Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DAY HOC TICH CUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>DẠY HỌC TÍCH CỰC – TỪ NHẬN THỨC ĐẾN VIỆC LÀM</b>


<i><b>Bùi Quang Hùng</b></i>


<i>Trưởng phòng Tiểu học - Sở GD&ĐT Quảng Trị</i>
<i><b>I) Tại sao chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng</b></i>
<i><b>tích cực.</b></i>


Chương trình giáo dục tiểu học mới được ban hành kèm theo quyết định
số 16/2006/QĐBGD&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Mục tiêu
của chương trình là “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”. Ngồi ra, chương
trình cịn qui định những vấn đề quan trọng như học sinh nên học cái gì và các
em cần đạt được những kiến thức và kỹ năng nào. Do vậy, hiểu rõ bản chất của
việc học và chủ trương của chương trình mới là địi hỏi hết sức quan trọng đối
với giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

mỗi người diễn ra trong một mơi trường văn hóa lịch sử cụ thể và những tương
tác giữa chủ thể với người khác, có ảnh hưởng mạnh đến q trình chiếm lĩnh đối
tượng học của cá nhân; sự thay đổi năng lực người của chủ thể là kết quả của việc
học (sự lĩnh hội) là sự thay đổi bền vững ở cấu trúc bên trong, là sự biến đổi năng
lực, nhân cách của chủ thể học.


2. Với nhận thức khoa học về việc học, giáo dục mới nhấn mạnh vai trị chủ
động tích cực của người học. Vì thế, tư tưởng chủ đạo của chương trình mới là:
“giáo dục lấy học sinh làm trung tâm” hoặc còn được gọi là “dạy và học tích
cực”. Ý tưởng này đặt học sinh làm vị trí trung tâm của giáo dục và chú ý vào
việc học sinh học như thế nào hơn là vào việc giáo viên dạy như thế nào. Tư
tưởng này chú trọng vào sự say mê hứng thú của học sinh và kinh nghiệm hàng
ngày của các em là những yếu tố rất quan trọng để học sinh tiếp thu kiến thức


mới. Ngoài ra, tư tưởng này cịn khuyến khích các em nắm vững kiến thức sâu
hơn thông qua các hoạt động học tập khác nhau như: Đọc các sách tham khảo,
lắng nghe ý kiến của người khác, quan sát kỹ các hiện tượng tự nhiên v.v... vì thế,
chương trình mới yêu cầu cao đối với học tập tích cực của học sinh và phát triển
cân bằng khả năng của các em về phạm trù nhận thức, phạm trù tình cảm và
phạm trù kỹ năng. Chương trình mới nhấn mạnh tới học tập có hiệu quả của học
sinh, chương trình mới mong muốn học sinh có thể tăng cường động cơ cá nhân
trong học tập và tiếp thu kiến thức, kỹ năng thông qua q trình học tập tích cực
của học sinh. Những điều này khó có thể đạt được nếu sử dụng các phương pháp
giáo dục truyền thống, trong đó giáo viên chỉ biết dạy học một chiều và học sinh
ngồi nghe giảng.


3. Để đạt được những yên cầu của chương trình mới, giáo viên buộc phải đổi
mới phương pháp dạy học của mình. Hơn nữa thay đổi quan điểm và thái độ của
giáo viên đối với học sinh cũng là điều vô cùng quan trọng. Học sinh không phải
như một tờ giấy trắng để ta viết lên tất cả mọi thông tin mới một cách dễ dàng.
Mỗi học sinh có một suy nghĩ riêng của mình và các em cố gắng hiểu mọi điều
dựa trên những kinh nghiệm đã có từ trước đó. Điều cần thiết của giáo viên là
khơng chỉ đổi mới phong cách giảng dạy và cải tiến kỹ năng giảng dạy mà còn
thay đổi cả thái độ và cách cư xử trong lớp học. Lấy ví dụ, giáo viên phải dùng
nhiều đồ dùng dạy học hơn trong các giờ học, tổ chức nhiều hoạt động học tập
hơn, lắng nghe ý kiến của học sinh và khuyến khích được học sinh có động cơ
học tập mạnh mẽ hơn,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ý kiến của mình hoặc nghĩ ra một ý tưởng mới. Mặt khác, nếu giáo viên luôn để ý
lắng nghe học sinh và cho học sinh những lời khuyên bổ ích mỗi khi các em gặp
khó khăn thì các em sẽ tin cậy vào thầy cô và mong muốn sẽ được kể với thầy cô
nhiều chuyện. Học sinh sẽ cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với giáo viên và an
tâm về mặt tinh thần. Những điều nói trên về thái độ nghiêm khắc của giáo viên
và về sự an tâm, thoải mái về mặt tinh thần của học sinh khơng hề được nêu ra


trong chương trình mới, nhưng lại được truyền đạt cho học sinh ở trường học.


<i><b>II) Thế nào là dạy học tích cực:</b></i>


Định hướng đổi mới PPDH (Phương pháp dạy học) ở tiểu học là phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của
từng học sinh, từng lớp học, môn học, bài học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Dạy học tích cực là một cách tiếp cận
định hướng đổi mới phương pháp dạy học.


Có thể nói dạy học tích cực hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại
thói quen học tập thụ động, quan tâm nhiều đến hứng thú và kinh nghiệm đã có
hàng ngày của học sinh, nhấn mạnh hơn tới sự tham gia tích cực của từng cá
nhân học sinh để hiểu sâu hơn kiến thức mới.


Có bốn dấu hiệu cơ bản, đặc trưng của dạy học tích cực đó là:
- Dạy và học thơng qua hoạt động tích cực của học sinh.
- Chú trọng phương pháp rèn luyện tự học


- Tăng cường học cá nhân phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của học sinh.


Trong đó học sinh tham gia một cách tích cực năng động, sáng tạo, tập
trung... học sinh có cảm giác thoải mái, tự tin, vừa sức, dễ chịu và cảm thấy được
tôn trọng...


<i><b>III) Chúng ta được triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy và</b></i>
<i><b>học theo hướng tích cực như thế nào?.</b></i>



1. Nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ quản lý và giáo viên


Về nhận thức CBQL và GV phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm có tính
quyết định đến chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy và học theo
hướng tích cực vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính thường xun, lâu dài. Vì
vậy phải cương quyết mạnh dạn tổ chức triển khai ngay, khơng chờ đợi nhưng
đồng thời phải có kế hoạch khoa học, cụ thể khả thi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

2. Tổ chức thực hiện ngay việc soạn giảng, đánh giá tiết dạy theo định
hướng dạy học tích cực phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng
trường, lớp, từng đối tượng.


3. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị trường học ngày càng đảm
bảo cho các hoạt động chung của nhà trường, đảm bảo cho việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học tích cực. Đặc biệt quan tâm đến thay đổi không gian lớp
học phù hợp, thân thiện, học sinh được thể hiện mình bằng các sản phẩm của
chính các em.


4. Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo định hướng: Tập trung
cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên bằng soạn bài, dự giờ của
đồng nghiệp, đúc rút kinh nghiệm.


5. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, lành mạnh khuyến khích sự
tham gia tích cực của học sinh.


Mơi trường học tập là mơi trường vật chất (phịng học, bàn ghế, bảng, giấy
bút, sách vở ...) và môi trường tinh thần (quan hệ giữa thầy với trò, giữa học sinh
với học sinh)


Mơi trường học tập tích cực là mơi trường tạo thuận lợi, thúc đẩy việc học


tập tích cực của học sinh, là mơi trường trong đó diễn ra sự học tích cực, thoải
mái, hiệu quả của học sinh.


Vì vậy, trong những năm qua chúng ta đã tập trung chỉ đạo, xây dựng, đổi
mới không gian lớp học (sắp xếp bố trí bàn ghế, bảng, trang trí lớp học...) sao cho
thuận lợi, dễ sử dụng, phù hợp với hoạt động học tập tích cực.


Xây dựng mơi trường học tập thân thiện, (học sinh được tôn trọng, lắng
nghe, được tham gia, được chấp nhận với đặc điểm vốn có của mỗi em.)


<i><b>IV). Những kết quả đạt được bước đầu</b></i>


1. Tất cả các cán bộ quản lý và giáo viên đã được bồi dưỡng tập huấn và đã
nâng cao được nhận thức và kiến thức về dạy học tích cực, có khả năng vận dụng
vào thực tiễn quản lý và giảng dạy của mình


2. Đã đoạn tuyệt với phương pháp và kỹ thuật dạy học cũ, dạy học một
chiều, thụ động, chỉ quan tâm đến việc dạy của thầy. Bước đầu đã vận dụng khá
thành công phương pháp và kỹ thuật dạy học mới, tích cực và có hiệu quả. Quan
tâm đến tổ chức các hoạt động học của học sinh. Học sinh chủ động, tích cực,
thoải mái và có hiệu quả. Học sinh tự tin, kỹ năng sống được rèn luyện và nâng
cao.


3. Không gian lớp học đã được thay đổi, môi trường học tập được cải thiện,
quan hệ giữa thầy với trò, giữa trò với trò ngày càng thân thiện.


<i><b>V. Những tồn tại cần được điều chỉnh:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

2. Một số giáo viên trong nhận thức đúng, đủ nhưng thiếu kiên quyết, thiếu
mạnh dạn và đổi mới chưa thật mạnh mẽ.



3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuy được đầu tư tăng cường nhưng chưa
đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn dạy học.


4. Một số CBQL và GV cịn cầu tồn, khơng chịu đối mới phương pháp dạy
học và cho rằng CSVC chưa đáp ứng yêu cầu.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×