Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Phân tích tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến đời sống người dân vùng đệm vườn quốc gia cát tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN DUY KHANG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH
VỤ MƠI TRƯỜNG RỪNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Đồng Nai, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN DUY KHANG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH
VỤ MƠI TRƯỜNG RỪNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN NGHĨA BIÊN

Đồng Nai, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Duy Khang, là học viên cao học khóa K20A trường Đại học
Lâm Nghiệp Việt Nam (cơ sở 2 – Đồng Nai) xin cam đoan, đề tài dưới đây là
cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
NGUYỄN DUY KHANG


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban giám hiệu nhà
trường, quý thầy cô đã tham gia giảng dạy các môn học trong chương trình đào
tạo Thạc sỹ kinh tế tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia chuyên ngành đã đóng góp ý
kiến, tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin cảm ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Cát Tiên, Ban Giám đốc Vườn
quốc gia Cát Tiên, UBND các xã Gia Viễn, Tiên Hoàng, Phước Cát II và Đồng
Nai Thượng thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển

rừng tỉnh Lâm Đồng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi tiếp cận và thu thập thông
tin, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc gửi đến TS. Nguyễn Nghĩa Biên, người thầy
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và
hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ động viên của tất cả những
người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt q trình theo học và
hồn thành luận văn của bản thân.
Trân trọng.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................3
4. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ......................................................................5
7. Hạn chế của đề tài ..........................................................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 7
1.1 Cơ sở lý luận ..................................................................................................................7
1.1.1

Lý thuyết môi trường rừng và các dịch vụ mơi trường .........................................7

1.1.2
Đặc điểm vai trị của rừng, môi trường rừng đối với phát triển kinh tế bền vững
hiện nay .............................................................................................................................7
1.1.3

Lý thuyết về sinh kế ............................................................................................12

1.1.4

Khung phân tích sinh kế. .....................................................................................13

1.1.5

Tác động của dịch vụ mơi trường rừng đến sinh kế người dân ..........................16

1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................................18
1.2.1

Các nghiên cứu trong nước .................................................................................18

1.2.2

Các nghiên cứu trên thế giới ...............................................................................19


1.3 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ........................................................................20
1.3.1

Quá trình triển khai PFES ở Việt Nam ...............................................................20

1.3.2

Nội dung công tác chi trả DVMTR .....................................................................22

1.3.3

Tình hình triển khai chi trả dịch vụ mơi trường rừng của Việt Nam ..................24

1.3.4

Tình hình triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng của Lâm Đồng .................25

1.3.5

Bài học thực tiễn .................................................................................................27

1.4 Bài học kinh nghiệm từ các nước khác ........................................................................29


iv

1.4.1

Bài học kinh nghiệm từ Costa Rica.....................................................................29


1.4.2

Bài học kinh nghiệm từ một số nước châu Á. .....................................................32

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................... 35
2.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..............................................................................35

2.1.1.

Đặc điểm Vườn quốc gia Cát Tiên......................................................................35

2.1.2.

Tài nguyên rừng Vườn quốc gia Cát Tiên ..........................................................35

2.1.3.

Đặc điểm vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên .....................................................37

2.1.4.

Đặc điểm huyện Cát Tiên:...................................................................................40

2.2.

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................41


2.2.1.

Phương pháp luận: ..............................................................................................41

2.2.2.

Lựa chọn địa điểm nghiên cứu và khảo sát .........................................................45

2.2.3.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................................45

2.2.4.

Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp ..................................................................45

2.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu: ...........................................................................46

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 47
3.1.

Kết quả công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng: .............................................47

3.1.1.

Kết quả đạt được .................................................................................................47

3.1.2.


Tình hình quản lý rừng được chi trả dịch vụ mơi trường rừng: ..........................48

3.1.3.

Tình hình dân sinh kinh tế được nhận được tiền chi trả DVMTR ......................49

3.1.4.

Xác định hệ sinh thái rừng đã và đang cung cấp các loại DVMTR ....................50

3.2.

Thống kê mẫu khảo sát .......................................................................................51

3.2.1.

Mô tả chung: .......................................................................................................51

3.2.2.

Lao động của các hộ được khảo sát ....................................................................51

3.2.3.

Đặc điểm của chủ hộ ...........................................................................................53

3.2.4. Đánh giá ảnh hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng lên đời sống của
người dân. .......................................................................................................................55
3.3.


Phân tích sự thay đổi nguồn vốn sinh kế: ...........................................................59

3.3.1.

Vốn vật chất ........................................................................................................60

3.3.2.

Vốn xã hội ...........................................................................................................63

3.3.3.

Vốn tài chính .......................................................................................................69

3.3.4.

Vốn tự nhiên ........................................................................................................72

3.3.5.

Vốn nhân lực .......................................................................................................75

3.3.6.

Hài lịng ...............................................................................................................78

3.3.7.

Phân tích chung ...................................................................................................82



v

3.3.8.

Phân tích tương quan: .........................................................................................87

3.4.

Sự thay đổi trong kết quả sinh kế: .......................................................................89

3.4.1.

Xã Đồng Nai Thượng ..........................................................................................89

3.4.2.

Xã Phước Cát II...................................................................................................90

3.4.3.

Xã Tiên Hoàng ....................................................................................................91

3.5.
vụ

Đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, bất cập của công tác sử dụng và chi trả dịch
.............................................................................................................................92


3.5.1.

Kết quả về kinh tế ...............................................................................................92

3.5.2.

Kết quả về xã hội.................................................................................................93

3.5.3.

Đánh giá chung về thay đổi kết quả sinh kế: ......................................................94

3.5.4.

Những tồn tại, bất cập .........................................................................................95

3.6.

Một số giải pháp đề xuất từ phân tích tương quan ..............................................96

3.6.1.

Cải thiện tình hình vốn tài chính .........................................................................96

3.6.2.

Cải thiện vốn xã hội ............................................................................................96

3.6.3.


Tiếp tục nâng cao các loại vốn vật chất, tự nhiên và nhân lực............................97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 98
1. Kết luận ........................................................................................................................98
1.1 Kết luận về thực trạng ..................................................................................................98
1.2 Tác động của chi trả DVMTR .....................................................................................98
1.3 Đề xuất giải pháp .........................................................................................................99
2. Kiến nghị....................................................................................................................101

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 103
PHỤ LỤC ................................................................................................... 104


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DVMTR: Dịch vụ môi trường rừng
DFID: Bộ Phát triển Quốc tế Anh
NN-PTNT: Nông nghiệp phát triển nông thôn
BV&PTR: Bảo vệ và phát triển rừng
VQG: Vườn quốc gia
QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng
MTR: Môi trường rừng
FAO: Tổ chức lương thực thế giới
IPCC: Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu
WHO: Tổ chức y tế thế giới
PFES: Chương trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng
VNFF: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam
ARBCP: Chương trình Bảo tồn đa dạng sinh học Vùng Châu Á
DVMT: Dịch vụ môi trường

RCFEE: Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng
DSTN: Dân số tự nhiên

BC: Báo cáo
KTXH: Kinh tế xã hội
FLITCH: Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống cho người dân
IUCN: Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng
PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Khung phân tích sinh kế của DFID ..................................................................... 14
Hình 1-2 Sơ đồ nghiên cứu chương trình chi trả dịch vụ môi trường của Costa Rica ........ 30
Hình 2-1: Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................ 42
Hình 3-1: Thu nhập bình quân đầu người ............................................................................ 57
Hình 3-2: Tỉ lệ thu nhập của hộ từ bảo vệ rừng ................................................................... 58
Hình 3-3: Tiền khốn giúp gia đình có các dụng cụ chăm sóc cây trồng ............................ 61
Hình 3-4: Tiền khốn giúp gia đình có các phương tiện để chăm sóc và bảo vệ rừng ........ 62
Hình 3-5: Tình hình giao thơng nơng thơn được cải thiện .................................................. 63
Hình 3-6: Ơng bà có mối quan hệ tốt với Vườn quốc gia ................................................... 64
Hình 3-7: Bảo vệ rừng giúp ơng bà có mối quan hệ tốt hơn với hàng xóm láng giềng...... 65
Hình 3-8: Ông bà nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ vườn quốc gia khi gặp khó khăn
trong cuộc sống........................................................................................................... 66
Hình 3-9: Cơng việc ổn định, ơng bà khơng phải lo lắng về việc bị cắt khốn .................. 67
Hình 3-10: Vườn quốc gia ln thanh tốn tiền khốn đầy đủ và đúng hạn ...................... 68
Hình 3-11: Thu nhập phù hợp với cơng sức lao động ......................................................... 70
Hình 3-12: Tiền khốn hỗ trợ rất nhiều cho cuộc sống của gia đình ơng bà ....................... 71

Hình 3-13: Việc trả khốn đúng thời gian và rõ ràng .......................................................... 72
Hình 3-14: Khí hậu và thời tiết ổn định hơn khi rừng được bảo vệ..................................... 73
Hình 3-15: Gia đình tăng được đàn gia súc gia cẩm của mình ............................................ 74
Hình 3-16: Ơng bà được tham dự các lớp tập huấn bảo vệ rừng ......................................... 76
Hình 3-17: Vườn quốc gia tạo điều kiện cho các thành viên gia đình ơng bà tham gia học
tập ............................................................................................................................... 77
Hình 3-18: Gia đình có điều kiện khám chữa bệnh tốt hơn trước đây................................. 78
Hình 3-19: Tham gia nhận khốn rừng giúp ơng bà nâng cao thu nhập của gia đình ........ 79
Hình 3-20: Ơng bà hài lịng khi được nhận khốn rừng ...................................................... 80
Hình 3-21: Ơng bà ln tìm cách để thực hiện cơng việc tốt hơn ....................................... 81
Hình 3-22: Ơng bà muốn nhận khốn rừng lâu dài ............................................................. 82
Hình 3-23: Thay đổi vốn vật chất ........................................................................................ 83
Hình 3-24: Thay đổi vốn xã hội ........................................................................................... 84
Hình 3-25: Thay đổi vốn tài chính ....................................................................................... 85
Hình 3-26: Thay đổi vốn tự nhiên........................................................................................ 85
Hình 3-27: Thay đổi vốn con người..................................................................................... 86
Hình 3-28: Mức độ hài lòng của hộ ..................................................................................... 87


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1: Bản hợp đồng cung cấp nước cho nhà máy thủy điện ở Costa Rica ................... 32
Bảng 2-1: Thống kê các chỉ tiêu kinh tế xã hội các xã vùng nghiên cứu ............................ 39
Bảng 2-2: Biểu thống kê tình hình sản xuất vùng nghiên cứu ............................................. 39
Bảng 2-3: Các yếu tố của mơ hình nghiên cứu .................................................................... 42
Bảng 2-4: Các yếu tố của sự hài lòng .................................................................................. 43
Bảng 2-5: Khung phân tích kết quả sinh kế ......................................................................... 44
Bảng 3-1: Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng............................................................. 47
Bảng 3-2: Thống kê số người trong hộ ................................................................................ 51

Bảng 3-3: Số thành viên của hộ ........................................................................................... 52
Bảng 3-4: Số người trong độ tuổi lao động: ........................................................................ 52
Bảng 3-5: Số người tham gia chăm sóc bảo vệ rừng: .......................................................... 53
Bảng 3-6: Thống kê chỉ số của chủ hộ................................................................................. 53
Bảng 3-7: Giới tính chủ hộ .................................................................................................. 53
Bảng 3-8: Số năm đi học của chủ hộ ................................................................................... 54
Bảng 3-9: Dân tộc của chủ hộ .............................................................................................. 54
Bảng 3-10: Nghề nghiệp sinh kế.......................................................................................... 55
Bảng 3-11: Thu nhập của hộ ................................................................................................ 56
Bảng 3-12: Thu nhập đầu người phân nhóm ....................................................................... 56
Bảng 3-13: Các biến số thay đổi nguồn vốn sinh kế ........................................................... 59
Bảng 3-14: Thống kê mô tả các biến vật chất: .................................................................... 60
Bảng 3-15: Thống kê mô tả các biến xã hội ........................................................................ 63
Bảng 3-16: Thống kê mô tả thay đổi trong vốn tài chính .................................................... 69
Bảng 3-17: Tiền khốn hỗ trợ rất nhiều cho cuộc sống của gia đình ơng bà....................... 70
Bảng 3-18: Thống kê mô tả vốn tự nhiên ............................................................................ 72
Bảng 3-19: Thống kê mô tả vốn nhân lực............................................................................ 75
Bảng 3-20: Thống kê mơ tả mức độ hài lịng ...................................................................... 78
Bảng 3-21: Thống kê mơ tả trung bình các biến tổng hợp .................................................. 83
Bảng 3-22: Tương quan giữa các loại vốn và mức độ hài lòng ........................................... 87
Bảng 3-23: Các chỉ số xã Đồng Nai Thượng ....................................................................... 89
Bảng 3-24: Các chỉ tiêu xã Phước Cát II ............................................................................. 90
Bảng 3-25: Thống kê các chỉ tiêu xã Tiên Hoàng ............................................................... 91


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau 2 năm thí điểm thành cơng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số

99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng
(DVMTR) trên phạm vi cả nước. Đến nay, chính sách này đang dần đi vào cuộc
sống.
Từ khi Nghị định số 99/2010/NĐ-CP được thực hiện, đến nay đã có thêm 3
Thơng tư hướng dẫn được ban hành nhằm tháo gỡ những khó khăn, tạo hành
lang pháp lý thuận lợi trong q trình thực hiện chính sách. Đó là các Thông tư
số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 hướng dẫn phương pháp xác định
tiền chi trả DVMTR, Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/5/2012
hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh tốn tiền chi trả DVMTR, Thơng
tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 hướãg dẫn chế độ quản lý tài chính đối
với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Đến cuối năm 2012, Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp ban hành 2
thông tư hướng dẫn về cơ chế quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường
rừng và nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục
vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Bên cạnh đó, một hệ thống các quỹ từ trung ương đến địa phương cũng đã được
hình thành và đi vào hoạt động ổn định. Ngoài quỹ Bảo vệ & phát triển
rừng VN, đến nay đã có 21/35 tỉnh thành lập, vận hành quỹ BV&PTR cấp tỉnh.
Đây là điều kiện tiên quyết để đàm phán, ký kết hợp đồng ủy thác chi trả dịch
vụ môi trường rừng với các nhà máy thủy điện, công ty cung cấp nước sạch…
và tiếp nhận nguồn thu dịch vụ môi trường rừng.


2

Hiệu ứng của việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng không
những nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng dịch vu môi trường rừng,
chủ rừng, hộ dân sống xung quanh các khu rừng mà còn huy động được một
nguồn lực rất lớn của xã hội cho công tác bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên. Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng cùng với các chính

sách đầu tư hỗ trợ khác của nhà nước đã góp phần tích cực hỗ trợ xóa đói giảm
nghèo, cải thiện đời sống người dân nơng thơn, miền núi.
Tuy nhiên trong q trình thực hiện chính sách cịn một số vướng mắc như việc
thiếu các văn bản pháp lý làm căn cứ hướng dẫn (về nghiệm thu kết quả công
tác bảo vệ rừng, các hình thức xử lý hoặc chế tài khi có sự vi phạm hợp đồng
bảo vệ rừng,..), sự tiếp cận của các cấp, các ngành địa phương về chính sách
này còn chưa đầy đủ, lúng túng trong triển khai. Nhiều địa phương thiếu nguồn
lực tài chính để bố trí triển khai thực hiện các đề án, dự án liên quan đến chi trả
dịch vụ môi trường rừng; nguồn lực trong việc rà sốt, xác định diện tích rừng
trong các lưu vực và xác định ranh giới, diện tích rừng.
Đặc biệt là thu nhập của người dân từ chính sách này cịn hạn chế, tác động của
chính sách này đối với đời sống người dân chưa rõ nét, hiệu quả kinh tế - xã
hội chưa cao, chưa bền vững.
Để chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng thực sự có hiệu quả, bền vững
gắn với chính sách phát triển kinh tế xã hội của các địa phương có rừng. Việc
nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tác động của chính sách đến đời sống người
dân ở các xã vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên là việc làm cần thiết. Do vậy,
Tơi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích, đánh giá tác động của chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng đến đời sống người dân ở các xã vùng đệm
Vườn quốc gia Cát Tiên”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích tác động của chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng đến đời sống người dân vùng đệm, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng ở khu
vực Vườn quốc gia Cát Tiên.
Mục tiêu tổng quát trên được chi tiết với 04 mục tiêu cụ thể sau:

(i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chi trả dịch vụ môi trường rừng
ở Việt Nam và trên thế giới;
(ii) Đánh giá thực trạng các hoạt động sử dụng và chi trả dịch vụ môi trường
rừng ở khu vực các xã vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Tiên, huyện Cát Tiên
tỉnh Lâm Đồng;
(iii) Đánh giá tác động của hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng đến đời
sống của người dân tại các xã vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Tiên, huyện
Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng;
(iv) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng thông qua cải thiện điều kiện thu nhập của người dân ở các
xã vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là đời sống người dân thuộc các xã
vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Tiên có thu nhập từ chính sách trả dịch vụ
mơi trường rừng.
Ngồi ra một số hoạt động cụ thể của chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng như: mức chi trả, phương thức chi trả,... cũng thuộc đối tượng nghiên cứu
của đề tài.


4

4. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu 04 nội dung là:
(i) Khảo sát các nghiên cứu trước đây về điều kiện thu nhập cũng như dịch
vụ môi trường rừng để xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu dịch vụ
mơi trường rừng và tác động của nó lên đời sống người dân. Bên cạnh đó, xem
xét các bài học từ thực tế của công tác chi trả dịch vụ mơi trường rừng trong
nước lẫn ngồi nước để rút ra những bài học cần thiết.
(ii) Xem xét các báo cáo của vườn quốc gia Cát Tiên cũng như báo cáo của

chính quyền từ cấp xã đến cấp tỉnh để phân tích hiệu quả thực thi của việc chi
trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn các xã vùng đệm rừng quốc gia Cát
Tiên. Trong đó đặc biệt quan tâm tới hiệu quả của cơng tác chăm sóc và bảo vệ
rừng.
(iii) Phân tích thu nhập và đời sống của các hộ dân trước và sau khi có hoạt
động chi trả dịch vụ mơi trường rừng; Phân tích tác động và mức độ ảnh hưởng
từ hoạt động chi trả dịch vụ môi trường đối với đời sống của các hộ dân này
thông qua việc khảo sát bằng bảng phỏng vấn kết hợp với các số liệu thu thập
từ báo cáo của các xã. Nghiên cứu mô tả thực trạng ảnh hưởng của công tác chi
trả dịch vụ môi trường rừng đối với đời sống người dân.
(iv) Kết hợp đánh giá thực trạng với các thông tin thu thập được, có tham
khảo thêm ý kiến của các chuyên gia về công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng.
Nghiên cứu đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác chi
trả dịch vụ môi trường rừng.


5

5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên là 04 xã gồm: xã Tiên Hoàng, xã Phước
Cát II, xã Gia Viễn và xã Đồng Nai Thượng thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm
Đồng. Đây là các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các tác động trong phạm vi
từ năm 2010 đến năm 2013.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu “Phân tích tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng đến đời sống người dân ở các xã vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên” sẽ
giúp xây dựng các giải pháp để tổ chức thực hiện tốt hoạt động chi trả dịch vụ
môi trường rừng trên địa bàn các xã vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Tiên.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài cũng hỗ trợ người sử dụng dịch vụ,

chính quyền địa phương, Vườn quốc gia Cát Tiên và người dân có những định
hướng để sử dụng hiệu quả tiền chi trả dịch vụ mơi trường rừng.
Từ đó đời sống người dân được cải thiện, rừng được bảo vệ và phát triển, các
nhà sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nguồn nước, có cảnh quan để sản xuất,
kinh doanh.
Đề tài cũng góp phần hồn thiện mối quan hệ của các bên liên quan trong quản
lý rừng và cải thiện điều kiện thu nhập người dân.
7. Hạn chế của đề tài
Do hạn chế về mặt thời gian, không gian và mức độ nghiên cứu, đề tài chỉ tập
trung vào phân tích 2 vấn đề lớn là:
Hiệu quả của chương trình chi trả dịch vụ mơi trường rừng đối với cơng tác
chăm sóc và bảo vệ rừng và;


6

Tác động của chương trình chi trả dịch vụ mơi trường rừng đối với các hộ dân
tham gia chăm sóc và bảo vệ rừng. Tác động này cũng chỉ giới hạn trong 2
nhóm: Vốn sinh kế và kết quả sinh kế. Các yếu tố khác trong khung phân tích
sinh kế khơng được phân tích đầy đủ.
Do vậy, một số chỉ tiêu trung gian của khung sinh kế đề tài không đề cập và
phân tích sâu nhưng trên thực tế các chỉ tiêu này vẫn có ý nghĩa và vẫn có ảnh
hưởng đến đời sống người dân.


7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Lý thuyết môi trường rừng và các dịch vụ môi trường
Môi trường rừng là các hợp phần của hệ sinh thái rừng bao gồm: Đất, nước,
khơng khí, động, thực vật, vi sinh vật, cảnh quan thiên nhiên. Mơi trường rừng
có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người đó là: Bảo vệ
đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng
chống thiên tai, hấp thụ và lưu giữ car-bon, hoạt động du lịch, là nơi cư trú và
sinh sản của các loài sinh vật,..
Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường
rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của con người, bao gồm
các loại dịch vụ được quy định như:
a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối;
b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống;
c) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính;
d) Cung cấp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn lưu giữ giá trị đa dạng sinh học của
các hệ sinh thái rừng;
e) Cung cấp dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử
dụng nguồn nước từ rừng cho ni trồng thủy sản.
1.1.2

Đặc điểm vai trị của rừng, môi trường rừng đối với phát triển kinh
tế bền vững hiện nay

a.

Vai trị của rừng đối với khí hậu


8


Rừng có tác dụng điều hịa khí hậu tồn cầu thông qua việc giảm lượng nhiệt
chiếu từ mặt trời xuống trái đất, do rừng có độ che phủ lớn, rừng cịn có vai
trị rất quan trọng trong việc duy trì và điều hòa lượng carbon trên trái đất do
vậy rừng có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu tồn cầu.
Các lồi thực vật sống có khả năng hấp thụ lượng khí carbon, cung cấp ơ xy
cho sự sống, vì vậy sự tồn tại của thực vật rừng cũng như cả hệ sinh thái rừng
có vai trị rất quan trọng trong việc duy trì sự sống trên trái đất. Theo thống
kê thì trong đất (tính đến độ sâu 30m) carbon trong sinh khối và trong toàn bộ
hệ sinh thái rừng là 638 Gt (Giga), lượng carbon này lớn hơn nhiều so với
lượng carbon có trong khí quyển, do đó trong nghị định thư Kyoto nêu lên các
giải pháp quan trọng trong tiến trình cắt giảm khí nhà kính là tăng cường các
hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng và quản lý bền vững các hệ sinh thái.
Phát triển công nghiệp cùng với việc gia tăng dân số, vấn đề về đất sản xuất và
cư ngụ ngày càng được quan tâm. Nhu cầu về đất đai buộc phải chuyển đổi
mục đích sử dụng của rừng, điều này đồng nghĩa với việc tài nguyên rừng đang
suy giảm và kéo theo những hậu quả nặng nề. Tính đến năm 2011, cả thế giới
đã mất hơn 13 triệu ha rừng, chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng,
rừng chỉ cịn chiếm 31% diện tích tồn cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ ha
(Nguồn: FAO -Tổ chức lương thực thế giới). Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của
IPCC công bố năm 2007 cho thấy 20% lượng chất thải gây hiệu ứng nhà kính
của thế giới được gây ra bởi việc sử dụng rừng cho mục đích khác bao gồm cả
việc sử dụng đất rừng để làm nông nghiệp, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu
làm cho trái đất nóng dần lên.
Trong thế kỷ XX, nhiệt độ trái đất tăng từ 0.20C đến 0.60C. Tiếp tục trong suốt
thế kỷ XXI, theo dự đoán của các nhà khoa học nhiệt độ của trái đất có thể tăng
từ 1.10C đến 6.40C vào năm 2.100. Tuy nhiên, theo khảo sát hiện tượng ấm dần


9


lên của trái đất vẫn tiếp tục sau năm 2100 dù cho con người có ngừng thải khí
gây hiệu ứng nhà kính.
b.

Vai trị của rừng đối với đất đai

Rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu cho đất: Ở những nơi có rừng, đất được
bảo vệ khá tốt, hạn chế hiện tượng xói mịn, sạt lở. Đặc biệt là ở những nơi có
địa hình dốc, do có rừng lớp đất mặt khơng bị xói mịn và giữ được hệ thống
vi sinh vật và các khống, chất hữu cơ có trong đất. Cây cối lấy chất dinh dưỡng
từ đất để sinh trưởng và trả lại cho đất một lượng sinh khối rất lớn, đây là nguồn
làm cho đất rừng ngày càng trở nên màu mỡ.
Ở những nơi rừng bị phá hủy thì đất dần bị thối hóa khiến cho các vùng đất
này bị bào mịn, rửa trơi diễn ra nhanh, đất trở nên khơ cằn và hình thành sự
sa mạc hóa.
c.

Vai trò của rừng đối với bảo vệ nguồn nước, chống lũ lụt, giảm ơ nhiễm

mơi trường
Một vai trị khơng kém phần quan trọng của rừng là điều hòa nguồn nước, giảm
dòng chảy bề mặt, tăng lượng nước ngầm, hạn chế hiện tượng lắng đọng, dịng
sơng, lịng hồ. Tăng lượng nước vào mùa khô, hạn chế nước vào mùa lũ. Một
số nhà khoa học tin rằng lưu lượng nước chảy bề mặt giảm đi ở những nơi mặt
đất có thảm thực bì dầy. Thơng tin này được chứng minh bởi các cơng trình
nghiên cứu khác nhau. Trong đó, các nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng lưu
lượng dòng chảy mặt tại nơi có rừng thấp hơn từ 2,5 đến 27 lần so với các khu
vực khơng có rừng hoặc đất trống. Thêm vào đó rừng tự nhiên có tác dụng tốt
hơn so với rừng trồng trong việc giảm dòng chảy mặt, ngun nhân là do rừng
trồng có lớp thảm thực bì ít và đã bị cơ giới hóa. Đây là yếu tố quan trọng của

rừng trong việc ngăn chặn và làm giảm tác động của các cơn lũ.
Rừng còn là một nhà máy xử lí nước thải và cung cấp nước sạch cho tự nhiên.


10

Rừng cũng là một hệ thống rào chắn tự nhiên, chống lại hiện tượng cát bay, cát
lấn, bảo vệ các vùng đất nội địa và ven biển.
Rừng cũng cung cấp các loại gỗ và lâm sản ngồi gỗ có giá trị sử dụng cho con
người trong nhiều lĩnh vực.
d.

Vai trò của rừng đối với bảo tồn đa dạng sinh học

Việt Nam nằm ở phần đông bán đảo Đông Dương, trong vành đai nhiệt đới bắc
bán cầu tiếp cận với xích đạo, phần đất liền trải dài trên 15 vĩ độ từ phía Bắc
xuống phía Nam với khoảng 1.650 km. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên
đất liền là 329.241 km2 và hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven bờ cùng hai quần đảo
lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Về khí hậu, Việt Nam có cả khí hậu nhiệt đới
gió mùa và khí hậu á nhiệt đới, ơn đới núi cao. Sự đa dạng về địa hình, kiểu
đất, cảnh quan và khí hậu đã tạo nên tính đa dạng sinh học rất cao và vô cùng
đặc sắc của Việt Nam.
e.

Vai trò của rừng trong cung cấp gỗ và lâm sản khác

Rừng vừa là yếu tố bảo vệ môi trường nhưng cũng là một nguồn quan trọng
cung cấp gỗ cho công nghiệp và dân dụng. Xuất khẩu gỗ là ngành xuất khẩu
chủ lực của Malaysia, mỗi năm đóng góp vào nền kinh tế nước này khoảng 7
tỷ USD. Trong những năm gần đây, tình hình xuất gỗ của Việt Nam ngày một

gia tăng đóng góp vào sự phát triển của đất nước (Nguồn: Tạp chí gỗ Việt số
23 T12/2010). Nếu như trong thập niên 90 xuất khẩu gỗ chưa được quan tâm
thì nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 sau Malaysia về xuất khẩu đồ gỗ
trong ASEAN với kim ngạch xuất khẩu là 4.6 tỷ USD năm 2012 (Nguồn: Hiệp
hội gỗ và lâm sản Việt Nam).
Ngoài các giá trị của gỗ thì những giá trị mà lâm sản ngồi gỗ mang lại cung
rất quan trọng cho nền kinh kế và cho đời sống người dân, theo ghi nhận có
150 loại lâm sản ngồi gỗ có giá trị cao trên thị trường quốc tế, vào những năm


11

1990 trung bình giá trị trao đổi hàng năm trên thế giới lên đến từ 5 đến 10 tỉ
USD.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng
mây, tre trong 11 tháng của năm 2012 đạt 191,2 triệu USD. Trong đó Hoa Kỳ
là thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam với kim ngạch đạt
37 triệu USD.
Theo FAO năm 1995, ở Zimbabwe có 237.000 người làm việc liên quan đến
lâm sản ngồi gỗ, trong khi đó chỉ có 16.000 người làm trong ngành lâm
nghiệp, khai thác chế biến gỗ.
Rừng là còn là nơi cung cấp nguồn dược liệu quý. Tổ chức y tế thế giới WHO
đánh giá là 80% dân số các nước đang phát triển dùng dược liệu từ rừng để
chữa bệnh. Hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu về cơng dụng và cách phát
triển những lồi này.
f.

Vai trị cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái, ổn định an sinh xã hội

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa

gắn với giáo dục mơi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Du lịch sinh thái gắn liền với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
những địa điểm có cảnh quan đặc biệt. Du lịch sinh thái là một dịch vụ góp
phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân địa phương. Thông
qua du lịch sinh thái những người dân địa phương nhận thức được giá trị do
rừng mang lại họ sẽ gắn bó với rừng hơn, tích cực hơn trong công tác xây dựng
và phát triển rừng bền vững. Những kiến thức bản địa của người dân về gây
trồng, chế biến, chữa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên, các ngành nghề thủ cơng
mỹ nghệ; giữ gìn các giá trị văn hóa của cộng đồng của các dân tộc. Vì vậy
phát triển rừng là hướng tới người dân có thu nhập thấp ở ven rừng.


12

Bằng cách khai thác bền vững các tài nguyên và các dịch vụ từ rừng đã góp
phần khơng nhỏ vào sự tăng trưởng của kinh tế. Bên cạnh đó, rừng chính là
yếu tố tạo nên nền tảng mơi trường như giảm thiểu ô nhiễm, thiên tai lũ lụt ...
để các hoạt động kinh tế có thể hoạt động một cách bền vững.
Như vậy, có thể tóm lại rằng rừng và mơi trường rừng có vai trị rất to lớn trong
đời sống con người và cho sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững.
1.1.3 Lý thuyết về sinh kế
Khái niệm sinh kế được định nghĩa là một tập hợp bao gồm khả năng, nguồn
lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm
phương tiện sống của con người. Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết
được những căng thẳng và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và
tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại và tương lại mà không làm tổn hại
đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên (DFID).
Trong nghiên cứu về phát triển nông thôn và giảm nghèo trong hai thập kỷ
qua, vấn đề sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu phân tích ở cả

cấp độ vĩ mơ và vi mơ, theo ba hướng tiếp cận chính, đó là các tiếp cận đồng
đại, các tiếp cận lịch đại và những tiếp cận hướng tới tương lai (Murray, 2002).
Trong đó, khung sinh kế bền vững được coi là một cách tiếp cận tồn diện về
các vấn đề phát triển thơng qua việc thảo luận về sinh kế của con người và đói
nghèo trong các bối cảnh khác nhau. Về mặt khái niệm, các tiếp cận này có
nguồn gốc từ các nghiên cứu phát triển liên quan đến đói nghèo và giảm
nghèo, nổi bật nhất là các phân tích của Amartya Sen, Robert Chambers và
một số học giả khác. Nhấn mạnh đến tính hiệu quả của các hoạt động phát
triển, các tiếp cận sinh kế bền vững (sustainable livelihood approaches) là kết
quả của cuộc tranh luận giữa các nhà nghiên cứu và thực hành phát triển về
phát triển nơng thơn. Trong đó, khung phân tích sinh kế bền vững do Bộ Phát


13

triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID) thúc
đẩy [Carney (ed.), 1998] được các học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng
rộng rãi (Bebbington, 1999; Neefjes, 2000; Ellis, 2000). Ở Việt Nam, các tiếp
cận sinh kế bền vững, nhất là khung phân tích sinh kế bền vững của DFID, đã
được ít nhiều thảo luận.
1.1.4 Khung phân tích sinh kế.
Khung sinh kế là một cơng cụ được xây dựng nhằm xem xét một cách toàn diện
tất cả các yếu tố khác nhau và có ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của con
người. Đặc biệt là các cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con người.
Đây là cách tiếp cận toàn diện nhằm xây dựng các lợi thế hay chiến lược, đặt
con người làm trung tâm trong q trình phân tích. Mặc dù có rất nhiều tổ chức
khác nhau sử dụng khung phân tích sinh kế và mỗi tổ chức thì có mức độ vận
dụng khác nhau, nhưng khung phân tích của DFID được sử dụng phổ biến nhất.
Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm các nguồn vốn (tài sản),
tiến trình thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài, chiến lược sinh kế và

kết quả của chiến lược sinh kế đó.
- Nguồn vốn sinh kế: Là tồn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người
có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài sản
sinh kế được chia làm 5 loại vốn cơ bản chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn
vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên.
- Vốn nhân lực (Human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức
làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế
khác nhau, nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Với
mỗi hộ gia đình vốn nhân lực biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về lực
lượng lao động ở trong gia đình đó. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử
dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác.


14

Hình 1-1 Khung phân tích sinh kế của DFID
Nguồn: DFID 2001
- Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính là các nguồn tài chính mà
người ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn đó bao
gồm nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các
nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài như: từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng.
- Vốn tự nhiên (Natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên
nhiên mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ cho các
hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập phục vụ cho các
mục tiêu sinh kế của họ. Đây có thể là khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người từ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện qui mô và chất lượng đất đai, nguồn nước,
các nguồn tài ngun khống sản và nguồn khơng khí,... Đây là những yếu tố
tự nhiên mà con người có thể sử dụng để tiến hành các hoạt động sinh kế và là

những yếu tố tự nhiên có tác động đến cuộc sống của con người.
- Vốn vật chất (Physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản
hoặc hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Nguồn


15

vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình. Trên góc
độ cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng
hoặc cá nhân hộ gia đình như: hệ thống điện, đường, trường trạm, hệ thống cấp
nước, vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ,.. . Đây là phần
vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả. Ở góc độ hộ gia
đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất và thiết bị sinh hoạt gia đình như
máy móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng,…
- Vốn xã hội (Social capital): Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế, nó nằm
trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi chính
thể mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong q trình
thực thi sinh kế.
Nguồn vốn sinh kế khơng chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả
năng thay đổi trong tương lai. Chính vì thế khi xem xét vốn, con người không
chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng
hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai.
Tiến trình và cấu trúc (Structure and processes). Đây là yếu tố thể chế, tổ chức,
chính sách và luật pháp xác định hay ảnh hưởng khả năng tiếp cận đến các
nguồn vốn, điều kiện trao đổi của các nguồn vốn và thu nhập từ các chiến lược
sinh kế khác nhau. Những yếu tố trên có tác động thúc đẩy hay hạn chế đến các
chiến lược sinh kế. Chính vì thế sự hiểu biết các cấu trúc, tiến trình có thể xác
định được những cơ hội cho các chiến lược sinh kế thơng qua q trình chuyển
đổi cấu trúc.
Thành phần quan trọng thứ ba của khung sinh kế là kết quả của sinh kế

(livelihood outcome). Đó là mục tiêu hay kết quả của các chiến lược sinh kế.
Kết quả của sinh kế nhìn chung là cải thiện phúc lợi của con người nhưng có
sự đa dạng về trọng tâm và sự ưu tiên. Đó có thể cải thiện về mặt vật chất hay
tinh thần của con người như xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập hay sử dụng


×