Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của một số tổ hợp phân hữu cơ sinh học tới sinh trưởng phát triển của giống chè bát tiên tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.23 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN PHÚC KHÁNH

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN HỮU CƠ SINH
HỌC TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CHÈ BÁT TIÊN
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng Học

Khóa học

: 2009 – 2013

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thế Huấn

Thái Nguyên, năm 2014




LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên cùng sáu tháng thực tập tại cơ sở em đã luôn được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cơ giáo và bạn bè. Em có được ngày hơm nay ngồi sự nỗ lực
của bản thân thì phần lớn có sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cơ, gia đình, bạn
bè và xã hội.
Với suy nghĩ đó em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu
Nhà trường. Ban Chủ nhiệm khoa Nơng học, tồn thể các thầy cơ giáo trong
Khoa Nông học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo đã
giảng dạy em trong suốt quá trình học và thực tập.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo: TS Nguyễn Thế Huấn và Ths.Vũ Thị Nguyên đã tận tình
giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập
Một lần nữa em xin kính chúc tồn thể các thầy cơ giáo cùng tồn thể
gia đình sức khỏe, hạnh phúc thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy và
nghiên cứu.
Thái nguyên. ngày tháng 06 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Phúc Khánh


MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
1.2. Mục đích ..................................................................................................... 3
1.3. Yêu cầu ....................................................................................................... 3

1.4. Ý nghĩa đề tài.............................................................................................. 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất.............................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4
2.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, SỰ PHÂN BỐ CÂY CHÈ ........................ 5
2.2.1. Nguồn gốc cây chè .................................................................................. 5
2.2.2. Phân loại cây chè ..................................................................................... 6
2.2.3. Sự phân bố của cây chè ........................................................................... 9
2.2.4. Các vùng sản xuất chè chủ yếu ở Việt Nam.......................................... 10
2.2.5. Vai trò của phân bón đến năng suất và chất lượng cây chè .................. 10
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ CHÈ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM ................................................................................................................ 11
2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới ........................................ 11
2.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam và phương hướng phát triển đến
năm 2015 ......................................................................................................... 16
2.4. Tình hình nghiên cứu về phân bón hữu cơ cho chè trong và
ngồi nước. ...................................................................................................... 26
2.4.1 Phân loạ i phân hữu cơ ........................................................................... 26
2.4.2 Vai trò vi sinh vật đất trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững .......... 26
2.7.2. Kết quả nghiên cứu phân hữu cơ trong và ngoài nước ......................... 32
2.4.3. Nhận định tổng qt về tình hình nghiên cứu chè trong
và ngồi nước .................................................................................................. 35
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 37
3.1. Đối tượng đối tượng nghiên cứu .............................................................. 37
3.1.1 Giống chè................................................................................................ 37


Giống: chè Bát Tiên, đang ở giai đoạn kinh doanh. ........................................ 37

3.1.2. Các loại phân bón .................................................................................. 37
3.2. Dụng cụ nghiên cứu.................................................................................. 38
3.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................ 38
3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 38
3.4.1. Điều tra điều kiện tự nhiên huyện Đồng Hỷ ......................................... 38
3.4.2 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón hữu cơ sinh học đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng chè Bát Tiên: ..................................................................... 38
3.4.3 Điều tra tình hình sâu hại chính.............................................................. 38
3.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 38
3.5.1. Thu thập và xử lý số liệu ....................................................................... 38
3.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................. 38
3.5.3. Phương pháp bón phân .......................................................................... 39
3.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng .......................................................... 40
3.6. Phương pháp sử lý số liệu ........................................................................ 43
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................... 44
4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đồng Hỷ – tỉnh Thái Nguyên ......................... 44
4.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 44
4.1.2. Đất đai.................................................................................................... 44
4.2. Ảnh hưởng của thời tiết tỉnh Thái Nguyên đến cây chè........................... 44
4.3. Kết quả nghiên cứu các loại phân hữu cơ sinh học cho chè Bát tiên tại
huyện Đồng hỷ - tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 47
4.3.1.Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến đến động thái sinh
trưởng chiều cao cây và chiều rộng tán chè ................................................... 47
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè ........................ 48
4.3.3. Ảnh hưởng của việc bón phân HCSH đến tỷ lệ mù xòe, chất lượng
nguyên liệu chè ................................................................................................ 55
4.3.4. Ảnh hưởng của bón phân HCSH đến sâu hại ........................................ 57
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 60
5.1 Kết luận...................................................................................................... 60

5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 61


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính............ 12
năm 2008 - 2012 .............................................................................................. 12
Bảng 2.2: Năng suất chè của Thế Giới và một số nước trồng chè chính năm
2008 - 2012 ...................................................................................................... 13
Bảng 2.3: Sản lượng chè của Thế Giới và một số nước trồng chè chính năm
2008 - 2012 ...................................................................................................... 14
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam ..................... 18
từ năm 2003 – 2012 ......................................................................................... 18
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Thái Nguyên................ 20
từ năm 2006 - 2012 .......................................................................................... 20
Bảng 2.6: Diện tích trồng, diện tích thu hoạch, sản lượng chè của một số địa
phương trong tỉnh Thái Nguyên năm 2012 ..................................................... 21
Bảng 2.7: Cơ cấu giống chè tại Thái Nguyên tính đến năm 2010 .................. 22
Bảng 4.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên năm 2013 ....................... 45
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón HCSH đến chiều cao cây và độ
rộng tán chè........................................................................................................ 47
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của việc bón phân HCSH đến động thái tăng trưởng
chiều dài búp chè ............................................................................................. 48
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến chiều dài búp chè..... 50
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mật độ búp chè ........ 51
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến ............................ 53
khối lượng búp 1 tôm 2 lá ............................................................................. 53
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón HCSH đến ...................... 54



năng suất thực thu ............................................................................................ 54
năng suất thực thu ............................................................................................ 55
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của việc bón phân HCSH đến chất ............................... 56
lựợng nguyên liệu chè ..................................................................................... 56
Bảng 4.10 : Ảnh hưởng của bón phân HCSH đến sâu hại chè........................ 57


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài búp chè ........................................ 49
Hình 4.2: Đồ thị biểu hiện ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến mật độ
búp chè qua các lứa hái.................................................................................... 51
Hình 4.3: Đồ thị biểu hiện ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến khối
lượng búp chè qua các lứa hái ......................................................................... 53
Hình 4.4: Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón HCSH đến....................... 55
năng suất thực thu ............................................................................................ 55


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được xem là một trong những quê hương của chè, cây chè và
sản phẩm chè từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nền nông
nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm nước ta. Chè Việt Nam đang đứng
thứ 5 trên thế giới về diện tích và sản lượng xuất khẩu và trở thành cây kinh
tế mũi nhọn, cả nước có khoảng 400.000 hộ sản xuất chè, hơn 600 doanh
nghiệp chế biến ở quy mô công nghiệp, hàng năm thu hút khoảng 2 triệu lao
động tham gia vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại và du lịch, mỗi

năm xuất khẩu đạt xấp xỉ 100 triệu USD. Trồng chè đã trở thành nghề truyền
thống của nhiều địa phương. Hiện nay, chè Việt Nam đã được Nhà nước cấp
“Nhãn hiệu Chè Việt Nam”, thương hiệu chè Việt Nam đã được đăng ký tại
77 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là cơ hội tốt cho ngành chè Việt Nam đầu
tư sản xuất, chế biến và mở rộng thị trường xuất khẩu, đưa hương vị chè của
Việt Nam tới phục vụ quý khách trên toàn thế giới.
Theo Cục Trồng trọt, chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp
chè chỉ chiếm 8-13% sinh khối của cây, lại phải thu hái nhiều lần trong 1 năm,
mặt khác năng suất chè của Việt Nam chưa cao, cho nên so với những cây
công nghiệp dài ngày khác như cà phê, cao su... nhu cầu dinh dưỡng của cây
chè không lớn. Với năng suất 2 tấn búp khơ 1ha/năm, chè lấy đi từ đất trung
bình là 80kg N, 23 kg P2O5, 48kg K2O và 16 kg CaO. Tuy nhiên ngoài hàm
lượng búp chè được hái hàng năm, chè còn được đốn cành, chặt cây và mang
đi khỏi vườn, cho nên tổng lượng các chất dinh dưỡng chè lấy đi khỏi đất là
144 kg N, 71 kgP2O5, 62kg K2O, 24kg MgO và 40 kg CaO.
Trong các khuyến cáo về bón phân hữu cơ cho chè đều có định lượng
chung là bón lót 25-30 T/ha, bón vào đầu mùa mưa. Ngồi ra cịn áp dụng kỹ
thuật “ép xanh” bằng cách sử dụng lượng cỏ xanh, các loài cây phân xanh
được rẫy ra trong q trình làm cỏ, chăm sóc kết hợp với một ít phân trâu bị
tươi và vơi bột đào hố ủ tại chỗ thành một loại phân hữu cơ rất tốt. Thực tế
cho thấy người dân sử dụng phân khống vơ cơ nhiều, trong khi đó lại khơng
sử dụng phân chuồng vì chăn ni khơng phát triển. Mặt khác nhiều trại chăn


2

nuôi đều sử lý hầm BIOGAS. Nếu cứ chạy theo năng suất bón nhiều phân hóa
học thì chất lượng của chè nói chung và chè Thái Nguyên sẽ suy giảm theo.
Cây chè được chăm sóc bằng phân hóa học sẽ có sự phát triển nhanh làm cho
chúng nhìn bề ngồi có vẻ tươi tốt xum xuê. Tuy nhiên sự phát triển nhanh

như vậy sẽ làm cho cấu trúc các mô của cây chứa nhiều nước hơn và hậu quả
là cây chè rất mẫn cảm với các loại bệnh và chất lượng của sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài các nguồn phân hữu cơ truyền thống (như phân chuồng, phân
xanh…), hiện nay có nhiều cơ sở dùng cơng nghệ sinh học để chế thành các
loại phân hữu cơ sinh học từ các nguồn phân hữu cơ rất phong phú trong tự
nhiên như than bùn, xác bã động - thực vật của các nhà máy chế biến thực
phẩm, bùn đáy ao nuôi tơm cá… Phân hữu cơ sinh học đã góp phần quan
trọng cung cấp nguồn phân hữu cơ cho SX nông nghiệp, đang được sử dụng
ngày càng phổ biến
Chính vì vậy, việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học được sản xuất theo
dây truyền công nghệ cho chè là rất cần thiết. Phân hữu cơ sinh học không chỉ
cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết thực cho cây chè mà còn có tác dụng tăng
hiệu quả sử dụng phân bón vơ cơ, khắc phục được sự mất cân đối dinh dưỡng
trong đất và góp phần vào bảo vệ mơi trường tạo ra một mơi trường nơng
nghiệp bền vững… Từ đó giúp cây chè sinh trưởng, phát triển tốt góp phần
nâng cao năng suất và chất lượng chè. Ngoài ra sản phẩm chè của ta chưa thực
sự đảm bảo “độ sạch, an toàn” theo tiêu chuẩn, chất lượng chưa cao, chưa ổn
định, kém bền vững. Vì thế sử dụng phân hữu cơ sinh học đã được nông dân
áp dụng để tăng hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế của tỉnh một cách toàn
diện. Phân hữu cơ sinh học là loại phân có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể
có thêm than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình cơng nghiệp với
sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, được sự hướng dẫn và
giúp đỡ của các nhà khoa học, các giảng viên khoa Nông học trường đại học
Nông – Lâm Thái Nguyên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của một số tổ hợp phân hữu cơ sinh học tới sinh
trưởng, phát triển của giống chè Bát Tiên tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái nguyên”.


3


1.2. Mục đích
Đánh giá, so sánh ảnh hưởng của hai loại phân bón hữu cơ sinh học:
phân hữu cơ sinh học Humix Chè và phân hữu cơ sinh học Quế Lâm đến năng
suất, phẩm chất chè Bát Tiên trồng tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu
Tiến hành bố trí thí nghiệm đồng ruộng để theo dõi và đánh giá được:
- Tình hình sinh trưởng của giống chè Bát Tiên.
- Xác định, đánh giá và so sánh được ảnh hưởng của hai loại phân bón
hữu cơ sinh học trong thí nghiệm đến năng suất, phẩm chất giống chè Bát
Tiên trồng tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ được thực hành việc nghiên
cứu khoa học, biết phương pháp phân bổ thời gian hợp lý và khoa học trong công
việc để đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc. Đồng thời, là cơ sở để
củng cố những kiến thúc đã học trong nhà trường và hoạt động thực tiễn.
- Có kết luận chính xác về loại phân bón hữu cơ sinh học thích hợp cho
vùng chè - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
- Giúp mỗi sinh viên có kinh nghiệm thực tế.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đề tài có thể được coi là cơ sở để từ đó có những định hướng cho
việc sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh thích hợp cho cây chè vào thực
tiễn sản xuất. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng phân hữu cơ vi sinh, cũng
như góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè vùng Sơng Cầu nói
riêng và của Thái Ngun nói chung.
Góp phần cải thiện quy trình bón phân cho chè ở Thái Nguyên, giảm dần
sử dụng phân hóa học để hướng đến một nền nơng nghiệp bền vững.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nơng nghiệp, hình
thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất
hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ cho đất
bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ và bổ dưỡng. Phân hữu cơ bao gồm
các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu cơ, như các loại phân chuồng,
phân xanh, thân lá cây trồng được dùng để bón ruộng...
Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và cịn có tác dụng cải tạo
đất. Kết quả một số cơng trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm
bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg
thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí
nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ
đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ,
thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xn, 0.6 tấn
thóc, 0.4 tấn ngơ hạt/ha.
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón bao gồm nhiều chủng vi sinh vật
hữu ích như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, phân giải
xelluloza, và các chất khó tan, vi sinh vật kích thích q trình quang hợp, vi
sinh vật kháng bệnh…Kết hợp với các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc tự
nhiên như: than bùn, bùn thải từ các ao hồ, rác thải trong sinh hoạt, các sản
phẩm phụ nơng nghiệp… Qua q trình phân giải tạo mùn và cung cấp các
nguyên tố cần thiết cho cây trồng, địng thời có tác dụng cải thiện độ phì cho
đất bảo vệ mơi trường.
Việc thử nghiệm các loại phân hữu cơ vi sinh thay thế một phần phân
bón khống cho cây chè là hết sức cần thiết, và tiến tới loại bỏ các loại phân
khoáng đối với cây chè, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khơng chỉ tác động

đến năng suất và chất lượng sản phẩm, mà cịn cải thiện mơi trường, cải thiện
độ phì cho đất hướng đến một nền nơng nghiệp bền vững.
Q trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè
khơng có giới hạn rõ ràng và là một quá trình mâu thuẫn thống nhất. Vì vậy,


5

cần phải bón phân hợp lý để khống chế quá trình sinh thực cho chè hái búp và
khống chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng cho chè thu hoạch giống.
Trong q trình chăm sóc thì bón phân là một việc không thể thiếu cho
bất kỳ loại cây trồng nào. Mỗi giống chè sẽ thích hợp với mỗi loại phân bón và
liều lượng khác nhau. Trên cơ sở đó chúng ta cần xây dựng một chế độ bón
phân hợp lý sẽ giúp cho chè sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất cao, ổn
định và chất lượng tốt.
2.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, SỰ PHÂN BỐ CÂY CHÈ
2.2.1. Nguồn gốc cây chè
Nguồn gốc của cây chè là vấn đề phức tạp, cho đến nay có nhiều quan
điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè, dựa trên những cơ sở về lịch sử, khảo cổ
học và thực vật học. Một số quan điểm được nhiều người cơng nhận nhất là:
Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam - Trung Quốc:
Nhiều cơng trình nghiên cứu, khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc
của cây chè là ở Vân Nam - Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo
các tài liệu Trung Quốc thì cách đây 4000 năm người Trung Quốc đã biết
dùng chè làm dược liệu và sau đó là để uống [1]. Cũng theo các nguồn tài liệu
này thì vùng biên giới Tây Bắc nước ta nằm trong vùng nguyên sản của giống chè
tự nhiên trên Thế Giới.
Năm 1753, Carl Van Linnacus (nhà thực vật học Thụy Điển) lần đầu
tiên trên Thế Giới đã xác định Trung Quốc là vùng nguyên sản của cây chè và
đặt tên cho cây chè là Thea Sinesis.

Năm 1918, Cohen Stuart (nhà phân loại thực vật Hà Lan) đã đưa ra
thuyết hai nguồn gốc của cây chè (nhị nguyên thuyết): “Cây chè lá to có
nguồn gốc ở phía tây cao nguyên Tây Tạng. Cây chè lá nhỏ có nguồn gốc ở
phía Đơng và Đơng nam Trung Quốc”.
Năm 1951, tác giả Đào Thừa Trân (Trung Quốc) đã tổng kết các ý kiến
của các nhà khoa học trên Thế Giới và đi đến kết luận là: “Nguyên sản của cây
chè là tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Chúng di chuyển về phía Đơng qua tỉnh Tứ
Xun, bị ảnh của khí hậu nên biến thành lồi chè lá nhỏ và di thực về phía Nam
và Tây nam là Ấn Độ, Mianma, Việt Nam biến thành loại chè lá to”.
Theo Daraselia, Gruzia (1989) thì các nhà khoa học Trung Quốc như
Schenpen, Jaiding … Đã giải thích sự phân bố của cây chè mẹ ở Trung Quốc


6

như sau: tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu của hàng loạt con sông lớn đổ về các con
sông ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Đầu tiên, cây chè mọc ở Vân Nam,
sau đó hạt chè di chuyển trơi theo dịng nước đến các vùng nói trên và lan sang
các vùng khác. Cũng theo Daraselia, dựa trên cơ sở học thuyết “Trung tâm khởi
nguyên cây trồng” của Vavilop thì cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, phân bố
ở khu vực Đông nam, men theo cao nguyên Tây Tạng [1].
Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ):
Năm 1823, R.Bruce đã phát hiện được những cây chè dại lá to ở vùng
Atxam (Ấn Độ ), từ đó các học giả người Anh cho rằng: Nguyên sản của cây
chè là ở vùng Atxam chứ không phải ở Vân Nam - Trung Quốc.
Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam:
Những cơng trình nghiên cứu của Đjemukhatze (1961 - 1976) về phức
catechin của lá chè có nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất
catechin của lá chè được trồng trọt và mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về
sự tiến hoá sinh hoá của cây chè và trên cơ sở đó xác minh“ Nguồn gốc cây chè

chính là ở Việt Nam”[1].
Các quan điểm nêu trên tuy có khác nhau về địa điểm nhưng đều có
điểm chung thống nhất là: Nguyên sản của cây chè là ở châu Á, nơi có điều
kiện khí hậu nóng ẩm .
2.2.2. Phân loại cây chè
* Cơ sở khoa học của phân loại chè
Để tiến hành phân loại cây chè người ta căn cứ vào rất nhiều đặc tính,
đặc điểm của cây chè. Nhưng thường căn cứ vào 3 yếu tố sau:
+ Dựa vào cơ quan dinh dưỡng: Loại thân cây bụi hoặc thân cây gỗ,
hình dạng của tán, lá, kích thước lá, đầu lá, số đơi gân chính…
+ Dựa vào cơ quan sinh thực: Độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị
trí phân nhánh của đài nhụy, số lượng hoa, quả…
+ Dựa vào đặc tính sinh hố: Chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin. Mỗi
giống chè đều có hàm lượng tanin biến động trong một phạm vi nhất định.


7

* Phân loại: Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật sau:
- Ngành
Hạt kín
Angiospermae
- Lớp
Song tử diệp
Dicotyledonae
- Bộ
- Họ
- Chi

Chè

Chè
Chè

Theales
Theaceae
Camellia (Thea)

- Loài
Camellia
Sinensis
Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là
Camellia sinensis (L) O.Kuntze có tên đồng nghĩa là Thea sinensis L.
Căn cứ vào đặc điểm hình thái, các đặc tính sinh lý, sinh hóa và khả
năng chống chịu của cây chè nhà bác học Cohen Stuart (1916) đã phân chia
cây chè làm 4 thứ (varietas) chè chính:
2.2.2.1. Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis - Var. Bohea):
Đặc điểm:
- Thân bụi, cây thấp, phân cành nhiều.
- Lá nhỏ, dày, nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, dài từ 3,5 - 6,5 cm, lá có
6 - 7 đôi gân, gân lá không rõ, răng cưa nhỏ khơng đều, đầu lá trịn.
- Búp nhỏ, nhanh mù xịe, năng suất khơng cao.
- Phẩm chất bình thường.
- Nhiều hoa, quả.
- Có khả năng chịu rét (-12oC đến -15oC).
Chè Trung Quốc lá nhỏ phân bố chủ yếu ở Miền Đông, Đông Nam
Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam chè Trung Quốc lá nhỏ có thể tìm thấy ở
Lạng Sơn, Phú Hộ (Phú Thọ) (dưới dạng thí nghiệm, tập đồn).
2.2.2.2. Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla):
Đặc điểm:
- Thân gỗ nhỡ cao tới 5 m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên.

- Lá to trung bình chiều dài 12 – 15 cm, chiều rộng 5 – 7 cm, màu xanh
nhạt, bóng, răng cưa sâu khơng đều, đầu lá nhọn, lá chè Trung Quốc lá to có
từ 8 - 9 đơi gân chính.
- Búp to trung bình, có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt,
thích hợp cho cả việc chế biến chè đen và chè xanh.


8

- Khả năng chịu rét kém, chịu đất xấu, hay bị bệnh phồng lá, rày xanh
hại nặng.
Nguyên sản chè Trung Quốc lá to ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Ở Việt Nam chè Trung Quốc lá to phân bố nhiều ở vùng trung du: Phú Thọ,
Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang và phía Nam Yên Bái. Do được trồng
chủ yếu ở vùng trung du, chè Trung Quốc lá to còn gọi là chè trung du.
2.2.2.3. Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan):
Đặc điểm:
- Thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể cao từ 6 m đến 10 m.
- Lá to và dài 15 – 18 cm, màu lá xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ,
dày và đều, có khoảng 10 đơi gân chính.
- Búp to trung bình, tơm chè có nhiều lơng tơ trắng mịn, trơng như tuyết
nên chè Shan cịn gọi là chè tuyết. Chè Shan có khả năng cho năng suất khá,
chất lượng tốt, thích hợp cho chế biến chè đen và đặc biệt là chè xanh.
- Chè Shan ít quả hơn chè Trung Quốc lá to, Trung Quốc lá nhỏ.
- Chè Shan có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm, ẩm, ở địa hình cao.
Nguyên sản của chè Shan là Vân Nam (Trung Quốc), Mianma. Ở Việt
Nam chè Shan được trồng nhiều ở vùng Tây Bắc, vùng Tây Nguyên (Lâm
Đồng). Mỗi điạ phương có các giống khác nhau như Shan Mộc Châu, Shan
Tham Vè, Shan Chấn Ninh...Đều cho năng suất khá từ 7 - 8 tấn/ha.
2.2.2.4. Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. Assamicn):

Đặc điểm:
- Thân gỗ, cao to. Trong điều kiện tự nhiên có thể cao tới 16 - 17 m,
phân cành thưa.
- Lá to, dài tới 20 - 30 cm, lá mỏng đều, thường có màu xanh đậm, mặt
lá gồ ghề, nhiều gợn sóng, đầu lá dài, dạng lá hình bầu dục có từ 12 - 15 đơi
gân chính.
- Búp to, chè Ấn Độ có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt,
thích hợp cho cả chế biến chè đen và chè xanh.
- Rất ít hoa quả, có khi khơng có quả (giống 1A).
Chè Ấn Độ được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma,Vân Nam và một số
vùng khác. Ở Việt Nam, đại biểu của nó là giống PH1, giống chè có năng suất
cao nhất Việt Nam hiện nay.


9

Bốn thứ chè trình bày trên đây đều có trồng ở Việt Nam, nhưng phổ
biến nhất là hai thứ Trung Quốc lá to và Chè Shan.
- Chè Trung Quốc lá to được trồng nhiều nhất ở các tỉnh trung du với các
tên gọi của địa phương (tuỳ theo màu sắc của lá) như: Trung du lá xanh, Trung
du lá vàng... Tỷ lệ trồng các giống chè trung du ở miền Bắc đạt tới 70%. Năng
suất búp trong sản xuất đại trà khi chè 5 - 19 tuổi thường đạt 4 - 5 tấn/ha.
Các giống chè Trung du chịu được đất xấu, nhưng nhiều sâu hại: rầy
xanh, bọ cánh tơ..., ở vùng cao thường bị bệnh phồng lá. Chè Trung du thường
để chế biến chè xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt.
- Chè Shan được trồng ở miền núi các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên
(Lâm Đồng). Ở mỗi địa phương có các giống khác nhau như: Shan Mộc Châu,
Shan Tham Vè, Shan Trấn Ninh... Năng suất búp thường đạt 6 - 7 tấn/ha. Búp
chè có nhiều tuyết, dùng chế biến chè xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt
nhưng thích hợp với chế biến chè xanh hơn.

2.2.3. Sự phân bố của cây chè
Sự phân bố của cây chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Các kết
quả nghiên cứu đều đưa đến một kết luận chung là: vùng khí hậu nhiệt đới, á
nhiệt đới thích hợp cho cây chè. Ngày nay, do trình độ khoa học kỹ thuật ngày
càng phát triển đã lai tạo, chọn lọc ra nhiều giống chè khác nhau và được
trồng rộng răi ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Theo PGS. Đỗ Ngọc Quỹ
thì hiện nay chè được phân bố khá rộng từ 42º vĩ Bắc Pochi (Liên Xô cũ ) đến
27º Nam Coriente (Achentina ).
Sự phân bố của cây chè theo điều kiện khí hậu đất đai và địa hình cũng
có sự khác nhau. Đất trồng chè tốt phải nhiều mùn, thoát nước tốt và có độ
dốc thoải. Ảnh hưởng của độ cao đã hình thành nên các vùng chè với những
giống chè khác nhau, chất lượng khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng: chè
trồng ở những vùng có độ cao lớn hơn so với mặt nước biển thường có chất
lượng tốt hơn so với chè trồng ở vùng thấp.
Về điều kiện khí hậu, chè sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 15ºC
đến 20ºC, tổng nhiệt độ hàng năm vào khoảng 8.000ºC, lượng mưa trung bình
hàng năm 1500 – 2000 mm, độ ẩm đất 70 - 80%. Tuy nhiên với khả năng
thích nghi rộng cùng với sự tiến bộ của khoa học hiện nay chè được trồng ở
những vùng khắc nghiệt hơn [4].


10

2.2.4. Các vùng sản xuất chè chủ yếu ở Việt Nam
- Vùng chè Tây Bắc
- Vùng chè Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn
- Vùng chè Trung Du - Bắc Bộ
- Vùng chè Bắc Trung Bộ
- Vùng chè Tây Nguyên
Ngoài ra, cây chè được trồng ở các vùng duyên hải Miền Trung như:

Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi... .Ở các vùng này chè được trồng rải
rác, phân tán với trình độ canh tác và chế biến chưa phát triển.
2.2.5. Vai trò của phân bón đến năng suất và chất lượng cây chè
Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố sinh
trưởng nội tại bên trong và các yếu tố ngoại cảnh tác động trong suốt quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Chè là cây trồng cho sản phẩm thu hoạch là búp và lá non do vậy khi
bón các loại phân khống vì nhiều lý do như: điều kiện kinh tế, hạn chế về
hiểu biết kỹ thuật, dẫn đến mất cân đối thừa hay thiếu nguyên tố nào đó đều
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây, sâu bệnh phát sinh
phát triển nhiều, năng suất chất lượng giảm. Đồng thời với các vùng trồng chè
chủ yếu là đồi dốc việc sử dụng các phân khoáng như: Ure, kalyclorua…. Với
phương pháp bón trên bề mặt thì rất dễ bị rửa trơi, hiệu quả sử dụng phân
thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, mơi trường nước.
Bón phân cho chè là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng sự sinh
trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè. Cây chè có khả năng
hút dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát dục hàng năm cũng như chu kỳ phát
dục cả đời sống của cây. Ngay cả trong điều kiện mùa đông độ thấp, khô hạn,
cây chè tạm ngừng sinh trưởng nhưng vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất
định. Vì thế việc cung cấp dinh dưỡng cho chè phải tiến hành thường xuyên
trong năm. Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây
chè khơng có giới hạn rõ ràng và là một trong quá trình mâu thuẫn thống nhất
vì vậy cần phải bón phân hợp lý để khống chế quá trình sinh trưởng sinh thực
và khống chế sinh trưởng sinh dưỡng đối với chè thu hoạch hạt giống.
Đối với cây chè phân hữu cơ vi sinh có vai trị rất quan trọng, khơng
những cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây chè mà còn cải thiện


11


lý tính đất như làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm cho khả năng thấm và
giữ nước của đất, làm tăng hệ hoạt động của các vi sinh vật trong đất, tăng các
thành phần dinh dưỡng trong đất: N, P, K và các nguyên tố trung, vi lượng…
Sang thập kỷ 70 các giống mới, năng suất cao đã được gieo trồng trên diện
tích rộng, thay dần các giống cũ lượng phân đạm ngày càng tăng, giống mới
không những cần nhiều đạm mà còn cần một lượng gấp đơi lượng cũ, năng suất
trước đó tăng sau chững lại và giảm xuống, sự mất cân bằng dinh dưỡng bị phá
vỡ Lân trở thành yếu tố hạn chè về năng suất, trong 2 thập kỷ qua khơng bón Lân
thì hiệu lực của Đạm cũng giảm, thậm chí khơng cho năng suất.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học cơng
nghệ, lĩnh vực nghiên cứu phân bón đã có bước phát triển nhảy vọt đặc biệt là
cơng nghệ sản suất phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ vi sinh là sự kết hợp
của các chất hữu cơ trong tự nhiên và các loại vi sinh có tác dụng cải thiện
mơi trường cơ giới, lý, hóa, sinh trong đất, phân giải các chất hữu cơ thành
mùn, các nguyên tố khó tiêu thành dễ tiêu, tăng cường khả năng cố định
đạm…làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu.
Nhưng thực tế cho thấy người dân chưa thực sự đảm bảo “độ sạch, an toàn”
theo tiêu chuẩn; chất lượng chưa cao, chưa ổn định, kém bền vững. Mặt khác, sử
dụng phân khống vơ cơ nhiều, trong khi đó lại khơng sử dụng phân chuồng vì
chăn ni khơng phát triển. Và do việc lạm dụng phân hoá học, thuốc hóa học bảo
vệ thực vật quá nhiều dẫn đến làm chất lượng chè giảm sút, tiếp đó gây ơ nhiễm
mơi trường đất, tạo cho đất khơng cịn độ xốp, hấp thụ và giữ nước kém.
Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh làm tăng năng suất cây trồng, chất
lượng sản phẩm tốt hơn, giảm ô nhiễm của NO3. Điều này cũng có nghĩa
phân hữu cơ vi sinh đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, đáp ứng
cho một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, xanh sạch và an tồn.
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ CHÈ TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình sản xuất

Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời (khoảng hơn 4000 năm) [1]. Ngày
nay chè là thứ nước uống chủ yếu và phổ biến với những sản phẩm chế biến
đa dạng và phong phú. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh dưỡng,


12

thưởng thức chè ở nhiều nước đã được nâng lên tầm văn hóa với cả những
nghi thức trang trọng và thanh cao của trà đạo.
Theo FAO (2014) thì tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên Thế Giới
tính đến năm 2012 như sau:
* Về diện tích:
Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2008 - 2012
Năm
Tên nước
2008

2008

2010

2011

2012

Trung Quốc

1.298.374


1.298.374

1.419.530

1.514.000

1.513.000

Ấn Độ

578458

578458

583.000

580.000

605000

Sri LanKa

221969

221969

218300

221.969


221969

Kenya

157700

157700

171900

187.855

190600

Việt Nam

108.800

108.800

113.200

114.800

115964

Indonexia

106.948


106.948

107.800

127.000

122500

Turkey

75826

75826

75851

75.890

75860

Myanmar

76.900

76.900

76.800

79.343


79000

Bangladest

58.005

58.005

59.700

56.670

58000

Nhật

48.000

48.000

46.800

46.200

45900

Thế giới

2.967.935


2.967.935

3.123.561

3.256.762

3.275.991

( Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2014)
• Qua bảng có Nhận xét
Tính đến năm 2012, diện tích chè trên tồn thế giới đạt 3.275.991 ha.
Trong đó Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất với 1.513.000 ha,
chiếm 46,49% diện tích tồn thế giới. Tiếp đó là Ấn Độ đứng thứ hai với
605.000 ha, chiếm 17,81% so với thế giới . Đứng thứ ba là Srilanca với diện
tích 221.969 ha. Diện tích chè tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á với khoảng
88% diện tích, đây cũng là nơi phát sinh ra cây chè.


13

* Về năng suất:
Bảng 2.2: Năng suất chè của Thế Giới và một số nước trồng chè chính
năm 2008 - 2012
(Đơn vị: tạ chè khô/ha)
Năm
Tên nước
2008

2009


2010

2011

2012

Trung Quốc

9,527

9,568

10,338

10,834

11,334

Ấn Độ

16,986

17,021

17,001

16,668

16,529


Indonexia

14,105

14,953

13,915

11,606

12,253

Việt Nam

15,946

16,639

17,532

17,997

18,704

Mianma

3,771

3,935


4,219

3,992

4,051

Nhật

20,104

18,181

18,162

20,565

18,715

Kenya

21,928

19,83

23,211

20,117

19,381


Bangladest

10,171

10,169

10,05

10,676

10,603

Châu Á

13,371

13,515

13,77

13,798

14,092

Thế giới

14,184

14,148


14,441

14,336

14,707

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2014)
Qua số liệu Bảng 2.2 cho thấy:
Tính đến năm 2012, năng suất chè trung bình trên Thế Giới đạt 14,707
tạ chè khơ/ha tăng 0,523 tạ chè khô/ha so với năm 2008. Kenya là nước có
năng suất chè cao nhất đạt 19,381 tạ chè khơ/ha, vượt hơn năng suất bình
qn của thế giới là 46,74%. Mianma là nước có năng suất thấp nhất chỉ đạt
4,051 tạ chè khô/ha tương ứng 10,65 % năng suất chè thế giới. Việt Nam tính
đến năm 2012 đạt năng suất 18,704 tạ chè khô/ha vượt hơn năng suất bình
quân của Thế Giới là 39,97 %, so với năng suất bình quân Châu Á là 46,12%


14

* Về sản lượng:
Bảng 2.3: Sản lượng chè của Thế Giới và một số nước trồng chè chính
năm 2008 - 2012
(Đơn vị: tấn)
Tên nước

Năm
2008

Trung Quốc 1.257.384


2009

2010

1.375.780

1.467.467

2011

2012

1.640.310 1.714.902

Ấn Độ

987.000

972.700

991.182

966.733

1.000.000

Indonexia

153.971


156.901

150.342

142.400

150.100

Việt Nam

173.500

185.700

198.466

206.600

216.900

Mianma

29.000

30.500

32.400

31.670


32.000

Nhật

96.500

86.000

85.000

95.012

85.900

Kenya

345.800

314.100

399.000

377.912

369.400

Bangladest

59.000


59.500

60.000

60.500

61.500

Châu Á

3.558.977

3.627.689

3.826.864

3.973.576 4.103.645

Thế giới

4.211.397

4.241.120

4.502.160

4.668.968 4.818.118

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2014)
Qua số liệu Bảng 2.3 cho thấy:

Sản lượng chè toàn Thế Giới năm 2012 là 4.818.118 tấn tăng 606.721
tấn so với năm 2008. Trung Quốc là nước có sản lượng chè lớn nhất Thế Giới
đạt 1.714.902 tấn chiếm 31,03 % tổng sản lượng chè toàn Thế Giới,chiếm
23,88 % tổng sản lượng chè Châu Á. Sản lượng chè thấp nhất là Mianma chỉ
đạt 32.000 tấn chiếm 0,47% tổng sản lượng chè toàn Thế Giới. Việt Nam đạt
sản lượng 216.900 tấn chiếm 4,60% tổng sản lượng chè tồn Thế Giới.
2.3.1.2. Tình hình tiêu thụ
Trên thế giới, tiêu thụ chè luôn biến động và có xu hướng ngày càng tăng.
Một số nước Châu Âu, vùng Trung Đơng có mức tiêu thụ chè tương đối lớn.
Thị hiếu dùng chè trên thế giới hiện nay chủ yếu là chè đen (chiếm
khoảng 80%) tập trung ở các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, vùng Trung
Đông. Sản phẩm tiêu dùng có nhiều hình thức và cách thức khác nhau, phụ


15

thuộc vào khẩu vị và tập quán của từng dân tộc. Tiêu thụ chè đen của các
nước phát triển cũng đạt mức tăng hàng năm là 2,2%, đạt 719.000 tấn. Đặc
biệt tiêu thụ chè đen của Ấn Độ tiếp tục tăng khá mạnh, đạt 832.000 tấn, tăng
trung bình 3,2% (theo FAO Stat Citation 2006). Ở Châu Á ưa chuộng mặt
hàng chè xanh (chè lục). Nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt
cũng như chế biến, hiện nay chè xanh cũng đang được tiếp nhận cao ở các thị
trường tiêu thụ trên thế giới.
Năm 2008 tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới
đạt 2,18 tỷ USD chiếm trên 50% tổng kim ngạch chè trên thế giới. So với
cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng trung bình
16,89%. 5 nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 là
Nga (510,6 triệu USD), Anh (364 triệu USD), Mỹ (318,5 triệu USD), Nhật
Bản (182,1 triệu USD) và Đức(181,4 triệu USD).
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), năm

2009 nguồn cung chè thế giới có thể giảm nhẹ so với năm 2008 do ảnh hưởng
của thời tiết xấu đã làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè.
Tại thị trường Mỹ mặc dù vẫn ở giai đoạn hậu suy thoái, nhưng nhu cầu
tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu dùng
Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cafe, nước trái cây, nước
ngọt... mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè, đặc biệt là
những loại chè có chất lượng trung bình.
Tại thì trường Châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng
nhu cầu tiêu dùng chè. Ngay từ những tháng đầu năm 2009, tại các thị trường
này người dân đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng các
sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chế biến
đặc biệt. Như tại Nga, (một trong những quốc gia tiêu thụ chè lớn trên thế
giới) với mức trung bình hơn 1 kg chè/người/năm.
Các thị trường khác như Ai Cập, Iran, Irắc, nhu cầu tiêu dùng chè cũng tăng.
Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu thụ chè tại các nước phát triển đang
chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang sản phẩm chè uống liền
và chế biến đặc biệt trong khi ở các nước Tây Á và Châu Á vẫn ưa dùng các
sản phẩm chè truyền thống. Điều này giúp cho các nước trồng và xuất khẩu


16

chè trên thế giới có phương pháp chế biến chè phù hợp cho từng vùng cũng
như định ra được vùng xuất khẩu chè phù hợp cho sản phẩm của mình .
2.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam và phương hướng phát triển đến
năm 2015
2.3.2.1. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và
phát triển, với 3/4 diện tích là đồi núi, điều kiện nhiệt độ nóng ẩm. Tuy nhiên,
sản xuất chè ở nước ta chỉ thực sự bắt đầu từ sau những năm 1925 [1].

Trước năm 1890, nhân dân Việt Nam chủ yếu dùng chè dưới dạng chè
tươi, chè nụ. Sau khi người Pháp chiếm đóng Đơng Dương thì cây chè mới
được chú ý khai thác. Cây chè Việt Nam được chính thức khảo sát và nghiên
cứu vào năm 1885 do người Pháp tiến hành. Lịch sử phát triển cây chè ở Việt
Nam được chia ra làm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1890 - 1945:
Vào các năm 1890; 1891 người Pháp tiếp tục điều tra và thành lập
những đồn điền chè đầu tiên ở Việt Nam: ở Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện
tích 60 ha, ở Đức Phổ (Quảng Nam) với diện tích 250 ha, ở giai đoạn này 2
tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có 1990 ha chè. Các Trạm nghiên cứu chè
cũng được thành lập ở Phú Hộ (Phú Thọ) năm 1918, ở Plâyku năm 1927 và ở
Bảo Lộc (Lâm Đồng) năm 1931 ( theo Nguyễn Mạnh Khôi, 1983).
Trong những năm 1925 – 1940, người Pháp đã mở thêm các đồn điền
chè ở cao nguyên Trung Bộ với diện tích 2750 ha.
Đến năm 1938, Việt Nam có 13.405 ha chè với sản lượng 6.100 tấn chè
khơ. Diện tích chè phân bố chủ yếu ở vùng núi Bắc Bộ và cao nguyên Trung
Bộ, trong đó trên 75% diện tích là do người Việt quản lý.
Đến năm 1939, Việt Nam đạt diện tích 13.408 ha với sản lượng 10.900
tấn búp khô đứng thứ 6 trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Nhật
Bản và Indonexia.
Ở giai đoạn này, diện tích chè vẫn cịn phân tán, manh mún mang tính chất
tự cung tự cấp, kỹ thuật canh tác cịn thơ sơ với phương thức quảng canh là chính.


17

- Giai đoạn 1945 - 1954:
Trong giai đoạn này do ảnh hưởng của chiến tranh nên các vườn chè bị
bỏ hoang, ít được đầu tư chăm sóc, diện tích và sản lượng chè đều bị giảm
sút rất nhiều.

- Giai đoạn 1954 - 1990:
Ở giai đoạn này các Chương trình phát triển nông nghiệp đã được
hoạch định. Cây chè được xác định là cây có giá trị kinh tế cao có tầm quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là ở vùng Trung du
miền núi.
Trong những năm 1958 - 1960 hàng loạt các nông trường chè quân đội
được thành lập. Từ năm 1960 đến 1970 chè được phát triển mạnh ở cả 3 khu
vực: Nông trường quốc doanh, Hợp tác xã chuyên canh chè và hộ gia đình.
Các cơ sở nghiên cứu chè, Phú hộ, Bảo Lộc được củng cố và phát triển,
hàng loạt các vấn đề như: giống, kỹ thuật canh tác, chế biến được đầu tư
nghiên cứu, phát triển. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào sản
xuất, góp phần làm tăng thêm diện tích sản lượng chè Việt Nam. Từ năm 1980
đến năm 1990, diện tích chè tăng từ 46.900 ha lên 60.000 ha tăng 28%. Sản
lượng tăng từ 21.000 tấn chè khô lên 32.200 tấn chè khô, tăng 53,3%.
Trong giai đoạn này, công nghiệp chế biến phát triển mạnh, nhiều nhà
máy chè xanh, chè đen được xây dựng ở Nghĩa Lộ, Hà Giang, Tuyên Quang,
Yên Bái, Thái Nguyên...[1]. Với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật, vật chất của Liên
Xô, Trung Quốc, phần lớn sản phẩm chè được xuất khẩu sang Liên Xô và các
nước Đông Âu.
Trong giai đoạn này còn đánh dấu sự ra đời của một số tổ chức sản
xuất, kinh doanh chè như: Tổng công ty chè Việt Nam (VinaTea) vào năm
1987, Hiệp hội chè Việt Nam (ViTas) năm 1988... Các tổ chức này ra đời đã
quản lý và lãnh đạo ngành chè, giúp ngành chè từng bước ổn định và phát triển.
- Giai đoạn 1990 đến nay:
Từ năm 1990 – 1997, diện tích chè từ 60.000 ha tăng lên 81.700 ha tăng
26,2%, sản lượng chè khơ tăng từ 32,2 nghìn tấn lên 52 nghìn tấn. Công nghệ
chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, sự chồng chéo về quản lý
ngành chè đã phần nào làm cho ngành chè chững lại. Diện tích chè vẫn tăng
nhưng năng suất chè giảm, đời sống người làm chè gặp nhiều khó khăn.



18

Trước thực trạng đó việc thành lập Tổng cơng ty chè Việt Nam, thống
nhất quản lý ngành chè được tiến hành, một số liên doanh liên kết với nước
ngoài được thành lập, công nghệ chế biến bước đầu được chú trọng, đổi mới
thị trường xuất khẩu mở rộng sang Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản. Đã củng cố và tạo
được niềm tin cho người trồng chè và làm chè.
Trong những năm gần đây, nhà nước ta có nhiều cơ chế, chính sách đầu
tư cho phát triển cây chè. Do vậy, diện tích, năng suất và sản lượng chè khơng
ngừng tăng lên.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam
từ năm 2003 – 2012

Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Diện tích chè kinh
Năng suất
Sản lượng
doanh (1000ha)

(tạ khô/ha)
(1000 tấn khô)
86,10
12,11
104,30
92,40
12,93
119,50
97,70
13,56
132,53
102,10
14,79
151,00
107,40
15,27
164,00
108,80
15,95
173,50
111,40
16,67
185,70
113,20
17,53
198,47
114,20
17,99
206,60
115,96

18,71
216,90
( Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2014)

Theo số liệu ở Bảng 2.4 cho thấy:
Từ năm 2003 đến 2012 diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu chè
tăng nhanh. Năm 2012 diện tích chè là 115.960 ha, tăng 29.860 ha so với năm
2003. Năng suất bình qn năm 2012 là 18,71 tạ khơ/ha, tăng 6,6 tạ khô/ha so
với năm 2003. Sản lượng chè theo đó cũng tăng mạnh đạt 216.900 tấn búp
khơ vào năm 2012 tăng 112.600 tấn so với năm 2003.
Việt Nam có 35 trên 63 tỉnh, thành phố trồng chè, chủ yếu tập trung ở
vùng trung du miền núi phía Bắc và cao nguyên Lâm Đồng với gần 130.000


×