Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu, kém môn địa lí nhằm nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia ở trường THPT cẩm thủy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.57 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
MƠN ĐỊA LÍ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THI THPT QUỐC GIA Ở TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

Người thực hiện: Dương Thanh Chung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên mơn

THANH HĨA NĂM 2021


MỤC LỤC

TRANG
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1. Cơ sở lí luận


4
2.2. Ngun nhân học sinh có học lực yếu kém
4
2.3. Thực trạng trước phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THPT
6
Cẩm Thủy 2
2.4. Một số kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém
6
2.5. Cách làm cụ thể
8
2.6. Nội dung phụ đạo học sinh yếu kém môn Địa lí
10
2.7. Những bài học rút ra
15
2.8. Hiệu quả khi sử dụng những kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu
16
kém môn Địa lí
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
17

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong q trình giảng dạy của giáo viên ở các nhà trường, dù rất nỗ lực áp
dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo

2



dục, nhưng vẫn khơng tránh khỏi có một số học sinh tiếp thu bài cịn chậm, có
sự chênh lệch về học lực với các bạn cùng lớp.
Học sinh THPT có lực học khác nhau. Nhiều em chăm chỉ, tiếp thu bài
nhanh, kĩ năng tốt, làm bài đạt điểm cao. Nhưng cũng có một số em tiếp thu bài
chậm, chưa nắm được những kiến thức và kĩ năng cơ bản, chưa đạt u cầu của
mơn học, đó chính là những học sinh có học lực yếu, kém ở các nhà trường hiện
nay.
Hầu như ở trường nào cũng có một bộ phận học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ,
không học bài ở nhà, đến lớp học lại lơ là, thiếu tập trung, làm khả năng tư duy
giảm và mất dần kiến thức căn bản. Lười học, ham chơi, hạn chế về nhận thức
và sự bng lỏng quản lí của gia đình…đã và đang làm cho số lượng học sinh
này có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của các nhà trường
và chất lượng giáo dục học sinh. Vì vậy, việc phụ đạo học sinh yếu kém ở từng
môn học là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên, để từng bước
nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của ngành và xã hội. Đây cũng
là vấn đề đang được các nhà trường quan tâm và tìm giải pháp khắc phục.
"Học sinh yếu kém" là cụm từ đang được nhắc đến nhiều trong các nhà
trường. Nhưng trên thực tế, chưa có nhiều tài liệu bàn sâu tới vấn đề này. Vì thế,
việc phụ đạo học sinh có học lực yếu kém cịn gặp nhiều khó khăn, do chưa tìm
ra được nhiều phương pháp, kỹ năng phù hợp.
Việc tiếp cận, tìm hiểu và lên kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu kém, tạo
cho các em hứng thú học tập, kỹ năng làm bài, để có thêm năng lực làm bài thi
THPT Quốc gia, từ đó cải thiện điểm số đang là yêu cầu và mục tiêu đặt ra cho
người giáo viên.
Phụ đạo học sinh yếu kém là vấn đề rất quan trọng và cần thiết ở các cấp
học nói chung, và ở cấp THPT nói riêng, nhất là đối với các em học sinh lớp 12
chuẩn bị thi THPT Quốc gia. Đối với bộ môn Địa lí, có một số học sinh tiếp thu
bài chậm, kĩ năng khai thác Atlat, xử lí số liệu, lựa chọn biểu đồ và tư duy địa lí

cịn yếu do mất kiến thức cơ bản, rất cần phụ đạo, bồi dưỡng thêm cho các em
những kiến thức, kĩ năng địa lí để có thể cải thiện điểm số khi làm bài thi THPT
Quốc gia. Bên cạnh đó cũng cần tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em
hình thành thói quen tự học và vận dụng kiến thức đã học để làm bài thi THPT
Quốc gia môn Địa lí.

3


Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy và ôn thi THPT Quốc gia
trong nhiều năm, bản thân tơi cũng gặp một số học sinh có học lực yếu kém ở bộ
mơn mình phụ trách. Các em chán học, ham chơi, thiếu kiến thức, kĩ năng làm
bài, nên điểm số thường thấp ở mức yếu và kém. Bằng những kinh nghiệm của
bản thân, sự học hỏi đồng nghiệp và q trình tìm tịi, nghiên cứu các phương
pháp phụ đạo học sinh yếu kém, tôi viết đề tài "Kinh nghiệm phụ đạo học sinh
yếu kém mơn Địa lí nhằm nâng cao chất lượng thi THPT Quốc gia ở trường
Trung Học Phổ Thông Cẩm Thủy 2" với mong muốn chúng ta sẽ cùng tìm ra
những phương pháp, kỹ năng phụ đạo học sinh yếu kém hiệu quả, để có thể áp
dụng được trong thực tế khi làm công tác giảng dạy ở trường THPT.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém.
- Xác định nguyên nhân dẫn đến một số em học có học lực yếu kém, từ đó
giúp các em định hướng lại hành vi và có động cơ học tập tốt hơn.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thực trạng vấn đề học sinh yếu kém ở trường THPT Cẩm Thuỷ 2.
- Nguyên nhân dẫn đến việc các em có học lực yếu kém, để lên phương
án bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả, giúp các em tiến bộ và dần cải thiện điểm số.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Những học sinh có học lực yếu kém bộ mơn Địa lí ở trường THPT Cẩm
Thủy 2 trong các năm học 2017 – 2018; 2018 – 2019; 2019 – 2020 và 2020 2021.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu hồn cảnh gia đình và nguyên nhân dẫn đến việc học sinh có
học lực yếu kém.
- Nghiên cứu các phương pháp đổi mới dạy học.
- Nghiên cứu các phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi dùng các phương pháp sau đây:
- Nghiên cứu hồ sơ: Nghiên cứu hồ sơ gồm vở ghi, đồ dùng học tập, kết
quả học tập của học sinh ở các học kì trước, khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp,

4


điểm số các bài kiểm tra…để xác định những nội dung cần tìm hiểu. Đây là
bước tiếp cận đầu tiên để tìm hiểu những nét cơ bản nhất của những học sinh
yếu kém và tìm hiểu nguyên nhân để trả lời câu hỏi: vì sao em học sinh đó lại có
học lực yếu kém?
- Trị chuyện trực tiếp: Nên trị truyện trực tiếp với những học sinh có học
lực yếu kém, với giáo viên chủ nhiệm, với giáo viên cùng bộ mơn cũ (nếu có) để
tìm hiểu thêm những vấn đề có liên quan.
- Trao đổi: Giáo viên nên trao đổi trực tiếp với học sinh, trong trường hợp
cần thiết có thể trao đổi với gia đình học sinh, để lên phương án bồi dưỡng phù
hợp. Phải dựa vào học lực của từng em để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sát với
đối tượng học sinh.
- Quan sát: là phương pháp cần làm thường xuyên để theo dõi khách quan
sự tiến bộ của những học sinh có học lực yếu kém. Nên quan sát toàn diện các
biểu hiện, hành vi của các em trong học tập và kết quả làm các bài kiểm tra.
- Ghi chép: Giáo viên nên ghi chép lại các vấn đề có liên quan đến học

sinh yếu kém như thái độ học tập, việc nắm kiến thức đến đâu, khả năng vận
dụng các kĩ năng trong quá trình làm bài ra sao, điểm số sau mỗi lần kiểm tra…
Cần thu thập thông tin đầy đủ và phân loại theo nội dung: kiến thức, kỹ năng
khai thác Atlat, kỹ năng xử lí số liệu, lựa chọn biểu đồ. Chú ý đến các dấu hiệu
cơ bản và đưa ra nhận định về học sinh đó để có phương pháp phụ đạo phù hợp
nhất.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Cũng như nhiều ngành nghề khác, nghề dạy học phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thử thách. Một trong những khó khăn, thử thách ấy là dạy và bồi
dưỡng học sinh yếu kém.
Để cải thiện chất lượng học tập của học sinh có học lực yếu kém không
phải là chuyện một sớm một chiều, địi hỏi sự kiên trì, lịng u nghề và sự
quyết tâm của người giáo viên.

5


Việc phụ đạo học sinh yếu kém cần được giáo viên quan tâm, để đáp ứng
yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Nhưng phụ đạo thế nào, phương pháp ra
sao thì vẫn là một vấn đề lớn cần giáo viên tìm tịi, học hỏi và tích lũy kinh
nghiệm.
Học sinh có học lực yếu kém thường rất nghịch ngợm, hiếu động, lười
học, ham chơi, không nghiêm túc trong thi cử, có những hành vi và cách ứng xử
thiếu chuẩn mực. Vì vậy, giáo viên cần dùng những phương pháp và kỹ năng
giáo dục phù hợp. Muốn làm được điều đó, cần có những hiểu biết nhất định về
hồn cảnh và nguyên nhân dẫn đến việc học sinh đó có học lực yếu kém và trở
nên cá biệt. Sự am hiểu về tâm lí và khéo léo trong cách ứng xử với học sinh của
giáo viên là yếu tố rất quan trọng để đưa ra những phương pháp giáo dục và phụ

đạo học sinh yếu kém có hiệu quả.
Nếu khơng có biện pháp giáo dục và bồi dưỡng kịp thời, số học sinh này
thường bỏ học giữa chừng, hoặc có những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến
chất lượng và môi trường giáo dục. Những kinh nghiệm về kỹ năng bồi dưỡng
học sinh yếu kém giúp giáo viên sẵn sàng đón nhận bất cứ học sinh yếu kém nào
để bồi dưỡng, giúp các em học tập tiến bộ hơn và cải thiện được điểm số qua các
kì thi.
Bồi dưỡng học sinh yếu kém là một phần công việc của giáo viên, đó cũng
là yêu cầu sư phạm đối với người Thầy. Muốn bồi dưỡng được học sinh yếu
kém, giáo viên cần tiếp cận, tìm hiểu nguyên nhân tại sao các em lại học yếu,
học yếu ở những phần nào, để từ đó lên kế hoạch phụ đạo phù hợp và có hiệu
quả.
2.2 Nguyên nhân học sinh có học lực yếu kém
2.2.1 Về phía học sinh
Những nguyên nhân học sinh học yếu chủ yếu là do:
- Lười học. Qua quá trình giảng dạy, tơi nhận thấy rằng các em học sinh
có học lực yếu đa số là những học sinh cá biệt, trên lớp không chý ý chuyên tâm
vào việc học, về nhà không chịu học bài cũ và làm bài tập. Vì bỏ bê học tập nên
mất dần kiến thức, kĩ năng mai một, học lực ngày càng yếu.
- Còn một bộ phận học sinh chưa xác định được mục đích học tập, các em
chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi thụ động ghi vào những nội

6


dung đã học, sau đó về nhà lấy ra học vẹt mà khơng hiểu nội dung đó nói lên
điều gì, học lực cũng vì thế mà sa sút.
- Tư duy của học sinh. Mơn Địa lí là mơn học cần nhiều yếu tố để học tốt
như: tư duy địa lí, tư duy lo gic, sự tỉ mỉ trong khai thác Atlat, sự thuần thục
trong cách lựa chọn biểu đồ, cách nhận dạng đề nhanh, phương pháp tính tốn

chính xác, khoa học …Vậy nên một số em với lối tư duy sơ sài, không chịu trau
dồi kỹ năng, phương pháp…làm mất đi những kiến thức cơ bản, dẫn đến tình
trạng học lực ngày càng yếu kém.
- Hổng kiến thức từ các lớp dưới do nhiều nguyên nhân khác nhau.
2.2.2 Về phía giáo viên
Ngun nhân học sinh học yếu khơng phải hồn tồn do học sinh mà một
phần cịn đến từ phía giáo viên.
- Một số giáo viên chưa chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu kém,
chưa theo dõi sát sao và xử lí kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh trong học
tập.
- Tốc độ giảng dạy và luyện tập nhanh khiến cho học sinh có học lực yếu
kém không theo kịp.
- Một số giáo viên chưa thực sự giúp đỡ các em khắc phục tình trạng yếu
kém như gần gũi, tìm hiểu ngun nhân, hồn cảnh …để cảm thơng, động viên
và khuyến khích học sinh khi các em có chút tiến bộ trong học tập, không phát
hiện ra những biểu hiện sa sút của học sinh. Từ đó các em cam chịu, dần dần
chấp nhận sự yếu kém của chính mình và nhụt chí khơng tự vươn lên trong học
tập.
2.2.3 Về phía phụ huynh
Nguyên nhân làm cho nhiều học sinh có học lực yếu cũng cịn đến từ phía
phụ huynh.
- Một số phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học ở nhà của con em, phó
mặc cho nhà trường và thầy cơ.
- Gia đình học sinh gặp khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm bất ổn
khiến các em khơng chú tâm vào việc học.
- Một số phụ huynh quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào con nên
khi học sinh lười học, xin nghỉ để làm việc riêng cha mẹ cũng đồng ý, vơ tình là

7



đồng phạm góp phần làm học sinh thêm lười học, mất kiến thức căn bản, từ đó
dẫn đến học lực ngày càng yếu kém.
2.3. Thực trạng trước khi phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THPT Cẩm
Thủy 2
Trường THPT Cẩm Thủy 2 nằm ở vùng thuần nông của huyện miền núi
phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Nhiều em học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn,
bố mẹ đi làm ăn xa. Thiếu sự quan tâm săn sóc của bố mẹ, lại chịu những tác
động tiêu cực từ xã hội bên ngồi, việc học hành các em dần chểnh mảng.
Khơng có động cơ học tập, mất kiến thức cơ bản nên học lực dần trở nên yếu
kém. Những điều này đã ảnh hưởng lớn đến vấn đề học tập của học sinh, làm
các em dần nảy sinh tâm lí chán học, thậm chí có những hành vi tiêu cực với
mơi trường giáo dục, ý thức chấp hành nội qui trường lớp không tốt. Những học
sinh này thường bỏ học đi chơi, tụ tập bạn bè, la cà quán xá và các tụ điểm giải
trí thiếu lành mạnh, nhiều tệ nạn, đơi khi cịn gây gổ đánh nhau. Nếu để tình
trạng này tiếp diễn kéo dài, sẽ ảnh hưởng không tốt đến các học sinh khác, đến
môi trường giáo dục và chất lượng giáo dục học sinh.
Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT Cẩm Thủy 2, bản thân tôi cũng
gặp khơng ít học sinh có học lực yếu kém. Cùng với thời gian và những kinh
nghiệm có được, tơi đã tìm tịi, học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu và sử dụng một
số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém. Khi sử dụng những phương pháp
này, bản thân tôi nhận thấy có những hiệu quả nhất định. Dưới đây là một số
kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh yếu kém tôi đã sử dụng ở trường THPT Cẩm
Thủy 2 trong những năm học gần đây.
2.4. Một số kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém
2.4.1 Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để việc phụ đạo học sinh yếu
kém đạt hiệu quả cao. Thơng qua cử chỉ ân cần, lời nói, ánh mắt…giáo viên tạo
sự gần gũi, cảm giác an toàn cho học sinh, từ đó các em sẽ giãi bày những khó
khăn trong học tập và cuộc sống của mình.

Giáo viên nên tạo khơng khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng. Không nên
dùng những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với các em, ngay cả khi các em không tiếp
thu được phần bài học dễ nhất. Đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà
hãy làm cho các em có cảm giác gần gũi và thoải mái.

8


Giáo viên nên đem lại cho các em những phản hồi tích cực, như thay chê
bai bằng những lời khen ngợi. Giáo viên nên tìm ra những tiến bộ của các em dù
là nhỏ nhất như tiếp thu bài khá nhanh, ghi chép bài đầy đủ, hoạt động tích
cực… với những phát biểu xây dựng bài hoặc những tìm tịi đúng có thể cho
điểm cao để khuyến khích các em.
2.4.2 Phân loại đối tượng học sinh
Giáo viên cần nghiên cứu hồ sơ đã thu thập được, phân loại những học
sinh có học lực yếu đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn
phương pháp phụ đạo phù hợp. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là:
khả năng tiếp thu bài hạn chế, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…
Trong quá trình thiết kế bài giảng, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề
ra trong bài dạy để tạo điều kiện cho các em học sinh có học lực yếu được củng
cố và luyện tập phù hợp với khả năng.
Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên cần phân hóa đối tượng học tập
trong từng hoạt động, dành cho các em học sinh có học lực yếu những câu hỏi
dễ, những bài tập đơn giản, tạo cơ hội cho các em được trình bày trước lớp, từng
bước giúp các em tìm được vị trí của mình trong tập thể lớp và giúp các em tự
tin hơn.
Bên cạnh những việc làm trên, giáo viên tổ chức những buổi phụ đạo riêng
cho những học sinh có học lực yếu, lấp dần chỗ kiến thức còn trống hoặc đã bị
mất gốc để các em dần có thể theo kịp các bạn trong lớp. Việc dạy phụ đạo có
thể kết hợp với hình thức vui chơi để lơi cuốn các em đến lớp đều đặn, có hứng

thú học tập hơn. Lượng kiến thức đưa ra trong mỗi buổi bồi dưỡng cũng không
cần nhiều, chỉ từ 1 đến 2 đơn vị kiến thức là đủ để các em nắm chắc, tránh sự
quá tải, nặng nề hay tâm lí chán nản.
2.4.3 Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
Giáo viên nên chú ý đến việc giáo dục ý thức học tập cho học sinh. Khi
đến lớp phải có thói quen mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, ngồi học
nghiêm túc, ghi chép bài đầy đủ…Trong mỗi tiết dạy, giáo viên nên liên hệ kiến
thức đã học với thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của
môn học trong cuộc sống. Từ đó, các em sẽ u thích mơn học và có hứng thú
học tập hơn.

9


Giáo viên cần tìm hiểu từng đối tượng học sinh có học lực yếu kém về
hồn cảnh gia đình, nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ
chức các trị chơi nhỏ có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập và ý
chí vươn lên trong học tập, giúp các em thấy tầm quan trọng của việc học.
Trong một số trường hợp, giáo viên có thể phối hợp với gia đình để giúp
đỡ học sinh. Trên thực tế, có một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của
con em mình, mơt số phụ huynh khác lại ln gị ép việc học của con em. Sự áp
đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Giáo viên cần phân tích để phụ
huynh thể hiện sự quan tâm với con em đúng mức. Sự quan tâm của gia đình,
thầy cơ sẽ là động lực cho các em có học lực yếu cố gắng phấn đấu vươn lên.
2.4.4 Giúp đỡ học sinh yếu kém
Giáo viên cho học sinh khá, giỏi giúp đỡ các bạn học yếu kém về cách học
và phương pháp vận dụng kiến thức.
Tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo cho các em học lực yếu. Trong những buổi
này, giáo viên chủ yếu kiểm tra việc tiếp thu kiến thức đã dạy trên lớp, nếu thấy
các em chưa nắm chắc cần ôn tập củng cố thêm để các em nắm được kiến thức

cơ bản. Nói chuyện với học sinh để tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu
hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố thêm. Chú ý đến việc hướng dẫn
phương pháp học tập cho học sinh, nhất là việc tự học ở nhà.
Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc việc thực
hiện kế hoạch học tập ở trường và ở nhà.
2.5 Cách làm cụ thể
2.5.1 Lập danh sách học sinh yếu kém thông qua bài kiểm tra và quá trình
học tập trên lớp
Sau mỗi bài kiểm tra, giáo viên phát hiện và lập danh sách học sinh yếu
kém của bộ mơn mình dạy, chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này
trong mỗi tiết học như thường xuyên gọi các em lên trả lời những câu hỏi dễ và
khen ngợi khi các em trả lời đúng.
2.5.2 Điểm danh học sinh sau mỗi buổi học
Điểm danh thường xuyên trước và sau mỗi buổi học và báo với giáo viên
chủ nhiệm những trường hợp học sinh bỏ học phụ đạo (nếu có) để có biện pháp
khắc phục.
2.5.3 Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ

10


Xác định rõ kiến thức trọng tâm trong tiết dạy cần truyền đạt cho học sinh,
vì có nắm được những kiến thức này, các em mới trả lời được câu hỏi và làm
được các bài tập.
Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ cần dạy phần kiến thức
cơ bản, trọng tâm, theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, sau đó cho làm bài tập nhiều
lần và nâng dần mức độ của bài tập khi các em đã nắm được cách làm dạng bài
tập đó.
Nhắc lại kiến thức cơ bản cần nhớ, cho bài tập về nhà để học sinh luyện
tập thêm khắc sâu kiến thức.

Khi dạy phần Địa lí Việt Nam, giáo viên cần cho học sinh thấy được mối
quan hệ nhân quả, vì bản chất của Địa lí là các mối quan hệ nhân quả. Song đối
với mỗi phần, giáo viên phải tìm ra được những tồn tại mà học sinh yếu kém hay
mắc phải để từ đó giúp các em khắc phục, sửa chữa. Thường các em học sinh
yếu kém có những tồn tại sau:
* Về kiến thức
- Đa phần học sinh yếu kém học trước quên sau, có khi dạy xong một bài
các em chưa nắm được kiến thức gì, ngay cả phần đơn giản nhất.
* Về kỹ năng
- Kĩ năng khai thác Atlat, nhận dạng biểu đồ, xác định tên biểu đồ, phân
tích bảng số liệu cịn yếu.
- Có nhiều em tính tốn cịn chưa thạo.
Trước thực trạng trên, giáo viên đưa ra biện pháp bồi dưỡng cụ thể cho từng đối
tượng học sinh.
2.5.4 Điều chỉnh hoạt động giảng dạy trên lớp.
- Trong hoạt động dạy học trên lớp, giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi
dành cho các đối tượng học sinh khác nhau, trong đó có những câu hỏi dành cho
các em học sinh có học lực yếu kém, tránh tình trạng để các em không tham gia
vào bài học.
- Yêu cầu các em chuẩn bị bài ở nhà, học bài cũ, đọc trước bài mới và trả
lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Thường xuyên kiểm tra bài cũ, kiểm tra việc mang sách vở, đồ dùng học
tập và vở ghi, vì có nhiều em học sinh yếu kém rất ngại ghi bài.

11


- Hướng dẫn các em cách tự học, sau đó giáo viên kiểm tra, nhận xét, sửa
chữa, định hướng kiến thức đúng cho các em.
- Sau bài học, để củng cố kiến thức, giáo viên nên có các bài tập trắc

nghiệm cho học sinh làm bài, giáo viên thu lại chấm và ghi nhận xét chi tiết vào
bài làm cho các em. Qua việc làm này, học sinh sẽ thấy giáo viên quan tâm đến
các em và muốn các em tiến bộ, chắc chắn các em sẽ có động lực để tiếp tục nỗ
lực, cố gắng vươn lên.
2.6 Nội dung bồi dưỡng học sinh yếu kém mơn Địa lí.
Học sinh yếu kém cần được bồi dưỡng cả về kiến thức và kĩ năng. Tuy
nhiên nên bồi dưỡng cho các em phần kĩ năng trước vì phần này đơn giản, sinh
động, dễ lấy điểm nên lôi cuốn được học sinh. Mặt khác phần kĩ năng cũng giúp
học sinh có thêm một số kiến thức địa lí và làm nền để các em có thể lĩnh hội
được nhiều kiến thức Địa lí hơn.
2.6.1 Các kỹ năng Địa lí cơ bản
2.6.1.a) Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
Atlat được coi là cuốn sách giáo khoa Địa lí đặc biệt, ở đó các kiến thức
được hệ thống lại bằng bản đồ. Tuy nhiên, còn một bộ phận học sinh yếu về kĩ
năng khai thác Atlat, trong khi đề thi THPT Quốc gia lại có từ 11 đến 15 câu
Atlat, chiếm trên 30% số điểm của bài thi. Vì vậy, giáo viên nên phụ đạo lại cho
học sinh yếu kém kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam qua 4 bước đơn giản
để các em dễ nhớ.
Bước 1: Hiểu rõ cấu trúc của Atlat
Atlat Địa lí Việt Nam có cấu trúc 4 phần tương ứng với 4 chương trong
sách giáo khoa Địa lí 12 gồm: Địa lí tự nhiên; Địa lí dân cư; Địa lí các ngành
kinh tế và Địa lí các vùng kinh tế.
Khi nắm rõ về cấu trúc của Atlat, các em có thể tìm nhanh và chính xác các
kiến thức mình cần để trả lời các câu hỏi đơn giản và tiết kiệm thời gian cho
những câu hỏi khó hơn, vì thời gian làm bài trắc nghiệm Địa lí trung bình chỉ có
1,25 phút/câu.
Bước 2: Đọc Atlat đúng trình tự
Giáo viên hướng dẫn các em cách đọc các thông tin được thể hiện trên bản
đồ trong Atlat. Vì ở đó các kiến thức đều được mã hóa dưới dạng kí hiệu, nên
giáo viên cần giúp các em nắm chắc các kí hiệu và chú giải, nhất là ở trang 3.


12


Ngoài ra, các em cũng cần nắm chắc các nội dung trong bài học với các mục cụ
thể trong Atlat để tự rút ra được thông tin cần thiết cho mình.
Khi làm bài với Atlat, giáo viên nên nhắc học sinh làm các câu Atlat cùng
một lúc và theo thứ tự trang để tránh phải đóng, mở Atlat nhiều lần, mất thời
gian.
Bước 3: Nắm được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí
Giáo viên nhắc học sinh các mối quan hệ đó gồm: mối quan hệ giữa các
yếu tố tự nhiên với nhau, mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên với
kinh kế, dân cư với kinh tế, kinh tế với kinh tế, tự nhiên với dân cư.
Phụ đạo lại cho học sinh kĩ năng tính tốn, đo đạc, so sánh, xác định vị trí
địa lí để làm các bài tập ở mức độ vận dụng.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh trình tự khai thác Atlat
- Đọc kĩ câu dẫn, xác định nội dung câu hỏi.
- Xác định nhanh các trang Atlat liên quan cần dùng để giải quyết được nội
dung câu hỏi.
- Xác định các kĩ năng cần vận dụng để làm việc với bản đồ (nhận biết,
đọc tên đối tượng, xác định vị trí hay xác định mối quan hệ giữa các đối tượng
địa lí)
- Khai thác các kí hiệu trong Atlat.
- Kết hợp 4 bước trên để tìm đáp án đúng.
Sau khi kết thúc phần hướng dẫn kỹ năng khai thác Atlat, giáo viên nên
cho học sinh làm một số câu hỏi trắc nghiệm mức độ từ nhận biết đến vận dụng
để vận dụng, khắc sâu những kỹ năng vừa học.
2.6.1.b) Lựa chọn biểu đồ thích hợp
Giáo viên nhắc lại cho học sinh 5 dạng biểu đồ cơ bản: Tròn, miền, cột,
đường, kết hợp.

Biểu đồ thường thể hiện 2 nội dung cơ bản:
+ Cơ cấu: Tròn, miền.
+ Phát triển: Cột, đường, kết hợp.
Giáo viên lưu ý cho học sinh cơ sở chọn biểu đồ thích hợp: căn cứ vào
bảng số liệu và yêu cầu của câu hỏi. Hướng dẫn học sinh cách nhận dạng nhanh
nhất các loại biểu đồ. Để lựa xác định đúng biểu đồ cần dựa vào 2 dấu hiệu cơ
bản, bảng số liệu và câu dẫn trong câu hỏi. Cụ thể như sau:

13


* Biểu đồ trịn
- Bảng số liệu chỉ có 1 đơn vị, cấu trúc bảng số liệu thường có tổng số và
thời gian trong bảng số liệu từ 3 năm trở xuống.
- Về câu hỏi, trong câu dẫn thường có cụm từ: cơ cấu, quy mô và cơ cấu, tỉ
trọng, chuyển dịch quy mô và cơ cấu.
* Biểu đồ miền
- Bảng số liệu chỉ có 1 đơn vị, cấu trúc bảng số liệu thường có tổng số và
thời gian trong bảng số liệu từ 4 năm trở lên.
- Về câu hỏi, trong câu dẫn thường có cụm từ: cơ cấu, sự thay đổi cơ cấu,
sự chuyển dịch cơ cấu.
- Về câu hỏi, trong câu dẫn thường có cụm từ: tăng trưởng, phát triển, sự
gia tăng, tốc độ tăng trưởng ...
* Biểu đồ cột
- Bảng số liệu thường có 1 đơn vị (đơi khi có 2 đơn vị), cấu trúc bảng số
liệu có thể có 1 năm hoặc nhiều năm, đối tượng có thể theo lãnh thổ, theo sản
phẩm, khơng nhất thiết là theo thời gian.
- Về câu hỏi, trong câu dẫn thường có cụm từ: so sánh, quy mơ, số lượng,
khối lượng, sản lượng ...
* Biểu đồ kết hợp

- Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau, cấu trúc bảng số liệu thường từ 4
năm trở lên, các đối tượng trong bảng số liệu thường có mối quan hệ với nhau.
- Về câu hỏi, trong câu dẫn thường có cụm từ: tình hình, phát triển…
2.6.1.c) Khai thác kiến thức từ bảng số liệu
- Giáo viên nhắc lại cho học sinh vai trò của bảng số liệu: là cơ sở để rút
ra các nhận xét khái quát và dùng để cụ thể hóa, làm rõ kiến thức địa lí.
- Lưu ý với học sinh các kĩ thuật làm việc với bảng số liệu gồm:
+ Xử lí số liệu.
+ Nhận xét bảng số liệu.
+ Lựa chọn loại biểu đồ thích hợp.
+ Nhận xét và giải thích.
2.6.2 Các kiến thức Địa lí cơ bản
Đề thi THPT Quốc gia mơn Địa lí nằm trong chương trình của lớp 11 và
12, tuy nhiên trên 90% nội dung của bài thi nằm trong chương trình Địa lí lớp

14


12. Vì vậy, giáo viên nên tập trung ơn tập cho học sinh yếu kém nội dung kiến
thức lớp 12 trước.
Sách giáo khoa Địa lí 12 có cấu trúc 4 phần, gồm: Địa lí tự nhiên; Địa lí dân
cư; Địa lí các ngành kinh tế và Địa lí các vùng kinh tế. Giáo viên nên lập đề
cương ôn tập dưới dạng chủ đề cho học sinh.
Bốn phần trong chương trình Địa lí lớp 12 lập thành 4 chủ đề tương ứng.
Như vậy sẽ giúp học sinh tổng quát được kiến thức tốt hơn. Dưới đây là đề
cương ôn tập chủ đề dân cư
Chủ đề: DÂN CƯ
I – ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ
- Đông dân (d/c Atlat) Đứng thứ 3 ĐNA, thứ 7 châu Á, thứ 13 thế giới.
Thuận lợi: lao động dồi dào, thị trường rộng  hấp dẫn đầu tư.

Khó khăn: Gây sức ép đối với kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống, tài nguyên
môi trường.
- Nhiều thành phần dân tộc: 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, các dân
tộc khác chỉ 13,8% dân số.
Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hóa, hình thức phát triển kinh tế.
Khó khăn: Trình độ phát triển giữa các dân tộc cịn chênh lệch, mức sống của
các dân tộc ít người còn thấp.
Giải pháp: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc ít người.
- Dân số tăng nhanh từ nửa cuối thế kì XX  bùng nổ dân số. Nhờ chính sách
dân số kế hoạch hóa gia đình, gia tăng dân số giảm nhưng chậm, mỗi năm vẫn
tăng trên 1 triệu người.
- Cơ cấu dân số trẻ nhưng đang biến đổi nhanh theo nhóm tuổi (dẫn chứng)
II – PHÂN BỐ DÂN CƯ
Không đều và chưa hợp lí
- Giữa đồng bằng với trung du miền núi (dẫn chứng)
- Giữa các vùng kinh tế (dẫn chứng)
- Ngay trong một vùng kinh tế (dẫn chứng)
- Giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam (dẫn chứng)
- Giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng)
Nguyên nhân: - Do điều kiện tự nhiên.
15


- Do lịch sử định cư.
- Do trình độ phát triển KT – XH (nguyên nhân chính)
Hậu quả: - Sử dụng lao động khơng hợp lí  nơi thừa, nơi thiếu  Hậu quả?
- Trình độ phát triển KT – XH chênh lệch.
III – NGUỒN LAO ĐỘNG
- Dồi dào, chiếm 51,2% tổng số dân.
1) Ưu điểm

- Người lao động cần cù, thông minh, nhiều kinh nghiệm sản xuất.
- Chất lượng nguồn lao động ngày càng cao, tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng.
2) Hạn chế
- Lao động trình độ cao cịn ít, thiếu cán bộ quản lí, cơng nhân kĩ thuật lành
nghề, phân bố không đều, nơi thừa, nơi thiếu.
IV – CƠ CẤU LAO ĐỘNG
- Theo ngành kinh tế: tỉ trọng lao động khu vực I gi¶m, khu vực II và khu vực
III tăng (dẫn chứng)
- Theo thành phần kinh tế: Lao động khu vực Nhà nước tỉ trọng thấp, khu vực
ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng
nhanh (dẫn chứng)
- Theo thành thị và nông thôn: Chuyển dịch theo hướng giảm tỉ lệ lao động
nông thôn, tăng tỉ lệ lao động thành thị.
V – VIỆC LÀM VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
- Là vấn đề KT – XH lớn. Mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động, nhưng nền kinh tế
chỉ tạo ra gần 1 triệu chỗ làm mới  tỉ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm
cao (dẫn chứng)
* Hướng giải quyết
- Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Đa dạng hoạt động sản xuất, dịch vụ, phát triển các ngành kinh tế sử dụng vốn
ít, thu hồi vốn nhanh, cần nhiều lao động.
- Hợp tác với nước ngoài để thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất.
- Đổi mới phương thức đào tạo lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, nông thôn để khai thác tài nguyên,
sử dụng hiệu quả nguồn lao động.

16



VI – ĐƠ THỊ HĨA
- Q trình đơ thị hóa diễn ra chậm, trình độ đơ thị hóa thấp (dẫn chứng)
- Tỉ lệ dân thành thị tăng (dẫn chứng)
- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng (dẫn chứng)
- Số thành phố lớn cịn ít so với số lượng đơ thị.
VII - ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN PHÁT TRIỂN KT – XH
1) Tích cực
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng khu
vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và khu vực III.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển KT – XH của các đại phương, các vùng trong
nước (dẫn chứng)
- Là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng.
- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
2) Tiêu cực
- Lao động thất nghiệp và thiếu việc làm cao, an ninh trật tự xã hội phức tạp,
môi trường ô nhiễm.
Lập đề cương ôn tập cho học sinh càng ngắn gọn càng tốt, vì học sinh sẽ dễ
học, dễ nhớ. Trong đề cương nên lồng ghép việc yêu cầu học sinh lấy dẫn chứng
và khai thác Atlat để các em rèn luyện thêm những kĩ năng địa lí.
2.7. Những bài học rút ra
Đối với học sinh yếu kém, việc tiếp nhận kiến thức sẽ gặp nhiều khó khăn
và mất nhiều thời gian, nhất là với những phần kiến thức đòi hỏi mức độ tư duy
cao. Để khắc phục tình trạng trên, giáo viên nên lên kế hoạch ơn tập và bồi
dưỡng hợp lí. Ơn tập các mức độ nhận thức từ dễ đến khó, bắt đầu từ thông hiểu
trước rồi nâng lên đến thông hiểu và vận dụng, trong đó giáo viên phải đặc biệt
chú trọng đến khâu chấm bài và trả bài. Trong các bài kiểm tra nên có cả phần
tự luận để kiểm tra mức độ tư duy và suy luận của học sinh.
Khi chấm bài nên xem kĩ cách các em làm từng câu, nhất là ở phần tự luận
xem bài làm có dấu hiệu tiến bộ, có đạt yêu cầu của đề ra khơng, để từ đó điều
chỉnh nội dung và phương pháp ôn tập. Giáo viên cần chỉ ra những sai sót cơ

bản, tránh gạch xóa cả bài gây cho các em tâm lí thất vọng, chán nản và ghi lại

17


tất cả các ưu điểm, khuyết điểm của học sinh để các em khắc phục và tiếp tục
theo dõi, điều chỉnh cách học ở học sinh và cách dạy của giáo viên.
Khi trả bài, giáo viên nên ghi chép lại điểm số và làm nhật kí theo dõi sự
tiến bộ của học sinh, và đưa ra nhận xét về nội dung, hình thức, cách trình bày
và khen ngợi trước lớp nếu các em tiến bộ.
2.8. Hiệu quả khi sử dụng những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh yếu kém
môn Địa lí
Trong những năm qua, khi làm cơng tác giảng dạy học sinh yếu kém ở
trường THPT Cẩm Thủy 2, bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp này. Mặc
dù kết quả thu được từ việc phụ đạo học sinh yếu kém khác nhau, nhưng đều
cho thấy có sự chuyển biến tích cực ở học sinh. Hầu như các học sinh có học lực
yếu kém đều sẵn sàng hợp tác khi giáo viên sử dụng những kĩ năng này. Đây là
những kĩ năng khơng tốn nhiều thời gian, khơng địi hỏi nhiều công sức và khi
sử dụng cũng mang lại kết quả khả quan. Điều quan trọng là người giáo viên cần
linh hoạt trong từng tình huống và cách phụ đạo học sinh yếu kém.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Để khắc phục tình trạng học sinh có học lực yếu kém, giáo viên vừa phải cố
gắng nâng cao hiệu quả giảng dạy trên lớp, vừa phải bồi dưỡng, phụ đạo riêng
cho học sinh yếu kém dưới nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với các đối

18



tượng học sinh. Công việc này không hề đơn giản, đòi hỏi nhiều thời gian, tâm
huyết và sự nỗ lực của giáo viên.
Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, khơng nản lịng trước sự chậm
tiến của học sinh, phải phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để
kịp thời động viên, khuyến khích, tạo động lực và niềm tin cho các em cầu tiến.
Giáo viên là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy học sinh, chịu trách nhiệm
trước Ban giám hiệu và trước Hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng giảng
dạy của mình. Nhiệm vụ phải gánh vác của giáo viên là rất lớn và mang nhiều
trọng trách, vì vậy tôi đề xuất một số kiến nghị sau đây:
3.2. Kiến nghị
- Đối với Ban giám hiệu: Tạo điều kiện, hợp tác với giáo viên trong quá trình
phụ đạo học sinh yếu kém. Ghi nhận kịp thời những tiến bộ, những chuyển biến
tích cực ở các em và có hình thức khen thưởng để khuyến khích, động viên học
sinh yếu kém cố gắng vươn lên trong học tập.
- Đối với giáo viên: Dành thời gian bồi dưỡng kiến thức cho học sinh yếu
kém, kiên trì, khơng nản lịng trước sự chậm tiến của học sinh, cố gắng phát hiện
ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời động viên, khuyến khích
các em tiến bộ.
- Đối với cha mẹ học sinh: Giữ liên lạc thường xuyên với giáo viên chủ
nhiệm, hợp tác với giáo viên bộ mơn để giúp đỡ con em mình trong học tập.
- Đối với xã hội: Hiểu đúng vai trò của người giáo viên, nhất là trong việc
phụ đạo học sinh yếu kém.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 2 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Người viết SKKN

19


Dương Thanh Chung

20


Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Địa lí lớp 11, 12
2. Atlat Địa lí Việt Nam.
3. Những kĩ năng phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thơng (tác giả
Hồng Hồi Nhân).
4. Tâm lí lứa tuổi học sinh THPT (tác giả TS. Cao Hạ Anh).
5. Các phương pháp dạy học Đổi mới (Bộ GD&ĐT)
6. Đề thi THPT Quốc gia của Bộ giáo dục năm 2018, 2019, 2020 và đề thi
minh họa của Bộ giáo dục năm 2019, 2020, 2021.
7. Đề thi thử THPT Quốc gia của các tỉnh, các trường THPT và các trường
Đại học.


Mẫu 1 (2)
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Dương Thanh Chung
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn, trường THPT Cẩm Thủy 2


TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Cấp tỉnh

C

2016

Cấp tỉnh


C

2018

Một số kinh nghiệm trong giáo
1

dục học sinh cá biệt tại trường
THPT Cẩm Thủy 2
Phương pháp ôn tập môn Địa lí

2

cho học sinh thi THPT Quốc gia
theo hình thức trắc nghiệm khách
quan



×