Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non tư thục quận thanh xuân, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.75 KB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ NGỌC BÍCH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, năm 2018

HÀ NỘI - năm


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ NGỌC BÍCH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số:

8.14.01.14



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÃ THỊ THU THỦY

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực, chưa từng được sử dụng và công bố trong bất kỳ một luận văn nào
khác.
Mọi sự giúp đỡ trong luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

TRẦN THỊ NGỌC BÍCH


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các
trường mầm non tư thục quận Thanh Xuân, Hà Nội”. Luận văn cao học đã được
hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội. Để có được luận văn tốt nghiệp này, tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn tới Học viện Khoa học Xã hội, các thầy cô là giảng viên
trong học viện, đã truyền giảng kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học vừa qua.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí phịng Giáo dục và Đào
tạo quận Thanh Xuân, các cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên các trường
mầm non trong q trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lã Thị Thu Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn,

dìu dắt để tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu, tuy nhiên trong luận văn
khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của
các quý thầy cô và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN THỊ NGỌC BÍCH


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON........................................................................10
1.1 Một số khái niệm cơ bản .......................................................................................10
1.2 Chăm sóc trẻ ở các trường mầm non ...................................................................13
1.3 Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non ...................................21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ Ở
CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI.....32
2.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng ................................................32
2.2 Thực trạng chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục..................................36
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục
quận Thanh Xuân, Hà Nội ..........................................................................................49
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các
trường mầm non tư thục quận Thanh Xuân, Hà Nội ................................................57
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ TẠI
CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC .................................................................61
3.1 Các nguyên tắc đề xuất..........................................................................................61

3.2 Đề xuất biện pháp ..................................................................................................62
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..........................72
Tài liệu tham khảo............................................................................................................
Phụ lục ..............................................................................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Stt
1

Bảng
Bảng 2.1

Nội dung
Thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm
non tư thục quận Thanh Xn

2

Bảng 2.2

Thống kê trình độ đào tạo, chun mơn nghiệp vụ của
cán bộ quản lý

3

Bảng 2.3

Thống kê trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ của
đội ngũ giáo viên


Trang
37

38

39

4

Bảng 2.4

Bảng thực đơn trường mầm non Những ngón tay bay

42

5

Bảng 2.5

Bảng thực đơn trường mầm non Tổ Chim

43

6

Bảng 2.6

Tổng hợp kết quả đánh giá về thực trạng phương pháp
chăm sóc trẻ


7

Bảng 2.7

Tổng hợp về hình thức tổ chức chăm sóc trẻ

8

Bảng 2.8

Mức độ lập kế hoạch chăm sóc trẻ

9

Bảng 2.9

Thực trạng quản lý về nội dung chăm sóc trẻ

10

Bảng 2.10

Thực trạng quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm
sóc trẻ

11

Bảng 2.11


Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động
chăm sóc trẻ

46
48
50
52
53

56

12

Bảng 3.1

Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

73

13

Bảng 3.2

Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

74


LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đương thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ
em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Người đã từng nói: “Trẻ em như búp
trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Quan điểm này của Hồ Chủ
Tịch đã được áp dụng vào trong chương trình thiết kế mục tiêu, nội dung giáo dục
mầm non ở nước ta. Điều 22, Luật Giáo dục khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục
mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một: [30,
tr.6].
Giáo dục trẻ em thực hiện việc chăm sóc trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Đây
là độ tuổi hết sức nhạy cảm, trẻ bị tác động mạnh mẽ từ mơi trường sống vì khả
năng tự bảo vệ bản thân hạn chế. Hầu hết thời gian trong ngày của trẻ là ở trường
mầm non, trẻ nhận được sự chăm sóc dạy dỗ từ các cơ giáo và chịu ảnh hưởng rất
lớn từ các hoạt động tại trường mầm non. Chính vì vậy hoạt động chăm sóc trẻ
trong các trường mầm non đặc biệt là các trường mầm non tư thục là hết sức quan
trọng và cần thiết, là điều mà phụ huynh học sinh, cả xã hội và đặc biệt là những
người làm công tác giáo dục mầm non quan tâm. Chất lượng chăm sóc trẻ ở trường
mầm non tốt có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Chăm sóc trẻ mầm non là cơng việc quan trọng, hết sức cần thiết để trẻ phát
triển cân đối, khỏe mạnh nhưng đáng tiếc hiện nay vẫn còn những hạn chế trong
cơng tác chăm sóc trẻ lứa tuổi mầm non. Bậc học mầm non còn nhiều vướng mắc
trong quản lý chất lượng chăm sóc do nhiều nguyên nhân. Nhất là vào thời gian gần
đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin rất nhiều về những hiện
tượng, tiêu cực, bạo hành trẻ, đối xử thiếu công bằng, khơng tơn trọng trẻ, chăm sóc
trẻ chưa thực sự đảm bảo ở một số nơi: Điển hình như vụ cơ giáo ở trường mầm non
Cầu Vồng thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông liên tiếp đổ sữa vào miệng trẻ
và đá trẻ khi ngủ được báo đưa tin ngày 02/11/2016 hay vụ cô giáo ở phường Đông
Hương, thành phố Thanh Hóa dùng đũa đánh tím đùi trẻ được báo đưa tin ngày
1



09/02/2017 và còn rất nhiều các vụ bạo hành trẻ mầm non xảy ra ở khắp nơi trên cả
nước như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai…mà càng kể ra chúng ta
càng thấy xót xa và đau lịng, những sự việc này đã làm dậy sóng dư luận và làm
tổn hại nghiêm trọng tới lòng tin của phụ huynh học sinh và toàn xã hội, ảnh hưởng
xấu tới sự phát triển sức khỏe và tâm lý của trẻ. Một trong những nguyên nhân
chính ảnh hưởng đến hoạt động này là phương pháp, cách thức quản lý chế độ chăm
sóc trẻ trong các trường mầm non chưa thực sự hiệu quả.
Quận Thanh Xuân là một quận trong nội thành của thành phố Hà Nội, dân số
đông, phức tạp, số lượng trường mầm non nhiều, đa dạng về loại hình trường, lớp,
nhóm trẻ dẫn đến rất khó quản lý. Ngồi các trường mầm non thuộc hệ thống cơng
lập thì các trường mầm non tư thục cũng ngày được mở rộng với sĩ số trẻ/lớp đông
nên công tác quản lý hoạt động chăm sóc trẻ là vấn đề hết sức khó khăn.
Xuất phát từ những lý do trên với mục đích tìm ra các biện pháp quản lý tốt
nhất, hữu hiệu nhất, giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non tư thục
trên địa bàn thực hiện quản lý có hiệu quả hoạt động này, góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc trẻ trên địa bàn cũng như trong ngành giáo dục mầm non, tác giả đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm
non tư thục quận Thanh Xuân, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1 Trên thế giới
Trong lĩnh vực Quản lý giáo dục nhiều tác giả đã nghiên cứu về cán bộ quản
lý các cấp học, bậc học. Các cơng trình nghiên cứu, tài liệu về quản lý giáo dục nói
chung và quản lý giáo dục mầm non nói riêng được cơng bố. Đã có nhiều tác giả
trong và ngồi nước đi sâu vào nghiên cứu quản lý giáo dục nói chung và đã đưa ra
các khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, các chức năng quản lý giáo dục, quản lý
nhà trường, nội dung và phương pháp quản lý nhà trường.
Ngay những năm đầu thế kỷ XX, vấn đề chăm sóc trẻ mầm non đã được sự
quan tâm, nghiên cứu của các nhà giáo dục. Năm 1907, Tiến sĩ Maria Montessori đã
thành lập trường mẫu giáo đầu tiên tại Roma. Ngay từ những ngày đầu thành lập


2


trường, hoạt động chăm sóc trẻ đã được bà hết sức chú trọng. Điều này được thể
hiện qua hệ thống các quan điểm và phương pháp giáo dục (phương pháp
Montessori). Montessori đặt nền tảng tự do, nhu cầu và hứng thú của trẻ lên trên
hết. Khi các nhu cầu của trẻ được đáp ứng, trẻ phát triển cân đối về thể chất, trí tuệ,
tâm lý. Đặc biệt, trẻ được tạo động lực để có hứng thú trong việc học cách cư xử
hòa nhã lịch sự với mọi người. Phương pháp Montessori sau đó được phát triển và
mở rộng ở các nước Châu Âu và Mỹ cho đến tận ngày nay. Hiện nay, phương pháp
này được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở các trường mầm non, nhất là các
trường mầm non tư thục và mầm non quốc tế ở các thành phố lớn của Việt Nam
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ [12].
Việc “lấy trẻ làm trung tâm” và “tất cả cho trẻ em” được đặt lên đầu tiên của
các nền giáo dục nước ngoài. Trong hoạt động quản lý của nhà trường, nhà quản lý
và nhà giáo dục phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng chung một tiếng nói.
Với kinh nghiệm trong việc quản lý nhà trường, V.A. Xukhomlinxki, trong tác
phẩm của cuộc đời mình “Vấn đề quản lý và lãnh đạo của nhà trường” đã nói lên
tầm quan trọng của một hiệu trưởng trong công tác quản lý nhà trường. Hiệu trưởng
là người chỉ đạo các hoạt động quản lý, phối hợp với các hiệu phó và đội ngũ giáo
viên, nhân viên. Tác giả nhấn mạnh tính quản lý tập thể trong các hoạt động của
trường mầm non. Tác giả cho rằng để nâng cao chất lượng chun mơn nghiệp vụ
giáo viên thì cần tổ chức các hội thảo khoa học. Thông qua hội thảo, giáo viên có
những điều kiện trao đổi kinh nghiệm về chuyên mơn nghiệp vụ để nâng cao trình
độ của mình [21].
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hòa (2007) đã mô tả khá sắc nét về
phát triển giáo dục mầm non của đất nước phát triển như Nhật Bản. Nhật Bản là
một nước có nền kinh tế lớn và phát triển trên thế giới. Một trong những yếu tố phát
triển của Nhật Bản là quan tâm đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non.
Giáo dục mầm non của Nhật Bản bắt đầu từ 11/1.879 tại trường học Ochanomizu

(trước đây còn gọi là trường Sư phạm nữ Nhật Bản cấp cao) đã mở trường mẫu giáo
đầu tiên ở Nhật đánh dấu cho sự khởi đầu ngành giáo dục mầm non ở nước này.

3


Người đặt nền tảng và được coi là “Ông tổ” của ngành giáo dục mầm non Nhật Bản
là nhà giáo dục nổi tiếng Kurahashi Sơdơ. Ơng cho rằng: “Hãy ni trẻ bằng tình
cảm của mình”, “Dạy tâm trước khi dạy tính”, đặc biệt chú ý đến trị chơi giữ vai trị
trung tâm trong giáo dục mầm non. Có thể thấy, giáo dục mầm non tại Nhật với
nguyên tắc là “Lấy trẻ làm trung tâm” ở Nhật Bản được kết hợp giữa: tưởng đáp
ứng và thỏa mãn nhu cầu bản năng của trẻ. Trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ thì đứa trẻ ln được coi là trung tâm, trẻ chính là chủ thể tích cực trong các hoạt
động của chúng ở trường mầm non [17].
Nghiên cứu về giáo dục mầm non tại Thái Lan: Thái Lan không quy định nhà
trẻ, mẫu giáo nằm trong hệ thống phổ cập giáo dục, do đó nhà nước chỉ tổ chức một
số cơ sở giáo dục mầm non, phần còn lại các tổ chức, tư nhân tự tổ chức và quản lý.
Đối với trường mẫu giáo chính phủ tài trợ tồn bộ nguồn kinh phí xây dựng, trang
thiết bị, trả lương giáo viên và các chi phí khác. Đối với các trung tâm giáo dục, cha
mẹ học sinh tự đóng góp các khoản chi phí khác. Ở các vùng đặc biệt khó khăn các
dịch vụ giáo dục mầm non thường được các tổ chức phi chính phủ tài trợ gần như
hồn tồn. Các trường mầm non tư thục trong những điều kiện nhất định đều được
nhà nước hỗ trợ định kỳ tính trên đầu trẻ. Với chính sách giáo dục về giáo dục, tài
trợ tồn bộ nguồn kinh phí xây dựng, trang thiết bị, trả lương giáo viên và các chi
phí khác cho xây dựng trường mầm non trong đó cả mầm non cơng lập, dân lập.
Đặc biệt, Thái Lan cịn hỗ trợ định kỳ cho trẻ trường mầm non tư thục, đây là tiền
đề rất quan trọng của chính sách xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo
dục mầm non [17].
Các cơng trình trên đã cho chúng ta thấy rõ hơn về tầm quan trọng của công
tác chăm sóc trẻ mầm non.

2.2 Ở trong nước
Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo
dục đại học (đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục), các nhà nghiên cứu,
nhà giáo dục, nhà quản lý đã có nhiều nghiên cứu thiết thực như:

4


Năm 1980, lần đầu tiên Nhà xuất bản giáo dục cho phát hành cuốn“Sổ tay
người hiệu trưởng mẫu giáo” [6, tr.27). Tiếp đó, Ủy ban bảo vệ bà mẹ trẻ em Trung
ương xây dựng Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chủ nhiệm nhà trẻ (năm 1988);
cuốn “Tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng” được xuất bản năm 1989. Năm 1994, một số
sách về mầm non được xuất bản như “Quản lý giáo dục mầm non” của tác giả
Phạm Thị Minh Châu; [10]. “Tổ chức quản lý nhóm –lớp” của Nhà xuất bản Giáo
dục; “Một số vấn đề quản lý trường mầm non” của tác giả Đinh Văn Vang.
Tác giả Trần Thị Bích Liễu trong bài báo đăng ở Tạp chí Nghiên cứu Giáo
dục: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng lập kế hoạch của Hiệu trưởng trường
mầm non” đã mô tả các biện pháp lập kế hoạch trong quá trình quản lý nhà trường
của hiệu trưởng các trường mầm non. Đây là cơ sở để Hiệu trưởng quản lý tốt hơn
cơng tác chăm sóc trẻ tại các trường mầm non nói chung, trong đó có các trường tư
thục [23]. Tác giả Đặng Quốc Bảo có tham luận “Chiến lượng phát triển giáo dục
mầm non – một số vấn đề nhìn từ bối cảnh kinh tế - xã hội nước ta hiện nay”
(Những vấn đề về chiến lượng phát triển giáo dục trong thời kì cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa). Trong bài viết này, tác giả đã phân tích bối cảnh kinh tế - xã hội trong
thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến lượng phát triển giáo dục mầm non
[5].
Các tác giả đã luận bàn về nguyên tắc, phương pháp quản lý trường mầm non,
cơ cấu, tổ chức, chức năng, quyền hạn của Hiệu trường. Các tác giả luận bàn về
năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý, đặc biệt về người Hiệu trưởng mầm non.
Bàn đến các nội dung chỉ đạo chuyên đề; Hướng dẫn thanh tra, cách viết báo cáo;

quản lý giáo dục và quản lý trường mầm non cùng một số vấn đề tâm lý giáo dục
học và chuyên đề chuyên biệt cho giáo dục mầm non [25, tr.34]. Đây cũng chính là
nội dung mà tác giả cho rằng cần phải bồi dưỡng cho cán bộ quản lý như: Các văn
bản pháp quy, các kĩ năng quản lý cụ thể trong từng mảng nội dung công việc; các
vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ em, đánh giá tổ chức hoạt động vui chơi, công tác
quản lý, chỉ đạo chất lượng chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm
non. Tài liệu bồi dưỡng cho Hiệu trưởng trường mầm non do Bộ Giáo dục và Cục

5


nhà giáo giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục do tác giả Phan Thị Lan Anh và Trần
Ngọc Giao phối hợp đã triển khai và hướng dẫn nội dung bồi dưỡng của từng nội
dung Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non [9].
Các vấn đề về tâm sinh lý trẻ em đã được nhiều nhà khoa học trong nước
nghiên cứu, đề cập tới ở các góc độ, tiếp cận khác nhau như: Tác giả Ngơ Cơng
Hồn, Đại học quốc gia Hà Nội với Giao tiếp và ứng xử sư phạm; Tác giả Hoàng
Thị Phương với Vấn đề ý thức trong việc hình thành hành vi giao tiếp có văn hóa
cho trẻ 5 tuổi (Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Hà Nội, số 5/2000) [28].
Đặc biệt, năm 2009, tác giả Tào Thị Hồng Vân đã bảo vệ thành công Đề tài
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế “Chăm sóc sức
khỏe trẻ mẫu giáo trong trường mầm non – đề xuất giải pháp can thiệp” [35]. Luận
án đã tiếp cận một cách tổng thể và tồn diện về mục tiêu chăm sóc sức khỏe, chỉ ra
thực trạng chăm sóc sức khỏe cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non nơng thơn
hiện nay cịn nhiều bất cập.
Nghiên cứu về hoạt động chăm sóc trẻ mầm non và cơng tác quản lý hoạt
động chăm sóc trẻ trong trường mầm non đã được một số tác giả, nhà giáo dục, nhà
quản lý giáo dục nghiên cứu, tìm hiểu, đề cập đến ở các khía cạnh khác nhau như:
Tác giả Hồng Thị Phương trong cơng trình nghiên cứu “Một số biện pháp giáo
dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi”; tác giả Nguyễn Thị Thuận có

cơng trình nghiên cứu về “Cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở quận Cầu Giấy
– Hà Nội” đã chỉ ra các biện pháp tiến hành xã hội hóa giáo dục mầm non trong bối
cảnh hiện nay ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; tác giả Trần Ngọc Trâm có bài
viết “Đổi mới quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngồi cơng lập trong quá trình hội
nhập quốc tế” đã chỉ ra cách thức quản lý các trường mầm non trong quá trình hội
nhập.
Các nghiên cứu trên đây đều nhận định rằng: Trong các trường mầm non,
cơng tác chăm sóc trẻ là hoạt động rất quan trọng. Dựa vào những kết quả nghiên
cứu trên và dựa vào thực tế đang diễn ra, tác giả mạnh dạn đi sâu nghiên cứu về
hoạt động Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non tư thục quận

6


Thanh Xuân, Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, cũng như khắc phục
hạn chế và tồn tại đang xảy ra trong các trường mầm non tư thục trong quận Thanh
Xuân nói riêng và ngành giáo dục mầm non nói chung.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và làm rõ thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ,
quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận
Thanh Xuân, Hà Nội; đề tài đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý
hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Thanh
Xuân, Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn thực hiện các nhiệm
vụ sau:
3.2.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong các
trường mầm non tư thục.
3.2.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ của giáo

viên, nhân viên trong các trường mầm non tư thục quận Thanh Xuân.
3.2.3 Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ở
các trường mầm non tư thục quận Thanh Xuân.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non tư thục
quận Thanh Xuân, Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở 2 trường mầm
non tư thục: Trường mầm non Tổ chim và Trường mầm non Những ngón tay bay
tại địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

7


5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu: Phân tích và khái quát chủ trương
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động chăm sóc trẻ lứa tuổi mầm non. Nghiên
cứu và phân tích những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu: biện
pháp, biện pháp quản lý, hoạt động chăm sóc trẻ mầm non, nghiên cứu đặc điểm
tâm sinh lí và nhu cầu chăm sóc của trẻ mầm non. Tổng quan những cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp quan sát
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê tốn học
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN

Về mặt lý luận:
Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở
các trường mầm non tư thục. Phân tích và khái quát được các yếu tố cơ bản bên
trong trường mầm non ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc trẻ và nội dung cơ bản
của quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong các trường mầm non tư thục. Luận văn
góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm
non.
Về mặt thực tiễn:
Đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm
non tư thục về các mặt như chất lượng chăm sóc trẻ; Nội dung thực hiện hoạt động
chăm sóc trẻ; Phương pháp, hình thức chăm sóc trẻ; Kiểm tra đánh giá hoạt động
chăm sóc trẻ đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt
động chăm sóc trẻ. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các
trường mầm non tư thục quận Thanh Xuân.
7. CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

8


văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường
mầm non tư thục
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non
tư thục quận Thanh Xuân, Hà Nội
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm
non tư thục quận Thanh Xuân, Hà Nội.

9



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ Ở
CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm Quản lý
Quản lý (Management) là một loại hình lao động của con người trong cộng
đồng nhằm thực hiện các mục tiêu mà tổ chức hoặc xã hội đặt ra. Trong xã hội loài
người, quản lý là một hoạt động bao trùm mọi mặt đời sống xã hội. Quản lý là nhân
tố không thể thiếu được trong đời sống và sự phát triển của xã hội. Loài người đã
trải qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hình thái xã hội khác nhau nên cũng trải
qua nhiều hình thức quản lý khác nhau. Các triết gia, các nhà chính trị từ thời cổ đại
đến nay đều rất coi trọng vai trò của quản lý trong sự ổn định và phát triển của xã
hội. Nó là một phạm trù tồn tại khách quan và là một tất yếu lịch sử. Quản lý chứa
đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động, biến đổi, phát triển. Vì
vậy, khi nhận thức về quản lý, khái niệm quản lý có nhiều cách tiếp cận khác nhau
như: Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lý là tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý)
nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [29, tr.34].
Theo Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý là tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý
(người bị quản lý) – trong một tổ chức – nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt
được mục đích của tổ chức [11].
Theo tác giả Trần Kiểm: Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích
đến tập thể người – thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt
tới mục đích dự kiến [20].
Tóm lại, tuy có nhiều khái niệm, nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý, mỗi
quan điểm nhấn mạnh mặt này hay mặt khác nhưng đều có điểm chung thống nhất
xác định quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác
định.Theo góc nhìn của tác giả thì: Quản lý là một quá trình tác động có mục đích,


10


có kế hoạch của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu của
tổ chức đã đề ra.
1.1.2 Khái niệm Quản lý giáo dục
Cũng như mọi hoạt động quản lý xã hội khác, quản lý giáo dục là một hoạt
động có ý thức của con người nhằm đạt được mục đích của mình. Và chính mục
đích của giáo dục cũng chính là mục đích của quản lý. Về thuật ngữ “Quản lý giáo
dục” cũng có nhiều khái niệm khác nhau, tùy theo các tiếp cận về cấp độ: vĩ mô hay
vi mô.
Đối với cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến
tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà
trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào
tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội [16].
Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục là quản lý hoạt động giáo dục trong nhà
trường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng, đến các
hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên, nhân viên, học sinh), đến các nguồn
lực (cơ sở vật chất, thông tin, tài chính...), đến các ảnh hưởng ngồi nhà trường một
cách hợp quy luật nhằm đạt mục tiêu giáo dục [16].
Những khái niệm trên tuy có diễn đạt khác nhau nhưng tựu trung quản lý giáo
dục được hiểu là: Sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật
khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo
dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.
Như vậy, quản lý giáo dục bao gồm những yếu tố sau: Chủ thể quản lý; Đối
tượng quản lý; Khách thể quản lý; Phương pháp quản lý; Công cụ quản lý; Mục tiêu
quản lý. Dù quản lý giáo dục có được hiểu theo nghĩa nào thì cũng cần sự có mặt
của những yếu tố đó. Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khoa học địi hỏi chun

mơn cao, đây là cơng cụ quan trọng trong việc triển khai các hoạt động giáo dục,
đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

11


1.1.3 Quản lý giáo dục mầm non
Quản lý giáo dục mầm non nằm trong hệ thống quản lý giáo dục nhưng khách
thể là các cơ sở giáo dục mầm non, nơi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ
3 tháng đến 72 tháng tuổi. Cũng như các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc
dân, giáo dục mầm non cũng có mạng lưới quản lý chun mơn của bậc học từ trên
xuống: từ cấp Bộ xuống Sở, Phòng và tới trường, lớp mầm non.
Quản lý giáo dục mầm non là quá trình điều hành phối hợp để tạo ra những
điều kiện tối ưu cho các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện mục tiêu giáo dục đào
tạo. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là khâu đầu tiên đặt nền
móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Mục tiêu của giáo dục mầm non là
định hướng và điều khiển toàn bộ công tác quản lý giáo dục mầm non. Do vậy,
cơng tác quản lý giáo dục mầm non có những đặc điểm sau: Quản lý giáo dục mầm
non là một bộ phận của quản lý giáo dục, quản lý xã hội cũng như cơng tác quản lý
giáo dục nói chung, việc quản lý con người là yếu tố trung tâm của quản lý giáo dục
mầm non. Trình độ và năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục mầm non thể
hiện trước hết ở khả năng làm việc với những con người, biết đánh giá, bồi dưỡng
và phát huy những khả năng của mỗi người, động viên mọi người làm việc tự giác,
tích cực với tinh thần trách nhiệm cao. Trong trường mầm non, đội ngũ giáo viên là
đối tượng quản lý quan trọng nhất, đồng thời là chủ thể quản lý giáo dục. Do đó,
giáo viên phải thực hiện vai trị giáo dục của mình, thực sự làm chủ nhà trường.
Như vậy, đội ngũ giáo viên phải giữ vai trò chủ thể tham gia vào quản lý nhà trường
[16].
Mục tiêu cơ bản nhất của giáo dục mầm non là xây dựng nền móng ban đầu
của nhân cách, giáo dục trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu. Nội dung, phương pháp, kế

hoạch giáo dục và quản lý giáo dục mầm non phải dựa trên mục tiêu giáo dục, dựa
trên đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ em và xu hướng phát triển của xã hội
thời đại. Cũng như mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục mầm non là một
hệ thống phát triển thống nhất. Do đó, cơng tác quản lý giáo dục mầm non cần phải
thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức quản lý giáo dục giữa gia đình, nhà

12


trường và các tổ chức đoàn thể xã hội. Giáo dục mầm non khơng mang tính bắt
buộc đối với trẻ em. Trong xã hội phát triển, sự đa dạng hóa các loại hình, trường,
lớp ni dạy trẻ là khó tránh khỏi. Trường mầm non cần phải làm rõ tính ưu việt
của mình trong cơng tác chăm sóc trẻ em, khơng ngừng nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ [16].
1.2 Chăm sóc trẻ ở các trường mầm non
1.2.1 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.2.1.1 Vị trí của trường mầm non
Luật giáo dục 2005 khẳng định: Giáo dục mầm non thực hiện việc ni
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi (Điều 21); Mục tiêu của giáo
dục mầm non là phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố
đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 (Điều 22) [30].
1.2.1.2 Nhiệm vụ của trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT
năm 2015 hợp nhất Quyết định về Điều lệ trường mầm non. Theo đó, quy định vị
trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lý trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ;
Chương trình và các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tài sản của
trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Giáo
viên và nhân viên [7]. Trong đó, Điều 2 Điều lệ trường Mầm non quy định: Trường
mầm non có một số nhiệm vụ và quyền hạn chính là:
Tổ chức thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi theo chương

trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Huy động
trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hồn
cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ em; Huy động, quản lý, sử dụng các
nguồn lực theo quy định của pháp luật; Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn
hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn; Phối
hợp với gia đình trẻ em, tổ chức cá nhân để thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ em; Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ

13


em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng; Thực hiện kiểm định chất lượng
chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ em theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [7, tr.1].
1.2.1.3 Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
a, Về yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục mầm non:
Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh
lý của trẻ em, hài hịa giữa ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cơ
thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà,
cha mẹ, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn
nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu thông qua việc tổ chức hoạt động vui
chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện, chú trọng việc nêu gương, động viên, khích
lệ [27].
b, Về u cầu chương trình giáo dục mầm non:
Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non; cụ thể
hóa các u cầu về ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định
việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, ngơn ngữ giao tiếp, hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát

triển của trẻ em ở tuổi mầm non. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
chương trình giáo dục mầm non trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm
định chương trình giáo dục mầm non [27].
1.2.1.4 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm
non
Ngày 25/07/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thơng tư số 17/2009/TT – Bộ
Giáo dục Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục mầm non, trong văn bản hướng
dẫn thực hiện Chương trình nêu rõ việc phối hợp giữa các cơ sở giáo dục mầm non
với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ là một trong những nhiệm
vụ khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non; Quyết định 239/QĐ-TTg ngày
09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Đề án phổ cập giáo dục mầm non

14


cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015”, Thông tư số 44/2010/TT- Bộ Giáo dục
Đào tạo ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ
sung Điều lệ trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 27/3/2011. Thông tư
17/2011/TT – Bộ Giáo dục Đào tạo ngày 17/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non và nhiều văn bản,
thông tư, quyết định đều chỉ rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của trường mầm non
cũng như các cán bộ công nhân viên trong trường mầm non. Và đặc biệt là nghị
quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, đã được hội nghị trung ương khóa XI
thơng qua ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã đánh một mốc son trong đổi mới giáo dục
nói chung chung cũng như giáo dục mầm non nói riêng [8].
Bên cạnh sự thay đổi về các chính sách phát triển giáo dục mầm non kể trên
thì cơng tác quản lý trường học có sự thay đổi, đó chính là sự tăng cường phân cấp
quản lý mạnh mẽ trong những năm gần đây. Quyền tự chủ được tăng cường giao

cho người cán bộ quản lý mà đặc biệt là Hiệu trưởng, người đứng đầu nhà trường.
Sự thay đổi mạnh mẽ về cơ chế quản lý trong trường học cho thấy mâu thuẫn giữa
năng lực của người quản lý hiện nay và yêu cầu của đổi mới cơ chế quản lý đang
diễn ra cũng như trong cơng tác quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm
non.
1.2.2 Trường mầm non tư thục trong hệ thống các trường mầm non
a, Khái niệm về các loại hình cơ sở giáo dục mầm non tư thục
Theo Điều lệ trường Mầm non được ban hành theo Quyết định số
14/2008/QĐ-Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 07/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định các loại trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo độc lập (Điều lệ 4) [7].
Trường mầm non, trường mẫu giáo (gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình như: cơng lập, dân lập và tư thục.

15


Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cơng lập do cơ quan Nhà nước
thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi
thường xuyên.
Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cư ở
cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và
được chính quyền địa phương hỗ trợ.
Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
[7].
b, Một số đặc điểm của loại hình mầm non tư thục
Trường mầm non tư thục là trường do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động
bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. (Tư thục là trường tư, tức là một trường
học do tư nhân thành lập và điều hành) [7].
Việc quản lý các trường mầm non tư thục có vị trí đặc biệt quan trọng trong
việc đảm bảo chất lượng giáo dục chung, thống nhất, tránh tình trạng vơ chính phủ,
tùy tiện, khơng đảm bảo khoa học. Quản lý các trường mầm non tư thục tương ứng
và song song với quản lý các trường mầm non tư công lập, làm sao để cả hai hoạt
động phù hợp với mục tiêu giáo dục chung đề ra, bảo đảm sự phát triển của trẻ, làm
cho cả hai hình thức phát triển bình đẳng trước pháp luật [7].
c, Vai trị của quản lý các trường mầm non tư thục
Việc quản lý các trường mầm non tư thục có vai trị vô cùng quan trọng, cụ thể
như sau: Nhằm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
em ở các trường mầm non tư thục; Xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở, lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục năm học, báo cáo, đánh giá kết quả
thực hiện trước hội đồng và các cấp có thẩm quyền; Phân cơng, quản lý, đánh giá,
xếp loại, tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỉ

16


luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; Quản lý và sử dụng có hiệu quả các
nguồn tài chính, tài sản cơ sở; Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ em của trường lớp [7].
1.2.3 Yêu cầu cơ bản của hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non
1.2.3.1 Chăm sóc trẻ ở các trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT
Năm 2015 hợp nhất Quyết định về Điều lệ trường mầm non. Theo đó, quy định vị
trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lý trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ;
Chương trình và các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tài sản của
trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Giáo

viên và nhân viên...
Trong đó, Điều 24 Điều lệ trường Mầm non quy định: Việc chăm sóc, giáo
dục trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo
dục mầm non. Việc thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non bao
gồm: Chăm sóc, rèn luyện thể chất; Chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng; Chăm sóc sức
khỏe tâm lý; Chăm sóc sức khỏe học đường, phịng tránh bệnh tật.
Các nội dung có liên quan đến chăm sóc trẻ ở các trường mầm non:
Công tác xây dựng kế hoạch và tham mưu: Xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ
theo năm học, theo chủ đề, theo tuần, theo ngày; tham mưu với Ban giám hiệu về
đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức các chuyên đề; tham mưu với
bộ phận dinh dưỡng về chế độ ăn, thay đổi thực đơn cho trẻ, chế độ ăn cho trẻ mới
ốm dậy, trẻ thừa cân béo phì, trẻ suy dinh dưỡng. Tham mưu với cán bộ y tế về
công tác chăm sóc sức khỏe, phịng tránh bệnh tật cho trẻ. Cơng tác phối hợp với
gia đình trẻ: Tun truyền với phụ huynh về cơng tác chăm sóc trẻ, trao đổi, tư vấn
với phụ huynh để phối hợp thực hiện chăm sóc trẻ. Cơng tác kiểm tra, đánh giá: Tự
đánh giá về phân công công tác tổ chức thực hiện chăm sóc trẻ của giáo viên: kiểm
tra, đánh giá kết quả trên trẻ [7].
Tóm lại, hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non là tất cả những hoạt động
của giáo viên mầm non và Ban giám hiệu thực hiện trong một quá trình tại trường

17


mầm non nhằm giúp trẻ phát triển có mục đích về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ,
thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã hội. Trong giới hạn của đề tài, tác giả tiếp cận
hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non trên bốn nội dung chính là: Đặc điểm
hoạt động chăm sóc trẻ trong trường mầm non; Nội dung; Phương pháp; Hình thức
tổ chức; cụ thể là:
1.2.3.2 Đặc điểm hoạt động chăm sóc trẻ trong trường mầm non
Việc chăm sóc trẻ được tiến hành thơng qua các hoạt động theo quy định của

chương trình giáo dục mầm non.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT
năm 2015 hợp nhất Quyết định về Điều lệ trường mầm non. Theo đó, quy định vị
trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lý trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ;
Chương trình và các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tài sản của
trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Giáo
viên và nhân viên...
Trong đó, Điều 24 Điều lệ trường Mầm non quy định: Hoạt động chăm sóc trẻ
bao gồm: Chăm sóc dinh dưỡng; Chăm sóc giấc ngủ; Chăm sóc vệ sinh; Chăm sóc
sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ. Hoạt động chăm sóc trẻ cịn thơng qua hoạt
động tun truyền phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc trẻ em cho các cha mẹ
trẻ và cộng đồng (kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi, chăm sóc
giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn…).
Chăm sóc dinh dưỡng: Xác định khẩu phần dinh dưỡng: Trẻ em đang ở trạng
thái đang phát triển, sự phân chia các giai đoạn lứa tuổi giúp chúng ta hiểu về đặc
điểm của trẻ để chăm sóc trẻ phù hợp và tốt nhất. Ăn uống là cơ sở của sức khỏe, ăn
uống đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ mới phát triển, trẻ mới khỏe
mạnh được. Nếu dinh dưỡng mà thiếu sẽ không đủ đáp ứng cho sự phát triển của trẻ
dẫn đến trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm về trí tuệ, thể lực giảm sút, ảnh hưởng đến
cuộc sống hiện tại và tương lai của trẻ. Dinh dưỡng hợp lý là yêu cầu bắt buộc đối
với trẻ, nếu khẩu phần dinh dưỡng không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật cho trẻ.
Khẩu phần ăn cân đối và hợp lý đáp ứng 3 điều kiệu sau: Đảm bảo cung cấp

18


đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể; Các chất dinh dưỡng đảm bảo tỉ lệ cân đối và
hợp lý; Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể.
Chăm sóc giấc ngủ: Tổ chức ngủ cho trẻ mầm non theo từng độ tuổi là việc
hết sức cần thiết đối với việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em. Giáo viên mầm non cần tìm

hiểu nhu cầu ngủ của trẻ theo từng độ tuổi và thực hành tổ chức giấc ngủ sao cho trẻ
đảm bảo nhu cầu đủ giấc, giấc ngủ sâu, an toàn khi ngủ. Nhu cầu ngủ của trẻ phụ
thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sức khỏe và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh của
trẻ.
Chăm sóc vệ sinh: Chăm sóc vệ sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong hoạt
động chăm sóc trẻ em mầm non. Rèn các thói quen vệ sinh cá nhân như: đánh răng,
rửa mặt, rửa tay. Giáo viên tiến hành thường xuyên và đều đặn, thuần thục. Tạo thói
quen cho trẻ khi cịn nhỏ để tự tin hoà nhập cuộc sống cho những giai đoạn sau. Tổ
chức rèn luyện những thói quen cho trẻ: Thói quen rửa mặt; Thói quen rửa tay: khi
tay bẩn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi; Thói quen đánh răng: sau các
bữa ăn, trước khi đi ngủ và ngủ dậy; Thói quen chải tóc, gội đầu: khi ngủ dậy, trước
khi đi chơi, ra đường.
Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn: Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an
toàn cần chú ý đến vệ sinh ăn uống. Vệ sinh ăn uống bao gồm: ăn uống đầy đủ và
hợp lý: Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ tuỳ theo lứa tuổi
và cân đối theo tỷ lệ các chất. Ăn uống hợp lý, điều độ: ăn nhiều bữa và đầy đủ các
chất trong từng bữa, tránh tình q no hoặc q đói. Ăn sạch: đảm bảo thực phẩm
sạch sẽ và chất lượng ngay từ khâu mua và sơ chế thức ăn. Chế biến đảm bảo vệ
sinh yêu cầu dinh dưỡng và phù hợp với chế độ ăn của trẻ theo từng độ tuổi. Dụng
cụ chế biến thức ăn phải sạch sẽ: Cho trẻ ăn đúng giờ, thức ăn nấu chín, khơng để
q 2 tiếng đồng hồ, nguội phải đun sôi. Thức ăn phải có lồng bàn đậy kỹ khơng
cho ruồi, bọ vào. Nước uống phải đun sôi rồi để nguội mới cho trẻ uống. Bình, cốc
đựng nước uống phải rửa sạch sẽ mỗi ngày. Phải rèn cho trẻ rửa tay trước khi ăn,
sau khi đi vệ sinh và tay bẩn. Ăn xong cho trẻ xúc miệng, đánh răng và uống nước.
Cho trẻ dùng một số vắc-xin kháng khuẩn. Để đảm bảo công tác chăm sóc cho trẻ,

19



×