Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Thực hiện chính sách phát triển công nghiệp hô trợ từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.27 KB, 78 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐỨC HUY

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CƠNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI, năm
2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐỨC HUY

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CƠNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Chính sách cơng
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN PHÚ THÁI


Qua quá trình học tập và nghiên cứu, được sự hướng dẫn,
giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, luận văn thạc sĩ
chính sách cơng với đề tài “Thực hiện chính sách phát triển cơng
nghiệp hỗ trợ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” đã hồn thành.
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn chân thành đến TS.
Nguyễn Phú Thái đã hướng dẫn tận tình, chu đáo, đầy trách nhiệm.
Sự giúp đỡ của Thầy đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn q thầy cơ giáo trong và ngồi
Học viện Khoa học xã hội đã tận tình truyền đạt các kiến thức bổ
ích trong suốt khóa học.
Biết ơn UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Công Thương tỉnh Quảng
Ngãi, đã cho phép và tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu; sự giúp đỡ, cung cấp dữ liệu của các tổ chức, cá nhân
cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Luận văn này chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót,
hạn chế, bản thân rất mong nhận được sự góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Đức Huy


Tơi xin cam đoan luận văn thạc sĩ chính sách cơng “Thực
hiện chính sách phát triển cơng nghiệp hơ trợ từ thực tiễn tỉnh

Quảng Ngãi" là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học
của bản thân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ xuất
xứ, nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tác giả xin chịu trách
nhiệm về công trình nghiên cứu của mình./.
T á c giả lu ân văn

Nguyễn Đức Huy


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CS

: Chính sách

CSC

: Chính sách cơng

CCN

: Cụm cơng nghiệp

CNH


: Cơng nghiệp hóa

CNHT

: Cơng nghiệp hỗ trợ

CSPTCNHT

: Chính sách phát triển Cơng nghiệp hỗ trợ

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GTSX

: Giá trị sản xuất

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HĐH

: Hiện đại hóa

KTXH

: Kinh tế - xã hội


KKT

: Khu kinh tế

KCN

: Khu công nghiệp

KTTĐMT

: Kinh tế trọng điểm miền Trung

NQ

: Nghị quyết

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số h iệu

T ên h ìn h

Trang

hình
1.1


Khái niệm cơng nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản

15

1.2

Khái niệm CNHT của Việt Nam

17


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng nghiệp hỗ trợ là lĩnh vực công nghiệp cung cấp những sản phẩm có vai
trị hỗ trợ cho việc sản xuất thành các sản phẩm chính, đó là những linh kiện, phụ
liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, ngun liệu và cịn bao gồm những sản phẩm trung
gian, những nguyên liệu sơ chế. Cơng nghiệp hỗ trợ đóng vai trị quan trọng trong
việc tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp cuối cùng, giảm nhập siêu,
góp phần quan trọng vào cơng nghiệp hóa, từ đó tác động mạnh đến q trình phát
triển cơng nghiệp và kinh tế xã hội của địa phương và của đất nước. Công nghiệp hỗ
trợ kém phát triển s ẽ làm hạn chế sự phát triển của cơng nghiệp sản xuất sản phẩm
hồn chỉnh ho ặc tăng cường tình trạng phụ thuộc nhập khẩu của cơng nghiệp lắp
ráp.
Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển cũng s ẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thu
hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tiềm lực lớn. Hiện nay các lợi thế về truyền
thống về nhân cơng, mặt b ằng . . . khơng cịn phát huy tác dụng và khơng cịn là tiêu
chí để các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm, lựa chọn ngành khi đầu tư; càng ngày các
nhà đầu tư càng ưu tiên nhắm đến những thị trường có thể đáp ứng tốt nhất cho việc
sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh của họ. Điều này làm cho công nghiệp hỗ trợ ngày
càng có vai trị quan trọng.

Nhận thức được tầm quan trọng của cơng nghiệp hỗ trợ, ngày 03/11/2015
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ
trợ; theo sau đó là “Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016-2025”
cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành (QĐ 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 ) đã
khẳng định rằng: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để phát triển nhanh và
bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH
đất nước. Cụ thể: CNHT phải đạt được mục tiêu là: Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

7


Đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản
xuất nội địa, đến năm 2025, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 65% nhu
cầu cho sản xuất nội địa.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong xu thế hội nhập phải gắn với phân công
hợp tác quốc tế; Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm
năng, lợi thế so sánh của Việt Nam với công nghệ tiên tiến có tính cạnh tranh cao,
gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nước đối với sản phẩm công
nghiệp xuất khẩu và phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc
tế. Các ngành chọn lọc bao gồm: Linh kiện phụ tùng, Công nghiệp hô trợ ngành dệt
may - da giày, Công nghiệp hô trợ cho công nghiệp công nghệ cao; Phát triển công
nghiệp hỗ trợ theo hướng phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế,
đ c biệt là các đối tác chiến lược, các công ty tập đồn đa quốc gia. hát triển cơng
nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung từng nhóm ngành cơng nghiệp để phát huy hiệu
quả cạnh tranh.
Những phân tích trên đây cho thấy: Phát triển cơng nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong
việc phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Có thể nói: Phát triển CNHT đang
thu hút sự quan tâm lớn của Nhà nước Trung ương cũng như chính quyền các địa

phương và Quảng Ngãi không phải là một ngoại lệ.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với Khu kinh tế Dung Quất,
nơi tập trung hàng loạt các dự án công nghiệp n ng, đ c biệt là Nhà máy lọc hóa dầu
đầu tiên của Việt Nam, nhà máy cơng nghiệp nặng, nhà máy luyện cán thép. Bên
cạnh đó với sự hình thành 01 KKT, 04 KCN và 22 CCN- làng nghề, Quảng Ngãi có
nhu cầu lớn về sản phẩm - dịch vụ và các điều kiện khác để phát triển CNHT. Tuy
nhiên, sự phát triển của CNHT của tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Tỷ lệ nội
địa hóa trong các ngành cơng nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi là rất thấp. Hiện nay ở
Quảng Ngãi, một số ngành lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh đều phải nhập nguyên liệu

8


từ nước ngồi. Do vậy, họ ln phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,
không thể chủ động được hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cho đến nay, nhận thức về phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương mặc
dù đã có những thay đổi, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng và phù hợp với vị trí quan
trọng của lĩnh vực công nghiệp này. Quy hoạch phát triển công nghiệp mặc dù được
xây dựng rất công phu, tuy nhiên phần đề cập đến cơng nghiệp hỗ trợ cịn khá mờ
nhạt. Điều này làm cho cơng nghiệp hỗ trợ hình thành một cách tự phát và thiếu sự
tác động tích cực của Nhà nước trung ương cũng như địa phương.
Có thể nói, CNHT có vai trị quan trọng đối với tỉnh Quảng Ngãi nói riêng,
cho khu vực miền Trung - Tây Ngun nói chung, tuy nhiên để thực hiện chính sách
phát triển CNHT phù hợp, cần có bức tranh vừa tổng thể, vừa chi tiết về thực trạng
thực hiện CS phát triển CNHT và các điều kiện thuận lợi - khó khăn trong việc phát
triển CNHT. Để làm được điều này, cần có nghiên cứu một cách hệ thống hơn về cơ
sở lý luận thực hiện CS phát triển CNHT tại địa phương, về nhu cầu sản ph m - dịch
vụ hỗ trợ của các cơ sở công nghiệp trong tỉnh và khu vực, khả năng cung ứng của
các ngành công nghiệp trong tỉnh thông qua một cơ sở dữ liệu về CNHT của tỉnh.
Qua đó có thể đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân hạn chế trong việc tổ chức

thực hiện CS phát triển CNHT, đề xuất đúng phương hướng, giải pháp để thực hiện
có hiệu quả chính sách trong thời gian đến.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan nêu trên, cùng với q trình cơng
tác quản lý nhà nước ngành Cơng nghiệp, mong muốn góp một phần cơng sức của
mình vào việc phát triển CNHT của tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đã chọn đề tài: “Thực
hiện CS phát triển công nghiệp hô trợ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm đối tượng
nghiên cứu với mục tiêu tìm kiếm những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu
quả các CS hỗ trợ, ưu đãi nhằm đưa ngành CNHT tỉnh Quảng Ngãi phát triển theo
hướng bền vững.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

9


- Các cơng trình nghiên cứu về CS, CSC
Cơng trình Tìm hiểu về khoa học chính sách cơng của Viện Khoa học chính trị
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã có những giới thiệu khái qt về khoa
học chính sách; phân tích các biện pháp tiếp cận đối với việc giải quyết “xung đột giá
trị” của q trình hoạch định chính sách trên phương diện lý luận và thực tế; Đồng
thời đưa ra một số khuynh hướng phát triển và hoàn thiện lý luận về khoa học chính
sách - tức là một hệ tri thức có khả năng ứng dụng trực tiếp, phổ biến, làm cơ sở cho
việc ra các quyết định về chính sách [18].
Tác giả Lê Chi Mai trong cơng trình Những vấn đề cơ bản về chính sách và
quy trình chính sách đã có những phân tích bước đầu, giới thiệu những vấn đề lý
luận cơ bản về khoa học chính sách, làm rõ nhận thức về chính sách và các giai đoạn
của quy trình chính sách trong thực tiễn của Việt Nam [9].
Trong tác phẩm Khoa học chính sách phát hành năm 2011 [2], tác giả Vũ Cao
Đàm đã đưa ra những c ặp khái niệm mới, như mục tiêu công bố và mục tiêu ngầm
định của chính sách, tác động dương tính và tác động âm tính của chính sách, tác
động ngoại biên và chuỗi tác động kế tiếp của chính sách, xung đột và bất bình đẳng

xã hội do chính sách, paradigm (khung mẫu) và kiến tạo xã hội của chính sách C ng
với những c p khái niệm này là quy trình/phương pháp phân tích, hoạch định, thực
hiện và đánh giá chính sách được tiếp cận dưới các hướng tiếp cận hiện đại của khoa
học.
Cơng trình Chính sách cơng - Những vấn đề cơ bản của tác giả Nguyễn Hữu
Hải [5] đã cung cấp những kiến thức lý luận chung nhất về chính sách cơng như: q
trình phát triển khoa học chính sách; đặc điểm, vai trị và phân loại chính sách cơng;
cấu trúc nội dung và chu trình chính sách cơng; ngun tắc, căn cứ, các bước và
phương pháp, cơng cụ hoạch định chính sách cơng; u cầu, các hình thức, phương
pháp tổ chức thực hiện chính sách cơng và phân cấp quản lý chính sách cơng;
ngun tắc, tiêu chí, quy trình, nội dung và phương pháp phân tích chính sách cơng;

1
0


nội dung đánh giá chính sách cơng; tổ chức cơng tác phân tích, đánh giá chính sách
cơng. Đ ặc biệt tác giả còn chú trọng đến việc vận dụng những kiến thức cơ bản vào
thực tiễn đánh giá chính sách cơng ở Việt Nam.
Giáo trình Đại cương về chính sách cơng của các tác giả Nguyễn Hữu Hải, Lê
Văn Hịa đã có những khái quát chung nhất về lý luận chính sách cơng như: q trình
phát triển khoa học CS; đặc điểm, vai trị và phân loại chính sách cơng; cấu trúc nội
dung và chu trình chính sách cơng; ngun tắc, căn cứ, các bước và phương pháp,
công cụ hoạch định chính sách cơng; u cầu, các hình thức, phương pháp tổ chức
thực hiện chính sách cơng và phân cấp quản lý chính sách cơng; ngun tắc, tiêu chí,
quy trình, nội dung và phương pháp phân tích chính sách cơng; nội dung đánh giá
chính sách cơng; tổ chức cơng tác phân tích, đánh giá chính sách cơng [4].
Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chính sách cơng của tác giả Đỗ Phú Hải
đã có những khái quát chung nhất về lý luận chính sách cơng như: Khái niện về
chính sách cơng; vai trị, mục đích và quy trình xây dựng chính sách cơng; xác định

vấn đề và giải pháp chính sách cơng; các ngun tắc xây dựng chính sách cơng; các
tiêu chí xây dựng chính sách cơng; những yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định và xây
dựng chính sách cơng [6].
Ngồi ra, cịn có các bài viết cơng bố trên các tạp chí như Mơ hình nghiên
cứu hệ thống chính sách cơng Việt Nam, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội số
08/2016; Quy trình chính sách cơng: Một số vấn đề lý luận, Tạp chí Nhân lực khoa
học xã hội số 09/2016; Khoa học chính sách cơng: Một số vấn đề cơ bản, Tạp chí
Nhân lực khoa học xã hội số 10/2016; Bàn về mơ hình chính sách cơng, Tạp chí
Nhân lực khoa học xã hội số 12/2016 của Võ Khánh Vinh; Văn Tất Thu [14], Đỗ
Phú Hải [6] đã đưa ra các khái niệm, đặc điểm, chu trình chính sách cơng và việc
đánh giá chính sách cơng, tiêu chí của đánh giá chính sách cơng.
- Các cơng trình nghiên cứu về cơng nghiệp hỗ trợ

1
1


Từ hơn mười năm trở lại đây, CNHT là một vấn đề được quan tâm. Bởi vậy,
có một số cơng trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề này. Trong đó, phải kể
đến các cơng trình nghiên cứu: Luận án Tiến sỹ kinh tế của Hà Thị Hương Lan
“Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam”; Luận án Tiến sỹ
kinh tế chính trị của Trương Nam Trung “Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở
Việt Nam”; Luận văn Thạc sỹ của Phạm Văn Kim “Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối
với phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam”; Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thùy
Dương “Chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Nam Á và
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam'"; “Chính sách thúc đẩy phát triển công
nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướng cho Việt Nam ” của TS Lê Xuân
Sang, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; Đề tài “Điều tra, đánh giá thực
trạng công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp phát
triển CNHT giai đoạn 2011-2015 định hướng 2020” của PGS.TS Nguyễn Trường

Sơn, Đại học Đà Nẵng; Bài đăng trên tạp chí Tài Chính “Thực trạng ngành cơng
nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam” của TS Nguyễn Đình Luận - Đại học Cơng nghệ TPHCM.
3. Mục đích và n hiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về công nghiệp hỗ trợ, chính sách
phát triển cơng nghiệp hỗ trợ, luận văn s ẽ nghiên cứu thực trạng việc thực hiện
chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó đề xuất các giải
pháp tổ chức thực hiện chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi
trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách, chính sách cơng, chính sách phát
triển cơng nghiệp hỗ trợ.

1
2


- Nghiên cứu thực trạng và công cụ thực hiện chính sách phát triển cơng
nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi. Đánh giá thành công và hạn chế của việc thực hiện
các chính sách đó.
- Đề xuất một số giải pháp tổ chức thực hiện chính sách phát triển cơng
nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến.
4. Đố i tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học chính sách cơng, đề tài luận văn tập trung nghiên cứu
việc thực hiện chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011-2016.
5. Cơ sở lý luậ n và p hươn g p háp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương, CS của Đảng và Nhà nước về CS phát triển cơng
nghiệp nói chúng, CS phát triển cơng nghiệp hỗ trợ nói riêng, về khoa học CSC,
khoa học quản lý công.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp thu thập thơng tin: Phân tích và tổng hợp, được sử dụng để
thu thập, phân tích và khai thác thơng tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài
nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà
nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các cơng trình nghiên cứu, các báo
cáo, tài liệu thống kê của Cục Thống kê và các sở, ngành của Quảng Ngãi.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp điều tra
thực địa thu thập số liệu thực tế tại các KKT, KCN, CCN.
1
3


- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Là đánh giá tính tồn vẹn, tính thống
nhất, tính khả thi và hiệu quả của CS nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và
thực tế.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số
liệu, tính toán các đ c trưng của đối tượng nghiên cứu nh m phục vụ cho q trình
phân tích, dự đốn và đề ra các quyết định.
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận
với cán bộ quản lý nhà nước ngành Công nghiệp và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo
gỡ những thắc mắc.
6. Ý n ghĩa lý lu ậ n và thực tiễn của luậ n văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả đánh giá làm sáng tỏ, minh chứng cho các lý thuyết liên quan đến

chính sách cơng, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện CS nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu lực, hiệu quả CS được ban hành.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng các
lý thuyết về CSC để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn về CS phát triển Công
nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Quảng Ngãi, từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng của CS trong
những năm tiếp theo.
Luận văn góp phần làm rõ tính chất, vai trị, vị trí của CNHT và về CS phát
triển CNHT, về thực hiện CS cơng nói chung, thực hiện CS phát triển CNHT nói
riêng. Đồng thời qua khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện CS phát
triển CNHT đối với tỉnh Quảng Ngãi, luận văn chỉ ra những bất cập, những việc thực
hiện chưa tốt, những m t còn hạn chế của việc thực hiện CS phát triển CNHT ở địa
phương. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất với các cấp có th m quyền các giải pháp
nh m nâng cao hiệu quả thực hiện CS phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

1
4


Kết quả đạt được của luận văn cịn có ý nghĩa gợi ý, làm tài liệu tham khảo
cho việc xây dựng các Nghị quyết, chủ trương về phát triển công nghiệp hỗ trợ và
thực hiện CS phát triển CNHT của tỉnh Quảng Ngãi.
7. Cơ cấu của lu ậ n văn
Luận văn được chia làm 3 chương, không kể phần mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách phát triển
công. Nghiệp hỗ trợ.
Chương 2: Thực trạng về thực hiện chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát

triển cơng nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN CƠNG HỖ TRỢ
1.1. Một số khái niệm
- Chính sách:
Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống xã hội.
Mỗi khi có vấn đề gì nổi cộm trong xã hội, công chúng trông chờ vào những phản
ứng của chính quyền. Những phản ứng đó khi định hình và thể hiện một cách chính
thức được gọi dưới cái tên “Chính sách”. CS là một cơng cụ quan trọng của quản lý
“Mọi tổ chức, mọi cấp quản lý đều phải sử dụng các công cụ quản lý như chiến lược,
kế hoạch, CS và quyết định quản lý để tác động lên đối tượng quản lý theo một cách
thức nào đó nh m đạt tới mục tiêu mong muốn” [5, tr.6].
Mặc dù CS của nhà nước là vấn đề nghiên cứu từ rất lâu, nhưng chỉ trở thành
vấn đề được xem xét có tính hệ thống từ vài thập kỷ gần đây. Sự phát triển của nó
gắn với một số sự kiện lớn trên thế giới, đánh dấu sự thay đổi từ khi kết thúc thế

1
5


chiến thứ hai. Khái niệm khoa học chính sách được Lasswell đề cập lần đầu tiên từ
năm 1951. Đến nay, khoa học chính sách đã có những phát triển mạnh m , trở thành
một trong những nội dung trọng tâm của khoa học xã hội.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề CS, mỗi cách tiếp cận liên quan
trực tiếp tới tính đ c thù của từng lĩnh vực, như: chính trị, kinh tế, xã hội,. Mỗi cách
tiếp cận giúp người chu n bị quyết định CS một hướng tư duy. Từ thực tế CS của các
ngành, các địa phương và các quốc gia, cũng như qua những cuộc thảo luận trên các
diễn đàn nghiên cứu CS, dưới đây là một số định nghĩa khác nhau về CS:

- “Chính sách là một q trình hành động có mục đích mà một cá nhân ho ặc
một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề” (James
Anderson) [9, tr.4].
- Theo Từ điển tiếng Việt “Chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch
cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế mà đề ra CS . .. ” [16, tr.157].
- Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa CS với pháp luật, tác giả Đinh
Dũng Sỹ cho rằng: “Chính sách được hiểu là những tư tưởng, những định hướng,
những mong muốn cần hướng tới, cần đạt được. Còn chiến lược hay kế hoạch, thậm
chí pháp luật chẳng qua chỉ là hình thức, là phương tiện để chuyển tải, để thể hiện
chính sách” [20].
Tóm lại, Chính sách được hiểu là tập hợp các biện pháp do các nhà lãnh
đạo/nhà quản lý đề ra để giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội, là khung thể
chế cho các hoạt động trong thực tiễn.
-

Chính sách cơng
Cụm từ “CS” khi gắn với vai trị, chức năng của “khu vực công” được gọi là

CSC. Đây không chỉ đơn giản là sự ghép từ thuần túy, mà đã có sự thay đổi cơ bản
về nghĩa, bởi nó có sự khác biệt về chủ thể ban hành CS, về mục đích tác động của
CS và vấn đề mà CS hướng tới giải quyết.

1
6


Chính sách cơng là CS của nhà nước, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự
ra đời, tồn tại, phát triển của nhà nước. CSC có vai trị quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước. Đến nay, đã có nhiều định nghĩa về CSC, Thomas

R.Dye cho rằng CSC là “bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm ho ặc không làm”
[8, tr.47].
William Jenkins đưa ra định nghĩa: “CSC là một tập hợp các quyết định có
liên quan với nhau được ban hành bởi một ho c một nhóm nhà hoạt động chính trị c
ng hướng đến lựa chọn mục tiêu và các phương thức để đạt được mục tiêu trong một
tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền” [8, tr.48-49]. Theo tác giả, CSC là
một q trình chứ khơng chỉ đơn giản là một sự lựa chọn; đồng thời, định nghĩa này
cũng cho thấy một cách rõ ràng CSC là “một tập hợp các quyết định có liên quan với
nhau” và quá trình CS là hành vi định hướng mục tiêu của nhà nước.
Guy Peter cho rằng: “CSC là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân” [9, tr.5]. Định nghĩa
này khẳng định chủ thể ban hành và thực hiện CSC là nhà nước, đồng thời nhấn
mạnh một khía cạnh quan trọng của CSC, đó là tác động của CSC đến đời sống của
mọi người dân hay cộng đồng xã hội, thay vì tác động lên một cá nhân hoặc một tổ
chức cụ thể.
CSC theo Nguyễn Duy Gia “là một tập hợp các quyết định hành động của
Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội
theo mục tiêu xác định. CSC do Nhà nước đề ra và tổ chức thực hiện nên CSC phản
ánh bản chất của Nhà nước đó” [6, tr. 7].
Theo tác giả Lê Chi Mai: “CSC là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết
định hoạt động của nhà nước nh m giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời
sống KTXH theo mục tiêu xác định” [15, tr.38]. Đồng thời tác giả cũng nhấn những
đặc trưng cơ bản của CSC như sau: Thứ nhất, chủ thể ban hành CSC là Nhà nước;
Thứ hai, các quyết định trong CSC này là những quyết định hành động, có nghĩa là

1
7


chúng bao gồm cả những hành vi thực tiễn; Thứ ba, CSC được ban hành nh m giải

quyết những vấn đề đ t ra trong đời sống KTXH theo những mục tiêu xác định; Thứ
tư, CSC gồm nhiều quyết định có liên quan đến nhau.
Như vậy có rất nhiều định nghĩa về “CSC” tùy theo những góc độ tiếp cận
khác nhau. Tựu chung lại, có thể hiểu “CSC là tập hợp các quyết định của
Nhà nước để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống của cộng đồng, người dân
nhằm hướng tới mục tiêu phát triển KTXH”.
CSC thường có thể được phân biệt dựa theo các tiêu chí khác nhau. Theo chủ
thể ban hành: CS do Trung ương ban hành và CS do địa phương ban hành. Theo lĩnh
vực: có CS kinh tế, CS xã hội, CS đối nội, CS đối ngoại... Theo thời gian tồn tại của
CS gồm có CS dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Đối với CS phát triển công nghiệp hỗ
trợ tỉnh Quảng Ngãi mà Luận văn này chọn làm chủ đề nghiên cứu thì chủ thể CS là
cơ quan Trung ương ban hành, còn lĩnh vực đây là CS kinh tế, bao gồm các CS dài
hạn, trung hạn và ngắn hạn.
- Tổ chức thực hiện CS công: là yêu cầu tất yếu khách quan để duy trì sự tồn
tại của CS với tư cách là công cụ vĩ mô theo yêu cầu quản lý của nhà nước và cũng là
để đạt mục tiêu mà CS theo đuổi.
Như vậy, Tổ chức thực hiện CS cơng là tồn bộ q trình hoạt động của các
chủ thể theo các cách thức khác nhau nh m hiện thực hóa nội dung CS cơng một cách
hiệu quả [8, tr.126-127]
-

CSphát triển công nghiệp hô trợ
+ Khái niệm công nghiệp hỗ trợ:
Công nghiệp hỗ trợ bắt đầu được quan tâm và nghiên cứu kể từ những năm 80

của thế kỷ trước, sau sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản. Các khái niệm,
đ c điểm, vai trò c ng như các vấn đề liên quan của công nghiệp hỗ trợ đã được khá
nhiều các nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm và phát triển. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu lại nhìn nhận cơng nghiệp hỗ trợ dưới những quan điểm riêng, t y theo đ


1
8


c điểm phát triển của mỗi nền kinh tế. Ở Việt Nam, khái niệm và các vấn đề về công
nghiệp hỗ trợ chỉ mới được đề cập từ đầu những năm 2000 trở lại đây, c ng với sự gia
tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo. Cùng với sự thiếu hụt về
hệ thống lý luận và nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ, hệ thống CS riêng biệt cho
ngành này cũng chưa hoàn thiện, dẫn đến những hạn chế nhất định trong sự phát
triển của khu vực này.
Nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định CS sử dụng thuật ngữ “công nghiệp hỗ
trợ”, “công nghiệp phụ trợ”.... Trên thực tế, thuật ngữ này trở nên thông dụng ở Nhật
Bản vào khoảng giữa những năm 1980 khi được Chính phủ Nhật Bản sử dụng trong
các văn bản tài liệu của mình và sau đó được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Á.
Khái niệm CNHT ra đời và được chính phủ Nhật Bản chính thức sử dụng vào
khoảng thời gian này, bởi sự phát triển mang tính lịch sử của nền kinh tế những năm
đó. Sự tăng giá của đồng tiền Nhật Bản đã làm cho các doanh nghiệp Nhật giảm xuất
khẩu các sản phẩm cuối cùng và chuyển các cơ sở sản xuất sang các nước có chi phí
nhân cơng rẻ hơn. Tuy nhiên các nhà lắp ráp Nhật Bản ở nước ngoài vẫn phải nhập
khẩu linh phụ kiện từ các DN Nhật Bản vì các doanh nghiệp tại nước sở tại khơng
thể đáp ứng. Thuật ngữ CNHT lúc đó được dùng để chỉ sự thiếu hụt các ngành công
nghiệp như vậy ở các nước này. Sau đó, thuật ngữ này đã được phổ biến đến các
nước châu Á khác cùng với các chương trình hỗ trợ của Nhật Bản như New Aid Plan
năm 1987, chương trình phát triển CNHT châu Á năm 1993.
Ở Nhật Bản, CNHT được hiểu là “một nhóm các hoạt động công nghiệp cung
ứng các đầu vào trung gian (không phải nguyên vật liệu thô và các sản ph m hồn
chỉnh) cho các ngành cơng nghiệp hạ nguồn”.
Nói cách khác, CNHT n m ở phần giữa của quá trình sản xuất, từ thượng
nguồn xuống đến hạ nguồn. Đ ặc biệt là, CNHT nên dựa vào một số công đoạn sản
xuất nhất định, phục vụ một số ngành công nghiệp nhất định tương đối tương đồng

nhau (hình 1.1). Việc tương đồng này làm cho chi phí sản xuất giảm, tăng dung

1
9


lượng thị trường, gia tăng nguồn khách hàng và giúp CNHT phát triển nhanh hơn.
Nhật Bản, Đài Loan đều xác định CNHT theo cách này, b ằng cách dựa trên các công
đoạn sản xuất như dập, đúc, rèn, hàn, gia cơng cơ khí, khn mẫu . . . và bao gồm
các sản phẩm chủ yếu liên quan đến 3 lĩnh vực chính: các linh kiện kim loại, các linh
kiện nhựa và cao su, các linh kiện điện-điện tử.

Hình 1.1 Khái niệm công nghiệp hô trợ của Nhật Bản Bộ Năng lượng
Mỹ định nghĩa CNHT bao gồm những ngành cung cấp các quy trình cần thiết để sản
xuất và hình thành sản phẩm trước khi chúng được đưa đến các ngành cơng nghiệp
cuối cùng. Chương trình phát triển ngành CNHT hiện nay ở Mỹ bao gồm 07 ngành:
các thiết bị làm nóng cơng nghiệp; xử lý nhiệt; rèn; hàn; luyện kim bột và các vật
liệu dạng hạt; sứ cao cấp; các sản phẩm các-bon.
Hàn Quốc không sử dụng cụm từ công nghiệp hỗ trợ mà gọi lĩnh vực này là “
Vật liệu và linh kiện công nghiệp”. Các nước châu Âu cũng không sử dụng cụm từ
công nghiệp hỗ trợ mà thường gọi là “các ngành cung ứng” (Supplier Industries), chỉ
việc cung cấp sản phẩm từ các doanh nghiệp bên ngoài. Các khái niệm liên quan đến

2
0


nội dung này còn được phản ánh ở các thuật ngữ khác, như: thầu phụ, thuê ngoài,
nhà cung ứng.
Như vậy, có thể thấy rằng cơng nghiệp hỗ trợ là một khái niệm rộng, có tính

chất tương đối. Dù có rất nhiều cách định nghĩa, các khái niệm CNHT đều có các
điểm chung như sau:
Thứ nhất, đó là việc cung ứng các linh phụ kiện cho mục đích sản xuất sản
phẩm cuối cùng; thứ hai, các ngành CNHT bao gồm các công đoạn chủ yếu để sản
xuất các linh kiện kim loại, nhựa và cao su, điện và điện tử, nhằm phục vụ một số
ngành công nghiệp chế tạo như xe máy, ơ tơ, điện tử, chế tạo máy móc; thứ ba, việc
cung ứng này chủ yếu được đáp ứng bởi hệ thống DNNVV có trình độ cơng nghệ
cao, tạo ra những sản ph ẩm có độ chính xác lớn, thực hiện các cam kết hợp đồng với
khách hàng một cách chuẩn mực; thứ tư, khách hàng cuối cùng của các ngành CNHT
là nhà lắp ráp, do vậy, thị trường của CNHT không rộng như sản xuất sản phẩm cho
người tiêu dùng cuối cùng. Thị trường hàng hoá của họ thu hẹp hơn, có những nhóm
sản phẩm nằm ở phần thị trường rất hẹp và chỉ dành cho một số khách hàng nhất
định. Đây chính là khó khăn lớn nhất của phát triển CNHT.
Ở Việt nam, cụm từ “công nghiệp phụ trợ” bắt đầu được nhắc tới một cách
tương đối rộng rãi từ năm 2003. Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đã được
chính thức hố để chỉ vấn đề này, lần đầu ở Việt Nam từ năm 2007, trong “Quy
hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2010, tầm nhìn
đến 2020” do Bộ Công Thương soạn thảo và Thủ tướng phê duyệt. Trong đó, CNHT
được định nghĩa: CNHT là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và cơng nghệ sản
xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ
tùng... cho khâu lắp ráp cuối cùng. Trong bản quy hoạch này, CNHT được phân chia
thành hai thành phần chính, phần cứng liên quan đến sản xuất và phần mềm là hệ
thống dịch

2
1


vụ cơng nghiệp và marketing. Năm nhóm ngành đã được Chính phủ chỉ định ưu tiên
phát triển CNHT và được hoạch định kế hoạch phát triển cụ thể, đó là: điện tử, cơ

khí chế tạo, ơ tơ, dệt may, da giày. Hình 1.2 mơ tả khái niệm CNHT của Việt Nam.
Các nhà lăp ráp có
0 tơ, cơ khi chẻ tạo, dệt may, gia dày, dò diện tư

nhu câu về linh phụ kiện
tương tự
nhau

Hình 1.2 Khái niệm CNHT của Việt Nam Như vậy, có thể thấy
khái niệm của Việt Nam có nét khác biệt so với các khái niệm ở các quốc gia khác:

Nguyên vật liệu, phụ tùng linh kiện

Phần cứng liên
quan đến sàn
xuất

Phần mềm là
hệ thõng dịch
vụ công nghiệp
và marketing

2
2

Công nghiệp hỗ trợ


(i) CNHT được xác định rộng hơn, từ khâu sản xuất nguyên vật liệu đến cả
các dịch vụ công nghiệp. Có thể thấy khái niệm này làm cho các ngành CNHT mở

rộng ra rất nhiều, không chỉ bao gồm một số lĩnh vực công nghiệp, không chỉ tập
trung các DNNVV mà cả các doanh nghiệp lớn. Nhìn chung, các doanh nghiệp sản
xuất CNHT hầu hết có quy mơ nhỏ và vừa, địi hỏi trình độ cơng nghệ và quản lý
cao, điều kiện hợp đồng chặt chẽ và tương đối phụ thuộc lẫn nhau. Điều này cho
phép xác định một phạm vi hỗ trợ rộng rãi đếncác doanh nghiệp có mối liên hệ mật
thiết trong việc tạo dựng một thị trường liên kết của các doanh nghiệp.
(ii) Các ngành CNHT ở đây được xác định trên cơ sở các ngành công nghiệp
hạ nguồn (ngành lắp ráp như ơ tơ, cơ khí, dệt may, da giày, điện tử) chứ không xác
định trên đ ặc thù sản phẩm của ngành sản xuất phụ trợ (cơ khí chế tạo, nhựa, điện tử
. . . ).
(iii) Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào ngành cơng nghiệp hỗ trợ s ẽ
rất lớn và có thể bao gồm phần lớn hoạt động công nghiệp của một địa phương.
(iv) Các doanh nghiệp hỗ trợ theo định nghĩa này khơng có sự phân biệt về
hình thức sở hữu, doanh nghiệp trong nước hay nước ngồi. Có thể sự xuất hiện của
một số các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước s là
động lực để hoàn thiện ngành này.
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015
của Chính phủ về Phát triển CNHT, các khái niệm liên quan đến CNHT được giải
thích như sau:
- CNHT là các ngành cơng nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và
phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
- Dự án sản xuất CNHT là dự án đầu tư tại Việt Nam để sản xuất sản phẩm
CNHT.
- Hoạt động phát triển CNHT bao gồm: hoạt động trợ giúp của cơ quan quản
lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân về CNHT, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và

2
3



phát triển, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất sản ph m CNHT, hợp tác quốc tế,
phát triển thị trường; đầu tư dự án sản xuất sản phẩm CNHT; cung ứng dịch vụ phục
vụ CNHT.
- Chương trình phát triển CNHT là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt
động xúc tiến, trợ giúp phát triển CNHT nh m mục tiêu phát triển sản xuất các sản
phẩm CNHT.
+ CS phát triển cơng nghiệp hỗ trợ là tồn bộ những CS hỗ trợ, CS ưu đãi
nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bao gồm: CS về ưu đãi cho công tác Nghiên cứu
và phát triển CNHT, Ứng dụng và chuyển giao công nghệ; CS về Phát triển nguồn
nhân lực; Hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ; về Hỗ trợ phát triển thị trường.
1.2. Vai trò, ý n ghĩa và tầm quan trọn g của tổ c hức đố i vớ th ực hiện chính
sách cơng
1.2.1. Vai trị của thực hiện chính sách cơng
Tổ chức thực hiện CSC là một khâu hợp thành chu trình CS, nếu thiếu vắng
cơng đoạn này thì chu trình CS khơng thể tồn tại. Tổ chức thực hiện CS công là trung
tâm kết nối các bước trong chu trình CSC thành một hệ thống, nhất là với hoạch định
CS. So với các khâu khác trong chu trình CS, tổ chức thực hiện CS có vị trí vai trị đ
ặc biệt quan trọng, vì đây là bước thực hiện hóa CS trong đời sống xã hội.
Tổ chức thực hiện một CSC tốt không những mang lại lợi ích to lớn cho đối
tượng thụ hưởng, mà cịn góp phần làm tăng uy tín của nhà nước trong q trình
quản lý xã hội. Một CSC có tốt đến đâu cũng trở thành vơ nghĩa nếu nó khơng được
đưa vào thực hiện. Những phân tích trên đây giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng của thực hiện CSC, từ đó chủ động tích cực tham gia vào tổ chức
thực hiện CSC một cách hiệu quả.
1.2.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của thực hiện chính sách công
Thứ nhất, thực hiện CSC nhằm biến ý đồ CS thành hiện thực. Trong

2
4



quản lý xã hội, công cụ được nhà nước dùng để chuyển tải thái độ ứng xử của mình
đến các đối tượng quản lý là CS. Tùy theo yêu cầu quản lý phát triển nền kinh tế ở
từng thời kỳ, nhà nước chủ động ban hành các CSC để thể hiện ý chí trong quan hệ
với các thành phần kinh tế theo định hướng. Như vậy có thể nói, thực hiện CSC là
giai đoạn biến thái độ ứng xử của nhà nước hay ý đồ CS thành hiện thực.
Thứ hai, thực hiện CS nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu CS và mục
tiêu chung: Tổ chức thực hiện CSC để giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ biện
chứng với mục tiêu cơ bản nhất để thúc đ ẩy quá trình vận động của cả hệ thống đến
mục tiêu chung. Mục tiêu CSC chỉ có thể đạt được thông qua thực hiện CS, đồng
thời giữa các mục tiêu CSC có quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng rất lớn đến nhau và đến
mục tiêu chung.
Thứ ba, thực hiện CS nhằm thể hiện tính đúng đắn của CS: CSC đúng đắn là
CS đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một CS tốt. Tuy nhiên, một CSC sau khi hoạch
định được coi là tốt thì giá trị của nó cũng chỉ dừng lại ở phương diện nguyện vọng,
mong muốn mà thơi. Tính chuẩn mực của CSC ở giai đoạn này c ng chỉ là sự thừa
nhận của chủ thể ban hành CSC. Một khi CSC được triển khai thực hiện rộng rãi
trong đời sống xã hội, thì tính đúng đắn của nó được kh ng định ở mức cao hơn, tức
là được cả xã hội thừa nhận, nhất là các đối tượng thụ hưởng CS.
Thứ tư, thực hiện CS nhằm giúp cho CS ngày càng hoàn chỉnh: CSC thường
được hoạch định bởi một tập thể, nên không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của ý chí
chủ quan. Do ảnh hưởng của ý chí chủ quan và sự vận động, phát triển của môi
trường nên giữa CSC và thực tế xã hội trong giai đoạn thực hiện chắc chắn có
khoảng cách cần được lấp đầy b ng những điều chỉnh CS hay các biện pháp tổ chức
thực hiện CS. Những điều chỉnh bổ sung CS trong quá trình thực hiện CS là hoạt
động hồn chỉnh những CS đang có và góp phần đúc rút kinh nghiệm cho hoạch định
CS kỳ sau.
1.3. C ác bước th ực h iện chính sách

2

5


×