Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn thị xã tam điệp tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.22 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------------

TRẦN MAI HƯƠNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NƠNG DÂN
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HĨA TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ TAM ĐIỆP - TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------------

TRẦN MAI HƯƠNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NƠNG DÂN
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HĨA TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ TAM ĐIỆP - TỈNH NINH BÌNH


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HÀ

Hà Nội, 2013



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Mọi sự giúp đỡ cho việc nghiên cứu đã được cảm ơn và các thông tin chỉ dẫn
trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Trần Mai Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Lâm Nghiệp và qua quá trình điều

tra khảo sát trên địa bàn thị xã Tam Điệp - tỉnh Ninh Bình, tác giả đã hồn thành đề
tài luận văn “Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng
hoá trên địa bàn Thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình”
Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tác giả đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy cô trường Đại học
Lâm Nghiệp.
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban Gián hiệu trường Đại học
Lâm Nghiệp, Khoa Sau Đại học, các thầy cô giáo giảng dạy tại trường. Đặc biệt, tác
giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn Hà đã dành rất nhiều thời gian
và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xơ, các q thầy cơ Khoa Kinh tế cùng tồn thể các anh, chị và ban
lãnh đạo Phịng Cơng thương, Phịng Kế hoạch và Đầu tư, Phịng Nơng nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Chi cục Thống kê thị xã, các hộ nông dân... đã tạo điều kiện
cho tác giả điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn.
Mặc dù đã có cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng
lực của mình xong do thời gian có hạn, kiến thức và sự hiểu biết của tác giả còn hạn
chế về vấn đề nghiên cứu nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác
giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn để luận
văn được hồn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày…..tháng…..năm 2013
Tác giả luận văn

Trần Mai Hương


iii

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....4
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tồn tại và phát triển kinh tế hộ nơng dân theo
hướng sản xuất hàng hố .............................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về hộ, hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân.........................................4
1.1.2. Sản xuất hàng hố và vai trị của nó trong nông nghiệp ...................................9
1.1.3. Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hố .......................14
1.2. Tính tất yếu khách quan để chuyển kinh tế hộ nông dân tự cung tự cấp sang sản
xuất hàng hoá ............................................................................................................15
1.2.1. Kinh tế hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ..................................................15
1.2.2. Kinh tế hộ nông dân là chủ thể trong sản xuất nơng nghiệp ...........................16
1.2.3. Tính tất yếu khách quan để chuyển kinh tế hộ nông dân tự cung tự cấp sang
sản xuất hàng hoá ......................................................................................................19
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá
...................................................................................................................................22
1.3.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên ...................................................................22
1.3.2. Các nhân tố về điều kiện kinh tế và tổ chức quản lý ......................................23
1.3.3. Các nhân tố về khoa học kỹ thuật công nghệ ..................................................25
1.3.4. Các nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của Nhà nước ........................................25
1.4. Sơ lược tình hình phát triển kinh tế hộ nơng dân theo hướng sản xuất hàng hố
ở một số nước và ở Việt Nam ...................................................................................27



iv
1.4.1. Trên thế giới ....................................................................................................27
1.4.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................28
1.5. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan ...........................................32
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................33
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................33
2.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội .............................................................................36
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở thị xã Tam
Điệp ...........................................................................................................................44
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................45
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................45
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................46
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................47
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................49
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở thị xã Tam Điệp
Tỉnh Ninh Bình .........................................................................................................49
3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nơng dân trong vùng .....................................49
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nơng dân theo hướng sản xuất hàng hố ở thị
xã Tam Điệp ..............................................................................................................50
3.1.3. Tổ chức các hoạt động sản xuất của hộ nông dân ...........................................54
3.1.4. Kết quả sản xuất của hộ nông dân...................................................................57
3.1.5. Thu nhập và đời sống của hộ nơng dân...........................................................60
3.1.6. Phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực đến sản xuất hàng hố của hộ nơng
dân ở thị xã Tam Điệp ...............................................................................................64
3.1.7. Ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến sản xuất của hộ ...................................66
3.1.8. Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến sản xuất của hộ.........................67
3.1.9. Những nhận xét và đánh giá chung trong phát triển kinh tế hộ nông dân theo



v
hướng sản xuất hàng hoá ở thị xã Tam Điệp ............................................................68
3.2. Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân thị xã Tam Điệp theo hướng sản xuất
hàng hoá ....................................................................................................................72
3.2.1. Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm khai thác
tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội, bảo vệ mơi trường sinh thái và
tái tạo nguồn lực ........................................................................................................72
3.2.2. Hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình là một trong những hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trong thời gian tới nhằm tăng số lượng hộ
nông dân theo hướng SXHH .....................................................................................73
3.2.3. Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá phải gắn với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với qúa trình CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn, với
q trình hội nhập vào nền kinh tế cả nước và nước ngoài.......................................74
3.2.4. Phát huy nội lực, tạo bước phát triển mới trong kinh tế hộ nhằm thu hút các
nguồn lực bên ngoài để tạo điều kiện cho hộ nông dân sản xuất hàng hoá ..............75
3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế hộ nơng dân theo hướng sản xuất
hàng hố ....................................................................................................................76
3.3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ........76
3.3.2. Định hướng phát triển kinh tế hộ nơng dân sản xuất hàng hố ......................77
3.4. Những giải pháp cụ thể đối với hộ nông dân nhằm phát triển kinh tế hộ nông
dân nông dân trong vùng theo hướng sản xuất hàng hoá ..........................................82
3.4.1. Giải pháp chung ..............................................................................................82
3.4.2. Giải pháp cụ thể đối với hộ nông dân từng vùng sinh thái .............................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................92
1. Kết Luận ................................................................................................................92
2. Kiến nghị ...............................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO



vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất


HND

Hộ nông dân

HTX

Hợp tác xã



Lao động

LĐNN

Lao động nông nghiệp

NLN

Nông lâm nghiệp

NN

Nông nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

SL


Số lượng

SXHH

Sản xuất hàng hóa

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TLSX

Tư liệu sản xuất

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Phân bố sử dụng đất tự nhiên của Thị xã Tam Điệp năm 2010

35

2.2

Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Tam Điệp qua 3 năm

37

2.3

Tình hình nhân khẩu và lao động của thị xã qua 3 năm

39

3.1

Cơ cấu hộ nông dân theo quy mơ hàng hố ở các xã điều tra

50


3.2

Tình hình cơ bản của các chủ hộ được điều tra

51

3.3

Cơ cấu đất đai của hộ điều tra

52

3.4

Một số chỉ tiêu về hộ điều tra theo thu nhập năm 2012

53

3.5

Cơ cấu lao động trong độ tuổi của các hộ nông dân 2012

53

3.6

Cơ cấu các nhóm hộ nơng dân theo hướng SXKD chính

54


3.7
3.8
3.9

3.10

Quy mơ và cơ cấu chi phí sản xuất nơng lâm nghiệp của hộ
nông dân
Tổng thu từ sản xuất nông – lâm nghiệp ở hộ điều tra
Mức thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu của hộ
nông dân điều tra
Phương thức tiêu thụ một số sản phẩm của hộ nông dân vùng
nghiên cứu

56
57
63

66


viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình

Tên hình

Trang


1.1

Ảnh hưởng của các yếu tố đến hộ nông dân sản xuất hàng hóa

26

2.1

Diện tích các loại đất

35

3.1

Cơ cấu thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp

60


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trị của hộ gia đình
cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và
bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà cịn là chủ thể tiêu
dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang
diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn để có thêm những
chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế

hộ phát triển.
Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồn nhân
lực, vừa là nguồn của cải vật chất (chưa nói tới tinh thần) cho cuộc chiến, đồng thời
lại là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống không những cho gia đình (chỉ với
5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia đình làm kinh tế vườn theo lối tự túc,
tự cấp), mà cịn đóng vai trị là hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền
Nam (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ). Vai trị của kinh tế hộ có nhiều
thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao động sản xuất, nhất là kể từ khi phong
trào hợp tác xã mất dần động lực phát triển.
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, việc thực hiện và đưa nghị quyết đại hội Đảng
lần thứ VI vào cuộc sống (năm 1987) và đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị
(năm 1988). Kinh tế hộ nông dân nước ta đã đạt được những thành quả to lớn, góp
phần quan trọng tạo nên sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước. Khai thác
có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp – nông thôn, phát huy những lợi thế
vốn có của đất nước, tạo cơng ăn việc làm, từng bước làm tăng thu nhập cho lao
động làm nông nghiệp là những mục tiêu mà kinh tế hộ nông dân nước nhà về cơ
bản đã làm được trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng từ những kết quả đạt được
đó, trên con đường phát triển kinh tế hộ nông dân nước ta đã và đang đặt ra nhiều
vấn đề đòi hỏi chúng ta làm tốt hơn nữa trong thời gian tới như ruộng đất cho người
nơng dân, vốn, tín dụng cho hộ nông dân, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thị
trường cung ứng vật tư đầu vào, đầu ra, nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức cho
người lao động trong nông nghiệp nông thôn.


2
Tam Điệp là Thị xã miền núi nằm ở phía Tây – Nam tỉnh Ninh Bình trên trục
Quốc lộ 1A, là nơi giao lưu giữa phía Bắc Trung Bộ và phía Nam đồng bằng Bắc
Bộ. Thị xã Tam Điệp thuộc vùng bán sơn địa, có địa hình phức tạp, nhiều núi đá
vơi, đồi dốc, ruộng trũng, gồm có 4 xã và 5 phường. Tổng diện tích đất tự nhiên của
Thị xã Tam Điệp là 10.685 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.848 ha chiếm

45,37%, đất lâm nghiệp 2.679 ha chiếm 25.07%, đất chuyên dùng 2.112 ha chiếm
19,77%, đất khu dân cư 514 ha chiếm 4,81%, đất chưa sử dụng 532 ha chiếm
4,98%. Là thị xã có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng chưa được khai thác
hết lợi thế, cơ sở hạ tầng và kinh tế hộ nơng dân vẫn cịn nhiều khó khăn. Một trong
những ngun nhân quan trọng là kinh tế hộ nơng dân cịn gặp nhiều trở ngại, chưa
thực sự đi vào sản xuất hàng hố. Chính vì vậy nghiên cứu phát triển kinh tế hộ
nơng dân theo hướng sản xuất hàng hố là hết sức cần thiết đối với từng vùng, từng
địa phương và phạm vi toàn quốc. Xuất phát từ vấn đề trên tác giả lựa chọn đề tài:
“Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hố trên
địa bàn Thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình” làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu khả năng phát triển hàng hố của kinh tế hộ nơng dân
ở thị xã Tam Điệp, đề xuất một số giải chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân
thị xã Tam Điệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
kinh tế hộ nơng dân theo hướng sản xuất hàng hố.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hàng hố của kinh tế hộ nông dân
ở thị xã Tam Điệp giai đoạn 2009 – 2011.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở thị
xã Tam Điệp trong những năm tới theo hướng sản xuất hàng hoá.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là những vấn đề có tính lý luận và thực


3
tiễn về kinh tế hộ, sự phát triển kinh tế hộ nơng dân nói chung và hộ nơng dân sản
xuất hàng hố nói riêng trong những năm qua, phương hướng và những giải pháp
chủ yếu để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất

hàng hoá ở thị xã Tam Điệp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: bao gồm phạm vi về nội dung nghiên cứu,
địa điểm và thời gian nghiên cứu.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu kinh tế hộ nông dân trong
bước chuyển sang cơ chế thị trường hiện nay, nghiên cứu những yếu tố kinh tế chủ
yếu tác động đến sự phát triển kinh tế hộ nơng dân theo hướng sản xuất hàng hố.
Phân tích thực trạng kinh tế hộ nông dân trong bước chuyển đổi cơ chế thị trường,
sản xuất hàng hoá trong những năm 2009 – 2011 và nêu lên định hướng và những
giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá của địa phương nghiên
cứu đến năm 2015.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình
- Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5 năm 2012 đến
tháng 5 năm 2013. Trong quá trình thực hiện, các tài liệu được thu thập trong giai
đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 và số liệu điều tra hiện trạng của năm 2011.
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá và bổ sung lý luận về kinh tế hộ và phát triển kinh tế hộ theo
hướng sản xuất hàng hoá trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Phản ánh thực trạng của phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá
ở thị xã Tam Điệp trong những năm gần đây.
- Đưa ra một số quan điểm và những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế
hộ theo hướng sản xuất hàng hố
5. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tồn tại và phát triển kinh tế hộ nơng dân
theo hướng sản xuất hàng hố
1.1.1. Khái niệm về hộ, hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân
Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua mỗi
thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau song vẫn có bản chất chung đó là“Sự hoạt động sản xuất kinh doanh của
các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của cải vật chất để nuôi
sống và tăng thêm tích luỹ cho gia đình và xã hội”.
Qua nghiên cứu cho thấy, có nhiều quan niệm của các nhà khoa học về hộ:

- Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ “Hộ là tất cả những
người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người
cùng chung huyết tộc và những người làm công”.

- Theo Liên hợp quốc “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái
nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.

- Năm 1981, Harris (London – Anh) trong tác phẩm của mình cho rằng: “Hộ
là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động” [17] và trên góc độ này, nhóm các đại
biểu thuộc trường phái “Hệ thống Thế Giới” (Mỹ) là Smith (1985 – Martin và
Beiltell (1987) có bổ sung thêm: “ Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất
nguồn lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung” [16].

- Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (năm 1980)
các đại biểu nhất trí cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản
xuất, tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế” [10].
Đây mới chủ yếu nêu lên những khía cạnh về khái niệm hộ tiêu biểu nhất,
mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác hoặc tổng hợp khái quát chung nhưng vẫn

cịn có chỗ chưa đồng nhất. Tuy nhiên từ các quan niệm trên cho thấy hộ được hiểu
như sau:

- Trước hết, hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có


5
chung huyết thống, tuy vậy cũng có cá biệt trường hợp thành viên của hộ không
phải cùng chung huyết thống (con ni, người tình nguyện và được sự đồng ý của
các thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh tế lâu dài...).

- Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao động và
phân cơng lao động chung; có vốn và chương trình, kế hoạch sản xuất kinh doanh
chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối
lợi ích theo thoả thuận có tính chất gia đình. Hộ khơng phải là một thành phần kinh
tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể, Nhà
nước...

- Hộ khơng đồng nhất với gia đình mặc dầu cùng chung huyết thống bởi vì
hộ là một đơn vị kinh tế riêng, cịn gia đình có thể khơng phải là một đơn vị kinh tế
(ví dụ gia đình nhiều thế hệ cùng chung huyết thống, cùng chung một mái nhà
nhưng nguồn sinh sống và ngân quỹ lại độc lập với nhau....).
Về hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa “Hộ nơng dân là các hộ gia
đình làm nơng nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng
chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế
lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có
xu hướng hoạt động với mức độ khơng hồn hảo cao” [19].
Nhà khoa học Traianốp cho rằng “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn
định” và ông coi “hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông
nghiệp” [21].

Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nơng
nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển.
Đồng tình với quan điểm trên của Traianốp, hai tác giả Mats Lundahl và
Tommy Bengtsson bổ sung và nhấn mạnh thêm “Hộ nơng dân là đơn vị sản xuất cơ
bản” [21]. Chính vì vậy, cải cách kinh tế ở một số nước những thập kỷ gần đây đã
thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã đạt được tốc
độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà


6
khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: “Nơng hộ là tế bào kinh tế xã hội, là
hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” [11]. Đào Thế Tuấn (1997)
cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa
rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nơng nghiệp ở nơng thơn”.
Cịn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nơng thơn năm
2001 cho rằng: “Hộ nơng nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động
thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và
thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nơng nghiệp” [3].
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả và theo
nhận thức cá nhân, tôi cho rằng:

- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính
là nơng nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nơng. Ngồi hoạt
động nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ...) ở các mức độ khác nhau.

- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập

tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của
nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của cơng nghiệp hố, hiện
đại hoá, thị trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nơng dân
càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm
vi một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ nơng dân nước ta
trong tình hình hiện nay.
Hộ nơng dân là thực thể kinh tế văn hoá xã hội chủ yếu ở nơng thơn, vì vậy
cần phải hệ thống lý thuyết về phát triển kinh tế hộ nông dân làm nền tảng cho việc
phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nơng thơn.
Sau các cơng trình nghiên cứu về kinh tế nông dân của C.Mác và V.I.Lênin
đã xuất hiện một xu hướng nghiên cứu về sự phát triển kinh tế hộ nông dân.
Theo Hemery, Margolin (1988) thì “xã hội nơng dân lạc hậu khơng nhất thiết


7
phải đi lên chủ nghĩa tư bản, mà có thể phát triển lên chế độ xã hội khác bằng con
đường phi tư bản chủ nghĩa” [20].
Các tác giả của thuyết dân tuý cho rằng có nhiều con đường phát triển của
lịch sử, lịch sử khơng phải chỉ có một con đường phát triển mà nó tiến hố bằng các
chu kỳ, mang tính chất vùng, có các thời kỳ trì trệ và tiến lên. Do đó các nước đi sau
có thể đuổi kịp, thậm chí có thể vượt các nước đi trước. Phải đi lên chủ nghĩa xã hội
bằng cách phục hồi nền văn minh nông dân, chủ yếu là cộng đồng nông thôn và hợp
tác xã thủ công nghiệp. Phải tiến hành cơng nghiệp hố do nhà nước. Chỉ có bằng
cách này mới cơng nghiệp hố mà tránh được các nhược điểm của chủ nghĩa xã hội.
Trong quyển I của bộ Tư bản, C.Mác đã phân tích kỹ q trình tước đoạt
ruộng đất của nông dân Anh một cách ồ ạt, làm phá vỡ nền nông nghiệp truyền
thống và sự hình thành của các tầng lớp trại chủ tư bản chủ nghĩa thuê đất và vay
vốn của địa chủ, bóc lột người làm thuê. Người dự đoán, kinh tế hộ sẽ hồn tồn bị
xố bỏ trong điều kiện phát triển đại công nghiệp. Nhưng ở quyển III, C.Mác khẳng
định, ngay ở Anh, với thời gian đã thấy hình thức sản xuất nông nghiệp cơ bản được

phát triển không phải là các nông trại lớn mà là các nông trại gia đình, khơng dùng lao
động làm th. Các nơng trại lớn khơng có khả năng cạnh tranh với nơng trại gia đình.
V.I.Lênin cho rằng:“cải tạo tiểu nơng khơng phải là tước đoạt của họ mà
phải tôn trọng sở hữu cá nhân của họ, khuyến khích họ liên kết với nhau một cách
tự nguyện để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chính họ”. Khi phân tích
kết cấu xã hội nông dân nước Nga, V.I.Lênin đã lưu ý, hộ nông dân khai thác triệt
để năng lực sản xuất đáp ứng những nhu cầu đa dạng của gia đình và xã hội. Ông đã
chỉ ra năng lực tự quyết định của q trình sản xuất của hộ nơng dân trong nền kinh
tế tự cung tự cấp, là mầm mống của những chiều hướng phát triển hàng hố khác
nhau, chính nó sẽ tự phá vỡ các quan hệ khép kín của hộ dẫn đến những quá trình
vỡ kết cấu kinh tế” [20].
David (1903) đã nhận xét rằng, chủ nghĩa tư bản không làm phá sản nền sản
xuất tiểu nông, nền kinh tế này có “ưu thế”, “ổn định”, nếu so với các nông trại lớn
tư bản chủ nghĩa.


8
Theo Tchayanov (1924), luận điểm cơ bản nhất của Tchayanov là coi kinh tế
hộ nông dân là một phương thức sản xuất tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Mỗi
phương thức sản xuất có những quy luật phát triển riêng của nó, và trong mỗi chế
độ, nó tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành. Mục tiêu của hộ nơng dân là
có thu nhập cao khơng kể thu nhập ấy do nguồn gốc nào, trồng trọt, chăn ni hay
ngành nghề đó là kết quả chung của lao động gia đình.
Khái niệm gốc để phân tích kinh tế gia đình là sự cân bằng lao động – tiêu
dùng giữa sự thoả mãn các nhu cầu của gia đình và sự nặng nhọc của lao động. Sản
lượng chung của hộ gia đình hàng năm trừ đi chi phí sẽ là sản lượng thuần mà gia
đình dùng để tiêu dùng, đầu tư sản xuất và tiết kiệm. Mỗi hộ nông dân cố gắng đạt
được một thoả mãn nhu cầu thiết yếu bằng cách tạo một sự cân bằng giữa mức độ
thoả mãn nhu cầu của gia đình với mức độ nặng nhọc của lao động. Sự cân bằng
này thay đổi theo thời gian, theo cân bằng sinh học, do tỷ lệ giữa người tiêu dùng và

người lao động quyết định.
J.Harris (1982) trong bài giới thiệu cho cuốn sách “Phát triển nơng thơn” đã
phân loại các cơng trình nghiên cứu về nông thôn, nông dân, nông nghiệp ra ba xu
hướng chính, đó là xu hướng tiếp cận hệ thống, mơ hình ra quyết định và tiếp cận
cấu trúc lịch sử.
Vấn đề được tranh luận chủ yếu là, trong quá trình phát triển sản xuất hàng
hố, xã hội nơng thơn phân hố thành tư bản nơng nghiệp, người làm th nơng
nghiệp hay là người nơng dân sản xuất nhỏ, có đất đai, tư liệu sản xuất kinh doanh
bằng lao động gia đình vẫn tồn tại vì có được nơng sản rẻ hơn các nông trại tư bản
chủ nghĩa.
Nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế nông dân ở các nước đang phát
triển gần đây Georgescu – Roegen (1960) cho thấy, nông trại nhỏ dùng lao động
cho đến lúc thu nhập rịng xuống đến số khơng và chủ yếu nhằm tăng sản lượng của
một đơn vị ruộng đất.
Dandekar (1970) cho rằng có hai kiểu nơng dân, một kiểu sản xuất hàng hoá,
chỉ đầu tư lao động đến lúc lãi bằng tiền lương và một kiểu tự túc, chủ yếu đầu tư
lao động nhằm tăng sản lượng đủ sống.


9
Nhiều cơng trình nghiên cứu (Vergopoulos – 1978), Taussig – 1978 cho thấy
nơng trại nhỏ gia đình hiệu quả hơn nơng trại lớn tư bản chủ nghĩa, và chính hình
thức sản xuất này có lợi cho chủ nghĩa tư bản hơn vì khai thác được cao nhất thặng
dư lao động ở nông thôn và giữ được giá nông sản thấp.
Hayami và Kikuchi (1981) nghiên cứu sự thay đổi của kinh tế nông thôn
Đông Nam Á và thấy rằng, áp lực dân số trên ruộng đất ngày càng tăng, lãi do đầu
tư thêm lao động ngày càng giảm mặc dù có cải tiến kỹ thuật, nhưng giá ruộng đất
(địa tô) ngày càng tăng.
Năm 1989, Lipton cho rằng trong khoa học xã hội về phát triển nông thôn
hiện nay, phổ biến ba cách tiếp cận, đó là cách tiếp cận macxit phân tích (Roemer –

1985); tiếp cận cổ điển mới (Krueger, 1974) và tiếp cận hàng hoá tập thể (Olson,
1982). Ba tiếp cận trên về mặt lý luận, trong thực tiễn đều thuộc về quan hệ giữa
nhà nước và nông dân. Mối quan hệ đó, thường theo các hướng là tăng thặng dư
kinh tế của nông thôn; chuyển thặng dư từ ngành này sang ngành khác; rút thặng dư
và thúc đẩy việc luân chuyển. Nhìn chung bất cứ một quá trình phát triển nào cũng
phải tăng thặng dư, quá trình này cần sự tác động của Nhà nước.
Tóm lại, có thể thấy kinh tế nơng hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong
nơng nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa
trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản
xuất nơng nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội.
1.1.2. Sản xuất hàng hoá và vai trị của nó trong nơng nghiệp
Sản xuất nơng nghiệp có vị trí quan trọng, là ngành duy nhất tạo ra lương
thực, thực phẩm ni sống tồn xã hội. Trong một thời gian dài, nông nghiệp tự
cung tự cấp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của nông dân
thấp kém. Chỉ từ khi chuyển sang kinh tế hàng hoá, sản xuất hàng hoá trở thành
động lực để thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Sản xuất hàng hố cịn là q trình
phát huy tốt nhất các lợi thế, các tiềm năng kinh tế - xã hội của các vùng sản xuất.
Vì vậy nó có vai trò điều tiết sản xuất, điều tiết giữa các vùng, giữa người tiêu dùng
và người sản xuất. Ở các nước kinh tế phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu, toàn bộ các


10
trang trại gia đình đều tham gia sản xuất hàng hố. Ở các nước này, tỷ lệ dân số làm
nơng nghiệp rất thấp, quy mô nông trại lớn. Trái lại, ở các nước kinh tế kém phát
triển, phần lớn dân số là nơng dân. Nước ta có gần 80% dân số sống ở nơng thơn,
sản xuất nơng nghiệp cịn mang nặng tính tự cung tự cấp, số hộ nơng dân tham gia
sản xuất hàng hố cịn ít.
1.1.2.1. Sản xuất hàng hoá là xu thế phát triển của kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại đã xuất hiện và tồn tại từ lâu. Nông
hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và

nơng thơn. Kinh tế hộ là hình thức kinh tế trong quy mơ gia đình, gắn với gia đình.
Kinh tế hộ, theo Traianốp (nhà kinh tế lớn của Nga), là hộ gia đình độc lập, có hình
thức kinh tế phức tạp. Xét từ góc độ các quan hệ kinh tế - tổ chức, là sự kết hợp
những ngành, những công việc khác nhau trong quy mơ hộ gia đình nơng dân.
Trong hơn 30 năm hợp tác hoá ở nước ta, kinh tế hộ gia đình bị hồ tan trong kinh
tế hợp tác xã, chỉ còn lại một bộ phận nhỏ dưới hình thức kinh tế phụ gia đình. Từ
sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, hộ nơng dân được xác định là đơn vị kinh tế tự
chủ thì khái niệm mơ hình phát triển về kinh tế hộ mới được chú ý nghiên cứu.
Kinh tế trang trại là hình thức kinh tế theo quy mơ gia đình hoặc theo quy mơ
liên gia đình, đạt trình độ phát triển sản xuất hàng hố cao, có khối lượng hàng hố
lớn và tỷ suất hàng hố cao. Trang trại là mơ hình kinh tế hướng tới của kinh tế hộ
nông dân.
Kinh tế hộ nơng dân hình thành và phát triển trong điều kiện của nền kinh tế
thị trường sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các hộ sản xuất hàng hoá. Cho dù các cơ
hội và điều kiện sản xuất ban đầu có khó khăn nhưng sau khi được giao quyền sử
dụng đất lâu dài, sức sản xuất được giải phóng, trong quá trình phát triển sản xuất,
kinh tế nơng hộ sẽ có sự phân hố. Một bộ phận nơng dân do điều kiện sản xuất gặp
khó khăn, ít kinh nghiệm sản xuất, thiếu vốn, sản xuất khơng có hiệu quả, mức sống
rất thấp, họ có thể thốt ly sản xuất nơng nghiệp và chuyển sang làm dịch vụ, làm
thuê hoặc sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp tuỳ theo khả năng và hồn cảnh của họ,
thậm chí có thể rời khỏi nơi sinh sống cũ để ra thành thị hoặc lập nghiệp ở một nơi


11
mới. Thu nhập từ nguồn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cộng với các thu nhập
khác có thể giúp họ có cuộc sống tốt hơn so với làm nơng nghiệp. Như vậy ruộng
đất sẽ từng bước được tích tụ trong tay những hộ làm ăn giỏi. Khi đã đạt tới một
quy mô nhất định, các sản phẩm nông nghiệp hàng hố sẽ xuất hiện trên thị trường,
hình thành các hộ nơng dân sản xuất hàng hố. Đó là xu hướng vận động, phát triển
tất yếu của kinh tế hộ nông dân. Với xu thế này, các hộ sản xuất hàng hố sẽ khơng

ngừng tăng lên về số lượng cũng như về quy mơ nơng hộ. Chính những hộ sản xuất
hàng hố này đã góp phần to lớn vào việc phát triển nhanh sản xuất nông nghiệp. Ở
nước ta, từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4 năm 1988) giao quyền
sử dụng đất ổn định cho hộ nông dân, đã tạo ra những điều kiện và môi trường cho
kinh tế hàng hố phát triển.
Có thể nói, lịch sử phát triển nông nghiệp là lịch sử vận động và phát triển
của kinh tế hộ nông dân và các trang trại gia đình. Sự vận động này tuân theo quá
trình từ thấp đến cao, từ sản xuất tự cấp, tự túc đến sản xuất hàng hố. Kinh tế hộ
nơng dân đã trải qua các hình thái sau:
- Nhóm kinh tế hộ sinh tồn: Là dạng phát triển rất thấp của kinh tế hộ. Họ
sản xuất một vài nông sản chủ yếu để duy trì sự sống của gia đình, họ có ít vốn,
cơng cụ sản xuất thơ sơ, phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất lao động thấp. Hiện nay
cịn tồn tại ở một số dân tộc ít người thuộc các vùng xa xôi hẻo lánh, các vùng núi
cao biệt lập với xã hội. Thiếu lương thực, thực phẩm là nỗi lo lắng thường xuyên
của họ.
- Nhóm hộ kinh tế tự cấp tự túc với nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu,
phân tán. Đặc điểm của nhóm hộ này là sản xuất chủ yếu để cung cấp lương thực,
thực phẩm và một số loại nông sản cần thiết khác đáp ứng u cầu tiêu dùng cho gia
đình, ít tiếp xúc với thị trường. Trong quá trình phát triển, nhóm hộ kinh tế tự cấp tự
túc là bước phát triển cao hơn so với nhóm hộ kinh tế sinh tồn. Hiện nay ở Đồng
bằng sông Hồng, phần lớn hộ nông dân sản xuất là để tự cấp tự túc. Kinh tế tự cấp
tự túc thường dẫn đến sự bảo thủ, chậm phát triển.
- Nhóm hộ sản xuất hàng hố nhỏ: Trong q trình sản xuất, hộ nơng dân
ln muốn sản xuất hướng ra ngồi, một bộ phận hộ nơng dân làm ăn khá giả, ngoài


12
phần tiêu dùng cho gia đình, cịn dư ra một ít sản phẩm, họ đã đưa ra thị trường. Khi
cung đã vượt cầu, họ đem những sản phẩm thừa trao đổi trên thị trường và trở thành
những hộ sản xuất hàng hoá nhỏ. Nếu các yếu tố khách quan và chủ quan thuận lợi

như ruộng đất nhiều, giá nông sản cao, thời tiết thuận lợi, vốn nhiều, những hộ này
có cơ hội để phát triển thành các hộ sản xuất hàng hoá lớn. Ngược lại, nếu gặp rủi
ro trong sản xuất thì họ có thể trở thành nhóm hộ tự cấp tự túc.
- Nhóm hộ sản xuất hàng hố lớn: Gặp điều kiện thuận lợi, một bộ phận của
nhóm hộ sản xuất hàng hoá lớn, thành các trang trại gia đình. Kinh tế trang trại lấy
sản xuất nơng sản hàng hố là chính, xuất phát từ u cầu của thị trường mà lựa
chọn loại nơng sản hàng hố để sản xuất. Nhưng dù có phát triển sản xuất hàng hố
lớn trong nơng nghiệp thì các trang trại gia đình vẫn tỏ ra có hiệu quả nhất so với
các loại trang trại khác. Kinh tế mỗi hộ vẫn độc lập, sử dụng chủ yếu là lao động gia
đình, thuê mướn nhân cơng ít hoặc chỉ th lao động thời vụ.
Như vậy sự vận động của kinh tế hộ nông dân đã trải qua các giai đoạn từ
sản xuất để sinh tồn đến sản xuất tự cung tự cấp rồi lên sản xuất hàng hoá. Tiến lên
sản xuất hàng hoá là xu thế tất yếu của phát triển kinh tế hộ mà động lực của sự phát
triển là tối ưu hoá lợi nhuận, hướng sản xuất tới trao đổi sản phẩm trên thị trường.
1.1.2.2. Sản xuất hàng hoá là động lực thúc đẩy từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn
trong nông nghiệp
Kinh tế hộ gia đình đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay, thể hiện rất rõ vai trị
tích cực trong q trình phát triển nơng nghiệp. Trang trại gia đình ở các nước phát
triển, hộ nơng dân ở các nước đang phát triển là lực lượng chủ yếu sản xuất ra sản
phẩm hàng hố trong nơng nghiệp. Ở Mỹ với 2,2 triệu trang trại đã sản xuất ra 50%
đậu tương của toàn thế giới, hàng năm xuất khẩu 40 – 50 triệu tấn ngô, hàng triệu
tấn thịt các loại v.v...
- Các trang trại gia đình đã hình thành cách đây hàng trăm năm. Lúc đầu quy
mô trang trại nhỏ, sản phẩm hàng hố ít. Càng về sau quy mơ các trang trại càng
lớn, năng suất lao động càng cao. Hiện nay nhờ áp dụng những thành tựu kỹ thuật
tiên tiến như hoá học hoá, cơ giới hoá và cách mạng sinh học, tin học,... đã giúp các
trang trại hiện đại hoá sản xuất. Nhiều khu vực trên thế giới như Tây Âu và Bắc


13

Mỹ, sản phẩm hàng hố nơng nghiệp đã dư thừa, 1 lao động nông nghiệp nuôi được
35-100 người. Động lực dùng trong nơng nghiệp có tới 82% là sức máy móc cơ
điện. Bằng việc hiện đại hố các trang trại gia đình, các nước phát triển đã đạt được
nền sản xuất hàng hố lớn trong nơng nghiệp.
- Ở các nước đang phát triển, hàng hố nơng sản chủ yếu được sản xuất tại
các trang trại hoặc các hộ gia đình có quy mơ nhỏ từ 1 – 5 ha. Trong một số ngành,
đặc biệt là trồng cây ăn quả, cây công nghiệp... tuy quy mô trang trại nhỏ song vẫn
tạo ra khối lượng nơng sản hàng hố lớn với tỷ suất hàng hố cao là nhờ tính năng
động của mạng lưới tổ chức tốt về dịch vụ và lưu thông hàng hoá. Các trang trại ở
Malaixia năm 1992 sản xuất được 6,4 triệu tấn dầu cọ, chiếm 53% sản lượng dầu cọ
trên thế giới.
- Ở nước ta, một thời gian dài kinh tế tập thể giữ vai trò chủ yếu, kinh tế gia
đình bị coi là kinh tế phụ. Cơ chế điều hành bằng mệnh lệnh hành chính của hợp tác
xã đã kìm hãm sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp, sản xuất mất động lực nên
kinh tế bị trì trệ trong một thời gian dài, đặc biệt là ở các tỉnh Đồng bằng Sông
Hồng. Năng suất cây trồng không tăng, năm 1970 ngân sách lúa đạt 20,1 tạ/ha thì
năm 1980 đạt 21,79 tạ/ha. Trong 10 năm năng suất tăng 3,4%. Từ năm 1988 khi hộ
nông dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài, nền kinh tế bắt đầu mở cửa tiếp xúc
với cơ chế thị trường, sản xuất hàng hố của hộ nơng dân bắt đầu phát triển.
- Một số nông sản xuất khẩu quan trọng như gạo, cao su, cà phê, chè, v.v...
đang hồ nhập và có vị trí đáng kể trên thị trường thế giới.
Như vậy sản xuất hàng hoá đã và đang là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các hộ
gia đình từng bước chuyển từ sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất hàng hố lớn.
Trong sản xuất nơng nghiệp, sản phẩm hàng hố là những sản phẩm sản xuất
được bán ra ngoài tỉnh, ngoại huyện (nếu phạm vi là huyện), ngoài xã (nếu phạm vi
là xã), hoặc theo phạm vi hộ là những sản phẩm hộ nông dân bán ra. Hộ nông dân là
cơ sở của sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp. Chính vì vậy nghiên cứu hộ nơng
dân phát triển sản xuất hàng hố để có thể rút ra những kết luận, đưa ra những giải
pháp biện pháp, biện pháp tác động đến sản xuất hàng hố nói chung.



14
Sản xuất hàng hoá để tạo điều kiện phát huy tính năng động sáng tạo trong
việc khai thác và tận dụng những tiềm năng kinh tế xã hội cũng như lợi thế so sánh
của từng vùng kinh tế. Nó có vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, phân
công lao động xã hội, điều tiết thị trường.
Đối với nước ta hiện nay nông nghiệp được coi là hàng đầu, có vai trị quan
trọng trong việc đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, xuất khẩu thu ngoại tệ... Để
đẩy mạnh quá trình phát triển đất nước, Đảng ta đã xác định chỉ có thể thực hiện
cơng nghiệp hố, hiện đại hố thì nền kinh tế của chúng ta mới khơng bị tụt hậu, đất
nước mới thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Muốn vậy chúng ta phải có vốn đầu tư để
trang bị khoa học công nghệ, cả về máy móc thiết bị lẫn con người. Trong khi đó
với thực tại là một nước nơng nghiệp thì phải xuất phát từ nông nghiệp, xuất khẩu
sản phẩm nông nghiệp lấy vốn đầu tư phát triển các ngành khác. Và vì vậy chỉ có
thể phát triển sản xuất hàng hố thì mới làm cho nông nghiệp phát triển nhanh,
mạnh, tạo ra khối lượng nơng sản hàng hố lớn, chất lượng cao cạnh tranh được trên
thị trường quốc tế.
Phát triển sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp có tác dụng rất lớn để giải quyết
việc làm ở nơng thơn, nâng cao trình độ chất lượng lao động sản xuất nông nghiệp.
1.1.3. Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá
Theo từ điển Larousse: phát triển là một quá trình, là “tổng hồ các hiện
tượng được quan niệm như một chuỗi nhân quả kế tiếp nhau diễn tiến”. Có thể hiểu
phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì
nhất định.Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về
cơ cấu kinh tế - xã hội. Cho nên phát triển kinh tế là khái niệm chung nhất về một
sự chuyển biến của nền kinh tế, từ trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn.
Căn cứ vào mục tiêu cơ chế hoạt động của hộ nơng dân, có thể phân biệt các
kiểu hộ nơng dân như sau: Kiểu hộ hồn tồn tự cấp không phản ứng với thị trường.
Kiểu hộ chủ yếu tự cấp có bán một số lượng sản phẩm để đổi lấy hàng tiêu dùng, có
phản ứng ít nhiều với giá cả. Kiểu hộ bán phần lớn sản lượng, phản ứng nhiều với

giá thị trường. Kiểu hộ hoàn toàn sản xuất hàng hố có mục tiêu kiếm lợi nhuận như
là một xí nghiệp.


×