Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Một số đặc trưng sinh học và sản xuất kháng huyết thanh virus khảm đốm gân lá ớt (chilli veinal mottle virus chivmov) năm 2008 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.63 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------  ----------

NGUYỄN ðỨC THÀNH

MỘT SỐ ðẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SẢN XUẤT
KHÁNG HUYẾT THANH VIRUS KHẢM ðỐM GÂN LÁ ỚT
(CHILLI VEINAL MOTTLE VIRUS - ChiVMoV) NĂM 2008 - 2009

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VŨ TRIỆU MÂN

HÀ NỘI - 2009


LI CAM OAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và cha từng đợc ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đÃ
đợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đà đợc chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Thành

Trng i hc Nụng nghip H Ni – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LI CM N

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đà nhận
đợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và ngời thân.
Trớc tiên, tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
GS.TS. Vũ Triệu Mân và TS. Hà Viết Cờng - Giám đốc Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đà tận tình hớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin đợc gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Nông học,
Viện Đào tạo Sau đại học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bà con nông dân tại nhiều nơi đà tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin đợc chân thành cảm ơn các cán bộ tại Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới,
trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đà nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả ngời thân, bạn bè
những ngời luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Thành

Trng i hc Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình

viii

1.

MỞ ðẦU


1

1.1

ðặt vấn đề

1

1.2

Mục ñích và yêu cầu

3

1.2.1

Mục ñích

3

1.2.2

Yêu cầu

3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


4

2.1

Lược sử nguồn gốc, vị trí phân loại, tình hình sản xuất ớt trên
thế giới và tại Việt Nam

4

2.2

Những nghiên cứu ngoài nước

6

2.3

Những nghiên cứu trong nước

19

2.4

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

20

3.


ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

21

3.1

ðối tượng nghiên cứu

21

3.2

ðịa ñiểm nghiên cứu và thời gian thực hiện

21

3.3

Vật liệu nghiên cứu

21

3.4

Nội dung nghiên cứu

22

3.5


Phương pháp nghiên cứu

23

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


3.6

Phương pháp tính và xử lý số liệu

36

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

38

4.1

Kết quả ñiều tra bệnh do virus hại ớt cay tại Ninh Giang - Hải
Dương và trên ớt ngọt tại ðơng Anh - Hà Nội, vụ đơng xuân 2008 2009

4.2

38

Kết quả kiểm tra một số loại virus gây hại ớt thu thập ngồi

đồng, vụ đơng xn 2008 - 2009

46

4.3

Kết quả xác ñịnh một số ñặc trưng sinh học của ChiVMoV

51

4.4

ðánh giá ảnh hưởng của ChiVMoV ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng
của giống ớt cay C. frutescens cv. Red Chilli trong thí nghiệm chậu
vại

4.5

ðánh giá mức độ kháng, nhiễm ChiVMoV của một số giống ớt
trong ñiều kiện thí nghiệm chậu vại trong nhà lưới

4.6

68

Kết quả làm sạch và thử nghiệm kháng huyết thanh ChiVMoV ñã
tạo ñược

4.7


66

72

Kiểm tra sự có mặt của một số loại virus gây hại trên ớt cay thu
thập trong vụ hè thu 2009 bằng phương pháp ELISA

85

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

89

5.1

Kết luận

89

5.2

ðề nghị

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


91


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Từ viết vắt

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

CPB

Cây phát bệnh

3

CS

Cộng sự

4


CT

Công thức

5

KHT

Kháng huyết thanh

6

NXB

Nhà xuất bản

7

SCTN

Số cây thí nghiệm

8

TLB

Tỷ lệ bệnh

9


TKTD

Thời kỳ tiềm dục

10

AVRDC

Asian Vegetable Research and Development Center

11

ChiVMoV

Chilli Veinal Mottle Virus

12

Da

Dalton

13

DEP

Dilution End Point

14


ELISA

Enzyme Linked Immunosorbent Assay

15

ICTV

International Comittee on Taxonomy of Viruses

16

LIV

Longevity In Vitro

17

OD

Optical Density

18

ORF

Open Reading Frame

19


PCR

Polymerase Chain Reaction

20

PVMV

Pepper Veinal Mottle Virus

21

PVY

Potato Virus Y

22

RNA

Ribonucleic Acid

23

RT - PCR

Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction

24


SD

Standard Deviation

25

TIP

Thermal Inactivation Point

26

UTR

Untranslated Region

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

4.1.

Tên bảng

Trang

Diễn biến bệnh do virus trên giống ớt cay Capsicum frutescens cv.

Lai số 20 tại Hoàng Hanh - Ninh Giang - Hải Dương, vụ đơng
xn 2008 - 2009

4.2.

42

Diễn biến bệnh do virus trên giống ớt ngọt Mỹ Capsicum annuum
L. tại Tiên Dương - ðông Anh - Hà Nội, vụ đơng xn 2008 2009

4.3.

Kết quả kiểm tra một số loại virus gây hại ớt ngồi đồng, vụ ñông
xuân 2008 - 2009 bằng phương pháp ELISA

4.4.

45
47

Kết quả kiểm tra virus khảm ñốm gân lá ớt (ChiVMoV) và virus
ñốm hình nhẫn ớt (ChiRSV) bằng phương pháp RT-PCR vụ đơng
xn 2008 - 2009

4.5.

Kết quả lây nhiễm ChiVMoV lên cây chỉ thị, cây trồng và cỏ dại
bằng phương pháp tiếp xúc cơ học

4.6.


54

Kết quả lây nhiễm ChiVMoV lên cây chỉ thị bằng phương pháp
tiếp xúc cơ học trong ñiều kiện mùa hè

4.7.

50

58

Kết quả xác ñịnh khả năng lan truyền của ChiVMoV qua rệp bơng
Aphis gossypii Glover

62

4.8.

Kết quả xác định khả năng lan truyền của ChiVMoV qua ghép cây

63

4.9.

Kết quả xác ñịnh khả năng lan truyền của ChiVMoV qua gieo hạt
giống

64


4.10. Kết quả xác ñịnh khả năng lan truyền của ChiVMoV bằng phương
pháp tiếp xúc cơ học từ nguồn cây nhiễm bệnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi

65


4.11. ðánh giá ảnh hưởng của ChiVMoV ñến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của giống ớt cay C. frutescens cv. Red Chilli trong thí
nghiệm chậu vại

66

4.12. Kết quả đánh giá mức ñộ kháng, nhiễm ChiVMoV của một số
giống ớt trong ñiều kiện lây bệnh nhân tạo trong nhà lưới

69

4.13. Kiểm tra sự có mặt của kháng thể ChiVMoV trong cơ thể thỏ thí
nghiệm sau các tuần tiêm

73

4.14. Kết quả xác ñịnh ngưỡng pha loãng dịch cây với kháng huyết
thanh ChiVMoV
4.15. Kết quả xác định ngưỡng pha lỗng kháng huyết thanh ChiVMoV

75
77


4.16. Kết quả thử phản ứng chéo kháng huyết thanh ChiVMoV với một
số virus khác

79

4.17. Kết quả thử nghiệm dùng dịch cây khoẻ hấp phụ chéo và không
dùng dịch cây khoẻ hấp phụ chéo

83

4.18. Kết quả thử nghiệm dùng dịch cây khoẻ hấp phụ chéo có ly tâm và
dùng dịch cây khoẻ hấp phụ chéo không ly tâm

84

4.19. Kết quả kiểm tra một số virus gây hại ớt trên các mẫu ớt thu thập
ngồi đồng, vụ hè thu 2009 bằng phương pháp ELISA

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii

86


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang


4.1.

Triệu chứng khảm gân xanh trên giống ớt cay C. frutescens cv. Lai số 20

40

4.2.

Triệu chứng khảm gân xanh trên giống ớt ngọt Mỹ C. annuum L.

40

4.3.

Triệu chứng khảm lùn trên giống ớt cay C. frutescens cv. Lai số 20

40

4.4.

Triệu chứng khảm lùn trên giống ớt ngọt Mỹ C. annuum L.

40

4.5.

Triệu chứng khảm biến dạng lá trên giống ớt cay C. frutescens cv.
Lai số 20


41

4.6.

Triệu chứng khảm biến dạng lá trên giống ớt ngọt Mỹ C. annuum L.

41

4.7.

Triệu chứng khảm vàng loang lổ trên giống ớt cay C. frutescens
cv. Lai số 20

41

4.8.

Triệu chứng cuốn lá trên giống ớt ngọt Mỹ C. annuum L.

41

4.9.

Triệu chứng khảm ñốm hình nhẫn trên giống ớt ngọt Mỹ C. annuum L.

41

4.10. Diễn biến bệnh do virus trên giống ớt cay C. frutescens cv. Lai số
20 tại Hoàng Hanh - Ninh Giang - Hải Dương, vụ đơng xn 2008
- 2009


43

4.11. Diễn biến bệnh do virus trên giống ớt ngọt Mỹ C. annuum L. tại
Tiên Dương - ðông Anh - Hà Nội, vụ ñông xuân 2008 - 2009

46

4.12. Kết quả kiểm tra ChiVMoV và ChiRSV bằng phương pháp RTPCR trên một số mẫu ớt thu thập ngồi đồng vụ đơng xn 2008 2009

50

4.13. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên giống thuốc lá N. tabacum cv.
Samsun

59

4.14. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên giống thuốc lá N. tabacum cv.
Xanthi-nc

59

4.15. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên giống thuốc lá N. tabacum cv.
White Burley
4.16. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên thuốc lá cảnh Petunia hybrida

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii

59
59



4.17. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên giống thuốc lá trồng N.
tabacum cv. CB326

59

4.18. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên giống thuốc lá N.benthamiana

59

4.19. Triệu chứng nhiễm ChiVMoVtrên giống thuốc lào Nicotiana glutinosa

60

4.20. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên cây thù lù cạnh Physalis
angulata L.

60

4.21. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên hoa và thân cây giống thuốc lá
N. tabacum cv. White Burley

60

1.

Cây cà gai Datura sp. không nhiễm bệnh

60


2.

Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên cây cà gai Datura sp.

60

4.22.

4.23. Rệp bông Aphis gossypii Glover dùng trong thí nghiệm

60

4.25. Số lá/cây và chiều cao cây của cây nhiễm ChiVMoV và cây khoẻ

67

4.26. Chiều dài lá và chiều rộng lá của cây nhiễm ChiVMoV và cây
khoẻ

67

4.27. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên giống cay chỉ thiên quả nhỏ
Capsicum minimum L. và cây khoẻ

71

4.28. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên giống ớt cay C. frutescens cv.
Red Chilli


71

4.29. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên giống ớt sừng bò Bắc Ninh
C.baccatum cv. Sungbo và cây khoẻ
4.30. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên giống ớt C. frutescens cv. LN-57

71
71

4.31. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên giống ớt C. frutescens cv.
HB14

71

4.32. Triệu chứng nhiễm ChiVMoV trên giống ớt C. frutescens cv. MH1107 và cây khoẻ
4.33. Sản phẩm kháng huyết thanh ChiVMoV tạo ñược

71
80

4.34. Kết quả kiểm tra sự có mặt của kháng thể ChiVMoV trong cơ thể
thỏ sau các tuần tiêm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix

80


4.35. Kết quả xác định ngưỡng pha lỗng dịch cây bệnh với kháng
huyết thanh ChiVMoV

4.36. Kết quả xác ñịnh ngưỡng pha loãng kháng huyết thanh ChiVMoV

80
81

4.37. Kết quả thử nghiệm phản ứng chéo với kháng huyết thanh
ChiVMoV
4.38. Kết quả kiểm tra ELISA các mẫu thí nghiệm trong nhà lưới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………x

81
81


1. MỞ ðẦU
1.1

ðặt vấn ñề
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho đời sống hàng ngày và khơng

thể thay thế được vì rau có vị trí quan trọng đối với sức khoẻ con người.
Rau cung cấp cho cơ thể những chất quan trọng như protein, lipid, v.v... Rau
có ưu thế hơn một số cây trồng khác về vitamin và chất khống.
Rau là loại hàng hố có giá trị xuất khẩu cao. Năm 1997, kim ngạch xuất
khẩu rau quả của Việt Nam ñạt 140 triệu USD, tăng 170% so với năm 1985 và
chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. Rau vừa là cây lương
thực, vừa là nguyên liệu sử dụng trong công nghiệp chế biến (dẫn theo [4]).
Về mặt y học, một số cây rau ñược sử dụng như những cây dược liệu
quý. Về mặt xã hội, ngành sản xuất rau phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập

cho người lao ñộng, sắp xếp lao ñộng hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết
việc làm cho nông dân trong những lúc nông nhàn, hỗ trợ các ngành khác
trong nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, v.v...
Cây ớt (Capsicum spp.) thuộc chi Capsicum, họ Cà Solanaceae. Có hai
lồi phổ biến là ớt cay (Capsicum frutescens L.) và ớt ngọt (Capsicum
annuum L.) ñược trồng rộng khắp trên thế giới.
Trong những loại rau - gia vị thì ớt là cây được trồng ở nước ta từ lâu
và là phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta, tiềm năng
phát triển cây ớt ở nước ta là rất to lớn. Những năm gần ñây, nhiều nơi ñã
trồng ớt ngọt cung cấp cho các nhu cầu ñang phát triển của dân cư thành phố.
Sản phẩm ớt ngọt ñược xem là loại rau ñắt giá và hiệu quả gieo trồng cao.
Có nhiều giống ớt khác nhau, có tên gọi cũng rất khác nhau tuỳ hình
dạng hay đặc tính như ớt cay, ớt ngọt, ớt chỉ thiên, ớt hạt tiêu, ớt cà, v.v...
Ớt ñược sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm rau, làm thuốc, làm
gia vị, làm cây cảnh. Sản phẩm ớt ñược sử dụng dưới nhiều dạng như lá, quả

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


ớt tươi, ớt khơ, ớt bột, muối mặn, vừa để ñáp ứng nhu cầu trong nước, vừa là
mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Theo Nguyễn Văn Luật (2008)[12],
trong quả ớt có các chất nitơ (15%), tinh dầu (1,12%), dầu cố định (12,5%),
các chất khơng có nitơ (35%), tro (15%), chất thơm, vitamin C (0,05%). Về
hàm lượng dinh dưỡng, trong 100 g rau ớt có năng lượng là 29 Calo; 1,3 mg
protein; 5,5 mg caroten và 250 mg vitamin C.
Trong y học cổ truyền, ớt có vị cay xé, dẫn hoả, tính rất nóng có tác
dụng làm ấm bụng, sát trùng, lợi tiểu, kích thích dạ dầy. Lá ớt có vị đắng, tính
mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trong quả ớt cay có chứa capsaicin
(8 - methyl - N - vanilly - 6 - noneamide: C18H27NO3) và nhiều hợp chất khác
gọi chung là nhóm capsaicinoid có vị cay, nóng, kích thích tiêu hố, tạo cảm

giác ngon miệng, giảm ñau, v.v...
Trong những năm gần ñây, năng suất, sản lượng ớt ngày càng tăng cao,
ñồng thời ớt là cây cho thu hoạch nhiều lứa trong một năm, với những lợi thế
như vậy kết hợp với việc giá cả ngày một tăng chính là động lực thúc đẩy cho
người nông dân phát triển sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế cây ớt bị rất nhiều
sâu bệnh phá hại, ví dụ như bệnh nấm, bệnh virus, héo xanh vi khuẩn, v.v...
làm ảnh hưởng trực tiếp ñến năng suất và chất lượng ớt, nhiều khi không cho
thu hoạch. Bệnh do virus gây ra không những làm giảm năng suất, chất lượng
ớt, mà đồng thời gây thối hố giống. Thành phần virus hại ớt bao gồm nhiều
virus khác nhau thể hiện nhiều dạng triệu chứng khác nhau trên cây ớt
sản xuất ngồi đồng ruộng. Cho đến nay những nghiên cứu về virus hại ớt cịn
rất hạn chế, rất ít tài liệu viết về virus hại ớt tại Việt Nam.
Virus khảm ñốm gân lá ớt (chilli veinal mottle virus - ChiVMoV) ñược
coi là loài virus phổ biến nhất, làm giảm sút nghiêm trọng năng suất và
sản lượng ớt ở các vùng trồng thuộc Châu Á. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về
các đặc trưng sinh học, đặc trưng hố lý, hình thái học, huyết thanh học và
sản xuất kháng huyết thanh ChiVMoV trong nước vẫn chưa được thực hiện.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


Do đó, nghiên cứu virus khảm đốm gân lá ớt (ChiVMoV) nói riêng, các
loại virus hại ớt nói chung là vấn đề quan trọng để từng bước góp phần định
hướng phòng chống bệnh virus hại ớt phục vụ sản xuất.
Xuất phát từ những vấn ñề trên, ñược sự ñồng ý của Bộ môn Bệnh cây,
Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn
của GS.TS. Vũ Triệu Mân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thực hiện ñề tài:
“Một số ñặc trưng sinh học và sản xuất kháng huyết thanh virus khảm ñốm
gân lá ớt (chilli veinal mottle virus - ChiVMoV) năm 2008 - 2009”.
1.2


Mục đích và u cầu

1.2.1 Mục đích
- Xác định một số đặc trưng sinh học của virus khảm ñốm gân lá ớt
(chilli veinal mottle virus - ChiVMoV).
- Thử nghiệm sản xuất kháng huyết thanh ChiVMoV.
1.2.2 Yêu cầu
- ðiều tra tình hình bệnh virus hại ớt tại một số vùng thuộc Hà Nội
và phụ cận vụ đơng xn 2008 - 2009.
- Mơ tả triệu chứng bệnh trên ớt do virus khảm ñốm gân lá ớt
(ChiVMoV) gây ra.
- Xác ñịnh ñặc ñiểm lan truyền của ChiVMoV qua tiếp xúc cơ học,
qua côn trùng môi giới, qua ghép cây và qua hạt giống.
- Làm sạch và thử nghiệm kháng huyết thanh ChiVMoV sản xuất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Lược sử nguồn gốc, vị trí phân loại, tình hình sản xuất ớt trên
thế giới và tại Việt Nam

2.1.1 Lược sử cây ớt
Ớt ñã là một phần trong ẩm thực của lồi người ít nhất là 7.500 năm
trước Cơng ngun và có lẽ cịn sớm hơn.
Theo Wikipedia (2006)[74], ớt ñược trồng khắp nơi trên thế giới sau
thời Christopher Columbus. Chanca D.A. trong chuyến ñi thứ hai của

Columbus C. vào năm 1493 ñã mang những hạt ớt ñầu tiên về Tây Ban Nha
và ñã lần ñầu viết các tác dụng dược lý của ớt vào năm 1494. Từ Mexico, ớt
đã nhanh chóng được chuyển qua Philippines, sau ñó là Trung Quốc,
Triều Tiên, Nhật Bản. Một con ñường khác mà ớt di chuyển là do người Bồ
ðào Nha lấy từ Tây Ban Nha sau đó đưa qua Ấn ðộ, qua Trung Á và Thổ Nhĩ
Kỳ, ñến Hungary nơi ớt trở thành một gia vị quốc gia dưới dạng paprika.
2.1.2 Vị trí phân loại cây ớt
Cây ớt Capsicum spp. thuộc chi Capsicum, họ Cà Solanaceae.
Có 5 lồi ớt được trồng phổ biến nhất (Wikipedia, 2006)[74]:
Capsicum annuum: bao gồm các loại phổ biến như ớt chuông, paprika,
cayenne, jalapeủos và chiltepin.
Capsicum frutescens: bao gồm các loại ớt tabasco.
Capsicum chinensis: bao gồm các loại ớt cay nhất như naga, habanero,
Datil và Scotch bonnet.
Capsicum pubescens: bao gồm các loại ớt rocoto Nam Mỹ.
Capsicum baccatum: bao gồm các loại ớt aji Nam Mỹ.
Theo Berke (2002)[23], có khoảng 150 lồi ớt khác nhau dựa vào màu
sắc, hình dạng và độ cay.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


2.1.3 Tình hình sản xuất ớt trên thế giới
Trong các cây họ Cà Solanaceae, ớt được coi là cây có tầm quan trọng
thứ hai chỉ sau cây cà chua (Yoon et al., 1990)[76]. Châu Á ñược coi là vùng
ñất gia vị của thế giới, ñược biết ñến bởi nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất, tiêu
thụ và xuất khẩu hàng ñầu của hầu hết các loại gia vị. Trên thế giới có khoảng
70 lồi cây trồng làm gia vị thì ñều ñược trồng chủ yếu ở Châu Á như hồ tiêu,
ớt, gừng, v.v… nổi tiếng với các nước như Ấn ðộ, Việt Nam, Trung Quốc,
Indonesia, Thái Lan, v.v…(Chomchalow, 1996)[31].

Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp quốc (FAO,
1999) (dẫn theo [53]), sản lượng ớt của thế giới tăng từ 11 triệu tấn vào năm
1990 lên ñến 16 triệu tấn vào năm 1996. Giá trị thương mại thế giới về ớt quả
tươi đạt 1.400 triệu đơ la Mỹ (USD) vào năm 1999.
Theo Ali (2006)[21], diện tích trồng ớt ở Châu Á năm 2003 là 2,5 triệu
ha chiếm 67% diện tích trồng ớt của thế giới, cịn tổng sản lượng ñạt 22,4
triệu tấn, chiếm 67,8% và ñạt giá trị xuất khẩu 396 triệu USD.
Hiện nay, Ấn ðộ là nước xuất khẩu ớt lớn nhất thế giới, chiếm 25%
tổng sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc (24%), Tây Ban Nha (17%),
Mexico (8%). Các nước nhập khẩu các sản phẩm từ ớt lớn nhất thế giới là
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Liên minh Châu Âu (EU),
Sri Lanca, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trao ñổi thương mại tồn cầu về
ớt đạt gần 16% tổng sản phẩm gia vị, chiếm vị trí thứ hai chỉ sau cây hồ tiêu.
2.1.4 Tình hình sản xuất ớt tại Việt Nam
Sản phẩm ớt bột trong nhiều thập kỷ trước ñứng vị trí thứ nhất trong mặt
hàng rau - gia vị xuất khẩu. Trong 5 năm (1986 - 1990), Tổng Công ty rau quả
Việt Nam đã xuất sang thị trường Liên Xơ (cũ) 22.900 tấn ớt bột. Riêng diện
tích gieo trồng ớt cay ở các vùng ớt tập trung vào khoảng 3.000 hecta, năm
1998 lên đến 5.700 hecta [18].

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


Cây ớt ñược coi là một trong năm loại cây trồng chủ lực trong chương
trình chọn tạo giống rau của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn giai
đoạn 2006 - 2010. Ớt ñược trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc miền
Trung, Nam Bộ và cũng dần ñược mở rộng ra nhiều tỉnh khác trong cả nước
với diện tích lớn nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các cơng ty
xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao. Ninh Thuận là tỉnh có diện tích trồng ớt cay
lớn nhất cả nước. Ớt ngọt cũng ñược trồng ở nhiều nơi có khí hậu mát mẻ,

mang lại thu nhập đáng kể cho người sản xuất.
2.2

Những nghiên cứu ngoài nước

2.2.1 Một số nghiên cứu về bệnh virus hại ớt
Ước tính thiệt hại do bệnh virus gây ra trên các loại cây trồng khoảng
15 tỉ USD mỗi năm, ñặc biệt là ở các nước nhiệt ñới và bán nhiệt ñới
(Van Fanbing, 1999) (dẫn theo [30]).
Trên ớt có nhiều sâu nhện hại, như nhện trắng, rệp muội, bọ trĩ còn là
các vector lan truyền bệnh virus, ngồi ra cịn có nhiều bệnh hại quan trọng
khác như bệnh héo xanh do vi khuẩn, do nấm Phytopthora sp., bệnh thán thư
hại quả, ñặc biệt là các bệnh do virus được coi là tác nhân chính, là trở ngại
lớn nhất gây cản trở sản xuất ớt, làm giảm năng suất từ 60 - 100% (Yoon
et al., 1990; Green, 1992a và 1993)[76], [39], [41].
Theo Green và Kim (1991)[38] có khoảng 35 lồi virus khác nhau gây
hại trên ớt, cho đến năm 2001 thì đã có tới hơn 65 lồi virus khác nhau đã
được phát hiện (AVRDC, 2001) (dẫn theo [67]). Số lượng các loài virus mới
gây hại trên ớt ngọt và ớt cay ngày càng ñược phát hiện thêm.
Riêng trên cây ớt có hơn 10 lồi thuộc chi Potyvirus khác nhau gây hại.
Potato virus Y (PVY) phân bố rộng rãi trên toàn thế giới và là loài virus
duy nhất thuộc chi Potyvirus gây hại trên ớt ở các nước thuộc Châu Âu.
Chilli veinal mottle virus (ChiVMoV) (Burnett, 1947; Ong et al.,
1979), chilli ringspot virus (ChiRSV) (Ha et al., 2008)[43] phân bố ở Châu Á.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


Pepper veinal mottle virus (PVMV) phân bố ở Châu Phi (Brunt và
Kenten, 1972; Wijs, 1973)[25], [73]. PVMV cũng ñược phát hiện ở Ấn ðộ

(Ravi et al., 1997)[63], ở Afghanistan (Cerkauskas, 2004)[28].
Pepper serve mosaic virus (PepSMV) (Feldman và Gracia, 1977), peru
tomato virus (PTV) (Fernadez và Fulton, 1980), pepper mild mosaic virus
(PMMV) (Debrot et al., 1981; Ladera et al., 1982), tobacco etch virus (TEV)
(Purcifull và Hiebert, 1982)[61], pepper mottle virus (PepMoV) (Nelsson et al.,
1982), pepper yellow mosaic virus (PepYMV) (Inoue et al., 2002)[48] và
ecuadorian rocoto virus (ERV) (Bérenger et al., 2008)[24] phân bố chủ yếu ở
Châu Mỹ. TEV và PepMoV cũng ñã ñược phát hiện thấy ở nhiều nước thuộc
các châu lục khác.
Cây ớt nhiễm tomato mosaic virus (ToMV) thường có triệu chứng
khảm lá nặng, kèm theo vết chết hoại màu vàng úa và cây trở lên còi cọc
(Hollings và Huttinga, 1976)[44].
Tobacco ringspot virus (TRSV) gây hại trên ớt được mơ tả lần ñầu bởi
Bidari và Reddy (1983) (dẫn theo [69]), phân bố rộng khắp trên toàn thế giới.
Tobacco mosaic virus (TMV) gây nhiễm hệ thống trên ớt, với
triệu chứng khảm lá kèm theo các vết ñốm chết hoại, xuất hiện ở trên cả
cuống lá, thân cây. Quả trên cây nhiễm bệnh nhỏ, biến dạng và có các vết chết
hoại (Pategas et al., 1989).
Cucumber mosaic virus (CMV) gây triệu chứng khảm lá và đốm
hình nhẫn trên cây ớt (Palukaitis và Arenal, 2003)[58].
Cây ớt nhiễm tomato spotted wilt virus (TSWV) thường xuất hiện
triệu chứng khảm lá nặng kèm theo các vết chết hoại màu vàng, trên thân có
các vết bệnh dạng sọc màu vàng hoặc màu vàng úa, năng suất quả giảm sút
nghiêm trọng. Quả trên cây nhiễm bệnh xuất hiện các vết chết hoại màu vàng
thường nằm tập trung lại với nhau, đơi khi quả cịn bị khảm sọc và đốm hình nhẫn
(Cerkaukas, 2004; Kormelink, 2005)[28], [51].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7



Ở Afghanistan, một vài lồi virus hại ớt được phát hiện dựa vào các ñặc
trưng sinh học như triệu chứng học, cây ký chủ, sự lan truyền của virus
(Lal và Singh, 1988) (dẫn theo [67]).
Ở Malaysia, theo kết quả ñiều tra bệnh virus hại ớt từ năm 1989 ñến
năm 1992 trên các vùng trồng ớt chủ yếu dựa vào ñặc ñiểm triệu chứng gây
hại, một số ñặc trưng sinh học, hoá lý và huyết thanh học, tỷ lệ ớt nhiễm
cucumber mosaic virus (CMV) là cao nhất, tiếp theo là chilli veinal mottle
virus (CVMV), tobacco mosaic virus (TMV), tomato mosaic virus (ToMV),
pepper veinal mottle virus (PVMV), tomato spotted wilt virus (TSWV) và
tobacco etch virus (TEV). ðặc biệt, ở vùng Sarawak và Selangor, tỷ lệ cây
nhiễm CVMV và CMV là cao nhất (Ong et al., 1979; Fujisawa et al., 1990).
Theo kết quả nghiên cứu của Chew và Ong (1992) (dẫn theo [67]), trong suốt
năm 1992, bệnh do virus truyền qua các môi trùng môi giới làm giảm năng
suất ớt tới 60%.
Theo Green (1992b và 1993)[40], [41], tính đến năm 1991, trong tổng
số hơn 35 loài virus khác nhau gây hại trên ớt ở các vùng trồng trên thế giới
ñã ñược phát hiện thì có 12 lồi gây hại trên ớt ở Châu Á Thái Bình Dương.
Các lồi phổ biến và quan trọng nhất là cucumber mosaic virus (CMV), chilli
veinal mottle virus (CVMV), potato virus Y (PVY) và các virus thuộc chi
Tobamovirus. Các lồi ít quan trọng hơn là broad bean wilt virus (BBWV),
alfalfa mosaic virus (AMV) và potato virus X (PVX). Alfalfa mosaic virus
(AMV) xuất hiện trên ớt trồng ở các vùng lạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản và
các cao nguyên ở Indonesia và Philippines. Broad bean wilt virus (BBWV)
thơng báo được phát hiện thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản. Hợp phần các
virus gây cuốn lá ñược coi là virus quan trọng tiềm tàng gây hại trên ớt ở
những vùng ñất thấp nơi mà mật ñộ bọ phấn tăng cao và gây hại trên nhiều
loại cây trồng khác (Varma, 1991) (dẫn theo [40]). Cũng có các cơng bố đã
phát hiện thấy tobacco etch virus (TEV), tobacco rattle virus (TRV), tomato
spotted wilt virus (TSWV) và pepper mottle virus (PepMoV) gây hại trên ớt ở
Châu Á.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


Ở Ấn ðộ, Dhawan và CS (1996)[33] ñã chọn lọc ñược nhiều dòng giống
kháng với các isolate CMV và PVY ở nước này. Theo Ravi và CS (1997)[63]
có khoảng 10 loài virus khác nhau gây hại trên ớt ở Ấn ðộ như pepper vein
banding virus (PVBV), PVMV, CMV, PVY, TMV, tobacco streak virus (TSV)
cũng ñã ñược phát hiện trên cây ớt Capsicum annuum (Jain et al., 2004)[50].
Theo kết quả nghiên cứu của Khan và CS (2006)[52], triệu chứng cuốn lá ớt
trồng ở Banthra lan truyền qua bọ phấn Bemissia tabaci là do chilli leaf curl
virus (ChlCV) gây ra.
Ở Sri Lanka, các lồi virus gây hại có ý nghĩa quan trọng nhất là các loài
gây triệu chứng cuốn lá và khảm lá. Trong các mẫu bệnh virus hại ớt thu thập ở
nhiều vùng của nước này từ năm 1998 - 2000, các virus CMV và CVMV vẫn
là phổ biến nhất với tỷ lệ bệnh từ 10-80% (Weeraratne và Yapa, 2002)[72].
Còn theo Galanihe và CS (2005)[35], bệnh do virus làm giảm sút năng suất ớt
hơn 53%. Từ đó, các tác giả đã ñánh giá và chọn lọc ñược nhiều dòng, giống ớt
kháng với các CMV và CVMV ở Sri Lanka.
Theo Shah và Khalid (2002)[66], trong 11 dịng ớt nhập nội thì có 6
dịng có tính kháng cao đối với các isolate CVMV gây hại trên ớt ở Pakistan.
Ở Hàn Quốc, theo Choi và CS (2005)[30], từ năm 2001 ñến 2004, các
virus hại ớt ñược phát hiện ở các vùng trồng ớt của nước này là alfalfa mosaic
virus (AMV), broad bean wilt virus (BBWV), cucumber mosaic virus (CMV),
pepper mottle virus (PepMoV), pepper mild mottle virus (PMMoV), potato virus
Y (PVY), tobacco mild green mosaic virus (TMGMV), tobacco mosaic virus
(TMV), pepper vein chlorosis virus (PVCV), tomato spotted wilt virus (TSWV).
Các virus CMV, PepMoV và PMMoV ñược coi là các virus gây hại phổ biến và
quan trọng nhất trên ñối với sản xuất ớt ở Hàn Quốc. Vào năm 2006, bùng phát
dịch do virus gây ra trên hai giống ớt ngọt quả ñỏ Capsicum annuum cv. Special

và C. annuum cv. Fiesta trồng trong nhà kính ở tỉnh Jeonam, Hàn Quốc. Bằng
phương pháp sinh học phân tử các tác giả ñã xác ñịnh ñược tác nhân gây bệnh là
do CMV và TSWV (Mun et al., 2008)[57].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


Theo các kết quả điều tra ở các cơng ty bán hạt giống ở Châu Á thì có
tới 16% các giống ớt đang được trồng tại Châu Á có mang nguồn gen từ
AVRDC và ñây là loại cây ñược trồng và tiêu thụ phổ biến ở các nước ñang
phát triển. Ngồi ra, một mơ hình đã được thiết lập để ñánh giá các isolate
CMV, ChiVMoV và vi khuẩn héo xanh ở nhiều nước thuộc Châu Á nhằm
quản lý tốt các bệnh hại này (Gniffke et al., 2005)[36].
Theo Moury và CS (2005)[56], các isolate của PVMV và ChiVMoV
ñược sắp xếp vào kiểu hình 2 và 3 nằm trong mối liên quan ñến các kiểu gen
của ớt có mang các kiểu gen kháng khác nhau. Tính kháng đặc hiệu chỉ liên
quan đến sự ña dạng phân tử của các isolate này. Chỉ có duy nhất một isolate
PVMV gây hại trên ớt có các gen lặn pvr6 và pvr22, tuy nhiên các kiểu gen
này khơng bị PVMV gây hại trên các cánh đồng trồng ớt ở Senegal mặc dù có
sự xuất hiện của PVMV xung quanh các ruộng ớt.
Ở ðài Loan, từ năm 1990 ñến năm 2005, trong tổng số 1824 mẫu lá
nhiễm virus thu thập tại các vùng khác nhau của ðài Loan thì có 37% số mẫu
nhiễm ChiVMoV, 32% nhiễm CMV, 15% nhiễm PVY, 14% nhiễm PMMoV
và 6% nhiễm ToMV, cũng không phát hiện thấy PVMV và virus thuộc
chi Begomovirus (Green, 1992a; Zhang et al., 2006)[39], [77].
Ở Trung Quốc, theo Zhang và CS (2006)[77], trong tổng số 762 mẫu lá
virus hại ớt thu thập tại các vùng trồng ở nước này từ năm 1999 ñến năm
2005 ñược kiểm tra bằng phương pháp ELISA và PCR ñã xác ñịnh ñược tỷ lệ
nhiễm các virus ChiVMoV, CMV, PMMoV, ToMV và PVY lần lượt là 32%,
26%, 23%, 9% và 3%, trong các mẫu thử khơng có mẫu nào nhiễm PVMV và

khơng nhiễm bất cứ một loại virus nào thuộc chi Begomovirus.
ChiVMoV và CMV ñược coi là những loài virus phổ biến gây hại trên ớt ở
Trung Quốc và ðài Loan. Các kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng, các lồi thuộc
chi Begomovirus khơng gây hại trên ớt ở hai nước này mặc dù trước đó đã có các

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


báo cáo cơng bố có hơn 9 lồi virus thuộc chi Begomovirus gây hại trên các cây
trồng khác ở Trung Quốc và ðài Loan (Fauquet et al., 2005) (dẫn theo [77]).
Ở Nepal, theo Rashid và CS (2007)[62], bệnh virus hại trên ớt ngọt
thường ở dạng hỗn hợp, phổ biến là các loài virus CMV và ChiVMoV với tỷ
lệ bệnh từ 30 - 90% tuỳ theo từng ñịa phương khác nhau.
Theo kết quả nghiên cứu của Bérenger và CS (2008)[24], dựa vào triệu
chứng học và kết quả phân tích sinh học phân tử, một lồi virus mới
thuộc chi Potyvirus được phát hiện gây hại trên ớt Capsicum pubescens ở
Ecuador, ñược ñặt tên là ecuadorian rocoto virus (ERV). Các giống ớt có mang
các gen pvr21, pvr22 và pvr4 lại có khả năng kháng với các isolate của ERV.
2.2.2 Những nghiên cứu về virus khảm ñốm gân lá ớt (ChiVMoV)
Virus khảm ñốm gân lá ớt (chilli veinal mottle virus) gây hại trên cây
ớt cay (Capsicum frutescens L.) và cây ớt ngọt (Capsicum annuum L.) được
Burnett (1947) mơ tả lần đầu tiên ở Malaysia. Sau đó, virus khảm đốm gân lá
ớt đã được giám ñịnh bằng phương pháp huyết thanh vào năm 1979
(Ong et al., 1979) (dẫn theo [67]).
Virus khảm ñốm gân lá ớt (chilli veinal mottle virus), ban ñầu tên virus
ñược viết tắt là CVMV, sau đó tên virus được viết tắt là ChiVMV và
ChiVMoV. Hiện nay, ñể gọi ñúng tên virus, từ viết tắt ChiVMoV ñược
sử dụng nhiều nhất.
Tên gọi khác: Chilli vein banding mottle virus (CVbMV) (Siriwong
et al., 1995; Masato et al., 1999)[64], [54].

Pepper vein banding virus (PVBV) (Ravi et al., 1997)[63].
ChiVMoV thuộc chi Potyvirus, họ Potyviridae.
2.2.2.1 Phân bố ñịa lý và những thiệt hại do ChiVMoV gây nên
ChiVMoV ñã ñược phát hiện và xác ñịnh ở Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc,
ðài Loan, Philippines, Thái Lan, Sri Lanka và nhiều nước khác (Brunt et al.,
1990). ChiVMoV phổ biến ở các vùng trồng ớt thuộc ðông Nam Á và Nam Á.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


ChiVMoV gây hại trên ớt cay trồng ở vùng ñất thấp thuộc miền Tây
Malaysia là trở ngại lớn nhất cho việc phát triển sản xuất ớt ở vùng này. Còn
ở vùng Penninsular, thiệt hại năng suất do ChiVMoV gây ra lên ñến 50%
trong trường hợp cây nhiễm bệnh sớm sau một tháng trồng. Còn ở nhiều vùng
khác, cây nhiễm virus cịn khơng cho thu hoạch, thiệt hại năng suất là 100%,
phải nhổ bỏ trước khi ñược thu hoạch (Greenleaf, 1986) (dẫn theo [67]).
Ở Pakistan, theo kết quả nghiên cứu của Hameed và CS (1995), dựa vào
phương pháp huyết thanh học ñã phát hiện tỷ lệ ớt nhiễm ChiVMoV là 21,03%
vào năm 1993. Còn theo Shah và CS (2001)[65], tỷ lệ ớt nhiễm ChiVMoV lên
ñến 40,6% ở các tỉnh North West Frontier và tỷ lệ ớt nhiễm bệnh cao nhất lên
ñến 63% ở tỉnh Punjab.
Ở Philippines, CVMV ñược phát hiện lần ñầu trên ớt Capsicum
annuum L. dựa vào ñặc ñiểm triệu chứng gây hại trên cây ký chủ và ñược
kiểm tra bằng phương pháp ELISA và xác ñịnh một số ñặc trưng sinh học
khác (Dolores và Makiling, 1996)[32].
Ở Ấn ðộ, một tên khác của ChiVMoV là pepper vein banding virus
(PVBV) gây hại trên ớt ñã ñược phát hiện và ñược coi là loại virus phổ biến
nhất, riêng ở vùng Karnataka tỷ lệ nhiễm PVBV lên ñến 27% trong các mẫu
thử (Ravi et al., 1997)[63]. Ở vùng Uttar Pradesh, tỷ lệ ớt nhiễm PVBV từ 5 75%, tỷ lệ trung bình lên ñến 50% và tỷ lệ nhiễm PVBV cao nhất lên ñến
75% ở vùng Gorakhpur trong năm 1997 - 1998. Triệu chứng nhiễm PVBV

được chẩn đốn dựa vào việc quan sát triệu chứng, phổ ký chủ, ñặc trưng sinh
học, các ñặc trưng hóa lý, hiển vi điện tử và huyết thanh học (Prakash et al.,
2002) (dẫn theo [67]).
Từ năm 1997, một dạng virus gây triệu chứng khảm sáng gân lá, cây cịi
cọc hại trên cây cà tím Châu Phi Solanum aethipicum cv. Tengeru White trồng
ở miền Bắc Tanzania ñã ñược phát hiện, với tỷ lệ bệnh ñiều tra từ 50 - 90%.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


Bằng phương pháp huyết thanh DAS-ELISA và xác ñịnh một số ñặc trưng
sinh học, các tác giả ñã giám ñịnh ñược tác nhân gây bệnh là do ChiVMoV
gây ra (Womdim et al., 2001)[75]. ðây là báo cáo ñầu tiên về ChiVMoV gây
hại trên cây cà tím ở Châu Phi.
Theo kết quả ñiều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau
Châu Á (AVRDC) thực hiện ở 16 nước Châu Á thì tỷ lệ ớt nhiễm ChiVMoV
trên đồng ruộng là 30%, làm giảm năng suất 55 - 95% ñối với ớt ngọt và
9 - 74% ñối với ớt cay (AVRDC, 2002) (dẫn theo [42], [67]).
Theo các kết quả ñiều tra, ChiVMoV còn phát hiện thấy ở các vùng
trồng ớt thuộc Australia, Indonesia, Papua New Guinea, quần ñảo Torres
Strait, Gove và Cape York Peninsular (Davis et al., 2004) (dẫn theo [67]).
2.2.2.2 ðặc trưng sinh học
ChiVMoV thuộc chi Potyvirus, họ Potyviridae.
Chi Potyvirus thuộc họ Potyviridae có hơn 200 lồi virus khác nhau
gây hại hơn 500 loài cây trồng thuộc hơn 60 thực vật và phân bố rộng khắp
trên toàn thế giới. Các loài virus thuộc chi Potyvirus lan truyền qua tiếp xúc
cơ học và lan truyền qua nhiều loài rệp muội theo phương thức truyền không
bền vững, gây giảm sút nghiêm trọng năng suất của nhiều loài cây trồng thuộc
họ Cà Solanaceae như khoai tây, cà chua, ớt, thuốc lá (Hollings và Brunt,
1981; ICTV, 2006a)[45], [46].

* Triệu chứng bệnh:
Triệu chứng do ChiVMoV gây ra trên ớt thay ñổi tuỳ thuộc vào cây
ký chủ, isolate, thời gian lây nhiễm, phương thức trồng và các điều kiện mơi
trường. ChiVMoV thường gây ra các vết chết đốm hoại dạng hình trịn, màu
vàng úa, gây nhiễm hệ thống tồn cây, trong khi đó PVMV cũng gây ra các
vết chết hoại cục bộ nhưng không gây nhiễm hệ thống (Ong et al., 1979)
(dẫn theo [67]) .

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


Triệu chứng điển hình do ChiVMoV gây ra trên ớt là lá khảm đốm, gân
lá có màu xanh đậm, ở vài giống, lá còn co nhỏ lại, biến dạng. Triệu chứng
bệnh quan sát thấy rõ chủ yếu ở lá ngọn, lá bánh tẻ. Cây nhiễm bệnh sớm trở
lên cằn cỗi, trên thân và nhánh xuất hiện các vết bệnh dạng sọc, màu xanh
ñậm, hầu hết hoa thường rụng sớm trước khi hình thành quả, nếu cây ra quả
thì quả nhỏ bé, méo mó biến dạng, năng suất quả giảm sút rõ rệt.
Trên các loài Capsicum annuum và Capsicum frutescens, triệu chứng do
ChiVMoV gây ra là vết dạng khảm ñốm màu xanh đậm nằm dọc theo gân lá
chính, làm giảm kích thước lá và cây biến dạng, còi cọc. ChiVMoV gây ra triệu
chứng khảm gân và biến dạng lá trên các lồi Capsicum spp. khác, tuy nhiên
triệu chứng bệnh thay đổi tuỳ thuộc vào giống trồng và thời gian nhiễm bệnh.
Ở hầu hết các trường hợp, lá ở cây nhiễm bệnh xuất hiện các vết khảm
ñốm màu xanh ñậm nằm chủ yếu ở các gân lá. Tuỳ thuộc vào giống, sự kéo
dài thời gian lây nhiễm mà bệnh gây khảm lá, biến dạng lá, cây sinh trưởng
cịi cọc, đơi khi bệnh còn làm cho gân lá khảm vàng và xuất hiện các vết chết
hoại ở phần ñỉnh lá (Fujisawa et al., 1986; Green và Kim, 1991; Cerkauskas,
2004; ICTV, 2006b)[34], [38], [28], [47].
Theo Siriwong và CS (1995)[64], Prakash và CS (2002) (dẫn theo [67])
ChiVMoV tạo thể vùi dạng múi khế, dạng tròn và dạng lưỡi lam.

Hiệu ứng của ChiVMoV còn liên quan ñến sự hoạt ñộng của các enzym
peroxidase và catalase trên các bộ phận khác nhau của cây lây nhiễm. Enzym
peroxidase tăng mạnh, còn enzym catalase lại giảm xuống rõ rệt ở lá cây bệnh
so với lá cây khoẻ (Singh et al., 1996) (dẫn theo [67]) .
* Sự lan truyền:
ChiVMoV lan truyền qua tiếp xúc cơ học, côn trùng môi giới (vector)
và ghép cây nhưng không lan truyền qua hạt giống (Cerkauskas, 2004; ICTV,
2006b) [28], [47].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


×