Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài tập quay phải, quay trái đối với học sinh khối lớp 1 trường tiểu học quảng lạc(1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.4 KB, 14 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình
Tơi:
Họ và tên

Phạm Tiến Thành

Ngày tháng Đơn
vị
Chức vụ
năm sinh
cơng tác
06/02/1991

Trường
Tiểu học Giáo viên
Quảng Lạc

Trình độ Tỉ lệ % đóng
chun
góp vào việc tạo
mơn
ra sáng kiến
Đại học

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả bài tập quay phải, quay trái đối với học sinh khối lớp 1


Trường tiểu học Quảng Lạc”
I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Chuyên môn.
II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Phạm Tiến Thành – Giáo viên dạy
thể dục Trường Tiểu học Quảng Lạc.
III. THỜI GIAN ÁP DỤNG: Từ năm học 2018–2019, 2019–2020.
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1. Nội dung sáng kiến
Trong thời kỳ mới hiện nay, mục tiêu của ngành Giáo dục – Đào tạo là
đào tạo những con người mới để thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng
bằng, văn minh”. Nghị quyết Trung ương 2 khố VIII của Đảng đã khẳng định :
“Muốn tiến hành công nghiệp hố, hiện đại hố thắng lợi thì phải phát triển Giáo
dục và Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển
nhanh và bền vững ”. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi con người phải có
đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức, có tài
nhưng khơng đủ sức khỏe thì con người khơng thể làm được việc gì”. Cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói “Giáo dục chính là quốc sách hàng đầu,
tương lai dân tộc” trong tác phẩm Đảng cộng sản Việt Nam 80 năm hình thành
và phát triển (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2010) nêu rõ mục đích của giáo
dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Theo quyết định số 641/Ttg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng chính phủ về
phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn
2011–2030 đã nhấn mạnh giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học
sinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi, là 1 trong 4 chương trình của đề án. Nhiệm vụ cụ thể
1


là: Nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa; tổ chức các hoạt động thể
dục thể thao ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự luyện tập thể dục thể thao để
tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể.

Qua đó có thể thấy Đảng và nhà nước rất chú trọng tới Giáo dục và Đào tạo
nói chung và giáo dục thể chất nói riêng, giáo dục trí tuệ đi đôi với giáo dục thể
chất, xây dựng con người mới tồn diện đức, trí, thể, mỹ.
Mơn Thể dục cấp tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri
thức, kỹ năng đơn giản cần thiết nhằm rèn luyện tư thế cơ bản; làm giàu vốn kỹ
năng vận động để các em học tập một cách hiệu quả nhất. Từ đó góp phần bảo
vệ, tăng cường sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. Ngồi ra,
cịn góp phần giáo dục ý thức tổ chức, kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức
khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách tốt cho học sinh. Vì vậy,
mơn thể dục nói chung và nội dung đội hình đội ngũ nói riêng được đưa vào
chương trình giảng dạy chính thức ở tất cả các cấp học, ngành học.
Đội hình đội ngũ là một nội dung quan trọng của chương trình thể dục lớp
1. Rèn luyện đội hình đội ngũ trong quá trình dạy học góp phần nâng cao hiệu
quả giảng dạy môn thể dục. Đặc biệt “Động tác quay phải, quay trái” là động tác
được thường xuyên sử dụng ở tất cả các khối lớp và các cấp học, làm nền tảng
cơ bản cho những nội dung học khác. Học sinh lớp 1 – đây là giai đoạn đầu của
lứa tuổi cắp sách tới trường, các em còn bỡ ngỡ, bước đầu làm quen với trường
mới, thầy cô giáo mới, tác phong học tập, rèn luyện mới. Các em rất hiếu động,
khả năng tập trung chú ý chưa cao, định hướng không gian chưa rõ. Bài tập quay
phải, quay trái tưởng chừng rất quen thuộc tuy nhiên để các em xác định hướng
và thực hiện được kỹ năng xoay người theo đúng góc quay thường mất nhiều
thời gian, cơng sức của cả thầy và trò. Trải qua thời gian giảng dạy thực tế và
nghiên cứu, tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
bài tập quay phải, quay trái đối với học sinh khối lớp 1 Trường Tiểu học Quảng
Lạc.”
1.1. Giải pháp cũ thường làm
1.1.1 Nội dung giải pháp
a. Chuẩn bị giáo viên khi lên lớp
– Giáo viên soạn bài chủ yếu dựa vào nội dung trong sách giáo viên.
– Đồ dùng, thiết bị dạy học sử dụng là bộ đồ dùng sẵn có trong thư viện.

– Tâm lý trước và trong khi lên lớp giảng dạy môn Thể dục khối 1 của
giáo viên thường hướng tới mục tiêu các em xoay người được đúng hướng, ít
chú trọng góc quay và nâng cao kỹ thuật quay cho những em có khả năng thực
hiện tốt.
b. Tở chức các hoạt động dạy
– Tổ chức dạy học các bước theo hướng dẫn của sách giáo viên.
2


– Khi dạy động tác quay giáo viên hỏi xem đâu là bên phải, đâu là bên trái
cho các em nhận biết hướng, sau đó cho các em bỏ tay xuống, giáo viên hô khẩu
lệnh: “Bên phải(trái)... quay” để các em xoay người theo hướng đó.
– Theo phân phối chương trình, nội dung đội hình, đội ngũ trong đó có
quay phải, quay trái lớp 1 gồm 5 bài tương ứng với 5 tiết học. Giáo viên lên lớp
giảng dạy 1 tiết chính khóa trong tuần.
– Chủ yếu sử dụng các phương pháp làm mẫu, phân tích, giảng giải,
thuyết trình. Phương pháp tập luyện chủ yếu là tập luyện đồng loạt.
– Việc sửa sai động tác: giáo viên tập lại động tác cho học sinh quan sát
tập theo.
c. Tở chức trị chơi
– Giáo viên sử dụng những trò chơi cũ, những trị chơi sẵn có trong sách
giáo khoa.
– Học sinh dễ dàng nắm bắt, tham gia trò chơi thành thạo.
1.1.2. Nhược điểm của giải pháp cũ:
– Giáo viên chưa đầu tư thời gian vào việc chuẩn bị bài dạy và tự làm đồ
dùng dạy học.
– Thời gian học chính khóa ít, học sinh không được luyện tập và rèn kỹ
năng một cách thường xun, ít có điều kiện uốn nắn và sửa sai triệt để, dễ mất
phương hướng, quên động tác, kỹ năng quay khơng được nâng cao.
– Hình thức tập luyện đồng loạt, hô và làm mẫu của giáo viên hay cán sự

lớp thực hiện nhiều lần dễ dẫn tới nhàm chán, học sinh giảm hứng thú, mất tập
trung dẫn tới giảm hiệu quả luyện tập.
– Tốn nhiều thời gian để sửa sai, ôn luyện ở các tiết học sau đó.
– Học sinh quay sai hướng, mất thăng bằng khi quay, làm đội hình lộn
xộn, ồn ào khiến các em mất tự tin, không tập trung ảnh hưởng đến hiệu quả
luyện tập.
– Kỹ năng khi chơi trò chơi bổ trợ cho bài học cịn ít. Gây nhàm chán
trong khi chơi, giảm hứng thú học tập của các em.
1.2. Giải pháp mới cải tiến
Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp giảng dạy và hình thức tập luyện.
a) Tổ chức dạy động tác:
Để học sinh dễ nắm bắt động tác, tôi cho học sinh:
– Làm quen với khẩu lệnh: Khi bắt đầu giảng dạy động tác quay phải,
quay trái, tôi cho học sinh làm quen với khẩu lệnh. Tôi giới thiệu khẩu lệnh:
“Bên phải – quay”, “Bên trái – quay” và hướng dẫn cho học sinh biết: “Bên
phải” hoặc “Bên trái” là dự lệnh, nhằm báo cho người tập biết hướng thực hiện
động tác. “Quay” là động lệnh, dứt động lệnh người tập mới thực hiện động tác.

3


– Quan sát động tác thị phạm và tranh ảnh: Giáo viên vừa hơ khẩu lệnh
vừa làm mẫu tồn bộ động tác cho học sinh quan sát.
Để học sinh quan sát động tác kỹ hơn, tôi cho các em xem tranh và giải
thích động tác trên tranh.
– Tự thực hiện động tác (tự khám phá): Sau khi hướng dẫn xong kỹ thuật
động tác, tôi tiến hành cho học sinh tự khám phá động tác để xem khả năng tiếp
thu động tác của các em. Từ đó giáo viên đưa ra các phương pháp giảng dạy phù
hợp.
Hướng dẫn học sinh xác định hướng quay, Tôi đã áp dụng các giải pháp

giúp học sinh xác định cơ thể mình với hướng quay cụ thể trên địa hình thực tế
của sân tập.
– Cách 1: Để học sinh xác định hướng quay một cách dễ dàng, ngay từ
tiết học đầu tiên tôi cho các em phân biệt tay phải, tay trái, chân phải, chân trái,
lặp đi lặp lại nhiều lần để học sinh nhớ.
+ Cách hướng dẫn như sau: Giáo viên cho các em đeo hoa (Giáo viên làm
hoa từ giấy màu. Phụ lục Ảnh 1) vào tay phải, để phân biệt tay phải, tay trái. Hỏi
học sinh “Tay phải đâu?” các em giơ tay đeo hoa lên, “Tay trái đâu?” các em giơ
tay không đeo hoa lên. Giáo viên kết hợp vừa hỏi vừa làm mẫu theo phương
pháp soi gương, giơ tay phải, tay trái thực hiện cùng chiều với học sinh để các
em cùng làm. Sau một vài lần, khi học sinh đã quen và xác định được tay phải,
tay trái, giáo viên chỉ hỏi học sinh và không làm mẫu, để các em tự phân biệt tay
phải, tay trái. Việc đưa các đồ dùng dạy học tự làm vào trong giờ học giúp học
sinh thích thú và hứng khởi tập luyện hơn, giờ học trở nên sinh động.
+ Khi học sinh đã phân biệt được tay phải, tay trái, giáo viên cho học sinh
tháo hoa ra và lại hỏi “Tay phải đâu?”, “Tay trái đâu?” để các em nhớ và phân
biệt được tốt hơn. Nếu như lúc này vẫn có em giơ sai tay, giáo viên có thể cho
lớp dừng tập và hướng dẫn lại.(Phụ lục Ảnh 3.1 & 3.2)
+ Để học sinh nhận biết hướng nhanh hơn, giáo viên nâng dần độ khó, hơ
với tốc độ nhanh hơn, u cầu các em phải phản xạ nhanh. Quy định cho các
em, khi hô “Phải” các em giơ tay phải, khi hô “Trái” các em giơ tay trái. Giáo
viên có thể hỏi: trái, phải, trái hoặc: phải, phải, trái. Sau đó tổ chức thi đua giữa
các tổ, tổ nào ít bạn giơ sai tay nhất sẽ được tuyên dương, tổ nào nhiều bạn giơ
sai tay nhất sẽ phải múa một bài do tổ thắng hát. Thông qua biện pháp thi đua,
học sinh hào hứng và phân biệt được bên phải, bên trái rất nhanh.
+ Kết hợp việc xác định hướng quay trên sân trường, giáo viên nhắc học
sinh tay cầm bút là tay phải, vì tất cả các em viết bằng tay phải, tay còn lại là tay
trái.
– Cách 2: Sử dụng các tấm biển có mũi tên (Phụ lục Ảnh 2). Giáo viên
chuẩn bị: 4 tấm biển có mũi tên.

4


+ Cho học sinh tập hợp theo một hướng nhất định. Đặt các tấm biển có
mũi tên chỉ bên phải, bên trái đội hình để giúp học sinh nhanh chóng xác định
hướng quay của cơ thể với hướng sân trường.
– Ở tiết học đầu tiên, giáo viên chỉ hướng dẫn thật kỹ một động tác quay
phải. Khi học sinh đã định hình thực hiện quay tương đối thuần thục và phân
biệt được bên phải, giáo viên giải thích và các em sẽ nhận biết bên còn lại là bên
trái (ngược chiều mũi tên).
Hướng dẫn học sinh xác định góc quay (Phụ lục Ảnh 3).
– Trước khi hô khẩu lệnh, giáo viên hỏi học sinh “Tay phải (tay trái)
đâu?” rồi yêu cầu các em đưa cánh tay đó sang ngang, để xác định góc quay. Sau
đó hạ cánh tay đó xuống về tư thế đứng nghiêm.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh, khi nghe thấy khẩu lệnh “Bên phải (bên
trái) – quay” thì các em quay về hướng cánh tay vừa chỉ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện động tác quay phải, quay trái theo hai cử
động.
– Giáo viên làm mẫu toàn bộ động tác quay, sau đó hướng dẫn chậm động
tác chân.
– Tiếp đó giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện động tác quay phải,
quay trái theo hai cử động.
– Đối với động tác quay trái
+ Cử động 1: Lấy gót chân trái và nửa trước bàn chân phải làm trụ, quay
người sang bên trái. (Phụ lục Ảnh 4)
+ Cử động 2: Thu chân phải về sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm.
( Phụ lục Ảnh 5)
– Đối với với động tác quay phải
+ Cử động 1: Lấy gót chân phải và nửa trước bàn chân trái làm trụ, quay
người sang bên phải.

+ Cử động 2: Thu chân trái về sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm.
Sau đó giáo viên cho học sinh tập với 2 cử động này.
Đối với các em học sinh lớp 1, giáo viên giới thiệu và làm mẫu động tác
quay phải, quay trái đúng kỹ thuật. Nếu học sinh nào có năng khiếu và thực hiện
được đúng kỹ thuật động tác quay phải, quay trái thì giáo viên khen ngợi, tun
dương. Cịn nếu các em chỉ nhận biết đúng hướng và xoay người theo đúng
hướng khẩu lệnh cũng đảm bảo yêu cầu vì theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, môn
học Thể dục lớp 1 đối với động tác quay phải, quay trái là học sinh: “Nhận biết
đúng hướng và biết xoay người theo hướng khẩu lệnh”.
Dạy phối hợp hoàn chỉnh động tác
Khi các em đã nhận biết đúng hướng và biết xoay người theo hướng khẩu
lệnh, tôi cho học sinh tập phối hợp hoàn chỉnh động tác quay trái, quay phải.
5


– Động tác: Từ tư thế đứng nghiêm giáo viên hô khẩu lệnh: “Bên phải
(bên trái) – quay” đối với học sinh lớp 1 chỉ yêu cầu quay đúng hướng.
– Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm
– Khẩu lệnh: “ Bên phải (bên trái) – quay”.
– Kỹ thuật
+ Động tác quay phải: Lấy gót chân phải và nửa trên của bàn chân trái
làm trụ quay người sang phải, sau đó đưa bàn chân trái về cùng với bàn chân
phải thành hình chữ V ở tư thế đứng nghiêm.
+ Động tác quay trái: Lấy gót chân trái và nửa trên của bàn chân phải làm
trụ quay người sang trái, sau đó đưa bàn chân phải về cùng với bàn chân trái
thành hình chữ V ở tư thế đứng nghiêm.
– Khi quay hai tay áp nhẹ vào đùi, quay đúng hướng, giữ thăng bằng.
Giáo viên làm mẫu, hô chậm kết hợp với giải thích để học sinh quan sát.
Sau đó giáo viên hơ khẩu lệnh và tập cùng chiều với học sinh, kết hợp với các
biển chỉ dẫn xác định hướng quay trên sân. Ở tiết học đầu tiên tôi chỉ hướng dẫn

các em thực hiện một động tác quay phải, để các em thực hiện thật thành thục.
Tiết học sau tôi hướng dẫn các em động tác quay trái và phối hợp hô một lần
quay trái, một lần quay phải hoặc hai lần quay bên nọ, một lần quay bên kia để
học sinh xác định hướng quay. Khi học sinh xác định tốt hướng quay tôi bỏ biển
chỉ dẫn hướng quay để các em tự xác định hướng quay.
Chú ý: Khi hô khẩu lệnh, giữa động lệnh và dự lệnh giáo viên nên hơ
chậm để học sinh có thời gian xác định hướng quay và góc quay.
Đối với học sinh lớp 1, chủ yếu là tập theo kiểu bắt chước nên khi giảng
dạy giáo viên tránh phân tích dài dịng, chỉ nêu khẩu lệnh và giảng giải yếu lĩnh
kỹ thuật cơ bản của động tác và phải làm mẫu cùng chiều với học sinh để các em
nắm bắt động tác nhanh hơn.
b. Tổ chức cho học sinh tập luyện
Để giờ học có hiệu quả:
– Sau khi giáo viên hướng dẫn xong kỹ thuật động tác, bắt đầu tiến hành
cho cả lớp tập luyện, giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh.
– Để giờ học không bị nhàm chán, khơi gợi hứng thú tập luyện, phát huy
tính tự giác, tích cực cho học sinh trong luyện tập, giáo viên phải thường xuyên
thay đổi các hình thức tổ chức tập luyện như:
+ Tập luyện đồng loạt (cả lớp cùng tập) dưới sự điều khiển của giáo viên
và cán sự lớp.
+ Tập luyện theo tổ, nhóm dưới sự điều khiển của cán sự tổ.
Để tích cực hóa vai trị của người tập, giáo viên tổ chức cho học sinh tập
luyện theo tổ, nhóm. Ở hình thức này, các em được tập luyện nhiều hơn và tự
kiểm tra được động tác kỹ thuật của nhau, giúp nhau cùng tiến bộ; phát huy
6


được tính tự giác, tích cực của học sinh và giáo viên có thời gian hướng dẫn cho
học sinh yếu. Tập luyện theo tổ, nhóm giúp các em phát hiện ra cái sai của bạn
và của bản thân từ đó tự sửa sai cho mình, cho bạn. Cần chú ý nhịp hô của người

chỉ huy.
+ Tập luyện cặp đôi: Đây là hình thức hai em học sinh tạo thành một cặp
đứng quay mặt vào nhau, một bạn hô một bạn tập sau đó đổi ngược lại. Ở hình
thức này các em không chỉ phát hiện ra cái sai của bạn, uốn nắn chỉnh sửa động
tác sai cho bạn mà tập luyện cặp đơi cịn giúp các em tập và biết làm chỉ huy,
hướng dẫn bạn học.
+ Tập luyện cá nhân: Các em tự hô, tự tập, tự uốn nắn và chỉnh sửa động
tác cho mình.
Một động lực rất quan trọng giúp các em chủ động, tích cực tập luyện
hơn, đó là tổ chức trình diễn kết quả tập luyện giữa các tổ nhóm. Bởi khi có sự
thi đua các em tập luyện sẽ tích cực hơn rất nhiều.
Để nâng cao hứng thú tập luyện, giáo viên thường xuyên thay đổi các đội
hình tập luyện như đội hình vịng trịn, hàng ngang, hàng dọc…
Khi học sinh đã định hướng tốt, tôi nâng cao phản xạ và nâng dần độ khó
của động tác quay phải, quay trái để tạo hứng thú tập luyện cho các em.
Ví dụ 1: Tơi cho hai hàng quay mặt vào nhau, Khi tôi hô: “Bên phải (bên
trái) – quay” thì hai hàng sẽ quay ngược chiều nhau. Nếu em nào xác định
hướng quay khơng tốt, nhìn các bạn đứng đối diện với mình thì chắc chắn sẽ
quay sai.
Ví dụ 2: Để nâng cao độ khó, rèn luyện cho các em xác định đúng hướng
quay và góc quay khi đứng ở các vị trí khác nhau, trên các địa điểm khác nhau
của sân tập, tôi cho học sinh tập luyện theo đội hình tam giác hoặc đội hình chữ
U. Khi hô khẩu lệnh “Bên phải (bên trái) – quay” các hàng sẽ quay theo các
chiều khác nhau.
Tôi đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán sự lớp. Vì những em này có vai trị
rất quan trọng, thay giáo viên điều hành tổ và lớp tập luyện. Chính vì vậy, ngay
từ những tiết học đầu tiên, tôi đã lựa chọn những em học sinh học tốt, hô tốt,
nhậy bén với các tình huống để tập huấn và bồi dưỡng.
Đặc biệt khi giảng dạy giáo viên phải lưu ý, với các em học sinh khuyết
tật, giáo viên phải đưa ra các bài tập khác để thay thế (chẳng hạn học sinh bị

khuyết tật về chân thì cho các em tập các bài tập về tay).
Với nhiều phương pháp và hình thức giảng dạy, tập luyện mà các học sinh
lớp 1 đã thực hiện tốt các động tác quay mà yêu cầu của bài học đề ra.

7


Giải pháp 2: Tìm ra nguyên nhân học sinh thực hiện động tác quay phải,
quay trái chưa đúng và biện pháp khắc phục.
a. Nguyên nhân học sinh thực hiện động tác quay phải, quay trái chưa
đúng.
Qua quá trình giảng dạy và tổ chức cho học sinh tập luyện, tôi đã phát
hiện ra những nguyên nhân sai chủ yếu của học sinh khi thực hiện động tác quay
phải, quay trái. Cụ thể như sau:
– Sai do chưa xác định được hướng quay.
– Sai góc quay.
– Khi quay bị mất thăng bằng: Do các em sai tư thế trụ, thực hiện vội
vàng.
b. Biện pháp khắc phục
– Nếu học sinh sai do chưa xác định được hướng quay và góc quay: Giáo
viên đưa ra các bài tập giúp học sinh xác định hướng quay như: Phân biệt bên
nào cơ thể học sinh đang đứng là bên phải, bên nào cơ thể là bên trái. Trước khi
thực hiện động tác quay phải, giáo viên có thể hỏi học sinh: “Tay phải của các
em đâu?” Học sinh đưa cánh tay phải dang ngang, sau đó bỏ xuống, giáo viên
hô: “Bên phải – quay”, các em quay về hướng bàn tay vừa chỉ. Hoặc “Vai phải
của em hướng về phía nào? mắt em nhìn theo hướng đó thì đó là Bên phải!”
Tương tự như thế với bên trái. Một vài lần các em sẽ xác định được hướng quay
và góc quay, khơng cần giơ tay.
– Sai do bị mất thăng bằng. Trước khi tập luyện, nhắc nhở các em bình
tĩnh định hướng, thực hiện động tác quay, không vội vàng. Nhịp hô của người

chỉ huy cần to, chậm dãi, dứt khốt.
Như vậy, nhờ tìm được những nguyên nhân dẫn tới việc quay sai mà các
em thường mắc phải, giáo viên kịp thời giúp đỡ các em, các em thực hiện đúng
các động tác quay, giúp các em tự tin hơn trong học tập và giao tiếp.
Giải pháp 3: Sử dụng sáng tạo các trò chơi vận động đơn giản để bổ trợ,
rèn luyện phản xạ, khả năng định hướng.
Một trong những hoạt động gây sự chú ý, kích thích học sinh tham gia
đơng đảo nhất là hoạt động trò chơi. Nếu việc giảng dạy và luyện tập các kiến
thức của môn Thể dục theo yêu cầu của chương trình mà khơ khan cứng nhắc sẽ
làm ức chế tâm lý, nhận thức của học sinh, từ đó sẽ hình thành trong các em
những thói quen tập luyện gượng ép, bắt buộc, làm hạn chế kết quả. Nếu giáo
viên chọn và tổ chức trò chơi hợp lý với tiết học sẽ giúp cho học sinh có tinh
thần thoải mái, tiếp thu bài học…luyện tập các kiến thức một cách tự giác, tiết
dạy sẽ đạt hiệu quả cao.

8


Chính vì vậy, mà tơi đã lồng ghép sử dụng các trò chơi vận động đơn giản
trong khi dạy động tác quay phải, quay trái để bổ trợ các em việc xác định
hướng phải, trái hoặc thực hiện động tác.
* Trị chơi 1: “Tìm kho báu”(Ảnh 6)
Mục đích
– Tạo tinh thần thoải mái vui vẻ cho các em học sinh
– Học sinh xác định được hướng đi để tìm ra kho báu
Chuẩn bị: Một hộp quà, các mật thư (Là những mũi tên chỉ dẫn, đường đi
đến kho báu)
Giáo viên dán các mật thư vào các vật mà giáo viên đã lựa chọn có mục
đích như: gốc cây, ghế đá, bờ tường… theo ba con đường khác nhau tương ứng
với 3 đội chơi.

Cách chơi
Chia số học sinh trong lớp thành 3 đội chơi, mỗi đội đi theo một con
đường. Giáo viên chỉ dẫn, giải thích cho các đội chơi hướng đi và cách tìm mật
thư. Dựa theo sự chỉ dẫn trên các mật thư, các em sẽ tìm được đường đến kho
báu. Đội nào tìm được kho báu đầu tiên thì hộp q ấy sẽ thuộc về đội đó.
Kết thúc trò chơi
Giáo viên cho học sinh chia sẻ cảm xúc khi được tham gia chơi trò chơi
cùng với các bạn trong đội, để các em thấy được muốn chiến thắng phải quan sát
thật nhanh và xác định hướng thật chính xác.
* Trị chơi 2: “Khi hồng đế cần!”(Ảnh 7)
Mục đích
– Tạo tinh thần thoải mái vui vẻ cho các em học sinh
– Giúp học sinh thực hiện động tác quay phải, quay trái.
Cách chơi:
Người quản trị nói: “Khi hồng đế cần” Các em đáp: “Cần gì? cần gì?”
Người quản trị nói tiếp: “Cần các bạn đứng nghiêm”. Học sinh sẽ đứng
nghiêm, khơng động đậy. Quản trị lại tiếp tục nói: “Khi hồng đế cần” Các em
lại đáp: “Cần gì? cần gì?” Người quản trị nói: “Cần các bạn quay phải (quay
trái)”. Các em đồng loạt làm theo. Trò chơi tiếp tục như vậy, cho đến khi quản
trị tìm ra được một số bạn vi phạm luật chơi. Bạn nào làm sai u cầu của quản
trị, thì phải trải qua một thử thách mới, do người quản trò quy định.
Kết thúc trò chơi: Học sinh chia sẻ cảm xúc khi được tham gia chơi trị
chơi. Ngồi ra tơi cịn tổ chức cho các em tham gia chơi nhiều trò chơi khác.
* Trị chơi 3: “Đi chuyển hướng phải, trái”
Mục đích
– Tạo tinh thần thoải mái vui vẻ cho học sinh.
– Học sinh xác định được hướng phải, trái.
9



Chuẩn bị
– 15 chiếc cờ nhỏ.
– Kẻ vạch chuẩn bị và vạch xuất phát cách nhau 1m. Trước vạch xuất phát
20 – 25m kẻ 1 vạch đích. Trên đoạn đường đó chuẩn bị cho mỗi đội chơi một số
điểm mốc có cắm lá cờ nhỏ theo đường rích rắc cách nhau 3 – 5m.
Cách chơi
Tập hợp các đội chơi sau vạch chuẩn bị theo các đường rích rắc mà giáo
viên đã quy định vị trí. Khi có lệnh bắt đầu chơi, bạn số 1 của mỗi đội chơi đi
thường hoặc đi nhanh theo đường quy định. Khi đến các mốc quy định sẽ
chuyển hướng đi sang trái, hoặc sang phải. Khi chuyển hướng, bàn chân xoay về
hướng đó. Sau khi đi xong, chạy nhanh trở lại vạch xuất phát chạm vào tay bạn
tiếp theo và về đứng tập hợp ở cuối hàng. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến
khi bạn cuối cùng của đội nào về đích đầu tiên và đội đó ít bạn phạm luật nhất là
giành chiến thắng.
Kết thúc trò chơi
Học sinh chia sẻ cảm xúc khi được tham gia trò chơi và phỏng vấn đội
thắng. “Làm thế nào mà đội em đã giành chiến thắng?” Qua đó học sinh thấy
muốn chiến thắng phải xác định hướng đúng, nhanh, di chuyển nhanh và các
thành viên trong đội phải đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.
Thơng qua các trị chơi sẽ giúp giáo viên thân thiện, gần gũi với các em
hơn. Trị chơi khơng chỉ là phương tiện giáo dục mà còn được nâng lên vị trí
một phương pháp giáo dục đó là: “Phương pháp vui mà học, học mà vui”. Như
Bác Hồ đã từng nói: “Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng
làm cho chúng học”. Vì vậy trị chơi luôn cuốn hút các em ở tất cả các bậc học.
Qua các trò chơi giúp các em thực hiện tốt các động tác quay nói riêng và học
thể dục nói chung.
Giải pháp 4: Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường.
Để giúp học sinh được thực hiện động tác quay phải, quay trái thường
xuyên hơn, nâng cao hiệu quả tập luyện, tôi đã phối hợp với giáo viên tổng phụ

trách đội, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh cùng tham gia hướng dẫn
các em.
a. Phối hợp với tổng phụ trách đội
– Phối hợp với tổng phụ trách đội lên kế hoạch, xây dựng nội dung sinh
hoạt tập thể có nội dung quay phải, quay trái lồng ghép. Các anh chị lớp 4, lớp 5
sẽ hướng dẫn các em xác định hướng phải, trái, thông qua các bài thơ như dạy
các em đọc bài thơ: “Bé ơi”:
Bên trên bé có cái đầu
Gặp người lớn, bé cúi đầu hỏi thăm
10


Kế đến là tới đôi tay
Phải – trái dùng để múa hay múa đều
Bé cịn cầm viết để tơ
Đó là tay phải viết cho thẳng hàng
Tay trái giữ tập đàng hồng
Để cho bé viết ngay hàng khơng sai
Bé ngoan học giỏi hát hay
Cô yêu bạn mến bé hay đến trường.
Qua bài thơ các anh chị phụ trách sao hỏi các em: Tay phải ở phía nào?
Phía trái là tay gì? Khi được đọc bài thơ này các em rất thích và đã khắc sâu
được những kiến thức về xác định bên trái, bên phải.
– Hoặc khi sinh hoạt tập thể với chủ đề: An tồn giao thơng. Các anh chị
phụ trách dạy cho các em bài hát “Đường em đi” vừa cho các em hát và kết hợp
hỏi. Đường em đi bên nào? Bên phải. Đường em không đi là đường bên nào?
Bên trái. Qua đó trẻ sẽ định hướng được bên phải, bên trái bản thân mình.
– Các anh chị phụ trách sao nhi đồng đang dạy các em hát: Trong các tiết
hoạt động ngoài giờ: Các anh chị phụ trách Sao nhi đồng, tổ chức cho các em
chơi trị chơi: Khi hồng đế cần, Hãy làm nhanh theo yêu cầu, Ai giỏi nhất…Sau

đó các anh chị phụ trách sao sẽ hướng dẫn các em thực hiện động tác quay phải,
quay trái.
b. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm
Để nâng cao tính thường xuyên trong tập luyện cho học sinh, tơi cịn phối
hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp, hướng dẫn học sinh thực hiện động tác
quay phải, quay trái, trong khi các em xếp hàng ra vào lớp, tập thể dục giữa giờ,
múa hát tập thể. Vào các giờ sinh hoạt tập thể, tôi kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm tổ chức cho các em chơi các trị chơi vận động, biến đổi đội hình khi
đồng diễn các bài thể dục, dân vũ, từ hàng ngang sang hàng dọc và ngược lại,
giúp các em xác định hướng quay.
c. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh
Sau những buổi học, tôi trao đổi với phụ huynh về việc học của các em ở
lớp, nhờ phụ huynh hỗ trợ cho trẻ luyện tập thêm ở gia đình. Từ đó các em được
tập luyện nhiều hơn, sẽ hình thành kỹ năng trong các em và chẳng mấy chốc kỹ
năng đó sẽ trở thành kỹ xảo, các em phân biệt được hướng phải, trái dễ dàng và
khơng cịn lúng túng nữa.
Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đã
giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung đội hình đội ngũ, nâng cao chất
lượng giảng dạy môn thể dục. Đặc biệt, đã tạo ra sự phối kết hợp giữa gió viên
bộ mơn với giáo viên chủ nhiệm, mối liên hệ giữa phụ huynh học sinh với nhà

11


trường được duy trì và phát triển.Tạo ra hiệu ứng tốt kích thích, thúc đẩy hiệu
quả giáo dục.
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài tập quay phải, quay trái cho
học sinh lớp 1 đã được áp dụng hiệu quả ở trường Tiểu học Quảng lạc và được
tập thể giáo viên, học sinh đánh giá cao.

Sáng kiến có thể áp dụng được với các trường Tiểu học trên tồn tỉnh
Ninh Bình và các địa phương khác.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài tập quay phải, quay trái đối
với học sinh khối lớp 1 có thể áp dụng đối với các nhà trường. Sáng kiến này sẽ
được được áp dụng hiệu quả hơn khi:
– Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy “Đội hình đội ngũ”
nói chung và nội dung “Quay trái, quay phải” nói riêng cho học sinh lớp 1. Tích
cực tìm tịi nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Quan tâm,
khuyến khích các nhóm cũng như các đối tượng học sinh trong học tập.
– Sự quan tâm đúng và đủ của các cấp lãnh đạo nâng cao điều kiện cơ sở
vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Hiệu quả kinh tế:
Việc điều chỉnh một số nội dung, trò chơi vận động phù hợp với thực tế
học sinh, điều kiện nhà trường, giáo viên tự làm đồ dùng dạy học bằng phế
liệu(Hoa đeo tay và biển chỉ hướng) giúp giảm số tiền cho việc mua sắm đồ
dùng thiết bị phục vụ năm học: 500 000 đồng.
2. Hiệu quả xã hội:
Sau khi nghiên cứu và áp dụng sáng kiến trên tại Trường Tiểu học Quảng
Lạc, tôi nhận thấy rằng sáng kiến mà tơi nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc nâng cao ý thức học tập môn Thể dục nói riêng, ý thức rèn luyện sức khỏe của
các em học sinh nói chung. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Hiệu quả lớn nhất mà sáng kiến đem lại là tăng tình yêu trường, mến lớp
của các em học sinh, thầy cô giáo, mỗi ngày đến trường náo nức một niềm vui.
Một số hiệu quả cụ thể:
2.1. Hiệu quả trong việc nâng cao ý thức giảng dạy của giáo viên thể dục
– Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng các giải pháp, bản thân nhận thức
được tầm quan trọng của việc dạy “Đội hình đội ngũ” nói chung và nội dung
“Quay trái, quay phải” nói riêng cho học sinh khối lớp 1.

– Khơng chỉ dựa vào sách giáo khoa, người giáo viên cần tích cực, chủ
động, đi sâu tìm tịi, nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy có hiệu quả, phù
hợp với đặc điểm của học sinh tại địa phương, cũng như từng đối tượng học
12


sinh cụ thể. Đồng thời từ thực tế, giáo viên có thể rút ra những kinh nghiệm,
những giải pháp mới, giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy không chỉ trong bài
học “Quay trái, quay phải” của Chuyên đề Đội hình – đội ngũ mà còn cho
những bài học, chuyên đề khác. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2. Hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng môn thể dục
– Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy đội hình đội ngũ vào
khối lớp 1 từ năm học 2018–2019, sau khi so sánh kết quả thực hiện quay đúng
trái, phải của 60 học sinh khối lớp 1 năm học 2017–2018 với học sinh khối lớp 1
các năm học sau đó, tơi có bảng thống kê..
Năm học

Số học sinh khối lớp 1

2017 – 2018

60

Quayđún
g
45

2018 – 2019

60


58

HKI 2019–2020

60

58

Tỷ lệ
75%
96,67
%
96,67
%

Quay
sai
15
2
2

Tỷ lệ
25%
3,33
%
3,33
%

Dựa vào bảng thống kê, chúng ta thấy học sinh thực hiện quay đúng tăng

lên rõ rệt từ 75% tăng lên 96,67%.
– Các biện pháp giúp nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung Đội hình
đội ngũ khối lớp 1, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Thể dục trong
nhà trường.
2.3. Hiệu quả trong việc nâng cao năng lực, một số phẩm chất cho học sinh
Hình thức tập luyện giúp học sinh phát triển các năng lực: Tự quản, hợp
tác, tự học và giải quyết vấn đề. Học sinh mạnh dạn, tự tin, tự giác, tích cực
luyện tập.
Thơng qua các hoạt động tập luyện, tham gia chơi trò chơi góp phần giáo
dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, các em được giáo dục tinh thần
hợp tác, đoàn kết, kỷ luật, trung thực và rèn luyện tinh thần đồng đội khi làm
việc trong môi trường tập thể.
2.4. Hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của nhà trường, giáo viên,
cha mẹ học sinh đối với môn thể dục
– Tạo nên sự phối kết hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và
tổng phụ trách Đội.
– Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của
con em họ. Từ đó phụ huynh hợp tác nhiệt tình với giáo viên, tham gia vào quá
trình giúp đỡ, kiểm tra, động viên con em mình trong việc học tập.
Các lực lượng này liên thơng hỗ trợ, tham gia vào quá trình giúp đỡ và
giám sát học sinh thực hiện mục tiêu giáo dục.Việc phối kết hợp giữa gia đình

13


và nhà trường trong việc giáo dục học sinh, tạo nên sức mạnh, kích thích, thúc
đẩy q trình học tập của học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi
những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tơi mong đươc sự giúp đỡ, đóng góp ý
kiến quý báu của cấp trên và đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện và

đạt kết quả cao hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong việc dạy học.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Quảng Lạc, ngày

tháng …. năm 2020
NGƯỜI NỘP ĐƠN
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG

14



×