Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Một số kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu môn Ngữ văn ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.94 KB, 19 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do viết sáng kiến
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo
học sinh yếu kém là mục tiêu cơ bản hàng đầu, là mối quan tâm lớn đối với sự
nghiệp giáo dục hiện nay
. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ đó cần phải tổ chức các
hoạt động tích cực cho người học, từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn,
phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của người học để
phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải
không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử
dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với
từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư
duy chủ động, sáng tạo.
Có thể nói, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay đang được xã hội quan tâm
và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Muốn vậy, người giáo viên không
chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại,
giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên
một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại giúp cho học sinh có hướng
tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức. Để nâng dần chất lượng học sinh
không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và
lòng quyết tâm của người giáo viên. Phụ đạo học sinh yếu kém phải được giáo
viên quan tâm nhất là trong tình hình học tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ
đạo như thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên
cần phải không ngừng tìm hiểu.
Việc phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề rất
quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp
học nói chung và ở cấp THCS nói riêng. Và để thực hiện tốt cuộc vận động
5
"Hai không", đòi hỏi giáo viên và học sinh phải dạy thực chất và học thực chất.


Tuy nhiên, học sinh cũng phải nhanh chóng tiếp cận được phương pháp dạy học
mới đang được triển khai: học sinh học theo hướng tích cực, độc lập, chủ động
nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, để lĩnh hội và vận dụng kiến thức.
Đối với bộ môn Ngữ văn rất cần phụ đạo cho một số học sinh bị mất căn
bản từ cấp dưới. Bên cạnh đó cũng cần tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn cho
học sinh để các em tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức, vận dụng được kiến thức
vào các bài học có liên quan.
Sau đây tôi xin phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu
kém môn Ngữ văn để từ đó có thể tìm ra hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh
vươn lên trong học tập thông qua đề tài: "Một số kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu
môn Ngữ văn ở trường THCS"
2. Mục đích
- Tìm hiểu những nguyên nhân học sinh học yếu môn Ngữ văn từ đó tìm ra giải
pháp phụ đạo.
- Nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ở bộ môn Ngữ văn.
- Khảo sát tình hình học yếu của học sinh ở bộ môn Ngữ văn.
- Tiếp cận với học sinh, các thầy cô giáo có liên quan, các bậc cha mẹ học sinh
để tìm ra những biện pháp có hiệu quả nhất trong việc phụ đạo học sinh yếu.
- Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khăn nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục.
3. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
- Trong đề tài này đã đề cập đến phương pháp dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém
trong môn Ngữ văn cùng với cách thức vận dụng đề tài.
- Đối tượng: Học sinh trường THCS
4. Thực trạng vấn đề
4.1. Thuận lợi
- Đối với học sinh THCS, các em cũng đã lớn nên ý thức, động cơ học tập tương đối
cao.
6
- Học sinh có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và xã hội,

bạn bè
- Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, nhiệt tình, thân thiện, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh
đặc biệt là học sinh yếu .
- Được sự quan tâm, phối hợp của Ban giám hiệu cùng các đoàn thể.
- Đặc thù môn học gần gũi, có thể vận dụng giải thích các vấn đề trong thực tế.
4.2. Khó khăn
- Bề dày kinh nghiệm của một số giáo viên của trường chưa cao, việc dự giờ thăm lớp
còn hạn chế do bị động về thời gian.
- Đối tượng học sinh yếu có những khác biệt về cách nhận thức, hoàn cảnh gia đình,
kinh tế, lười học hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ, Những điều này đã ảnh hưởng
nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, từ đó dẫn đến các em chán nản việc học, và
hổng kiến thức.
- Đặc điểm của trường là ở nông thôn, điều kiện học tập của một số học sinh còn khó
khăn.
- Mặt khác còn một bộ phận học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, không chuẩn bị bài ở nhà,
trong giờ học thì lơ là không tập trung, làm giảm khả năng tư duy của học sinh.
Phần 2: NỘI DUNG
1. Xác định đối tượng học sinh học yếu
- Căn cứ 1: Điểm bộ môn Ngữ văn của năm học, tham khảo thêm điểm một số môn
học có liên quan ví dụ như: Lịch sử, Địa lí
- Căn cứ 2: Không thể dựa hoàn toàn vào điểm bộ môn của năm học qua mà phải kết
hợp với những biểu hiện và quá trình học tập trên lớp, các con điểm hiện tại…
2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu
2.1. Về phía học sinh
Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì nguyên nhân học sinh
yếu kém có thể kể đến là do :
7
- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng các em
học sinh yếu đa số là những học sinh cá biệt, trong lớp không chịu chú ý chuyên
tâm vào việc học về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập,

cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em chưa xác
định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên
giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học để sau đó về nhà lấy ra “học vẹt” mà
không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có phương pháp và động cơ
học tập đúng đắn.
- Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Đa số học sinh của trường đều ở
nông thôn, gia đình chủ yếu là sống bằng nghề nông, các em ở nhà phải phụ giúp
gia đình việc đồng án, chăn nuôi nên ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian tự học.
- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp dưới: Đây là một điều không thể phủ nhận với
chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo
viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.
2.2. Về phía giáo viên
Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh
hưởng không nhỏ là ở người giáo viên:
- Còn một số giáo viên chưa nắm chắc những những yêu cầu kiến thức của từng bài
dạy. Viêc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.
- Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu.
Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu
không theo kịp.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự giúp đỡ
các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu
kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên
- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu, không gây hứng thú
cho học sinh thích học môn mình
2.3. Về phía phụ huynh: Còn một số phụ huynh học sinh :
8
- Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc mọi việc cho nhà
trường và thầy cô.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ

không chú tâm vào học tập.
- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh
lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, giả bệnh, ) cha mẹ cũng đồng ý
cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần
căn bản và rồi yếu kém!
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu mà bản thân
tôi nhận thấy trong quá trình công tác. Qua việc phân tích những nguyên nhân
đó, bản thân tôi đưa ra một số biện pháp để giáo dục, phụ đạo học sinh yếu kém
như sau:
3. Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu
3.1. Giải pháp chung
3.1.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao.
Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an
toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống
của bản thân mình.
- Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không mắng
hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên
mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực.
Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm
mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em.
3.1.2 Phân loại đối tượng học sinh
- Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm vốn
có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng
9
của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém, khả năng
tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…
- Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy phong cách
nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng của các

chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông qua đặc trưng
này.
- Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo
điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp.
Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho đối
tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em
được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực
của mình trong tập thể.
- Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện
pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo 1 buổi
trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với hình thức vui chơi
nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề.
3.1.3. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng thú
trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo
viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm
quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê
khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình
và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có
lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học
tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối
hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một số phụ
huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất
lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự
10
quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực
cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
3.1.4. Kèm cặp học sinh yếu kém
- Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về cách học

tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
- Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho các em. Trong các buổi này, giáo viên chủ yếu kiểm
tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc cần tiến
hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn, nói chuyện để tìm hiểu
thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố. Hướng
dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài, việc tự học ở nhà
-Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện kế hoạch
học tập ở trường và ở nhà.
3.2. Giải pháp cụ thể
3.2.1. Lập danh sách học sinh yếu kém thông qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm
và quá trình học tập trên lớp.
3.2.2. Điểm danh học sinh mỗi buổi học, ghi nhận và báo với giáo viên chủ nhiệm
những trường hợp học sinh bỏ học phụ đạo để có biện pháp khắc phục.
3.2.3. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ
- Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có nắm
được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong tiết
dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ bản, làm
bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn
dạng bài tập đó.
- Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ ở cấp THCS mà các em đã
hỏng, cho bài tập lý thuyết khắc sâu để học sinh nhớ lâu.
Ví dụ:
Theo quan điểm tích hợp giáo viên cần phải làm cho học sinh thấy được mối quan hệ
chặt chẽ giữa kiến thức của 3 phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn. Song đối
11
với mỗi phần giáo viên phải đưa ra những tồn tại mà học sinh yếu kém hay mắc phải
để từ đó khắc phục sửa chữa.
Phần Văn bản:
1/ Nhược điểm:

+ Kiến thức: Đa phần học sinh yếu học trước quên sau, có khi dạy xong 1 bài các em
chẳng nắm được gì ngay cả tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể
loại, phương thức biểu đạt cũng không nhớ.
- Còn chưa nắm chắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Còn yếu trong việc cảm thụ tác phẩm văn học.
+ Về kỹ năng:
- Có em đọc chưa thạo.
- Cách dùng từ, diễn đạt viết câu còn yếu nên rất khó khăn trong việc cảm thụ một tác
phẩm.
2/ Biện pháp: Trước tình trạng trên giáo viên phải có biện pháp cụ thể với từng đối
tượng.
- Giáo viên phải tiến hành đầy đủ các bước lên lớp đặc biệt giáo án phải có câu hỏi
cho mọi đối tượng, tránh tình trạng học sinh yếu kém không tham gia vào bài học.
- Hướng dẫn các em soạn bài ở nhà: Đọc trước văn bản và trả lời đầy đủ các câu hỏi
trong SGK.
- Thường xuyên kiểm tra bài cũ, kiểm tra SGK, vở ghi ( có nhiều em yếu rất ngại ghi
bài).
- Hướng dẫn cách đọc các văn bản thơ hoặc truyện nên gọi các em đọc khoảng 3 – 5
câu, giáo viên nhận xét sửa chữa, uốn nắn cách đọc cho các em, kiểm tra các em về
việc giải nghĩa từ.
- Sau bài học để củng cố kiến thức giáo viên có bài tập trắc nghiệm cho học sinh làm,
giáo viên thu, chấm, nhận xét.
- Đối với các em chữ xấu hoặc sai chính tả giáo viên thường xuyên cho các em luyện
chính tả , giáo viên thu, chấm vào thứ 7 hàng tuần.
12
Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh học văn bản “Đập đá ở Côn lôn "của Phan Châu
Trinh. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc bài thơ, gịong điệu: Hào hùng, đanh
thép.
- Hướng dẫn học sinh phần giải nghĩa từ: lừng lẫy, thân sành sỏi
- Xác định thể thơ: “đếm số câu, số chữ trong bài gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ gọi

là thể: Thất ngôn bát cú.
- Dựa vào chú thích nêu hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài thơ. Khi phân tích xong bài thơ giáo viên có
thể ra bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức về nội dung và nghệ thuật.
Trong mỗi phần giáo viên cũng nên gọi học sinh yếu để các em nhớ được những
kiến thức trọng tâm của bài tránh tình trạng trong giờ học giáo viên chỉ đối thoại với
các em khá giỏi đồng thời giúp các em yếu đỡ cảm thấy chán nản.
Ví dụ 2: Hướng dẫn học sinh cảm nhận .
Đề bài: Trình bày cảm nhận của em về 4 câu thơ cuối bài: “Đập đá ở Côn lôn "của
Phan Châu Trinh.
Đối với đề bài như trên thường học sinh yếu không mấy làm được, giáo viên
hướng dẫn học sinh.
- Thuộc toàn bộ bài thơ nắm được nội dung và nghệ thuật đặc biệt là 4 câu cuối.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
gian nan chi kể việc con con.
( Phan Châu Trinh)
Khi chấm bài phần lớn học sinh yếu kém các em chỉ gạch đầu dòng những nội
dung cơ bản mà giáo viên hướng dẫn trong giờ giảng văn. Các em chỉ ghi chung
chung mà chưa phát hiện được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
- Trả bài: Giáo viên nhận xét: ưu – nhược điểm của học sinh sau đó hướng dẫn
học sinh cách cảm nhận:
13
+ Về nội dung: Việc trước tiên học sinh phải phát hiện những nét đặc sắc về
nghệ thuật từ, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhằm biểu đạt nội dung gì?
Cặp câu 5 – 6, sử dụng bút pháp khoa trương, khiến cho câu thơ tràn đầy cảm
hứng lãng mạn – Hai câu thơ là khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt cho dù ở hoàn
cảnh nào chăng nữa cũng giữ vững tư tưởng cứu nước, cứu đời trước kẻ thù luôn lạc
quan và tin ở chiến thắng .

+ Về hình thức:
Cách trình bày nên có bố cục 3 phần, giáo viên chỉ ra các lỗi sai về diễn đạt,
dùng từ, viết câu giúp học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi.
Phần Tiếng Việt.
- Phương pháp dạy Tiếng Việt hiện nay phải dựa trên quan điểm giao tiếp. Theo
đó người giáo viên phải tăng cường các hoạt động giao tiếp, đàm thoại giữa giáo viên
với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Nhưng còn một bộ phận học sinh học yếu
phần Tiếng Việt do các em còn yếu về việc nhận diện từ, câu, chưa biết vận dụng từ
câu trong khi nói và viết.
- Cách khắc phục như sau:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh các kiến thức cơ bản về từ, câu trong SGK.
+ Sau khi hoàn thành kiến thức bài học trên lớp giáo viên hướng dẫn học sinh
làm toàn bộ các bài tập đã có trong sách giáo khoa. Từ bài tập nhận biết đến bài tập
vận dụng kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn
Ví dụ: Khi dạy xong bài “ Từ láy” SGK lớp 7 tập I giáo viên hướng dẫn cho học
sinh làm toàn bộ các bài tập trong SGK.
+ Bài tập nhận diện từ láy: Ra bài tập trắc nghiệm cho học sinh làm:
Ví dụ 1: Cho các từ sau: Nhà máy, chùa chiền, lom khom, cây cối, long lanh,
mênh mông thoăn thoắt, mếu máo, thăm thẳm, khuôn khổ, long lanh, nảy nở.
+ Bài tập giải nghĩa từ
+ Bài tập đặt câu có sử dụng từ.
+ Bài tập viết đoạn văn có sử dụng từ, chữa lỗi dùng từ.
+ Bài tập sưu tầm lựa chọn các đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng từ láy.
14
Ví dụ 2: Khi dạy bài “ ôn tập Tiếng Việt” phần I sau khi ôn xong 5 kiểu câu đã
học: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định, giáo
viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 – SGK/131 .
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Tôi bật cười bảo lão: (1)
- Sao cụ lo xa quá thế (2)! Cụ còn khoẻ lắm chưa chết đâu mà sợ (3)! Cụ cứ để

tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4). Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5)?
- Không, ông giáo ạ (6)! ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)?
Bước 1: Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài nêu yêu cầu của đề bài (nên gọi học
sinh yếu)
Bước 2: Giáo viên tóm tắt đề bài lên bảng.
Câu a: Xác định kiểu câu.
Câu b: Xác định chức năng của câu nghi vấn.
Câu c: Chức năng khác của câu nghi vấn.
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
Giáo viên treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn phần kẻ bảng ở dưới các em cũng kẻ
bảng theo sự hướng dẫn của giáo viên. Bảng kẻ như sau:
STT Câu Kiểu câu Chức năng
Hoạt
động nói
Cách dùng
1 Tôi bật cười
bảo lão
Trần thuật Kể
2 Sao cụ lo xa
quá thế ?
Nghi vấn Bộc lộ cảm
xúc
Giáo viên gọi học sinh xác định kiểu câu trong 7 câu đã cho trên bảng kẻ sẵn,
cho học sinh xác định chức năng của câu nghi vấn. Đến bài tập 1, 2/131 phần hành
động nói sau khi ôn xong lý thuyết giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu
của đề bài. Giáo viên tiếp tục treo bảng phụ của bài tập 4, hai ô để trống giáo viên
hướng dẫn học sinh xác định hành động nói, cách làm vậy vừa tiết kiệm thời gian,
15
vừa giúp hoc sinh yếu dễ dàng nhận biết được kiểu câu xác định hành động nói trong
câu.

- Bài tập biến đổi kiểu câu: Từ 1 câu cho sẵn giáo viên cho học sinh biến đổi
thành kiểu câu khác.
Ví dụ: Câu cho sẵn:
Em đang làm bài tập . -> Câu trần thuật
1. Em đang làm bài tập à? -> Câu nghi vấn
2. Em hãy làm bài tập đi! -> Câu cầu khiến
3. Em không làm bài tập. -> Câu phủ định
4. Trời ơi, bài tập này mới khó làm sao! -> Câu cảm thán
- Bài tập vận dụng:
Viết một đoạn đối thoại có sử dụng 4 kiểu câu đã học. Bài tập này giáo viên
cho học sinh trao đổi thảo luận.
An: Câu mua bao nhiêu tiền 1 quyển sách này ? (1)
Hoa: Mình mua quyển sách này giá 20.000đ . (2)
An: Ôi! Quyển sách này mới tuyệt vời làm sao! (3)
- Khi nào đọc xong, cậu hãy cho mình mượn nhé ! (4)
Câu 1: Câu nghi vấn Câu 3: Câu cảm thán.
Câu 2: Câu trần thuật Câu4: Câu cầu khiến.
Phần Tập làm văn:
Đối với phần Tập làm văn, nhìn chung học sinh còn yếu trong việc xác định thể
loại, cách viết bài về cách diễn đạt, dùng từ, viết câu nên thường bài của em không
đạt yêu cầu. Để khắc phục học sinh yếu phân môn Tập làm văn, sau khi học xong
từng thể loại giáo viên ra đề cho học sinh làm và hướng dẫn các em từ khâu tìm hiểu
đề, tìm ý, cách sắp xếp các ý, cách trình bày bài … Đặc biệt giáo viên phải chú trọng
khâu chấm bài và trả bài.
1/ Khi chấm bài:
+ Về nội dung: Giáo viên đọc kỹ đề bài, xem bài làm có đúng thể loại không,
nôi dung từng phần có đáp ứng yêu cầu của đề ra không.
16
+ Về hình thức: Giáo viên chấm bài phải chú ý đến cách trình bày bài, chữ viết,
chính tả, dấu câu, lỗi diễn đạt, còn hiện tượng viết tắt, viết số trong bài làm không, bố

cục bài văn có đủ 3 phần không.
Đối với học sinh yếu, giáo viên cần chỉ ra những sai sót cơ bản tránh gạch nát
cả bài gây cho các em tâm lý thất vọng, chán nản. Tất cả những ưu – khuyết điểm của
học sinh nhất là học sinh yếu cần được giáo viên ghi toàn bộ trong sổ chấm trả.
2/ Khi trả bài: Dựa vào sổ chấm trả, giáo viên đưa ra nhận xét về thể loại, nội
dung, hình thức trình bày.
Ví dụ: Khi chấm trả bài tập làm văn nghị luận số 6.
Đề bài: Câu nói của Gorơ ki “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến
thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì?
Khi trả bài giáo viên tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài ( Thể loại? Nội dung? Phạm vi? )
+ Bước 2: Nhận xét ưu điểm, nhược điểm của học sinh về nội dung và hình
thức trình bày.
Sau khi thực hiện các thao tác cơ bản trong giờ trả bài giáo viên phải đưa ra
những ví dụ cụ thể: Chẳng hạn giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi dùng từ ghi lại
một số lỗi cơ bản lên bảng. Gọi học sinh phát hiện lỗi sai. Sau đó cho các em trao đổi
thảo luận sau đó tiến hành sửa.
- Lỗi sai về cách dùng từ:
Câu 1: Sách là muôn vàn thước ngọc.
Thay từ gạch chân = khuôn vàng
Câu 2: Chúng ta cần phải bảo quản những cuốn sách.
Thay từ gạch chân = giữ gìn, nâng niu những cuốn sách.
Câu 3: Có những cuốn sách trái đạo sống làm tác hại không nhỏ đến đời sống
con người.
Thay : trái đạo sống: = xấu
tác hại = ảnh hưởng
- Sai về cách sử dụng dấu câu:
17
Câu 1: Sách góp phần vào việc bồi dưỡng giáo dục con người. Trở thành con
người có kiến thức, có năng lực.

(Chấm câu khi câu chưa kết thúc)
Câu 2: Sách là sản phẩm tinh thần. Do con người sáng tạo ra.
(Chấm câu khi câu chưa kết thúc)
Câu 3: Chúng ta yêu sách nhưng không mù quáng như Đônkihôtê chúng ta
phải biết lựa chọn sách tốt. (Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc)
Sửa lại: Câu 1: Bỏ dấu chấm ở giữa câu.
Câu2: Bỏ dấu chấm ở giữa câu sau đó thay chữ viết hoa = viết thường : D = d
Câu 3: Bỏ dấu phẩy thay bằng dấu chấm, thay chữ viết thường = viết
hoa. chúng ta = Chúng ta
4. Khảo sát
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp như vừa nêu trên,
qua một năm thực nghiệm, tôi đã thấy có sự chuyển biến rõ rệt ở các học sinh yếu.
Các em đã nắm được những kiến thức tối thiểu của chương trình dành cho học sinh.
Các em đã mạnh dạn phát biểu ý kiến, tham gia xây dựng bài. Đặc biệt, các em đã bỏ
qua được mặc cảm tự ti, biết trao đổi với thầy cô những chỗ mình chưa hiểu. Sự tiến
bộ của các em biểu hiện cụ thể qua điểm số, qua việc học sinh có ý thức học bài ở lớp
cũng như ở nhà. Vì thế cha mẹ học sinh yên tâm, tin tưởng vào nhà trường, tích cực
ủng hộ việc dạy học của nhà trường. Qua khảo sát bằng việc so sánh, đối chiếu điểm
trung bình môn của học kì I và cuối năm, kết quả đạt được như sau:
Điểm
Thời điểm
8D - 30 Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6
Điểm dưới
TB
Trước khi áp
dụng KKKN
8D- 30 0 5 15 10
Sau khi áp
dụng SKKN
8D- 30 2 12 12 4

Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh của mình vượt qua
được tình trạng học yếu môn Ngữ văn. Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra cho mình
một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao hiệu quả
giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các học sinh học yếu
theo thời khóa biểu của nhà trường. Lý do là vì trong các lớp đồng loạt, dù giáo viên
có cố gắng giảng dạy sát ba loại đối tượng đến đâu đi nữa thì việc truyền thụ kiến
thức và luyện tập cũng cần phải được tiến hành theo trình độ và nhịp chung của cả
lớp, nếu quá chú ý đến đối tượng học sinh yếu thì các em giỏi, khá, trung bình sẽ
buồn chán, không muốn học, sinh ra các ý nghĩ và hành động tiêu cực.
- Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến của
học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời
động viên khuyến khích tạo niềm tin cho các em cầu tiến.
Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự nhiệt huyết của
người giáo viên. Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần cố gắng hết mình để giáo
dục con em trở thành những con người có ích cho xã hội.
3.2. Kiến nghị
Trong khi thực hiện giải pháp này tôi có gặp một số khó khăn cho giáo viên cũng như
học sinh. Vì vậy tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu và cha
mẹ học sinh để kịp thời vận động các em học yếu đi học đều đặn hơn trong các buổi
học phụ đạo.
- Nhà trường cần sắp xếp thời gian học các buổi phụ đạo của học sinh một cách hợp lí
để giáo viên có thể dễ dàng phụ đạo học sinh học yếu, tránh tình trạng bị động về thời
gian.
19
- Giáo viên cần chuẩn bị nội dung, phương pháp và hình thức phụ đạo cho học sinh

có tính khơi gợi sự hứng thú để học sinh có thể nắm bắt theo kịp kiến thức các môn
học.
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc phụ đạo, giúp đỡ học sinh học yếu môn
Ngữ văn ở trường THCS. Do điều kiện thời gian có hạn nên đề tài sẽ không tránh
khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp của cá đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Ngữ văn 6,7,8,9
2. SGV Ngữ văn 6,7,8,9
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức , kĩ năng Ngữ văn 6,7,8,9
4. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7,8
5. Một số kiến thức và bài tập nâng cao Ngữ vă 7,8
6. Các trang web và bài viết có liên quan.
21
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do viết sáng kiến trang 5
2. Mục đích trang 6
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu trang 6
4. Thực trạng vấn đề trang 6
PHẦN NỘI DUNG
1. Xác định đối tượng trang 7
2. Nguyên nhân trang 8
3. Các giải pháp trang 9
4. Khảo sát trang 18
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận trang 19
2. Kiến nghị trang 20
22

23

×