Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NGHIÊN cứu một số CHỈ TIÊU HUYẾT học của lợn CON SAU CAI sữa mắc hội CHỨNG TIÊU CHẢY tại một số TRANG TRẠI TRÊN địa bàn HUYỆN văn lâm – HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------

-----------

TRƯƠNG THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CỦA LỢN
CON SAU CAI SỮA MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY TẠI
MỘT SỐ TRANG TRẠI TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN VĂN LÂM – HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------

-----------

TRƯƠNG THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CỦA LỢN
CON SAU CAI SỮA MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY TẠI
MỘT SỐ TRANG TRẠI TRÊN ðỊA BÀN


HUYỆN VĂN LÂM – HƯNG YÊN

CHUYÊN NGÀNH

: THÚ Y

MÃ SỐ

: 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. ðỖ ðỨC VIỆT
TS. NGUYỄN BÁ TIẾP

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính bản thân tơi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa hề ñược
sử dụng ñể bảo vệ học vị nào, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2014
Tác giả
Trương Thị Yến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn Thạc sĩ
khoa học nơng nghiệp, tơi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, giảng dạy nhiệt tình của
các Thầy cô giáo trong Khoa Thú y, Ban quản lý đào tạo, Trường ðại học
Nơng Nghiệp Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài. Nhân dịp hồn thành luận văn
này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban quản lý đào tạo, các thầy cơ giáo Khoa
Thú y, Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội cùng tất cả bạn bè ñồng nghiệp
và người thân ñã ñộng viên, tạo điều kiện tốt nhất giúp tơi thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
ðặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp ñỡ của thầy giáo
hướng dẫn: PGS. TS ðỗ ðức Việt và TS. Nguyễn Bá Tiếp đã dành nhiều thời
gian, cơng sức hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài và hồn thành cuốn luận văn này.
Một lần nữa tôi xin gửi tới các Thầy giáo, cô giáo, các bạn bè ñồng
nghiệp lời cảm ơn và lời chúc sức khoẻ, cùng mọi ñiều tốt ñẹp nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2014
Tác giả

Trương Thị Yến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii



MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

v

Danh mục hình

vi

Danh mục viết tắt

vii

1.

ðẶT VẤN ðỀ


1

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Nguồn gốc tế bào máu

3

2.2

Hội chứng tiêu chảy ở gia súc

4

2.3

Biện pháp ñiều trị hội chứng tiêu chảy

20

2.3.1

Loại trừ những sai sót trong ni dưỡng


20

2.3.2

Khắc phục rối loạn tiêu hố và chống nhiễm khuẩn

20

2.3.3

ðiều trị hiện tượng mất nước và chất ñiện giải.

21

3.

ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

23

3.1

ðối tượng, thời gian, ñịa ñiểm nghiên cứu

23

3.1.1

ðối tượng nghiên cứu


23

3.1.2

Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu

23

3.2

Nội dung nghiên cứu

23

3.3

Phương pháp nghiên cứu

24

4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

4.1

Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên ñàn lợn con sau cai sữa tại
một số trang trại thuộc tỉnh Hưng Yên


26

4.1.1

Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa

26

4.1.2

Tỷ lệ lợn chết do hội chứng tiêu chảy .

28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


4.1.3

Tỷ lệ mắc HCTC trên ñàn lợn sau cai sữa theo quy mơ đàn .

29

4.1.4

Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn sau cai sữa theo tình
trạng vệ sinh


32

4.1.5

Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy trên ñàn lợn sau cai sữa theo mùa vụ.

34

4.2

Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng ở lợn con sau cai sữa
mắc hội chứng tiêu chảy trên ñịa bàn huyện Văn Lâm – Hưng Yên.

36

4.2.1

Một số chỉ tiêu sinh lý ở lợn con sau cai sữa mắc hội chứng tiêu chảy.

36

4.2.2

Thể trạng và trạng thái phân

39

4.3


Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn con sau cai sữa mắc hội chứng
tiêu chảy

41

4.3.1

Chỉ tiêu về hệ hồng cầu ở lợn sau cai sữa mắc hội chứng tiêu chảy

42

4.3.2

Thời gian đơng máu và tốc ñộ lắng máu của lợn con sau cai sữa
mắc hội chứng tiêu chảy.

44

4.3.3

Chỉ tiêu về hệ bạch cầu

45

4.4

Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở lợn mắc hội chứng tiêu chảy.

49


4.4

Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở lợn mắc hội chứng tiêu chảy.

50

4.4.1

ðộ dự trữ kiềm và hàm lượng ñường huyết trong máu

50

4.4.2

Protein và các tiểu phần protein trong huyết thanh

52

4.5

Bệnh tích đại thể và vi thể.

56

4.5.1

Bệnh tích ñại thể.

56


4.5.2

Bệnh tích vi thể.

57

5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

61

5.1

Kết luận

61

5.2

ðề nghị

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

64


Page iv


DANH MỤC BẢNG
STT
4.1

Tên bảng

Trang

Tỷ lệ lợn con sau cai sữa mắc hội chứng tiêu chảy tại một số xã
trên ñịa bàn huyện Văn Lâm – Hưng Yên

26

4.2

Tỷ lệ lợn sau cai sữa chết do hội chứng tiêu chảy.

28

4.3

Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy trên ñàn lợn sau cai sữa theo quy
mơ đàn

4.4

30


Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy trên ñàn lợn sau cai sữa theo tình
trạng vệ sinh thú y

32

4.5

Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa theo mùa vụ

35

4.6

Một số chỉ tiêu sinh lý ở lợn sau cai sữa mắc hội chứng tiêu chảy

36

4.7

Thể trạng và trạng thái phân của lợn con sau cai sữa

40

Bảng 4.8. Số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình của
hồng cầu ở lợn con sau cai sữ mắc hội chứng tiêu chảy
4.9

49


Tốc ñộ lắng máu và thời gian đơng máu của lợn con sau cai sữa
mắc hội chứng tiêu chảy

4.10

45

Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở lợn sau cai sữa mắc
hội chứng tiêu chảy

46

4.11

Thế máu của lợn con sau cai sữa mắc hội chứng tiêu chảy.

49

4.12

Hàm lượng ñường huyết, ñộ dự trữ kiềm trong máu

51

4.13

Hàm lượng Protein tổng số và tỷ lệ các tiểu phần Protein trong
huyết thanh lợn mắc HCTC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


54

Page v


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1

Cơ chế và hậu quả của viêm ruột ỉa chảy

12

2.2

Mối quan hệ giữa trao ñổi nước, các chất điện giải và sự cân
bằng axít - bazơ trong bệnh ỉa chảy

15

2.3

Các thể mất nước


16

4.1

Tỷ lệ lợn con sau cai sữa mắc hội chứng tiêu chảy tại một số xã
trên ñịa bàn huyện Văn Lâm – Hưng Yên

26

4.2

Tỷ lệ lợn sau cai sữa chết do hội chứng tiêu chảy

28

4.3

Tỷ lệ mắc HCTC trên ñàn lợn sau cai sữa theo quy mơ đàn

30

4.4

Tỷ lệ mắc HCTC trên đàn lợn sau cai sữa theo tình trạng vệ sinh
thú y

33

4.5


Hình ảnh mổ lợn chết do hội chứng tiêu chảy

56

4.6

Dạ dày có nhiều ñiểm thâm nhiễm hồng cầu, bạch cầu

57

4.7

Biến ñổi vi thể của ruột non lợn mắc HCTC

59

4.8

Biến ñổi vi thể của ruột già lợn mắc HCTC

60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
cs


: Cộng sự

HCTC

: Hội chứng tiêu chảy

Hb

: Hemoglobin

A

: Albumin

G

: Globulin

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


1. ðẶT VẤN ðỀ

Trong giai ñoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường với cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần, thì vai trị của ngành chăn ni trở nên quan trọng. Nhiệm vụ
của công tác chăn nuôi thú y càng nặng nề hơn, bên cạnh việc tăng nhanh số
lượng, phải chú ý ñến việc nâng cao chất lượng ñàn gia súc, gia cầm, xây dựng
một ngành chăn nuôi bền vững, ñáp ứng ñược nhu cầu tiêu dùng trong nước và

xuất khẩu.
ðể ñạt ñược mục tiêu này, phải ưu tiên từ cơng tác giống, quan tâm đến
vấn đề thức ăn, về quản lý, đồng thời chú trọng đến cơng tác thú y, tăng cường
các biện pháp kỹ thuật trong chẩn đốn, phịng chống, khống chế các bệnh
truyền nhiễm, nội khoa, ký sinh trùng, bệnh dinh dưỡng...
Hội chứng tiêu chảy (HCTC) với ñặc ñiểm và diễn biến hết sức phức tạp,
do nhiều nguyên nhân, bệnh ñã gây nên những thiệt hại lớn cho ngành chăn
ni.Vì vậy việc phịng và trị HCTC là vấn đề được nhiều nhà chun mơn
trong lĩnh vực chăn ni thú y hết sức quan tâm. ðã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về HCTC ở lợn con, nhưng thường chỉ tập trung nghiên cứu các
mặt: Nguyên nhân, bệnh lý, triệu chứng và biện pháp phòng bệnh viêm ruột ở
lợn trong giai đoạn bú sữa. Trong khi đó, lợn con sau cai sữa bị HCTC là rất
phổ biến nhưng các biến đổi sinh lý sinh hóa máu và mối liên quan giữa biến
đổi vi thể đường tiêu hóa, đặc biệt là biến ñổi vi thể niêm mạc ruột non với
biểu hiện triệu chứng lâm sang chưa ñược làm rõ. ðã có nhiều biện pháp điều
trị được áp dụng đối với HCTC nhưng hiệu quả chưa cao; ñiều trị triệu chứng
vẫn là chủ yếu.
ðể ñiều trị bệnh một cách triệt để cần thiết phải nghiên cứu tồn diện, tìm
hiểu rõ bản chất của q trình bệnh, từ đó xây dựng một quy trình phịng và
trị bệnh hiệu quả đạt kết quả cao. Xuất phát từ thực tế đó chúng tơi ñã tiến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học của lợn con
sau cai sữa mắc hội chứng tiêu chảy tại một số trang trại trên ñịa bàn
huyện Văn Lâm - Hưng n”
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu sự biến ñổi của các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu ở lợn con

sau cai sữa mắc HCTC; tìm hiểu mối liên hệ giữa biến ñổi cấu trúc vi thể cả
niêm mạc ruột non với các biến ñổi huyết học ở lợn mắc tiêu chảy.
Kết quả thu ñược sẽ giúp cho việc so sánh một số chỉ tiêu sinh lý sinh
hóa máu giữa lợn con tiêu chảy với lợn khỏe. Là cơ sở cho chẩn đốn và điều
trị bệnh.
Kết quả thu ñược sẽ là số liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu chuyên môn; là các số liệu, thông tin tham khảo cho các cán bộ kỹ
thuật, các bác sỹ thú y trong chẩn đốn, điều trị HCTC.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc tế bào máu
Máu là một chất lỏng có màu đỏ nhớt lưu thơng trong hệ thống tim
mạch, có tỷ trọng và độ pH khác nhau phụ thuộc vào các loài gia súc. Máu
ngựa có tỷ trọng là 1,060 và pH là 7,4 ; máu bị có tỷ trọng là 1,043 và pH 7,5
; máu lợn có tỷ trọng là 1,060 và pH là 7,47.
Máu là nguồn gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể
+ Máu ngấm vào tế bào tạo thành dịch nội bào
+ Máu ngấm vào khe hở giữa các tế bào tạo thành dịch gian bào
+ Máu ngấm vào ống lâm ba tạo nên dịch bạch huyết
+ Máu vào não tủy tạo nên dịch não tủy.
Như vậy máu có thể ñi tới tất cả các cơ quan tổ chức trong cơ thể. Mặt
khác các tổ chức cơ quan lại tiết các sản phẩm vào máu. Do đó dựa vào máu
mà ta có thể biết được tình trạng của các tổ chức cơ quan trong cơ thể.
Lượng máu thay ñổi theo lồi động vật. Các lồi động vật khác nhau
lượng máu trung bình cũng khác nhau, trung bình chiếm 5- 9 % trọng lượng

cơ thể. Lượng máu của một số lồi như sau: Lợn 4,6% ; Trâu bị 8% ; Gà
8,5% ; Người 7,5% ; Chó 8 – 9%.
Máu gồm hai thành phần chính là:
+ Huyết tương chiếm 60%
+ Thành phần hữu hình bao gồm: Hồng cầu, Bạch cầu, Tiểu cầu
Máu trong cơ thể ñược phân bố như sau: Theo Cù Xn Dần (1995)
máu lưu thơng trong hệ tuần hồn chiếm 54%, máu ở dạng dự trữ chiếm 46%
(bao gồm 20% máu dự trữ ở gan, 16% máu dự trữ ở lách và 10% máu dự trữ
ở dưới da). Hai dạng máu trên chúng ln chuyển hóa cho nhau. Khi hoạt
động mạnh thì máu dự trữ đi vào tuần hồn, cịn khi nghỉ ngơi thì máu tuần
hồn đi vào máu dự trữ để giảm gánh nặng cho tim.
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cơ
thể. Vì vậy những xét nghiệm về máu là những xét nghiệm cơ bản ñược dùng
ñể ñánh giá tình trạng sức khỏe cũng như giúp cho việc chẩn đốn bệnh.
2.2. Hội chứng tiêu chảy ở gia súc
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường
tiêu hóa. Hiện tượng lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy
theo ñộ tuổi mắc bệnh, tùy theo yếu tố ñược xem là ngun nhân chính mà nó
được gọi với nhiều tên khác nhau: Bệnh lợn con ỉa phân trắng, Bệnh tiêu chảy
sau cai sữa, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa.
Theo Vũ Triệu An (1978), ỉa chảy là hiện tượng con vật ñi ỉa nhanh,
nhiều lần trong ngày và trong phân có nhiều nước do rối loạn phân tiết, hấp
thu và nhu ñộng ruột.
Ở lợn, nhiều bệnh tổn thương ở đường tiêu hố dẫn tới triệu chứng ỉa
chảy: dịch tả lợn, bệnh phó thương hàn, bệnh Tai Xanh, bệnh phó lao

(paretuberculosis)…, bệnh do ký sinh trùng (giun đũa, sán lá gan, ký sinh
trùng ñường máu như tiên mao trùng)… Những bệnh trên thường do một sinh
vật tác ñộng gây viêm ruột dẫn ñến ỉa chảy.
Nhiều trường hợp viêm ruột ỉa chảy do những tác nhân khác nhau gây
rối loạn tiêu hố, sau đó là q trình bội nhiễm vi khuẩn, virus trong ñường
ruột, làm cho bệnh trầm trọng. Thực ra, khi phân ra nguyên nhân nguyên phát
và thứ phát chỉ mang tính tương đối. Chỉ nên nêu những yếu tố nào chính,
xuất hiện trước; yếu tố nào phụ hoặc xuất hiện sau, để từ đó đưa ra phác đồ
phịng bệnh hoặc điều trị có hiệu quả (Moon, 1978; Lê Minh Chí, 1995).
Bệnh viêm ruột ở gia súc là quá trình viêm ở ruột, thường là thể cata và
triệu chứng chủ yếu của nó là ỉa chảy với nhiều dịch viêm (Hồ Văn Nam,
1982; Russel và cs, 1991).
Bệnh viêm ruột thường được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
ở các trạng thái khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, sức ñề
kháng của cơ thể, thời gian xảy ra bệnh. Các thể bệnh bao gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Viêm ruột cata - cấp tính: Là thể viêm mà q trình viêm xảy ra trên
lớp biểu mơ của vách ruột làm ảnh hưởng ñến nhu ñộng và hấp thu của ruột.
Trong ruột có nhiều dịch nhầy, tế bào biểu mơ ruột bị long tróc, bạch cầu xâm
nhiễm, những thức ăn chưa được tiêu hố cùng với các sản phẩm phân giải
kích thích vào vách ruột làm tăng nhu động sinh ra ỉa chảy.
Viêm ruột cata mạn tính: là do niêm mạc ruột bị viêm lâu ngày làm trở
ngại ñến cơ năng tiết dịch và vận ñộng của ruột.
Viêm dạ dày - ruột: là do gia súc bị trúng ñộc thức ăn, hoá chất hay do
kế phát từ bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng. Bệnh gây trở ngại tuần hoàn
và hấp thu dinh dưỡng ở vách ruột làm cho cả tổ chức dưới niêm mạc bị viêm,

do đó làm cho vách dạ dày - ruột bị xung huyết, xuất huyết, hố mủ, hoại tử
mà gây nên nhiễm độc và bại huyết.
ðã có nhiều cơng trình nghiên cứu về ngun nhân gây viêm ruột ỉa
chảy, những khiếm khuyết trong thức ăn, ni dưỡng, tác động của vi khuẩn
và virus, vai trò của ký sinh trùng.
Những ghi chép lâm sàng và kết quả thực nghiệm của Wierer và cs
(1983), cho thấy khẩu phần ăn mất cân ñối, thức ăn bẩn,…thường dẫn ñến
viêm ruột ỉa chảy.
Theo Puvis và cs (1985); Wierer và cs (1983), sự mất cân ñối chất dinh
dưỡng trong khẩu phần ăn, thức ăn kém phẩm chất, thức ăn nhiễm bẩn thường
dẫn ñến viêm ruột ỉa chảy.
Theo Russel và cs (1991), thức ăn kém phẩm chất kích thích màng nhầy
của ruột gây viêm ruột ỉa chảy.
Nhận xét về nguyên nhân gây viêm ruột ỉa chảy ở vật nuôi nước ta,
Trịnh Văn Thịnh (1985), Hồ Văn Nam và cs (1997) ñều cho rằng: thức ăn
kém phẩm chất (bẩn, nấm mốc,…) khẩu phần khơng thích hợp, ni dưỡng
khơng đúng, thức ăn q nóng, quá lạnh là những nguyên nhân gây rối loạn
tiêu hố, viêm ruột ỉa chảy.
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Các sai sót trong cơng tác quản lý, bảo quản chế biến thức ăn dẫn ñến
hậu quả thức ăn lên men, phân giải các chất hữu cơ sinh ra chất ñộc như
Indol, Scatol, H2S,…tác ñộng làm niêm mạc sung huyết, tăng mẫn cảm, tăng
nhu ñộng ruột gây ỉa chảy (Buddle, 1992).
Theo Trịnh Văn Thịnh (1985), lợn ăn quá nhiều thức ăn q nóng hoặc
q lạnh, kém chất lượng, ơi thiu, mốc,…. Cho ăn uống thất thường, khẩu
phần ăn không hợp lý, dễ gây viêm ruột ỉa chảy.

Theo Sử An Ninh (1995), yếu tố lạnh ẩm có tác động lớn đối với bệnh
lợn con ỉa phân trắng, yếu tố này làm cho lợn con khơng giữ được cân bằng
hoạt động của trục dưới ñồi thị - tuyến yên - tuyến thượng thận, làm biến ñổi
hàm lượng ion Fe++, Na+, K+ trong máu, làm giảm sức ñề kháng của cơ thể
lợn con dẫn đến viêm ruột ỉa chảy.
Ngày càng có nhiều tư liệu chứng minh hệ vi khuẩn trong ñường ruột,
khi rối loạn tiêu hố - mơi trường thay đổi sẽ sinh sơi, sản sinh độc tố tác
động vào niêm mạc ruột làm viêm ruột nặng thêm, bệnh càng trầm trọng.
Theo Lê Văn Tạo và Phạm Sỹ Lăng (2005), các vi khuẩn sẵn có trong
đường ruột, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tăng về số lượng và gây nên hiện
tượng loạn khuẩn hoặc vi khuẩn từ ngoài nhiễm qua thức ăn, nước uống vào
đường tiêu hố rồi phát triển gây bệnh.
Escherichia Coli (E.coli) là một vi khuẩn xuất hiện sớm trong ñường
ruột của người và ñộng vật sơ sinh khoảng 2 giờ sau khi đẻ. E.coli thường ở
ruột già, ít khi ở dạ dày và ruột non. Ở ñường ruột ñộng vật, E.coli chiếm
khoảng 80% quần thể các vi khuẩn hiếu khí; đồng thời là một tác nhân gây
bệnh khơng thể phủ nhận.
Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, gồm: kháng nguyên O,
kháng nguyên K và kháng nguyên F.
Trong ñó kháng nguyên O (kháng nguyên thân) là thành phần chính và nằm
ở lớp ngồi cùng của vi khuẩn, nó ñược tạo nên bởi lipo-polysaccharid. Hiện nay
ñã xác ñịnh ñược 157 loại kháng nguyên O (O1 - O157) của vi khuẩn E.coli.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngồi
nước đã chứng minh được vai trị gây hội chứng ỉa chảy của E.coli, thể hiện ở
chỗ so với các mẫu xét nghiệm của gia súc bình thường thì các mẫu bệnh

phẩm của gia súc tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm E.coli cao hơn, đồng thời có hiện
tượng bội nhiễm rất rõ, tổng số vi khuẩn E.coli /1gram phân tăng lên ñáng kể.
Các tác giả Hồ Văn Nam và cs (1997) công bố 100% lợn ở các lứa tuổi
có E.coli; khi xét nghiệm 170 mẫu phân lợn tiêu chảy ở các lứa tuổi tương tự
thì tỷ lệ này cũng là 100%, nhưng có hiện tượng vi khuẩn bội nhiễm, số lượng
vi khuẩn E.coli trong 1 gram phân tăng lên rất nhiều.
Theo Vũ Bình Minh và Cù Hữu Phú (1999), ở lợn tiêu chảy, tỷ lệ phát
hiện E.coli ñộc trong phân là 80 – 90% số mẫu xét nghiệm.
Nguyễn Bá Hiên (2001), cho thấy rằng ở lợn tiêu chảy có số lượng
E.coli trung bình/1 gram phân tăng 1,90 lần so với lợn khoẻ, ñặc biệt tăng cao
nhất ở lợn 1 - 21 ngày tuổi.
Hầu hết các chủng E.coli gây bệnh ñều sản sinh ra một hoặc nhiều
kháng nguyên bám dính. Các chủng khơng gây bệnh thì khơng có kháng
nguyên bám dính. (Cater và cs, 1995). Kháng nguyên bám dính hay Fimbirae
có cấu trúc là một protein. Hiện nay, người ta ñã phát hiện ñến trên 30 yếu tố
khác nhau, nhưng hầu hết các yếu tố bám dính này ñặc trưng cho từng serotyp
của E.coli phân lập ñược từ các lồi động vật khác nhau, trừ yếu tố F1 chung
cho nhiều chủng E.coli. Kháng ngun bám dính có vai trị quan trọng vì nhờ
nó mà vi khuẩn bám dính vào các thụ thể ñặc hiệu trên bề mặt tế bào biểu mô
và trên lớp màng nhầy, chống lại sự ñào thải của các tế bào ruột.
Tiếp ñó vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sơi, tồn tại, tiết độc tố xâm nhập vào
lớp tế bào biểu mô và phá huỷ chúng, sản sinh ñộc tố làm ảnh hưởng quá trình
hấp thu dinh dưỡng, mất nước và các chất điện giải biểu hiện bằng các triệu
chứng lâm sàng, tiêu chảy trầm trọng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


ðộc tố của E.coli gồm thành phần ñộc tố chịu nhiệt ST (Heat Stable

Toxin), chịu ñược nhiệt ñộ 1200C trong 15 phút; độc tố khơng chịu nhiệt LT
(Heat Labile Toxin) bị vơ hoạt ở nhiệt độ 600C trong 15 phút.
Ngồi hai loại độc tố trên thì E.coli cịn có độc tố dung huyết và ñây là
yếu tố gây ñộc chủ yếu của vi khuẩn.
Cùng với E.coli, trong hệ vi khuẩn hiếu khí của đường ruột, Salmonella
chiếm tỷ lệ khá cao và vai trị của nó đã được nhiều tác giả nói đến.
Theo Blood và Henderson (1975), bệnh do Salmonella gây ra ở tất cả các
lồi động vật, đặc biệt là bị và cừu. Do các lồi Salmonella khác nhau gây
bệnh nên dấu hiệu của bệnh biểu hiện một trong ba ñặc trưng là nhiễm trùng
máu cấp tính, viêm ruột cấp tính và viêm ruột mạn tính. Salmonella sản sinh
độc tố ñường ruột bao gồm ñộc tố thẩm xuất nhanh và ñộc tố thẩm xuất chậm.
ðộc tố thẩm xuất nhanh có cấu trúc, thành phần, hoạt tính giống độc tố
chịu nhiệt của E.coli. Cơ chế gây bệnh là giúp vi khuẩn Salmonella xâm nhập
vào tế bào biểu mô ruột.
ðộc tố thẩm xuất chậm có cấu trúc và thành phần giống độc tố không
chịu nhiệt của E.coli. Cơ chế gây bệnh của nó là làm thay đổi q trình trao
đổi nước và chất điện giải dẫn đến kéo nước vào lịng ruột gây tiêu chảy.
Phan Thị Thanh Phượng (1988), Salmonella thường xuyên có trong
đường ruột lợn và cho rằng: trong những điều kiện chăn ni, quản lý làm cho
sức đề kháng của cơ thể giảm, chính vi khuẩn Salmonella trở thành độc và
phát triển mạnh mẽ gây viêm ruột ỉa chảy.
Tiêu chảy có thể do 1 trong 3 cơ chế hoặc kết hợp cả 3 cơ chế gây ra.
- Hấp thu kém ñơn thuần hoặc hấp thu kém kết hợp với lên men vi sinh
vật dẫn ñến tiêu chảy. Khi hấp thu kém, các chất chứa trong lịng ruột bị tồn
đọng sẽ kích thích ruột tăng cường co bóp nhằm đẩy nhanh các chất đó ra ngồi.
- Tăng tiết dịch trong sự nguyên vẹn về cấu trúc ruột nhưng rối loạn
chức năng chuyển hố của ruột như Colibacillocis, độc tố đường ruột.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



- Tăng rỉ viêm trong các bệnh có đặc trưng tăng tính thấm thành mạch
và tăng tính thấm biểu mơ.
Những nhân tố gây bệnh từ bên ngoài hay bên trong cơ thể tác ñộng vào
hệ thống nội thụ cảm của ruột sẽ làm trở ngại cơ năng vận ñộng và tiết dịch
của ruột, tạo ñiều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật đường ruột phát triển,
làm tăng q trình lên men và thối rữa trong ruột. Loại vi khuẩn lên men chất
bột ñường sinh ra nhiều axit hữu cơ như a.lactic, a.aceto axetic, a.butyric,
a.propyonic,…và các chất khí như CH4, CO2, H2S,…Loại vi khuẩn phân giải
protein sinh ra indol, scatol, crecol, phenol, H2S, NH3,… và các amino acid.
Từ sự lên men và thối rữa đó đã làm thay đổi độ pH ở trong ruột và cản trở
q trình tiêu hố - hấp thu.
Trong q trình phát bệnh, các kích thích lý hố tác động và gây nên
viêm, niêm mạc xung huyết, thối hố, cơ năng tiết dịch tăng, đồng thời cộng
với dịch thẩm xuất tiết ra trong quá trình viêm làm nhu động ruột tăng và gây
nên ỉa chảy. Vì bị ỉa chảy, con vật rơi vào tình trạng mất nước, mất các chất
ñiện giải, máu ñặc lại và gây nên hiện tượng toan huyết.
Những chất phân giải trong quá trình lên men ở ruột ngấm vào máu gây
nhiễm độc, các chất khí sinh ra sẽ kích thích ruột làm tăng nhu ñộng và gây
ñau bụng.
Do viêm lâu ngày làm cho vách ruột thay ñổi về kết cấu: vách ruột bị
mỏng, tuyến ruột bị teo, lớp tế bào thượng bì thoái hoá, tổ chức liên kết tăng
sinh, trên bề mặt niêm mạc ruột bị loét hay thành sẹo, có những vết màu ñỏ
sạm hay ñỏ nâu, ruột thường giảm nhu động và gây táo bón. Thức ăn trong ruột
tích lại thường lên men và kích thích vào niêm mạc ruột lại gây ỉa chảy. Do vậy
con vật có hiện tượng táo bón, ỉa chảy xuất hiện xen kẽ có tính chu kỳ.
Trong thực tế, từ một cơ chế ban ñầu, trong quá trình tiến triển thường
kéo theo các cơ chế khác làm cho quá trình sinh bệnh ngày càng phức tạp.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Nghiên cứu bệnh lý bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc, các tư liệu công
bố tập trung chủ yếu về biến đổi tổ chức, tình trạng mất nước và mất chất điện
giải, tình trạng trúng độc của cơ thể bệnh.
Về giải phẫu, nhiều tài liệu cho thấy viêm ruột ở gia súc thường là thể
cata - viêm chủ yếu trên niêm mạc ruột. Những trường hợp viêm dạ dày - ruột
viêm tầng sâu là rất ít. Về sự biến ñổi cấu trúc niêm mạc ñường ruột gia súc
trong bệnh viêm ruột các tư liệu chủ yếu là ở lợn.
Kết quả khảo sát của Pearson và Mc Nulty (1977) cho thấy niêm mạc ruột
non, chủ yếu là ở không tràng, hồi tràng, các lông nhung bị teo ngắn, biến
dạng, tuyến Lieberkuhn tăng sinh sâu, các biểu mô phủ lông nhung biến dạng.
Những biến ñổi về tổ chức niêm mạc ruột của gia súc; niêm mạc ruột
non sung huyết nhẹ, lớp hạ niêm mạc phù nhẹ có nhiều tế bào ái toan thâm
nhiễm, nhung mao ruột biến dạng, bề mặt biểu bì thối hố, các tuyến
Lieberkuhn giảm. Hệ thống nhung mao bị tổn thương, hàng loạt các men tiêu
hoá bị ức chế.
Tạ Thị Vịnh và cs (1995), khi nghiên cứu về biến ñổi cấu trúc niêm mạc
ruột non ở lợn mắc bệnh phân trắng cho thấy lông nhung teo ngắn so với lợn
bình thường, biến dạng hình tù, trịn, nhọn, sắp xếp lộn xộn khơng định
hướng, nát, có nhiều tạp chất so với lơng nhung lợn bình thường có hình ngón
tay sắp xếp ñều, ñịnh hướng. Tế bào biến dạng từ ñơn trụ sang ñơn hộp hoặc
dẹt, diềm bàn chải ñứt nát, có nơi mất hồn tồn. Màng tế bào khơng rõ,
ngun sinh chất có nhiều hốc trắng, tan hoặc đơng vón hay tản vụn, mất hạt
nhân, màng nhân nhăn nhúm.
Về các chỉ tiêu huyết học, theo Macfaslance và cs (1987) cũng nhận xét
khi gia súc bị viêm ruột mãn thì cơ quan tạo máu bị ảnh hưởng và số lượng

hồng cầu trong máu thấp.
Khi viêm ruột, do rối loạn tiêu hoá, thức ăn bị lên men phân giải, sinh ra
chất ñộc. Hệ vi khuẩn ñường ruột sinh sôi, sản sinh ra nhiều độc tố. Các chất
độc đó cùng với sản phẩm của viêm, tổ chức bị phân huỷ tất cả ngấm và máu,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


trước hết tác ñộng vào gan làm chức năng gan bị rối loạn.
Theo Hooper (1972) và Hamur (1980), khi bị viêm ruột ỉa chảy chức
năng gan và tuỵ bị rối loạn.
Trong máu gia súc có nhiều loại đường: glucoza, fructoza, glycogen,
glactoza, trong đó quan trọng nhất là glucoza. Ở trâu, bị, hàm lượng đường
huyết khoảng 76mg%; hàm lượng đó cũng như các ñộng vật khác là tương ñối
ổn ñịnh. Ở ñộng vật cao cấp có nhiều cơ quan ñiều tiết sự trao ñổi Gluxit như
tuyến thượng thận, tuyến tuỵ, nhưng gan có vai trị nổi bật. Gan là kho dự trữ
Gluxit dưới dạng Glycogen và cung cấp ñường thường xuyên cho máu. Vì vậy,
khi hàm lượng đường trong máu tăng cao (sau khi ăn no), thì Glucoza sẽ chuyển
thành Glycogen; và khi cường độ Glucoza trong máu thấp thì gan sẽ diễn ra q
trình phân giải Glycogen để giữ hàm lượng đường ln ổn định trong máu.
Glycogen trong gan, ngồi được tổng hợp từ glucoza máu, nó cịn có
nguồn gốc từ axít béo, axít amin sinh đường.
Tất cả các q trình trao đổi trung gian của Gluxit đều diễn ra chủ yếu ở
gan. Vì vậy, khi gan bị tổn thương, hàm lượng ñường huyết thường giảm.
γ-Globulin tăng trong tất cả các trường hợp có tăng kháng thể trong cơ
thể: như nhiễm khuẩn, miễn dịch, xơ gan,…(Vũ Triệu An, 1978).
Việc xác ñịnh Protein tổng số và các tiểu phần của nó trong huyết thanh
có nhiều ý nghĩa trong chẩn đốn bệnh, ñặc biệt là trong chẩn ñoán rối loạn
chức năng gan.

Trong các bệnh gan cấp tính và mãn tính Albumin trong huyết thanh thường
giảm, cịn các Globulin đặc biệt là γ-Globulin lại tăng lên và tỷ lệ A/G giảm.
Khi tác ñộng vào cơ thể, từng nguyên nhân gây bệnh có quá trình sinh
bệnh và gây ra hậu quả cụ thể. Tuy nhiên, khi hiện tượng ỉa chảy xảy ra cơ thê
chịu một q trình sinh bệnh và hậu quả có những nét đặc trưng chung, đó là
sự mất nước, mất các chất điện giải, rối loạn cân bằng a xít - bazơ (Becht,
1986); Lê Minh Chí, 1995), tuỳ theo viêm ruột cấp hay mãn mà hậu quả có
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


khác nhau, có thể biểu diễn bằng hình 2.1.
Viêm ruột ỉa chảy

Rối loạn
hấp thu

Mất muối

Mãn tính

Thiếu VTM

Cấp tính

Mất
nước

Máu cơ đặc


Rối loạn
chuyển
hố

Nhiễm
toan

Thiếu đạm
Thiếu sắt
Thiếu can
xi
Khối lượng
tuần hồn giảm

Thốt huyết
tương

Dãn
mạch

Truỵ mạch

Suy dinh dưỡng
Thiếu máu

Giảm huyết áp

Cịi xương
Nhiễm độc thần kinh


Hình 2.1. Cơ chế và hậu quả của viêm ruột ỉa chảy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


ðối với ỉa chảy cấp tính, cơ thể bị mất nhiều nước và nhanh qua phân cùng
với đó là mất lượng muối khống. Trước hết gây giảm tuần hồn, giảm huyết áp,
có thể dẫn đến truỵ tim mạch do máu bị mất nước - máu bị cơ đặc. ðồng thời cơ
thể mất muối kiềm của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột dẫn đến nhiễm axit. Vì
giảm tuần hồn dẫn đến rối loạn chuyển hố các chất, mơ bào thiếu oxy, gây tăng
cường chuyển hố yếm khí, làm cho tình trạng nhiễm axit tăng lên, gây nhiễm ñộc
thần kinh, dãn mạch, thúc đẩy thêm q trình rối loạn huyết động học, hình thành
vịng xoắn bệnh lý ngày càng trầm trọng (Nguyễn Hữu Nam, 2001).
Với ỉa chảy mạn tính tuy khơng gây tình trạng mất nước, mất muối lớn,
nhưng do ỉa chảy kéo dài nên gây rối loạn hấp thu, dẫn ñến cơ thể thiếu
protein, vitamin, chất khoáng, cuối cùng dẫn ñến suy dinh dưỡng, thiếu máu,
còi xương,…
Nước là thành phần quan trọng và không thể thiếu với một cơ thể sống.
Trong cơ thể ñộng vật nước chiếm khoảng 60 - 80% khối lượng cơ thể. Nước
duy trì khối lượng tuần hồn từ đó duy trì huyết áp, làm dung mơi cho quá
trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, vận chuyển và đào thải các chất, là mơi
trường cho các phản ứng sinh hoá, trực tiếp tham gia phản ứng thuỷ phân, oxy
hố,….tham gia điều hồ thân nhiệt.
Nhu cầu về nước của gia súc rất lớn, có thể mất hết mỡ, ñường và một nửa
protein trong mô bào và thể trọng giảm đi 40% thì con vật vẫn cịn sống. Nhưng
nếu cơ thể mất 10% nước thì con vật có thể chết (Cù Xuân Dần, 1996).
Khi bị viêm ruột, cơ thể khơng những khơng hấp thu được nước do thức

ăn đưa vào, mà còn mất nước do tiết dịch. Mặt khác do ruột bị viêm, tính mẫn
cảm tăng, nhu động ruột tăng lên nhiều lần. Hơn nữa do tổ chức bị tổn thương
niêm mạc tăng tiết cùng với dịch rỉ viêm, dịch tiết có thể tăng đến 80 lần so
với bình thường. Gia súc ỉa chảy kéo theo lượng nước và chất điện giải bài
xuất ra ngồi, cơ thể mất nước và chất điện giải (hình 2.2) với hàng loạt các
sự biến đổi khác nhau. Vì lẽ đó, trong điều trị viêm ruột ỉa chảy, việc xác định
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


mức độ mất nước và các biện pháp phịng chống mất nước ln được chú ý
hàng đầu.
Sự mất nước ngoại bào
Trong quá trình này, nổi bật là mất muối và nước. Mất chất điện giải
ngoại bào gây giảm thể tích khu vực này.
-

Dấu hiệu lâm sàng:
Tình trạng tồn thân sút kém, mệt mỏi.
Da nhăn, đàn tính của da kém.
Mạch yếu, hạ huyết áp.

-

Dấu hiệu phi lâm sàng:
Giảm thể tích huyết tương là đặc điểm chính của mất nước ngoại bào.
Hàm lượng Clo và Natri của huyết tương thường giảm.
Thường có dấu hiệu máu cơ đặc, những dấu hiệu này có một giá trị rất lớn


khi chúng biểu hiện: tăng thể tích hồng cầu, tăng hàm lượng Protein huyết tương.
Sự mất nước tế bào
Những rối loạn nước và chất ñiện giải của khu vực tế bào khơng được
biết rõ ràng bằng rối loạn nội mô. Tuy nhiên, hiện nay người ta ñã thiết lập
ñược một số sự kiện chính xác.
Sự mất nước tế bào có đặc tính là giảm số lượng nước khu trú ở một khu
vực. Trường hợp này thì mất nước là sự kiện chủ yếu.
-

Dấu hiệu lâm sàng:
Dấu hiệu ñầu tiên và quan trọng nhất là khát nước.
Thể trọng thường giảm nhiều.
Da khơng bị nhăn, khơng có dấu hiệu mất tính đàn hồi của da.
Mạch và huyết áp khơng thay đổi.
- Dấu hiệu phi lâm sàng:
Hàm lượng các chất điện giải chính thường tăng. Nhận thấy hàm lượng

Clo huyết thanh có thể giảm thấp, cịn hàm lượng Natri tăng cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Tăng cường
lọc máu

Tăng Kali
huyết

Tim ñập nhanh


Loạn nhịp tim

Yếu cơ

Acidosis
Phù cục bộ

Acidosis

Giảm Natri
huyết

Acidosis

Bicarbonate

Natrium

Giảm Kali
huyết

Kalium

Giảm Clo
huyết

Cloride

Mất chất điện

giải
Oxy hố yếm
khí lactic
Acidosis

Mất dịch lỏng và chất điện giải
qua đường tiêu hố và tiểt niệu
khi ỉa chảy

ỈA CHẢY
CẤP TÍNH

Giảm tiêu hố
thức ăn

Mất nước

Trở ngại tuần
hồn ngoại
biên

Cân bằng âm về
dinh dưỡng

Tăng Haematokrite

Giảm lượng
máu tuần
hồn


ðói sinh lý

Tăng độ đặc của huyết thanh

Máu bị
cơ đặc

Thận hoạt động bù giảm
lượng nước tiểu , tăng ñộ ñặc
của nước tiểu

Mất dịch gian bào

Thiểu năng thận

Da giảm đàn tính

Mắt trũng

Hình 2.2. Mối quan hệ giữa trao ñổi nước, các chất ñiện giải và sự cân
bằng axít - bazơ trong bệnh ỉa chảy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


Theo các nhà bệnh lý học, tuỳ theo trường hợp ỉa chảy có thể gây nên
những thể mất nước khác nhau. Có thể phân sự mất nước thành 3 thể (Hình 2.3).
Mất
Mấtnước

nướcưu
ưutrương
trương

Mất
nước
ưu trương
Mất
nước
đẳng
trương

Mất nước đơn giản

Mất dịch đẳng trương

Mất dịch và

khơng mất Natri

và mất Natri

mất Natri nặng

Mất nước mức độ trung
bình

Mất nước mức độ trung
bình và giảm Natri trong
máu


Mất nước nặng và giảm
Natri trong máu trầm
trọng

Mất nước nhược trương

Hình 2.3. Các thể mất nước
Mất nước ưu trương
Nước mất nhiều hơn chất điện giải, ở khu vực ngoại bào thể tích nước bị
giảm, ñậm ñộ muối tăng (tức là hằng số ñiện giải tăng lên) nên áp lực thẩm
thấu tăng. ðể lập lại cân bằng áp lực thẩm thấu giữa hai khu vực thì nước đi
từ nội bào ra ngoại bào. Kết quả là cả hai khu vực nội và ngoại bào đều mất
nước, đó là mất nước tồn bộ. Cùng với sự mất nước người ta thấy có sự di
chuyển các chất ñiện giải như sau:
- K+ từ nội bào ra khu vực ngoại bào.
- Na+ và H+ lại từ khu vực ngoại bào vào trong nội bào.
Mất nước ñẳng trương
Nước và chất ñiện giải mất với một lượng tương ñương. Trong trường
hợp này, thể tích nước trong khu vực ngoại bào bị giảm nhưng đậm độ điện
giải khơng thay ñổi nên áp lực thẩm thấu không thay ñổi. Trong nội bào vẫn
giữ ñược trạng thái thăng bằng ñiện giải H+ nên không bị ảnh hưởng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×