Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP dạy học TÍCH hợp NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ dạy học tác PHẨM “vợ CHỒNG a PHỦ” của tô HOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.24 KB, 21 trang )

1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Theo các nhà lí luận văn học, người đọc và q trình tiếp nhận là một
khâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâu
này, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành - tác giả để tự mình có một
cuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãng
quên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượt
mình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thông
qua khả năng “giải mã” những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửi
gắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặt
chẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tơi có
ý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngơn từ từ nhiều
góc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.
Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu
cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao
chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam
hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của
các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu
quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp dạy học tích hợp.
Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong
một tiết dạy, vừa dạy kiến thức, vừa dạy kỹ năng sống, vừa dạy cách làm người.
Khơng những thế, tích hợp cịn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân
môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và
thu hút hơn đối với người tiếp nhận.
.
Từ góc độ thực tiễn, tơi chọn tác phẩm Vợ chồng A Phủ bởi đây là một
tác phẩm khá tiêu biểu cho thể loại truyện ngắn của văn học sau Cách mạng. Đó
là những trang văn thể hiện sự tài hoa cá tính, độc đáo của nhà văn Tơ Hồi
được dệt nên bằng câu chữ tuyệt diệu với sự kết hợp hài hòa của chất nhạc, chất
họa và vốn hiểu biết vô cùng phong phú về miền núi Tây Bắc. Thể loại truyện


ngắn đã có từ lâu nhưng để tiếp nhận một cách sâu sắc thể loại này thì khơng hề
đơn giản. Do vậy, việc “giải mã” tác phẩm cũng chính là đi tìm về vẻ đẹp đặc
trưng của núi rừng của con người Tây Bắc, đi tìm về với cốt cách tài hoa nghệ sĩ
của nhà văn được mệnh danh là “nhà văn của miền núi Tây Bắc”.
Mặt khác, việc tìm hiểu và đưa ra một cách tiếp nhận đa chiều đối với
một văn phẩm được đưa vào giảng dạy ở nhà trường THPT sẽ có ý nghĩa nhất
định đối với người dạy và người học. Bởi vậy, để hiểu rõ những tầng ẩn nghĩa
sâu xa của tác phẩm, giáo viên không những phải nắm bắt rõ đặc trưng thể loại
mà cịn phải biết tích hợp với những kiến thức phân môn, liên môn học để giúp
học sinh thẩm thấu sâu sắc giá trị cũng như nét độc đáo của tác phẩm. Hướng
đến việc thực hiện được yêu cầu đó là một động lực khiến tôi nghiên cứu đề tài
“Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học
tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi”.


2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm Vợ chồng A Phủ theo phương
pháp tích hợp để giúp các em chủ động trong học tập và tiếp nhận tác phẩm một
cách khoa học hơn, sâu sắc hơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Học sinh lớp 12B5,12B6 -Trường THPT Như Thanh năm học 20202021
- Văn bản truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” (Ngữ văn 12, cơ bản)
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát (thông qua dự giờ)
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê tốn học, so sánh....
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5. Đóng góp mới của đề tài.

Với đề tài Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả
giờ dạy - học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi, tơi đã tiếp cận, soi rọi
tác phẩm từ nhiều góc độ như góc độ lí luận văn học, lý thuyết thi pháp thể loại,
góc độ âm nhạc, hội họa, địa lý, điện ảnh…. để đổi mới cách dạy tác phẩm. Mặt
khác, qua đề tài với sự tích hợp cùng nhiều phân mơn khác nhau từ lý luận văn
học đến văn học sử….., tơi giúp học sinh có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn
về tác giả và tác phẩm nhằm tạo tiền đề vững chắc cho việc tiếp nhận văn bản
Vợ chồng A Phủ. Từ đó, tơi mong muốn mang đến cho các em một khơng khí
lớp học sơi nổi để các em hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong cách tiếp nhận
một tác phẩm truyện ngắn nói chung, tác phẩm Vợ chồng A Phủ nói riêng. Tơi
muốn chứng minh tác phẩm là một “tuyệt phẩm” mang giá trị vô cùng phong
phú và sâu sắc.


3
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
2.1.1. Đặc điểm của tiếp nhận văn học.
Theo lý thuyết tiếp nhận văn học thì tiếp nhận một tác phẩm văn học của
học sinh là một q trình nhận thức có tính đặc thù, ln tồn tại những “khoảng
cách tiếp nhận”. Để rút ngắn khoảng cách tiếp nhận, học sinh cần được trang bị
một lượng tri thức văn học nhất định phù hợp để tham gia vào khám phá thế giới
nghệ thuật trong tác phẩm. Đặc biệt với thể loại kí thì việc giúp các em tự trang
bị những tri thức ấy là một việc làm vơ cùng có ý nghĩa tạo nên chiếc cầu nối để
các em dễ dàng hơn khi đến với tác phẩm.
2.1.2. Dạy học tích hợp - nhu cầu tất yếu trong đổi mới phương pháp
giảng dạy ở nhà trường hiện nay.
Khái niệm tích hợp (integration) được hiểu là sự hợp nhất, sự hoà nhập,
sự kết hợp. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu
cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các

môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống
nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong
các môn học hoặc các hợp phần của bộ mơn đó. Trong thực tế có khá nhiều loại
tích hợp như tích hợp theo phân mơn, đa môn và xuyên môn. Người giáo viên
phải biết lồng ghép kiến thức nhiều phân môn, nhiều môn để tạo sự phong phú
cho bài dạy.
Tích hợp là một thuật ngữ khá mới nhưng đã trở thành một nhu cầu tất
yếu của thời đại và cũng là xu hướng chính của nền giáo dục hiện đại. Nó xuất
phát từ yêu cầu đưa học sinh trở thành đối tượng trung tâm trong giờ học cũng
như trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. Mặt khác, việc dạy học tích hợp cho phép
học sinh chủ động sáng tạo trong tiếp nhận, phối kết hợp nhiều yếu tố trong một
bài học cũng như vận dụng những hiểu biết của mình để tìm hiểu, khai thác tác
phẩm văn học. Nó góp phần xố bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế
giới nhà trường và thế giới cuộc sống. Dạy học tích hợp thực sự là một phương
pháp mới mẻ, có tính hiệu quả cao trong việc giảng dạy ở trường THPT hiện nay.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thực trạng của giáo viên.
Trong những năm gần đây trước xu thế vận động đổi mới của thế giới,
nền giáo dục Việt Nam cũng đang khốc lên mình một tấm áo mới năng động
hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc. Tinh thần đổi mới giáo dục được các thầy cơ
giáo hưởng ứng nhiệt tình, nhiều thầy cơ đã khơng ngừng tìm tịi đổi mới trong
từng tiết dạy thắp lên ở các em ngọn lửa của lịng nhiệt huyết, đam mê văn
chương. Song khơng phải ai cũng ý thức được vai trò của sự đổi mới do đó sự
thay đổi trong phương pháp dạy và tính hiệu quả chưa cao, ít nhiều cịn thiếu
tính đồng bộ.
Hơn nữa nguồn tài liệu hướng dẫn đổi mới và các trang thiết bị dạy học
trong nhà trường còn hạn chế cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng học
sinh chưa mấy mặn mà với môn ngữ văn. Trong thực tế khi soạn bài có tích hợp
với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ
hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động



4
hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và
được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn. Thiết nghĩ
mỗi thầy cô cần thay đổi cách nghĩ, cách dạy để biến mỗi giờ dạy văn học thành
một giờ học hứng thú và ý nghĩa.
2.2.2. Thực trạng của học sinh.
Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm truyện ngắn mang đậm dấu ấn truyện
hiện đại được đưa vào nội dung giảng dạy Ngữ văn 12, THPT chương trình mới.
Và nó nhanh chóng trở thành một trong những bài học trọng tâm để học sinh thi
THPT Quốc gia. Song một bộ phận học sinh cịn chây lười khơng hứng thú
trong học tập. Mặt khác, do có những khoảng cách nhất định về thời đại nên học
sinh chưa thực sự hiểu sâu tác phẩm. Chính vì vậy, việc tích hợp kiến thức liên
môn, phân môn là hết sức cần thiết để tạo nên sức hút lôi cuốn học sinh tham gia
học tập một cách sôi nổi, hứng thú.
Từ những thực trạng trên, tôi vô cùng trăn trở và mạnh dạn đề ra Một số
biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy-học tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ” để biến những tiết học trở thành những giờ khám phá thú vị
cũng như giúp học sinh hiểu hơn về tài năng độc đáo của Tơ Hồi.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Vài nét về Tơ Hồi và vị trí của văn phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
2.3.1.1. Tơ Hồi – người nghệ sĩ tài hoa của thiếu nhi và núi rừng Tây
Bắc
Tơ Hồi (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh ra tại quê nội
ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở
quê ngoại là làng Nghĩa Đơ, huyện Từ Liêm, phủ Hồi Đức, tỉnh Hà Đơng (nay
thuộc phường Nghĩa Đơ, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ơng có vốn hiểu biết phong
phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường. Các tác phẩm của

ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản
phim, tiểu luận… Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật. Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài,
1941), O chuột (tập truyện ngắn, 1942), Cỏ dại (hồi ký, 1944), Truyện Tây Bắc
(tập truyện, 1953), Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992), Chuyện cũ Hà Nội (ký sự,
2010)...Nếu trước Cách mạng tháng Tám ông thành công với đề tài thiếu nhi thì
sau cách mạng ơng lại thành cơng với đề tài miền núi đặc biệt là vùng núi Tây
Bắc. Tơ Hồi là một trong số ít nhà văn Việt Nam có sở trường viết truyện về
lồi vật. Thế giới lồi vật phong phú, đa dạng được nhân hóa xuất hiện trong tác
phẩm của ơng ln có sức hấp dẫn đối với người đọc, giúp họ nhận ra sự sinh
tồn tự nhiên của xã hội lồi vật đó.
Cách quan sát thơng minh hóm hỉnh và rất tinh tế là khả năng nổi trội của
Tơ Hồi trong q trình sáng tạo nghệ thuật. Khả năng này của ông được biểu
hiện rõ ngay từ trước cách mạng qua những truyện viết về loài vật. Càng về sau
càng được phát huy ở nhiều tác phẩm khác. Những trang văn của Tơ Hồi khi
miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội ở vùng ngoại thành Hà
Nội và vùng núi Tây Bắc đều để lại cho người đọc ấn tượng sâu bền, cũng như
luôn mang đến cho họ nguồn tư liệu rất phong phú về lịch sử, địa lí và đời sống


5
văn hóa tinh thần của dân tộc. Đặc biệt, khi miêu tả ngoại hình và diễn biến tâm
lí của nhân vật, Tơ Hồi đã chọn lựa những chi tiết độc đáo có sức gợi cảm
nhằm tác động mãnh liệt đến tình cảm nhận thức của người đọc về thân phận
của nhân vật. Nhà văn còn sử dụng yếu tố ngoại cảnh để góp phần làm nổi bật
hơn nội tâm của nhân vật trong từng hồn cảnh, tình huống cụ thể. Chính vì thế,
các nhân vật trong tác phẩm của Tơ Hoài thường mang nét riêng và gợi cho
người đọc biết bao điều suy ngẫm.
Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hồi là ngơn ngữ xuất phát từ đời sống
quần chúng. Tơ Hồi quan niệm đó là kho của cải vơ giá và ông đã biết cách

chọn lựa, nâng cao và nghệ thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm
giá trị của nó. Ơng khẳng định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống
những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn
chương của mình mà có”…“Câu nói là bộ mặt của ý. Ý không bao giờ lặp lại,
cũng như cuộc sống không bao giờ trở lại giống nhau như đúc thì lời văn cũng
phải thế”(Sổ tay viết văn). Với sự nhận thức trên, Tơ Hồi đã ln trau dồi học
hỏi ngôn ngữ trong cuộc sống đời thường của nhân dân ở làng quê ngoại thành
Hà Nội và cả ở miền núi Tây Bắc. Ở từng vùng đất, từng đối tượng, từng loại
nhân vật, ơng đều có cách sử dụng ngơn ngữ thích ứng với đặc điểm của nó. Mặt
khác, ơng cịn sử dụng thành cơng những từ ngữ giàu sức tạo.
Với những thành tựu to lớn đã đạt được, Tô Hoài xứng đáng là một trong
những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, là tấm gương lao
động nghệ thuật cho văn nghệ sĩ noi theo. Quả khơng sai khi nhận xét: Ơng là
cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xi thời kì Cách Mạng. (Hà Minh
Đức)
2.3.1.2. “Vợ chồng A Phủ” – một đỉnh cao nghệ thuật của Tơ Hồi sau
Cách mạng tháng Tám 1945.
“Vợ chồng A Phủ" là tác phẩm đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc”
(1953) của nhà văn Tô Hoài. Truyện được viết vào năm 1952 và là sản phẩm của
chuyến thâm nhập thực tế, “cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó” với đồng bào các dân
tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tơ Hồi trên núi cao đến các bản làng
mới giải phóng. Truyện vừa mang giá trị hiện thực vừa mang giá trị nhân đạo
sâu sắc. Chế độ thực dân phong kiến với những hủ tục, thần tục lạc hậu và
cường quyền có sức mạnh tuyệt đối chi phối cuộc đời, số phận của con người
bất hạnh của những người lao động nghèo khổ như Mị, như A Phủ được xây
dựng, khắc họa rõ nét. Chế độ thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào bước
đường cùng, khiến họ trở thành một cỗ máy, thành nơ lệ. Tác phẩm cịn là niềm
cảm thơng của Tơ Hồi khi chứng kiến khát vọng, nhân quyền của con người bị
chà đạp. Mị và A Phủ phải sống cuộc đời của những kẻ nô lệ, cuộc sống không
bằng con trâu, con ngựa, bị đối xử một cách tàn bạo, bị bóc lột một cách dã man.

“Vợ chồng A Phủ” ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người ngay cả
trong hoàn cánh khắc nghiệt nhất. Con đường giải thốt cho nhân vật mà Tơ
Hồi đưa ra trong tác phẩm chính là đi theo cách mạng mà trong đoạn kết của
câu chuyện, A Phủ và Mị đã trốn tới Phiềng Sa và đi theo ánh sáng của cách
mạng để giải thoát cho cuộc đời tăm tối của họ.


6
Tác phẩm thành công với nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, có cá
tính rõ nét. Hai nhân vật Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách
khác nhau đã được tác giả thể hiện bằng bút pháp thích hợp. Ngịi bút tả cảnh
đặc sắc mang đậm màu sắc, dấu ấn của vùng núi Tây Bắc: Cảnh sắc thiên nhiên,
cảnh sinh hoạt, cảnh xử kiện,...Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể
trầm lắng dầy cảm thơng, u mến; nhịp kể chậm xúc động có khi hòa vào dòng
tâm tư của nhân vật, vừa bộc lộ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm.
Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo giàu tính tạo hình vừa giàu chất
thơ. Hơi thở cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà văn
Tơ Hồi, đưa ơng cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khác làm nên “mùa gặt
ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ 20. ( Trích bài viết “Nhà văn Tơ
Hồi nặng lịng với những trang văn về Tây Bắc”, Báo mới)
2.3.2. Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
2.3.2.1. Giải pháp 1: Tích hợp trong q trình hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài học.
Để có một bài giảng hồn chỉnh và hấp dẫn lôi cuốn, học sinh tiếp nhận
tác phẩm một cách chủ động sáng tạo thì khâu chuẩn bị được xem như một phần
quan trọng không thể thiếu. Vì vậy, trước khi dạy văn bản “Vợ chồng A Phủ” tôi
đưa ra một số cách để học sinh chuẩn bị bài như sau:
2.3.2.1.1.Biện pháp thứ nhất: Giao cho học sinh trả lời một hệ thống
câu hỏi bám sát sách giáo khoa đồng thời lồng vào các câu hỏi mở.
Đi vào cụ thể, hệ thống câu hỏi mà tôi sử dụng để hướng dẫn học sinh

khai thác đoạn trích theo nhóm như sau:
Phần 1: Vài nét về tác giả Tơ Hồi và tác phẩm (Nhóm 1)
+ Dựa vào tiểu dẫn SGK hãy nêu những nét khái quát về nhà văn Tơ Hồi trên
hai phương diện: Q qn và cuộc đời?
+ Kể tên những tác phẩm chính của Tơ Hồi? Từ tên gọi của tác phẩm, em hãy
cho biết những đề tài chính trong sáng tác của ơng?
+ Nội dung chính và những nét đặc sắc về tài năng nghệ thuật của Tơ Hồi qua
các sáng tác? Vậy em có nhận xét gì về vị trí văn học sử của Tơ Hoài trong nền
văn học VNHĐ ?
+ Hãy nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Dựa vào văn bản tác
phẩm hãy tóm tắt bằng lời văn về truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tơ Hồi?
Phần 2: Hướng dẫn HS Đọc - hiểu văn bản (nhóm 2,3)
+ Trước khi làm dâu Mị được miêu tả là cơ gái có những phẩm chất gì?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự kiện Mị làm dâu gạt nợ nhà giàu?
+ Từ khi làm dâu gạt nợ Mị đã bị đày đọa trên những phương diện nào? Hãy tìm
những câu văn miêu tả cảnh Mị bị chà đạp về thể xác và tinh thần?
+ Hậu quả của chuỗi ngày bị đọa đày ở nhà thống lí Pá Tra như thế nào?
+ Chỉ ra những tác nhân dẫn đến sự hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân?
Tác nhân nào quan trọng nhất trong những tác nhân em vừa nêu? Vì sao?
+ Những biểu hiện phản kháng của Mị trong "những đêm tình mùa xn đã tới"?
+ Tơ Hồi có dụng ý gì khi đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống đầy bi kịch?


7
+ Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm cắt dây cởi trói cứu A Phủ? ý nghĩa của
chi tiết “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay" và “giọt nước mắt của A Phủ”?
+ Hành động cắt dây cởi trói cứu A Phủ rồi cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng
Ngài của Mị có ý nghĩa như thế nào?
+ Qua hình tượng nhân vật Mị, em có nhận xét gì về tài năng của nhà văn cũng
như tư tưởng nhân đạo mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm?

+ Sự xuất hiện của A Phủ được miêu tả qua chi tiết nào? Tác giả đã sử dụng từ
loại nào để khái quát nên con người A Phủ qua đoạn văn?
+ Hãy tái hiện lại số phận đặc biệt của A Phủ?
+ Hãy tái hiện lại cảnh xử kiện và cho biết dụng ý của nhà văn khi xây dựng
cảnh này trong tác phẩm? Qua cảnh A Phủ bị xử kiện, Tơ Hồi muốn phản ảnh
tình trạng gì?
Phần 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học (nhóm 4)
CH: Tác phẩm đã thể hiện được những giá trị gì? Biểu hiện của những giá trị đó
trong tác phẩm?
CH: Khái quát lại những thành cơng về nghệ thuật của Tơ Hồi khi viết "Vợ
chồng A Phủ"?
2.3.2.1.2. Biện pháp thứ hai: Tích hợp với cơng nghệ thơng tin hướng
dẫn các em tìm tài liệu tham khảo trên mạng internet để bổ trợ kiến thức.
Thời đại công nghệ thông tin là thời đại cho phép học sinh không chỉ
chuẩn bị bài bằng sách vở mà cịn có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình bằng
cách tìm hiểu thơng tin trên mạng. Tuy nhiên, nhiều thầy cơ ít chú trọng đến vấn
đề này. Riêng với tôi, khi tiến hành hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài học tôi
thường hướng dẫn học sinh tham khảo trước các cuốn sách, các bài viết về tác
giả, tác phẩm trên mạng internet. Học sinh chỉ cần gõ Google rồi gõ Tơ Hồi
hoặc Vợ chồng A Phủ hoặc truyện ngắn hiện đại….và tìm đọc các bài viết về
tác phẩm.
2.3.2.2. Giải pháp 2: Tích hợp trong q trình hướng dẫn học sinh đọc
hiểu văn bản tác phẩm.
Để giúp học sinh có một hành trình khám phá văn bản đầy thú vị, tôi đã ứng
dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
2.3.2.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tích hợp với kiến thức phân mơn.
*Tích hợp với Lý luận văn học để cung cấp cho học sinh những kiến thức
lý luận cơ bản về thể loại truyện ngắn.
Hành trình tiếp nhận “đứa con tinh thần” của mỗi nhà văn là một hành trình
khám phá thú vị nhưng cũng địi hỏi người đọc có những định hướng tiếp nhận phù

hợp dựa vào đặc trưng thể loại của tác phẩm. Để giúp học sinh dễ hiểu hơn và hứng
thú hơn trong quá trình khám phá tác phẩm Vợ chồng A Phủ, tôi sẽ vận dụng các
kiến thức từ phân môn lý luận văn học để cung cấp cho các em những kiến thức lý
luận chung nhất nhằm tạo “bước đệm” trước khi tìm hiểu tác phẩm.
Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể
bằng văn xi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu
truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dịng
đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế,
tình huống truyện ln là vấn đề quan trọng bậc nhất củanghệ thuật truyện ngắn.


8
Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định.
Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng
lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời
gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi
khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống. "Phong cách của truyện
ngắn và của tiểu thuyết rất khác nhau. Phong cách của truyện ngắn là thuộc về
tình tiết. Cái tình tiết mà truyện ngắn dự định diễn tả, truyện ngắn đã tách nó ra,
làm cơ lập nó lại. Các tình tiết mà cả dãy đã làm nên đối tượng của tiểu thuyết,
tiểu thuyết đã làm ngưng kết chúng, nối chúng lại với nhau. Tiểu thuyết tiến
hành thông qua các triển khai, cịn truyện ngắn thơng qua sự tập trung... Truyện
ngắn là độc tấu. Tiểu thuyết là giao hưởng". Như vậy, thông thường tiểu thuyết
phải dài hơn truyện ngắn. Song không phải bất cứ một tác phẩm dày nào cũng là
tiểu thuyết. Một tác phẩm dài hay ngắn chỉ cịn là tương đối để phân biệt.
*Tích hợp với văn học sử để đối sánh tác phẩm của Tơ Hồi với các
nhà văn khác nhằm tìm ra “tạng chất” riêng ở văn nhân.
*Soi chiếu vị trí của tác phẩm trong cái nhìn lịch đại: Trong lịch sử văn
học từ nghìn xưa đã có những tác phẩm thành cơng viết về người nơng dân.
Trước cách mạng có Tắt đèn của Ngơ Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn

Công Hoan và đặc biệt là Chí Phèo của Nam Cao...... Cùng viết về đề tài người
nơng dân nhưng giữa Tơ Hồi và các nhà văn trước cách mạng đặc biệt là Nam
Cao lại có những điểm khác biệt. Nếu Nam Cao viết về hiện tượng người nông
dân bị đẩy vào lưu manh tha hóa vì bị áp bức đè nén q lâu thì Tơ Hồi lại chọn
viết về người nơng dân miền núi với bi kịch làm kiếp đời nô lệ bị rẻ rúng không
bằng một con vật. Nếu nhân vật của Nam Cao chọn con đường giải thoát bằng
cái chết sau khi tiêu diệt kẻ thù nhưng rơi vào bế tắc vì khơng thể trở về với kiếp
người thì nhân vật của Tơ Hồi lại chọn con đường bỏ trốn theo cách mạng để tự
cởi trói cho số phận của mình. Với sự chi phối của cái nhìn lạc quan cách mạng,
Tơ Hồi đã để nhân vật của mình chọn được một con đường sáng ở cuối đường
hầm tăm tối. Còn sáng tác của Nam Cao, người nông dân cố vẫy vùng nhưng
vẫn khơng thốt khỏi bi kịch số phận đau khổ, bi thảm.
Về văn phong, nếu Nam Cao có lối viết sắc sảo, hóm hỉnh, lạnh lùng
nhưng đằm thắm yêu thương thì Tơ Hồi lại dung dị, chân chất, linh hoạt và
mang đậm màu sắc phong tục. Mỗi nhà văn mang một nét riêng và độc đáo đến
cho văn học dân tộc ở mảng đề tài người nơng dân. Tơ Hồi đã kế thừa và phát
triển tinh hoa văn học trước 1945 để hồn thiện hơn đề tài người nơng dân quen
thuộc nhưng không hề nhàm chán.
*Soi chiếu tác phẩm trong cái nhìn đồng đại:
Để thấy điểm khác biệt trong truyện ngắn của Tơ Hồi ta có thể soi chiếu
qua sự đối sánh trong sáng tác của Kim Lân.
Tơ Hồi là cây đại thụ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để
lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong
phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. "Vợ chồng A Phủ" là một
truyện ngắn xuất sắc trong đời văn Tơ Hồi nói riêng và văn học hiện đại của ta
nói chung. Kim Lân cũng là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi
hiện đại Việt Nam. Ông là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ


9

thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh nơng thơn và hình tượng
người nơng dân. “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân,
in trong tập “Con chó xấu xí”.
Hai tác phẩm cùng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người. Những nhân vật
phụ nữ của Tơ Hồi, Kim Lân được các nhà văn quan sát, miêu tả trong xu thế
hiện thực, vận động đi lên nên số phận các nhân vật này đã đi từ bóng tối đến
ánh sáng, “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”. Song hai tác phẩm vẫn
có những điểm khác biệt. Do cái nhìn khám phá riêng biệt độc đáo của từng tác
giả trước hiện thực cuộc sống nên mỗi nhân vật cũng có những biểu hiện khác
nhau về số phận và vẻ đẹp tâm hồn thật đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Mị là
nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi hà khắc mà hiện thân của nó là cha
con thống lí Pá Tra; bà cụ Tứ, vợ Tràng là những nhân vật bị cái đói, cái chết đe
doạ cướp đi sự sống. Nhưng họ không mất đi hy vọng vào tương lai và luôn luôn
tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. Dù một người một nét phong cách song họ đã
góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho văn học cách mạng nhất là ở đề tài
người nơng dân.
*Tích hợp với đặc trưng thể loại thơ trữ tình để thấy vẻ đẹp đậm chất thơ
của thiên nhiên và con người nơi núi rừng Tây Bắc qua trang văn Tơ Hồi.
Nói về việc sáng tác “Truyện Tây Bắc”, Tơ Hồi cho biết, “ngồi tài liệu
và trên cả sáng tạo”, ơng đã đưa vào trong tác phẩm của mình “những ý
thơ”: “Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây, tơi đã đưa vào một khơng
khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay bổng lên hơn, rời bỏ được cái
ám ảnh tủn mủn, lặt vặt thường làm co quắp nhân vật, nhỏ bé vấn đề và
khung cảnh đi”. Thật vậy, cụ thể trong “Vợ chồng A Phủ”, ta bắt gặp một trong
những nét đặc sắc nhất của Tơ Hồi là biệt tài phát hiện và chuyển tải chất thơ
trong cuộc sống bình dị vào trang viết. Chất thơ man mác bao phủ bầu khơng
khí của tác phẩm là sự cộng hưởng hiệu ứng của nhiều thủ pháp nghệ thuật, ánh
lên từ tình huống truyện đầy nhân văn, từ ngôn ngữ hàm súc và giọng điệu trần
thuật giàu tính nhạc.
Chất thơ trong sáng tác của Tơ Hồi hiện lên trước hết qua hình ảnh

thiên nhiên vời vợi với những núi non, nương rẫy, sương giăng… không thể
lẫn được với một nơi nào trên đất nước ta. Những chi tiết miêu tả thiên nhiên
đan xen, hoà quyện trong lời kể của câu chuyện.. Khung cảnh nên thơ nên họa
được Tơ Hồi miêu tả một cách đầy cá tính và sáng tạo. Tây Bắc hiện lên với
núi rừng trùng điệp quanh năm ẩn hiện trong mây và sương mù. Ban ngày, dù
nắng lên cao cũng không thể xua tan làn sương giăng trắng. Đêm xuống, ánh
trăng hòa quyện càng khiến không gian trở nên huyền ảo như chốn vô thực.
Chất thơ còn được nhận ra bởi đời sống sinh hoạt, phong tục tập
quán của con người nơi đây. Đọc truyện, ta rất dễ bắt gặp những hình ảnh
thường xuyên xuất hiện trong đời sống hằng ngày của đồng bào Tây Bắc. Đó là
ngơi nhà gỗ với bếp lửa đặt trong nhà suốt mùa đơng khơng tắt hịn than, là
những cơng việc hằng ngày như cõng nước, cắt cỏ cho ngựa ăn, quay sợi,…
Đặc biệt, nhà văn đã có những câu văn thật hay nêu bật được hình ảnh đặc
trưng về thiên nhiên Tây Bắc những ngày giáp Tết: “Trên đầu núi, các
nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho”, “trẻ


10
con đốt những lều canh nương”, “gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, những
chiếc váy hoa đã đem phơi trên những mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ, gió
và rét rất dữ dội”. Những câu văn mang đầy “ý thơ” đã lột tả được hồn cốt thiên
nhiên Tây Bắc với núi rừng trùng điệp, cao rộng vời vợi. Điểm vào cái nền thiên
nhiên xanh mướt ấy là những dấu ấn của con người: những nương lúa, nương
ngô uốn lượn trên sườn đồi sườn núi; những đống lửa bốc lên từ các lều canh
nương; những đám cỏ gianh vàng ửng; những chiếc váy hoa xoè rực rỡ nhiều
màu sắc của những cô gái H’mông là điểm nhấn đầy thi vị cho bức tranh thiên
nhiên ấy. Khơng khí ngày xn của Hồng Ngài mang những dấu ấn đặc trưng
đậm hương vị núi rừng Tây Bắc: Mùa xuân đến, trai gái tìm đến nhau để tỏ tình.
Họ bận những bộ quần áo đẹp nhất. Họ chơi ném còn, chơi quay, thổi sáo, đàn
môi, uống rượu,… Tất cả đều mê mải, say sưa trong tiếng sáo dìu dặt, tình tứ.

Nét đặc sắc nhất của chất thơ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” biểu
hiện ở tâm hồn nhân vật Mị. Ẩn sâu trong tâm hồn Mị, một cô gái tưởng
chừng như héo hắt, sống một cuộc đời lầm lũi “đến bao giờ chết thì thơi” ấy, có
ai ngờ, vẫn le lói những đốm lửa của khát vọng tự do, của tình yêu cuộc sống.
Đúng như Tơ Hồi đã nói: “Ở nơi rừng núi mơ màng ấy, các dân tộc đã không
lặng lẽ chịu đựng”. Đó là khi nghe tiếng sáo gọi bạn trong những đêm tình mùa
xn vọng về, lịng Mị lại “thiết tha bổi hổi”. Tiếng sáo giao duyên ấy chạm
vào phần sâu kín nhất của tâm hồn Mị, đã dẫn lối tâm hồn Mị trở về với ký ức
của những ngày tự do xưa: “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị
uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay
như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Và
tiếng sáo giao duyên ấy thức tỉnh tâm hồn Mị: “Mị thấy phơi phói trở lại, trong
lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn
còn trẻ. Mị muốn đi chơi…”. Và khi tâm hồn Mị khơng lụi tàn chính là khi sức
sống tiềm tàng, rạo rực trong Mị chỉ chờ cơ hội đến là trỗi dậy mạnh mẽ. Như
vậy, trong quá trình xây dựng nhân vật Mị với một cuộc đời đầy bi kịch, nhà văn
Tơ Hồi đã khéo léo thêm vào nhân vật mình một nét tâm hồn rất “thơ” và giàu
tính nhân văn.
Làm nên chất thơ của “Vợ chồng A Phủ” không thể không nhắc đến ngôn
ngữ nghệ thuật của nhà văn với hàng loạt các âm thanh, các hình ảnh gợi hình,
gợi cảm rất nên thơ và đậm màu sắc. Ngôn ngữ văn xuôi của Tô Hoài ngoài cái
ý nghĩa cụ thể trong từng câu chữ cịn có một cái vơ hình khó chỉ ra nhưng hồn
tồn có thể cảm thấy, đó chính là giọng điệu, là âm điệu câu văn cùng tiết tấu
nhịp nhàng của nó. Tiết tấu đó chính là sự thể hiện những điệu tâm hồn, những
cung bậc khác nhau trong tình cảm của nhà văn.
Có thể nói, chất thơ trong văn xi của Tơ Hồi được tạo nên bởi sự kết
hợp nhuần nhuyễn cái khí sắc lãng mạn với bút pháp trữ tình cùng cái duyên
mượt mà của một văn phong điêu luyện. Cảm thức tinh tế của Tơ Hồi trong
việc nắm bắt và tái hiện sự biến chuyển của màu sắc, âm thanh, ánh sáng, mùi vị
trong thiên nhiên là một trong những yếu tố tạo nên bầu khơng khí trữ tình,

trong trẻo, đẹp đẽ bao quanh thế giới nghệ thuật truyện ngắn Tơ Hồi. Nhịp
điệu, chất nhạc trong văn xi Tơ Hồi bắt rễ từ vốn hiểu biết tinh tường về
ngôn ngữ mẹ đẻ, những trực cảm tinh tế về ngôn ngữ.


11
2.3.2.2.2. Biện pháp thứ hai: Tích hợp kiến thức liên môn để thấy được
vẻ đẹp phong phú, đa dạng của dịng Đà giang.
*Tích hợp với kiến thức địa lí để hiểu thêm về đặc điểm tự nhiên của núi
rừng Tây Bắc
Khi giảng dạy tác phẩm, để giúp học sinh hình dung rõ nét hơn về núi
rừng Tây Bắc, giáo viên tích hợp kiến thức địa lí về địa danh Tây Bắc nói
chung và Hồng Ngài nói riêng khi cho HS tìm hiểu xuất xứ và hồn cảnh ra đời
của tác phẩm.Truyện Tây Bắc đều là sự tri ân của Tô Hoài đối với đất và người
nơi đây. Tây Bắc theo cách hiểu truyền thống là một tiểu vùng gồm các địa
phương thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình, n Bái và Lào
Cai. Vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt nhất, nguy cơ tai biến
mơi trường cao nhất nhưng lại là nơi có địa chính trị quan trọng nhất...Tây Bắc
là một miền núi cao hiểm trở. Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đơng
Nam, trong đó có dãy Hồng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng 30 km, cao từ
1500m trở lên, các đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pu
Lng 2.983m. Dãy Hoàng Liên Sơn, được người Thái gọi là "sừng trời" (Khau
phạ), chính là bức tường thành phía đơng và vùng Tây Bắc.
Còn Hồng Ngài nằm giữa huyện Bắc Yên, cách trung tâm thành phố Sơn
La 100km về hướng đông. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của
những bản làng người Mơng vẫn cịn giữ được những nét hoang sơ vốn có.
Những con đường đất dài chừng vài km quanh co qua đồi núi sẽ dẫn du khách
vào bản. Đây chính là quê hương "Vợ chồng A Phủ" trong tác phẩm cùng tên
của nhà văn Tơ Hồi.


Cảnh sắc hoang sơ nhưng tuyệt đẹp
của miền đất Hồng Ngài.

Bản Hồng Ngài nằm giữa huyện Bắc Yên,


12
cách trung tâm thành phố Sơn La100km về hướng đông.

Bản Hồng Ngài gây ấn tượng du khách với nhiều mái nhà
nhỏ mang đậm đặc trưng của người dân tộc Mơng.
*Tích hợp với kiến thức văn hóa, phong tục để giúp học sinh hiểu rõ về
tâm hồn và đời sống sinh hoạt của con người Tây Bắc dưới chế độ cũ.
Để học sinh hiểu sâu hơn về nội dung và một số phân đoạn về văn hóa
phong tục trong tác phẩm, giáo viên cần tích hợp kiến thức về văn hóa, phong
tục của người Mơng trên rẻo cao Tây Bắc.
Khi nói về nguyên nhân Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ - món nợ từ đời
cha mẹ để lại giáo viên nên tích hợp với hủ tục cho vay nặng lãi tồn tại trong xã
hội cũ ở Tây Bắc. Tục cho vay nặng lãi ở miền núi thời phong kiến được thể
hiện tập trung ở nhân vật Mị. Số phận của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ
nữ H’mông nghèo ngày trước: có đầy đủ phẩm chất để được sống hạnh phúc
nhưng lại bị đọa đày trong kiếp sống nơ lệ.
Đi tìm ngun nhân cho số phận bất hạnh của cơ Mị, người đọc có dịp
hiểu về tục cho vay nặng lãi – nỗi lo sợ hãi hùng của biết bao số phận người lao
động nghèo khổ miền núi trước Cách mạng. Ngày xưa, bố mẹ Mị lấy nhau
không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ.
Mỗi năm phải đem nộp lãi một nương ngô. Rồi đến khi mẹ Mị chết, bố Mị đã
già mà món nợ ấy vẫn như một sợi dây oan nghiệt. Tục cho vay nặng lãi đã trói
Mị vào món nợ truyền kiếp. Từ đây, Mị phải sống cuộc đời của người con dâu
gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Định mệnh bi thảm đã giáng xuống cuộc đời người

thiếu nữ ấy, buộc chặt cô vào số phận nơ lệ khơng có lối thốt.
Khi nói đến cảnh Mị bị A Sử bắt về cúng trình ma thì giáo viên nên
lồng ghép về tục cướp vợ trình ma của người Mơng. Trai gái H’mơng u nhau,
chàng trai thỏa thuận với người yêu tổ chức cuộc “cướp” mang người con gái về
nhà mình. Sau đó mới đến trình nhà vợ. Thường mùa xuân ăn tết, con trai hay đi
“cướp vợ”. Đây là phong tục thanh niên rất thích và bây giờ vẫn cịn. Mị là cơ
gái đẹp, thổi kèn hay, nhiều người mê Mị “trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu
buồng Mị”. Tết năm ấy, Mị bị A Sử - con trai thống lí Pá Tra đánh lừa, lợi dụng
tục này cướp cô về làm vợ. Xót xa thay, hắn đâu cưới Mị vì tình u, hắn và
người nhà hắn bắt Mị về ép duyên để gạt nợ: “Họ nhốt Mị vào buồng. Ngoài
vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa”. Ngịi bút hiện
thực tỉnh táo của Tơ Hồi đã phanh phui bản chất bóc lột giai cấp được ẩn sau
những phong tục tập quán. Cô Mị tiếng là con dâu nhưng thực chất chỉ như một


13
nô lệ, thứ nô lệ người ta không phải mua mà lại tha hồ được bóc lột, hành hạ. Ý
thức phản kháng của Mị cũng dần tiêu tan chỉ vì ý nghĩ: mình đã bị đem trình
ma thì có chết cũng trở thành ma nhà thống lí, chết cũng khơng được tự do. Hủ
tục đã giết chết hạnh phúc của Mị. Suy nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan – một phần
trong tâm linh người dân tộc H’mông cũng là một phần nguyên nhân khiến cuộc
đời Mị rơi vào bi kịch
Khi nói đến những yếu tố tác động đến sự thức tỉnh của Mị khi
"những đêm tình mùa xuân đã tới" giáo viên cần tích hợp kiến thức về văn
hóa, phong tục; về quan niệm tết và ý nghĩa tiếng sáo trong cuộc sống của người
Mông. Tết của người vùng cao không giống tết ở miền xuôi. Người H'mông ăn
tết khi ngơ lúa đã gặt xong, mùa xn có niềm vui thu hoạch mùa màng. Tơ
Hồi đã đặc tả khơng khí ngày tết với những từ ngữ giàu chất tạo hình, qua đó
hiện lên bức tranh ngày tết miền núi tràn ngập màu sắc và âm thanh: "Trong các
làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên những mỏm đá xòe như

con bướm sặc sỡ [...] Đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước
nhà". Ông cũng đặc biệt chú trọng đến những phong tục lạ, ngộ nghĩnh qua con
mắt tị mị, hóm hỉnh của mình: "Trai gái kéo nhau lên núi chơi. Đi chơi trên núi
từng đoàn", "Các chị Mèo đỏ, váy thêu, áo khoác, khăn hoa chùm rực rỡ. Các
chị Mèo trắng chít khăn xếp phẳng lì, tóc mai cạo xanh nhẵn".
Khi viết về những ngày tết ở Hồng Ngài, nhà văn Tơ Hồi cũng rất chú ý
miêu tả tiếng sáo. Sáo H’Mơng có khả năng diễn tả ngơn ngữ của người
H’Mơng, thay họ nói lên tình cảm trong lịng. Trong "Vợ chồng A Phủ", ngịi
bút Tơ Hồi cũng tỏ ra rất thành công khi lột tả được nét đặc trưng, lột tả được
"cái hồn" của tiếng sáo: "Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sao rủ bạn đi
chơi", "Tiếng sáo réo rắt suốt đêm ngoài đầu núi tranh". Tiếng sáo đêm tình
mùa xuân thực sự là một chi tiết đầy sức quyến rũ, là nét hoa văn độc đáo nhất
trên tồn tấm thảm hoa Tây Bắc
Khi nói về cảnh xử kiện A Phủ, giáo viên phải liên hệ đến tục xử kiện,
phạt vạ, trình ma người vay nợ ở Hồng ngài trước CM tháng Tám. Sự xuất hiện
của nhân vật A Phủ cũng góp phần thể hiện nhãn quan phong tục của Tơ Hồi. A
Phủ có số phận bất hạnh, mồ côi cả cha lẫn mẹ, suốt đời làm thuê làm mướn.
Anh nghèo đến nỗi không thể nào lấy được vợ và cũng khơng có nổi cái vịng
bạc để đi chơi tết như bao chàng trai H’mông khác. Chính những hủ tục “phép
rượu”, “phép làng” và tục cưới xin nên A Phủ trở thành tứ cố vô thân, không sao
lấy được vợ.
Ngày tết, A Phủ rủ bạn đi chơi đánh pao. A Sử đến phá đám bị A Phủ
đánh. Cũng vì thế, A Phủ bị trói mang đến nhà Pá Tra. Cuộc xử kiện diễn ra
trong không gian của màu khói thuốc phiện “xanh như khói bếp”, của mùi khói
thuốc phiện ngào ngạt. Những kẻ tham gia vào bộ máy xử kiện thì “nằm dài cả
bên khay đèn”. Như vậy, cuộc xử kiện quái đản này thực chất chỉ là một cuộc tra
tấn người dã man của bọn chúa đất – những con nghiện: “suốt chiều, suốt đêm,
càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”. Cuối cùng, người con trai
tự do của núi rừng như A Phủ cũng khơng thốt khỏi nanh vuốt của lũ chúa đất.
Từ đây, anh vĩnh viễn trở thành nô lệ cho nhà Pá Tra. Bằng nhãn quan phong tục



14
sắc sảo, Tơ Hồi đã giúp người đọc hiểu thêm về những tục lệ kì quái, dã man
của bọn chúa đất, chúa rừng trước kia.
Cuộc xử kiện đã phản ánh tình trạng nghiện thuốc phiện (ma túy) nặng ở
Hồng Ngài.Thuốc phiện là loại cây vườn phổ biến và thu hút. Hoa của chúng đa
dạng về màu sắc, kích cỡ và hình dáng. Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại
cây thân cỏ, thân thẳng đứng, nhựa thuốc phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút
vào thấy có sự khối lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi.
Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác khơng cịn.

Ngày nay, ma tuý vẫn đang còn là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Ma
tuý không chỉ huỷ hoại sức khoẻ con người mà cịn khiến nhiều gia đình rơi vào
cảnh khánh kiệt, bần cùng dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Những tác hại và hậu quả của ma tuý vẫn đang tác động và gây ảnh hưởng đến
tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ. Vì vậy, “chung tay đẩy lùi ma tuý” và “giảm
thiểu tác hại” của ma tuý không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
hay các tổ chức liên quan đến việc phòng chống ma tuý mà cịn là trách nhiệm
của mỗi chúng ta.
*Tích hợp với kiến thức âm nhạc để thấy được chất nhạc của tác phẩm
qua âm thanh tiếng sáo.
Khi viết về những ngày tết ở Hồng Ngài, nhà văn Tơ Hồi cũng rất chú ý
tạo nhạc tính cho tác phẩm qua việc miêu tả tiếng sáo. Sáo H’Mơng có khả năng
diễn tả ngơn ngữ của người H’Mơng, thay họ nói lên tình cảm trong lịng: “Anh
ném pao, em khơng bắt. Em khơng u, quả pao rơi rồi”. Đó là phương tiện
giao duyên hữu hiệu của các chàng trai đối với con gái trong bản làng.
Trong “Vợ chồng A Phủ”, ngịi bút Tơ Hồi cũng tỏ ra rất thành công khi lột tả
được nét đặc trưng, lột tả được “cái hồn” của tiếng sáo. Trong đoạn diễn tả tâm
trạng hồi sinh của Mị, tiếng sáo có một vai trị đặc biệt quan trọng. Với Mị, tiếng

sáo là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, của khát khao hạnh phúc. Không


15
phải ngẫu nhiên mà tác giả lại dụng công miêu tả tiếng sáo nhiều lần đến vậy.
“Tiếng sáo gọi bạn cứ tha thiết, bồi hồi”, “ngoài đầu núi lấp lấp ló đã có tiếng
ai thổi sáo”, “tai Mị vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”, “mà tiếng sáo gọi bạn
yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”. “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo
những cuộc chơi, đám chơi”, “trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo”. Tơ Hồi đã
miêu tả tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật để lay tỉnh tâm hồn Mị. Tiếng sáo
là biểu tượng của khát vọng tình u tự do, là ngọn gió thổi bùng lên đốm lửa
tưởng chừng đã nguội tắt. Có thể nói, cả tác phẩm phát triển trên nền âm thanh
tiếng sáo từ đầu đến cuối tác phẩm, từ tiếng sáo ngoại cảnh tác động lay thức
tiếng sáo trong tâm cảnh góp phần tạo nên sức lôi cuốn của tác phẩm đối với bạn
đọc. Tiếng sáo lúc xa lúc gần lúc da diết lúc vui vẻ tạo nên ngữ điệu phong phú
cho câu văn.
*Tích hợp với hội họa để thấy được chất họa đậm nét qua ngôn từ của
tác phẩm.
Đối với Tô Hồi những trang văn của ơng khơng chỉ thấm đẫm chất thơ
mà còn giàu chất hội họa. Qua ngòi bút tinh tế, thiên nhiên và con người Tây
Bắc hiện hữu với những đường nét, màu sắc hài hòa đa dạng tạo nên một hình
ảnh trọn vẹn đặc trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc. Để giúp học sinh
hiểu thêm giá trị ấy, giáo viên cần cung cấp các kiến thức hội họa cho học sinh.
Đường nét và màu sắc là hai yếu tố chủ đạo trong hội họa. Hiểu được điều đó,
nhà văn tái hiện vẻ đẹp Tây Bắc qua những đường nét khá phong phú.Đó là
những chiếc váy hoa đỏ sặc sỡ hài hòa với màu cỏ gianh vàng ửng xen với màu
trắng, màu nâu của hoa thuốc phiện .....Vài nét vẽ mà thật giàu sức gợi!
Đó còn là thủ pháp khắc họa chân dung Mị ngay từ đầu tác phẩm khi lấy
bối cảnh tảng đá và cái tàu ngựa để làm nổi bật đặc điểm con Mị vô hồn, vô cảm
trong tư thế bất động. Một bức tranh tĩnh vật có bóng dáng của con người từ

dáng vẻ ấy như ẩn chứa những đau khổ dồn nén trong nội tâm. Ai ở xa về, có
việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trơng thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai
bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ
ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt,
mặt buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều,
đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều
thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó cịn bao giờ phải xem cái khổ mà biết
khổ, mà buồn.
*Tích hợp với kiến thức của ngành sân khấu điện ảnh để thấy vẻ đẹp
đa chiều của tác phẩm.
Cái chúng ta đang chiêm ngưỡng không chỉ là tác phẩm âm nhạc, hội họa,
mà còn là một tác phẩm điện ảnh. Nhà văn khi thì quay cận cảnh từng giọt nước
mắt trên khn mặt A Phủ hay sự vô hồn trên gương mặt Mị khi ngồi sưởi lửa,
khi thì lướt góc quan sát từ xa để bao quát toàn cảnh mùa xuân trên đất Hồng
Ngài vơ cùng sinh động. Bên cạnh đó, Tơ Hồi cũng sử dụng rất nhiều hình ảnh
biểu tượng mang tính dự báo mà ta thường gặp trong một tác phẩm điện ảnh như
chi tiết Mị “uống rượu ừng ực từng bát một” báo hiệu một sự nổi loạn sắp bắt
đầu, hay chi tiết Mị “xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn” báo hiệu khát vọng sống của Mị


16
đang hồi sinh, Mị muốn thắp sáng cuộc đời mình khỏi cuộc sống bế tắc tăm tối.
Điều này thật chỉ có “nhà quay phim” tài ba như Tơ Hồi mới làm nổi. Những
trường đoạn diễn biến tâm lý nhân vật như đêm tình mùa xn đã được Tơ Hồi
diễn tả vô cùng tinh tế và sâu sắc giúp người đọc có cảm giác những hồi tưởng
về quá khứ tươi đẹp của Mị tựa như những “thước phim quay chậm” lôi cuốn
bạn đọc. Tơ Hồi đúng là một nhà quay phim tài ba. Và trên thực tế, tác phẩm
của ông đã được chuyển thể thành phim vô cùng thành công để lại dấu ấn không
thể nào quên trong làng điện ảnh Việt Nam.
*Tích hợp với mơn giáo dục cơng dân để giáo dục cho học sinh những

bài học nhân sinh, nhân văn vơ giá.
Qua hình ảnh nhân vật Mị, chúng ta có thể rút ra bài học: dù gặp khó
khăn, chơng gai hay tuyệt vọng đến nhường nào chúng ta cũng nên cố gắng tìm
cách giải quyết vấn đề phù hợp nhất. Mỗi người phải ln có bản lĩnh, ý chí,
nghị lực vượt lên nghịch cảnh để hướng tới cuộc sống tốt đẹp.
Mặt khác qua tác phẩm giáo viên cũng giúp học sinh nhận thấy rằng cần
phải phá bỏ những hủ tục, nạn bạo hành gia đình để cuộc sống con người tốt đẹp
hơn. Đấu tranh chống lại cái xấu cái ác và luôn biết yêu thương đồng cảm với
những người cùng cảnh ngộ. Đặc biệt, thế hệ trẻ cần tránh xa ma túy, thuốc
phiện để có lối sống lành mạnh có ích cho q hương, đất nước. Từ tác phẩm
giáo viên phải lồng vào phần liên hệ mang tính giáo dục, nhắc nhở các em lòng
yêu quê hương, đất nước qua tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống đồng bào
Tây Bắc. Từ đó hình thành thái độ sống tốt đẹp, tích cực cho học sinh.
* Tích hợp với công nghệ thông tin để làm phong phú bài dạy (trình
chiếu các video, hình ảnh, giáo án điện tử).
Trong quá trình giảng dạy việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin sẽ giúp giáo
viên giảng dạy một cách chủ động tích cực hơn và cũng góp phần khơng nhỏ
trong việc tạo hứng thú cho học sinh. Đối với tác phẩm Vợ chồng A Phủ, khi
giảng dạy ta có thể đưa các loại hình ảnh, video sau:
- Hình ảnh:+Đưa hình ảnh bản đồ Hồng Ngài và Tây Bắc
+Đưa hình ảnh bìa các tác phẩm của Tơ Hồi
+Đưa các hình ảnh được nhắc đến trong tác phẩm
- Video: +Video giới thiệu về cuộc sống người Mơng Tây Bắc và Tơ Hồi
+Video giới thiệu bộ phim “Vợ chồng A Phủ”
- Giáo án điện tử: Để làm phong phú sinh động tôi thường thiết kế giáo án điện tử ở
dạng dễ hiểu nhất cho học sinh nhưng vẫn đầy đủ ý. Từ việc được nghe giảng,
được xem các hình ảnh sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong tiếp nhận nhằm khắc
phục trạng thái “ngại học” ở các em.
2.3.2.3. Giải pháp thứ 3: Tích hợp trong quá trình củng cố bài học.
Để củng cố bài học, tôi sử dụng một trong các cách như đưa ra hệ thống câu

hỏi trắc nghiệm kiểm tra mức độ tiếp nhận ở học sinh, sử dụng ý nghĩa thông điệp
của tác phẩm như một đề nghị luận mở hoặc tổ chức trị chơi “ơ chữ văn học”…
2.3.2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi được rút từ tập truyện nào sau đây?
A. Đồng bạc trắng hoa xòe
B. Rẻo cao


17
C. Truyện Tây Bắc
D. Miền Tây
Đáp án: C
Câu 2. Đoạn trích giảng Vợ chồng A Phủ kể chuyện
A. Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.
B. Mị ở Phiềng Sa.
C. Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.
D. Mị ở Hồng Ngài.
Đáp án: C
Câu 3. Nỗi đau khổ lớn nhất của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tơ
Hồi là?
A. Bị chồng là A Sử đọa đày, hành hạ dã man.
B. Phải trải qua cuộc sống giam hãm như tù ngục trong nhà thống lí Pá Tra.
C. Bị cướp mất tuổi trẻ, tình yêu, tự do và quyền được hưởng hạnh phúc.
D. Phải làm việc cực nhọc để trả món nợ truyền kiếp của cha mẹ.
Đáp án: C
Câu 4. Trong đoạn miêu tả cảnh Tết, có một âm thanh được nhắc lại nhiều lần
và có tác động đặc biệt tới Mị, đó là
A. Tiếng khèn.
B. Tiếng hát.
C. Tiếng chiêng.

D. Tiếng sáo gọi bạn tình.
Đáp án: D
Câu 5. "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi", Mị như đã trở thành người vơ
cảm. Nhưng cũng có lúc Mị đã bừng tỉnh khát vọng sống, đó là khi
A. thấy A Phủ bị trói chờ chết.
B. Mị ngồi một mình trong căn buồng kín mít của mình.
C. Tết đến và "những đêm tình mùa xn đã tới".
D. Mị bị A Sử trói không cho đi chơi Tết.
Đáp án: C
Câu 6. Chi tiết nào sau đây khơng có trong hồi tưởng của Mị về hình ảnh đẹp
trong cuộc sống quá khứ?
A. Mị thổi sáo, thổi (kèn) lá rất hay.
B. Mùa xuân, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo.
C. Mị có giọng hát rất hay, được nhiều người mê thích.
D. Có biết bao chàng trai say mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
Đáp án: C
Câu 7. Vì sao A Phủ trở thành người ở cho nhà thống lí Pá Tra?
A. Vì cha mẹ A Phủ nợ tiền nhà thống lí Pá Tra
B. Vì A phủ đánh con quan. Bị phạt vạ
C. Vì A Phủ làm mất bị của nhà thống lí
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: B
Câu 8. Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:
A. Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do


18
B. Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C
Câu 9. Tác nhân nào đã đánh thức lòng yêu thương của Mị, dẫn đến hành động
cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm tình mùa xn?
A. Cảnh A Phủ bị trói đứng
B. Giọt nước mắt của A Phủ
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án: C
Câu 10. Trong Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi đã xây dựng các nhân vật theo kiểu
nào
A. Nhân vật số phận và tâm trạng.
B. Nhân vật số phận và tính cách.
C. Nhân vật tâm trạng.
D. Nhân vật tâm lí, tính cách và số phận.
Đáp án: A
2.3.2.3.2. Biện pháp thứ hai: Sử dụng ý nghĩa thông điệp của tác phẩm
như một đề nghị luận mở.
Từ số phận và sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ”
anh (chị) hãy phát biểu quan niệm về vai trò của nghị lực sống đối với cuộc sống
mỗi con người?
2.3.2.3.3. Biện pháp thứ ba: Sử dụng trị chơi ơ chữ văn học
- Giáo viên chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi và các ô chữ . Sau khi dạy xong
bài, giáo viên giành 5 phút để củng cố tác phẩm bằng trị chơi “Ơ chữ văn học”:
+Giáo viên chia học sinh làm 4 đội, mỗi đội cử ra một đội trưởng
+Hình thức chơi: mỗi khi giáo viên đưa ra một ô chữ và đặt câu hỏi thì
các đội trưởng sẽ đại diện cho đội mình trả lời bằng hình thức giơ tay. Khi giáo
viên hô bắt đầu, đội nào giơ tay nhanh hơn đội đó sẽ thắng.
+Kết quả: Đội nào trả lời được nhiều ơ chữ nhất đội đó sẽ thắng. Mỗi ô
chữ tương ứng với 5 điểm. Nếu trả lời được ơ hàng dọc thì được 10 điểm.
C Ư Ớ P

L
C O N T

Á N G Ó

V



N

R Â U C O N N G Ự A
P

H Ả N K H Á N G
M Ù A X U Â N

H Ạ N

H
H

P

Ú
C


19
P H


T

I

I

Ề N G S

Ế N G S

Á O

A

2.4. Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến:
Qua một thời gian nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm vào dạy
học văn bản “Vợ chồng A Phủ” để thử nghiệm kết quả tôi cho học sinh làm bài
kiểm tra tại lớp 12B5 và 12B6
Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A
Phủ” của Tô Hồi, từ đó tìm ra thơng điệp thẩm mỹ của tác phẩm?
Kết quả bài làm thu được ở hai lớp 12B5 và 12B6 như sau
+ Trước khi ứng dụng SKKN:
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp
Sĩ số

SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL TL%
12B5
40
5
12,5
15
37,5
18
45,0
2
5,0
12B6
45
4
8,9
16
35,6
19
42,2
6
13,3
+ Sau khi ứng dụng SKKN:
Kết quả
Lớp


Sĩ số

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL TL%
12B5
40
12
30,0
23
57,5
05
12,5
0
0
12B6
45
10
22,2
22
48,9

13
28,9
0
0
Kết quả bài làm cho thấy, tỉ lệ học sinh trả lời câu hỏi đầy đủ, lô gic, sáng
tạo đạt giỏi, khá là 87,5% ở 12B5 và chiếm tới 71,1% ở 12B6. Tỉ lệ học sinh có
kết quả trung bình gần như rất thấp chỉ chiếm 12,5% ở 12B5 và 28,9% ở 12B6.
Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng sáng kiến đã thực sự có được hiệu quả nhất
định. Các em đã cảm thấy đam mê, hứng thú hơn rất nhiều với cách dạy - học
tích hợp này. Đó chính là động lực để tơi tiếp tục sáng tạo đổi mới tạo ra những
cách dạy hấp dẫn cho học sinh. Đổi mới giảng dạy là một quá trình lâu dài địi
hỏi người giáo viên phải kiên trì nhẫn nại có như vậy kết quả giảng dạy mới
thực sự được nâng cao. Mặt khác, sự chủ động tiếp thu và khơng ngừng sáng tạo
của học sinh cũng chính là yếu tố quyết định đến thành công của quá trình đổi
mới phương pháp giảng dạy.


20

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học là một “hành trình” khơng ít những khó
khăn và thử thách song cũng là một hành trình đầy thú vị bởi qua đó người giáo
viên thể hiện được tâm huyết và sự sáng tạo của mình trong vai trò người hướng
dẫn học sinh khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Từ vai trò quan trọng ấy,
thầy cơ phải giúp các em hình thành niềm đam mê với văn chương và tự rút ra
cho mình những bài học quý báu về đạo đức, về cách làm người. Muốn vậy,
giáo viên phải biết khơi dậy khả năng sáng tạo của học sinh, biến mỗi giờ học
thành một “giờ khám phá” để các em thể nghiệm tài năng và tư duy của mình.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường

tôi nhận thấy việc ứng dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy là vô cùng
cần thiết giúp học sinh hiểu sâu sắc, thấu đáo tác phẩm cũng như tránh được
cảm giác ngại học. Mặt khác, với cách học này các em tỏ ra năng động và tích
cực hơn, mạnh dạn hơn. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm nằm ở tính khả thi
của nó trong thực tế giảng dạy. Với một tác phẩm có chiều sâu, giàu giá trị như
Vợ chồng A Phủ những kinh nghiệm này theo tôi là khá hữu ích. Nó giúp người
dạy dễ dàng thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, thẩm thấu được cái
tài hoa, tinh tế trong truyện ngắn Tơ Hồi. Từ những thành công bước đầu sẽ là
nguồn cổ vũ động viên không nhỏ để tôi tiếp tục ứng dụng cho học sinh trong
những năm tiếp theo nhằm góp một phần nhỏ bé vào “hành trình” nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy và học bộ mơn Ngữ văn nói riêng
hướng tới xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3.2. Kiến nghị:
*Đối với nhà trường:
- Nên có phịng học chức năng để học sinh thuận lợi hơn trong học tập.
- Cân đối kinh phí để tăng thêm các đồ dùng dạy học trong thư viện nhà trường,
hỗ trợ thêm kinh phí cho giáo viên sử dụng phương pháp mới trong dạy học.
* Đối với sở GD và ĐT:
Mở rộng đối tượng tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, không chỉ
tập huấn cho tổ trưởng mà các giáo viên khác cũng được bồi dưỡng.
Đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đã ứng dụng trong dạy học Ngữ văn song
chắc hẳn cịn có những hạn chế. Kính mong Hội đồng khoa học và các đồng
nghiệp góp ý thêm để sáng kiến ngày càng hồn thiện.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm là do tơi viết, khơng copy của ai.
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2021
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người thực hiện



21

Nguyễn Thị Hà



×