường)

5

EIA

Environmental Impact Assessment (Đánh giá tác động môi
trường)

6

EIS


Environmental Impact Statement (Báo cáo Tác động Môi
trường nghiêm ngặt hơn)

7

EPFI

Equator Principles Financial Institutions (Định chế tài chính
tham gia Nguyên tắc Xích đạo)

8

EPs

Equator Principles (Nguyên tắc Đường Xích Đạo)

9

ESIA

Environmental and Social Impact Assessment (Đánh giá Tác
động môi trường và xã hội)

10

ESMP

Environmental and Social Management Plan (Kế hoạch quản
lý môi trường và xã hội)


11

ESMS

Environmental and Social Management System (Hệ thống
quản lý môi trường và xã hội)

12

FPIC

Free, Prior And Informed Consent (Đồng thuận dựa trên
nguyên tắc tự nguyện, được thông báo trước và cung cấp
thông tin đầy đủ)

13

HBRE

Công ty TNHH HBRE Phú Yên

14

IFC

The International Finance Corporation (Tổ chức Tài chính
Quốc tế)

15


JR East Group

East Japan Railway Company (Tập đồn Đường sắt Đơng
Nhật Bản)

16

MWp

(Megawatt-peak) Sản lượng điện tối đa

17

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ
Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế)

18

SEA

Strategic Environmental Assessment (Đánh giá môi trường
chiến lược)

19

TMCP

Thương mại Cổ phần



20

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

21

TP

Thành phố

22

UBND

Ủy ban Nhân dân

23

WBG

World Bank Group (Nhóm Ngân hàng Thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên giai
đoạn 2016-2019

Hình 3.1 Kim tự tháp CSR
Hình 3.2 Quy trình Đánh giá tác động mơi trường và xã hội
Biểu đồ 3.1 Tổng lượng khí thải CO2 của Apple từ 2011 đến 2017


TÓM TẮT
Lý do chọn đề tài
Hoạt động đầu tư cần mang lại hiệu quả về tài chính cho nhà đầu tư nhưng
cũng phải mang lại lợi ích cho nền kinh tế và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
Muốn vậy, ngoài việc đáp ứng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thì các ngun tắc
đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội phải được quan tâm.
Tuy nhiên, có nhiều dự án chủ đầu tư quá chú trọng vào lợi ích tài chính của
đồng vốn của mình và các cơ quan chức năng cũng buông lỏng các nguyên tắc,
thiếu giám sát để đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường làm
ảnh hưởng xấu đến lợi ích chung.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Ứng dụng các nguyên tắc
đầu tư có trách nhiệm trong đánh giá rủi ro mơi trường và xã hội của các dự án đầu
tư tại Tỉnh Phú Yên” cho luận văn của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tiếp cận nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm để đánh giá môi trường, xã
hội của các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên và phát hiện những tồn tại, trên cơ sở đó
tìm ra ngun nhân và lựa chọn giải pháp phù hợp để giải quyết tồn tại.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp so sánh và kết hợp với
phương pháp phân tích dựa vào tình huống thực tế để đạt được các mục tiêu nghiên
cứu đề ra.
Đề tài Đánh giá tác động môi trường và Đánh giá tác động xã hội (Khái
niệm, vai trò, nguồn gốc ra đời) dựa theo:
- Bộ nguyên tắc Đường Xích Đạo.
- Bộ nguyên tắc Đầu tư có Trách nhiệm.

- Học hỏi Kinh nghiệm áp dụng các nguyên tác đánh giá môi trường và xã
hội trong các dự án đầu tư ở một số nước để đưa ra nhận định tại Việt Nam nói
chung và Phú Yên nói riêng.


Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã ứng dụng nguyên tắc “Đường xích đạo” và đặc biệt là nguyên tắc
“Đầu tư có trách nhiệm” để phân tích các tác động mơi trường, xã hội của một số dự
án đầu tư lớn tại tỉnh Phú Yên. Qua đó cho thấy những điểm bất cập gây ảnh hưởng
môi trường, xã hội phát sinh từ các dự án đã triển khai trước đây cũng như những
dự án đang triển khai. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để có thể ứng dụng
phương pháp đầu tư có trách nhiệm vào các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên. Kết quả
nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa về mặt chính sách trong việc định hướng các dự án
đầu tư tại tỉnh Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung đáp ứng các tiêu chuẩn về
môi trường, xã hội đã được nghiên cứu và công nhận rộng rãi trên thế giới, từ đó
góp phần giúp phát triển một cách an tồn, bền vững trong dài hạn cho nền kinh tế
của tỉnh Phú Yên
Từ khóa: Đầu tư có trách nhiệm, rủi ro môi trường và xã hội


ABSTRACT

Reason to choose a topic
Investment activities need to bring financial efficiency to investors but they
must also bring benefits to the economy and contribute to the development of
society. In order to do so, in addition to meeting financial efficiency criteria, the
principles to ensure socio-economic efficiency must be considered.
However, there are many projects that the investor pays too much attention
to the financial benefits of his capital and the authorities also neglect the principles
and lack of supervision to ensure the achievement of economic goals, society and

environment adversely affect the common interests.
Stemming from that practice, the author chooses the topic: "Application of
responsible investment principles in environmental and social risk assessment of
investment projects in Phu Yen Province" for the dissertation of yourself.
Research objectives
The project approaches the principles of responsible investment to assess the
environment and society of investment projects in Phu Yen province and discover
shortcomings, based on which to find out the causes and select appropriate
solutions. to solve exist.
Research method
The thesis uses descriptive statistical method, compare and combine with
analysis method based on real situations to achieve the research objectives.
The subject of Environmental Impact Assessment and Social Impact
Assessment (Concept, role, origin) based on:
- Equator's Code of Conduct.
- Responsible Investment Principles.
- Learn Experience in applying environmental and social assessment
principles in investment projects in some countries to make judgments in Vietnam
in general and Phu Yen in particular.


Research results
The thesis applied the "Equator" principle and especially the "Responsible
Investment" principle to analyze the environmental and social impacts of a number
of large investment projects in Phu Yen province. Thereby, it shows the
shortcomings affecting the environment and society arising from previously
implemented projects as well as projects being implemented. From there, the author
proposes a number of solutions to be able to apply responsible investment method
to investment projects in Phu Yen province. The research results of the topic have
policy implications in orienting investment projects in Phu Yen province in

particular and Vietnam in general to meet the studied environmental and social
standards. widely recognized in the world, thereby contributing to a safe and
sustainable development in the long term for the economy of Phu Yen province.

Keywords: Responsible investment, environmental and social risks


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh doanh có trách
nhiệm là một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng
giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, định vị thương hiệu trong lòng
người tiêu dùng.
Các ngân hàng, quỹ đầu tư và các nhà đầu tư tài chính khác đang dần đóng
vai trị rất lớn trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ở Việt Nam và khu
vực. Nhiều nhà đầu tư cũng đã bày tỏ mong muốn phát triển các chuẩn mực riêng
nhằm xây dựng hình ảnh thân thiện với mơi trường và có trách nhiệm với xã hội.
Các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng
Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) đã xây dựng các bộ chuẩn mực đảm
bảo các tiêu chuẩn môi trường và xã hội bắt buộc áp dụng với các dự án mà họ tham
gia đầu tư (cịn gọi là các chính sách bảo vệ).
Tài trợ dự án là một hình thức cấp vốn, trong đó bên cho vay chủ yếu quan
tâm tới nguồn thu do dự án mang lại, bao gồm cả nguồn hoàn trả khoản vay và tính
an tồn, độ tin cậy của khoản vay đó. Hình thức này đã và đang đóng vai trị quan
trọng trong q trình phát triển tài chính tồn cầu. Tuy nhiên, các nhà tài trợ nói
chung và ngân hàng nói riêng có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro, thách thức từ
các vấn đề xã hội và môi trường của dự án, đặc biệt đối với những dự án tại các thị
trường mới nổi.

Hoạt động đầu tư phát triển tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là từ sau thế chiến
thứ 2 đã giúp cho các quốc gia trên thế giới có được tốc độ tăng trưởng đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh sự mở rộng của đầu tư như một nhân tố cho sự phát triển kinh
tế thì tác động và hệ quả tiêu cực của nó đối với điều kiện môi trường và sức khỏe
con người ngày một nghiêm trọng. Do đó, vấn đề đánh giá tác động môi trường và
xã hội của các dự án đầu tư phát triển ngày càng được quan tâm nhiều hơn thơng
qua luật hóa ở nhiều nước cũng như ở các tổ chức tài chính quốc tế.


2

Việt Nam trong những thập kỷ gần đây chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế
khá ấn tượng so với các quốc gia khác trong khu vực đầu tư với mức tăng GDP bình
quân khoảng 8% năm trước thời kỳ khủng hoảng tài chính tồn cầu. Sau thời kỳ
này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại nhưng so với các quốc gia
khác thì vẫn khả quan và tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn lớn. Điều
này xuất phát từ chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài của
Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp dồi dào, hoạt động đầu tư phát triển do
đó được mở rộng.
Phú Yên, là tỉnh duyên hải miền Trung với hơn 180km bờ biển, một miền
đất giàu tiềm năng phát triển, trong những năm gần đây đã thu hút một lượng lớn
dòng vốn đầu tư trực tiếp trong nước, nước ngoài vào nhiều lĩnh vực như nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ du lịch, bất động sản, năng lượng. Trong thời gian
này, thực tiễn cho thấy, các vấn đề về môi trường, xã hội đã phát sinh từ các dự án
lớn triển khai tại tỉnh Phú Yên dẫn đến nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng tiêu cực đến
ngân sách Nhà nước cũng như môi trường sinh thái và đời sống của nhân dân. Từ
đó, tác giả nhận định: Việc đánh giá môi trường và xã hội trong các dự án đầu tư là
vần đề quan trọng và phải được đưa vào một qui trình, một hệ thống đánh giá
nghiêm túc để giúp cho sự phát triển của tỉnh Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói
chung bền vững trong tương lai. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã nghiên cứu và

ứng dụng các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm trong đánh giá rủi ro môi trường và
xã hội của các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên nhằm đưa ra các giải pháp và khuyến
nghị để hỗ trợ các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên đáp ứng được các yêu cầu về môi
trường và xã hội, đảm bảo phát triển bền vững.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài ứng dụng nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm để đánh giá môi trường và
xã hội của các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên nhằm phát hiện những tồn tại, trên cơ
sở đó phân tích ngun nhân dẫn đến những tồn tại và đề ra các giải pháp phù hợp
thực tế nhằm giải quyết tồn tại.


3

Đề tài đưa ra cơ cơ lý thuyết, chọn lọc các dữ kiện thực tế gồm: các dự án
đầu tư trong quá khứ và đang triển khai tại tỉnh Phú Yên. Trước những xu hướng
đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào tỉnh Phú Yên, tác giả nhận định cần minh bạch và
chuẩn hóa hệ thống đánh giá các tác động môi trường và xã hội ảnh hưởng đến dự
án.
Đề tài phân tích và đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu về môi trường và
xã hội theo hai bộ ngun tắc Đường Xích Đạo và Đầu tư có Trách Nhiệm của các
dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để
hướng các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên đáp ứng được các yêu cầu về môi trường
và xã hội theo nguyên tắc Đường Xích Đạo và nhất là nguyên tắc Đầu tư có Trách
Nhiệm.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Tác giả đặt ra các câu hỏi trọng yếu cần giải quyết tại đề tài này gồm:
Câu hỏi 01: Các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên có đáp ứng các nguyên tắc của
bộ nguyên tắc đầu tư Có Trách Nhiệm khơng?
Câu hỏi 02: Những giải pháp nào giúp các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên có

thể đáp ứng các nguyên tắc của bộ nguyên tắc đầu tư Có Trách Nhiệm?
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp so sánh và kết hợp với
phương pháp phân tích tình huống thực tế để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề
ra. Theo đó, đề tài phân tích các thơng tin từ hồ sơ dự án chiếu bộ nguyên tắc đầu tư
có trách nhiệm (ESG) và Bộ nguyên tắc Đường Xích Đạo, trên cơ sở đó đưa ra nhận
định và phân tích những mặt hạn chế nhằm triển khai đề xuất các giải pháp phù hợp.
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Tác giả chọn một số dự án lớn đã triển khai đưa vào sử dụng những năm
trước, những dự án đang triển khai tại tỉnh... có/có thể ảnh hưởng đến môi trường,
xã hội tại tỉnh Phú Yên để phân tích và đánh giá (Các dự án thủy điện, điện mặt trời,
các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng như cơng trình kè chống sạt lở bờ tả hạ lưu sơng
Ba…).Trên cơ sở những hạn chế, tồn tại đó, tác giả đưa ra các kiến nghị, giải pháp


4

để khắc phục các tồn tại, phòng ngừa những vấn đề tương tự cho các dự án trong
tương lai.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của để tài có ý nghĩa về mặt chính sách trong việc hướng
các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung đến việc đáp
ứng các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội đã được nghiên cứu và cơng nhận rộng
rãi trên thế giới, từ đó góp phần giúp nền kinh tế của Phú Yên nói riêng và Việt
Nam nói chung phát triển một cách an toàn bền vững trong dài hạn.


5

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG, MÔI

TRƯỜNG, XÃ HỘI TẠI TỈNH PHÚ YÊN
2.1 Phát triển kinh tế và cơ cấu ngành tại tỉnh Phú Yên
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Phú Yên đã có bước phát triển tích
cực, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) bình
quân đạt 8,2%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang
có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp,
thủy hải sản (24,86%) và tăng khu vực công nghiệp, xây dựng (28,28%). Tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt khá và tăng đều qua các năm, bình quân 14,9%.
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội
tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2019
STT
1

2
3
4

Chỉ tiêu
Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP)
theo giá so sánh 2010, Trong đó:
+ Nơng lâm nghiệp và thủy sản
+ Công nghiệp xây dựng
+ Dịch vụ
Thu ngân sách trên địa bàn
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Đơn vị tính
%
%

%
%
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Triệu USD

Thực
hiện
2016

Thực
hiện
2017

Thực
hiện
2018

Thực
hiện
2019

7,80

7,80

8,21

8,98


5,30
9,20
8,90
3.208
12.654
110

3,56
11,43
8,45
3.790
13.132
134

3,50
10,50
9,50
4.575
15.822
147

3,26
18,88
6,03
7.033
19.397
167

(Nguồn: UBND tỉnh Phú Yên)
Công tác xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh theo hướng có trọng tâm, trọng

điểm. Tỉnh đã tiếp xúc và làm việc với các nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn để đẩy
mạnh xúc tiến đầu tư vào tỉnh như: Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu Xây dựng
Việt Nam (VINACONEX), Công ty CP Hạ tầng Đông Á, Công ty TNHH Khoa học
Sinh học Đại dương (Nhật Bản), Công ty International Industrial Complex
Development – Hàn Quốc, Tập đồn Sojit – Nhật Bản… đến tìm hiểu cơ hội đầu tư
về năng lượng tái tạo, thương mại dịch vụ, du lịch, xây dựng khu đô thị sinh thái và
nghỉ dưỡng cao cấp, nông nghiệp công nghệ cao…


6

Tỉnh Phú Yên đã tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng
cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cấp sở, ngành, địa phương. Đồng thời, triển
khai đồng bộ trong tồn tỉnh nhiều giải pháp tích cực như ban hành Bộ quy trình các
bước triển khai thực hiện thủ tục đầu tư dự án sử dụng vốn của nhà đầu tư trên địa
bàn tỉnh; ban hành mẫu báo cáo thẩm định chủ trương đầu tư đối với dự án sử dụng
vốn của nhà đầu tư; phát triển phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi tình hình,
tiến độ triển khai thực hiện các dự án. Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh thường tổ chức
nhiều hội nghị đối thoại, tương tác với người dân và doanh nghiệp, nhằm thu hút
đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
2.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Phú Yên
Thời gian qua, các cấp chính quyền, các sở, ban ngành liên quan đã tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy hoạch của địa phương, của ngành gắn với chủ
trương chính sách của trung ương và Tỉnh về quy hoạch phát triển công nghiệp, du
lịch, đô thị, năng lượng. Tập trung triển khai thi công mới, sửa chữa một số kết cấu
hạ tầng quan trọng nhằm kết nối và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát
triển các dự án trên địa bàn tỉnh.
Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng và giao thông
Mạng lưới và các phương tiện giao thông vận tải của tỉnh thời gian qua được
Chính quyền tập trung phát triển mạnh mẽ: Hệ thống giao thông đã nhựa hóa và bê

tơng hóa các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và liên xã; xây mới các tuyến
hầm qua đèo (hầm Đèo Cả, hầm Đèo Cù Mông) giúp rút ngắn thời gian di chuyển
và đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi qua đèo; các phương tiện giao thông cơ
giới đã đến được các trung tâm hành chính trong tồn tỉnh. Về hệ thống đường thủy,
cảng biển Vũng Rơ đã được đầu tư nâng cấp để có thể đón các tàu trọng tải lớn;
Tỉnh đã đầu tư xây mới đường hàng khơng sân bay Tuy Hịa, nâng tần suất bay các
tuyến Tuy Hòa – Hà Nội –Tuy Hịa; Tuy Hịa- Thành phố Hồ Chí Minh – Tuy Hòa,
đáp ứng được nhu cầu rút ngắn thời gian của du khách, thời gian công tác của lãnh
đạo, chuyên gia, các nhà đầu tư; Đường sắt ga Tuy Hịa đón tất cả các chuyến tàu
Bắc – Nam và ngược lại, đồng thời nằm ở vị trí trung tâm thành phố, tạo thuận lợi


7

việc đi lại của du khách. Các tuyến giao thông chính nối Phú Yên với các tỉnh Tây
Nguyên được đầu tư, nâng cấp tạo sự thông thương liên vùng giúp cho phát triển
kinh tế -xã hội của Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên.
Hiện tại, tỉnh đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục đầu tư hạ tầng du lịch
tuyến đường nối từ quốc lộ 1 đến Vũng La (thuộc vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu);
tuyến đường vào bãi Bàng (bãi biển phía Nam gành Đá Đĩa); tuyến đường nối điểm
đầu (giao nhau đường Lê Duẩn-Khu du lịch Bắc Âu) đến gành Đá Đĩa; nâng cấp
đường lên di tích núi Đá Bia; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu di tích chùa Đá
Trắng và di tích tàu Khơng Số Vũng Rơ. Ngồi ra nhiều di tích lịch sử-văn hóa đã
được trùng tu, tơn tạo đang phát huy giá trị, trở thành điểm tham quan du lịch.
Các cơng trình đầu tư cơng góp phần thúc đẩy thay đổi diện mạo, tạo điểm
nhấn cho thành phố Tuy Hòa đã được triển khai như:
+ Dự án Công viên ven biển TP Tuy Hịa có tổng mức đầu tư trên 921 tỉ
đồng. Dự án gồm 2 gói thầu xây lắp. Trong đó, gói 01EC gồm đoạn từ đường
Nguyễn Huệ đến cảng cá Phường 6, đoạn từ resort Thuận Thảo đến nhà nghỉ Hội
Nông dân tỉnh, kết nối công viên ven biển tại nút giao thơng đường Nguyễn Hữu

Thọ - Độc Lập; gói 02EC gồm cải tạo Quảng trường 1 Tháng 4, thi cơng khu vực
cơng viên hóa đá, điện hạ thế và cung cấp lắp đặt thiết bị tiểu cảnh, thiết bị hồ nhạc
nước. Hiện đã hồn thành giai đoạn 1.
+ Cơng trình Kè chống sạt lở bờ tả hạ lưu Sơng Ba kết hợp phát triển hạ tầng
đô thị đoạn từ cầu Đà Rằng mới đến cầu Đà Rằng cũ có quy mơ cấp 3 với giá trị dự
tốn xây dựng cơng trình gần 228 tỷ đồng đã được khởi cơng. Thời gian thi công từ
cuối tháng 5, đầu tháng 6/2019 đến 15/10/2020. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Phú
Yên, dự án này có ý nghĩa rất quan trọng, ngồi tác dụng phòng chống sạt lở, bảo vệ
các khu vực hạ lưu sơng Ba đoạn qua xã Bình Ngọc (TP. Tuy Hồ) và xã Hồ An
(huyện Phú Hồ), cịn tạo tiền đề cho việc hình thành một đơ thị rộng hơn 58 ha bên
bờ sông Ba trong tương lai.


8

Chủ trương đầu tư các dự án năng lượng tái tạo
Năng lượng gió
Thời gian qua Phú Yên đã chủ trương thu hút đầu tư các dự án năng lượng
tái tạo trên địa bàn tỉnh. Là tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam Trung bộ, Phú n có
địa hình thấp dần từ Tây sang Đơng, giờ nắng trung bình trong năm 2.467 giờ,
cường độ bức xạ trung bình ngày 5,38kWh/m2/ngày, tốc độ gió trung bình 5-7m/s.
Với điều kiện như vậy Phú Yên được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng
phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời. Theo Quy hoạch phát triển năng lượng
tái tạo vùng Trung bộ đến năm 2020 có xét đến năm 2030 đã được Bộ Công
Thương phê duyệt tại Quyết định số 5133/QĐ-BCT ngày 5/9/2012, tỉnh Phú Yên có
tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 65m là 475,33kWh/m2 , tiềm năng năng lượng
mặt trời là 2.080,8MW. Căn cứ các chỉ số tiềm năng về địa hình và khí hậu hiện có
của tỉnh, thời gian qua UBND tỉnh Phú Yên đã chủ trương thu hút đầu tư các dự án
điện gió, điện mặt trời.
Cụ thể, theo quy hoạch tiềm năng năng lượng gió để phát điện của Cơng ty

Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4, tỉnh Phú Yên có nhiều địa điểm tiềm năng gió có
khả năng phát triển điện gió như: các xã Đa Lộc, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Thịnh
thuộc Thị xã Sông Cầu; các xã An Lĩnh, An Thọ thuộc Huyện Tuy An…
Sở Công Thương Phú Yên cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh giới thiệu các
nhà đầu tư tiếp cận nghiên cứu, khảo sát đo gió, lập bổ sung quy hoạch các khu vực
tiềm năng. Đến nay đã có 02 dự án điện gió với tổng cơng suất 350MW được Thủ
tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia là Nhà
máy điện gió xanh Sơng Cầu do Cơng ty TNHH Năng lượng xanh Sông Cầu làm
chủ đầu tư và Dự án Trang trại phong điện HBRE An Thọ do Công ty TNHH
HBRE Phú Yên làm chủ đầu tư. Ngoài ra còn 6 dự án khác được UBND tỉnh Phú
Yên cho phép nhà đầu tư tiếp cận nghiên cứu, khảo sát đo gió.


9

Năng lượng mặt trời
Đối với lĩnh vực điện mặt trời, tỉnh Phú Yên hiện có 7 dự án được Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Cơng Thương đồng ý bổ sung quy hoạch phát triển điện lực với tổng
công suất 656MWp gồm: Dự án nhà máy Điện mặt trời Hòa Hội với công suất
257MWp; Xuân Thọ 2 với công suất 49,6MWp; Dự án điện mặt trời xanh Sông
Cầu 150MWp; Dự án nhà máy Điện mặt trời Sơn Thành với công suất 150 MWp,…
Ngồi ra cịn 9 dự án tại Tỉnh đang chờ Bộ Công Thương thẩm định và phê duyệt
bổ sung quy hoạch phát triển điện lực. Theo đại diện Sở Công Thương Phú Yên,
các dự án điện mặt trời sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Cơng Thương đồng
ý bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực và được UBND tỉnh phê duyệt chủ
trương đầu tư, các nhà đầu tư đã nỗ lực triển khai dự án theo đúng tiến độ cam kết,
cùng với sự hỗ trợ tích cực của các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp hỗ trợ chủ
đầu tư hoàn tất các thủ tục về đầu tư xây dựng, đất đai, môi trường, công tác đền bù,
giải phóng mặt bằng… và kịp thời xử lý các vướng mắc đẩy nhanh tiến độ. Đến nay
đã có 05 dự án với tổng cơng suất 456 MWp đã hồn thành và phát điện thương

mại. Việc đưa các dự án vào hoạt động đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa
phương, bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia, tạo nhiều việc làm cho lao
động địa phương.
Ngày 25/6/2019, tại xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, Công ty CP
TTP Phú Yên tổ chức lễ khánh thành, đưa vào vận hành Nhà máy Điện mặt trời
Hòa Hội tại xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa. Đây là dự án năng lượng tái tạo lớn nhất
tại địa phương. Dự án Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội khởi cơng từ tháng 11/2018.
Dự án có cơng suất phát điện 257 MWp, với tổng số vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.
Nhà máy sử dụng trên 750.000 tấm quang điện, chuyển đổi trực tiếp ánh sáng mặt
trời thành năng lượng điện. Nhà máy Điện Hoà Hội là dự án quan trọng, góp phần
phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và bổ sung kịp thời nguồn điện cho hệ
thống điện quốc gia trong thời gian cao điểm mùa nắng nóng hiện nay.


10

2.3 Vấn đề môi trường và xã hội tại tỉnh Phú Yên
Bên cạnh những hiệu quả mang lại từ các dự án đầu tư đang triển khai mạnh
mẽ tại tỉnh Phú Yên, những vấn đề môi trường, xã hội phần nào cũng xuất hiện
trong quá trình triển khai dự án:
Những vấn đề môi trường, xã hội phát sinh từ các dự án thủy điện
Trên hệ thống sông Ba, từ năm 2006 đến nay đã quy hoạch xây dựng 9 thủy
điện có cơng suất 12-240MW/thủy điện. Đến nay nhiều dự án thủy điện hoàn thành,
đi vào hoạt động gồm Thủy điện Sông Hinh (công suất 70MW), Sông Ba Hạ
(240MW), An Khê - Kanak (173MW) và thủy điện Krông H’Năng (66MW)… Với
hệ thống thủy điện dày đặc, phần thượng nguồn sông Ba đã bị lấy để làm hồ chứa
cho các thủy điện. Hậu quả là người dân ở hạ nguồn luôn sống trong phập phồng lo
âu về nguy cơ ngập nước vào mùa lũ và cạn kiệt vào mùa khô. Vào mùa khơ, thủy
điện tích nước rồi trả nguồn nước sau chạy máy về sông Kôn khiến hạ lưu sông Ba
cạn kiệt. Vào mùa mưa, thủy điện xả lũ và hạ lưu sông Ba lại gánh chịu. Nước sông

bị ô nhiễm nặng do cạn nước, một số nguồn nước thải từ các nhà máy làm cho cá
tôm dưới sông nổi chết hàng loạt, bốc mùi hơi thối. Dịng chảy bị can thiệp do thủy
điện dẫn đến nước khơng cịn chảy xuống vùng hạ lưu qua các tỉnh Gia Lai, Phú
Yên như dòng chảy tự nhiên vốn có của nó: Nước ở thượng nguồn dịng sơng này bị
ngăn lại rồi chuyển sang sơng Kơn (Bình Định). Vào mùa khơ, hạ lưu sơng Ba bị
kiệt nước rất sớm do các nhà máy thủy điện tích nước phát điện nhưng trả nước về
hạ lưu rất ít khiến tồn khu vực tỉnh Phú n có nguy cơ bị khô hạn gay gắt.
Ðể nhường đất cho các cơng trình thủy điện, hàng trăm hộ dân Phú n phải
di dời nhà cửa, ruộng vườn, đồng thời tỉnh bị mất hàng nghìn ha rừng, trong khi
việc trồng rừng thay thế chỉ mang tính hình thức, thiếu giám sát và không đạt cam
kết theo quy định. Hiện nay, các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã
chuyển sang cổ phần hóa nên việc khắc phục và xử các vấn đề liên quan đến môi
trường không được Chủ đầu tư quan tâm, thậm chí một số đơn vị còn tỏ ra thiếu
trách nhiệm.


11

Trong giai đoạn 2001-2009 việc khai thác rừng tự nhiên là chính đã chuyển
dần sang khai thác rừng trồng, tận thu củi của khai thác rừng trồng và củi từ các khu
vực rừng chuyển đổi mục đích sang làm hồ thủy điện, thủy lợi. Trước thực trạng
trên, UBND tỉnh đã có những chấn chỉnh qua các quyết định yêu cầu đơn vị tái
trồng rừng nhằm phục hồi diện tích rừng tại những địa điểm xây dựng các cơng
trình thủy điện. Từ năm 2010 đến nay, UBND tỉnh tăng cường công tác bảo vệ và
phát triển rừng. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, chính
quyền địa phương chưa tốt nên nhiều hộ dân tái định cư (từ vùng dự án thủy điện),
nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, họ vẫn theo tập quán, chưa nhận thức về pháp
luật, nên việc phá rừng làm rẫy, lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn còn tiếp diễn. Qua
kiểm kê, diện tích trồng rừng có tăng, nhưng diện tích rừng tự nhiên vẫn tiếp tục
suy giảm.

Những vấn đề môi trường xã hội phát sinh từ các dự án khai thác khoáng
sản
Trong 5 năm gần đây, tỉnh Phú Yên đã cấp giấy phép cho 78 tổ chức, cá
nhân khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, mặc dù thiếu thủ tục
cần thiết theo quy định nhưng các tổ chức, cá nhân vẫn được cấp phép khai thác và
sau đó khơng hồn chỉnh thủ tục. Cụ thể, trong số 78 mỏ khống sản, có 8 mỏ
khơng có báo cáo đánh giá tác động môi trường, 22 mỏ chưa ký quỹ phục hồi mơi
trường, 8 mỏ chưa có hợp đồng thuê đất. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã hết
phép khai thác nhưng khơng lập đề án đóng cửa mỏ hoặc khai thác ngồi diện tích
được cấp phép.
Những vấn đề môi trường xã hội phát sinh khi triển khai các dự án đầu tư
cơ sở hạ tầng
Hiện nay, UBND tỉnh đã quy hoạch và khai thác quỹ đất cát ven biển để xây
dựng 3 khu công nghiệp tập trung ven biển (gồm KCN Hịa Hiệp, KCN An Phú,
KCN Đơng Bắc Sơng Cầu) với tổng diện tích theo quy hoạch 1.200 ha, trong đó có
khoảng 300 ha đã cơ bản hồn chỉnh hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng và đáp ứng nhu


12

cầu về mặt bằng cho phát triển công nghiệp. Dưới tác động của Biến đổi khí hậu và
mực nước biển dâng, một số cụm công nghiệp ở vùng thấp bị ngập, giao thông bị
chia cắt, nhà xưởng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, thiết kế theo tiêu chuẩn cũ,
không an toàn khi cường độ bão, lũ mạnh thêm. Chế độ mưa thay đổi gây ra dòng
chảy thất thường gây ảnh hưởng đến khả năng cung ứng và điều tiết kế hoạch sản
xuất của các nhà máy thủy điện. Một số vùng chuyên canh nguyên liệu như cây sắn,
mía cho các nhà máy bị thu hẹp do lượng nước tưới tiêu về mùa khô giảm ảnh
hưởng đến sản xuất. Nhiệt độ tăng, thời tiết nắng nóng dẫn đến mức tiêu thụ điện
cho sinh hoạt, công nghiệp, thương mại tăng gia tăng. Lượng mưa mùa khô giảm
cũng làm giảm hiệu suất, sản lượng điện, do đó làm gia tăng chi phí đầu tư mới, cải

tạo, sửa chữa và nâng cấp thiết bị, mạng lưới phân phối điện. Mưa lớn, thất thường
ảnh hưởng đến vận hành các cơng trình thủy điện.
Vùng ven biển tỉnh Phú Yên có nhiều đầm, vịnh và bãi biển với nhiều thắng
cảnh đẹp như: bãi Nồm, bãi Tràm, bãi Ôm, danh thắng Quốc gia đầm Ô Loan,
Ghềnh Đá Dĩa, núi Đá Bia, Vũng Rô, vv… thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển và
hình thành các loại hình và tour du lịch du lịch sinh thái - du lịch biển, ven biển hấp
dẫn. Hiện nay, một số dự án đã được UBND tỉnh cấp phép đầu tư gồm: Khu du lịch
Sinh thái Sao việt của Công ty TNHH Du lịch sinh thái Sao Việt, Khu du lịch liên
hợp cao cấp Phú Yên; Khu du lịch Bãi Tràm; Dự án của Công ty TNHH liên doanh
Hoya - Đại Thuận; Dự án Khu du lịch Gành Đá Đĩa, Khu Resort Thuận Thảo vv...
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ gia tăng làm xấu đi môi
trường du lịch, mất đi sự hấp dẫn, giảm lượng khách, ảnh hưởng đến các loại hình
du lịch. Nước biển dâng làm vùng ven bờ bị sạt lở làm mất đi cơ sở du lịch, nghỉ
dưỡng gần biển, các bãi tắm bị thu hẹp, mất đi sự hấp dẫn. Ví dụ như khu vực Long
Thủy, Bãi biển Tuy Hòa và tác động đến các khu Resort ven biển.
- Dự án nạo vét cửa Đà Diễn:
Nhiều năm qua, cửa Đà Diễn bị bồi lấp, gây khó khăn cho ngư dân do tàu
mắc cạn bị sóng đánh hư hỏng. Khi dự án hồn thành luồng sẽ sâu, cửa sẽ rộng,
phương tiện có thể dễ dàng ra vào. Trước đây thường vào tháng 4 âm lịch, cửa Đà


×