Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ ĐẠI HÀNH
(Thích Minh Thịnh)

HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI
CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ ĐẠI HÀNH
(Thích Minh Thịnh)

HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI
CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY
Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHÂM

HÀ NỘI – 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Lê Đại Hành (Thích Minh Thịnh), người thực hiện luận văn này.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tơi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn và
nguồn gốc văn bia cùng các bản dịch văn bia được tơi chú thích rõ ràng và
trung thực.
Tác giả luận văn

Lê Đại Hành


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học
viên tại Khoa Tơn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học xã
hội, nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và
nghiên cứu tại đây.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những người

phụ trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm, người
đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho tơi nhiều kiến thức, kinh nghiệm có giá trị,
giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bẹn bè, đồng nghiệp, những
người đã gắn bó và giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng như trong quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tơi xin được cảm ơn gia đình tôi và những người thân đã tạo
điều kiện để tôi yên tâm học tập trong suốt thời gian qua.
Xin cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018
Học viên

Lê Đại Hành


iii

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT

1
10

ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO
1.1. Cơ sở lý thuyết


10

1.2. Khái quát chung về Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến

29

Tre hiện nay
Tiểu kết chương 1
Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI

34
35

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN
2012 - 2017
2.1. Thực trạng hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo

35

Việt Nam ở tỉnh Bến Tre
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động an sinh xã hội của

45

Phật giáo Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay
2.3. Nhận xét, đánh giá chung
Tiểu kết chương 2
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG

49

54
55

CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH BẾN TRE
HIỆN NAY
3.1. Định hướng hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo

55

Việt Nam tỉnh Bến Tre trong thời gian tới
3.2. Khuyến nghị và giải pháp

56

KẾT LUẬN

69

PHỤ LỤC

75


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASXH


:

An sinh xã hội

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

TCXH

:

Trợ cấp xã hội

XĐGN :

Xóa đói giảm nghèo

GHPGVN:

Giáo hội Phật giáo Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo từ khi ra đời đã xây dựng được cho mình một hệ thống giáo

lý đạo đức khá hoàn chỉnh, với tinh thần ln đề cao lịng từ bi, nhân ái. Từ
khi truyền vào Việt Nam, tinh thần cứu khổ, cứu nạn của giáo lý Phật giáo
luôn được phát huy rộng rãi, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng giúp cho Phật giáo gắn chặt
và đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam qua những chặng đường lịch sử.
Ngày nay, nhân loại đang phải đối mặt với các mối đe dọa có xu hướng
ngày càng gia tăng như: chiến tranh, ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,
nghèo đói, bệnh dịch, tội phạm, tệ nạn xã hội… Việt Nam cũng không là một
ngoại lệ. Để giải quyết các vấn đề này, các nhà nước cần phải có sự chung tay
của cả cộng đồng và nhân loại.
Xuyên suốt lịch sử tồn tại và phát triển, các giá trị của Phật giáo luôn là
phương tiện hữu hiệu để các cá nhân và cộng đồng có thể đối mặt với bất an,
bất định của cuộc đời họ.
Ngay từ buổi đầu hình thành Phật giáo đã thể hiện tinh thần cứu khổ
cứu nạn cho chúng sanh trong giáo lý của đức Phật; tinh thần Lục độ (bố thí,
trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ) là con đường dẫn đến sự giác
ngộ, mà điều đầu tiên phải thực hiện được là thực hành bố thí.
Tất cả những lời Đức Phật dạy đều hướng tới mục đích tối hậu là giải
thốt khổ đau và đạt chân hạnh phúc; như Đức Phật khẳng định: “ví như nước
biển chỉ có một vị là vị mặn, cũng vậy, Pháp và Luật của ta chỉ có một vị là vị
giải thốt” [5].
Vì vậy, các hình thức hoằng pháp của Phật giáo khơng những làm cho
nhiều cuộc đời được giải thốt hay bớt đau khổ; mà cịn góp phần làm cho các
nhà nước, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Trong đó, nổi bật là các vấn đề về an


2

sinh xã hội, công bằng xã hội, nhất là, công tác từ thiện xã hội - điều mà Đức
Phật luôn đề cao và chú trọng.

Ở Việt Nam, truyền thừa tinh thần ấy, trong quá trình hoằng pháp,
GHPGVN và Ban trị sự các tỉnh thành (trong đó có Bến Tre) cũng luôn đề
cao công tác từ thiện, an sinh xã hội.
Trải qua các kỳ Đại hội, báo cáo về công tác từ thiện xã hội tại các tỉnh
thành luôn tăng trưởng vượt bậc. Điển hình tại Bến Tre, qua báo cáo tại Đại
Hội VI (2017 - 2022) công tác từ thiện xã hội lên đến 163 tỷ đồng, với nhiều
chương trình thực tiễn, gắn liền với chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống
của bà con [35]. Đặc biệt là các chương trình xây cầu nơng thơn, nhà tình
thương, giúp đỡ trẻ em, người già có hồn cảnh khó khăn được Ban từ thiện
Phật giáo hết sức chú trọng. Nguồn của các hoạt động an sinh xã hội này được
tạo dựng thông qua: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội (còn gọi là cứu tế xã hội),
các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, các quỹ dự
phịng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp...
Hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến
Tre đã góp phần quan trọng để xây dựng một xã hội hài hịa, văn minh với
việc gia tăng sự đồn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng trước các khó khăn,
rủi ro trong cuộc sống của mọi người.
Do vậy, hoạt động an sinh xã hội có tác dụng thúc đẩy sự đồng thuận,
gắn kết xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống những hoạt động an sinh xã hội của Phật
giáo Bến Tre, thơng qua các chính sách chăm sóc sức khỏe, từ thiện và các dịch
vụ xã hội đã góp phần nâng chất lượng sống cho người dân trong khu vực.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác an sinh xã hội
của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bến Tre cịn tồn tại khơng ít những khó khăn,
vướng mắc cần được giải quyết như: các chương trình hỗ trợ đời sống cơng
nhân ở các khu cơng nghiệp, người nghèo nhập cư, các gia đình sống trong


3

khu vực bị ô nhiễm nặng nề, khu vực bị giải tỏa, những hộ nơng dân nghèo

khó tiếp cận các chính sách xã hội về sức khỏe, giáo dục, y tế…
Do vậy, rất cần thiết phải đi sâu nghiên cứu để làm rõ thực trạng hoạt
động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre hiện nay;
trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, khuyến nghị thích hợp nhằm nâng cao hiệu
quả của an sinh xã hội góp phần xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam
theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Với những lý do nêu trên, đề tài: “Hoạt động an sinh xã hội của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre hiện nay” sẽ là những đóng góp thiết
thực có ý nghĩa vào vấn đề nghiên cứu cần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực
tiễn để xây dựng và hồn thiện chiến lược, chính sách an sinh xã hội của Phật
giáo tại Bến Tre trong điều kiện phát triển hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
an sinh xã hội (ASXH), đáng quan tâm là những cơng trình sau:
- Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam” của Đinh Cơng Tuấn [4] đã phân tích tổng quan về hệ thống ASXH của
châu Âu cũng như làm rõ nhu cầu, thách thức trong việc cải cách hệ thống an
sinh xã hội của châu Âu, đồng thời, chỉ ra những thành công, hạn chế, những
kinh nghiệm trong đảm bảo ASXH thơng qua: Hệ thống ASXH theo mơ hình
“thị trường xã hội” của Đức; hệ thống an sinh xã hội theo mơ hình “xã hội
dân chủ” của Thụy Điển; hệ thống an sinh xã hội theo mơ hình “thị trường tự
do” của Anh. Từ đó, cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho xây dựng và thực
hiện chính sách ASXH phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.
- “Chính sách an sinh xã hội và vai trị của nhà nước trong việc thực hiện
chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Chiểu [26] đã đề cập
đến một số vấn đề lý luận cơ bản chính sách an sinh xã hội và kinh nghiệm một


4


số nước, thực trạng thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam trong gần 30 năm
thực hiện đường lối đổi mới, vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính
sách ASXH ở Việt Nam hiện nay, phương hướng và những giải pháp chủ yếu
nâng cao vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt
Nam.
- “Xây dựng và hồn thiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của
Mai Ngọc Cường [15] đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của chính sách
ASXH trong nền kinh tế thị trường; thực trạng hệ thống chính sách ASXH ở
Việt Nam hiện nay; phương hướng, giải pháp xây dựng và hồn thiện hệ
thống chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2015. Cuốn sách đã chỉ rõ tác
động mặt trái của kinh tế thị trường: tình trạng phân hóa giàu nghèo, sự bất
bình đẳng trong thu nhập, nguy cơ thất nghiệp và bệnh tật, đói nghèo. Đồng
thời cũng nhấn mạnh vai trò của Đảng, Nhà nước trong việc ban hành và tổ
chức thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội
nói chung, ASXH nói riêng.
- “An sinh xã hội ở nước ta ở Việt Nam hướng tới năm 2020” của Vũ
Văn Phúc [42] đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm thế
giới về ASXH: quan điểm và cách tiếp cận về an sinh xã hội, xây dựng và
thực hiện hệ thống về ASXH ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng XHCN; những vấn đề thực tiễn về an sinh xã hội ở nước ta: xây dựng
và hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế,
ASXH cho cư dân vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng dân tộc
và miền núi, đào tạo nghề. Cuốn sách đã phác họa bức tranh tổng thể về cơ sở
lý luận và những vấn đề thực tiễn về ASXH ở nước ta. Tuy nhiên, các chuyên
đề, bài viết của chuyên gia chưa được tổng quan hóa nên tính logic của các
nội dung vẫn cịn bất cập.


5


- “Chính sách an sinh xã hội - thực trạng và giải pháp” của Lê Quốc Lý
[13] đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại trong thực thi chính
sách ASXH; những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở Việt nam gần đây
thơng qua việc đánh giá nhóm cán bộ thực thi và đối tượng thụ hưởng chính sách;
trên cơ sở mục tiêu, quan điểm thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm
2020. Cuốn sách đã nêu lên 5 nhóm giải pháp khắc phục những trở ngại trong
thực thi chính sách ASXH ở nước ta (thiết kế và thực thi chính sách ASXH, xây
dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, hồn thiện bộ máy thực thi chính sách
ASXH, nâng cao nhận thức của đối tượng thụ hưởng về chính ASXH).
- Các bài nghiên cứu trên các tạp chí liên quan đến lĩnh vực an sinh xã
hội có thể kể đến là: “An sinh xã hội ở nước ta - một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” của Vũ Văn Phúc [43]; “Hệ thống an sinh xã hội cho người nông dân
Việt Nam” của Nguyễn Danh Sơn [17]; "Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu
đãi người có cơng, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển bền vững" của tác
giả Nguyễn Thị Kim Ngân [24]. Các bài viết nói trên đã đề cập đến những
vấn đề lý luận chung vấn đề thực tiễn về ASXH ở nước ta, xây dựng và hoàn
thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam trên quan điểm các nghị quyết chuyên đề
của Đảng về ASXH.
Ngồi các ấn phẩm sách, tạp chí, các kỷ yếu của các cuộc hội thảo sau đây
cũng phần nào làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến lĩnh vực ASXH: “Phát
huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa cơng tác xã hội, từ thiện” [12]; “An
sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Ban Tuyên giáo
Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội đồng
khoa học các cơ quan Đảng Trung ương [1]... Qua các hội thảo này, cũng đã có
nhiều phát hiện và tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện chính sách ASXH
cũng như vai trị của nhà nước, Giáo hội Phật giáo trong thực hiện chính sách
ASXH, thực trạng và giải pháp thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam.


6


Kết quả của các cơng trình nghiên cứu kể trên sẽ là những cứ liệu quan
trọng để tác giả kế thừa, phát triển trong đề tài nghiên cứu của bản luận văn này.


7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Phân tích thực trạng hoạt động an sinh xã hội của Phật giáo tỉnh Bến
Tre hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất phương thức thực hiện an sinh xã hội phù
hợp với chức năng của Phật giáo trong điều kiện hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Đề xuất cơ sở lý luận, thực tiễn: phân tích các Kinh Tạng nói về an
sinh xã hội.
+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động an sinh xã hội của Phật
Giáo trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay.
+ Phân tích những yếu tố tác động đến hoạt động an sinh xã hội của
Phật Giáo trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đồng thời đưa ra những nhận xét và kiến
nghị giải pháp phù hợp với xã hội hiện nay.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở lý luận về hoạt động an sinh xã hội trong Phật giáo, từ đó
bàn đến thực tế hoạt động an sinh xã hội qua trường hợp cụ thể tại Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre để thấy được các khía cạnh đa dạng của
hoạt động này cùng những vấn đề đặt ra, những yếu tố tác động và những
giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của cơng tác này. Vấn đề nghiên cứu
này có đóng góp thiết thực cho chun ngành Tơn giáo học và cả các ngành
khoa học khác như văn hóa học, xã hội học.
- Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài này là tài liệu tham khảo có giá trị cho
công tác nghiên cứu về an sinh xã hội của Phật giáo và đóng góp nhất định
cho hoạt động an sinh xã hội của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre
ngày càng trở nên hiệu quả hơn.


8

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những hoạt động an sinh xã hội của Giáo Hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ khảo sát các hoạt động an sinh xã
hội của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre trong giai đoạn từ 2012 2017 đến nay.
6. Lý thuyết và Phƣơng Pháp nghiên cứu
- Lý thuyết nghiên cứu: Luận văn vận dụng lý thuyết chức năng để
nghiên cứu.
Lý thuyết chức năng được ra đời khoảng cuối thế kỷ XIX, gắn liền với
tên tuổi nhà xã hội học danh tiếng người Pháp như E.Durkheim (1858 1917), lý thuyết này muốn kiểm chứng giá trị của bất kỳ một hành vi mang
tính ý thức bằng giá trị của nó cống hiến cho con người và xã hội.
E.Durkheim là nhà khoa học đầu tiên coi tôn giáo là một sự kiện xã hội,
cơ sở tình cảm tơn giáo bắt nguồn từ kinh nghiệm xã hội và những mạng lưới
quan hệ xã hội. Mỗi một tôn giáo gắn với một kiểu quan hệ xã hội nhất định.
Bản thân tôn giáo với các yếu tố như nghi lễ, cộng đồng và vật thiêng mang
tính xã hội, tạo ra sự cố kết xã hội mạnh mẽ.
Các nhà chức năng luận như: Radcliffe Brown, Kingsley Davis, Milton
Yinger đã tiếp tục vận dụng quan điểm này vào việc nghiên cứu tôn giáo. Các
ông chủ trương tìm hiểu chức năng quan trọng hơn việc tìm hiểu nguồn gốc
tơn giáo và niềm tin tơn giáo. Vì chỉ có thể hiểu được niềm tin tơn giáo thơng
qua hành vi tơn giáo và chức năng tơn giáo. Ngồi chức năng cố kết xã hội,
các nhà chức năng luận cịn cho rằng tơn giáo đem lại cho con người một sự

đền bù về mặt tâm lý nhờ niềm tin vào sự thưởng phạt của lực lượng siêu
nhiên. Nghi lễ tơn giáo thực hiện chức năng duy trì niềm tin vào thế giới hư


9

cấu ấy. Thậm chí vào những thời điểm khủng hoảng trong cuộc sống, tơn giáo
cịn giúp con người lấy lại cân bằng [28,tr.20-23].
Các tác giả của thuyết chức năng đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ
của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà từng bộ phận có chức năng
nhất định, góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một
cấu trúc tương đối ổn định, bền vững.
Vận dụng quan điểm lý thuyết này vào nghiên cứu sự tồn tại của Phật
giáo trong xã hội chứng tỏ nó có vai trị và chức năng nhất định. Vì Phật giáo
góp phần duy trì sự thống nhất đạo đức trong xã hội, tạo ra sự gắn kết xã hội
giữa cá nhân dựa trên nền tảng niềm tin và thực hành niềm tin vào Tam tạng
Thánh điển Phật giáo, củng cố niềm tin và tăng cường gắn bó, quyết tâm của
các cá nhân trong xã hội.
Trong các hoạt động của Phật giáo như: hoằng pháp, từ thiện... mỗi một
hoạt động an sinh xã hội đều có vai trị quan trọng để góp phần vào việc duy
trì những giá trị tinh hoa của Phật giáo và đưa Phật giáo trở nên thiết thực với
sự phát triển của xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn áp dụng phương pháp liên ngành,
khảo sát định lượng, định tính và quan sát tham dự cụ thể.
Phương pháp khảo sát định lượng, định tính: Bảng hỏi gồm 19 câu
được thực hiện với số lượng 300 người, định lượng khảo sát hành vi dành cho
giới tín đồ Phật giáo trong nhận thức về thực tế hoạt động an sinh xã hội của
Phật giáo trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Mẫu khảo sát được thu thập một cách
ngẫu nhiên, cách thức lấy mẫu tại những ngơi chùa khi những tín đồ đến chùa
tham dự các sinh hoạt Phật giáo.

Ngoài các phương pháp nêu trên luận văn còn sử dụng các phương pháp
như quan sát tham dự, việc thực hiện phương pháp này giúp cho tác giả thâm
nhập, trải nghiệm cuộc sống cùng với đối tượng nghiên cứu. Điều này đã mang


10

lại những kiến thức thực tiễn để luận giải các vấn đề đang nghiên cứu.
7. Bố cục Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được chia thành 3 chương, 8 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về hoạt động an sinh xã hội của
Giáo hội Phật giáo.
Chương 2: Thực trạng hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 - 2017.
Chương 3: Định hướng, kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre hiện nay.


11

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
AN SINH XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Từ thiện xã hội
Lòng vị tha, yêu sự sống là tinh thần cao đẹp nhất mà hầu hết các tôn
giáo thường đề cập trong giáo điển của mình. Tinh thần vị tha theo đạo Phật
không dừng lại ở mức độ yêu thương con người mà mở rộng đến tất cả mn

lồi. Đạo Phật thường được gọi là “Đạo từ bi”, bởi lẽ giáo lý và hành động
thiết thực của nó mang đến sự an vui, an ổn cho hết thảy chúng sinh. Đạo Phật
lấy cuộc đời làm tâm điểm để tu tập và thăng hoa tâm linh. Giáo lý Từ bi bắt
mạch từ chính cuộc sống, nó được khai triển trong nhiều khía cạnh khác nhau
để cho con người có cái nhìn tồn bộ hơn và thương mến cuộc sống này hơn.
Theo nghĩa thông thường, Từ là hiền; Bi là thương xót. Từ tiếng Anh/
Pháp: Compassion, gốc từ tiếng Latin: Compassionem. Com: đến với,
passion: sự đau khổ; cảm thông sâu sắc, buồn thương những người rủi ro và
mong muốn làm dịu bớt nỗi khổ của họ.
Kinh Từ bi (Mette Sutra) và kinh Tập (Nipata Sutra) đều có bài kệ nói
về lịng từ vơ lượng của một đệ tử của Đức Phật: “Mong sao tất cả chúng sinh
đều thấy an lạc! - Mong sao tất cả chúng sinh đều đạt niềm vui tự nội!”. Từ bi
là sự hiền hịa, thơng cảm, là sự thơi thúc giúp đỡ người đang gặp khó khăn,
khổ cực. Lịng từ bi khiến xã hội trở nên thiện lành, an vui, bớt dần những
cảnh khổ, những chênh lệch về giàu nghèo, khác biệt về hồn cảnh, là sự thơi
thúc làm việc thiện.
Thiện là điều tốt. Từ thiện theo nghĩa thông thường là lòng thương yêu,
muốn làm điều tốt cho người khác.


12

Từ thiện được chuyển theo nghĩa là sự giúp đỡ những người có hồn
cảnh khó khăn, thường được hiểu là một hệ thống biếu tặng tiền bạc, thức ăn,
giúp đỡ những người đang cần giúp đỡ vì họ đang bệnh hoạn, nghèo khổ,
không nơi nương tựa… Trong ý nghĩa này, từ thiện là sự thể hiện của Từ bi.
Từ bi khơng chỉ có nghĩa là thương u chúng sinh mà cịn có nghĩa là thể
hiện lịng thương u ấy bằng hành động, bằng việc làm cụ thể, tức là từ
thiện. Vậy từ thiện hay Thiện tâm xuất phát từ Từ bi, là tướng của cái thể Từ
bi; trong ý nghĩa sâu xa là Thiện tâm.

Hoạt động từ thiện xã hội góp phần tạo được hình ảnh Từ bi của Phật
giáo trong xã hội. Tinh thần từ bi cứu khổ của đức Phật được cụ thể hóa bằng
việc làm thiết thực như cứu trợ đồng bào bão lụt, bảo trợ bệnh nhân nghèo,
ni dưỡng người già, chăm sóc trẻ mồ cơi, tặng học bổng cho học sinh
nghèo hiếu học, tặng nhà tình nghĩa, mở lớp học tình thương, tham gia
chương trình an sinh xã hội, góp phần đem lại lợi ích thiết thực cho các đối
tượng cần được quan tâm giúp đỡ trên phương diện vật chất và tinh thần.
Từ thiện xã hội là một hình thức, một đóng góp cho chính sách an sinh
xã hội.
1.1.1.2. An sinh xã hội
An sinh xã hội là một hệ thống bảo đảm mức độ hài lòng của xã hội.
Năm 1850, sau cuộc cách mạng công nghiệp làm cho đời sống của
công nhân gặp rất nhiều khó khăn nhất là khi ốm đau, bị mất việc hay tuổi
già, lần đầu tiên ở Đức, nhiều Bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công
nhân phải đóng góp để dự phịng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật.
Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp. Đến cuối những năm
1880, an sinh xã hội đã có sự đóng góp bắt buộc của giới chủ và Nhà nước.
Mơ hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ
Latinh, rồi đến Bắc Mỹ vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế


13

giới thứ hai, an sinh xã hội đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở
nhiều nơi trên thế giới.
Năm 1935 đạo luật đầu tiên về an sinh xã hội (Social Security) xuất hiện
ở Mỹ. Thuật ngữ an sinh xã hội được chính thức sử dụng. Đến năm 1941, trong
Hiến chương Đại Tây Dương và sau đó Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chính
thức dùng thuật ngữ này trong các công ước quốc tế. An sinh xã hội đã được tất
cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con người.

Nội dung của an sinh xã hội đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân
quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948. Trong bản
Tun ngơn có viết: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có
quyền hưởng an sinh xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về
kinh tế, xã hội và văn hóa cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người...".
Theo Liên hiệp quốc, an sinh xã hội tiếp cận trên quyền của người dân
(Điều 25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948): “…Mọi người dân và hộ
gia đình đều có quyền có một mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã
hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội
thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau,
tàn tật, góa phụ, tuổi già… hoặc các trường hợp bất khả kháng khác…”.
Theo Ngân hàng thế giới (WB) “An sinh xã hội là những biện pháp
của chính phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương
đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị
tổn thương và những bấp bênh thu nhập”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ an sinh xã hội được tiếp cận dưới nhiều tên gọi
khác nhau như: bảo trợ xã hội, bảo tồn xã hội, bảo đảm xã hội, trật tự an toàn
xã hội. Có quan điểm cho rằng an sinh xã hội trước hết là sự bảo vệ của xã hội
đối với các thành viên của mình nhờ một loạt các biện pháp công cộng nhằm
giúp đỡ chống lại sự thiếu hụt về kinh tế mà họ có thể gặp phải do mất đi hoặc


14

bị giảm quá nhiều nguồn thu nhập bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. An sinh
xã hội còn thể hiện sự giúp đỡ, chăm sóc về văn hố, y tế và trợ giúp cho các
gia đình góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Có thể nói, khái niệm an sinh xã hội hiểu một cách chung nhất đó là sự
bù đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình khi họ bị ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất hoặc có những sự

kiện pháp lý khác, cho người có cơng với cách mạng; cho những người già cơ
đơn không nơi nương tựa, cho trẻ em mồ côi, cho người tàn tật, cho những
người gặp hồn cảnh khó khăn, gặp thiên tai, dịch bệnh và cho những người
nghèo đói trong xã hội.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về an sinh xã hội. Trong luận văn này,
chúng tôi sử dụng khái niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): “An sinh xã
hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thơng qua
một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các
cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm
đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp
chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em” [44, tr.9]
An sinh xã hội gồm: Bảo hiểm xã hội, các dịch vụ do chính phủ cung cấp,
các an sinh cơ bản như thực phẩm, quần áo, nhà ở, giáo dục, tiền bạc, chăm sóc
y tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam quản lý nhà nước về các
lĩnh vực việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an
tồn lao động, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới chống tệ nạn xã hội.
Hầu hết các tôn giáo, các tổ chức nhân đạo, các công ty, doanh nghiệp
đều tham gia hoạt động từ thiện, góp phần an sinh xã hội. Ví dụ: An sinh xã
hội tại Úc, Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Phần Lan… Phúc lợi xã hội tại New
Zealand. Cơng giáo có tổ chức Từ thiện Caritas, Islam giáo Caliphate dưới
hình thức Zakat (Từ thiện) nhằm cung cấp các thứ cần thiết cho người nghèo,


15

người già, trẻ mồ cơi, góa phụ, người tàn tật; gọi là 5 nguyên tắc của đạo Hồi.
Các kinh điển Phật giáo ln khuyến khích từ bi, làm việc thiện, bố thí…
Trong rất nhiều chuyện tiền thân Đức Phật khi cịn là Bồ-tát, đã từng bố thí tài
sản, vợ con, thân mạng để giúp đỡ người khốn khó. Ngày nay, tại Việt Nam,
công tác từ thiện, an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, của đồng

bào Phật tử đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành quả tốt đẹp.
1.1.2. Quan niệm của Phật giáo về an sinh xã hội
Trong Kinh Tạng đã thể hiện rất rõ giáo lý của Đức Phật về lòng từ bi,
bố thí. Đức Phật đã dạy đệ tử rất thiết thực trong từng hành vi như: thăm bệnh,
giúp người nghèo khó, giúp người trong lúc sinh sản, xây cầu, đắp đường, đóng
thuyền, cất nhà… được ghi lại trong các tập Kinh như: Kinh Ưu Bà Tắc Giới,
Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Phạm Võng, Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện,
Kinh Luật Tứ Phần, Kinh Ma Ý, Kinh Tăng Nhất A Hàm, Kinh Nhân - Quả,
Kinh Bách Dụ, Kinh Niết Bàn, Kinh Bồ Tát Xử Thai, Kinh Pháp Cú, Kinh
Luận Đại Trượng Phu, Kinh Phân Biệt Nghiệp Báo, Kinh Bảo Tích...
Đức Phật đã quan tâm và truyền dạy cho các đệ tử, mơn đồ của mình.
Khi giảng về nhân dun, Đức Phật cho rằng hết thảy chúng sinh trong đời
này đều do thể nhân duyên hòa hợp, nương tựa vào nhau, đồng thời lấy tư
tưởng “Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” và “đồng thể cộng sinh” làm cơ sở
để thúc đẩy, phát triển hoạt động từ thiện xã hội.
Trong Kinh công Đức ruộng Phước, Đức Phật dạy về bảy pháp bố thí để
tăng trưởng cơng đức phước báo, là nền tảng để thiết lập cái chung cho cộng
đồng xã hội: Một là, xây dựng chùa tháp thờ Phật và lầu gác phòng ốc cho chúng
Tăng ở. Hai là, dựng lập vườn cây ăn trái, ao tắm, cây cối trong sạch mát mẻ để
phục vụ mọi người. Ba là, thường bố thí thuốc thang chữa trị cứu giúp những
người tật bệnh. Bốn là, làm thuyền bền chắc đưa đón nhân dân qua lại trên sông.
Năm là, lắp đặt cầu cống giúp người gầy yếu đi qua lại được thuận lợi. Sáu là,
gần đường đào giếng để người khát nước mỏi mệt được uống. Bảy là, tạo lập


16

nhà vệ sinh đặt chỗ tiện lợi. Đấy là bảy việc được phước Phạm Thiên.
Kinh Diệu pháp Liên Hoa, một trong những bộ kinh quan trọng của Phật
giáo Bắc truyền Đức Phật đã khuyên đệ tử hành thiện, làm công đức là con

đường tu tập hướng đến giải thoát khổ đau: “Dẫu cho tạo tội hơn núi cả/ chẳng
nhọc Diệu Pháp vài ba hàng [15; tr.15], hoặc là: “Nếu Thiện nam tử! Thiện nữ
nhơn thành tựu bốn pháp, thời sau khi Như Lai diệt độ sẽ đặng kinh Pháp Hoa
này: Một là được các đức Phật hộ niệm, hai là trồng các cội công đức, ba là
trong chánh định, bốn là phát lòng cứu tất cả chúng sanh” [8; tr.570].
Giáo lý đạo Phật thì rất nhiều, nhưng tựu trung chỉ nằm trong ba điểm
chính: Bi, Trí, Dũng. Trí là sự hiểu biết rộng lớn. Nhờ sự hiểu biết rộng lớn
đó mà lịng thương u được sáng suốt và khơng bị dục trói buộc. Dũng cũng
là một đức tính tích cực. Lòng Dũng của đạo Phật một mặt là chiến thắng dục
vọng của tự thân, một mặt là xả bỏ cả bản thân mình mà cứu độ chúng sanh.
Một cách nhìn khác, chúng ta thấy giáo lý đạo Phật rất logic trong tinh thần
Vô ngã - Vị tha. Nhờ vô ngã mà từ bi được hiện hữu.
Tinh thần vô ngã, vị tha, khuyên con người sống có trách nhiệm với
cộng đồng, biết thể hiện lịng nhân ái của mình đến với người khác. Có thể
thấy, Đức Phật đã thể hiện rõ “Tâm từ bi”, lịng ln trắc ẩn vì nhân sinh, đem
thiện tâm để ban niềm vui, an lạc, phước lành cho chúng sinh. Những việc
làm như phóng sanh, tu phước, làm việc thiện chính là con đường để giúp con
người có được một cuộc sống bình an, thốt khỏi tai họa.
1.1.3. Sự vận dụng những triết lý an sinh xã hội trong các hoạt động
nhân đạo trong lịch sử Phật giáo Việt Nam
Trải qua gần 2000 năm du nhập vào nước ta, Phật giáo Việt Nam là
một tơn giáo có truyền thống yêu nước với tinh thần “hộ quốc an dân", đã
sớm gắn bó với vận mệnh của đất nước, cùng trải qua bao thăng trầm


17

và luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt quá trình truyền bá tư tưởng
giáo lý Phật giáo.
Vì thế, khi đất nước hùng cường thì Phật giáo hưng thịnh; khi Tổ quốc

lâm nguy, Phật giáo sẵn sàng đứng lên tham gia chống giặc ngoại xâm, góp
phần giành lại độc lập cho dân tộc. Khi đất nước hịa bình, Phật giáo lại cùng
tồn dân tích cực tham gia xây dựng cuộc sống thơng qua hoạt động thường
xun răn dạy tín đồ, Phật tử phát huy truyền thống yêu nước thương nòi, trau
dồi đạo đức, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và làm tất cả vì cuộc sống an
lành, ấm no và hạnh phúc của mọi người.
Lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng đã
chứng minh những đóng góp quan trọng vào cơng cuộc dựng nước, giữ nước
và bảo vệ Tổ quốc của Phật giáo. Qua nhiều triều đại phong kiến ở nước ta,
nhiều vị vua quan là Phật tử với sự hiểu biết Phật pháp nên đã vận dụng
những tinh hoa trong tư tưởng, triết lý của đạo Phật phục vụ cho cơng cuộc
xây dựng đất nước ngày càng cường thịnh.
Chính vì vậy, Phật giáo đã hòa nhập trong cộng đồng và xã hội Việt
Nam, trở thành một bộ phận văn hoá tinh thần, góp phần tạo nên bản sắc văn
hố dân tộc. Đạo từ đời mà có và đạo lại đi vào đời để giúp cho đời đơm hoa
kết trái. Theo đó, đạo Phật ln khơng tách rời cuộc sống con người nên giữ
đạo để làm đẹp cho đời là hạnh nguyện của Phật tử. Thực tế, Phật giáo đã
thích ứng với mọi hồn cảnh lịch sử và văn hóa của dân tộc, góp phần xây
dựng sự đồn kết, hồ hợp dân tộc.
Các triều đại từ Đinh, Lê, Lý, Trần đã thể hiện tinh thần tự chủ, độc
lập, anh dũng của dân tộc; đồng thời khẳng định tinh thần gắn liền đạo pháp
với dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Sự kiện các Thiền sư Không Lộ, Tuệ
Tĩnh, Vạn Hạnh… đã hết lòng phò vua giúp nước, xây dựng xã tắc vững bền
vì bách tính. Đặc biệt, Phật Hồng Trần Nhân Tơng đã hai lần khốc áo chiến
bào cùng tồn dân kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông; khi đất


18

nước n bình, Ngài nhường ngơi cho con và vượt qua trở ngại lên núi Yên

Tử tu thiền trở thành Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
Trong hai cuộc kháng chiến lịch sử của thế kỷ qua của nhân dân ta,
Phật giáo đã có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc;
nhiều chùa chiền, tịnh viện là cơ sở cách mạng, nuôi giấu cán bộ; nhiều nhà
sư cũng đã tạm gác áo cà sa để mặc chiến bào tham gia chiến đấu chống ngoại
xâm góp phần giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Đó chính là những việc làm thể hiện tinh thần cao cả đối với non sông
đất nước của những người con Phật. Sau khi giang sơn thu về một mối, hàng
triệu tăng ni, Phật tử trong các tổ chức, hệ phái đã đồng lịng xây dựng một
ngơi nhà chung của Phật giáo. Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn
ra từ ngày 04 - 07/11/1981 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội với sự tham gia của 165
đại biểu đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo cả nước, đã hồn tồn nhất
trí thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sự kiện đó là một dấu mốc quan
trọng trong quá trình phát triển của Phật giáo và đã tạo nên sức mạnh to lớn,
cùng chung sức, đồng lòng để hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh, góp
phần cùng toàn dân khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh ác liệt do
ngoại xâm gây ra trong suốt 30 năm gian khổ đầy tang tóc, đau thương.
Đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua 8 kỳ Đại hội, ngày
càng trưởng thành và phát triển vững chắc, thu được những thành tựu quan
trọng trên mọi lĩnh vực. Hệ thống tổ chức của Giáo hội được kiện toàn từ
trung ương đến cơ sở và phát triển trên khắp cả nước với hơn 40 nghìn tăng ni
và hàng chục triệu Phật tử; hàng vạn chùa chiền, tự viện được trùng tu, tôn
tạo đẹp đẽ. Công tác giáo dục có nhiều chuyển biến rõ nét, đổi mới cả về nội
dung và hình thức; hệ thống giáo dục được mở rộng, các cơ sở đào tạo tăng ni
từ sơ cấp đến đại học được củng cố và xây dựng khang trang, đảm bảo cho
hàng nghìn tăng ni sinh học tập.


19


Giáo hội Phật giáo Việt Nam tự hào đã có hệ thống đào tạo tăng tài với
4 Học viện Phật giáo, 01 trường cao đẳng, 32 trường trung cấp và hàng chục
trường sơ cấp với đội ngũ giảng viên gồm gần một trăm tăng, ni có học vị tiến
sĩ, thạc sĩ; mỗi năm đào tạo trên 5.000 tăng ni sinh các cấp ở trong nước và cử
hàng trăm học viên xuất sắc đi học tại nhiều trường đại học ở nước ngoài,
như: Đại học New Dheli (Ấn Độ), Đại học Phật giáo Truyền giáo Nam tông
Quốc tế Yangon (Myanmar), Phật Quang Sơn (Đài Loan) [12].
Hoạt động nghi lễ nhân dịp lễ hội truyền thống hay những ngày lễ trọng
được tổ chức trang trọng, thu hút đơng đảo tín đồ, Phật tử tham dự như: Đại lễ
Phật Đản, mùa Vu lan báo hiếu… Hoạt động văn hóa được quan tâm: hàng
triệu bản kinh sách được in hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu của tín đồ, báo
chí được nâng cao cả về chất lượng và số lượng như các tờ: Giác Ngộ, Nghiên
cứu Phật học, Khuông Việt, Trang thông tin điện tử.
Trong lĩnh vực hoằng dương chính pháp, Giáo hội thường xuyên tổ
chức các đoàn đi thuyết pháp ở nhiều nơi; thông qua việc truyền bá triết lý và
thực hành giáo lý Phật giáo để xây dựng đạo đức tốt đẹp, duy trì bản sắc văn
hố dân tộc, góp phần giảm bớt tiêu cực và tệ nạn xã hội; hướng dẫn tín đồ tu
tâm dưỡng tính, làm những việc thiện, tránh những việc ác, biết thương yêu
đùm bọc lẫn nhau thể hiện đức tính tốt đẹp của những người con Phật. Thơng
qua đó nhằm giúp con người tránh vơ minh, chế ngự dục vọng, lòng tham lam
để mang lại sự sáng suốt, an lạc, hạnh phúc và sẵn sàng làm mọi việc vì nước,
vì dân, vì cộng đồng, góp phần ổn định xã hội.
Hoạt động từ thiện, nhân đạo của Phật giáo Việt Nam đã thu được nhiều
thành tựu quan trọng. Đến nay đã có gần 130 Tuệ tĩnh đường, 655 phòng chẩn
trị y học dân tộc, 01 phòng khám đa khoa, hàng năm khám và phát thuốc miễn
phí cho hàng chục ngàn lượt người.


×