VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN PHỤC
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI CỘNG ĐỒNG
(Nghiên cứu trường hợp tại phường 8
quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN PHỤC
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI CỘNG ĐỒNG
(Nghiên cứu trường hợp tại phường 8
quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh)
Ngành: Xã hội học
Mã số: 8310301
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BẾ QUỲNH NGA
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tơi, các số liệu được trình bày trong kết quả nghiên cứu là
hoàn toàn trung thực và chưa được cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào khác.
Học viên thực hiện
Phan Phục
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Học viện Khoa học Xã hội, đặc biệt là những người thầy
cơ đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Bế Quỳnh Nga đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn
và giúp tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Hội Người cao tuổi phường 8 đã giúp tơi trong q trình thu thập thơng tin, tiến
hành khảo sát tại địa bàn khu dân cư.
Tôi đã rất cố gắng và tâm huyết để hoàn thiện luận văn bằng cả sự nhiệt tình, nổ lực của bản thân. Tuy
nhiên, luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhỏ. Rất mong được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô.
Học viên thực hiện
MỤC LỤC
Phan Phục
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.....................................................22
1.1............................................................................................................................. C
ơ sở lý luận của đề tài..........................................................................................22
1.2.
Cơ sở thực tiễn............................................................................................26
_Toc510876387Chương 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VÀ LOẠI
HÌNH TỔ CHỨC THAM GIA HOẠT ĐỘNG TẠI CƠNG ĐỒNG........................33
2.1............................................................................................................................. Đ
ặc điểm chung của người cao tuổi tham gia nghiên cứu......................................33
2.2............................................................................................................................. C
ác loại hình tổ chức mà người cao tuổi tham gia.................................................44
Chương 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA ĐỘNG XÃ HỘI CỦA
NGƯỜI CAO TUỔI................................................................................................47
3.1.
Sự đánh giá của chính quyền......................................................................48
3.2.
Hoạt động của hội người cao tuổi...............................................................49
3.3.
Những khó khăn của người cao tuổi khi tham gia các hoạt động xã hội.....58
3.4.
Sự hỗ trợ để người cao tuổi tham gia hoạt động xã hội..............................63
3.5.
Sự tham gia các hoạt động xã hội của người cao tuổi.................................65
KẾT LUẬN.............................................................................................................68
DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT
KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CLB:
Câu lạc bộ
HĐXH:
Hoạt động xã hội
NCT:
Người cao tuổi
NN:
Nhà nước
Tp. HCM:
Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.1: Mức độ tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổiError! Bookmark not defin
Bảng 3.1: Mối liên quan giữa
sự đánh
giá của
địa ĐỒ
phương với mức độ tham
DANH
MỤC
BIỂU
gia hoạt động xã hội của người cao tuổi..............................................................49
Bảng 3.2. Mối liên quan giữa cảm nhận của người cao tuổi về công tác xã hội
với các hoạt động xã hội......................................................................................52
Bảng 3.3: Mối liên quan giữa cảm nhận của người cao tuổi về giáo dục tri
thức với các hoạt động xã hội..............................................................................53
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa cảm nhận của người cao tuổi về giáo dục đạo
đức với các hoạt động xã hội...............................................................................54
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa cảm nhận của người cao tuổi về định hướng
kinh tế với các hoạt động xã hội..........................................................................56
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa cảm nhận của người cao tuổi về hoạt động văn
hóa với các hoạt động xã hội...............................................................................57
Bảng 3.7: Mối liên hệ giữa những khó khăn trong hoạt động như không được
tập huấn với mức độ tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi tại cộng
đồng..................................................................................................................... 59
Bảng 3.8: Mối liên hệ giữa những khó khăn trong hoạt động như tuổi cao sức
yếu với mức độ tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi tại cộng đồng.....61
Bảng 3.9: Mối liên hệ giữa những khó khăn trong hoạt động như cản trở từ
gia đình với mức độ tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi tại cộng
đồng..................................................................................................................... 62
Bảng 3.10: Sự hỗ trợ, động viên của người khác cho người cao tuổi khi tham
gia hoạt động xã hội.............................................................................................64
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa sự hỗ trợ của người khác với mức độ tham gia
hoạt động xã hội của người cao tuổi....................................................................64
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa hoạt động của hội Người cao tuổi về tổ chức sinh
hoạt với mức độ hoạt động xã hội của người cao tuổi 66Bảng 3.13: Mối liên quan
giữa hoạt động của hội Người cao tuổi về tổ chức
khám sức khỏe với mức độ hoạt động xã hội của người cao tuổi........................66
Bảng 3.14: Mối liên hệ giữa mong muốn với mức độ tham gia hoạt động xã
hội của người cao tuổi.........................................................................................67
Bảng 3.15: Cảm nhận của người cao tuổi với hoạt động của hội Người cao tuổi 68
Biểu đồ 2.1: Giới tính của NCT...........................................................................39
Biểu đồ 2.2: Nhóm tuổi của NCT........................................................................39
Biểu đồ 2.3:Tuổi tham gia hoạt động cộng đồng.................................................40
Biểu đồ 2.4:Trình độ học vấn của người cao tuổi................................................41
Biểu đồ 2.5: Nghề nghiệp trước 60 tuổi của NCT ...............................................42
Biểu đồ 2.6: Thu nhập hàng tháng của NCT........................................................37
Biểu đồ 2.7:Nguồn thu nhập của người cao tuổi của NCT...................................38
Biểu đồ 2.8: Các loại hình tổ chức mà người cao tuổi tham gia...........................44
MỞ ĐẦU
l.
Tính cấp thiết của đề tài
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, hiện nay thế giới có khoảng 901
triệu người cao tuổi (năm 2015), chiếm 12,3% dân số. Số này sẽ tăng lên hơn 2 tỷ
người vào năm 2050, chiếm 22% dân số thế giới. Trung bình cứ một giây có 2 người
bước vào tuổi 60, tức mỗi năm thế giới có thêm khoảng 58 triệu người 60+ tuổi.
Trung bình cứ 9 người sẽ có một người 60+ tuổi và tỉ lệ này sẽ là 5/1 vào năm 2050.
Ngày 14 tháng 12 năm 1990 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu tán
thành việc lấy ngày 01 tháng 10 hàng năm làm ngày Quốc tế NCT, được ghi trong
Nghị quyết 45/106. Đây là mốc son thể hiện quan điểm của thế giới về NCT. Ngày
quốc tế NCT đầu tiên được tiến hành ngày 1-101991 nhằm nâng cao nhận thức,
đánh giá cao những đóng góp NCT là tâm điểm của Chương trình Liên hiệp Quốc về
NCT và các tổ chức bảo vệ NCT. Năm 1991, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đề ra
chương trình hành động về NCT trong mười năm 1992 - 2001. Nghị quyết nêu
“Những nguyên tắc về đạo lí của Liên Hợp Quốc đối với NCT” làm cơ sở cho các
chương trình quốc tế, quốc gia về NCT. [2]
Theo Bộ Y Tế Việt Nam cho biết tỷ lệ người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam
đang có khuynh hướng tăng nhanh, hiện nay trong nước có khoảng 10,1 triệu người
cao tuổi, chiếm 11% dân số, riêng số người từ 80 tuổi trở lên là 2 triệu người. Dự
báo đến năm 2030, tỷ trọng NCT Việt Nam chiếm 18% và năm 2050 là 26% dân số
[1]. Điều này cho thấy Việt Nam đã bước vào giai đoạn “già hóa dân số” giai đoạn
mà nhiều người cho rằng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội
của một quốc gia.Với nét đặc thù riêng của nền văn hóa Việt Nam, NCT vẫn chiếm
một vị trí một vai trị vơ cùng quan trọng trong gia đình và xã hội. Trong gia đình,
họ là điểm tựa vững chắc, trong kinh nghiệm sống quý báu cịn với bên ngồi xã hội,
Dựa vào các chương trình hoạt động vì NCT của Liên Hiệp Quốc, nhà nước ta đã
1
ban hành Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn
2012 - 2020 nhằm nâng cao vị thế của NCT trong xã hội với những phong trào thiết
thực tạo điều kiện cho NCT có thể tiếp tục đóng góp sức lực của minh cho cộng
đồng theo nguyện vọng và hiện nay NCT đã trở thành lực lượng tham gia vào hoạt
động an sinh xã hộivà còn là nguồn lực quý giá trong sức mạnh tổng hợp của khối
đại đồn kết tồn dân dân tộc, góp phần thúc đẩy và thực hiện sự nghiệp đổi mới của
đất nước, giữ vững ổn định chính trị - xã hội an ninh quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đầu tàu kinh tế - xã hội của cả
nước đồng thời cũng là nơi tích cực trong việc huy động sự đoàn kết của nhân dân
để tham gia xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh, phát triển cộng đồng xã hội
hướng tới mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
NCT là một trong những lực lượng nòng cốt ở cơ sở và trong mỗi gia đình, họ đã
nêu gương, kiên trì hướng dẫn, động viên con cháu chấp hành nghiêm túc pháp luật
của Nhà nước, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy dân chủ ở cơ
sở, bảo vệ mơi trường sống, đóng góp để kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày
càng văn minh. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đánh giá cao vai trò của các
cụ phụ lão. Bác thường dạy: “Tuổi già nhưng chí khơng già, góp phần xây dựng
nước nhà phồn vinh”. Qua việc thực hiện các phong trào “Nêu gương sáng” xây
dựng đời sống văn hóa khu dân cư, phong trào “Người cao tuổi tham gia bảo vệ môi
trường và xây dựng nông thôn mới ”, “Tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên
giới, biển đảovà đặc biệt phong trào xây dựng “Gia đình ơng bà, cha mẹ mẫu mực,
con cháu hiếu thảo” trong giai đoạn 2015-2020. Nhiều NCT tại địa phương dù tuổi
đã cao nhưng vẫn sẵn sàng nhận các nhiệm vụ của xã hội giao cho với lịng nhiệt
tình và tinh thần trách nhiệm cao với mong muốn đóng góp sức lực của mình vào
những việc có ích cho cộng đồng. Đây là nguồn vốn vô cùng quý giá trong các
phong trào hành động tại địa phương.
2
Trước tình hình NCT đã tham gia vào các hoạt động xã hội theo Chương
trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 đã được
nhà nước ban hành vì vậy việc nghiên cứu về việc NCT tham giahoạt động xã hội
tại địa phương là một vấn đề cần thiết, để có một cách nhìn tổng quan về NCT trong
vấn đề này. Sau khi tìm hiểu cho thấy việc nghiên cứu về vấn đề NCT tham gia hoạt
động xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay vẫn chưa có.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sự tham gia của người cao
tuổi tại cộng đồng ” (Nghiên cứu trường hợp tại phường 8, quận Tân Bình - Thành
phố Hồ Chí Minh) để làm luận văn tốt nghiệp Cao học. Những kết quả của cuộc
nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền để đưa ra
các hoạch định cụ thể nhằm giúp nâng cao chất lượng hoạt động của NCT trên địa
bàn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Những nghiên cứu nước ngoài
Bài viết nghiên cứu “How Participatory Are They?The Strengthsand
challenges of Participationin theOlder People Self Help Group Initiative” của tác
giả Yang Yunjeong nhằm đánh giá hoạt động sáng kiến của nhóm người cao tuổi tự
lực tại Hàn quốc nhằm giúp người cao tuổi lão hoá trong cộng đồng của họ như là
những người tham gia tích cực chứ khơng phải là người phụ thuộc, góp phần vào sự
phát triển của cộng đồng đồng thời nghiên cứu này cũng nhằm kiểm tra hiệu quả của
hoạt động này. Qua nghiên cứu này cũng hướng đến trở thành dữ liệu cơ sở thực
tiễn để góp phần phát triển ngành lão hóa học và là bài học kinh nghiệm cho các
quốc gia trong quá trình
già hóa dân số.
Bài viết nghiên cứu “An Ecological Framework for Active Aging in China” của tác
giả Ko Pei Chun nhằm điều tra ảnh hưởng của các yếu tố cộng đồng đối với việc
tham gia vào các hoạt động sản xuất (làm việc, chăm sóc cho các cháu, hoạt động
3
tình nguyện, giúp đỡ và chăm sóc khơng chính thức) của người Trung Quốc lớn tuổi
và chỉ ra thay đổi cấu trúc hộ gia đình và sự phát triển kinh tế nhanh chóng làm nổi
bật tầm quan trọng của việc nghiên cứu sự hội nhập xã hội của người cao tuổi. Phân
tích về hiện trạng lão hóa chủ động đã giải thích mức độ tham gia của người cao
tuổi vào các hoạt động sản xuất trong gia đình và cộng đồng có thể giúp q trình
hội nhập khi họ thiết lập các vai trò xã hội mới khi bắt đầu nghỉ hưu. Tuy nhiên, vẫn
còn thiếu các nghiên cứu về giải thích các yếu tố lão hóa ở Trung Quốc, đặc biệt là
về mối quan hệ giữa cộng đồng và sự tham gia của hoạt động. Nghiên cứu này dựa
trên một phương pháp tiếp cận sinh thái nhấn mạnh rằng môi trường cộng đồng tạo
cơ hội cho các cá nhân tham gia vào các hoạt động xã hội, nghiên cứu này lấy các
chỉ số từ ba chiều của môi trường cộng đồng - môi trường thể chế môi trường xã
hội-nhân khẩu học và môi trường liên quan đến kinh tế để kiểm tra xem liệu các yếu
tố cộng đồng và mức độ có thể giải thích sự tham gia của họ trong hoạt động sản
xuất của người cao tuổi.Nghiên cứu sẽ giúp nâng cao các yếu tố kiến thức hình
thành cơ chế hỗ trợ và cơ hội khích lệ cho người lớn tuổi tham gia vào xã hội. [3]
Trong bài viết “Tình hình người cao tuổi ở Trung quốc” cho thấy, vào cuối
năm 2000, Trung Quốc có 93,77 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 7,3% tổng dân
số. Số người từ 60 tuổi trở lên là 130 triệu người. Dự báo năm 2020 sẽ đạt 260 triệu
và đến năm 2050 là 440 triệu người, chiếm 1/4 tổng dân số. So với năm 1992, cuộc
sống của người cao tuổi đã được cải thiện về mọi mặt
Trong báo cáo về “Số liệu về người cao tuổi và tàn tật ” cho thấy,năm 2005
người cao tuổi cả nước là 126.000, trong đóngười cao tuổi cô đơn không nơi nương
tựa là 30.221 người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
tại cộng đồng với mức 65.000đồng/tháng đến 200.000đồng/tháng. Người cao tuổi
được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội với mức sinh hoạt phí từ 140.000
đến 300.000đồng/tháng có 363.065 người cao tuổi nghèo cơ đơn được cấp thẻ Bảo
4
hiểm y tế, 91.347 người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ Bảo hiểm
y tế (67,7% người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên). [14]
Trong bài “TẠI SAO GIÀ HỐ DÂN SƠ CĨ Ý NGHĨA TRIỂN VỌNG TOÀN
CÂU?" đã chỉ ra xu hướng của sự già hóa dân số thế giới cùng với những triển vọng
và thách thức của nó “Mặc dù già hố dân số tượng trưng cho thành công về các
thành tựu kinh tế, xã hội, y tế và kiểm soát bệnh tật nhưng nó cũng đồng thời cho
thấy những thách thức lớn” Già hóa dân số tạo sức ép lên hệ thống lương hưu và bảo
hiểm cũng như thách thức các mô hình trợ giúp xã hội. Việc này ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế, thương mại, di cư, các dạng bệnh tật cũng như các giả định cơ bản
về sự gia tăng người cao tuổi. Sử dụng số liệu của Liên Hợp Quốc, Cục điều tra dân
số Hoa Kỳ và phòng thống kê thuộc Cộng đồng Châu Âu cũng như các cuộc điều tra
khu vực và các tạp chí khoa học, Viện Gìa hố Quốc gia Hoa Kỳ với sự đóng góp
của các nhà nhân khẩu học, kinh tế học và các chuyên gia về già hoá đã xác định 9
xu hướng bức thiết về vấn đề già hố tồn cầu. Đây là một quan điểm về các thách
thức và cơ hội cho thấy rõ ràng tại sao già hoá dân số lại mang tính quan trọng tất
yếu.
Trong bài viết “Chương trình người cao tuổi Hàn quốc và những bài học
kinh nghiệm” đã chỉ ra các kết quả của chính sách đối với NCT ở Hàn
Quốc và những mơ hình hỗ trợ cuộc sống của NCT “Cung cấp việc làm cho NCT”,
năm 2009 cung cấp được 200.000 việc làm.
- Nhà nước trả lương cho NCT tham gia hướng dẫn, đào tạo nghề.
-
Từ năm 2008 chi trả bảo hiểm y tế cho toàn bộ NCT (65 tuổi
trở lên). Cơ cấu: Nhà nước 62%; địa phương 25%; cá nhân 13%.
-
Trợ cấp cho mỗi NCT cô đơn 88.000 won/tháng; Một cặp vợ
chồng cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa 120.000 won/tháng.
- NCT được hưởng miễn phí các dịch vụ giao thơng, vui chơi giải trí,....
5
-
NCT ốm đau, không tự ăn, không tự phục vụ, không tự nuôi
sống được bản thân, nhà nước chu cấp toàn bộ.
-
Từ năm 2010 tiến hành kiểm tra, khám sức khoẻ miễn phí cho
tất cả những người từ 60 tuổi trở lên.
-
Chính sách chuẩn bị cho tuổi già: Tất cả những người từ 30 tuổi
trở lên nộp thuế thu nhập để hưởng chính sách khi tuổi già. Nguồn do cơ
quan và cá nhân, mức 01 năm = 01 tháng lương cơ bản.
-
Nhiều người từ 50 tuổi trở lên bị cơ quan sử dụng xa thải hoặc
cho nghỉ chế độ, nhà nước sẽ cung cấp các việc làm tạo nguồn thu nhập cơ
bản.
- Tổng ngân sách hỗ trợ cho người cao tuổi khoảng 2000 tỷ won/năm.
-
Khuyến khích giới trẻ tổ chức các trung tâm cung cấp bữa ăn từ
thiện (tuần/lần) cho NCT.
Hiện tại ở Hàn Quốc có 5 loại hình chăm sóc NCT :
-
Trung tâm tình nguyện chăm sóc NCT tại nhà. Những cơ sở
tình nguyện chăm sóc này hồn tồn do các tình nguyện viên thực hiện và
hồn tồn khơng nhận lương (hiện tại ở Hàn Quốc có 767 cơ sở). “
Tất cả những nghiên cứu trên của nước ngoài điều nhấn mạnh về những cảnh
báo sự gia tăng về già hóa dân số của từng quốc gia và chỉ ra những hoạch định cho
tương lai của sự già hóa ấy, song chưa thật sự có một chính sách cụ thể nào để xử
dụng phát huy hết vai trò tiềm năng của người cao tuổi cụ thể là lứa tuổi cịn sức
khỏe, cịn minh mẩn tiếp tục đóng góp cho xã hội và cộng đồng.
2.2. Những nghiên cứu trong nước
Chuyên đề nghiên cứu “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt
Nam và đánh giá mơ hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng" của Tổng cục
Dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, cho thấy mặc dù trình độ học vấn hay
chun mơn của người cao tuổi đang ngày được nâng lên theo thời gian và thể hiện
6
rõ qua các nhóm tuổi nhưng thực tế cho thấy vẫn có một số lượng khơng nhỏ các cụ
vẫn cịn mù chữ, đặc biệt là các cụ ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Chính hạn
chế này đã gây nhiều khó khăn cho người cao tuổi khi tham gia vào các hoạt động
xã hội, phát triển kinh tế gia đình.“Mặc dù trình độ học vấn hay chun mơn của
người cao tuổi đang ngày được nâng lên theo thời gian và thể hiện rõ qua các nhóm
tuổi nhưng thực tế cho thấy vẫn có một số lượng khơng nhỏ các cụ vẫn còn mù chữ,
đặc biệt là các cụ ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Chính hạn chế này đã gây
nhiều khó khăn cho người cao tuổi khi tham gia vào các hoạt động xã hội, phát triển
kinh tế gia đình. Việc tiếp tục nâng cao trình độ học vấn cho NCT ở nước ta hiện
chưa triển khai, trong khi đây là một nhu cầu chính đáng của người cao tuổi như
Trung Quốc cũng đã mở các trường đại học dành cho người cao tuổi (Đại học lão
niêu). Đặc biệt nhóm NCT là nghệ nhân, học giả,... cần tạo điều kiện cho các cụ duy
trì, phát huy và truyền lại cho thế hệ con, cháu sau này. Đối tượng người cao tuổi ở
nước ta khá đa dạng, đặc biệt nhóm người cao tuổi có cơng với đất nước chiếm tỷ lệ
khơng nhỏ”, người cao tuổi cịn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lại những
kinh nghiệm, những giá trị truyền thống, các quy tắc xã hội và các nghi lễ cũng như
các hoạt động xã hội... Người cao tuổi và Hội người cao tuổi đã tích cực tham gia
phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư” và coi đây là
một chương trình quan trọng của Hội người cao tuổi. Sự đóng góp cơng sức và
những việc làm thiết thực của người cao tuổi cho cộng đồng dân cư tạo dựng được
cuộc sống tình nghĩa đậm đà thơn xóm.”
Chun đề nghiên cứu “Nghiên cứu thực trạng người cao tuổi tại Hà Tây
năm 2003" của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Hà Tây, kết quả về phần
tham gia hoạt động của người cao tuổi cho thấy “Tham gia hoạt động của Đảng và
Chính quyền: ở thành thị các cụ tham gia cao hơn so với ở nông thôn (6,0% so với
4,1%); các cụ từ 70 - 79 tuổi tham gia nhiều hơn các nhóm tuổi khác (5,6%); các cụ
7
ông tham gia cao hơn các cụ bà (6,6% so với 5,6%); các cụ thuộc các thành phần xã
hội tham gia tương đối đồng đều.Tham gia hoạt động của Đoàn thể: có 39,6% cụ
ơng (chiếm tỷ lệ cao nhất), sau đó đến các cụ ở nơng thơn và hầu như các cụ ở các
độ tuổi cũng như các thành phần kinh tế tham gia hoạt động này tương đối đồng
đều. Có một phần nhỏ các cụ tham gia các hoạt động tôn giáo (từ 3,0% cho đến
14,6%). Tuy nhiên, tỷ lệ các cụ không tham gia hoạt động một cách thường xuyên
chiếm một tỷ lệ rất lớn, hầu như ở tất cả các nhóm tuổi, khu vực, thành phần xã hội
với tỷ lệ khá cao từ 45,6% đến 75,4%. Kết quả nghiên cứu được cho thấy cơng tác
chăm sóc và quan tâm đến người cao tuổi còn chưa đồng đều và chưa rộng khắp,
cần có những mơ hình giúp đỡ NCT vui chơi, giải trí cũng như cơng tác chăm sóc
NCT ngày một tốt hơn” [6]
Trong báo cáo “Đánh giá 10 năm thực hiện chương trình hành động quốc tế
Madrid về ngươi cao tuổi” đăng trên tạp chí của của Tổng cục dân số và kế hoạch
hóa gia đình Việt Nam cho biết người cao tuổi tích cực tham gia hoạt động xã hội và
q trình phát triển, có khoảng 86% NCT tham gia các tổ chức xã hội như Hội NCT
Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.. .số đơng người cao tuổi có những ý
kiến đóng góp quan trọng góp phần xây dựng Đảng, chính quyền các cấp. Nhiều
người cao tuổi cũng tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, xã hội, phát triển cộng
đồng.
-
Về lao động, việc làm và nguồn thu nhập: Theo kết quả điều tra
quốc gia về NCT Việt Nam năm 2011, có 39% NCT vẫn đang làm việc, phần
lớn lao động tự làm các nghề nông nghiệp. Những NCT không tham gia lao
động, ngồi lý do đang hưởng hưu trí hoặc các nguồn trợ cấp khác (khoảng
30%), nguyên nhân quan trọng là có vấn đề về sức khoẻ (gần 40%) và phục
vụ cơng việc gia đình (15%).
8
-
Về thu nhập, phần lớn nguồn thu nhập của NCT là từ hỗ trợ của
con cái (31,9%), từ làm việc (29,4%) và từ lương hưu và trợ cấp xã hội
(25,5%). Do mức sống cịn chưa cao nên tiết kiệm đóng vai trị khơng đáng
kể trong nguồn thu nhập của NCT (chiếm 1,3%).
- Tiếp cận kiến thức, giáo dục và đào tạo: Có 83,2% NCT biết đọc, biết viết,
19,4% NCT chưa bao giờ đi học, 32,4% chưa học hết tiểu học, 17,1% học hết tiểu
học, 15,8% học hết trung học cơ sở, 8,2% học hết trung học phổ thơng, 3,9% hồn
thành trung cấp/đào tạo nghề.” [7]
Trong bài báo “Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp
đổi mới” đã đưa ra các kết quả tích cực từ sự tham gia hoạt động xã hội của NCT
“sau khi Chủ tịch nước ký lệnh ban hành, Luật Người cao tuổi được dư luận đánh
giá cao. Hàng chục vạn hội viên NCT đã tham gia các tổ hòa giải, tổ an ninh, thanh
tra nhân dân, thuyết phục hòa giải các bất hòa, mâu thuẫn trong dân cư, phát hiện kẻ
xấu, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi... Nhiều tổ chức cơ sở Hội ở vùng biên giới đã
phối hợp bộ đội biên phòng giáo dục, động viên nhân dân chống lại âm mưu chia rẽ
dân tộc của các thế lực thù địch, chống xâm canh xâm cư, bảo vệ biên cương. Ở Tây
Nguyên, nhiều già làng, các cụ cao niên đã giáo dục con cháu không nghe lời dụ dỗ
của bọn xấu, khơng tham gia biểu tình, khơng vượt biên trái phép, không để mắc
mưu chia rẽ dân tộc. NCT hiện nay vẫn là một lực lượng lao động quan trọng, tham
gia các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, thi đua sản xuất, phát triển kinh tế, làm giàu
chính đáng. Năm 2008 tại Hội nghị toàn quốc biểu dương NCT tiêu biểu làm kinh tế
giỏi lần thứ 2, có 224.064 NCT làm kinh tế giỏi ở ba cấp xã, huyện và tỉnh. Năm
2010, qua Hội nghị điển hình tiên tiến ở các cấp, có hơn 300.000 vị được tơn vinh là
NCT làm kinh tế giỏi. Những điển hình làm kinh tế giỏi trong nông, lâm, ngư
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã góp phần phát triển các hình thái kinh tế hộ, hợp tác,
trang trại, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ....Các cấp Hội đã xây dựng
chương trình hành động, cùng cán bộ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các
9
đoàn thể xây dựng các quy ước, hương ước làng văn hóa, Quy chế dân chủ ở cơ sở,
động viên mọi người thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, góp phần xây
dựng cụm dân cư, thơn ấp, bản làng văn hóa, tích cực thực hiện cơng tác khuyến học
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tham gia tích cực vào phong trào "Tồn dân
đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Qua thực tế hoạt động của Hội
Người cao tuổi, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương
đánh giá Hội NCT là một đồn thể đơng hội viên, một lực lượng nội sinh quan trọng
của đất nước, có các hoạt động phong phú trên tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội,
góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an tồn xã hội từ cơ sở, tổ chức Hội thật sự là cầu nối giữa Đảng với
dân. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Hội NCT Việt Nam (2001), Ban Bí thư
Trung ương Đảng đã trao tặng Hội NCT Việt Nam bức trướng 18 chữ: "Tuổi cao chí
càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"[8]
Trong bài “Người cao tuổi Hịa Bình tham gia xóa đói, giảm nghèo” tác giả
cho thấy, bằng vốn kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy, người cao tuổi Hịa Bình đã
áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp
phần từng bước xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội.
Tồn tỉnh hiện có trên 36.300 người cao tuổi trực tiếp lao động, sản xuất trên các
lĩnh vực, trong đó có 3.360 người cao tuổi được công nhận là người cao tuổi làm
kinh tế giỏi; 10.112 người cao tuổi đạt khá, giàu. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất,
kinh doanh giỏi cho thu nhập từ 50300 triệu đồng/năm. Ngồi ra, người cao tuổi
Hịa Bình cũng tích cực tham gia nhiều phong trào trên địa bàn tỉnh như: Nêu gương
sáng trong xây dựng làng bản văn hóa, khu dân cư văn hóa; nêu gương sáng trong
cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững
mạnh... hưởng ứng phong trào thi đua người cao tuổi nêu gương sáng xây dựng con
người mới, gia đình hiếu học, khuyến tài, 100% cơ sở hội đều có Quỹ khuyến học.
Hiện có 9.313 hội viên người cao tuổi tích cực tham gia các hoạt động trong cơng
1
0
tác khuyến học, khuyến tài tại các trung tâm học tập cộng đồng, dịng họ, gia đình.".
[9]
Trong bài “45.700 người cao tuổi tham gia các phong trào thi đua phát triển
kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo" đã phản ứng phong trào thi đua phát triển kinh
tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo được đơng đảo hội viên người cao tuổi hưởng ứng
với trên 45.700 người cao tuổi tham gia. Các hội viên cũng tích cực vận động con
cháu, gia đình tự nguyện đóng góp 21.000 ngày cơng, hiến 97.000 m2 và trên 1,2 tỷ
đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.”[10]
Bài viết "Người cao tuổi phát huy vai trò trong các hoạt động "cho thấy hoạt
độnghiện nay, trên địa bàn huyện có trên 16 ngàn hội viên người cao tuổi (NCT), đạt
trên 90% so với NCT toàn huyện, đang sinh hoạt tại 138 Chi hội.
Hàng năm, các cấp Hội NCT đều chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp tốt với các
ban, ngành, đoàn thể trong các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe, khám chữa
bệnh, phịng chống tội phạm, xây dựng nơng thơn mới, bảo vệ mơi trường, cơng tác
thực hiện các chế độ, chính sách đối với NCT”[11]
Bài viết “Nhân rộng mơ hình câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau”đã cho
thấy hiệu quả của việc thành lập các câu lạc bộ dành cho NCT Kết quả nghiên cứu
đánh giá về tác động của CLB liên thế hệ tự giúp nhau của Viện Nghiên cứu Y - Xã
hội học (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho thấy, CLB là mơ
hình có tác động tồn diện tới người cao tuổi và cộng đồng. Cụ thể là: thành viên
được vay vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, có thể tăng 50% thu nhập sau ba
năm, góp phần giảm nghèo cho người cao tuổi và gia đình. Sức khỏe của thành viên
tốt lên do rèn luyện và có kiến thức tự chăm sóc. Đời sống tinh thần được nâng cao,
có cơ hội giao lưu, nâng cao nhận thức. Thúc đẩy sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau
giữa các thành viên, các thế hệ, giữa người khó khăn và khơng khó khăn; gắn kết
tình làng nghĩa xóm, thúc đẩy các phong trào tại cộng đồng và thực hiện tốt luật
pháp, chính sách về người cao tuổi.Hoạt động của CLB cịn làm thay đổi cách nhìn
1
1
về người cao tuổi, về sự đóng góp và phát huy nội lực của người cao tuổi; góp phần
làm tốt công tác người cao tuổi. Nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế cũng công
nhận CLB liên thế hệ tự giúp nhau là mơ hình có tính nhân văn cao, hỗ trợ tồn diện
người cao tuổi và có hiệu quả nhất, tạo điều kiện hỗ trợ người cao tuổi nghèo, có
hồn cảnh khó khăn vươn lên thốt nghèo. [12]
Trong Báo cáo “Kết quả và những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện
chính sách, chế độ đối với người cao tuổi” đã chỉ ra những kết quả tích cực trong
đồi sống của ngườ cao tuổi như sau: “Hầu hết người cao tuổi đã tham gia xây dựng
hương ước, cụm dân cư văn hố, phịng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật
tự, an tồn xã hội, hồ giải tranh chấp, mâu thuẫn tại cộng đồng dân cư, khơi phục
truyền thống văn hố, truyền thụ kiến thức văn hố, xã hội, khoa học và cơng nghệ,
kỹ năng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ cụ thể đã:
+ Góp phần xây dựng chính sách, chương trình, cơng tác xã hội: Nhiều người
cao tuổi đã nghỉ hưu, nhưng còn sức khoẻ đã tham gia tổ chức Đảng, đồn thể, chính
quyền ở cấp xã, tổ thơn xóm. Năm 2007, có khoảng 60,25% người cao tuổi tham gia
các hoạt động phát triển cộng đồng; 3,68% tham gia công tác ở cấp thôn, tổ dân phố
(chủ yếu ở tuổi 60-70 tuổi); 4,14% tham gia tổ hoà giải; 2,43% tham gia tổ an ninh
nhân dân; gần 80% tham gia Hội người cao tuổi và các tổ chức đoàn thể; 4,79% là
thành viên các câu lạc bộ; 30% người cao tuổi được xin ý kiến về các chương trình,
chính sách và dự án ở cơ sở”
Trong luận văn “Sắp xếp đời sống gia đình của người cao tuổi tại Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay” tác giả Nguyễn Thị Thanh Tùng viết vào năm 2010 đã phác
họa được thực trạng đời sống của người cao tuổi tại TP.HCM hiện nay. Nêu lên cách
sắp xếp đời sống gia đình và sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội tới
các kiểu sắp xếp đời sống gia đình của người cao tuổi. So với người cao tuổi trong
các tỉnh thành cả nước, nhất là người cao tuổi ở nông thôn, đời sống vật chất của các
cụ tại TP. HCM có sự vượt trội đáng kể. Qua kết quả phân tích trong luận văn cho
1
2
thấy, so với năm năm trước đây, mức sống của người cao tuổi đã có sự cải thiện
đáng kể. Hầu hết người cao tuổi đều độc lập về kinh tế dựa trên tiền lương hưu, lao
động hiện tại hoặc các nguồn thu khác (cho thuê nhà, bán đất đai,... ). Bên cạnh đó
cũng có một thực tế hiện đang diễn ra: những người cao tuổi trước đây là công nhân
viên Nhà nước hoặc có mức sống cao, hiện tại có cuộc sống ổn định, con cái lại
được đầu tư ăn học, trưởng thành có nghề nghiệp và thu nhập, đủ sức lo cho bố mẹ.
Trong khi đó, người cao tuổi trước đây là nông dân, lao động tự do, làm thuê,... hiện
tại cuộc sống khó khăn, đa số con cái lại không được học hành tới nơi tới chốn, nghề
nghiệp khơng ổn định, cuộc sống tiếp tục khó khăn, khơng thể chăm lo cho bố mẹ.
Những biến đổi trong đời sống gia đình liên quan đến các biến đổi xã hội. Mối quan
hệ giữa bố mẹ và con cái đang ngày càng lỏng lẻo. Quan điểm sống của người cao
tuổi và giới trẻ ngày càng nới rộng khoảng cách. Nếu như ở nơng thơn, mối quan hệ
hàng xóm, láng giềng mang tính mở, thì ở đơ thị, mối quan hệ này ngày càng bị thu
hẹp.
Người cao tuổi ở đô thị, ngồi các mối quan hệ trong gia đình cịn có mối
quan hệ với đồng nghiệp hoặc bạn bè ở các đồn thể, câu lạc bộ mà mình tham gia.
Nếu trong đời sống vật chất, mức sống của các cụ ở nội thành cao hơn ngoại thành
thì trong đời sống tinh thần, mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm láng
giềng của các cụ ở ngoại thành lại chặt chẽ hơn. Người cao tuổi hiện nay đa số sắp
xếp đời sống gia đình trong một hộ gia đình mở rộng (gồm vợ/ chồng, con và cháu).
Hầu hết các cụ đang sống cùng con trai, trong đó phần lớn là con trai trưởng. Tuy
nhiên cũng khơng ít người cao tuổi hiện có các hình thức sắp xếp đời sống gia đình
khác như sống riêng (sống một mình, sống với vợ/chồng), sống cùng với cháu, sống
với họ hàng, bạn bè, hàng xóm hoặc nương nhờ các tổ chức tơn giáo, trung tâm bảo
trợ. Đối với người cao tuổi có sự độc lập về kinh tế thì họ có khả năng lựa chọn bất
kỳ một hình thức sắp xếp nào mà mình thích. Cịn đối với người cao tuổi khơng có
thu nhập, thu nhập không ổn định, đa phần họ sống phụ thuộc vào con hoặc sự giúp
1
3
đỡ từ bên ngoài (họ hàng, bạn bè, các tổ chức xã hội). Tác giả Nguyễn Thị Thanh
Tùng cũng đã đưa ra hai nền văn hóa lớn ảnh hưởng rõ nét tới sắp xếp đời sống gia
đình của người cao tuổi đó là nền văn hóa Đơng Á (Ba mẹ thường sống chung với
con trai - nhất là người con trai trưởng, thường ở miền Bắc) và nền văn hóa Đơng
Nam Á (chính yếu tố văn hóa này khiến cho tỷ lệ người cao tuổi sống với một người
con trai bất kỳ và sống với con gái tăng dần). Từ những yếu tố nêu ra, tác giả đã đưa
ra những khuyến nghị như nên củng cố, tăng cường các mối quan hệ họ hàng, dòng
họ bằng các hoạt động như xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài... mà người cao
tuổi có thể trực tiếp tham gia bằng cách đóng góp tiền bạc và cơng sức, khuyến
khích người cao tuổi tham gia vào các câu lạc bộ sinh hoạt (nhất là các cụ bà và các
cụ không phải là công nhân viên chức nghỉ hưu), cẩn mở các dịch vụ chăm sóc y tế
dành cho những người cao tuổi.nhằm bảo đảm cho người cao tuổi một cuộc sống tốt
nhất dưới ảnh hưởng của sự thay đổi kinh tế, văn hóa và xã hội hiện nay.
Trong trang mục “Chúng tơi có ý kiến” của báo tuổi trẻ ngày 10/03/2018 với
đầu đề “Về hưu rồi làm gì” Tiến sỹ Võ Đình Trí có bài viết nói về những hoạt động
của người về hưu ở nước ngoài với câu hỏi “Sắp tới về hưu anh/chị làm gì” Hầu hết
những người được hỏi ở Pháp đều có câu trả lời gắn với một dự án cá nhân của mình
được chuẩn bị từ 1-2 năm trước. Đó có thể là tham gia thường xuyên hơn ở một hay
vài hội đồn (ở Pháp có 73.000 hội đồn theo Luật hội đồn 1901), theo học một
chương trình nào đó, hay tham gia các dự án thiện nguyện với chun mơn của
mình.
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy ở tuổi hưu, nếu không tiếp tục tương tác với
cộng đồng có những hoạt động trí óc (đọc, suy nghỉ, giải quyết vấn đề, viết .) thì trí
nhớ, sự minh mẫn, hay thậm chí sức khỏe sẽ giảm sút nhanh chóng. Chính vì vậy,
các hội đồn, các dự án thiện nguyện hay các chương trình học suốt đời gắn với
chun mơn và sở thích của người về hưu là hết sức quan trọng và cần thiết.
1
4
Ở những nước phát triển các hội đồn, cơng tác xã hội hay các dự án thiện
nguyện phù hợp với độ tuổi, chun mơn và sở thích của người về hưu rất phổ biến.
Người thích cơng việc giảng dạy có thể tham gia các chương trình giảng dạy, đào tạo
cho cộng đồng nơi mình ở hay vùng lân cận. Người có chun mơn kỷ thuật, luật sư,
bác sĩ, các ngành khoa học xã hội khác có thể tham gia các dự án thiện nguyện ở các
vùng, các nước kém phát triển, hay viết để chia sẽ với cộng đồng. Chẳng hạn như tơi
có biết một nhóm các bác sĩ, dược sĩ gốc Việt ở Pháp và bạn bè người Pháp của họ
từ nhiều năm nay có các thiện nguyện ở Việt Nam, trong đó nhiều người đã về hưu.
Nhiều trường đại học ở những nước này cũng có các chương trình đào tạo
riêng cho người về hưu. Có những người trước đây vì lý do nào đó khơng theo được
chương trình đại học, giờ ở tuổi về hưu, họ có thể theo học một chương trình mà
mình u thích, khơng chỉ tốt về mặt trí tuệ, sức khỏe, mà cịn là một nguồn động
viên lớn lao cho con cháu của họ. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của
Internet, các chương trình học trực tuyến cũng phù hợp cho người về hưu để phát
triển một kiến thức hay kỷ năng mới, hoặc học thêm một lĩnh vực nghệ thuật như vẽ
tranh, điêu khắc, tạc tượng, sáng tác...
Trong khi đó, ở các đơ thị của Việt Nam, người về hưu dường như có rất ít sự
lựa chọn các hoạt động cho tuổi hưu của mình. Nhiều người về hưu khơng biết làm
gì ngoại trừ việc tập thể dục hằng ngày, làm việc nhà, giữ cháu, thỉnh thoảng đi du
lịch.
Điều này có nguyên nhân từ việc ở Việt Nam rất thiếu mơi trường để người
về hưu có thể tiếp tục làm việc, học tập, đóng góp cho cộng đồng. Hệ thống các thư
viện cơng cộng các cơ sở văn hóa nghệ thuật có chức năng đào tạo liên tục, phù hợp
với người cao tuổi là rất hiếm, ngay cả ở các thành phố lớn. Các câu lạc bộ hưu trí
có nhiều nhưng hoạt động lại khơng mang tính chun biệt như các hội có chung
một mục đích tơn chỉ, do vậy mức độ hấp dẫn khơng cao. Các chương trình, dự án
1
5
thiện nguyện của cộng động phần lớn tập trung vào vật chất với việc trao tặng, nên
cũng chưa chú ý nhiều đến việc
khai thác kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của những người về hưu vào các dự án
cộng đồng...
Người về hưu chắc khơng ai muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình và
cộng đồng. Vì vậy, xã hội và cộng động cần tạo những điều kiện tốt nhất có thể,
thơng qua các chương trình hoạt động cụ thể để họ có thể tiếp tục hoạt động, học
tập, đóng góp cho xã hội. Có như vậy, người về hưu mới có thề sống vui, sống có
ích cho đoạn đường sau của cuộc đời họ.
Theo tác phẩm “Tiếp cận văn hóa người cao tuổi” của Tiến sĩ Nguyễn
Phương Lan: “Người cao tuổi chuyển đổi từ mơi trường hoạt động tích cực sang
mơi trường nghĩ ngơi hồn tồn. Với thời gian rỗi qua nhiều trong khi sức khỏe
ngày càng kém đi đã khiến cho họ rơi vào trạng thái tâm lí cơ lập vớ thế giới xung
quanh, địi hỏi cần có nhu cầu giao tiếp mãnh liệt. Do kinh nghiệm sống của các cụ
nhiều khi hơn lớp trẻ, được tiếp xúc với nhiều nên văn hóa mang tính truyền thống.
Khác với lớp trẻ văn hóa của người cao tuổi khơng chỉ có đơn thuần là giao tiếp xã
hội mà mang tính truyền thống với ba loại giao tiếp cơ bản:
Giao tiếp với tự nhiên, với thế giới xung quanh.
Giao tiếp với thần linh, lực lượng siêu nhiên.
Giao tiếp với xã hội, con người ’’.
Tác giả đã nhận định đối với các cụ trong đời sống hiện nay thì nhu cầu giao
tiếp xã hội, với con người ta là quan trọng nhất. Vì khi về tuổi già họ ln có xu
hướng mặc cảm bản thân, chán nản, hay giận dỗi không kiềm nén được cảm xúc bản
thân. do đó ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa mọi người xung quanh. Dựa
trên đặc điểm này ta có thề tìm ra các biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng giao
tiếp theo chiều hướng tốt nhất.
1
6