Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá chất lượng nước sông bằng giang đoạn chảy qua thành phố cao bằng tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

----------

ĐỖ NÔNG LƯU

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BẰNG GIANG
ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ CAO BẰNG,
TỈNH CAO BẰNG”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Lớp
Khố học
Giáo viên hướng dẫn

: Chính quy
: Địa chính mơi trường
: Quản lý tài ngun
: K42 B - ĐCMT
: 2010 - 2014
: Th.S Nguyễn Duy Hải

Thái Nguyên, năm 2014




LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp có một vai trị quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn
sinh viên có thể củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Qua đó giúp
sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ thực tế để khi ra trường trở
thành một người cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao, chun mơn giỏi
đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên được sự phân công của khoa
Quản lý tài nguyên đồng thời được sự tiếp nhận của Chi cục bảo vệ môi
trường tỉnh Cao Bằng. Em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất
lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng, tỉnh
Cao Bằng”
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, ban chủ
nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, khoa Môi trường, cùng các cô, chú, anh, chị
trong Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng.
Đặc biệt em trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo
hướng dẫn Th.S Nguyễn Duy Hải đã định hướng, chỉ bảo, dìu dắt em trong
q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên mơn cịn hạn chế, bản thân
cịn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận tốt nghiệp khơng thể tránh khỏi những
sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo để khóa
luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Đỗ Nông Lưu



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

KCN

Khu công nghiệp

3

KTXH

Kinh tế xã hội

4

PTBV


Phát triển bền vững

5

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

6

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

7

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

8

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp

9

UBND


Ủy ban nhân dân

10

UNEP

Chương trình mơi trường liên hợp quốc

11

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

12

WQI

Chỉ số chất lượng nước


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Chất lượng nước mặt trên thế giới ................................................... 11
Bảng 2.2 Một số đặc trưng cơ bản của 9 hệ thống sơng chính ở Việt Nam ... 12
Bảng 2.3. Chất lượng môi trường nước trên một số con sông ở Việt Nam
năm 2006 ........................................................................................... 13
Bảng 2.4. Nồng độ một số chất ô nhiễm trong một số con sông nội thành
ở Việt Nam ........................................................................................ 14
Bảng 2.5. Bảng kết quả phân tích một số chỉ tiêu mơi trường nước tại một
số điểm quan trắc trên sông Bằng Giang năm 2013. ...................................... 16

Bảng 3.1. Tên vị trí lấy mẫu ............................................................................ 22
Bảng 3.2 Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm .......................... 23
Bảng 3.3. Bảng quy định các giá trị qi, BPi..................................................... 25
Bảng 3.4 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ................... 26
Bảng 3.5.Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ................. 26
Bảng 3.6. Bảng xác định WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước ... 27
Bảng 4.1. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước sông Bằng Giang
đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng năm 2014 ................................. 32
Bảng 4.2. Vị trí thuộc lưu vực trong mạng quan trắc định kỳ hàng năm
tỉnh Cao Bằng .................................................................................... 34
Bảng 4.3. Vị trí bổ sung quan trắc phục vụ đề tài : Trên các nhánh sông
suối đổ trực tiếp vào sông và trên sông Bằng Giang cụ thể gồm: .... 34
Bảng 4.4 Kết quả tính tốn WQI cho các vị trí lựa chọn cho mạng lưới quan
trắc định kỳ ......................................................................................... 35
Bảng 4.5. Kết quả tính tốn WQI cho các vị trí bổ sung ................................ 36
Bảng 4.6. Kết quả tính tốn chỉ số WQI và mức đánh giá chất lượng nước
sông Bằng Giang tại khu vực Thành Phố Cao Bằng......................... 37
Bảng 4.7. Kết quả phân loại chất lượng nước trên lưu vực sông.................... 38
Bảng 4.8. Định mức tải lượng ơ nhiễm trung bình 1 người trong 1
ngày/đêm ........................................................................................... 41
Bảng 4.9. Ước tính tải lượng một số chất ơ nhiễm trong nước thải sinh
hoạt của các khu dân cư ven sông Bằng Giang ................................. 42
Bảng 4.10. Nồng độ nước thải bệnh viện........................................................ 43


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu trên sơng Bằng Giang ............... 17
Hình 4.1. Nguồn gây ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt ..................................... 40
Hình 4.2. Sơng Bằng Giang tại khu vực chợ Xanh......................................... 42

Hình 4.3. Ảnh nước sơng Bằng Giang sau khi chảy qua bệnh viện Tỉnh....... 43
Hình 4.4. Nước sơng chịu tác động của hoạt động khai thác cát sỏi và các
hoạt động xây dựng ........................................................................... 45


MỤC LỤC
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 3
Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm chung ........................................................................ 4
2.1.2. Khái niệm các chỉ tiêu thông số đánh giá ........................................ 5
2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của nước đối với con người................................. 7
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 9
2.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 9
2.3.1 Tình hình về chất lượng mơi trường nước sơng trên Thế giới.......... 9
2.3.2 Tình hình về chất lượng mơi trường nước sơng ở Việt Nam. ......... 12
2.3.3 Tình hình về chất lượng môi trường nước sông tại tỉnh Cao Bằng 15
2.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ........................................................... 17
2.4.1. Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên ....................................... 18
2.4.2. Sự ô nhiễm nước từ các hoạt động của con người ......................... 18
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21
3.1.1. Đối tượng........................................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 21

3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 21
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................ 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: ........................................... 22
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa:....................................... 22
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ......................... 23
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá chất lượng ........................ 23


Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tỉnh Cao Bằng............................. 28
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 28
4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Bằng Giang
đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng. ........................................................... 31
4.2.1. Trữ lượng nước .............................................................................. 31
4.2.2. Chất lượng nước ............................................................................. 31
4.2.3. Đánh giá chất lượng nước theo WQI trên lưu vực sông Bằng Giang
đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng. ........................................................ 33
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của một số nguồn gây ô nhiễm nước ................. 39
4.3.1. Nước thải công nghiệp ................................................................... 39
4.3.2. Nước thải sinh hoạt ........................................................................ 39
4.3.3. Nước thải y tế. ................................................................................ 42
4.3.4. Tác động do hoạt động sản xuất nông nghiệp................................ 44
4.3.5. Hoạt động khai thác cát, sỏi. .......................................................... 44
4.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước sơng .............. 45
4.4.1. Biện pháp hành chính. .................................................................... 45
4.4.2. Biện pháp nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia
của cộng đồng ........................................................................................... 46
4.4.3. Các giải pháp về quy hoạch phát triển ........................................... 47
4.4.4. Các giải pháp cụ thể khác tùy theo vấn đề trọng tâm. ................... 47

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 50
5.1. Kết luận ................................................................................................. 50
5.2. Kiến nghị............................................................................................... 51


1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, có tọa độ địa lý
22o22’- 23o08’ vĩ độ Bắc và 105o40’ - 106o40’ kinh độ Đơng, phía Bắc và
phía Đơng Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, với đường biên giới trải
dài 331km. Phía Nam giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, phía
Tây giáp tỉnh Hà Giang.
Kinh tế tỉnh Cao Bằng ước đạt tốc độ tăng trưởng trung bình
10,96%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005, tăng trưởng 10,79%/năm và giai
đoạn 2006-2008 tăng cao hơn giai đoạn trước đạt 11,23%/năm. Ngành đạt
tăng trưởng cao nhất là ngành xây dựng, toàn giai đoạn tăng trên 20%/năm,
tiếp đến là ngành dịch vụ tăng trên 16%/năm, ngành công nghiệp tăng
11,69%/năm, ngành nông lâm thủy sản tăng 2,61%/năm.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Cao Bằng trong những năm qua đã
đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên cũng tác động khơng nhỏ đến
mơi trường. Các q trình gia tăng dân số, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn
đến khai thác tài nguyên một cách quá mức, đáng báo động là các cánh rừng
đầu nguồn các con sơng chính, nạn khai thác vàng sa khống trái phép trên
sơng, khai thác triệt để nguồn tài nguyên cát cuội sỏi vốn rất nghèo trên sông
Bằng Giang, sông Hiến, sông Khuây Sơn, sông Gâm...
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, q trình phát triển kinh
tế - xã hội ở Cao Bằng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm

môi trường do chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp của con người. Những thách thức này nếu khơng được giải quyết tốt
có thể gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, hậu quả cuối
cùng là tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người dân hiện tại và
tương lai. Nhận định được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường,
tỉnh Cao Bằng hướng đến mục tiêu PTBV, do đó vấn đề bảo vệ mơi trường
ngày càng được chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý có liên quan và
người dân quan tâm.


2

Nguồn tài nguyên nước ở sông Bằng Giang, thuộc thành phố Cao Bằng
cũng đang là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi việc sử dụng và bảo vệ
nguồn nước chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc ô nhiễm trầm trọng,
đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế về đánh giá chất lượng môi trường nước của
thành phố, để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải
thiện chất lượng môi trường nước của thành phố trong thời gian tới. Được sự
đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên, khoa Môi Trường trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo Th.s Nguyễn Duy Hải tôi tiến hành xây dựng đề tài: “Đánh giá chất
lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng, tỉnh
Cao Bằng.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đưa ra kết quả chính xác về hiện trạng môi trường nước sông Bằng Giang.
- Làm rõ nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước.
- Đề xuất các biện pháp cải thiện ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước phù hợp.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy.
- Đánh giá đúng hiện trạng chất lượng nước sông chảy qua thành phố

Cao Bằng.
- Xác định nguồn và mức độ ảnh hưởng tới chất lượng nước sông.
- Đảm bảo đúng các TCVN, các kỹ thuật lấy mẫu và phân tích mẫu.
- Thể hiện tính khoa học, khách quan, dễ hiểu, dễ làm và có tính xã hội cao.
- Đề ra các giải pháp mang tính khả thi và phù hợp với khu vực nghiên cứu
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu.
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.


3

- Bổ sung tư liệu cho học tập sau này.
- Tích lũy kinh nghiệm cho cơng việc sau khi ra trường.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra được các đánh giá chung nhất về chất lượng môi trường nước,
giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường có biện pháp thích hợp bảo
vệ mơi trường.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho mọi cộng đồng dân cư.


4

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các khái niệm chung

- Khái niệm về tài nguyên nước: Tài nguyên nước là các nguồn nước mà
con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước
được dùng trong các hoạt động nơng nghiệp, cơng nghiệp, dân dụng, giải
trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt. [3]
- Khái niệm nước mặt: Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt
trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên
bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm
xuống đất. [3]
- Ô nhiễm mơi trường: Ơ nhiễm mơi trường là tình trạng mơi trường bị ơ
nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác. [3]
- Ô nhiễm mơi trường nước: Ơ nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và
chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt
quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh
vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm,
nước ở các sơng hồ, tồn tại ở thể hơi trong khơng khí. Nước bị ơ nhiễm nghĩa
là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho
con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. [3]
- TCMT: Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho
phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. [19]
- Dấu hiệu đặc trưng của nước bị ơ nhiễm:
+ Thay đổi tính chất lý học ( độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…)
+ Thay đổi thành phần hóa học ( pH, hàm lượng các chất vơ cơ và hữu cơ…)
+ Lượng oxy hịa tan ( DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa
để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
+ Các vi sinh vật thay đổi về lồi và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng
gây bệnh. [14]


5


- Các dạng ơ nhiễm nước mặt thường gặp:
+ Ơ nhiễm chất hữu cơ: Đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ oxy trong
nước. Các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD.
+ Ơ nhiễm các chất vơ cơ: Có nhiều chất vơ cơ gây ơ nhiễm mơi trường
nước, tuy nhiên có một số nhóm điển hình như: Các loại phân bón chất vô cơ
(là các hợp chất vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngồi
ra chúng cịn chứa các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn…
+ Ô nhiễm các chất phú dưỡng: Phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng
Nito, Photpho trong nước nhập vào các thủy vực dẫn đến sự tăng trưởng của
các thực vật bậc thấp (rong, tảo…). Nó tạo ra những biến đổi trong hệ sinh
thái nước, làm giảm lượng oxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy
giảm và ô nhiễm.
+ Ô nhiễm do kim loại nặng và các hóa chất khác: thường gặp trong các
thủy vực gần khu cơng nghiệp, khu vực khai khống và các thành phố. Ô
nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại có tác động rất trầm trọng tới hoạt
động sống của con người và sinh vật. Chúng chậm phân hủy và sẽ tích lũy
theo chuỗi thức ăn vào cơ thể con người và động vật.
+ Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi tàn dư thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hóa học: Trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón hóa học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm…Chúng sẽ lan
truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp. [14]
2.1.2. Khái niệm các chỉ tiêu thông số đánh giá
2.1.2.1. pH
Về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến các hoạt động
sinh học trong nước liên quan đến một số đặc tính ăn mịn, hịa tan… chi phối
các quá trình xử lý nước như lắng phèn, làm mềm, khử sắt, diệt khuẩn… Vì
thế việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu
cầu kỹ thuật trong từng khâu quản lý rất quan trọng và quan trọng hơn nữa là
đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. [10]

2.1.2.2.Oxy hòa tan (DO)
DO là yếu tố xác định sự thay đổi xảy ra do vi sinh vật kị khí hay hiếu
khí. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất liên quan đến việc kiểm sốt ơ nhiễm


6

dịng chảy. Ngồi ra DO cịn là cơ sở kiểm tra BOD nhằm đánh giá mức ô
nhiễm của nước thải sinh hoạt và cơng nghiệp.Tất cả các q trình xử lý hiếu
khí phụ thuộc vào sự hiện diện của DO trong nước thải, việc xác định DO
khơng thể thiếu vì đó là phương tiện kiểm sốt tốc độ sục khí để bảo đảm đủ
lượng DO thích hợp cho vi sinh vật hiếu khí phát triển. [10]
2.1.2.3.Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hồn tồn chất hữu cơ và một phần
nhỏ các chất vô cơ dễ bị oxy hóa có trong nước thải. Chỉ tiêu nhu cầu sinh
hóa BOD5 khơng đủ để phản ánh khả năng oxy hóa các chất hữu cơ khó bị
oxy hóa và các chất vơ cơ có thể bị oxy hóa có trong nước thải, nhất là nước
thải cơng nghiệp. Vì vậy, cần phải xác định nhu cầu oxy hóa học để oxy hóa
hồn tồn các chất bẩn có trong nước thải. [10]
2.1.2.4. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Là lượng oxy cần thiết cho vi khuẩn sống và hoạt động để oxy hóa các
chất hữu cơ có trong nước thải. BOD được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật
mơi trường. Nó là chỉ tiêu xác định mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt
và công nghiệp qua chỉ số oxy dùng để khống hóa các chất hữu cơ…Ngồi
ra BOD cịn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự ơ
nhiễm của dịng chảy. BOD cịn liên quan đến việc đo lượng oxy tiêu thụ do
vi sinh vật khi phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải. Do đó BOD cịn
được ứng dụng để ước lượng cơng suất các cơng trình xử lý sinh học cũng
như đánh giá hiệu quả của các cơng trình đó. [10]
2.1.2.5. Các hợp chất của Nito trong nước

Trong nước thải sinh hoạt chứa một số hợp chất nitơ. Nitơ là chất dinh
dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển của vi sinh trong q trình xử lý.
Một nhóm các hợp chất chứa nitơ là protein và các sản phẩm phân hủy của nó
như amino axit là nguồn thức ăn hữu cơ của vi khuẩn. Một nhóm khác của
hợp chất hữu cơ chứa nitơ có trong nước thải bắt nguồn từ phân và nước tiểu
(ure) của người và động vật. Urê bị phân hủy ngay khi có tác dụng của vi
khuẩn thành amoni (NH4+) và NH3 là hợp chất vô cơ chứa nitơ có trong
nước thải. Hai dạng hợp chất vơ cơ chứa nitơ có trong nước thải là nitrit và
nitrat. Nitrat là sản phẩm oxy hóa của amoni (NH4+) khi tồn tại oxy, thường


7

gọi q trình này là q trình nitrat hóa. Cịn nitrit (NO2-) là sản phẩm trung
gian của quá trình nitrat hóa, nitrit là hợp chất khơng bền vững dễ bị oxy hóa
thành nitrat (NO3-). Bởi vì amoni tiêu thụ oxy trong q trình nitrat hóa và
các vi sinh vật nước, rong, tảo dùng nitrat làm thức ăn để phát triển, cho nên
nếu hàm lượng nitơ có trong nước thải xả ra song, hồ quá mức cho phép sẽ
gây ra hiện tượng phú dưỡng kích thích sự phát triển nhanh của rong, rêu, tảo
làm bẩn nguồn nước. [10]
2.1.2.6. Các hợp chất photpho trong nước
Photpho cũng giống như nitơ, là chất dinh dưỡng cho vi khuẩn sống và
phát triển trong các công trình xử lý nước thải. Photpho là chất dinh dưỡng
đầu tiên cần thiết cho sự phát triển của thảo mộc sống dưới nước, nếu nồng độ
photpho trong nước thải xả ra sông, suối, hồ quá mức cho phép sẽ gây ra hiện
tượng phú dưỡng. Photpho thường ở dạng photpho vô cơ và bắt nguồn từ chất
thải là phân, nước tiểu, urê, phân bón dùng trong nơng nghiệp và từ các chất
tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hằng ngày. [10]
2.1.2.7.Chất rắn trong nước (TSS)
Chất rắn trong nước bao gồm các chất tồn tại ở dạng lơ lửng (ss) và dạng

hòa tan. Chất rắn ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước hoặc nước thải, các
nguồn nước có hàm lượng chất rắn cao thường có vị và có thể tạo nên các
phản ứng lý học không thuận lợi cho người sử dụng. Nước cấp có hàm lượng
cặn lơ lửng cao gây nên cảm quan khơng tốt. Ngồi ra cặn lơ lửng cịn gây
ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc kiểm sốt q trình xử lý nước thải bằng
phương pháp sinh học. Cặn hữu cơ trong nước thải có nguồn gốc từ thức ăn
của người, động vật đã tiêu hóa và một phần nhỏ dư thừa thải ra và từ xác
động vật chết, cây lá thối rữa tạo nên. Cặn vô cơ là các chất trơ, khơng bị
phân hủy, đơi khi có những hợp chất vô cơ phức tạp (như sunfat) ở điều kiện
nhất định có thể bị phân rã. Cặn vơ cơ có nguồn gốc khoáng chất như các
muối khoáng, cát, sạn, bùn, độ kiềm, độ cứng. [10]
2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của nước đối với con người.
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự
sống trên Trái Đất. Ở đâu có nước ở đó có sự sống. Nước là thành phần cấu
tạo nên sinh quyển. Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, nước được xem


8

như huyết mạch là nhu cầu cơ bản của sự sống trên Trái đất. Người ta có thể
nhịn ăn được nhiều ngày, nhưng không thể nhịn uống được 1 ngày. Có thể nói
sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái đất đều phụ thuộc vào nước .
Nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự sống và sự phát triển của
con người: Nước tái sinh chất hữu cơ, trong quá trình trao đổi chất nước có vai trị
trung tâm. Những phản ứng lý, hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước.
Nước là dung mơi của nhiều chất và đóng vai trị dẫn đường cho nhiều muối đi
vào cơ thể. Nước đưa vào cơ thể những chất hòa tan như natriclorua, phosphat,
những nguyên tố vi lượng cần thiết như iốt (I), sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn),
mangan (Mn),... một vài khí độc như cacbon dioxit, khí metan,...
Nước đóng vai trị cực kì quan trọng trong sản xuất công nghiệp, nông

nghiệp và sinh hoạt. Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời
cịn có vai trị điều tiết các chế độ ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, vi sinh
vật, độ thống khí trong đất,…
Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55 - 60% cơ thể nam trưởng
thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy
trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều q trình sinh hoạt quan trọng. Muốn
tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt lương thực, thực phẩm... đều cần có nước .
Nước là tài nguyên, vật liệu quan trọng của con người và sinh vật trên
Trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước
cho hoạt động cơng nghiệp và 2000 lít nước cho hoạt động nơng nghiệp…
Ngồi chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước cịn là chất mang
năng lượng, chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các
chu trình tuần hồn vật chất trong tự nhiên .
Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã
làm cho nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh
những lợi ích mà nước mang lại thì nước cịn là mơi trường trung gian giúp
cho việc lan truyền các dịch bệnh như thương hàn, lị, tả, bại liệt, viêm gan,
các ký sinh trùng gây bệnh như giun, sán,…
Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ nước. Tất cả sự sống trên Trái đất
đều phụ thuộc vào nước và vịng tuần hồn nước. Do đó, cần phải có biện
pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý để tránh
làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Phải xem nước, bảo vệ nước và cung cấp


9

nước là một chiến lược quốc gia. Bảo vệ nước chính là bảo vệ sự sống của
con người. [11]
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam do quốc hội thơng

qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Luật tài
nguyên nước được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
20/05/1998.
- Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam – Các tiêu chuẩn chất lượng nước sông,
hồ ( Ban hành 1995, sửa đổi 2001 và 2005)
- Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định
chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 149/NĐ-CP ngày 27/07/2004 quy định cụ thể về việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn.
Thông tư số 02/2005/TT – BTNMT ngày 24/06/2005 hướng dẫn thi hành
nghị định này.
- Quyết định số 2010/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch khai thác
sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng đến năm 2020.
- Quyết định số 2068/QĐ-TGG ngày 09/12/2009 của Thủ tướng chính
phủ Phê duyệt chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020.
- Dự án “ Điều tra, xác định các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt và đề xuất
các giải pháp khắc phục bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”.
- Dự án “ Điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn
nước sông Bằng và sông Hiến”
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1 Tình hình về chất lượng mơi trường nước sơng trên Thế giới.
Các dịng sơng ngồi việc cung cấp nước cho mục đích sản xuất, sinh hoạt,
khai thác các nguồn lợi sẵn có thì bên cạnh đó nó cũn là nơi tiếp nhận một khối
lượng chất thải rất lớn từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Tiến
độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển khoa học kỹ thuật.
Do dân số trên Trái Đất ngày càng tăng nhanh đã gây áp lực lớn tới tài
nguyên nước trên hành tinh, con người ngày càng xả thải nhiều chất thải độc
hại và chưa có biện pháp quản lý và xử lý triệt để nguồn nước thải dẫn đến
chất lượng nước ngày càng suy giảm. Hầu hết các hoạt động của con người
đều ảnh hưởng đến chất lượng nước.



10

Việc xử lý nước thải là một vấn đề rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Ở
các nước phát triển, ước tính có khoảng 90% nước thải được thải trực tiếp vào
sơng, hồ mà khơng qua bất kì biện pháp xử lý nào hoặc có biện pháp xử lý
nhưng không triệt để đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến mơi trường nước. Tại
Mỹ, mỗi năm có 850.000.000 gallon nước thải do bị rị rỉ và hệ thống cống
thốt nước kết hợp không đồng bộ, đã gây ra ô nhiễm các nguồn nước sông,
hồ và vịnh ở Hoa Kỳ. Sông, hồ và đại dương trong một phạm vi rộng đang bị
ô nhiễm nặng kết quả là sản lượng thủy sản tự nhiên, hệ sinh thái và cảnh
quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng .
Mặt khác, theo nghiên cứu của Ezzat et al., 2002 về chất lượng nước
sông Nile ở Ai Cập cho thấy chất lượng nước sông tại đây cũng đang trong
tình trạng báo động. Hiện tại có hơn 700 cơ sở công nghiệp hoạt động dọc
theo lưu vực sông và hầu hết nước thải được thải thẳng ra môi trường mà
chưa qua xử lý. Thành phần nước thải chứa nhiều các chất độc hại như kim
loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh, các hóa chất cơng nghiệp, do đó khi tích
đọng xuống đáy, nó tạo thành lượng bùn rất lớn và gây ảnh hưởng đến hoạt
động sống của các sinh vật tầng đáy, kết quả là chúng bị chết .
Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tai công ty Aurul (Rumani) đã thải
ra 50 - 100 tấn xianua và kim loại nặng (như đồng) vào dịng sơng gần Baia
Mare (thuộc vùng Đông- Bắc). Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thuỷ sản ở
đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch, ảnh
hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người .
Bên cạnh đó, chất lượng nước sơng tại các quốc gia qua ở khu vực Châu
phi cũng khơng có tín hiệu khả quan. Hầu hết nước từ các sông, suối, ao, hồ
và thủy vực đã khan hiếm nay lại chịu sự tác động từ nước thải từ các hoạt
động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt đã làm suy giảm đáng

kể cả về chất lượng và số lượng.
Trong khi đó tại Trung Quốc, hầu hết các kênh rạch, sông và hồ đang bị
ô nhiễm từ các hoạt động xả thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp và sinh hoạt. Kết quả là nguồn nước của nhiều thành phố và khu
vực bị ô nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sống
của con người.


11

Tại Thái Lan tình hình ơ nhiễm mơi trường nước ở nhiều khu vực cũng
đang trong tình trạng tương tự. Theo kết quả nghiên cứu của Thares Srisatit
và cộng sự cho thấy tại Bangkok môi trường nước tại các khu cơng nghiệp
đang trong tình trạng báo động. Trong 30 mẫu phân tích thì có đến 27 mẫu
cho thấy các chỉ tiêu BOD5, COD, N tổng vượt TCCP từ 4 - 6 lần, trong đó có
một số chỉ tiêu như Pb, As vượt TCCP từ 7 - 8 lần. [2]
Sông Rio Bogofa ở Colombia ơ nhiễm đến mức khơng có sinh vật nào
sống được và khơng có khu dân cư nào sống ở gần đó. Tại Nga, sơng Vonga
hàng năm đã vận chuyển đến khoảng 42 triệu tấn chất thải độc hại.
Ở Châu Âu – Bắc Mỹ, một nửa số sông hồ đã bị ô nhiễm rất trầm trọng.[2]
Nguồn nước trên thế giới có thể bị ơ nhiễm bởi các tác nhân khác nhau
được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1 Chất lượng nước mặt trên thế giới
TT
Tác nhân gây ô nhiễm
Sông
Hồ, ao
Hồ chứa
1
Vi khuẩn gây bệnh

+++
+
+
2
Chất răn lơ lửng
++
+
+
3
Các hợp chất hữu cơ
+++
+
+
4
Hàm lượng phú dưỡng
+
++
+++
5
Nitrat hoá
+
6
Mặn hoá
+
7
Các nguyên tố vết
++
++
++
8

Axit hoá
+
++
++
9
Chế độ thuỷ văn
++
+
(Nguồn: Cục quản lý Tài nguyên nước, 2003).[5]
(Ghi chú: (+ + +) mức nghiêm trọng, (+ +) mức vừa phải, (+) mức ít, (-)
rất ít hoặc khơng nghiêm trọng).
Chương trình Mơi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa cơng bố kết quả
nghiên cứu cho thấy, tình trạng biến đổi khí hậu đã làm nghiêm trọng hơn các
vấn đề về nguồn nước vốn đã hết sức căng thẳng tại các quốc đảo ở khu vực
Thái Bình Dương.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ gần 10% số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi ở
các quốc đảo này bắt nguồn từ các nguyên nhân liên quan đến nước và 90%


12

các ca tử vong còn lại là do những nguyên nhân liên quan đến các điều kiện
mất vệ sinh.
Như vậy chúng ta nhận thấy rằng, chất lượng nước tại nhiều con sông
lớn trên thế giới bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, mỗi chất thải cơng nghiệp thì
ứng với những nồng độ và liều lượng hóa chất khác nhau. Do đó, việc cần
làm trước tiên là phải tiến hành đánh giá, kiểm tra, quan trắc hệ thống sông,
để xác định được cụ thể thành phần của nguồn nước thải gây ô nhiễm, từ đó
có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng, đồng thời đề xuất những
biện pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực đến chất lượng nước sơng.

2.3.2 Tình hình về chất lượng mơi trường nước sơng ở Việt Nam.
Nước ta có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, nếu chỉ tính các sơng có
chiều dài từ 10km trở lên và có dịng chảy thường xun thì có tới 2.372 con
sơng, trong đó, 13 hệ thống sơng lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2, 10
trong số 13 hệ thống sông trên là sông liên quốc gia.
Bảng 2.2 Một số đặc trưng cơ bản của 9 hệ thống sơng chính ở Việt Nam
Tổng lượng dịng
chảy năm (tỷ/m3 )
Ngồi Trong
Tổng
Tổng
nước nước

Diện tích lưu vực
TT

Hệ thống sơng

1 Bằng Giang, Kỳ Cùng
2 Thái Bình

Mức đảm bảo
nước trong năm
Nghìn m3/
m3/km2 người

Ngoài
nước

Trong

nước

1.980

11.280 13.260

1,7

7,3

9,0

798

9.07

-

15.180 15.180

-

9,7

9,7

1.550

5.160


-

-

3 Hồng

82.300 72.700 155.000 45,2

81,3 126,5

4 Mã

10.800 17.600 28.400

5,6

14,0

19,6

1.110

5.500

5 Cả - La

9.470

17.730 27.200


4,4

17,8

22,2

1.250

8.290

6 Thu Bồn

-

10.350 10.350

-

20,1

20,1

1.940 16.500

7 Ba

-

13.900 13.900


-

9,5

9,5

683

9.140

6.700

37.400 44.100

3,5

32,8

36,3

877

2.980

8 Đồng Nai
9 Mê Kông
10 Các sông khác
Cả nước

726.180 68.820 795.000 447,0 53,0 500,0 7.265 28.380

-

66.030 66.030

-

94,5

94,5

1.430

8.900

837.430 330.990 116700 507,4 340 847,4 2.560 10.240

(Nguồn: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA, Báo cáo giữa kỳ (Báo cáo
chính) Nghiên cứu quản lý mơi trường đơ thị Việt nam, tháng 12 năm 2010).[6]


13

Trong những năm gần đây do tốc độ phát triển kinh tế của nước ta tăng
một cách nhanh chóng, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chất lượng cuộc
sống người dân ngày càng nâng cao cùng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đã làm ơ nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Chất lượng môi trường nước Việt Nam bị suy giảm cả về số lượng và
chất lượng nhanh chóng. Chất lượng ở các thượng lưu của hầu hết các con
sơng chính ở Việt Nam cịn khá tốt, trong khi đó mức độ ơ nhiễm ở hạ lưu của
các con sông này ngày càng tăng do ảnh hưởng của các đô thị và các cơ sở

công nghiệp. Đặc biệt, mức ô nhiễm tại các sông gia tăng cao vào mùa khô
khi lưu lượng nước đổ về các sông giảm. Nguyên nhân là do nước thải của
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý đã và
đang xả thải trực tiếp ra các sông.
Bảng 2.3. Chất lượng môi trường nước trên một số con sông
ở Việt Nam năm 2006
Vùng
Tây Bắc

Sơng ngịi
Thượng
Hạ lưu
lưu
+++++
++++

Nước
ngầm

Nước ven
biển

+++++

Đơng Bắc

+++++

++


++++

+++

Đồng bằng sông Hồng

++++

++

+++

+++

Bắc Trung Bộ

++++

+++

++++

++++

Duyên hải Nam Trung Bộ

+++++

++


++++

++++

Tây Nguyên

+++++

++++

+++++

++++

Đông Nam Bộ

++++

+

+++

++

Đồng bằng sông Cửu Long

++++

++


+++

+++

(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Tỉnh Cao Bằng).[13]
(Chú ý mức điểm (+ + + + +) chất lượng tốt và giảm dần cho đến mức
điểm(+) chất lượng nằm ngồi tiêu chuẩn cho phép)
Ơ nhiễm nước mặt tại các khu vực nội thành của các thành phố
lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Huế rất nghiêm trọng. Trong đó,
tồn bộ hệ thống ao, hồ, kênh rạch và các sông nhỏ là nơi tiếp nhận và vận


14

chuyển nước thải của các khu công nghiệp, khu dân cư, đang ở trong tình
trạng ơ nhiễm vượt q mức tiêu chuẩn cho phép 5 – 10 lần (đối với tiêu
chuẩn nước mặt loại B theo TCVN: 5942 – 1995). Các ao, hồ trong nội thành
phần lớn bị phú dưỡng hoá đột biến và tái nhiễm bẩn chất hữu cơ .
Bảng 2.4. Nồng độ một số chất ô nhiễm trong một số con sông nội thành
ở Việt Nam
Coliform
TSS
BOD5 NH4+ - N
(.1012khuẩn
Tên các con sơng
(mg/l)
(mg/l)
(mg/l)
lạc/ngày)
Sơng Hồng (Hà Nội)


10

0,22

290

9.000

Sống Cấm (Hải Phịng)

14

0,95

170

27.500

Sơng Hương (Huế)

7

0,56

65

-

Sơng Hàn (Đà Nẵng)


4

0,21

65

-

Sơng Sài Gịn (Hồ Chí Minh)

9

0,85

105

2.100

Sơng Hậu (Cần Thơ)

3

0,31

50

2.600

Sông Lam (Bến Thuỷ)


8

0,25

45

2.500

TCVN: 5942-1995 loại A

6

0,50

50

2.000

(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Tỉnh Cao Bằng).[13]
Trên lưu vực sông Cầu, nước mặt tại vùng trung lưu và hạ lưu đang bị ô
nhiễm cục bộ bởi các hợp chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng (SS) và dầu mỡ. Đoạn
sông Cầu chảy qua Thái Nguyờn nước đục, có màu đen, có mùi và giá trị
thơng số SS, BOD5, COD vượt TCVN: 5942 – 1995 loại A từ 2 – 3 lần.
Môi trường nước mặt của lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác
động mạnh của nước thải sinh hoạt, các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp
và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực. Hiện nay, trên lưu vực sông
này chất lượng nước của nhiều đoạn sông đó bị ơ nhiễm tới mức báo động.
Nước sơng bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, lơ lửng, mùi
hôi thối, độ màu và vi khuẩn, đặc biệt vào mùa khô. Xu hướng ô nhiễm của

nước sông trong lưu vực ngày càng tăng.


15

Cịn tại hệ thống sơng Đồng Nai chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều nguồn
tác động trên toàn lưu vực, phần hạ lưu của sơng bị ơ nhiễm nghiêm trọng, có
đoạn đã trở thành đoạn sông chết. Nước sông bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất
rắn lơ lửng, đáng chú ý là đã phát hiện hàm lượng chì vượt quá tiêu chuẩn
TCVN: 5942 – 1995 loại A. Giá trị COD vượt từ 1,8 – 2,8 lần, giá trị DO thấp
dưới giới hạn cho phép [4]. Trong khi đó chất lượng nước sông tại vùng hạ
lưu bị ô nhiễm nặng nhất, giá trị DO giảm xuống thấp, vùng này cũng bị
nhiễm mặn nghiêm trọng .
Hệ thống sơng Sài Gịn bị ơ nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu là ô nhiễm chất
hữu cơ, vi sinh vật và một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng. Kết
quả quan trắc cho thấy giá trị DO rất thấp dao động từ 0,7 – 2,7 mg/l, N – NH4+
vượt quá TCVN: 5942 – 1995 loại A, Coliform ở mức cao vượt 3 – 168 lần
tiêu chuẩn cho phép. Trên tồn hệ thống sơng ở lưu vực sơng này thì ơ nhiễm
nghiêm trọng nhất là trên sông Thị Vải. Nước bị ô nhiễm chất hữu cơ nghiêm
trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối. Giá trị DO thường xuyên dưới 0,5
mg/l giá trị thấp nhất là tại công ty Vedan 0,04 mg/l, giá trị DO gần bằng 0 thì
các sinh vật khơng cịn có khả năng sinh sống. Thơng số N – NH4+ cũng vượt
TCVN: 5942 – 1995 loại B 3 – 15 lần, giá trị Coliform vượt quá trăm lần.
Nhiều kênh rạch trong thành phố đã trở thành kênh nước thải. Tại đây giá trị
BOD5 vượt 5 – 16 lần TCVN: 5942 – 1995, trong khi đó giá trị DO rất thấp [9].
Như vậy hầu hết các lưu vực sông lớn ở nước ta đang rơi vào tình trạng
bị ơ nhiễm một cách khá trầm trọng, mà nguyên nhân chủ yếu là do nước thải
từ các khu công nghiệp, sinh hoạt từ các đô thị và khu công nghiệp thải ra.
2.3.3 Tình hình về chất lượng mơi trường nước sơng tại tỉnh Cao Bằng
Quá trình phát triển KT - XH ở Cao Bằng trong những năm gần đây đã

đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên cũng tác động khơng nhỏ
đến mơi trường. Q trình gia tăng dân số dẫn đến việc khai thác tài nguyên một
cách quá mức, đáng báo động là các cánh rừng đầu nguồn các con sơng chính,
nạn khai thác vàng sa khống trái phép trên sông, khai thác triệt để nguồn tài
nguyên cát, sỏi vốn rất nghèo trên sông Bằng, sông Hiến, sông Gâm…
Sông Bằng Giang là dịng sơng quan trọng và liên quan chặt chẽ đến sự
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng, sơng có vị trí địa lý đặc biệt, đa
dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử. Tuy nhiên, trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là các hoạt động khai thác


16

khống sản, cơng nghiệp, hoạt động sinh hoạt… trên tồn bộ lưu vực đã tạo
nên những tác động hết sức sâu sắc đến nguồn nước, môi trường cảnh quan
lưu vực sơng Bằng Giang, vì vậy cần phải có những giải pháp tổng hợp để
quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước sông.
Đối với sông Bằng và sông Hiến hợp nhất với nhau tại thành phố Cao
Bằng, tạo nên bán đảo trung tâm tại phường Hợp Giang thành phố Cao Bằng.
Theo kết quả quan trắc môi trường nước sông Bằng Giang chảy qua địa bàn
thành phố Cao Bằng hàng năm trước khi hợp nhất với sông Hiến, sau khi hợp
nhất vẫn gọi tên là sông Bằng cho thấy chất lượng nước sông Bằng cũng đã bị
ô nhiễm nặng về các chỉ số như TSS, PO43- , đặc biệt nghiêm trọng là chất rắn
lơ lửng vượt rất nhiều lần so với QCVN 08:2008.
Ngoài ra các chỉ tiêu khác của 2 con sông đều nằm trong phạm vi cho
phép của tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt .
Kết quả khảo sát các con sông về mùa lũ cho thấy hàm lượng cặn có thể
lên đến hàng ngàn mg/l. Ngồi ra các hoạt động khai thác cát, sỏi, đào đãi
vàng cũng làm cho hàm lượng cặn của các con sông lên cao kể cả về mùa
khô. Đặc biệt các hoạt động của khai thác vàng ở thượng nguồn sông Hiến

làm cho nước sông Hiến luôn bị đục. Do vậy cần chấm dứt các loại hoạt động
khai thác bên sông.
Bảng 2.5. Bảng kết quả phân tích một số chỉ tiêu mơi trường nước tại một
số điểm quan trắc trên sông Bằng Giang năm 2013.
PNTSS COD BOD5 DO NO3+
NH4 PO43Vị trí
Mg/l mg/l mg/l m/l mg/l
mg/l mg/l
QCVN08:
2008/BTNMT 30 15 ≥ 5
6 5
0,2
0,2
(cột A2)
Cách nhà máy
9/11/2012
24 13,2 6,1
5,8 0,5 0,028 0.22
luyện gang 100m
Phía dưới khách
9/11/2012
62 27 5,8
7,0 0,6 0,18 0,75
sạn Bằng Giang
Phía dưới chân
9/11/2012
28 20 6,2
7,4 0,8 0,17 0,64
cầu Hoàng Ngà
(Nguồn: Trung tâm quan trắc và Phân tích mơi trường tỉnh Cao Bằng,năm

2013) [20]


17

70

Cách nhà máy luyện gang 100
m về phía thượng lưu
Phía dưới khách sạn Bằng
Giang
Phía dưới chân cầu Hồng Ngà

60
50

QCVN08:2008/BTNMT(cột A2)

40
30
20
10
0
TSS

pH

COD BOD5

DO


NO3- NH4+ PO43-

Hình 2.1. Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu trên sông Bằng Giang
Kết quả quan trắc ở các vị trí quan trắc khác nhau có sự khác nhau rõ rệt.
Chất lượng nước càng vào sâu trong thành phố mức độ nước sông ô nhiễm
càng nặng.
- Ở điểm quan trắc phía sau nhà máy luyện gang – Km5, đây là điểm
quan trắc đầu tiên trên sông Bằng Giang trong đoạn chảy qua thành phố Cao
Bằng (sông chảy qua huyện Hòa An rồi chảy vào thành phố). Qua số liệu ta
thấy đa số các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép, chỉ có
nồng độ BOD5 vượt QCVN nhưng ở mức độ thấp. Nguồn nước khi chảy vào
thành phố có chất lượng tốt, chưa bị ơ nhiễm.
- Ở điểm quan trắc phía dưới khách sạn Bằng Giang đa số các chỉ tiêu
đều vượt giới hạn cho phép. Đây là điểm quan trắc ở trung tâm thành phố, do
ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt nên giá trị các chất hữu cơ vượt tiêu chuẩn
(BOD5 vượt 1.6 lần, TSS gấp 2 lần, PO 4 gấp 3.75 lần )
2.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Ở đâu phát triển ồ ạt, ở đó có ơ nhiễm. Phát triển cơng nghiệp và đơ thị
hóa đang được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu và là thủ phạm
gây suy giảm chất lượng môi trường nước mặt. Hầu hết những dịng sơng lớn


18

trên tồn quốc đều bị ơ nhiễm ở những mức độ khác nhau và ngày càng trở
nên trầm trọng, tăng nguy cơ các dịng sơng chết.
Chất lượng nước sơng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm các điều
kiện tự nhiên như địa chất, sinh thái, chế độ khí hậu thủy văn và các tác động
của con người trong lưu vực sông. Các hoạt động như sử dụng quá nhiều phân

bón, đốt nhiên liệu và đơ thị hóa đã làm tăng hàm lượng các chất ơ nhiễm
trong các dịng sông (nitơ (N), photpho (P) và các kim loại nặng).
Theo nguồn gốc thì ơ nhiễm nguồn nước có hai ngun nhân chính là : Ơ
nhiễm có nguồn gốc tự nhiên và ô nhiễm nước từ các hoạt động của con người.
2.4.1. Sự ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên
Ơ nhiễm môi trường nước gây ra bởi các hiện tượng tự nhiên như mưa,
lũ, lụt, gió, núi lửa… Trong mỗi cơn mưa, nước mưa rơi xuống bề mặt đất,
mái nhà, mặt đường,…kéo theo các chất bẩn làm cho hoạt động sống của
động vật, thực vật, vi sinh vật và xác chết của chúng xuống cống rãnh, sông
suối, thủy vực,… Do đó, làm gia tăng hàm lượng các chất bẩn trong nước.
Mặt khác, trong mỗi trận lũ, nước lũ sẽ chảy tràn qua các đô thị, khu dân
cư, khu sản xuất,… và nước sẽ làm hịa tan hoặc cuốn trơi một lượng lớn chất
thải sinh hoạt, chất thải sản xuất, phân bón và các tạp chất khác xuống thủy
vực. Vì vậy, làm nhiễm bẩn môi trường nước.
Như vậy, ô nhiễm nước có nguồn gốc từ tự nhiên có diễn biến phức tạp
và khó kiểm sốt, có thể tác động trên phạm vi lớn với mức độ nghiêm trọng.
Vì vậy, cần có các biện pháp quản lý và dự báo phù hợp để hạn chế các tác
động do tự nhiên gây ra.
2.4.2. Sự ô nhiễm nước từ các hoạt động của con người
Trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của mình con người khơng những
khai thác tài ngun thiên nhiên mà cịn thải ra một lượng lớn chất thải bao
gồm chất thải rắn, khí thải và nước thải. Nước thải được thải ra từ các hoạt động
sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải nếu không được
xử lý một cách triệt để sẽ tác động rất lớn đến chất lượng nguồn nước và cũng là
một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước nghiêm trọng.
Trong các hoạt động của con người, thì hoạt động cơng nghiệp là một
trong những hoạt động gây tác động đến môi trường nước tương đối lớn.



×