Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đặc điểm cấu trúc khối cơ thể và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân gút điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ HUẾ

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KHỐI CƠ THỂ VÀ HỘI CHỨNG
CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN GÚT ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÁI NGUYÊN – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ HUẾ

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KHỐI CƠ THỂ VÀ HỘI CHỨNG
CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN GÚT ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: NỘI KHOA
Mã số: NT 62 72 20 50


LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS. LƯU THỊ BÌNH

THÁI NGUYÊN – NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Nguyễn Thị Huế, Bác sĩ nội trú khóa 11 Trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên, Chuyên ngành Nội khoa, xin cam đoan:
`

1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng

dẫn của PGS.TS. Lưu Thị Bình.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác định và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết này.
Thái Nguyên, ngày 16 tháng 12 năm 2020
Người cam đoan

Nguyễn Thị Huế



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi
đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các bạn
đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Lưu Thị Bình người
Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và
định hướng cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi vơ cùng biết ơn TS. Hồng Thu Soan đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi
điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và các
khoa, phòng trung tâm. Đặc biệt là khoa cơ xương khớp nơi đã tạo điều kiện cho
tôi học tập, nghiên cứu và thu thập số liệu.
Tôi xin cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại
học Y Dược Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè gần, xa đã ln giúp đỡ, động viên
tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Với tình cảm thân thương nhất, tơi xin dành cho những người thương
u trong tồn thể gia đình, nơi đã tạo điều kiện tốt nhất, là điểm tựa, nguồn
động viên tinh thần giúp tôi thêm niềm tin và nghị lực trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 16 tháng 12 năm 2020

Nguyễn Thị Huế


iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACR

: American College of Rheumatology
(Hội thấp khớp học Hoa Kỳ)

ASM

: Appendicular skeletal muscle mass (Khối cơ tứ chi)

BMI

: Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)

CTK

: Cấu trúc khối

DXA

: Dual-energy X-ray absorptiometry
(Hấp thu tia X năng lượng kép)

ĐTĐ

: Đái tháo đường

EULAR


: European League Against Rheumatism
(Hội thấp khớp học Châu Âu)

FMI

: Fat mass index (Chỉ số khối mỡ)

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

HCCH

: Hội chứng chuyển hóa

HDL-C

: High density lipoprotein- cholesterol

LDL-C

: Low density lipoprotein- cholesterol

NCEP - ATP III

: National cholesterol education program, Adult treatment

panel III (Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol,
hướng dẫn điều trị cho người lớn lần thứ 3)

SMI

: Skeletal muscle mass index (Chỉ số khối cơ)

THA

: Tăng huyết áp

WHO

: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ...................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Đại cương về bệnh gút ................................................................................. 3
1.2. Cấu trúc khối cơ thể và hội chứng chuyển hóa ............................................ 10
1.3. Liên quan giữa bệnh gút với cấu trúc khối cơ thể và hội chứng chuyển

hóa ............................................................................................................... 22
1.4. Các nghiên cứu về cấu trúc khối cơ thể, hội chứng chuyển hóa ở bệnh
nhân gút ....................................................................................................... 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 31
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 31
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 32
2.5. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................ 41
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................ 41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 43
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................. 43
3.2. Đặc điểm về cấu trúc khối cơ thể và hội chứng chuyển hóa ở đối tượng
nghiên cứu ................................................................................................... 46


v

3.3. Mối liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể, hội chứng chuyển hóa với một số
đặc điểm của bệnh gút ................................................................................. 55
Chương 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 61
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................. 61
4.2. Đặc điểm về cấu trúc khối cơ thể và hội chứng chuyển hóa ở đối tượng
nghiên cứu ................................................................................................... 63
4.3. Mối liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể, hội chứng chuyển hóa với một số
đặc điểm của bệnh gút ................................................................................. 74
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 80
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân độ tăng huyết áp theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2010 .......... 38
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân trắc học của đối tượng nghiên cứu ............................ 43
Bảng 3.2: Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân gút ......................................... 44
Bảng 3.3: Đặc điểm thói quen sinh hoạt của các bệnh nhân gút ........................ 45
Bảng 3.4: Phân bố cấu cấu trúc khối cơ thể của đối tượng nghiên cứu .............. 46
Bảng 3.5: Tình trạng phân bố mỡ thừa vùng mông (Android), vùng đùi
(Gynoid) ở bệnh nhân gút ................................................................... 47
Bảng 3.6: Tỷ lệ tình trạng mất cơ và thừa mỡ ở bệnh nhân gút ......................... 47
Bảng 3.7: Đặc điểm khối cơ ở bệnh nhân gút theo tuổi ...................................... 48
Bảng 3.8: Đặc điểm khối cơ ở bệnh nhân gút theo BMI .................................... 48
Bảng 3.9: Đặc điểm khối mỡ ở bệnh nhân gút theo tuổi .................................... 49
Bảng 3.10: Đặc điểm khối mỡ ở bệnh nhân gút theo BMI ................................. 49
Bảng 3.11: Phân bố tình trạng thừa mỡ theo tuổi và giới ở bệnh nhân gút ........ 50
Bảng 3.12: Đặc điểm HCCH ở các bệnh nhân gút ........................................... 51
Bảng 3.13: Dạng phối hợp của 3 yếu tố trong HCCH ở bệnh nhân gút ............. 52
Bảng 3.14: Dạng phối hợp của 4 yếu tố trong HCCH ở bệnh nhân gút ............. 53
Bảng 3.15: Đặc điểm BMI ở bệnh nhân gút ....................................................... 53
Bảng 3.16: Phân bố HCCH theo thói quen sinh hoạt ở bệnh nhân gút .............. 54
Bảng 3.17: Liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể và thời gian mắc bệnh gút ...... 55
Bảng 3.18: Liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể và tình trạng hạt tophi ............. 56
Bảng 3.19: Liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể và tình trạng sử dụng corticoid
ở bệnh nhân gút ................................................................................... 57
Bảng 3.20: Liên quan giữa nồng độ acid uric và thành phần cơ thể................... 58
Bảng 3.21: Mối tương quan giữa cấu trúc khối cơ thể và một số yếu tố của hội
chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân gút .......................................... 58



vii

Bảng 3.22: Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng bệnh gút và tình trạng mất cơ ... 59
Bảng 3.23: Liên quan giữa đặc điểm bệnh gút và HCCH .................................. 60
Bảng 3.24: Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng bệnh gút và HCCH ................... 60


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ chế bệnh sinh sarcopenia ........................................................... 13
Sơ đồ 2.1: Tóm tắt quá trình nghiên cứu .......................................................... 42
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm phối hợp các yếu tố của HCCH trên bệnh nhân gút .... 50
Biểu đồ 3.2: Phân bố hội chứng chuyển hóa theo giới ở bệnh nhân gút .......... 51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gút là bệnh khớp vi tinh thể thường gặp do rối loạn chuyển hóa các
nhân purin dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu. Bệnh thường gặp ở các
nước phát triển, chiếm khoảng 0,02- 0,2% dân số, nhưng hiện nay cũng
thường thấy ở các nước đang phát triển và bệnh có xu hướng tăng lên với
95% bệnh nhân là nam giới, trung niên [19]. Nghiên cứu của Dehlin M và
cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gút ở Tây Thụy Điển là năm 2012 là 1,8%
[28]. Tại Đài Loan (năm 2010), cứ 16 người thì có 1 người bị bệnh gút [46].
Các bệnh nhân gút thường có tình trạng của hội chứng chuyển hóa kèm
theo như: béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn dung nạp glucose,

đái tháo đường. Tác giả Trần Hồng Nghị (2015) nghiên cứu 105 bệnh nhân
gút thấy có 48 bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa (chiếm 45,72%) [11].
Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu Hiền (2013) trên 113 bệnh nhân gút có
52 bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa (46%) [5]. Nghiên cứu của Young
Hee Rho và cộng sự (2005) trên 168 bệnh nhân mắc bệnh gút, tỷ lệ mắc hội
chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn NCEP-ATPIII là 43,6% [82]. Các bệnh
nhân có hội chứng chuyển hóa thường gia tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và
thường có cấu trúc khối cơ thể thay đổi. Cấu trúc khối của cơ thể bao gồm:
khối mỡ, khối cơ và khối xương. Tỷ lệ khối cơ thường cao ở người trẻ và
những người vận động nhiều, ngược lại tỷ lệ mỡ thường tăng cao ở các đối
tượng béo phì và những người ít vận động thể lực [65]. Điều này dẫn đến sự
thay đổi kiểu hình từng thành phần cơ thể như thiểu cơ (sarcopenia), thừa mỡ
(overfat) và hỗn hợp (sarcopenic obesity). Gút là một bệnh rối loạn chuyển
hóa được chứng minh có sự thay đổi rõ về kiểu hình từng thành phần cơ thể,
tuy nhiên các bệnh nhân gút thường chỉ được điều trị bệnh chính, vấn đề thay
đổi cấu trúc khối cơ thể vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu, kiểm soát đúng


2

mức. Trên lâm sàng, các bệnh nhân gút thường nhập viện do triệu chứng đau
khớp nặng hoặc do biến chứng giai đoạn cuối của bệnh thận mạn, trong quá
trình điều trị các biểu hiện của hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân gút
thường cũng được phát hiện và điều trị kết hợp. Tuy nhiên, vấn đề xác định sự
thay đổi cấu trúc khối cơ thể, mối liên quan giữa bệnh gút với sự thay đổi cấu
trúc khối cơ thể, đặc biệt xác định mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa
với bệnh gút và sự thay đổi cấu trúc khối cơ thể của bệnh nhân thực sự vẫn
chưa được các bác sĩ quan tâm trên lâm sàng, do đó các bệnh nhân gút thường
khơng được chăm sóc và điều trị một cách toàn diện, dẫn đến thay đổi mức độ
nặng, tăng nguy cơ biến chứng của bệnh, đặc biệt là các biến chứng tim mạch

dẫn đến tăng nguy cơ và tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân gút. Vì vậy, việc
nghiên cứu về sự thay đổi cấu trúc khối cơ thể, đặc điểm hội chứng chuyển
hóa và mối liên quan trên bệnh nhân gút sẽ là cơ sở cho cơng tác dự phịng,
chăm sóc và điều trị tồn diện bệnh nhân gút nên chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Đặc điểm cấu trúc khối cơ thể và hội chứng chuyển hóa ở
bệnh nhân gút điều trị tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với mục
tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm cấu trúc khối cơ thể và hội chứng chuyển hóa ở
bệnh nhân gút điều trị tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019 2020.
2. Xác định mối liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể, hội chứng
chuyển hóa với một số đặc điểm của bệnh gút ở các đối tượng trên.


3

Chương 1
TÔNG QUAN
1.1. Đại cương về bệnh gút
1.1.1. Định nghĩa
Gút là bệnh khớp vi tinh thể do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, có
đặc điểm chính là tăng acid uric máu, bão hòa acid uric ở dịch ngoại bào gây
lắng đọng tinh thể monosodium urat ở các mô [2].
1.1.2. Dịch tễ học bệnh gút
Tỷ lệ tăng acid uric và bệnh gút có xu hướng gia tăng trên tồn thế giới,
ở các nước đang phát triển bệnh có xu hướng tăng lên với 95% là nam giới,
trung niên [19]. Nghiên cứu của Dehlin M và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
gút ở Tây Thụy Điển là năm 2012 là 1,8% [28]. Tại Đài Loan (năm 2010), cứ
16 người thì có 1 người bị bệnh gút, trong khi tỷ lệ mắc bệnh đã giảm nhưng
tỷ lệ hiện mắc vẫn không thay đổi [46].
Tại Việt Nam trong giai đoạn 1978-1989 tỷ lệ bệnh gút chiếm 1,5% các

bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp điều trị nội trú tại khoa cơ xương khớp
bệnh viện Bạch Mai và theo một nghiên cứu trong 10 năm (1991-2000). Tỷ lệ
này là 6,1% (1991-1995) và 10,6% (1996-2000). Có 99% bệnh nhân gút nước
ta là nam giới, trên 30 tuổi [9]. Đa số các trường hợp này được phát hiện
muộn, ở giai đoạn đã có biểu hiện ở các nội tạng (thận, da…).
1.1.3. Bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh
 Nguồn gốc acid uric:
- Thối hóa các chất có nhân purin do thức ăn mang vào.
- Thối hóa các chất có nhân purin trong cơ thể.
- Tham gia vào quá trình hình thành acid uric trên cần sự tham gia của
các enzm: nuclease, xanhthin oxydase, hypoxanthinguanin phosphoriboxin –


4

transferase (HPRT).
- Tổng hợp các purin theo con đường nội sinh.
 Chuyển hóa acid uric
Bình thường nồng độ acid uric trong cơ thể được giữ ở mức hằng định
do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải. Acid uric chủ yếu được
đào thải qua đường thận và một phần qua phân và các đường khác. Ở người
này bị mất cân bằng sẽ gây nên biến đổi lượng acid uric trong cơ thể. Acid
uric máu tăng khi nồng độ acid uric vượt quá giới hạn của độ hòa tan urat
trong huyết thanh [14].
+ Nam > 7 mg/l (420 µmol/l).
+ Nữ > 6 mg/l (360 µmol/l).
 Cơ chế bệnh sinh
Sự tích lũy acid uric ở mơ, tạo nên các microphi. Khi các hạt tophi tại
sụn khớp vỡ sẽ khởi phát cơn gút cấp do sự lắng đọng vi tinh thể tại khớp,
trong màng hoạt dịch, trong mô sụn và mơ xương sẽ dẫn đến bệnh xương

khớp mạn tính do gút, sự có mặt vi tinh thể urat tại mơ mềm, bao gân tạo nên
hạt tophi và cuối cùng viêm thận kẽ là do tinh thể urat lắng đọng tại tổchức kẽ
của thận. Acid uric niệu tăng và sự toan hóa nước tiểu dẫn đến sỏi tiết niệu
trong bệnh gút.
1.1.4. Phân loại gút
 Theo nguyên nhân
- Gút nguyên phát:
Chiếm đa số, nguyên nhân chưa rõ, có thể do di truyền và thức ăn. Hay
gặp ở nam giới, ăn nhiều hải sản, uống bia rượu. Một số có yếu tố di truyền.
- Gút thứ phát:
Ít gặp hơn.
Ngun nhân chính là do suy thận mạn tính và dùng thuốc lợi tiểu. Các


5

nguyên nhân khác có thể gặp là bệnh máu (leukemia, thiếu máu huyết tán, đa
u tủy xương), vảy nến diện rộng, suy giáp, chấn thương, nhiễm khuẩn.
- Gút do bất thường về enzyme:
Là bệnh di truyền do thiếu hụt enzym HGPRT (Hypoxanthineguaninephosphoribosyltransferase), rất hiếm gặp, thường thấy ở bé trai.
- Bệnh não tăng acid uric Lesch Nyhan: Thiếu hoàn toàn enzym. Bệnh
kết hợp bệnh não với hành vi tự cắt xẻo, gút nặng, sỏi thận.
- Thiếu hụt một phần enzym: Gút nặng, sỏi thận, bắt đầu trước 25 tuổi.
- Tăng hoạt tính enzym Phosphoribosyl pyrophosphate: Hiếm gặp.
 Theo thể lâm sàng
- Gút cấp tính
Cơn gút cấp điển hình: xuất hiện tự phát hoặc khởi phát sau bữa ăn
uống nhiều rượu thịt, sau phẫu thuật, stress.
Tiền triệu: rối loạn thần kinh, đau đầu, trạng thái kích thích mệt mỏi,
rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiểu tiện. Đặc biệt là các triệu chứng tại chỗ: khó cử

động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái.
Triệu chứng cơ năng: khớp đau dữ dội, bỏng rát, thường xuyên đau đến
cực độ, đau làm bệnh nhân mất ngủ. Cơn đau tăng lên về đêm, có thể kèm
theo sốt 38 – 39oC, có thể sốt rét run. Cơn đau từ vài ngày đến vài tuần giảm
dần không để lại di chứng.
Triệu chứng thực thể: khớp bị tổn thương sưng, da trên đó hồng hoặc
đỏ, khớp lớn có thể tràn dịch, khớp nhỏ phù nề.
Xét nghiệm acid uric máu tăng cao nam >7 mg/l (420 µmol/l), nữ > 6
mg/l (360 µmol/l).
Dịch khớp viêm có tinh thể tinh thể urat.
Đáp ứng điều trị với colchicin, cơn đau thuyên giảm hoàn toàn sau 48
giờ.


6

- Cơn khơng điển hình:
+ Biểu hiện tại chỗ ưu thế: Dễ nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn.
+ Biểu hiện tràn dịch chiến ưu thế: Thường ở khớp gối, diễn biến bán
cấp, dễ nhầm với lao khớp.
+ Biểu hiện toàn thân: Suy nhược, trong khi hiện tượng viêm tại chỗ
không đáng kể.
+ Biểu hiện bằng viêm nhiều khớp cấp: Dấu hiệu gợi ý là khởi phát đột
ngột, viêm 3 - 4 khớp, thường ở chi dưới. Thể này thường gặp trong giai đoạn
tiến triển của bệnh.
+ Biểu hiện cạnh khớp cấp tính: Biểu hiện cạnh khớp đơn độc hoặc
kèm theo cơn gút cấp, nhất là viêm gân Achille, viêm túi thanh mạc khuỷu
tay, hoặc hiếm gặp hơn có thể viêm tĩnh mạch [9].
- Gút mạn tính:
Thường sau cơn gút cấp từ một tới vài năm với biểu hiện: Hạt tophi,

tổn thương xương, tổn thương thận. Biểu hiện lâm sàng, sinh hóa, X-Quang là
sự tích lũy urat ở các mơ.
+ Hạt tophi: Khơng đau, rắn, số lượng và kích thước thay đổi. Da phủ
trên hạt thường mỏng có thể nhìn thấy màu trắng nhạt của các tinh thể urat
trong hạt. Vị trí thường gặp vành tai, mỏm khuỷu, cạnh các khớp tổn thương
hoặc trong các gân.
+ Tổn thương xương khớp: Biểu hiện viêm bán cấp kèm theo những
đợt tiến triển cấp tính. Tại các khớp, tinh thể urat kết tủa và gây ra tình trạng
viêm khớp, liệt chức năng khớp hay gặp các khớp nhỏ nhỡ chi dưới [61].
+ X-Quang: Hình ảnh bào mịn xương, khuyết xương hình hốc ở xa vị
trí bám của màng hoạt dịch. Có sự tân tạo xương đơi khi có nhiều gai xương.
Ngồi ra có thể thấy hình ảnh sưng phần mềm cạnh khớp, hẹp khe khớp.
+ Tổn thương thận: Có ba loại hình tổn thương


7

Sỏi urat thường biểu hiện bằng cơn đau quặn thận hoặc có thể chỉ đái
máu. Sỏi khơng cản quang.
Bệnh thận do gút: Protein niệu không thường xuyên và vừa phải, đái
máu, bạch cầu niệu vi thể. Mô bệnh học lắng đọng urat ở kẽ thận bao quanh
bởi thâm nhiễm tế bào khổng lồ.
Suy thận cẩp do lắng đọng acid uric trong các ống thận và niệu quản,
thường ở bệnh nhân bệnh máu ác tính điều trị hóa chất.
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút
 Tiêu chuẩn chẩn đoán gút ACR/EULAR 2015[64]
* Bước 1: Tiêu chuẩn đầu vào:
≥ 1 đợt sưng đau 1 khớp ngoại vi hay bao hoạt dịch (bao thanh dịch).
* Bước 2: Tiêu chuẩn vàng:
Phát hiện tinh thể urat trong 1 khớp có triệu chứng hay bao hoạt dịch

(tức là, trong dịch khớp) hoặc hạt tophi
* Bước 3: Nếu không phát hiện được tinh thể urat
Lâm sàng:
1. Đặc điểm của viêm một hay vài khớp:
+ Khớp cổ chân hay giữa bàn chân (ngoại trừ khớp bàn ngón chân cái)
(1đ).
+ Khớp bàn ngón chân cái (2đ)
2. Tính chất đợt viêm cấp
- Đỏ khớp
- Không chịu được lực ép hoặc sờ vào khớp viêm
- Khó khăn khi đi lại hay vận động khớp
+ 1 tính chất (1đ)
+ 2 tính chất (2đ)
+ 3 tính chất (3đ)


8

3. Đặc điểm thời gian (có ≥ 2 đợt đau cấp, không sử dụng thuốc kháng
viêm):
- Thời gian đau tối đa < 24h
- Khỏi triệu chứng đau ≤ 14 ngày
- Khỏi hoàn toàn giữa các đợt cấp
+ 1 đợt điển hình (1đ)
+ Nhiều đợt tái phát điển hình (2đ)
4. Hạt tophi
+ Khơng (0đ)
+ Có (4đ)
Cận lâm sàng:
1. Xét nghiệm acid uric máu

+ < 240 μmol/l (-4đ)
+ 240 - < 360 μmol/l (0đ)
+ 360 - < 480 μmol/l (2đ)
+ 480 - < 600 μmol/l (3đ)
+ ≥ 600 μmol/l (4đ)
2. Xét nghiệm dịch khớp
+ Không phát hiện tinh thể urat (-2đ)
3. Chẩn đốn hình ảnh
- DECT (dual energy computed tomography: chụp cắt lớp vi tính năng
lượng kép) scanner: bắt màu urat đặc biệt.
- Siêu âm: Dấu hiệu đường đơi
+ Có 1 trong 2 bằng chứng (4đ)
4. Xquang: Hình ảnh bào mịn xương ở bàn tay hoặc bàn chân
+ Hiện diện (4đ)
Chẩn đoán Gút khi tổng điểm ≥ 8đ.


9

1.1.6. Các yếu tố nguy cơ của bệnh gút
- Giới tính: Đa số bệnh nhân gút là nam giới (90-95%).
- Tuổi:
Tuổi mắc bệnh gút ở nam giới thường là 30-35 và ngày càng có xu
hướng trẻ hóa, với nữ giới thường gặp ở lứa tuổi sau mãn kinh.
- Tình trạng uống rượu bia: nghiện rượu làm thúc đẩy cơn gút cấp ở
người nhậy cảm.
Nghiện rượu nặng trong thời gian dài dẫn đến tăng acid uric máu do
giảm khả năng đào thải của thận và tăng sản xuất acid uric, một số đồ uống có
cồn đặc biệt là bia cũng là nguồn thực phẩm giầu purin [16].
- Béo phì:

Một số đối tượng có chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25 tăng nguy cơ mắc
bệnh gút gấp 5 lần so với người bình thường.
- Tăng acid uric và các rối loạn chuyển hóa khác: tăng glucose máu, rối
loạn chuyến hóa lipid máu, tăng huyết áp hay xơ vữa mạch vành là các rối
loạn chuyến hóa thường kết hợp với bệnh gút.
- Tăng acid uric máu và bệnh gút có liên quan đến các bệnh đi kèm tim
mạch và nguy cơ tim mạch cao [63].
- Thuốc:
Dùng kéo dài một số thuốc ảnh hưởng đến khả năng tồng hợp hoặc
giảm thải acid uric dẫn đến tăng acid uric máu như: Thiazid, furosemid,
aspirin, pyrazynamid.
- Yếu tố gia đình.
- Các bệnh lý liên quan:
Một số bệnh mạn tính có liên quan đến bệnh gút và tăng acid uric máu
trong đó hay gặp nhất là bệnh thận. Bệnh gút cũng liên quan với béo phì, đái
tháo đường, tăng lipid máu và xơ vữa động mạch [15].


10

1.2. Cấu trúc khối cơ thể và hội chứng chuyển hóa
1.2.1. Cấu trúc khối cơ thể
1.2.1.1. Sơ lược về cấu trúc khối cơ thể
Cấu tạo cơ thể bao gồm nước, protein, khoáng chất và chất béo. Tổng
lượng chất béo cơ thể bao gồm các chất béo thiết yếu và các chất béo lưu trữ.
Chất béo trong tủy xương, trong tim, phổi, gan, lá lách, thận, ruột, cơ bắp và
các mô lipid giàu trên toàn hệ thống thần kinh trung ương được gọi là chất
béo thiết yếu, trong khi đó chất béo tích tụ trong mơ mỡ được gọi là chất béo
lưu trữ. Chất béo thiết yếu là cần thiết cho hoạt động của cơ thể bình thường.
Các chất béo thiết yếu của phụ nữ cao hơn nam giới vì nó bao gồm chất béo

giới tính đặc trưng liên quan đến sinh đẻ. Chất béo lưu trữ nằm xung quanh cơ
quan nội tạng (chất béo lưu trữ nội bộ) và trực tiếp dưới da (chất béo lưu trữ
dưới da), nó bảo vệ cơ thể và như là một chất cách nhiệt để bảo tồn nhiệt độ
cơ thể. Mối quan hệ giữa chất béo dưới da và mỡ nội bộ có thể khơng giống
nhau cho tất cả các cá nhân và có thể dao động trong chu kỳ cuộc sống. Khối
không phải chất béo bao gồm khối cơ và xương. Khối cơ đại diện cho khối
lượng của cơ bắp, dây chằng, gân và cơ trong các cơ quan nội tạng [53].
Như vậy, cấu trúc khối của cơ thể bao gồm: Khối mỡ, khối cơ và khối
xương. Tỷ lệ khối cơ thường cao ở người trẻ và những người vận động nhiều,
ngược lại tỷ lệ mỡ thường tăng cao ở các đối tượng béo phì và những người ít
vận động thể lực. Q trình lão hố gắn liền với mất khối lượng cơ bắp và độ
mạnh của cơ bắp như ở bệnh nhân lỗng xương thì tình trạng thiểu cơ ở nam
nhiều hơn nữ [13]. Nghiên cứu của Kang DH và cộng sự chỉ ra rằng tổng khối
lượng mỡ, chỉ số khối mỡ, phần trăm chất béo cỏ thể, tổng khối lượng cơ có
tương quan thuận với mật độ xương ở hầu hết các vị trí chỉ số (p<0,001) [42].
Tác giả Dympna Gallagher (2000) tiến hành theo dõi dọc trên các đối
tượng nam và nữ khỏe mạnh, thời gian theo dõi trung bình là 4,7 năm, nghiên


11

cứu đã thấy rằng theo thời gian mặc dù BMI không thay đổi nhưng khối
lượng cơ tứ chi giảm dần ở cả nam và nữ, khối lượng mỡ tăng dần ở đối
tượng nam giới [34].
Khối lượng cơ và khối mỡ khơng chỉ phụ thuộc vào tuổi, giới mà cịn
phụ thuộc nhiều yếu tố khác: di truyền, hoạt động thể lực, dinh dưỡng, sử
dụng thuốc (corticoid…), bệnh tật (gút, viêm khớp dạng thấp…). Trong viêm
khớp dạng thấp, những thay đổi về thành phần cơ thể rất phổ biến, có thể gặp
bốn kiểu hình thành phần cơ thể: bình thường, thiểu cơ (sarcopenia), thừa mỡ
(overfat) và hỗn hợp (sarcopenic obesity). Nghiên cứu của Kim Tae Nyun và

Choi Kyung Mook (2013) cho thấy rằng sự mất cơ là q trình thối hóa về
thần kinh, giảm sản xuất hormone đồng hóa và sự nhạy cảm giảm tiết các
cytokine, sự thay đổi tình trạng viêm [45].
 Thiểu cơ (Sarcopenia – mất cơ):
Tại hội nghị chuyên đề về trạng thái dinh dưỡng và kết cấu cơ thể,
Irwin Rosenberg đã đưa ra khái niệm mất cơ (“sarcopenia”, xuất phát từ Hy
Lạp “sarx” nghĩa là cơ và “penia” nghĩa là mất). Thuật ngữ “Sarcopenia”
dùng để cho biết tình trạng suy giảm liên quan đến khối lượng cơ bắp, sức
mạnh cơ bắp và chức năng cơ. Sarcopenia là một tình trạng đặc trưng bởi sự
mất dần đi và tồn diện của khối lượng và chức năng cơ xương [78]. Cơ
xương chiếm 40% tổng trọng lượng cơ thể, đóng vai trò quan trọng về thể
chất và trao đổi chất ở người, bị suy giảm về số lượng và chất lượng khi lão
hóa [43]. Sarcopenia đã được thừa nhận như hội chứng lão khoa quan trọng
và được xem xét một trong những dấu hiệu đặc biệt của q trình lão hố.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, dân số lão hóa sẽ xảy ra với một tốc độ chưa
từng có trên tồn cầu, sự lão hóa làm thay đổi khối cơ, thành phần cơ, sự co
cơ, tính chất của mơ cơ, cũng như chức năng của gân [77]. Giảm khối lượng
cơ bắp làm giới hạn khả năng hoạt động, rút ngắn tuổi thọ của bệnh nhân [52].


12

Theo nhóm cộng tác Châu Âu về sarcopenia ở người già EWGSOP
(European Working Group on Sarcopenia in Older People): Sarcopenia là một
hội chứng đặc trưng bởi mất khối lượng cơ xương và sức mạnh cơ xương, từ
đó gây ra những hậu quả như khuyết tật, giảm chất lượng cuộc sống và tử
vong [30]. Theo khuyến cáo của EWGSOP về định nghĩa và chẩn đoán
sarcopenia năm 2010 như sau: Chẩn đoán Sarcopenia khi tiêu chí 1 cộng (tiêu
chí 2 hoặc 3).
- Các tiêu chí là:

1. Khối lượng cơ thấp.
2. Sức mạnh cơ bắp thấp.
3. Hoạt động thể chất thấp.
Có nhiều cơ chế gây khởi phát và tiến triển bệnh sarcopenia liên quan
đến q trình tổng hợp protein, q trình thối hóa protein, sự toàn vẹn thần
kinh cơ và hàm lượng chất béo cơ.
Nghiên cứu của Patel H. P và cộng sự (2015) mơ tả sự thay đổi hình
thái cơ liên kết với sarcopenia trong cộng đồng ở những người đàn ông lớn
tuổi, trên 100 người đàn ông trong độ tuổi 68-76 được tuyển dụng vào nghiên
cứu. Kết quả 6% nam giới đã có sarcopenia theo tiêu chuẩn định nghĩa của
Châu Âu Sarcopenia ở người già (EWGSOP) [69].
- Cơ chế bệnh sinh sarcopenia:
Theo mô học, khối cơ bao gồm loại I và loại II. Loại II là sợi nhanh có
khả năng phân hủy glycogen nhanh hơn so với loại I. Trong các hoạt động
chậm, hầu hết sức mạnh cơ đến từ loại I. Giảm khối lượng cơ bắp (mất cơ)
được đặc trưng bởi teo chủ yếu loại II [68].


13

Sơ đồ 1.1: Cơ chế bệnh sinh sarcopenia
Nguồn: Limpawattana P, Kotruchin P and Pongchaiyakul C (2015),
"Sarcopenia in Asia", Osteoporosis and sarcopenia, 1(2), pp. 92-97 [55]
Phân loại sarcopenia: Gồm 2 loại
- Sarcopenia ngun phát (sarcopenia liên quan đến tuổi): Khơng tìm
thấy nguyên nhân khác ngoài tuổi.
- Sarcopenia thứ phát: Sarcopenia xảy ra sau một số nguyên nhân như:
+ Giảm hoạt động: Nằm tại giường lâu ngày, ít vận động, trạng thái
khơng trọng lượng.
+ Bệnh lý: Suy cơ quan tiến triển (tim, phổi, gan, thận, não), bệnh lý

viêm, bệnh ác tính, bệnh nội tiết.
+ Thiếu hụt dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không đầy đủ năng lượng và
hoặc protein, kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa, sử dụng các thuốc gây chán ăn.
Các giai đoạn sarcopenia:
Được chia thành ba giai đoạn (theo EWGSOP):
- Presarcopenia (tiền Sarcopenia): Giai đoạn này đặc trưng bởi khối
lượng cơ thấp mà chưa ảnh hưởng đến sức mạnh cơ và hoạt động thể lực.


14

- Sarcopenia: Là giai đoạn kết hợp hai yếu tố: khối lượng cơ thấp và
sức mạnh cơ thấp hoặc giảm hoạt động thể lực.
- Severe sarcopenia (Sarcopenia nghiêm trọng): Đặc trưng bởi sự giảm
thấp cả ba yếu tố khối lượng cơ, sức mạnh cơ bắp và hoạt động thể chất [77].
Theo Baumgartner và cộng sự chẩn đoán sarcopenia khi chỉ số khối cơ
SMI (Skeletal muscle mass index) dưới hai độ lệch chuẩn của giá trị tham
khảo trung bình ở người trẻ [20].
Trong đó: SMI=ASM/chiều cao2 (kg/m2).
ASM (Appendicular skeletal muscle mass): tổng khối lượng cơ tứ chi.
Mất khối lượng cơ theo tuổi cùng với chức năng cơ được gọi thiểu cơ
(Sarcopenia). Chẩn đoán thiểu cơ khi: SMI giảm và cơ lực giảm và/hoặc tốc
độ di chuyển giảm. Các yếu tố liên quan đến thiểu cơ gồm có tuổi, tập thể
dục, ngã do tai nạn, nồng độ albumin niệu [21].
Chỉ số SMI được tính bằng tổng khối lượng cơ tứ chi (kg) (ASM) chia
cho bình phương chiều cao (m), nếu chỉ số này thấp hơn -2SD giá trị tham
chiếu ở người trẻ giúp đánh giá tình trạng giảm khối lượng cơ (mất cơ). Tiêu
chuẩn đánh giá Sarcopenia theo SMI dựa trên giá trị tham chiếu của người
Trung Quốc sống ở Hồng Kông khi: Nam SMI < 5,72 kg/m2; Nữ SMI < 4,82
kg/m2 [48].

Mất cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, chẩn đoán mất cơ khi SMI
giảm. Sự mất cơ là quá trình thối hóa về thần kinh, giảm sản xuất hormone
đồng hóa và sự nhạy cảm giảm tiết các cytokine, sự thay đổi tình trạng viêm.
Mất cơ gây ra những thay đổi về tình trạng sức khỏe như giảm quá trình vận
động, tăng tính dễ gãy của xương, tăng các nguy cơ gây ngã, chấn thương và
tàn tật thậm chí tử vong và tăng chi phí về y tế [23]. Mất cơ là một vấn đề
đang được thế giới rất quan tâm, vì quy mơ lớn và hệ quả nghiêm trọng của
nó trong cộng đồng.


15

 Thừa mỡ (Overfat)
Thừa cân và béo phì là sự tích lũy chất béo bất thường hoặc quá mức
cho cả người lớn và trẻ em. Overfat là thuật ngữ để chỉ chính xác lượng mỡ
thừa trong cơ thể và chuyển hóa chất béo ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và
thể lực, nó bao gồm cả thừa cân và béo phì [62]. Để xác định thừa mỡ trước
tiên chúng ta xác định lượng mỡ bình thường của cơ thể. Theo Dympna
Gallagher và cộng sự (2000): tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể khỏe mạnh (cơ thể
bình thường, khơng thiểu cơ và khơng thừa mỡ) có mối liên quan với chỉ số
BMI [34]. Với đối tượng là người Châu Á, phần trăm mỡ cơ thể khỏe mạnh
được tính theo cơng thức như sau:
+ Nam: % mỡ = 51,9 – 740 x 1/BMI + 0,029 x tuổi.
+ Nữ: % mỡ = 64,8 – 752 x 1/BMI + 0,016 x tuổi.
- Phân loại BMI ở người châu Á – Thái Bình Dương [54]:
+ Thiếu cân (gầy): BMI < 18,5.
+ Bình thường: 18,5 ≤ BMI ≤ 22,9.
+ Thừa cân (overweight): 23,0 ≤ BMI ≤ 27,49.
+ Béo phì: BMI ≥ 27,5.
Theo WHO, BMI là một thước đo béo phì, đây là phương pháp tương

đối đơn giản, rẻ tiền. Mỗi cá nhân có BMI nhất định nhưng tỷ lệ mỡ còn thay
đổi theo tuổi, giới, dân tộc, tình trạng bệnh tật.
 Hỗn hợp (sarcopenic obesity)
Trong một số bệnh lý như bệnh ác tính, viêm khớp dạng thấp, hoặc tuổi
già người ta thấy rằng khối lượng cơ bị mất trong khi đó khối lượng mỡ lại
tăng, trạng thái này gọi là sarcopenic obesity. Vậy sarcopenic obesity là kiểu
hình thành phần cơ thể vừa thiểu cơ vừa thừa mỡ.
 Kiểu hình thành phần cơ thể bình thường
Là cơ thể không thiểu cơ và không thừa mỡ.


×