Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.04 KB, 2 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY- HỌC
THỰC SỰ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH ?
Ths Ngô Viết Đức
Lý luận về phương pháp dạy học: Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của
học sinh(HS), có lẽ đến lúc này hầu hết giáo viên đều nhận thức đầy đủ và sâu sắc.
Tuy nhiên, việc vận dụng vào thực tiễn quá trình dạy học, không phải người thầy nào
cũng thực hiện trọn vẹn như nhận thức lý luận.
Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết mang tính chất trao đổi, chia sẻ này, người viết
mong được cùng các đồng nghiệp tìm giải pháp tốt nhất cho việc áp dụng phương
pháp dạy học: “Thầy chủ đạo, trò chủ động” để đạt kết quả như mong đợi. ( Hoặc là
giải pháp đã có nhưng chúng ta chưa thực sự quyết tâm thực hiện?!)
Những ý kiến trao đổi dưới đây mong được nhiều người góp ý, bổ sung, viết tiếp,
bàn luận thêm:
1. Một số nhận định:
Nguyên nhân dẫn đến học sinh ít, hoặc không tham gia xây dựng bài trong giờ
học:
- Học sinh không chuẩn bị bài ở nhà.
- Một số HS lười học.
- Thói quen của lớp học: trầm, nhút nhát.
- Cách thức tổ chức thi đua của lớp.
- Thầy giáo đặt câu khó hiểu hoặc quá đơn giản.
- Thầy giáo đặt câu hỏi ít có tác dụng động não học sinh.
- Thầy giáo chưa chuẩn bị hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh.
- Thầy giáo quen với phương pháp thuyết giảng.
- Thầy giáo lo sợ cháy giáo án…
Từ những nhận định trên cũng có thể thấy rằng, học sinh không phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học, lỗi của trò thì ít mà lỗi của thầy thì
nhiều! Quý thầy cô và các đồng nghiệp cứ tự liên hệ, suy ngẫm, tự khắc sẽ đồng ý
với tôi ở nhận trên, có phải không(?).
2. Một số ý trao đổi, phân tích:
* Đối với HS:


- Học sinh lười học, thầy phải có biện pháp giúp đỡ, kèm cặp, uốn nắn thường
xuyên.
- HS không chịu khó soạn bài, thầy giáo phải tăng cường công tác kiểm tra.
- Học sinh nhút nhát, thiếu mạnh dạn, thầy giáo phải tìm cách khích lệ, động
viên.
- Còn phong trào lớp học mà thiếu sôi nổi, thì có lẽ lỗi cả hai người thầy:
GVCN Và GVBM.
* Về phía giáo viên:
- Một bài giảng, cần có một hệ thống câu hỏi và những đáp án trả lời.
- Ở một nội dung, cần cân nhắc, lựa chọn một câu hỏi mà mình thấy là tối ưu
nhất, làm sao để thực sự động não HS
Ví dụ: Khi dạy phần tiểu sử tác giả,
Đã có nhiều người đặt câu hỏi: Em hãy cho biết những nét chính về tiểu sử
tác giả( Một tác giả nào đó) ?. Câu trả lời thì đã có quá đầy đủ ở phần tiểu dẫn
SGK.
Nên chăng đặt câu hỏi: Xuất thân của tác giả ảnh hưởng như thế nào trong
sáng tác của ông? hoặc là, hoàn cảnh lịch sử xã hội giai đoạn tác giả sinh sống có
ảnh hưởng gì đến nội dung thơ văn của ông và sự đóng góp của nhà văn ( nhà thơ)
cho văn học?
Ví dụ 2: Dạy khái niệm - Tránh đặt câu hỏi “là gì?”
Đã có không ít GV đặt câu hỏi: Thị trường là gì? Là gì nữa?!- là SGK đã định
nghĩa rất đầy đủ, nếu HS trả lời thì cũng chỉ đọc lại ở SGK: “Thị trường là lĩnh
vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để
xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.”
Có thể đặt câu hỏi: Em hãy chỉ ra những yếu tố xuất hiện trên thị trường mà
em đã biết. Chắc chắn HS sẽ không gượng khi trả lời, các yếu tố đó là: hàng hoá,
người bán, người mua, trao đổi, trả giá…
(Quý thầy, cô có thể lấy thêm nhiều ví dụ khác để thực nghiệm, đối chiếu kết
quả).
- Cần tổ chức hoạt động nhóm theo hướng kích thích thi đua, tạo cơ hội cho

nhiều người được hoạt động, có thể bằng hai cách:
+HS thực hiện máy chiếu Overhard.( GV chiếu so sánh với kết quả HS)
+ Cho HS lập bảng biểu treo, dán ở bảng (GV chỉnh sửa, bổ sung nhận xét,
đánh giá, cho điểm).
3.Một số ý kết luận:
Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, ưu điểm nhiều hơn
nhược điểm, hạn chế:
- HS chiếm lĩnh tri thức vững chắc.
- HS có cơ hội bộc lộ tư duy sáng tạo.
- Tri thức khoa học được khẳng định mang tính khách quan, tránh đựơc áp
đặt của thầy giáo.
- Công việc của thầy giáo trên lớp nhẹ nhàng, nói ít, viết ít.
Còn nhựơc điểm hạn chế thì ai cũng đã biết, cho phép tôi không nêu ra ở đây,
chỉ mong mọi người thông cảm, chia sẻ và khắc phục.
Xem qua kết luận trên cũng dễ dàng nhận thấy: Hoạt động của HS trên lớp
nhiều hơn GV; và cũng do đó mà thầy giáo làm việc ở nhà trước khi đến lớp phải
thật nhiều! Đúng là con đường đi tới: “Thầy chủ đạo, trò chủ động”
Chúc quý thầy cô là người dẫn đường đúng hướng!
Chúc các em HS là người luôn tích cực, chủ động trong học tập để có nhiều
sáng tạo!
Thị xã Quảng Trị, 28/10/2008

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×