MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN HOÁ
HOC LỚP 8
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
- Sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng
cao, với qui mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện cách
mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão nó tác động một cách toàn diện
lên mọi đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Một trong những trọng tâm
của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục, phương hướng giáo dục của
Đảng, Nhà nước và của Ngành giáo dục & đào tạo trong thời gian trước mắt
cũng như lâu dài là đào tạo những con người " Lao động, tự chủ, sáng tạo" có
năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những
vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một
ngày tốt hơn.
Để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề,
lý luận dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể
hoạt động nhận thức, học trong hoạt động. Học sinh bằng họat động tự lực, tích
cực của mình mà chiếm lĩnh kiến thức . Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều
lần sẽ góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo.
Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình
học tập là một yêu cầu rất cần thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia
sáng tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn Hoá học ở phổ thông có mục đích
trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu
tạo chất, phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ
bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học
sinh tham gia các hoạt đông sản xuất và các hoạt động sau này.
Để đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ
thống bài tập Hoá học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và
học Hoá học ở trường phổ thông nói chung, đặc biệt là ở lớp 8 trường THCS nói
riêng. Từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo sát với đối tượng. Qua
nghiên cứu chương trình dạy và học Hoá học bản thân tôi thấy rõ nhiệm vụ của
mình trong giảng dạy cũng như trong việc giáo dục học sinh, nhất là một số em
còn nhận thức chậm và môn hóa học là môn học mới ở THCS học sinh mới
được tiếp cận nên còn bỡ ngỡ và chưa có phương pháp học tập bộ môn tôi
mạnh dạn đưa ra vài ý kiến để cùng các đồng nghiệp tham khảo và góp ý để góp
phần nâng cao chất lượng của HS hơn nên tôi chọn đề tài: " Một số kinh nghiệm
phụ đạo hoc sinh yếu kém môn Hoá học lớp 8"
2/ Mục đích nghiên cứu:
-Giải pháp phụ đạo kiến thức cho HS yếu kém bộ môn có mục đích nhằm giúp
cho các em xác định nội dung kiến thức đã tìm hiểu nột cách chính xác mà trong
giờ học vì một lý do nào đó HS chưa nắm bắt được.HS khi đã tiếp thu,vận dụng
được kiến thức bài học sẽ hình thành sự hứng thú say mê với môn học từ đó xác
định cho mình kế hoạch học tập , phương pháp học tập,tự nghiên cứu, có tính
độc lập cao trong tư duy nhận thức sẽ thúc đẩy HS học tập tiến bộ Trên cơ sở
đó GV kết hợp một số hình thức học tập như: ngoại khoá hoá học vui, tìm hiểu
về thế giới khoa học
3/ Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là những HS yếu kém bộ môn hoá học ,hoạt động này
diễn ra ngoài giờ chính lên lớp(có thể phụ đạo theo lịch của nhà trường 1tiết/tuần
có thể hơn tuỳ thuộc sự sắp xếp phòng học của nhà trường và tuỳ thời lượng kiến
thức của từng bài từng chương và khả năng nhận thức của HS)
- Giải pháp này đã được thực hiện ở tất cả các khối lớp nhất là khối lớp 8
4/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình hoá học 8 THCS
5/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn hoá học ở bậc THCS
- Nghiên cứu và hoàn thành giải pháp bằng phương pháp chủ yếu là nghiên cứu
đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động của HS và thực nghiệm sư phạm kết hợp
một số phương pháp khác như: trò chuyện , kiểm tra bài cũ(15phút ),điều
tra Công cụ đánh giá chính của tôi là tính xác suất HS hiểu bài thông qua quá
trình xây dựng bài học và vận dụng kiến thức ở chính tiết học đó, từ đó sàng lọc
HS thành nhiều cấp độ nhận thức và nắm bắt cụ thể các HS yếu kém bộ môn này.
6/ Phương pháp nghiên cứu :
- Điều tra thực trạng, thực tế giảng dạy
- Nghiên cứu tài liệu
- Ứng dụng thể nghiệm
7/ Thời gian nghiên cứu :
- Tôi đã nghiên cứu và thực hiện từ năm học 2007-2008 đến nay.
Phần thứ hai: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
- Trong luật giáo dục đã ghi rõ giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng lớp học, môn học, tác
động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong khi học môn hoá học.
- Phương pháp tích cực là phương pháp GD – dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của người học thông qua quan sát ĐDDH(tranh ảnh,
mô hình )
-Trong giáo dục học đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp
giảng dạy,phương pháp này được coi là một trong các PP quan trọng nhất để
nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn.
Mặt khác việc phụ đạo cho HS yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề rất
quan trọng, cấp bách,cần thiết và không thể thiếu trong các môn học ở các cấp
học nói chung và cấp THCS nói riêng.Nhất là trong cuộc vận động " Hai không"
hiện nay, đòi hỏi GV thực chất và HS thực chất. Song song với vấn đề trên HS
phải nhanh chóng tiếp cận với phương pháp dạy học mới đang được tiến hành"
Học sinh tích cực,chủ động, nghiên cứu tìm tòi,sáng tạo để lĩnh hội và vận
dụng kiến thức vào cuộc sống".
CHƯƠNG 2 . THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI:
*Sơ lược lịch sử của đề tài
-Vấn đề HS còn yếu kém môn Hoá ở bậc THCS đang là vấn đề được nhiều thầy
cô giáo quan tâm và đã nghiên cứu thực hiện trong những năm học trước xong
thực trạng này vẫn chưa được giải quyết thoả đáng và cũng là vấn đề tôi cũng rất
quan tâm nhất là đối tượng của trường THCS Lý Tự Trọng có tới 70% là HS
thôn bản.
* Khảo sát chất lượng bộ môn đầu năm:
Kết quả như sau:
Khối
lớp
Tổng số
HS
Điểm 9, 10 Điểm 7, 8 Điểm 5, 6 Điểm
3-4
Điểm 0 -
2
8 70 3 8 16 26 21
*Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
+ Thuận lợi:
*Giáo viên:
- Được phân công giảng dậy đều có trình độ và lòng nhiệt tình đồng thời thấu
hiểu hoàn cảnh của học sinh thôn bản.
- Giáo viên đã qua thực tế nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn. Tham gia
đầy đủ các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị
thí nghiệm.,
- Bên cạnh đó tôi được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường và các đồng
nghiệp tạo điều kiện trau dồi nghiệp vụ, sinh hoạt chuyên môn.
- Tài liệu tham khảo có nhiều loại sách, do nhiều tác giả biên soạn giúp giáo
viên có thể tham khảo và chọn bài tập cho phù hợp với học sinh của mình.
- Chương trình sách giáo khoa lớp 8,9 có nhiều thay đổi sau mỗi bài học có
nhiều bài tập, đồng thời mỗi chương đều có một bài thực hành.
-Phần lớn học sinh đã tỏ ra hứng thú và yêu thích bộ môn.
* Học sinh:
+Thuận lợi
- Trường ở địa bàn thị xã, học sinh có truyền thống hiếu học nên đa số các em
thông minh, chăm chỉ, thích học môn Hoá.
+ Khó khăn: Xuất phát từ mục đích không ngừng nâng cao chất lượng dạy và
học tăng cường phát toàn diện đối với HS về cả thể chất và kiến thức
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn hoá học tôi thấy môn hoá
học là môn học rất mới mẻ, rất khó nhất là với học sinh lớp 8 THCS. Là năm đầu
làm quen với môn học này,học sinh một số em rất lo lắng và còn đang băn khoăn
trong cách học tập môn hoá. Bên cạnh đó hầu hết các em HS thôn bản ý thức học
tập kém , lười học buông xuôi .Đa số HS trong đối tượng này là con gia đình
nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa, gia đình không quan tâm đến vấn đề học tập của con
em. Phó mặc cho thầy cô và nhà trường.
Các em đa số không có phương pháp học tập môn hoá, và không hiểu môn
hoá có tính logic rất cao. Đối tượng HS này không nắm được kiến thức cơ bản từ
đầu năm lớp 8, nên khi tiếp thu kiến thức hiện tại là rất khó khăn, nếu nắm được
chỉ là máy móc.trong khi đó thời gian 1 tiết lên lớp của GV là hạn chế, khó có thể
kèm cặp được. đối tượng này không thể làm thay đổi trong ngày một ngày hai
được
- Qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy tỉ lệ HS yếu, kém còn rất cao.
Đặc điểm chung của đối tượng này là :
+ HS còn xem thường việc học, kiểm tra đánh giá - Do đó ý thức học tập vươn
lên kém, luôn có tư tưởng ỷ lại.
Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm
tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh,
nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS giúp các em tự lực hoạt động tìm tòi
chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em
ở các cấp học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của địa
phương. Nên tôi đã chọn đề
- Khi triển khai chương trình thay sách và sử dụng phương pháp mới(dạy,
học theo hướng tích cực) thì học sinh thông qua việc đọc thông tin SGK ,học
sinh sẽ rèn luyện tính làm việc độc lập, tự nghiên cứu có hiệu quả tuy nhiên HS
có thẻ do chưa thực sự nghiên cứu còn chểnh mảng nên chưa lĩnh hội đầy đủ
kiến thức dẫn đến còn "hổng kiến thức" dẫn đến chán nản, bỏ học
- Bên cạnh đó cũng có nhiều em đã thực sự vươn lên và luôn thể hiện sự
tự tin trong học tập để phấn đấu đạt điểm cao trong học tập môn hoá song vẫn
cần phải bổ xung thêm kiến thức mới
- Do trường nằm trên địa bàn xã, thôn bản còn nhiều bất cập và khó khăn về kinh
tế, đặc biệt học sinh thôn bản phần lớn còn chưa thuận lợi nên hoạt động giữa
thầy và trò còn chưa đồng bộ, các em Dân tộc tiếp thu bài chậm và rất khó khăn
trong việc nhận thức kiến thức mới và làm bài tập hoá học ở nhiều dạng khác
nhau.
Ngoài ra thời gian học tập trên lớp ít về nhà còn phải làm việc nhà(chăn trâu, cắt
cỏ,lấy củi ) giúp cha mẹ, đặc biệt nhiều gia đình khó khăn việc tạo điều kiện
cho học sinh được học tập thêm và rèn luyện kỹ năng học môn hoá học càng
khó khăn. Do đó việc học tập của các em còn nhiều hạn chế.
*Những biện pháp đề xuất thực hiện các giải pháp của chuyên đề.
+ Biện pháp :
-Tháng 9 phân loại, lập danh sách HS yếu, kém thành lập lớp phụ đạo đúng đối
tượng ( bắt buộc 100% tham gia học).
-Trong quá trình dạy cần đi sát từng đối tượng. Từ đó nắm được HS yếu ở mặt
nào, điểm nào, phần kiến thức nào? Từ đó có kế hoạch bổ sung kịp thời.
-Lập kế hoach, nội dung chương trình phụ đạo cụ thể, sát thực.
-Tìm hiểu, năm bắt hoàn cảnh gia đình HS, thông tin kịp thời cho phụ huynh biết
về yêu cầu phụ đạo đối với HS yếu kém. Tạo mối kết hợp chặt chẽ giưa nhà
trường- gia đình - GV dạy.
-Động viên, làm công tác tư tưởng thật tốt đối với các em. Phân công cán bộ lớp,
HS học khá, giỏi giúp đỡ, kèm cặp.
-Thời gian phụ đạo 1buổi/1tuần/ 1 lớp ( theo TKB của nhà trường) và trong các
giờ dạy chính khóa, đến cuối năm số buổi ôn tập phụ đạo sẽ có thể tăng hơn để tạo
điều kiện cho HS được học tập, ôn tập nhiều hơn sẽ nhuần nhuyễn hơn khi làm
các bài tập khó.
- Sau khi khảo sát chất lượng giữa kỳ giáo viên kiểm tra đánh giá, phân loại lại và
có nội dung kế hoạch phụ đạo tiếp cho phù hợp để cho chất lượng cuối năm sẽ
được nâng cao hơn.
CHƯƠNG 3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
a, Về phía giáo viên:
- Phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém là giáo viên phải bổ xung được những
“lỗ hổng” kiến thức cho học sinh (chủ yếu là những kiến thức có trong sách giáo
khoa hoá học) để giải quyết, để giành lại kiến thức mà các em chưa lĩnh hội hết
trong tiết dạy chính trên lớp.Từ đó học sinh có thể hòa nhập theo kịp với các bạn
trong tiết học đang diễn ra trên lớp .
-Theo tôi học sinh muốn làm tốt hoạt động này thì bản thân giáo viên cần phải
nắm bắt chính xác và đánh giá được mức độ kiến thức đọng lại ở mỗi học sinh
trong mỗi tiết dạy để chuẩn bị lên kế hoạch phụ đạo, thết kế nội dụng tiết phụ
đạo sao cho có hiệu qủa nhất, muốn vậy thì cần phải biết rõ căn cứ ,hiểu và kết
hợp giải quyết được các vấn đề sau:
+ Tìm hiểu tại sao học sinh sợ ,chán ,học yếu kém học môn hóa học và tìm
cách giải tỏa tâm lí này ở một số em.
+ Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hiểu biết của bản thân về môn học và tự rèn
luyện ý thức học tập.
+ Giáo Viên xác định được khối lượng kiến thức đối với từng bài học cụ thể
cho đối tượng học sinh yếu kém, để đề ra nội dung ,hình thức vàphương pháp
dạy thích hợp nhất
Mặt khác giáo viên luôn có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp : soạn giáo
án ,chuẩn bị nội dung bảng phụ ,phiếu học tập và các thí nghiệm (nếu có) .
Tài liệu tham khảo trong nhà trường được quan tâm nhiều hơn, mỗi năm
đều mua bổ xung thêm, Đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ không phải học
“chay” như trước, từ đó làm cho bộ môn hóa không còn trừu tượng như mọi
người vẫn quan niệm. Hơn thế nữa giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu làm ra một
số đồ dùng dạy học thiết thực làm cho tiết học sinh động hơn
*H ình thức để chuẩn bị cho hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém là:
+ Lên danh sách học sinh và tập chung thành lớp học.
+ Yêu cầu học sinh xem lại kiến thức đã học (Giáo viên chỉ định từng nội
dung phụ đạo cụ thể để học sinh xem lại).
+ Yêu cầu học sinh tự làm mô hình ,chuẩn bị mẫu chất…có trong cuộc
sống ,theo yêu cầu của giáo viên.
+ Vận dụng thử giải một số bài tập bằng nhiều hình thức khác nhau ( trò
chơi…)
+ Cho HS làm kiểm tra trắc nghiệm cuối buổi phụ đạo để đánh giá ngay
kiến thức của học sinh vừa nắm bắt.
Tuỳ theo nội dung từng bài mà giáo viên đưa ra những nội dung thể hiện
thành tình huống nghi vấn cụ thể, nhưng phải cô đọng và có tính thu hút sự tìm
hiểu của học sinh .
*Cấu trúc giải pháp
Thời gian giành cho hoạt động này thường là theo tiết dạy bám sát theo nội
dung bài trên lớp nên giáo viên cần chuẩn bị trước chu đáo ở nhà .
Hoạt động diễn ra trình tự như sau :
+ Giáo viên cùng học sinh thảo luận những kiến thức học sinh cần bổ xung lại.
+ Giáo viên hướng dẫn kĩ hơn những phần kiến thức khó ,phức tạp ,dễ nhầm
lẫn…
+ Giải đáp ngay những nghi vấn của học sinh giúp học sinh xác định chính xác
kiến thức.
+ Hướng dẫn học sinh vận dụng vào các dạng bài tập .
+ Đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh cuối giờ phụ đạo.
b. Về phía Học sinh :
. Đa số học sinh nhận thức được môn hóa học rất quan trọng và có tính thực tế
cao, nhiều em có biểu hiện hứng thú học tập bộ môn, chuẩn bị bài không những
rất tốt mà còn rất sôi nổi trong tiết học, một số học sinh còn tỏ ra yêu thích môn
học hơn, vì vậy chất lượng môn học ngày càng được nâng cao.
Như vậy cần ở học sinh phải hoàn toàn tự giác cao trong suy nghĩ và hành động,
tích cực phối hợp với giáo viên, có suy nghĩ ,cân nhắc kĩ lưỡng những thông tin
nhận được để “vá lại lỗ hổng kiến thức” vàphản hồi lại kiến thức một cách chính
xác ,khoa học nhất. Muốn vậy Giáo Viên là người rất quan trọng cần phải có các
hướng dẫn cụ thể để giúp Học Sinh .
Tóm lại, việc phụ đạo cho học sinh yếu kém là một giải pháp rất chính đáng
,thực sự cần thiết và cần được đổi mới phương pháp ,hình thức phụ đạo mở rộng
trong tất cả các môn học khác dưới sự giúp đỡ của nhà trường và sự đồng tình
ủng hộ của các giáo viên khác trong và ngoài nhà trường.
c.Thực hiện giải pháp
Bằng những kinh nghiệm các năm qua tôi sử dụng giải pháp này áp dụng
cho một số lớp và một số lớp để đối chiếu ,so sánh ,tôi thấy rằng học sinh học
tập rất tốt bắt kịp kiến thức trên lớp ,hứng thú với môn học hơn : hăng hái giơ
tay phát biểu xây dựng bài ,giờ học sôi nổi hớn hẳn ,nhiều em có ý thức cao
trong tư duy và vận dụng kiến thức, yêu thích bộ môn ,kiểm tra đánh giá kết qủa
đạt khá cao …đã giúp tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp này .
*- Số lượng HS yếu, kém môn hoa 8 : ( Thông qua kì kiểm tra khảo sát chất
lượng đầu năm)
- Khối Lớp 8: 39/70 = 55,71%
*Sau đây là mẫu thiết kế các hoạt động trong một tiết dạy phụ đạo
* Sau khi học các bài :2,4,5 (SgK HH 8) qua nhận xét ,đánh giá sự tiếp
thu bài của học sinh ,Tôi thấy một số khái niệm trong bài học một số học sinh
chưa phân biệt và vận dụng được :tính chất vật lí với tính chất hóa học của
chất ,chất tinh khiết với hỗn hợp ,hình dung về nguyên tử với nguyên tố hóa
học ,đặc biệt là cách ghi nhớ kí hiệu hóa học và nguyên tử khối.
ÔN BÀI 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu và phân biệt được các chất tham gia ,các chất tạo
thành, phương trình hóa học ,nắm được các bước lập phương trình hóa học.
2.Kĩ năng:Phân biệt , ghi nhớ KHHH , CTHH của một số chất.
3.Thái độ: Tạo cho học sinh say mê với môn học ,thích khám phá.
II.PHƯƠNG PHÁP: kết hợp các phương pháp:
-Đàm thoại gợi mở -Trực quan -Thảo luận nhóm
-Giảng giải nêu vấn đề -Phát vấn -Chơi trò chơi.
III.CHUẨN BỊ:
*.GV:Soạn bài,nghiên cứu tài liệu có liên quan…
Phiếu học tập ,bảng phụ (bảng 1) …
*.HS: Xem và nghiên cứu ,chuẩn bị trước theo yêu cầu của giáo viên.
IV.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
- Kiểm diện số học sinh yếu kém cần phụ đạo
2.Kiểm tra bài :kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu mục đích của buổi phụ
đạo.
3.Bài mới:Sau những gì các em đã tiếp thu trên lớp thì trong giờ học này các
em sẽ tự đánh giá lại những kiến thức mà mình đã học ,qua đó xác định lần nữa
thật chính xác kiến thức để vận dụng và làm kiến thức cơ sở cho các bài học tiếp
theo.
GV HS Nội dung
HĐ1:Tìm hiểu và xác định rõ được các ngơn ngữ :
chất tham gia, chất tạo thành, biểu diễn PTHH như thế nào?.
*GV u cầu HS nhắc lại
lý thuyết:
-PTHH
-Các bước lập PTHH
*GV nêu đầu bài tập áp
dụng:
Bài 1:Cho sơ đồ các phản
ứng sau:
a.Khí hidro + khí ơxi - ->
nước
b. Canxi cacbonat
→
o
t
Canxioxit + cacbonđioxit
c.kẽm + axít clohiđric - ->
kẽm clorua + khí hidro
Hãy lập PTHH
*GV hướng dẫn HS thùc
hiƯn:
?Cã mÊy chÊt tham gia? cã
mÊy chÊt t¹o thµnh?
?KhÝ hi®r« cã CTHH nh
thÕ nµo?
*HSthảo luận nhóm :
+Ghi CTHH của các chất
tham gia và các sản
phẩm ,
+ Cân bằng số ngun tử
mỗi ngun tố ở 2 vế
+ viết thành PTHH
*Học sinh lên bảng ghi
các sơ đồ phản ứng đã cho
lên bảng theo hướng dẫn.
*HS:Vì nước khơng có
mặt trong phản ứng từ ban
đầu chỉ có hidro và ơxi ->
hidro và oxi là chất tham
gia còn H
2
O là chất tạo
thành
*Học sinh làm bài tập
theo yêu cầu của giáo
I.Phương trình hóa
học.
-PTHH dùng để biểu
diễn ngắn gọn PƯHH.
a. 2H
2
+ O
2
→
o
t
2H
2
O
b.CaCO
3
→
o
t
CaO+
CO
2
c.Zn + 2HCl -> ZnCl
2
+
H
2
?Khí oxi có CTHH nh thế
nào?
? Chất tạo thành là gì?
CTHH của nớc viết nh thế
nào?
vieõn.
H2:Tỡm hiu cỏc bc lp PTHH.
*GV nờu u bi tp ỏp
dng:
Bi 2:
Hóy lp PTHH ca cỏc
phn ng sau v cho bit
t l s nguyờn t s phõn
t gia cỏc cht trong phn
ng:
a, t chỏy cỏcbon trong
khớ oxi to thnh
khớ cỏcbonioxit
b,in phõn núng chy
nhụm oxit, cú mt ca cht
xỳc tỏc thu c nhụm v
khớ oxi
c, Cho km tỏc dng vi
dd Axit sunfuric to thnh
km clorua v gii phúng
khớ hirụ
*GV hng dn HS thc
hin tng bc:
+Cỏch xỏc nh cht tham
*HSthao luan nhom
>Nờu cỏc bc thc
hin;
+ Xỏc nh cht tham
gia v cht to thnh
+ Vit PT ch
+ Vit s phn ng
gm CTHH ca cht
tham gia v cht to
thnh
+ Lp PTHH(cõn bng
s nguyờn t 2 v sao
cho bng nhau)
+ Lp t l s nguyờn t
,s phõn t ca cỏc cht
tham gia v cht to
thnh(Nu cú th lp t
l cp cht luụn- tu
chn)
-so nguyeừn t s
o phan ng a,c la
khoừng bang nhau.
II.Cac bc lap
PTHH
- Cỏc bc lp PTHH:
+B1: vit s phn ng,
gm CTHH ca Cac chat
tham gia > cac chat
taựo thanh.
+B2: Cõn bng s nguyờn
t mi nguyờn t: tỡm h s
thớch hp t trc cỏc
cụng thc
+B3: vit PTHH
*PTHH:
a. C + O
2
o
t
CO
2
b. 2Al
2
O
3
o
t
4Al+3O
2
c. 2Fe(OH)
3
+ 3H
2
SO
4
->
gia và chất tạo thành
+Lập CTHH của các chất
(dựa vào hố trị của các
ngun tố)
+Lập PTHH (dựa vào
ĐLBTKL)
Haừy ủeỏm soỏ nguyẽn
tửỷ cuỷa mi nguyẽn
toỏ trong caực sụ ủồ
phaỷn ửựng trẽn vaứ cho
nhaọn xeựt?
-Vaọy ta phaỷi laứm nhử
theỏ naứo ủeồ cho caực
nguyẽn tửỷ mi
nguyẽn toỏ baống nhau?
Giaựo viẽn yẽu cầu
hóc sinh tỡm heọ soỏ
thớch hụùp cuỷa sụ ủồ
phaỷn ửựng a,c baống
thaỷo luaọn
Lửu yự moọt soỏ vaỏn ủề
hóc sinh hay lầm ln :
caựch vieỏt heọ soỏ ,chổ
soỏ cuỷa cõng thửực
hoựa hóc khõng ủửụùc
thay ủoồi trong PTPệ…và
cách cân bằng nhóm
ngun tử ngun tố
-Cho thẽm heọ soỏ .
*Thaỷo luaọn dửụựi sửù
hửụựng dn cuỷa
giaựo viẽn.
-suy nghú traỷ lụứi :
vieỏt sụ ủồ phaỷn
ửựng, tỡm heọ soỏ
thớch hụùp…, vieỏt
thaứnh PTHH.
- PTHH ủầy ủuỷ heọ
soỏ vụựi soỏ lửụùng
nguyẽn tửỷ mi
nguyẽn toỏ ụỷ hai veỏ
baống nhau
*HS cân bằng số nhóm
(OH) như cân bằng với
1 ngun tố hố học
+Chất tạo thành:
-Số nhóm(SO
4
) là 3, vậy
-> Chất tham gia:
- Phải thêm hệ số 3 vào
đằng trước CTHH của
H
2
SO
4
-> Số ngun tử
của H -> Số ngun tử
của O -> Số ngun tử
của Fe
Fe
2
(SO
4
)
3
+ 6 H
2
O
4.Củng cố: Giáo viên cho học sinh làm trắc nghiệm 10 câu ( 5 phút )
đánh giá khả năng của học sinh tiếp thu bài như thế nào:
Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng:
I. Cho phương trình phản ứng sau:
4Al + 3O
2
→
o
t
2 Al
2
O
3
1.Các chất tham gia là:
a. O
2 ,
b. Al
2
O
3
c. Al. O
2
. d. Al
2.Các chất tạo thành (sản phẩm) là:
a. O
2 ,
b. Al
2
O
3
c. Al. O
2
. d. Al
3.Các hệ số của phương trình lần lượt là:
a. 4:3:2 b. 4:2:3 c. 2:3:4 d. 4:3:3
II. Cho sơ đồ phản ứng:
Hg + O
2
- -> HgO
Các hệ số của phương trình lần lượt là:
a. 1:2:2 b. 2:2:1 c. 1:1:1 d. 2:1:2
III. Cho sơ đồ phản ứng:
Fe + Cl
2
- -> FeCl
3
Các hệ số của phương trình lần lượt là:
a. 3:2:2 b. 2:3:2 c. 2:1:2 d. 1:1:1
5.Dặn dò: Học bài,làm bài tập trong SgK và SBT đã yêu cầu ở giờ chính khóa.
Xem lại và nghiên cứu các bài 18, 19.
V.Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………
…………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
* Kết quả đạt được:
Qua giảng dạy thực nghiệm trong 2 lớp năm học 2006-2007 và 2 lớp năm
học 2007-2008 tôi nhận thấy rằng kiến thức bị hổng của các em được bổ xung
đáng kể Trong lớp các em rất sôi nổi ,hăng say phát biểu ,nhiều học sinh tỏ ra
yêu thích môn học này và luôn hoàn thành tốt những nội dung mà Giáo Viên đưa
ra.
Việc điều khiển các hoạt động của Gíáo Viên trên lớp rất nhẹ nhàng nhưng
lại rất hiệu qủa,Giáo Viên có thoải mái thời gian liên hệ thực tế kiến thức bài học
và nâng cao kiến thức cho Học sinh khá giỏi.
*Bài học kinh nghiệm:
Qua việc thực hiện phương pháp trên trong giảng dạy Hoá 8, tôi thấy học sinh có
nề nếp, tích cực hơn trong hoạt động học tập, số học sinh yếu lúc đầu rất lơ là,
thụ động trong việc tìm ra kiến thức thường ỷ lại các học sinh khá, giỏi trong
lớp, sau này đã có thể tham gia góp sức mình vào kết quả học tập của cả lớp ,
qua đó các em tự tin hơn không mặc cảm vì mình yếu kém hơn các bạn, mạnh
dạn phát biểu xây dựng bài.
- Học sinh hiểu sâu hơn nội dung kiến thức mới.
- Lớp hoạt động sôi nổi, giữa thầy và trò có sự hoạt động nhịp nhàng, thầy tổ
chức các hình thức hoạt động, trò thực hiện.
- Do việc thực hiện chuyên đề này trong thời gian ngắn do đó kết quả chưa như
ý muốn , vào năm học tới tôi sẽ áp dụng chuyên đề này trong cả năm học, mong
sự góp ý của các đồng nghiệp
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
+ Kết luận:
Sự nhận thức sâu sắc và đúng đắn về nội dung kiến thức ,hình thức tổ chức và
phương pháp giảng dạy dưới sự hướng dẫn của Giáo Viên trong tiết học phụ đạo
đã trở thành một yếu tố quan trọng để hình thành ở học sinh thói quen học tập tốt
.Các em đã nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc học và đang có thái độ học tập
rất tốt .
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số rất ít học sinh (do yếu tố khách
quan ) còn lơ là việc học đang cần được sự phối hợp giáo dục toàn diện của các
Giáo Viên bộ môn ,GVCN…
Qua đây tôi rất mong rằng có sự góp ý nhiệt tình và chân thành của người
đọc để tôi hoàn chỉnh giải pháp hơn.
+ Khuyến nghị:
Trong khi thực hiện giải pháp này tôi có gặp một số khó khăn cho Giáo Viên
cũng như cho Học Sinh .Vì vậy tôi có một số kiến nghị như sau :
- Cần phối hợp giữa GVBM ,GVCN, Nhà trường và hội cha mẹ học sinh
để kịp thời vận động các em bỏ tiết để các em đi học đều đặn.
-Không những chỉ bộ môn hoá học mà các môn học khác các Giáo Viên
nên chú trọng sâu hơn vấn đề chuẩn bị nội dung ,phương pháp và hình thức phụ
đạo cho học sinh có tính khơi gợi sự hứng thú để Học Sinh có thể nắm bắt theo
kịp kiến thức các môn học .
Tài liệu tham khảo
//
-SÁCH GIÁO KHOA HOÁ HỌC 8
-SÁCH GIÁO VIÊN HOÁ HỌC 8
-SÁCH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HOÁ HỌC 8
-SÁCH BÀI TẬP HOÁ HỌC 8
PHÊ DUYỆT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD & ĐT
MỤC LỤC
//
ST
T
Mục lục Trang
Phần thứ nhất: mở đầu
1
1
+ Lý do chọn đề tài
+ mục đích nghiên cứu 1
2
+ Đối tượng nghiên cứu
+ Giới hạn nghiên cứu
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu
+ Thời gian nghiên cứu
2
Phần thứ hai: nội dung
2
1 Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 2
2
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Giải quyết vấn đề 3
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
10
Tài liệu tham khảo
11