Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tập tình huống môn Luật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.85 KB, 15 trang )

Tình huống 10:
Một dự án dự định xây dựng một nhà máy xi măng với công xuất 0,4 triệu tấn/
năm, lượng đá cần khai thác khoảng 0,3 triệu tấn/ năm. Dự án dự định xây dựng
tại xã X, là nơi gần mỏ đá và cạnh vườn quốc gia H. Chủ dự án dự định nhập
khẩu dây chuyền công nghệ từ Trung Quốc.
1. Các nhóm với tư cách của mình, hãy xác định những vấn đề phải xem xét khi
thực hiện nghĩa vụ đánh giá những tác động của dự án đối với mơi trường
Nhóm 1: Chủ dự án
Nhóm 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định
Nhóm 3: Người dân chịu tác động trực tiếp của dự án; Đại diện Hội bảo vệ
thiên nhiên và môi trường (Đại diện cho lợi ích mơi trường chung)
2. Hãy chỉ ra một số nghĩa vụ cơ bản của chủ dự án khi dự án đi vào hoạt động.


MỞ ĐẦU
Bảo vệ môi trường là một bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và là một
trong 3 cột trụ của phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững của đất nước,
chất lượng cuộc sống, sức khỏe của dân cư và an ninh quốc gia chỉ có thể được
bảo đảm trong điều kiện bảo tồn và gìn giữ được tình trạng mơi trường trong
sạch. Đánh giá mơi trường có thể được điều chỉnh bởi các quy tắc về thủ tục
hành chính liên quan đến sự tham gia của cộng đồng và tài liệu về việc đưa ra
quyết định và có thể bị xem xét lại theo luật pháp. Đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) đặc biệt ở chỗ chúng không yêu cầu tuân thủ một kết quả về môi trường
đã định trước, nhưng họ yêu cầu các nhà ra quyết định phải tính đến các giá trị
mơi trường trong các quyết định của mình kết hợp cùng với việc khảo sát lấy ý
kiến của người dân để đưa ra quyết định phù hợp nhất, đặc biệt là người dân
chịu tác động trực tiếp từ dự án và địa diện Hội bảo vệ thiên nhiên và môi
trường.
NỘI DUNG
1. Tư cách tham gia đánh giá tác động môi trường của các chủ thể
1.1.



Người dân chịu tác động trực tiếp.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường 2014:
“Chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động
trực tiếp bởi dự án”
Và Điều 146 Luật Bảo vệ môi trường 2014, đối với những người dân sống
gần nhà máy sản xuất phân bón hố học có quyền tham gia vào ĐTM với tư
cách là người tham vấn.
Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp thực hiện theo quy
định của pháp luật về môi trường và đánh giá tác động môi trường. Hoạt động
được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những
người đại diện cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản. Ý kiến của các đại biểu


tham dự cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp cộng
đồng theo Mẫu số 03 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này (Khoản 6 Điều 12 Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng
dẫn Luật Bảo vệ môi trường).
1.2.

Đại diện Hội đồng Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường.

Trước khi xác định tư cách tham gia đánh giá tác động môi trường của Hội
đồng Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, ta cần làm rõ về tổ chức này. Hội đồng
Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đại diện
cho quyền và lợi ích mơi trường chung. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước
trong lĩnh vực bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi

trường, bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học và chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu.
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 145 Luật Bảo vệ mơi trường 2014 quy
định thì căn cứ theo quy định trên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Mơi trường có
quyền được tham vấn đối với những dự án có liên quan đến chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình.
3. Những vấn đề cần xem xét khi thực hiện nghĩa vụ đánh giá tác động dự án
đối với môi trường của các chủ thể
3.1.

Với tư cách là người dân chịu tác động trực tiếp từ dự án
Như đã nói ở trên, người dân tại xã X có quyền tham vấn đối với dự án

ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân (Điều 146 Luật Bảo vệ môi trường, hướng dẫn
tại Chương VIII Nghị định 19/2015). Việc tham vấn ở đây của người dân nhằm
thể hiện các ý kiến đồng ý, không đồng ý đối với dự án trên. Cụ thể trong quá
trình tham vấn, người dân chịu tác động trực tiếp cần xem xét các điểm sau:
Thứ nhất, cần xem xét đến các nguồn gây tác động đến người dân. Một số
nhân tố được xác định có thể là nguồn gây ơ nhiễm tác động tới sức khỏe người
dân nằm trong vùng dự án là: hoạt động khai thác nguyên vật liệu sản xuất ( đất,
đá,…); hoạt động vận hành của máy móc thiết bị sản xuất; Sử dụng nước, năng
lượng và hệ thống giao thông vận tải ; hoạt động hỗ trợ bốc dỡ vận chuyển, lưu
trữ; tiêu hủy nước thải sinh hoạt và nước lẫn dầu; Nạo vét luồng kênh và giao


thơng thủy; vị trí của khu nhà máy so với vị trí của khu dân cư, có người sinh
sống,…
Bảng 4.3
Nguồn gốc và vấn đề ơ nhiễm khơng khí tại khu vực khai thác nguyên liệu
Nguồn gốc ô nhiễm


Vấn đề ô nhiễm đặc Đặc điểm nguồn
trưng

Khoan và nổ mìn

Bụi đất đá, khói thuốc Phân tán, khơng liên
nổ, tiếng ồn, rung.

tục.

Đập, nghiền, sàng đá

Bụi đá, tiếng ồn, rung

Phân tán, liên tục

Dự trữ đá trong bãi chứa

Bụi đá phát tán theo gió

Phân tán

Đổ rót đá ở đầu băng tải

Bụi đá, tiếng ồn.

Phân tán, không liên tục

Đào, ủi, xúc đất sét, đá vôi Bụi đá, khí thải xe cơng


Phân tán, khơng liên

trình chứa khói bụi,

tục.

Nox, SO2, CO2, CO.
Dự trữ đất sét trong bãi

Bụi đất.

Phân tán.

Thứ hai, cần chú ý đến chất lượng môi trường hiện tại
- Chất lượng khơng khí xung quanh khu vực sinh sống:
Bởi nhà máy khai thác quặng apatit làm nguyên liệu sản xuất phân bón
nên chất lượng khơng khí của khu vực ít nhiều sẽ bị biến đổi. Lượng khí thải sản
có thể gây ra khó thở, nóng rát trong mũi và cổ họng cho người dân xung quanh,
từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân xã X. Kể cả trong trường hợp điều
kiện thi công sản xuất thống nhưng nếu hàm lượng các chất có hại nhiều, ngấm
trực tiếp vào đất, nước cũng có thể gây hậu quả lớn.
- Chất lượng nước sinh hoạt trong khu vực xã X:
Nhà máy dự định sử dụng nguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất do ở xa
nơi cung cấp nước sạch. Việc này sẽ phần nhiều ảnh hưởng đến nguồn nước
chung của đại đa số người dân tại địa bàn xã X do các hộ gia đình trong xã ngoài
việc sử dụng nước từ đơn vị cung cấp nước sạch thì phần lớn cũng dùng nguồn
nước ngầm trên trong sinh hoạt hàng ngày.



Chưa kể nếu xã X cịn là một xã nơng nghiệp, hoạt động tưới tiêu trong xã
phụ thuộc phần lớn vào nguồn nước ngầm, thì có thể gây ra sự thiếu hụt, ảnh
hưởng đến chất lượng, sản lượng sản xuất của xã X, từ đó ảnh hưởng trực tiếp
đến thu nhập của người dân sinh sống tại xã X.
Hơn nữa trong quá trình xây dựng nhà máy chế biến phân bón, lượng
nước thải từ q trình thi cơng nếu khơng được xử lý kịp thời, xả thải trực tiếp ra
môi trường cũng gây ô nhiễm khiến chất lượng cuộc sống của người dân không
được đảm bảo.
Thứ ba, chú ý đến các biện pháp xử lý rủi ro
Một là biện pháp khắc phục hậu quả đối với môi trường. Vấn đề môi
trường là vấn đề cần giải quyết ngay, nhanh và dứt điểm vì nó khơng chỉ ảnh
hưởng nhất thời mà hậu quả có thể kéo dài về sau;
Hai là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm vấn đề về sức khỏe
cũng như thu nhập cá nhân.
- Tác động tới sức khỏe, cuộc sống cộng đồng
*) Tác động của bụi xi măng: Công nghiệp xi măng là một trong những ngành
công nghiệp sản xuất lớn nhất và công nhân phải tiếp xúc với bụi tại các quá
trình sản xuất khác nhau. Bụi xi măng gây tác hại đối với đường hô hấp do
chúng dễ dàng theo đường thở vào tận màng phổi. Đặc biệt, khi trong bụi xi
măng có trên 2% silic tự do thì có thể phát sinh bệnh bụi phổi-silic sau nhiều
năm tiếp xúc. Mặt khác, bụi clinker và bụi xi măng từ các nguồn phân tán,
không kiểm sốt được hoặc do rơi vãi có thể theo gió phát tán vào khơng khí sau
đó sa lắng xuống mặt nước, mặt đất làm tăng độ đục nguồn nước, đồng thời bụi
sa lắng theo thời gian sẽ tích tụ làm cho đất đai khu vực xung quanh nhà máy
càng ngày càng chai cứng, tính giữ nước bị kém đi và đất trở nên nghèo dinh
dưỡng và hệ thực vật che phủ mặt đất sẽ dần dần bị suy thoái.
*) Tác động và bệnh nghề nghiệp do crom và hợp chất của crom: Tổn thương
cấp tính đường hơ hấp. Khi hít thở bụi, hơi sương chứa crom VI có thể dẫn tới
các triệu chứng cấp tính hắt hơi, tổn thương vách mũi, co thắt phế quản và một



số trường hợp gặp cả những cơn hen điển hình. Tiếp xúc lâu ngày với crom có
nồng độ 20 - 30 mg/m3 có thể gặp các triệu chứng ho, nhức đầu, khó thở. Viêm
da Các hợp chất crom hóa trị (VI) vừa gây kích thích da trực tiếp vừa gây dị
ứng. Bệnh nhân có phản ứng dương tính qua các thử nghiệm áp da với dicromat
0.5%. Viêm da nghề nghiệp do cromat là viêm da thể eczema, khó khỏi và dễ tái
phát.
*) Tác động của khí thải máy phát điện và các phương tiện vận tải: Các khí
thải độc hại này bao gồm: bụi, Pb, SO2, NOx, H2S, CO, muội,…. Đối với con
người các khí này có khả năng gây kích ứng niêm mạc phổi ở nồng độ thấp. Ở
nồng độ cao và lâu dài, chúng có thể gây loét phế quản, giảm khả năng hấp thụ
ôxi của các phế nang, tác động không tốt đến hệ tim mạch, gây suy nhược cơ
thể. Đặc biệt khi có mặt đồng thời SO3 thì các tác động lên cơ thể sống mạnh
hơn so với tác động của từng chất riêng biệt, gây co thắt phế quản gây ngạt và tử
vong.
- Tác động tới việc làm, thu nhập của người dân
Ngoài những tác động về mặt sức khỏe mà người dân phải gánh chịu thì cơng
việc và thu nhập của người dân cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tác động rõ rệt
nhất là hoạt động kinh doanh. Ở gần khu vực dự án xây dựng với tình trạng ơ
nhiễm khơng khí, bụi bặm ngày càng gia tăng, các hoạt động ăn uống, vui chơi
giải trí gần như khơng thể tổ chức, khách hàng – người tiêu dùng sẽ có tâm lý e
ngại, nhu cầu theo đó mà giảm đi, dẫn đến tình trạng các hộ kinh doanh rơi vào
hồn cảnh khó khăn, tạm ngừng hoạt động thậm chí đóng cửa vĩnh viễn... Điều
này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống của
người dân.
Như vậy, tham vấn cộng đồng dân cư là hoạt động không thể thiếu trong
quá trình đánh giá tác động mơi trường. Một mặt, thể hiện chủ quyền Nhân dân,
thực thi cơ chế dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, mặt khác, hoạt động này bảo
đảm việc đánh giá tác động môi trường khách quan, đúng đắn qua việc những
người dân nghiên cứu, xem xét và đưa ra những ý kiến về những nội dung trong



báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hoạt động này là yêu cầu quan trọng thể
hiện ý kiến, sự đồng thuận hay không đồng thuận của cộng đồng dân cư đối với
việc đánh giá tác động môi trường của một chủ thể nào đó cũng như bổ sung
những tác động tiêu cực, những giải pháp phù hợp mà báo cáo có thể chưa đề
cập đến.
3.2.

Với tư cách là Hội đại diện bảo vệ tài nguyên và môi trường

Với tư cách là người đại diện Hội bảo vệ thiên nhiên và mơi trường, người đại
diện sẽ có nghĩa vụ lập báo cáo đánh giá tác động của dự án với mơi trường,
trong đó sẽ có những vấn đề cần xem xét khi thực hiện dự án này
● Với nghĩa vụ tham gia vào việc lập dự án đánh giá tác động môi trường
Thứ nhất, căn cứ vào khoản 3 điều 22 Luật môi trường 2014, người đại
diện trước tiên cần phối hợp với chủ dự án xem xét, đánh giá hiện trạng môi
trường tự nhiên, kinh tế-xã hội nơi nhà máy chuẩn bị xây dựng và vùng lân cận.
Trước hết, cần phải xem xét mỏ quặng đã được khai thác hay chưa, khai thác
bao nhiêu phần trăm và tác động của việc khai thác quặng ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường xung quanh như thế nào hiện nay, việc khai thác trước đây có
làm vượt mức tiêu chuẩn mơi trường như về khơng khí, nguồn nước ngầm hay
khơng. Các khu dân cư ở gần có bị ảnh hưởng khơng? Hiện trạng khu đất của dự
án, đánh giá khả năng chịu tải của khu vực nơi có dự án, giá trị nguồn tài nguyên
đất nước và khả năng bị ô nhiễm do hoạt động của dự án gây ra, điều kiện khí
hậu thủy văn. Xem xét đánh giá về hiện trạng tiếng ồn, hoạt động giao thông,
sản xuất xi măng đối với sinh hoạt của nhân dân
Thứ hai, căn cứ vào khoản 4 Điều 22 Luật môi trường do các thành phần
thiên nhiên ln có sự liên quan, tác động đến nhau nên hội cần xem xét khi
thực hiện dự án sẽ tác động đến các yếu tố nào, sự tác động đó là xấu hay tốt bởi

khi xây dựng nhà máy xi măng sẽ cần đến mỏ quặng, nên quá trình khai thác,
vận chuyển, sàng lọc,... đặc biệt là đá thì sẽ phải cần nhiều nước cho quá trình


xử lí, vậy lấy nước và đổ nước thải đi đâu, như thế nào, có ảnh hưởng đến mạch
nước ngầm, nước ở sơng suối
Xem xét khoảng cách từ vị trí dự án đến vườn quốc gia và khoảng cách từ vị trí
dự án đến các cơng trình xung quanh. Các thành phần mơi trường tự nhiên ở khu
vực đó cũng như trong vườn quốc gia, bao gồm thành phần vật lý (khơng khí,
tiếng ồn, rung, nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ, đất và trầm tích) và
thành phần sinh học (động vật, thực vật, hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái
trên cạn, động vật hoang dã và thực vật quý hiếm). Các thành phần môi trường
tự nhiên sẽ chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trong thời gian ngắn hay dài
của quá trình thực hiện dự án. Dự án dự định xây dựng ở cạnh nơi bảo tồn thiên
nhiên là khu nhạy cảm môi trường nên khi xem xét dự án cần xem xét đến tác
động của dự án gây ảnh hưởng tới vườn quốc gia: tiếng ồn, khói bụi, ơ nhiễm
khơng khí, có thể gây suy giảm chất lượng môi trường ...
Thứ ba, căn cứ khoản 5,6,7,11 Điều 22 Luật môi trường 2014, sau khi
đánh giá được về thực trạng và tác động thì Hội cần xem xét các biện pháp quản
lý rủi ro cũng như các biện pháp giảm thiểu, phương án bảo vệ môi trường và
sức khỏe cộng đồng được chủ dự án đưa ra
● Vấn đề xem xét khi tham gia thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường: Trong trường hợp được cơ quan thẩm định lấy ý kiến, phản biện của
Hội theo khoản 3 Điều 24 Luật Môi trường thì các vấn đề cần xem xét khi thẩm
định là: Báo cáo về môi trường của chủ dự án đã chính xác với các nghiên cứu,
đánh giá của Hội về mơi trường xung quanh khu vực đó chưa. Điều này vơ cùng
thiết thực bởi chủ dự án có thể thuê một cá nhân, tổ chức nào đó để đánh giá và
mang tính chủ quan cao nên cần phải xác thực thông tin để tránh gây ảnh hưởng
đến môi trường thiên nhiên xung quanh khi thực hiện; Vườn quốc gia ln có cơ
quan quản lý, phụ trách bảo vệ nên trong quá trình thẩm định Hội cũng sẽ tham

khảo ý kiến của ban quản lý vườn quốc gia về hiện trạng hiện nay của các động
thực vật cũng như phổ biến các kiến thức cần thiết về môi trường xung quanh sẽ


bị ảnh hưởng như thế nào khi dự án đi vào hoạt động để có cách nhìn khách
quan nhất, từ đó đánh giá lại tính khả thi của dự án trong báo cáo
● Vấn đề xem xét trong quá trình tham vấn cộng đồng dân cư để đánh giá tác
động: Hội cần tuyên truyền cần cung cấp các lĩnh vực, vấn đề liên quan đến môi
trường để người dân hiểu biết và có những đánh giá chính xác nhất khi dự án
chuẩn bị thực hiện như việc khai thác mỏ quặng sẽ ảnh hưởng như thế nào, việc
nhà máy hoạt động sẽ tác động đến sinh thái, cảnh quan của vườn quốc gia ra
sao đến khơng khí, đất, nguồn nước,… Bên cạnh việc đóng góp ý kiến của
người dân trong q trình tham vấn, hội sẽ tư vấn, giải thích để người dân hiểu
rõ hơn vấn đề và tổng hợp các ý kiến giúp cơ quan có quyền quyết định để đưa
ra sự lựa chọn chính xác nhất
4. Nghĩa vụ cơ bản của chủ dự án khi dự án đi vào hoạt động
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi
trường 2014; Khoản 1 Điều 12 Nghị định 18/2015; STT 95 Phụ lục II Nghị
định 18/2015/NĐ-CP dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi măng đối tượng phải
lập báo cáo đánh giá tác động và phải báo cáo kết quả thực hiện các cơng
trình BVMT. Chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan phê duyệt, báo cáo đánh giá tác
động môi trường kết quả thực hiện các cơng trình bảo vệ mơi trường phục vụ
vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến mơi trường do
Chính phủ quy định, dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động mơi trường kiểm tra, xác nhận hồn thành cơng trình
bảo vệ mơi trường.
Thứ hai, căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2014
chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện ĐTM và chịu trách
nhiệm trước PL về kết quả thực hiện ĐTM. Tổ chức tư vấn thực hiện đánh
giá tác động môi trường chịu trách nhiệm trước chủ dự án và trước pháp luật về

kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu do mình
tạo lập trong báo cáo đánh giá tác động mơi trường. Trong q trình thực hiện
đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân


dân xã X \ nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động
trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp
lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất
lợi của dự án đến môi trường tự nhiên đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.
Thứ ba, căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 16 Nghị định
18/2015/NĐ-CP, chủ dự án phải báo cáo kết quả thực hiện cơng trình
BVMT
Kết quả thực hiện đánh giá tác động mơi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo
đánh giá tác động môi trường. Chủ dự án phải báo cáo kết quả thực hiện cơng
trình bảo vệ mơi trường - Chủ dự án của các đối tượng quy định tại cột 4 Phụ lục
II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các
cơng trình bảo vệ mơi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án và gửi cơ quan
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để được kiểm tra, xem xét cấp
giấy xác nhận theo quy định tại Khoản 6 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
Thứ tư, khi ĐTM được phê duyệt thì chủ dự án phải tuân theo quy
định tại Điều 26, 27 Luật Bảo vệ môi trường 2014
Căn cứ Điều 16 Nghị định 40/2019 thì chủ dự án có trách nhiệm:
+

Tiếp thu đầy đủ các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo

đánh giá tác động môi trường vào dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng.
+

Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lấy ý kiến trong q trình lập


báo cáo đánh giá tác động mơi trường tổ chức niêm yết công khai quyết định
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp
xã, trừ trường hợp được miễn tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật
bảo vệ môi trường
+

Trường hợp thay đổi quy mô, công suất lớn hơn 0,4 triệu tấn / năm, công

nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập
lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại điểm c khoản 1 Điều


20 của Luật này, chủ đầu tư dự án phải giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉ
được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường
+

Báo cáo bằng văn bản và chỉ được thực hiện những thay đổi liên quan

đến phạm vi, quy mô, công suất, cơng nghệ sản xuất, các cơng trình, biện pháp
bảo vệ mơi trường của dự án sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thứ năm, việc chủ dự án dự kiến nhập khẩu dây chuyền cơng nghệ từ
Trung Quốc thì phải tuân thủ theo quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi
trường 2014
Dây chuyền công nghệ là hệ thống các máy móc, thiết bị, cơng cụ, phương tiện
được bố trí lắp đặt, kết nối liên hồn tại một địa điểm nhất định theo sơ đồ, quy
trình cơng nghệ đã thiết kế, bảo đảm vận hành đồng bộ để sản xuất.

Theo Điều 75 Luật bảo vệ môi trường 2014, chủ dự án
-

Không được thực hiện các hành vi nhập khẩu có khả năng ảnh hưởng xấu

tới mơi trường đã bị pháp luật nghiêm cấm. Trong đó cấm nhập khẩu cơng nghệ,
thiết bị không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, nhập khẩu chất thải...) Máy
móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa
chất, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu; bị nhiễm chất phóng xạ, vi trùng
gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc khơng có khả năng làm sạch.
- Trong q trình thực hiện hoạt động nhập khẩu dây chuyền công nghệ từ Trung
Quốc có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường thì chủ dự án phải chịu sự kiểm tra,
giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải có giấy phép về môi
trường liên quan tới hoạt động nhập khẩu. Ở Đây Bộ khoa học công nghệ cấp
phép đối với hoạt động nhập khẩu dây chuyền công nghệ từ Trung Quốc.


- Chủ dự án thực hiện hoạt động nhập khẩu dây chuyền cơng nghệ có nguy cơ
gây ơ nhiễm mơi trường cao thì phải bảo đảm nhập khẩu dây chuyền cơng nghệ
đúng chủng loại.
- Trong q trình nhập khẩu dây chuyền công nghệ nếu chủ dự án nhập khẩu vi
phạm các quy định về bảo vệ mơi trường thì tùy mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý
theo quy định về bảo vệ mơi trường ( trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự)
đồng thời phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý sản phẩm gây ô nhiễm môi
trường ( chi phí lưu kho, bến bãi, tái xuất, chi phí tiêu hủy sản phẩm, khắc phục
hậu quả mơi trường) đồng thời phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm
pháp luật của mình gây ra.
Thứ sáu, cơ sở sản xuất xi măng sử dụng nhiên liệu chính là đá nên căn
cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 Luật Bảo vệ môi trường 2014,

chủ dự án cịn phải có phương án cải tạo phục hồi, phải ký quỹ phục hồi
môi trường.
Điều 38. Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến
khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dị, khai thác, chế biến khống sản phải
có biện pháp phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường và thực hiện các yêu cầu về
bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường như sau:
a) Thu gom và xử lý nước thải theo quy định của pháp luật;
b) Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn;
c) Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại và tác
động xấu khác đến mơi trường xung quanh;
d) Phải có kế hoạch cải tạo, phục hồi mơi trường cho tồn bộ q trình thăm dị,
khai thác, chế biến khống sản và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong
quá trình thăm dị, khai thác và chế biến khống sản;
đ) Ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật


Căn cứ Điều 3 Nghị định 19/2015/NĐ-CP
+

Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại

khu vực môi trường bị tác động về gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc
đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an tồn, mơi trường, phục vụ các mục
đích có lợi cho con người.
+

Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc tổ chức, cá nhân gửi một

khoản tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường

địa phương (gọi tắt là quỹ bảo vệ môi trường) để bảo đảm trách nhiệm cải tạo,
phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng
sản.
+

Phương án cải tạo, phục hồi môi trường là các giải pháp nhằm cải tạo,

phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khống sản được cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chủ dự án phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản
KẾT LUẬN
Chúng ta rất cần một cơ chế hiệu quả, đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước
để đưa ra những quyết sách phù hợp. Đặc biệt là huy động sự tham gia của các
bên khác có liên quan, như: các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức
phi chính phủ, các nhà khoa học, các cộng đồng dân cư (nhất là những người bị
tác động bởi dự án), v.v… để hoàn thiện một cách chính xác nhất, đánh giá được
tác động của dự án đối với môi trường và những cá nhân chịu tác động trực tiếp
từ chúng. Trong quá trình làm bài, do chưa có nhận thức đầy đủ cũng như kinh
nghiệm thực tế nên bài làm sẽ khơng tránh được thiết sót, hạn chế. Rất mong các
thầy, cô cho ý kiến, hướng dẫn để bài làm ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng em
xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Khoáng sản 2010.
2. Luật Bảo vệ môi trường 2014.
3. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về quy hoạch bảo
vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

4. Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của luật bảo vệ môi trường
5. Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ
môi trường.
6. Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
7. Thông tư 25/2019/TT-BTNMT Thông tư Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi
tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt
động dịch vụ quan trắc môi trường.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cục thẩm định và đánh giá tác động môi
trường, Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án sản
xuất xi măng, Hà nội, 10/2009


9.

Trang web: Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam,
/>
10. UNND Tỉnh Phú Yên – Sở TN&MT, Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường (trừ các dự án khai thác khoáng sản) (cấp Tỉnh),
truy cập
ngày 02/04/2021



×