Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Khởi nghiệp kinh doanh cửa hàng đồng giá sau quá trình học tập và làm việc tại công ty daiso sangyo, niigata, nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 42 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ THỊ THU PHƯƠNG
Tên đề tài:
“KHỞI NGHIỆP KINH DOANH CỬA HÀNG DỒNG GIÁ 10K
SAU Q TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI CƠNG TY
DAISO SANGYO, NIIGATA, NHẬT BẢN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2020


Thái Nguyên - năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ THỊ THU PHƯƠNG
Tên đề tài:
“KHỞI NGHIỆP KINH DOANH CỬA HÀNG ĐỒNG GIÁ 10K
SAU Q TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI CƠNG TY
DAISO SANGYO, NIIGATA, NHẬT BẢN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K47 – KTNN - N02


Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2020

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Hà Quang Trung

Thái Nguyên – năm 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Khởi nghiệp kinh doanh cửa
hàng đồng giá sau quá trình học tập và làm việc tại Công Ty Daiso Sangyo,
Niigata, Nhật Bản” là cơng trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được thực
hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, tìm hiểu,
khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hà
Quang Trung.
Các số liệu, bảng biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung
thực, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh
nghiệm hiện có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.

Xác nhận của GVHD


TS. Hà Quang Trung

Người cam đoan

Lý Thị Thu Phương


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài
báo cáo thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: “Khởi nghiệp kinh doanh cửa
hàng đồng giá 10k sau quá trình học tập và làm việc tại Cơng Ty Daiso
Sangyo, Niigata, Nhật Bản”Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến TS. Hà Quang Trung Trưởng Khoa-Khoa Kinh Tế và Phát
Triển Nông Thôn - giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt q trình làm khóa luận.
Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên,Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế ITC đã tạo cơ hội và điều
kiện để em đi thực tập tại Nhật Bản. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành
tới ơng Koji Agatsuma quản lý chính tại kho khu vực Niigata đã giúp đỡ em
hồn thành cơng việc và cung cấp thơng tin, kiến thức để hồn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa
Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn trường Đại Học Nông Lâm Thái Ngun.
Do kiến thức cịn hạn hẹp nên trong q trình thực hiện đề tài em đã gặp
khơng ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cơ
giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2020
Sinh viên


Lý Thị Thu Phương


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: ................................................................. 3
1.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ ....................................................................... 3
1.2.2. Thái độ và ý thức trách nhiệm................................................................. 3
1.3. Phương pháp thực hiện............................................................................... 3
1.4. Thời gian, địa điểm thực tập ...................................................................... 4
1.4.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 4
1.4.2. Địa điểm .................................................................................................. 4
PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP .................................... 6
2.1. Mơ tả tóm tắt về cơ sở thực tập .................................................................. 6
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ............................................................. 6
2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập ......................... 8
2.3.1.Phân tích mơ hình tổ chức của cơng ty .................................................... 8
2.3.2 Phân tích kế hoạch kinh doanh của cơng ty Daiso................................. 13
2.3.3. Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong q trình phân phối hàng hố
của cơ sở nơi thực tập. .................................................................................... 14

2.3.4. Q trình phân phối hàng hố của cơ sở nơi thực tập .......................... 15
PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ......................................................... 23
3.1 Thuyết minh ý tưởng ................................................................................. 24


iv
5. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT analysis): .... 26
3.2. Dự kiến chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn của dự án ......... 28
3.2.1. Chi phí ................................................................................................... 28
3.2.2. Doanh thu của dự án ............................................................................. 30
3.2.3.Hiệu quả kinh tế của dự án ..................................................................... 30
3.2.4. Điểm hòa vốn của dự án........................................................................ 30
3.2.5. Xác định giá sản phẩm của dự án ......................................................... 31
3.3. Kế hoạch triển khai ý tưởng khởi nghiệp ................................................. 31
PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................... 33
4.1. Kết luận thực tập tại Công ty Daiso Sangyo ............................................ 33
4.2. Kết luận của ý tưởng khởi nghiệp ............................................................ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 34


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập.................................................... 6
Bảng 3.1: Chi phí dự kiến đầu tư tu sửa địa điểm .......................................... 28
Bảng 3.2: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị của cửa hàng ........................ 29
Bảng 3.3: Chí phí trả lãi ngân hàng và thuê địa điểm của cửa hàng............... 29
Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế của dự án ............................................................. 30



vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Băng truyền Rora ............................................................................ 14
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình phân phối hang hố của cơng ty Daiso ................. 15
Hình 2.3. Thực tập sinh đang tiến hành cơng việc Pikkingu .......................... 16
Hình 2.4. Khu vực Indakkusong ..................................................................... 18
Hình 2.5.Các đĩa thả hàng ở Indakusong ........................................................ 19
Hình 2.6. Các ơ chứa hàng và thùng đựng hàng bằng nhựa Orikon ............... 20
Hình 2.7. Thùng đựng hang bằng giấy............................................................ 21
Hình 2.8. Đẩy hang ra kho xuất hang ............................................................. 22


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết
Nhắc tới Nhật Bản, chúng ta thường nghĩ tới cảnh sắc thiên nhiên tuyệt
đẹp, con người lịch sự, trọng chữ tín, ẩm thực đặc sắc, những mặt hàng điện
tử và gia dụng chất lượng cao… Tuy là một trong những quốc gia có chi phí
sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới, song chỉ với 110 Yên (khoảng 22.000 đồng,
trong đó 10 Yên là tiền thuế), người dân và du khách tới Nhật vẫn có thể lựa
chọn được những món đồ xinh xắn, hữu ích tại chuỗi các cửa hàng đồng giá
100 Yên nổi tiếng như Daiso, Cando, Le Plus... Do có điều kiện địa lý thuận
lợi và nền văn hóa có nhiều nét tương đồng, cũng như có những lợi ích chung,
gần đây quan hệ Việt Nam-Nhật Bản phát triển sâu rộng và liên tục được
củng cố về nhiều mặt. Đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế
năng động và có nhiều tiềm năng phát triển, Nhật Bản xác định quan hệ hợp
tác kinh tế với Việt Nam là trọng tâm trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước.

Trong tâm thức người Việt, sản phẩm của doanh nghiệp Nhật Bản luôn được
đánh giá cao về uy tín và chất lượng. Hàng tiêu dùng và thực phẩm Nhật Bản
đang ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người tiêu dùng Việt Nam, đặc
biệt là ở các đơ thị lớn. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, khơng khó để nhận thấy
các siêu thị, cửa hàng bán lẻ và nhà hàng Nhật Bản như AEON, Ministop,
Family Mart, Tokyo Deli,… mọc lên ngày càng nhiều. Tại Hà Nội, tuy chưa
đơng đảo như ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng số lượng siêu thị, cửa hàng
và nhà hàng Nhật Bản cũng tăng khá nhanh. Trong đó, cửa hàng đồng giá của
Nhật đã xuất hiện và ngày càng được mở rộng.
Về tương lai của các cửa hàng đồng giá Nhật Bản tại Việt Nam, theo
các chuyên gia kinh tế thì mơ hình đồng giá khá hấp dẫn nơi có đông người


2
thu nhập thấp hoặc khi kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, mơ hình này có lợi nhuận
thấp và các nhà quản lý luôn hướng tới việc hưởng lợi từ quy mô bằng việc
liên tục mở cửa hàng. Muốn đạt được lợi nhuận từ mơ hình này phải đạt số
lượng cửa hàng lớn, tức phát triển ở mức hàng trăm cửa hàng. Tuy nhiên, các
công ty vẫn mở tại Việt Nam để tạo được chỗ đứng ở một thị trường đông
dân, giúp họ có lợi thế trong đàm phán về giá, về nợ và hoa hồng với nhà sản
xuất. Như chúng ta dễ nhận thấy, các cửa hàng đồng giá của Daiso hay
Komonoya đều mở tại các Trung tâm Thương mại lớn, có chi phí th mặt
bằng khá cao, một số cửa hàng lại có quy mơ khá lớn (như Daiso AEON
Long Biên, Daiso Vincom Nguyễn Chí Thanh, Daiso Home City Cầu Giấy ở
Hà Nội). Tuy điểm lợi của mơ hình này là vận hành đơn giản, chi phí đầu tư
cho phần mềm hay hậu cần cửa hàng không lớn, nhân sự không cần nhiều, chỉ
cần một vài người quản lý. Song chi phí mặt bằng là vấn đề lớn ở những
thành phố đắt đỏ như Thành Phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Để đạt lợi nhuận
và mở rộng quy mơ, chắc chắn các nhà đầu tư phải có những chiến lược phù
hợp. Người tiêu dùng sẽ có thêm cơ hội hưởng lợi từ các mặt hàng chất lượng

tốt và đáng tin cậy. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức cho các nhà sản xuất
nội địa cũng như bán lẻ của Việt Nam, nhất là trong tương lai, khi những
chuỗi bán lẻ khác của Nhật như Takashimaya, 7-Eleven, Tokyo Mart,
Akuruhi, chưa kể các doanh nghiệp bán lẻ từ Hàn Quốc, Thái Lan… cũng
đang nhắm tới thị trường Việt Nam và đã có những bước đi đầu tiên ở đây.
Nhận thấy những tiềm năng để phát triển cửa hàng dịch vụ đồng giá tại
việt nam nên em đã tiến hành thực hiện đề tài “ Khởi nghiệp kinh doanh cửa
hàng đồng giá 10k sau quá trình học tập và làm việc tại Công ty Daiso
Sangyo, Niigata, Nhật Bản” . với mong muốn đáp ưng nhu cầu sử dụng của
người tiêu dùng và đem đến cho người tiêu dung những sản phẩm có chất
lượng tốt phù hợp với thu nhập và xu hướng tiêu dung hiện nay.


3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ
Là sinh viên năm cuối của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp thuộc Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông
Thôn, được học những kiến thức về kinh tế, xã hội tại trường và được thực
tập tại công ty Daiso Sangyo, Niigata, Nhật Bản.
1.2.2. Thái độ và ý thức trách nhiệm
- Về thái độ
+ Hăng hái nhiệt tình trong cơng việc, khơng sợ khó khăn, vất vả
+ Tích cực học tập cơng việc mới, trau dồi thêm vốn tiếng nhật để bản
thân hoàn thành cơng việc một cách tốt nhất
+ Vui vẻ, hịa đồng và giúp đỡ mọi người
+ Tuân thủ các nội quy, quy định của công ty Daiso Sangyo, Niigata,
Nhật Bản
- Về ý thức trách nhiệm
+ Nhiệt tình và có trách nhiệm với cơng việc

+ Hồn thành tốt cơng việc được giao
+ Thực hiện đúng nội quy quy định của công ty
+ Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ cơng việc và mọi người xung quanh
+ Có trách nhiệm bảo quản tài sản chung của công ty Daiso Sangyo,
Niigata, Nhật Bản
1.3. Phương pháp thực hiện
 Thu thập số liệu thứ cấp
 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập
các thơng tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu
đã cơng bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ
chức, văn phòng.


4
 Các thông tin thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách,
báo, internet… Trong đề tài sử dụng các tài liệu, số liệu đã được công bố trên
các trang web, sách, báo, tạp chí…
 Thu thập số liệu sơ cấp:
 Quan sát trực tiếp: Quan sát các hoạt động , sự việc diễn ra trong quá
trình bản thân làm việc tại công ty. Quan sát một cách có hệ thống các sự
việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó.
Quan sát trực tiếp cũng là một cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời
mình thu được khi phỏng vấn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử
dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng Quy trình phân phối hàng hố
của Cơng Ty.
 Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp Quản lý kho , bộ
phận nhân viên văn phòng và người quản lý mỗi dây chuyền để tìm hiểu về công
tác tổ chức, hoạt động sản xuất, thuận lợi và khó khăn mà Cơng ty gặp phải.
 Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Em trực tiếp tham gia vào các
dây chuyền trong quy trình phân phối hàng hố của Công ty.

1.4. Thời gian, địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
Từ ngày 11/03/2019 đến 11/03/2020.
1.4.2. Địa điểm
Công ty Daiso Sangyo, Tsubameshi, Niigata,Nhật Bản.


5

Hình 1.1. Kho hàng Niigata

Hình 1.2. Tồ nhà mới tại kho Niigata


6
PHẦN 2
TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập
 Tên cơ sở thực tập: Công ty Daiso Sangyo- kho Niigata Nhật Bản
 Địa chỉ: Công ty Daiso Sangyo, Tsubameshi, Niigata, Nhật Bản
 Website: Http://www.daisoglobal.com
 Điện thoại: 090 29517604
 Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Daiso là một trong những hệ
thống bán lẻ tốt nhất tại Nhật Bản hiện đang bày bán hơn 100.000 sản phẩm
bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau thuộc các ngành hàng gia dụng, nhà bếp,
văn phòng phẩm, đồ chơi, làm vườn… Daiso có hơn 3000 chuỗi cửa hàng
trên khắp Nhật Bản và khoảng 1400 cửa hàng ở 26 nước trên thế giới (số liệu
tính đến năm 2015).
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập


STT

Nội dung và kết quả đạt được từ các
công việc đã thực hiện

Kiến thức, kỹ năng, thái độ
học hỏi được thông qua trải
nghiệm

Pikkingu: Là công đoạn phân chia- Kiến thức: Nhận biết được các
hàng hoá từ trong kho theo đơn đặt loại hàng hố, vị trí đặt để ở
hàng từ các cửa hàng của công ty. Dùng trong kho, sự sắp xếp logic và
mã do bộ phận văn phòng đã chuẩn bị- Kỹ năng: Rèn luyện khả năng
1

có mã vạch, tên và mã sản phẩm đã quan sát, phân loại, nhận biết
đươc các cửa hàng đặt sẵn chi tiết về cả hàng hoá. Rèn luyện sự nhanh
số lượng và cả mã vạch của từng sản mắt nhanh tay, sự cẩn thận và
phấm sau đó dán trực tiếp lên từng sản tập trung.
phẩm, lấy theo số lượng ghi trên mã.- Thái độ: Nghiêm túc, tập trung


7

STT

Nội dung và kết quả đạt được từ các
công việc đã thực hiện


Kiến thức, kỹ năng, thái độ
học hỏi được thơng qua trải
nghiệm

Hồn thành đưa lên truyền vận chuyển có trách nhiệm, nhiệt tình
đến cơng đoạn tiếp theo.

trong cơng việc,quan sát đối
phương để rèn luyện

Indakusong: Là công đoạn tiếp theo- Kiến thức: Năm được cách
của Pikkingu, ở công đoạn này các sản chếch mã, cách thả hàng
2

phẩm hang hoá đã được lấy sẵn được- Kỹ năng: Thao tác nhanh,
chếch mã trên hệ thống máy tính và đặt khéo léo
lên các đĩa trên băng truyền phân chia- Thái độ: Nghiêm túc, tập trung
về các của hàng

đế không xảy ra lỗi

- Kiến thức: biết cách sử dụng
Shiuta: Hàng từ Indakusong sẽ rơi sờ ken và máy in
xuống các ô ở khu vực này. Mỗi ô- Kỹ năng: Thao tác nhanh
tương ứng với một của hàng. Công tránh ùn hàng, tập trung để
nhân ở bộ phận này sẽ lấy hàng từ trên tránh dán nhầm tên của hàng,
3

các ô xếp vào thùng. Khi thùng đã đầy xếp hàng ngay ngắn gọn gàng
và độ nặng phù hợp thì sẽ dung máy sờ đẹo mắt sản phẩm nặng xếp

ken và máy in được phát trong công trước để tránh làm hỏng sản
đoạn để in tên của hang có mã vạch rồi phẩm mềm nhỏ...
đẩy lên truyền đưa hang đến kho xuất- Thái độ: tập trung nghiêm túc
hang.

làm đúng theo hướng dẫn của
trưởng bộ phận

4

Fainaru: Là nơi tiếp nhận các thùng- Kiến thức: Biết cách phân loại
hang đã có dán tên cửa hàng ở Shiuta hàng về đúng cửa hàng


8

STT

Nội dung và kết quả đạt được từ các
công việc đã thực hiện

Kiến thức, kỹ năng, thái độ
học hỏi được thơng qua trải
nghiệm

phân chia về từng vị trí của cửa hàng- Kỹ năng: sắp xếp phân phối
trong kho xuất để xuất hang

hàng hoá
- Thái độ: Nghiêm túc tập trung

- Kiến thức: Nắm rõ vị trí để

Karitotaru: Là cơng đoạn chuẩn bị sẵn hàng trong kho
hang cho ngày hôm sau, thường các sản- Kỹ năng: Ghi nhớ các loại mặt
5

phẩm hang hoá được chuẩn bị sẽ là các hàng thường dùng, cách sử
loại sản phẩm cần dung với số lượng dụng sờ ken để nhập dữ liệu
lớn trong ngày hôm sau

vào máy tính
- Thái độ: Tập trung nghiêm túc
- Kiến thức: Có khả năng đọc

Ike: Là cơng đoạn đóng các sản phẩm tiếng Nhật phân loại hàng hố
có kích thước và kích cỡ to hơn thùng theo danh sách tên hàng
6

đựng hang ở shiuta. Các sản phẩm này- Kỹ năng: Cẩn thận tránh
được đóng vào các thùng bìa catton, trường hợp lấy nhầm hàng
dán tến cửa hang và chuyển thẳng- Thái độ: Chú ý nghiêm túc tập
xướng khu vực Fainaru

trung tránh bị nhầm lẫn

2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau q trình thực tập
2.3.1.Phân tích mơ hình tổ chức của công ty
2.3.1.1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
+Chủ tịch:
- Có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch chiến lược kinh doanh phát triển

công ty.


9
- Đưa những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện cơng ty.
-

Thay mặt cơng ty đàm phán và kí kết các hợp đồng thương mại

- Tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của
công ty theo định kì.
- Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối, tiếp
thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
- Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu cơng ty.
- Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự
hiệu quả.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty. Đảm bảo
cơng ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm sốt
và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
- Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách
bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt
những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng.
+ Giám đốc:
- Triển khai các cơng việc bán hàng, chịu trách nhiệm chính về doanh
thu, doanh số bán hàng.
- Thiết lập mạng lưới kinh doanh, thu thập thông tin thị trường và phát
triển kinh doanh trong khu vực.
- Lập và duy trì các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

- Báo cáo hoạt động kinh doanh tới Ban Tổng Giám đốc. Phát triển và
duy trì hệ thống kênh phân phối và thị trường thuộc khu vực quản lý.
- Thu thập, tổng hợp thông tin về đối thủ và sản phẩm cạnh tranh.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh định kỳ.


10
+ Quản lý kho:
- Quản lý việc xuất nhập, phân phối hang hoá của kho tại mỗi khu vực
- Chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động sản xuất với cấp trên. Trực tiếp
tiếp nhận chỉ thi từ cấp trên để thực hiện kế hoạch phân phối hang hoá
- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
+ Phịng tài chính kế tốn:
- Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình: quá trình sản xuất, theo dõi thị trường,… Nhờ đó,
người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát
nội bộ tốt.
- Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình
hành động cho từng giai đoan, từng thời kỳ. Nhờ đó người quản lý tính được
hiệu quả cơng việc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai. Triển khai và thực
hiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thực thi các chiến lược,
kế hoạch và ra quyết định của tổng giám đốc.
- Giúp người quản lý điều hồ tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng
chứng về hành vi thương mại.
- Cơ sở đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán.
- Là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá
thành, quản lý doanh nghiệp kịp thời.
- Cung cấp một kết quả tài chính rõ ràng, khơng thể chối cãi được.

- Duy trì và phát triển các mối liên kết trong doanh nghiệp.
- Quản lý các chi phí dựa trên việc lập kế hoạch và dự báo ngân sách chi
tiết, hạn chế tối đa chi phí không cần thiết.
Quản lý rủi ro và thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp.


11
+ Phịng hành chính nhân sự:
- Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công ty thực hiện đúng chức
năng nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc.
- Các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ tránh chồng chéo, đỗ lỗi.
- Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ CBCNV theo
yêu cầu, chiến lược của Công ty.
- Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hàng tháng theo yêu cầu của công
ty và các bộ phận liên quan.
- Lên chương trình tuyển dụng cho mỗi đợt tuyển dụng và tổ chức
thực hiện.
- Tổ chức tuyển dụng theo chương trình đã được phê duyệt.
- Tổ chức ký hợp đồng lao động thử việc cho người lao động.
- Quản lý hồ sơ, lý lịch của CNV tồn Cơng ty.
- Thực hiện công tác tuyển dụng, điều động nhân sự, theo dõi số lượng
CNV Công ty nghỉ việc.
- Đánh giá, phân tích tình hình chất lượng, số lương đội ngũ CNV lập
các báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu cụ thể của Ban Giám đốc.
- Làm cầu nối giữa Lãnh đạo Công ty và tập thể người lao động.
+ Các kho phân phối hàng hoá
- Quản lý ở mỗi kho sẽ trực tiếp quản lý hàng hoá ở kho và quản lý toàn
bộ nhân viên làm việc trong kho.
- Các kho thực hiện nhiệm vụ nhập, xuất và phân phối hàng hoá theo
đơn đặt hàng của các cửa hàng bán lẻ.

+ Nhân viên:
– Trực tiếp tham gia vào hoạt động sắp xếp chọn lọc phân phối
hàng hoá dưới sự điều hành giám sát sự hướng dẫn của quản lý bộ phận
dây truyền và quản lý kho. Hoàn thành mọi công việc được giao


12
– Vận hành các máy móc, dây truyền để phân phối sản phẩm, hàng hoá.
+ Thực tập sinh:
_ Tham gia trực tiếp vào hoạt động phân phối hàng hoá của kho..
– Tham gia đầy đủ các buổi đào tạo cũng như hồn thành tốt mọi cơng
việc của cơng ty.
Tất cả các cá nhân đều có mối liên hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ với
nhau. Quản lý sẽ là người giao công việc và chỉ đạo sát sao công việc, hướng
dẫn kỹ thuật,công việc mới. Nhân viên và thực tập sinh nếu có bất cứ vấn đề
nào đều có thể báo cáo trực tiếp với quản lý bộ phận hoặc quản lý kho. Trong
q trình phân phối hàng hố quản lý ln khuyến khích sinh viên đưa ra các
ý tưởng để thao tác công việc nhanh hơn, dễ dàng hơn. Thực tập sinh là
người trực tiếp tham gia vào q trình sắp xếp phân phối hàng hố do đó
nếu phát hiện sản phẩm lỗi thì báo cáo với quản lý bộ phận hoặc quan lý
kho để tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục kịp thời.
2.3.1.2. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở
* Nguồn lực từ bên trong (Nội lực)
a, Nguồn lực đất đai:
- Kho Niigata có tổng diện tích là 26,253.62 m2.
b, Nguồn lực về lao động
- Siêu thị có 128 nhân viên chính thức ( Khơng tính nhân viên bán thời
gian) (Tính đến tháng 3 năm 2020)
- Số giờ làm việc của lao động trong ngày: 8h/ngày, số ngày làm việc
trong tháng: 23-24 ngày/tháng.

 Nguồn lực từ bên ngồi (Ngoại lực)
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của chính phủ Nhật Bản
Trưởng phịng hỗ trợ kinh doanh nước ngoài, Cục Doanh nghiệp vừa và
nhỏ, Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản cho biết, Nhật Bản


13
dành 310 triệu USD nhằm hỗ trợ tài chính cho các SME bao gồm hỗ trợ dịng
vốn tín dụng chính sách và bảo lãnh tín dụng. Trong đó, Cơng ty Tài chính
chính sách Nhật Bản với 12,000 tỷ Yên dư nợ cho vay, Quỹ tín dụng trung
ương hợp tác xã Công thương 9,000 tỷ Yên dư nợ cho vay và các hiệp hội bảo
lãnh tín dụng (51 hiệp hội) với 26,000 tỷ Yên dư nợ bảo lãnh. Đồng thời,
Nhật Bản cịn có các chính sách đào tạo hỗ trợ kinh doanh, tư vấn hướng dẫn
gồm các Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp đặt tại 9 khu vực, 47 điểm tư vấn và
khoảng 2,500 các địa chỉ của hiệp hội công thương, phịng thương mại và
cơng nghiệp.
Ngồi ra, tại Nhật Bản, đối với các doanh nghiệp gặp rủi ro, Chính
phủ sẽ hỗ trợ kinh phí để làm lại từ đầu thơng qua hình thức như cho vay
với lãi suất cơ bản hoặc giảm lãi suất, đồng thời có những chính sách cam
kết để SME không gặp bất lợi khi làm việc với doanh nghiệp lớn. Với các
doanh nghiệp quá hạn trả nợ, hoặc khó khăn, nhưng có thể tiếp tục kinh
doanh, có “ý chí phấn đấu” sau khi địa phương xem xét thông qua, sẽ được
hỗ trợ về vấn đề nợ. (Theo nguồn Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Nhật Bản)
2.3.2 Phân tích kế hoạch kinh doanh của công ty Daiso.
Daiso là công ty lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ ở Nhật với
hơn 3250 cửa hàng ở trong nước và 1800 cửa hàng ở nước ngồi. Trong năm
tài khố kết thúc vào tháng 3/2017, doanh thu của công ty đath 420 tỷ yên, so
với mức 81,8 tỷ yên của năm 1999.
Hiện nay có khoảng 70000 mặt hàng đang được bán trong các cửa hàng

đồng gái Daiso, từ cắt móng tay, đầu mannequin, móc chìa khoá, quần áo cho
thú cưng, đẹm ghế cho đến các hộp nhựa đựng đồ. Doanh thu của Daiso tăng
trưởng 6,3% thấp hơn con số 11% của chuỗi cửa hàng đồng giá lớn thứ hai
Nhật Bản là Seria. Daiso luôn tập trung vào số lượng để đẩy tăng lợi nhuận.


14
2.3.3. Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong quá trình phân phối hàng
hố của cơ sở nơi thực tập.
2.3.3.1 Băng truyền vận chuyển hàng:

Hình 2.1. Băng truyền Rora
Rora được bố trí ở hầu hết các bộ phận trong cơng ty. Nó có chức năng
vận chuyển hang hóa từ các kho đến khu vực phân phối hang hoá một cách dễ
dàng nhanh chóng. Từ cơng đoạn đầu tiên đến cơng đoạn cuối cùng luôn sử
dụng đến bang truyền này.


15
2.3.4. Q trình phân phối hàng hố của cơ sở nơi thực tập

Chuẩn bị hàng
theo đơn đặt
hàng (
pikkinggu)

vận chuyển
phân phối
hàng đến các
cửa hàng bán

lẻ

Kiểm tra và
phân loại
thùng hàng
theo tên của
hàng (fainaru)

phân chia
hàng về các
cử hàng
(indakusong)

sắp xếp hàng
vào các thùng
hàng theo
cửa hàng (
shiuta)

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình phân phối hang hố của cơng ty Daiso
Thuyết minh quy trình:
Bước 1: Chuẩn bị hàng theo đơn đặt hàng
- Thời gian: Bắt đầu từ sáng đến khoảng 3h chiều ( tuỳ thuộc vào lượng
hàng từng ngày )
Cách làm:
Đến các tầng của kho, mỗi tầng đều có các bàn bắt đầu để làm việc. Ở vị
trí này cơng nhân sẽ lấy các mã sản phẩm (raberu) có ghi tên các dãy hàng,
loại sản phẩm và số lượng sản phẩm tập trung vào các thùng Orikon cho lên
xe đẩy ra truyền Rora để chuyển về bộ phận tiếp theo.



16

Hình 2.3. Thực tập sinh đang tiến hành cơng việc Pikkingu


17
Bước 2: Phân chia hàng về các cửa hàng ( Indakusong):
Hàng ở Pikkingu cho lên truyền Rora sẽ chạy về khu vực này. Ở đây
công nhân dùng máy ken để check mã vạch sản phẩm và đặt lên đĩa chạy đến
các dãy hàng ở bộ phận Shiuta. Yêu cầu công nhân nhanh tay, nhanh mắt để
đảm bảo tiến độ công việc vì đây là cơng đoạn quan trọng nhất trong quá trình
và cũng là giai đoạn ảnh hưởng đến sản lượng lớn nhất.


×