Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông an châu đoạn chảy qua địa phận thị trấn an châu huyện sơn động tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.55 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU THỊ TỐ UYÊN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC

SÔNG AN CHÂU ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA PHẬN THỊ TRẤN
AN CHÂU – HUYỆN SƠN ĐỘNG – TỈNH BẮC GIANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học mơi trường

Khoa

: Mơi trường

Khóa học

: 2010 – 2014

Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Thạnh


Thái Nguyên, năm 2014


ii

LỜI CẢM ƠN
Những năm học qua, em đã được các thầy cô giáo trong trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên trang bị cho rất nhiều kiến thức bổ ích. Tuy nhiên
những kiến thức đó chủ yếu chỉ là trên lý thuyết, để làm tốt cơng việc của mình
sau này em cần học tập, trang bị cho mình nhiều kiến thức thực tế hơn nữa. Đợt
thực tập cuối khóa này đã cho em rất nhiều hiểu biết cũng như về kĩ năng và kinh
nghiệm đó.
Để hồn thành được tốt đợt thực tập vừa qua, trước hết em xin được gửi lời
cảm ơn chân thành tới các chú, các anh, chị trong Phịng Tài Ngun và Mơi
Trường - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ em rất nhiệt tình và tạo
cho em những điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy Nguyễn Đức
Thạnh cùng ban lãnh đạo khoa Môi Trường, trường Đại Học Nơng Lâm Thái
Ngun.Do kinh nghiệm của em cịn nhiều hạn chế, bài báo cáo khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
tồn thể các thầy cơ. Để em có điều kiện bổ sung nâng cao ý thức của mình phục
vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Cuối cùng em xin chúc tồn thể các thầy cơ ln ln mạnh khỏe, hạnh phúc
và thành công trong sự nghiệp trồng người. Chúc các chú, anh, chị trong phòng
Tài Nguyên và Môi Trường công tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Lưu Thị Tố Uyên



iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng : Giá trị các thông số về chất lượng nước mặt
Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng giá trị kinh tế giai đoạn từ 2009 – 2013 của huyện
Sơn Động
Bảng 4.2: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Thị Trấn An Châu
Bảng 4.3: Sự gia tăng dân số của Thị Trấn An Châu giai đoạn 2008- 2013
Bảng 4.4: So sánh và ước tính tỉ lệ lao động so với dân số của huyện trong giai
đoạn 2009 – 2013
Bảng 4.5: Chất lượng nước thải sinh hoạt của Thị Trấn từ năm 2011 – 2013
Bảng 4.6: Lượng chất thải rắn của các cơ sở trên địa bàn Thị Trấn An Châu
Bảng 4.7: kết quả phân tích mẫu nước sơng An Châu đoạn chảy qua địa phận Thị
Trấn An Châu
Bảng 4.8: Tỉ lệ dân số bị nhiễm bệnh do nguồn nước theo báo cáo của UBND
Thị Trấn An Châu


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BVMT
CTR
ĐKQSDĐ
NĐ – CP
NQ/TƯ
QLCTR
SXSH

TT
UBND
VSMT

Nghĩa của từ
Bảo vệ môi trường
Chất thải rắn
Đăng ký quyền sử dụng đất
Nghị định chính phủ
Nghị quyết trung ương
Quản lý chất thải rắn
Sản xuất sạch hơn
Thông tư
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh môi trường


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 4
2.1 Các cơ sở nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 4
2.1.1 Cơ sở triết học ......................................................................................... 4
2.1.2 Cơ sở khoa học – công nghệ .................................................................... 5
2.1.3 Cơ sở kinh tế ........................................................................................... 6

2.1.4 Cơ sở luật pháp ....................................................................................... 7
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về mơi trường nước ..................... 7
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................... 7
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 10
2.3 Giới thiệu chung về đơn vị thực tập ............................................................. 12
2.3.1 Vị trí ....................................................................................................... 12
2.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn.............................................................................. 13


vi

2.3.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế của phòng ................................................... 15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 16
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 16
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành .................................................................. 16
3.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................... 16
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................................ 16
3.3.2 Tìm hiểu hiện trạng môi trường nước lưu vục sông An Châu đoạn chảy
qua địa phận Thị Trấn An Châu – Huyện Sơn Động – Tỉnh Bắc Giang ............. 16
3.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông tới
sức khỏe của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên
cứu ................................................................................................................. 16
3.3.4 Đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý môi
trường nước mặt tại lưu vực sông An Châu.................................................... 16
3.3.5 Đưa ra những phương án giải quyết hiện trạng trên và góp phần bảo
vệ mơi trường nước tại lưu vực sông An Châu ............................................... 16
3.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 17
3.5 Tiêu chí đánh giá ......................................................................................... 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 22
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .............................................................. 22

4.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 34


vii

4.2 Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua
địa phận Thị Trấn An Châu ................................................................................... 34
4.2.1 Hệ thống sơng suối, kênh mương chính trên địa bàn Thị Trấn .............. 34
4.2.2 Hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua địa
phận Thị Trấn An Châu.................................................................................. 35
4.2.3 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông An
Châu đoạn chảy qua địa phận Thị Trấn An Châu .......................................... 37
4.3 Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông tới sức
khỏe của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu..... 44
4.3.1 Ảnh hưởng tới môi trường ..................................................................... 44
4.3.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông An Châu đoạn chảy
qua địa phận Thị Trấn tới sức khỏe của cộng đồng dân cư trên địa bàn ........ 45
4.3.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông An Châu tới phát
triển kinh tế - xã hội ....................................................................................... 47
4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng nguồn tài
nguyên nước lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua địa phận Thị Trấn An
Châu .................................................................................................................. 43
4.4.1 Thuận lợi ............................................................................................... 48
4.4.2 Khó Khăn .............................................................................................. 49
4.5 Đề xuất những phương án nhằm giải quyết ô nhiễm nguồn nước lưu vực
sông An Châu đoạn chảy qua địa phận Thị Trấn An Châu ................................. 50
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 52
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 52



viii

5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 55
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 56


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự sống của con
người và tất cả sinh vật trên trái đất, ở đâu có nước là ở đó có sự sống. Nước
tham gia vào tất cả các hoạt động sống cũng như hoạt động sản xuất của con
người.
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định
sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên
nhiên qúy hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn
kiệt. Nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu mang lại lợi nhuận cao, con
người đã cố tình bỏ qua các tác động đến môi trường một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một hiểm
họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái
đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên nước.
Ngày nay, dân số ngày càng tăng nhanh, xã hội phát triển thì nhu cầu sử dụng
nước ngày càng nhiều, diện tích đất ở cũng giảm theo đầu người, diện tích đất
canh tác ngày càng thu hẹp và bị tận dụng quá mức cho hoạt động sản xuất nên
cũng đang dần trở nên thối hóa, bạc màu. Do trình độ nhận thức và hiểu biết

của người dân vùng nơng thơn cịn hạn chế nên một loạt các vấn đề về ô nhiễm
môi trường tại nông thôn đang ngày càng tăng.
Lưu vực sông An Châu thuộc huyện Sơn Động, đại diện là đoạn chảy qua Thị
Trấn An Châu có ý nghĩa quan trọng đối với người dân địa bàn Thị Trấn: cung
cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp…. Thị Trấn An Châu trước kia
nền kinh tế phát triển chủ yếu là ngành nông nghiệp thuần túy. Nhưng hiện nay
cùng với q trình phát triển cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên chất


2

lượng cuộc sống của nhân dân huyện Sơn Động đang được cải thiện. Số lượng
các nhà máy, xí nghiệp đang ngày một tăng kéo theo hàng loạt các vấn đề, các áp
lực về ơ nhiêm mơi trường. Hệ thống thốt nước, nước thải và rác thải từ các cơ
sở sản xuất, các nhà máy và nước thải sinh hoạt không qua xử lý chính là ngun
nhân gây nên tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí,.. Hơn thế nữa các nguồn
thải này còn là nguyên nhân gây nên các căn bệnh truyền nhiễm trên diện rộng
đối với cộng đồng cư dân sống ở gần đó. Nguồn gây ơ nhiêm này có khả năng
gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân, ô nhiễm môi trường và làm
suy giảm chức năng hệ sinh thái của khu vực đó… Một vấn đề đang được quan
tâm dó là ơ nhiễm nguồn nước lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua địa phận
Thị Trấn An Châu. Chính vì tình hình này nên việc tìm hiểu về hiện trạng mơi
trường nước lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua Thị Trấn An Châu cũng như
ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông An Châu đến môi trường sống,
đến sức khỏe cộng đồng sống trong địa bàn Thị Trấn An Châu – Huyện Sơn
Động là một vấn đề cần thiết.
Chính vì vậy, để tìm hiểu và góp phần cải thiện mơi trường nước lưu vực
sông An Châu, đoạn chảy qua địa phận Thị Trấn An Châu. Được sự cho phép
của Trường Đại Học Nơng Lâm Thái Ngun và Phịng Tài Ngun Mơi Trường
Huyện Sơn Động em tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Hiện trạng môi trường

nước lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua địa phận Thị Trấn An ChâuHuyện Sơn Động- Tỉnh Băc Giang”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước lưu vực sông An Châu, đoạn chảy
qua địa phận Thị Trấn An Châu.
- Đánh giá ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước của lưu
vực sông đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong đại bàn
Thị Trấn.
- Đưa ra và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm giảm thiêu ô
nhiễm môi trường nước trong địa bàn Thị Trấn.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu


3

- Thơng qua việc tìm hiểu thực tế, điều tra khảo sát và tham khảo những kết
quả nghiên cứu trước đây về lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua địa
phận Thị Trấn An Châu, qua đó đưa ra các kết quả chính xác về tình hình
và những ngun nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước và dự báo ô
nhiễm lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua địa phận Thị Trấn An Châu
do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân của các xí nghiệp gây
nên.
- Chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn của công tác quản lý môi trường
nước lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua đị phận Thị Trấn An Châu –
Huyện Sơn Động – Tỉnh bắc Giang.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Giúp sinh viên nâng cao hiểu biết và kiến thức về mơi trường nước của địa
phận huyện mình.
- Giúp sinh viên có kỹ năng thực tế đồng thời cũng góp phần cho cơng việc
của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Là cơ sở để các cán bộ môi trường địa phương đưa ra biện pháp sử dụng

nguồn tài nguyên nước sông phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất cho hợp lý.
- Thông qua việc khảo sát, đánh giá các nguồn gây ơ nhiễm mơi trường
nước sơng từ đó đưa ra biện pháp phù hợp để quản lý nguồn nước lưu vục
sông.


4

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Các cơ sở nghiên cứu của đề tài
2.1.1 Cơ sở triết học
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn với tự nhiên, con người
và xã hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên – Con người – Xã hội”, trong
đó yếu tố con người giữ vai trò rất quan trọng. Sự thống nhất của hệ thống trên
được thực hiện trong các chu trình sinh địa hóa của 5 thành phần cơ bản:
- Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ
các chất vơ cơ dưới tác động của q trình quang hợp.
- Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn tạo ra các
chất thải.
- Sinh vật phân hủy (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân hủy các chất thải,
chuyển chúng thành các chất vô cơ đơn giản.
- Con người và xã hội loài người.
- Các chất hữu cơ và vô cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người
với số lượng này càng tăng.
Tính thống nhất của hệ thống “Tự nhiên – Con người – Xã hội” đòi hỏi
việc giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý mơi trường phải
tồn diện và hệ thống. Con người nắm bắt cội nguồn sự thống nhất đó nên phải
đưa ra các phương án thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong hệ
thống đó. Vì chính con người đã góp một phần khơng nhỏ vào việc phá vỡ tất
yếu khách quan là sự thống nhất giữa tự nhiên – con người – xã hội. Sự hình

thành những chuyên ngành khoa học như: quản lý môi trường, sinh thái nhân văn
là sự tìm kiếm của con người nhằm nắm bắt và giải quyết các mâu thuẫn, tính
thống nhất của hệ thống “Tự nhiên - Con người – Xã hội”.


5

2.1.2 Cơ sở khoa học – công nghệ
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng của tồn cầu, không chỉ
là sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn là của tất cả người dân. Nguồn
nước bị ô nhiễm là vector lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân
gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Cuộc sống con người trở nên khó khăn khi
môi trường nước bị suy giảm về số lượng và chất lượng.
Đánh giá hiện trạng môi trường nước cung cấp bức tranh tổng thể về 2
phương diện: Phương diện vật lý, hóa học thể hiện chất lượng mơi trường và
phương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về tác động từ các tác
động của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khỏe con người,
kinh tế và phúc lợi xã hội. Bản đánh giá hiện trạng mơi trường có vai trị như
một bản “thơng điệp” về tình trạng mơi trường tài ngun thiên nhiên và con
người, thông qua việc cung cấp thông tin tin cậy về mơi trường để hỗ trợ q
trình ta quyết định bảo vệ phát triển bền vững. một trong những mục tiêu quan
trọng của việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường và cung cấp thông tin
nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về tình hình mơi trường,
khuyến khích và thúc đẩy việc xây dựng triển khai và nhân rộng các mơ hình
cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa
cơng tác về mơi trường.
Nguồn nước bị ơ nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống
đáy nguồn
+Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,..)

+Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vơ cơ, xuất
hiện các chất độc hại)
+Lượng oxy hịa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxy
hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mời thải vào.


6

+Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng, có xuất hiện các vi trùng gây
bệnh
Các dạng ơ nhiễm nước mặt (nước sơng) thường gặp là:
- Ơ nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ trong nước.
Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD.
- Ô nhiễm các chất vơ cơ: các loại phân bón vơ cơ, các khống axit, cặn, các
ngun tố vết.
- Ơ nhiễm vi sinh vật: thường gặp ở các thủy vực nhận nước thải sinh hoạt,
đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật
gây bệnh sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật.
- Ô nhiễm bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học: trong
q trình sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa
học bị đẩy ra sơng chúng sẽ lan truyền trong môi trường nước đi vào cơ
thể con người theo chuỗi thức ăn và các sản phẩm nông nghiệp.
2.1.3 Cơ sở kinh tế
Quản lý mơi trường được hình thành trong ối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cự kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật
chất diễn ra dưới sức ép của trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có chất
lượng tốt và giá thành rẻ sã được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó, loại hàng hóa
kém chất lượng và đắt sẽ khơng có chỗ đứng. Vì vậy, chúng ta có thể dùng các
phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển

sản xuất có lợi cho cơng tác bảo vệ môi trường.
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí, lệ phí, Cota ơ
nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hồn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống
các tiêu chuẩn ISO.


7

2.1.4 Cơ sở luật pháp
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và
luật quốc gia về lĩnh vực mơi trường.
• Các văn bản mang tính quốc gia:
- Luật bảo vệ mơi trường nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do
Quốc hội thơng qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực ngày
01/07/2006.
- Luật tài nguyên nước do Quốc hội nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam thơng qua ngày 20/05/1998.
- Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam – các tiêu chuẩn chất lượng nước sông, hồ
(ban hành 1995, sửa đổi 2001 và 2005).
- Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi
tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 81/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
- Thông tư 08/2006 TT-BTNMT ngày 08/09/2005 của Bộ tài nguyên và
môi trường hướng dẫn về đánh giấ môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về mơi trường nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên

trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1500 lít nước cho
hoạt động cơng nghiệp và 2000 lít cho hoạt động nơng nghiệp. Nước chiếm 99%
trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con
người. Để sản xuất một tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước
và 1 tấn chất bột cần 1000 tấn nước.


8

Tài ngun nước ở trên thế giới theo tính tốn hiện nay là 1,39 tỷ skm3,
tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), cịn lại trong khí quyển và thạch
quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở 2
cực, 0,6% là nước ngầm, cịn lại là nước sơng và hồ. lượng nước trong khí quyển
khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sơng suối 0,00007% tổng lượng
nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (
lượng mưa trên trái đất 105000km3/năm. Lượng nước con người sử dụng trong
một năm khoảng 35000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp
và 63% cho hoạt động nông nghiệp).
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết: nguồn nước sạch toàn cầu
đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm
môi trường cùng với nhiệt độ trái đất nống lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn
nước sử dụng trong 20 năm tới. Hiện nay có khoảng 12000 km3 nước sạch trên
thế giới bị ơ nhiễm, hàng năm có khoảng hơn 2,2 triệu người chết do các căn
bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh nghèo nàn.
Các nước được coi là sử dụng nguồn nước hiệu quả nhất trên thế giới là
Phần Lan, Canada và Iceland. Bên cạnh đó, Haiti đứng cuối cùng trong danh
sách các quốc gia sử dụng nước hiệu quả và bị chỉ trích rằng đã khơng có những
chính sách cụ thể và hiệu quả về bảo vệ môi trường nước. Việc thiếu thốn nhiên
liệu, chất đốt đã khiến cho người dân trên đảo phải phá rừng. Điều này làm cho
tài nguyên nước của Haiti bị phá huỷ nghiêm trọng.

Anh Quốc cũng được coi là một trong những quốc gia có chính sách phát
triển và bảo vệ mơi trường nước tôt thứ ba trên thế giới. Danh sách 5 nước được
coi là đứng đầu về sự lãng phí nước trên thế giới, đó là: Mỹ, Djibouti, Cape
Verde, New Zealand và Italia.
Chính phủ của nhiều nước trên thế giới đã triển khai các chương trình
cơng nghệ sạch và năng lượng sạch. Các công nghệ nanô và các thị trường và
công nghệ hội tụ, như công nghệ nanô – công nghệ sinh học và công nghệ nanô


9

– công nghệ thông tin, đang làm tăng hiệu quả và giảm chi phí, khối lượng thiết
kế và xây dựng trong môi trường.
Theo một nghiên cứu mới, thị trường công nghệ môi trường của thế giới
dự kiến sẽ đạt 744 tỷ USD vào năm 2010, trong đó nước chiếm 40% và chất thải
chiếm 35%. Các công nghệ “Cuối đường ống” chiếm tới hơn 80% . Các công
nghệ không phế thải chỉ chiếm 1,5%. Các công nghệ nanô và công nghệ phân tử
sẽ biến đổi ngành công nghiệp môi trường thành một ngành công nghiệp công
nghệ cao.
Đến năm 2015, tiềm năng của công nghệ nanô sẽ là 5 – 10% và chiếm 20
– 30% thị trường. Các công nghệ phân tử sẽ chủ đạo sự phát triển và làm thay
đổi thị trường cũng như các ứng dụng. Vè công nghệ hội tụ công nghệ nanô –
công nghệ sinh học, thị trường dự kiến đạt 25 tỷ USD.
Hàng năm đến ngày 22 tháng 3, Liên Hiệp Quốc và các quốc gia trên thế
giới tổ chức ngày “Nước thế giới” để duyệt xét lại tình trạng phân bổ và tình
hình trong năm qua ở các quốc gia có nhu cầu dược trợ cấp về nguồn nước sinh
hoạt. “Ngày nước thế giới” đã được hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định vào
ngày 22/3/1993. Cứ mỗi 3 năm, thế giới lại họp nhóm dưới danh nghĩa diễn đàn
“Nước thế giới, và diễn đàn kỳ 5 sẽ diễn ra vào năm 2008.
Tóm lại, trong những năm gần đây tình hình nghiên cứu nước sạch và vệ

sinh mơi trường trên thế giới đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực.
Những tổ chức, diễn đàn, các nghiên cứu khoa học về môi trường nước trong
những năm gần đây đang được mọi người chú ý đến nhiều hơn. Theo các kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học thì nhìn chung, tình trạng nước và mơi trường
nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam không được sáng sủa. Do đó hàng năm,
nhân ngày thế giới về nước, Liên Hiệp Quốc luôn luôn cảnh giác tất cả các quốc
gia nhất là những nước đang phát triển cần phải chú trọng hơn nữa việc mang lại
nguồn nước sinh hoạt sạch cho người dân, cùng hệ thống vẹ sinh phóng uế cũng


10

như những phương hướng bảo vệ sức khoẻ bằng cách gìn giữ vệ sinh cá nhân và
ngăn ngừa ơ nhiễm.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu về bảo vệ môi trường nước trên phạm vi tồn quốc
Từ khi thành lập Bộ Tài Ngun & Mơi Trường năm 2002, hệ thống quản
lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương đang từng bước được
xây dựng ở cả 4 cấp theo hướng gắn kết quản lý nhà nước về môi trường với
quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên. Điều này có nghĩa là những khoảng
trống trước đây trong công tác quản lý môi trường ở địa phương, đặc biệt là từ
cấp tỉnh trở xuống dần được bổ xung. Sau khi thành lập sở Tài ngun & Mơi
Trường đã có các phịng Tài Nguyên & Môi Trường ở cấp Huyện và các cán bộ
địa chính kiêm quản lý mơi trường hoặc chun trách về môi trường ở cấp
phường xã.
Trong những năm gần đây, hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ mơi
trường rất được chú ý hồn thiện và đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần
quan trọng vào quản lý và công tác bảo vệ môi trường trong cả nước. Tuy nhiên
hệ thống văn bản còn nhiều điều bất cập, nhất là tổ thực tiễn tổ chức thi hành
trong cuộc sống. Hệ thống chính sách và các văn bản pháp luật về bảo vệ môi

trường liên tục được rà sốt, sửa đổi và bổ xung cho hợp với tình hình mới.
Chính phủ đã giao cho bộ Tài ngun & Mơi Trường chủ trì soạn thảo luật bảo
vệ mơi trường (sửa đổi) dựa trên kết quả tổng kết 10 năm thực hiện luật bảo vệ
môi trường và tham khảo luật và bộ luật môi trường của các nước khác trên thế
giới. Dự án luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã qua nhiều lần soạn thảo, chỉnh
sửa với ý kiến của các Bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các địa phương và các
tổ chức, cá nhân liên quan cũng như tham khảo ý kiến của các tổ chức và các
chuyên gia quốc tế; được thường trực Uỷ Ban Khoa học - Công nghệ và Môi
trường của Quốc hội thẩm tra và được Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.


11

Trong thời gian qua: Sau một số năm tham gia ASEAN Việt Nam đã
khẳng định vai trị tích cực của mình trong việc thực hiện những cam kết về bảo
vệ môi trường của ASEAN và đưa ra nhiều sáng kiến được nhiều nước tích cực
ủng hộ tổ chức hội nghị đối tác môi trường lần đầu tiên tại Việt Nam để đề xuất
và phối hợp có hiệu quả giữa các nhà tài trợ và chính phủ.
Về hợp tác song phương: Việt Nam nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của
chính phủ Thụy Điển, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Sỹ, Nhật Bản,...
trong công tác bảo vệ môi trường qua nhiều hình thức và tổ chức khác nhau.
Về hợp tác đa phương :Các tổ chức quốc tế mà đặc biệt là: chương trình
Phát triển Liên Hiệp Quốc(UNDP), chương trình Mơi trường Liên Hiệp
Quốc(UNEP), tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc Tế(IUCN), quỹ Quốc tế bảo vệ
thiên nhiên (WWF),tổ chức Phát triển Cơng nghiệp Liên Hiệp Quốc(UNIDO) có
quan hệ phối hợp rất tốt với nước ta trong công tác bảo vệ môi trường.
Gần đây, các hoạt động hợp tác về tài ngun và mơi trường cơ bản đã
duy trì được quan hệ với các đối tác sẵn có, đẩy mạnh các hoạt đơng hợp tác
quốc tế đa phương, song phương: Tích cực tham gia các chương trình hợp tác ,
các cơng ước quốc tế liên quan đến các lĩnh vực địa chính, tài ngun nước,

khống sản, khi tượng - thuỷ văn, bảo vệ mơi trường.
2.2.2.2 Tình hình ngiên cứu việc bảo vệ môi trường nước trên địa bàn Thị Trấn
An Châu - Huyện Sơn Động – Tỉnh Bắc Giang
Cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhu cầu về nước trên địa bàn huyện Sơn Động ngày càng quan
trọng và đang đặt ra yêu cầu phải khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước một
cách bền vững và có hiệu quả.
Nguồn tài nguyên nước ở huyện Sơn Động bao gồm mước mưa, nước mặt.
nước dưới đất. Nguồn nước mưa kha lớn với lượng mưa trung bình hàng năm từ
1000 – 1500mm, huyện cịn có hệ thống sơng, hồ, đập khá phong phú mà lớn


12

nhất là sông An Châu và đập Đặng, đập Khe Chão…Ở đây đang phát triển cơng
trình cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp theo phương án bơm dẫn.
Tuy nhiên, nguồn nước ở các dịng sơng trên địa bàn đang có xu hướng bị
ơ nhiễm do chất thải cơng nghiệp, nước thải sinh hoạt và ý thức chưa cao của đại
bộ phận dân cư chưa cao trong việc khai thác nguồn nước đang là nguy cơ đe
doạ tính bền vững của nguồn tài nguyên nước. Chất lượng nước tại các khu công
nghiệp, khu đô thị rất kém do hầu hết các cơ sở công nghiệp và các làng nghề
hiện đang thải trực tiếp nước ra môi trường mà chưa chú trọng biện pháp xử lý
đã gây ô nhiễm không chỉ nguồn nước mặt mà có dấu hiệu xuống cả nguồn nước
ngầm. Hiện nay chất lượng nguồn nước mặt đã có những dấu hiệu bị ơ nhiễm.
Trong những năm tới, huyện Sơn Động sẽ tập trung cao cho phát triển
kinh tế nên nhu cầu về nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Việc bảo vệ
nguồn nước, phòng chống suy thoái hay cạn kiệt nguồn nước gắn với việc
bảo vệ, phát triển rừng và khả năng tái tạo nguồn nước cũng được Huyện
quan tâm đồng thời với việc xử lý nghiêm các trường hợp làm suy thối, cạn
kiệt, ơ nhiễm môi trường nước mặt. Định hướng của Huyện đến năm 2015
toàn bộ dân số trong huyện được sử dụng nước sạch bằng hệ thống cấp nước

tập trung đến các điểm dân cư. Để đạt được mục tiêu này cần có khoản kinh
phí rất lớn để thăm dị, đánh giá và khai thác các nguồn nước ngầm và nước
mặt cũng như xây dựng các nhà máy nước và các chính sách bảo vệ nguồn
nước.
2.3 Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
2.3.1 Vị trí
Phịng Tài ngun và Mơi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
tài ngun đất, tài ngun nước, tài ngun khống sản, mơi trường trên địa bàn
huyện theo quy định của pháp luật.


13

Phịng Tài ngun và Mơi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang.
2.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Trình UBND cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy
hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý Tài nguyên và môi
trường; kiểm tra việc thực hiện ngay sau khi UBND cấp huyện ban hành.
2. Lập quy hoạch sử dụng đát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đát cấp
huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất cấp xã.
3. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyể mục đích sử dụng
đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở
hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đát cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của
UBND huyện.
4. Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai;
quản lý hoạt động của văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc

thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài
nguyên và môi trường cấp xã, thị trấn (sau đây gội tắt là công chức chuyên môn về
tài nguyên và môi trường cấp xã); thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.
5. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong
việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuế đất của địa phương; thực
hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND cấp
huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài ngun nước, tài ngun khống sản (nếu
có).
7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và
đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định


14

kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễn môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp,
khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi
trường trên địa bàn; hướng dẫn UBND cấp xã quy định về hoạt động và tạo điều
kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ mơi trường hoạt động có hiệu quả.
8. Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực
hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
9. Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về lình vực tài nguyên và môi trường theo phân công của UBND cấp huyện.
10. Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ
hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
11. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và
môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy
định của pháp luật.

12. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công
tác được giao cho UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
13. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài
nguyên và môi trường cấp xã.
14. quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy
định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện.
15. Quản lý tài chính, tài sản của Phịng theo quy định của pháp luật và phân công
của UBND cấp huyện.
16. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại
đại phương theo quy định của pháp luật.


15

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp huyện giao hoặc theo quy định của
pháp luật.
2.3.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế của phòng
Lãnh đạo phòng
Phòng Tài ngun và Mơi trường có 01 Trưởng Phịng và 02 Phó Phịng.
Trưởng Phịng chịu trách nhiệm trước UBND huyện và pháp luật về tồn bộ
hoạt động của Phịng.
Phó Phịng chịu trách nhiệm trước Trưởng phịng về cơng tác được phan cơng.
Việc bổ nhiệm Trưởng Phịng và Phó Phịng do chủ tịch UBND huyện quyết
định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Sở Tài nguyên và Môi trường
quy định và các quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý cán bộ.
Phịng có 8 cán bộ cơng chức biên chế và 4 cán bộ hợp đồng.
Các bộ phận thuộc Phòng
Hành chính tổng hợp (kiêm thủ quỹ).

Thanh tra, kiểm tra (kiêm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo).
Quy hoạch – kế hoạch.
Đăng ký đất đai.
Mơi trường.
Tài ngun khống sản (kiêm cả quản lý Nhà nước về tài nguyên nước).
Các đơn vị trực thuộc Phòng
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Cán bộ môi trường 23/23 xã, thị trấn hợp đồng với Phịng Tài ngun và Mơi
trường.


16

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông An Châu
đoạn chảy qua đị phận Thị Trấn An Châu.
Phạm vi nghiên cứu: Địa phận Thị Trấn An Châu
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm nghiên cứu: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Động
Thời gian tiến hành: Từ 05/05/2014 – 05/08/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng
- Đặc điểm khí hậu, thủy văn
3.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện kinh tế
- Cơ sở hạ tầng:

+ Giao thơng vận tải
+ Bưu chính viễn thơng
+ Tăng trưởng kinh tế


17

+ Thủy lợi
b. Điều kiện xã hội
- Dân số
- Giáo dục đào tạo
- Văn hóa, thể dục thể thao
- An ninh chính trị
- Y tế và sức khỏe cộng đồng
- Chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường
3.3.2 Tìm hiểu hiện trạng môi trường nước lưu vục sông An Châu đoạn chảy qua
địa phận Thị Trấn An Châu – Huyện Sơn Động – Tỉnh Bắc Giang
Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua địa
phận Thị Trấn An Châu.
Các ngun nhân chính gây ơ nhiễm môi trường nước lưu vực sông An
Châu đoạn chảy qua địa phận Thị Trấn An Châu.
3.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông tới sức
khỏe của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu
3.3.4 Đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý môi trường
nước mặt tại lưu vực sông An Châu
3.3.5 Đưa ra những phương án giải quyết hiện trạng trên và góp phần bảo vệ
mơi trường nước tại lưu vực sông An Châu
3.4 Phương pháp nghiên cứu



×