Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đặc điểm phương ngữ thể hiện trong thành ngữ, tục ngữ nghệ tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.01 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-------------

TRẦN THỊ HƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG NGỮ THỂ HIỆN TRONG THÀNH
NGỮ, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/ 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-------------

ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG NGỮ THỂ HIỆN TRONG
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS Lê Đức Luận

Người thực hiện:


TRẦN THỊ HƯƠNG
(Khóa 2011 – 2015)

Đà Nẵng, tháng 5/ 2015


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan rằng:
Cơng trình này do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Phó giáo sư,
tiến sĩ Lê Đức Luận.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong cơng trình
này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015.
Ký tên

Trần Thị Hương


Lời cảm ơn
Xin trân trọng cảm ơn:
PGS.TS Lê Đức Luận đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện luận văn.
Thầy cơ giáo khoa Ngữ văn, các cán bộ thư viện trường Đại học Sư
Phạm – Đại học Đà Nẵng đã giúp tơi trong q trình nghiên cứu và thu thập
tài liệu.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Hương



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
5. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 4
1.1. Đôi nét về vùng đất và con người Nghệ Tĩnh ........................................ 4
1.1.1. Lịch sử vùng đất Nghệ Tĩnh.................................................................... 4
1.1.2. Diện mạo Nghệ Tĩnh qua một số bình diện văn hóa .............................. 6
1.1.3. Đặc điểm về con người Nghệ Tĩnh ......................................................... 8
1.2. Khái quát về thành ngữ, tục ngữ .......................................................... 11
1.2.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ ............................................................... 11
1.2.2. Đặc điểm của thành ngữ, tục ngữ.......................................................... 12
1.2.3. Khái niệm phương ngữ và phương ngữ Nghệ Tĩnh .............................. 13
1.2.3.1. Khái niệm phương ngữ ...................................................................... 13
1.2.3.2. Khái niệm phương ngữ Nghệ Tĩnh .................................................... 14
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG NGỮ NGHỆ TĨNH TRONG
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ ........................................................................... 16
2.1. Đặc điểm của phương ngữ Nghệ Tĩnh xét về mặt ngữ âm ................. 16
2.1.1. Âm vị đoạn tính ..................................................................................... 16
2.1.1.1. Âm đầu .............................................................................................. 16
2.1.1.2. Âm chính ............................................................................................ 20
2.1.1.3. Âm cuối .............................................................................................. 24


2.1.2. Âm vị siêu đoạn tính ............................................................................. 27

2.1.2.1. Thanh ngã thành thanh nặng .............................................................. 27
2.1.2.2. Thanh huyền thành thanh không ........................................................ 28
2.2. Đặc điểm của phương ngữ Nghệ Tĩnh xét về từ vựng ........................ 28
2.2.1. Từ đơn nghĩa ......................................................................................... 28
2.2.2. Từ đa nghĩa............................................................................................ 30
CHƯƠNG 3. Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT CỦA PHƯƠNG NGỮ NGHỆ TĨNH
TRONG TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ............................................................ 33
3.1. Biểu đạt về vùng đất và con người Nghệ Tĩnh .................................... 33
3.1.1. Vùng đất ................................................................................................ 33
3.1.2. Con người .............................................................................................. 34
3.2. Biểu đạt về cách nói năng, lối sống và phong tục tập quán ............... 39
3.2.1. Biểu đạt về cách nói năng ..................................................................... 39
3.2.2. Biểu đạt về lối sống và phong tục tập quán .......................................... 39
KẾT LUẬN .................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vơ...
Chắc hẳn ai cũng biết rằng vùng đất Nghệ Tĩnh khơng chỉ có “non
xanh, nước biếc”, mà còn được gọi là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền
thống văn hóa, lịch sử. Nơi đâu đã có biết bao người anh hùng, biết bao nhà
văn lớn của dân tộc được sinh ra, lớn lên, được vun đắp bằng những câu hát
ví, hát giặm, tiêu biểu như Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần
Phú, Nguyễn Cơng Trứ....

Vốn không được thiên nhiên ưu ái nhiều, người Nghệ Tĩnh bao đời
chịu thương chịu khó, phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn nhưng tâm hồn
con người vẫn ln vui vẻ lạc quan. Người Nghệ Tĩnh đã sáng tác ra những
câu hát ví, hát giặm để giúp cho tâm hồn được thảnh thơi sau những giờ lao
động vất vả hay để hát với nhau trong những ngày hội. Người dân xứ Nghệ
cịn biết khắc phục hồn cảnh bằng cách sáng tạo ra thành ngữ, tục ngữ nhằm
ghi lại những kinh nghiệm quý báu để lưu giữ cho đời sau. Thành ngữ, tục
ngữ đối với kho tàng văn học dân gian Việt Nam dường như đã quá thân
thuộc. Tuy nhiên điểm khác của người Nghệ chính là dùng ngơn ngữ của địa
phương mình (phương ngữ) để sáng tác những câu thành ngữ, tục ngữ đó.
Điều này đã làm cho những câu thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh có những nét
rất riêng, rất độc đáo mà hiếm khi có thể nhầm lẫn với bất cứ vùng phương
ngữ nào khác.
Nghiên cứu đề tài “Đặc điểm phương ngữ thể hiện trong thành ngữ, tục
ngữ Nghệ Tĩnh” cũng chính là nghiên cứu văn hóa xứ Nghệ trên bình diện
ngơn ngữ để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ của con người nơi đây. Bên cạnh đó,


2
với lòng yêu quê hương, yêu mảnh đất xứ Nghệ tha thiết, nghiên cứu đề tài
này cũng là một cách để người nghiên cứu thể hiện tấm lịng ấy, đóng góp
một chút cơng sức nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Nghệ Tĩnh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu “ Đặc điểm phương ngữ thể hiện trong thành ngữ, tục ngữ
Nghệ Tĩnh”, chính là nghiên cứu nét riêng, nét độc đáo trong ngôn ngữ của
người dân nơi đây. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về phương ngữ
trung cũng như nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ nhưng vẫn chưa có ai thật
sự nghiên cứu một cách cụ thể, có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu
sau:
Nguyễn Nhã Bản trong cuốn “Bản sắc văn hóa của người Nghệ

Tĩnh”(2001) đã đánh giá phương ngữ trong sự phát triển của tiếng Việt. Cũng
trong cuốn sách này, Nguyễn Nhã Bản đã nêu rõ đặc trưng văn hóa của người
Nghệ qua giọng Nghệ cũng như sự khác biệt trong cách phát âm của từng
vùng đất ở Nghệ Tĩnh.
Nguyễn Nhã Bản trong “Từ điển phương ngữ Nghệ - Tĩnh”(2005) đã
thống kê tương đối đầy đủ các từ địa phương ở Nghệ Tĩnh, đa số các từ đều
được tác giả lấy ví dụ minh họa rất cụ thể để giúp người đọc có thể hiểu một
cách cặn kẽ.
Hồng Thị Châu trong cuốn “Phương ngữ học tiếng Việt”(2004) đi vào
phân chia tiếng Việt thành ba vùng là phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung,
phương ngữ Nam và nghiên cứu đặc điểm của ba vùng phương ngữ ấy trên
các mặt như cấu trúc âm tiết, âm đệm, hệ thống phụ âm đầu và các biến thể,
vần, các khuynh hướng chính của sự chuyển hóa nguyên âm và phụ âm cuối.
Bên cạnh đó, tác giả còn nêu ra “một vài con số thống kê” những từ địa
phương được sử dụng trong một số tác phẩm văn học trước và sau Cách mạng


3
tháng Tám. Từ đó kết luận rằng phương ngữ, thổ ngữ là tấm gương phản ánh
quá trình phát triển của dân tộc.
Đặng Thanh Hòa trong cuốn “Từ điển phương ngữ tiếng Việt”(2005)
đã thống kê khá nhiều “từ ngữ có tính chất địa phương thường gặp của ba
vùng Bắc, Trung, Nam”, cung cấp cho người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về
các phương diện của tiếng Việt, tạo cơ sở tham khảo cho những ai muốn tìm
hiểu sâu sắc hơn về phương ngữ Tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: Từ địa phương trong thành ngữ, tục ngữ Nghệ
Tĩnh
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu “Từ địa phương trong thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh” được
khảo sát trong cuốn Từ điển thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh (2002), Nxb Nghệ
An, Vinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp so sánh, đối chiếu
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung được
chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Đặc điểm của phương ngữ Nghệ tĩnh trong thành ngữ, tục ngữ
Chương 3: Ý nghĩa biểu đạt của phương ngữ Nghệ Tĩnh trong thành ngữ,
tục ngữ.


4

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Đôi nét về vùng đất và con người Nghệ Tĩnh
1.1.1. Lịch sử vùng đất Nghệ Tĩnh
Nghệ Tĩnh là vùng đất có từ lịch sử lâu đời, bắt đầu từ thời Hùng
Vương dựng nước đã là 2 trong 15 bộ của nước Văn Lang, có tên là Bộ Hồi
Hoan và bộ Cửu Đức. Đến thời Thục An Dương Vương, nước Âu Lạc kéo dài
về phía Nam đến dãy Hồnh Sơn (đèo Ngang). Vào năm 179 trước công
nguyên, Triệu Đà chiếm nước Âu Lạc và chia thành hai quận là Cửu Chân và
Giao Chỉ, trong đó quận Giao Chỉ bao gồm các tỉnh phía Bắc nước ta ngày
nay và quận Cửu Chân bao gồm vùng đất Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh. Đến năm

111 trước cơng ngun, Hán Vũ Đế sai quân đánh Nam Việt và chia Nam
Việt thành chín quận, trong đó ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thuộc
nước ta. Quận Giao Chỉ gồm có mười huyện và quận Cửu Chân có bảy huyện,
trong bảy huyện của Cửu Chân thì huyện Hàm Hoan là huyện lớn nhất, tương
đương với vùng Nghệ Tĩnh. Cuối thế kỷ II đến thế kỷ III, triều đình Đơng
Hán tan rã, Trung Quốc rơi vào tình cảnh hỗn chiến thời Tam Quốc (Ngụy,
Thục, Ngô). Nhà Ngô tách quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam
lập thành Giao Châu, lấy Long Biên làm châu lị. Năm 271 nhà Ngô lại tách
hẳn bộ phận phía nam quận Cửu Chân, ngang với Hàm Hoan cũ, đặt thành
quận Cửu Đức, quận Cửu Đức bao gồm đất đai khắp Nghệ Tĩnh ngày nay.
Năm 280, nhà Tấn cho mở rộng quận Cửu Đức, đổi huyện Dương Thành làm
Dương Toại, cắt một phần đất huyện Dương Toại lập thành huyện Phố
Dương, đặt thêm huyện Nam Lăng và Đô Giao tương đương với vùng Nghi


5
Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà. Đến 470, nhà Tống tách Hợp Phố
sát nhập vào nội địa Trung Quốc, vùng Nghệ Tĩnh vẫn mang tên Cửu Đức,
song thay đổi một số huyện trong quận. Nhà Tống đặt thêm huyện Tống Thái,
Tống Xương, Hi Bình và gộp huyện Dương Toại vào với huyện Phố Dương.
Sau khi lên thay nhà Tống, nhà tề đã bỏ huyện Tống Thái, Tống Xương và Hi
Bình. Đến năm 523, nhà Lương chia Giao Châu cũ ra làm thành nhiều châu
huyện mới, đổi Cửu Chân thành Ái Châu và Cửu Đức thành Đức Châu. Năm
607, vua Tùy bỏ các châu cũ và đặt lại thành các châu quận. Giao Châu chia
ra làm bảy quận, trong đó quận Nhật Nam gồm tám huyện thì Cửu Đức tương
đương với Nghệ An, Kim Ninh, Năm Lãng, Phúc Lộc tương đương với Hà
Tĩnh. Đến năm 618, nhà Đường thay nhà Tùy tiếp tục đô hộ nước ta, các quận
lại được đổi thành các châu như cũ. Vào năm 622, nhà Đường đổi Giao Châu
làm An Nam tổng quản lĩnh mười châu. Nhật Nam được đổi tên thành Đức
Châu, năm 627, đổi Đức Châu thành Hoan Châu. Năm 679, nhà Đường đặt

An Nam đô hộ phủ gồm 12 châu, 59 huyện và 41 châu. Vùng Nghệ Tĩnh lúc
đó gồm hai châu là Diễn Châu và Hoan Châu. Năm 938, Ngô Quyền chiến
thắng quân Nam Hán, đã mở ra trang sử mới cho đất nước ta, bắt đầu từ thời
Tiền Lê, Lê Hoàn đã chia nước ta thành các lộ, phủ, châu. Nghệ Tĩnh lúc bấy
giờ là Hoan Châu và Diễn Châu, sau đó Lê Hồn lại cắt một phần đất của
Hoan Châu lập ra châu Thạch Hà. Đến đời nhà Lý, Nghệ An, Thanh Hóa
được gọi là “trại”. Năm 1010, nhà Lý chia nước ra thành các lộ thì Diễn Châu
và Hoan Châu là hai lộ. Năm 1025, Lý Thái Tổ lập ra trại Định Phiên ở biên
giới Châu Hoan, châu Thạch Hà được đổi sang làm huyện. Năm 1036, Lý
Thái Tông đổi Hoan Châu thành châu Nghệ An, đến năm 1101, Lý Nhân
Tông nâng châu Nghệ An thành phủ Nghệ An. Năm 1225, nhà Trần tiếp quản
việc trị vì đất nước của nhà Lý, năm 1231 nhà Trần đổi trại Định Phiên thành
châu Nhật Nam, đến nửa sau thể kỷ XIV, nhà Trần lại đổi Nghệ An làm trấn,


6
năm 1375, trấn Nghệ An được thành ba lộ đó là Nghệ An bắc, Nghệ An trung
và Nghệ An nam và khơng lâu sau đó Nghệ An lại trở về là trấn Nghệ An.
Vào năm 1397, Nghệ An được đổi làm trấn Lâm An, phủ Diễn Châu thành
trấn Vọng Giang, ít lâu sau Hồ Quý Ly đổi phủ Diễn Châu thành phủ Linh
Nguyên. Tháng 4 năm 1407 nhà Minh đổi nước làm quận Giao Chỉ, dưới
quận có các phủ, châu, huyện. Nước ta được chia làm 15 phủ và Nghệ Tĩnh có
hai phủ là Diễn Châu và Nghệ An. Năm 1417, quân Minh tách Quỳ Châu
trong phủ Diễn Châu sát nhập vào phủ Thanh Hoa, phủ Diễn Châu còn lại hai
huyện là Phù Lưu và Quỳnh Lâm. Đến 1428, sau khi thống nhất đất nước, Lê
Lợi chia nước ta ra làm 5 đạo là Nam đạo, Bắc đạo, Đông đạo, Tây đạo, Hải
Tây đạo, trong đó Nghệ An và Diễn Châu thuộc đạo Hải Tây. Năm 1469, Lê
Thánh Tông cho Châu Hoan và Châu Diễn hợp làm thừa tuyên Nghệ An gồm
9 phủ, 25 huyện, 2 châu. Thời vua Minh Mệnh, chia cả nước lại thành 29 tỉnh,
dưới các tỉnh là các phủ, huyện, châu, tổng và xã. Năm Minh Mệnh thứ 12,

nhà Nguyễn cắt hai phủ Đức Thọ và Hà Hoa của Nghệ An lập thành tỉnh mới
là Hà Tĩnh. Đến 1852, vua Tự Đức lại bỏ phủ Hà Tĩnh, đem Đức Thọ nhập
vào Nghệ An và lấy phủ Hà Hoa làm thành đạo Hà Tĩnh gồm 3 huyện: Thạch
Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Năm 1875, vua Tự Đức lại lập lại tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1976, Nghệ An và Hà Tĩnh được gộp lại thành tỉnh lớn Nghệ Tĩnh. Đến
1991, Nghệ An và Hà Tĩnh lại được tách ra và tồn tại cho đến ngày nay.[3, tr. ]
Là vùng đất có lịch sử lâu đời và chứng kiến bao biến động của lịch sử,
xứ Nghệ vẫn hiên ngang, anh hùng và lưu giữ biết bao giá trị văn hóa, trong
đó có ngơn ngữ. Sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền không làm mất đi
bản sắc riêng mà trái lại cịn tơ đậm thêm cho ngơn ngữ nơi đây trở thành một
nét riêng, nét độc đáo tồn tại đến ngày nay.
1.1.2. Diện mạo Nghệ Tĩnh qua một số bình diện văn hóa


7
Nghệ Tĩnh là một trong những vùng đất còn lưu giữ được rất nhiều
truyền thống văn hóa lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch, bao thay đổi
của đất nước nhưng người Nghệ vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể.
Mỗi năm ở vùng đất Nghệ Tĩnh có rất nhiều những lễ hội khác nhau
như lễ hội chùa Hương Tích, lễ hội Chiêu Trưng ở Lộc Hà, Hà Tĩnh, lễ hội
Cầu Ngư ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, hội đền Bà Hải, tại Kỳ Anh, …ở Nghệ An
có các lễ hội như lễ hội đền Nguyễn Xí, lễ hội đền Cng, lễ hội làng Sen, lễ
hội Mai Hắc Đế,…vv. Lễ hội là dịp để người dân xứ Nghệ nói riêng và người
dân cả nước nói chung bày tỏ lịng biết ơn, tưởng nhớ về cơng ơn của các vị
anh hùng đã hi sinh vì đất nước hay là dịp để người dân cầu mưa gió thuận
hịa cho việc làm ăn thuận lợi.
Văn hóa Nghệ Tĩnh còn thể hiện ở những làn điệu dân ca như hát ví,
hát dặm, lời ca ví dặm ngọt ngào sâu lắng thể hiện những nội dung rất phong
phú trong tâm hồn người Nghệ, đó là sự tơn trọng, biết ơn đối với bậc sinh

thành, là sự ca ngợi lòng chung thủy trong tình u, đó cịn là cách ứng xử
giữa con người với con người trong sinh hoạt đời thường. Ví dặm là nét văn
hóa trong những hội làng xưa được bảo tồn và phát triển đến ngày nay, là nét
tự hào của mỗi người dân xứ Nghệ.
Nói đến văn hóa khơng thể khơng nhắc đến văn hóa ẩm thực của người
Nghệ. Tuy rằng nơi đây khơng có sự tỉ mỉ hay những món ăn đặc sắc như ở
miền Bắc nhưng ẩm thực vẫn là một nét đáng chú ý. Người xứ Nghệ vẫn quen
ăn những món giản dị như tương, nhút, dưa, cà,… Với riêng món nhút, người
Nghệ có vơ số thực phẩm có thể làm ra các loại như nhút hoa chuối, nhút
măng tươi, nhút tổng hợp, nhút xơ mít, nhút rau muống,…mà mỗi loại đều có
vị ngon rất riêng, rất hấp dẫn.


8
Tuy ngày thường rất giản dị nhưng những ngày lễ tết, người Nghệ ln
có thói quen bày biện mâm cao cỗ đầy và trong bữa ăn ngày tết ấm áp đó
khơng thể thiếu đi món dưa hành, dưa hành ngồi khiến cho bữa ăn ngày tết
khơng bị ngán thì đó cịn như lời nhắc nhở người dân Nghệ Tĩnh khơng được
quên đi những lúc đắng cay, vất vả, quên đi những nhọc nhằn để biết quý
trọng niềm vui hiện tại.
Nơi đây còn nổi tiếng với đặc sản kẹo cu đơ. Kẹo cu đơ là sự hòa trộn
của đường và lạc (đậu phộng) tạo nên hương vị rất riêng, đặc biệt khi mùa
đông về ngồi nhâm nhi kẹo cu đơ với chén chè xanh thơm phức:
“Chè xanh thêm chút gừng cay
Cu đơ Hà Tĩnh làm say lòng người”
Dư vị mà ẩm thực xứ Nghệ để lại cho cho ai đã từng thử qua vị đặm đà
của tương, của cà, vị ngọt của kẹo Cu đơ ắt hắn sẽ lưu luyến mãi không quên.
1.1.3. Đặc điểm về con người Nghệ Tĩnh
Vốn không được thiên nhiêu ưu ái, khí hậu hai mùa lại có sự khác biệt
vơ cùng rõ rệt khi mùa hè rất nóng và mùa đơng rất lạnh và điều này đã ảnh

hưởng không nhỏ đến đặc điểm con người xứ Nghệ. Người dân xứ nghệ nổi
lên với một số đặc điểm như sau:
Đặc điểm đầu tiên của người dân xứ Nghệ đó chính là sự cần cù, chịu
khó. Quanh năm phải đối mặt với sự khắc nghiệt của khí hậu, nắng nhiều,
mưa nhiều và bão cũng nhiều khiến cuộc sống của người dân nơi đây vơ cùng
khó khăn. Tuy nhiên sự khắc nghiệt của khí hậu lại càng rèn luyện thêm ý chí
kiên cường cho họ. Dù ở bất cứ hồn cảnh nào cũng ln vượt lên và đặc biệt
hơn đó chính là tinh thần lạc quan, u đời. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã
khiến cho người dân xứ Nghệ biết chắt chiu từng hạt gạo, biết quý trọng từng
hạt mồ hôi, sự cần kiệm đã trở thành đức tính của mỗi con người nơi đây.
Những người khơng hiểu sẽ nghĩ rằng người Nghệ bủn xỉn, keo kiệt, tằn tiện


9
đến mức “cá gỗ”, tuy nhiên phải sống ở đất Nghệ mới biết, mới cảm nhận
được hết bao đắng cay, chua xót mà người Nghệ trải qua từng ngày.
Nói đến con người xứ Nghệ, chúng ta không thể không nhớ đến nơi đây
chính là cái nơi sinh ra bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc:
Non nước châu Hoan đẹp tuyệt vời
Sinh ra trung nghĩa biết bao người
Thơ vịnh gươm rồng đầy khí tiết
Sở truyền bảng hổ lắm anh tài…
(Nguyễn Xn Ơn)
Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại đem lại độc lập tự do cho
dân tộc, đó là cụ Phan Bội Châu với tấm lịng u nước thương nịi, ln tìm
cách đưa dân ta thốt khỏi xiềng xích. Đó là tổng bí thư Trần Phú, người bí
thư tài giỏi, sáng suốt hay anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng, đã chiến đấu hết
mình vì độc lập dân tộc,…Mỗi chặng đường dân tộc đi qua đều gắn với
những tên tuổi và cả những chiến sĩ không biết tên của người xứ Nghệ, họ đã
chiến đấu cùng đội, đã hi sinh thân mình cho cuộc sống chúng ta ngày hơm

nay. Đó chính là đức tính kiên cường bất khuất của người dân Nghệ Tĩnh. Sự
kiên cường bất khuất khơng chỉ được thể hiện trong thời kì chiến tranh:
Cảnh sơng Lam trên bến dưới đị
Thuyền bè qua lại tiếng hị rền vang
Thằng tây đưa lính về làng
Ta rệt một trận chạy sang cầu Trù
(Ca dao Nghệ Tĩnh)
Hay:
Chặt tay năm ngón mà chưa
Chớ trêu quân Nghệ Tĩnh hắn muối dưa đi giừ
(Ca dao Nghệ Tĩnh)


10
Ngay cả trong cuộc sống hịa bình hơm nay đức tính ấy vẫn tồn tại
trong mỗi con người Nghệ. Sống trong vùng có khí hậu khắc nghiệt, khơng
chỉ cần có sự cần cù chịu khó mà cịn phải có sự kiên cường. Mỗi năm không
biết bao nhiêu cơn bão đia qua, gây thiệt hại rất nhiều cho người dân Nghệ
Tĩnh, khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng khơng vì thế mà nản lòng, người
Nghệ vẫn ngày ngày cần cù làm việc và ngày hơm nay chúng ta đã có thể
chứng kiến xứ Nghệ đang thay đổi từng ngày, đang dần cởi đi chiếc áo tơi
rách nát để thay vào đó một diện mạo mới, khang trang hơn, tươi đẹp hơn bởi
họ kiên cường bất khuất, họ đón nhận sự khắc nghiệt của tự nhiên và tìm cách
khắc phục nó, họ biết tìm ra những loại cây trồng, những biện pháp canh tác
phù hợp với điều kiện tự nhiên. Sự kiên cường bất khuất, cần cù chịu khó đã
dần đem đến những quả ngọt cho người xứ Nghệ.
Xứ Nghệ còn là vùng đất với truyền thống hiếu học, ca dao dân gian đã
từng ghi lại rằng:
“Kinh kỳ dệt gấm thêu hoa
Quỳnh Đôi tơ lụa thủ khoa ba đời”

“Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước họ này hết quan”
(Ca dao xứ Nghệ)
Hiểu được những khó khăn, vất vả của quê hương, con em xứ Nghệ
luôn ý thức được sự quan trọng của việc học, cố gắng phấn đấu vươn lên bằng
con đường khoa bảng:
“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa
Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà”.
“Con ơi mẹ dạy câu này
Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm
Làm người đói sạch rách thơm


11
Công danh là nợ nước non phải đền”.
(ca dao Nghệ Tĩnh)
Ở thời đại nào chúng ta cũng thấy được xứ Nghệ ln đóng góp cho đất
nước những anh tài, những người con ưu tú. Truyền thống hiếu học đó dường
như đã ăn sâu vào máu thịt và được truyền lại qua từng thế hệ cho đến ngày
hôm nay.
Bên cạnh những đức tính tốt đẹp ấy, người xứ Nghệ vẫn cịn tính xấu
như gia trưởng, tiết kiệm đến mức keo kiệt, bủn xỉn. Tuy nhiên, đó chỉ là ở
một số người, chúng ta phải cùng ăn, cùng ở, cùng giao lưu với người Nghệ
thì mới hiểu hết được con người họ, từ đó có cái nhìn chính xác nhất về con
người nơi đây.
1.2. Khái quát về thành ngữ, tục ngữ
1.2.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ
Về khái niệm thành ngữ, tục ngữ có nhiều ý kiến khác nhau. Theo cuốn
“Từ điển Tiếng Việt”, do Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng (2010) thì thành
ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà ý nghĩa của nó thường khơng thể

giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên, ví dụ: Đứng
mũi chịu sào, Mẹ trịn con vng,…vv. [16, tr. 1118]. Cịn tục ngữ là những
câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo
đức thực tiễn của nhân dân, ví dụ: Uống nước nhớ nguồn; Ác tắm thì ráo, sáo
tắm thì mưa,…vv. [16, tr. 1361].
Trong cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, nhà xuất bản
Văn hóa Thông tin (2010), tác giả Nguyễn Lân cho rằng thành ngữ là những
cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm, ví dụ: ba vng bảy trịn;
nằm sương gối đất,…vv. Cịn tục ngữ là những câu hồn chỉnh, hoặc một lời
phê phán, khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về


12
nhận thức tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: Đồng tiền liền khúc ruột; Trong nhà
chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay; Ở hiền gặp lành,…vv.[12, tr. 6].
Thành ngữ và tục ngữ đều là những câu nói ngắn gọn, cơ đọng, súc tích
mà nhân dân ta đã đúc kết từ những kinh nghiệm trong ứng xử, trong lối sống
và trong lao động sản xuất.
Như vậy “Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định, bền vững, có tính
ngun khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn trọn một ý, một nhận xét như tục
ngữ, mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hàm
súc. Ví dụ: Vui như mở cờ trong bụng; đen như cột nhà cháy; Đẹp như tiên;
Xấu như ma lem; Vắng ngắt như chùa Bà Đanh,…” [11, tr. 297]. Còn tục ngữ
là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh
nghiệm, tri thức dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, vần điệu,
hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền, ví dụ: Tre già măng mọc; Nói ngọt lọt tận xương;
Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ; Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng,…”[11,
tr. 377].
1.2.2. Đặc điểm của thành ngữ, tục ngữ
Về hình thức, thành ngữ chỉ là một cụm từ hay ngữ cố định. Còn tục

ngữ chủ yếu được làm theo hình thức ngắn gọn có vần hoặc không vần (đa số
là loại câu từ 4 đến 10 tiếng) nhưng cũng có những câu dài gồm 2 hoặc 3 vế
(từ 20 tiếng trở lên, có khi lên tới 20 tiếng). Tục ngữ dù ngắn hay dài thì mỗi
đơn vị tục ngữ cũng đều được gọi là câu chứ không gọi là bài.
Về nội dung, thành ngữ không diễn đạt được một ý nghĩa trọn vẹn, chỉ
nhằm nhấn mạnh ý nghĩa mà thơi. Ví dụ: “ba chìm bảy nổi” được nhấn mạnh
có nghĩa là vất vả, bấp bênh, tương đương với từ “lận đận”. “ Đẹp như tiên”
được nhấn mạnh có nghĩa rất đẹp. Cịn tục ngữ, nội dung của mỗi câu tục ngữ
đều diễn đạt trọn vẹn một ý, một kinh nghiệm, một tri thức,…nhằm giáo dục,


13
khuyên răn, truyền đạt kinh nghiệm cho con người trong các lĩnh vực như
giao tiếp, ứng xử, chăn ni,…Ví dụ:
“Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”.
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Về ngữ pháp, thành ngữ tương đương với một từ trong câu, nhưng là từ
đã được tô điểm và nhấn mạnh nghĩa bằng sự diễn đạt sinh động và có nghệ
thuật. Cịn tục ngữ là một câu ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, có hình ảnh,
dễ truyền đạt, mỗi câu tục ngữ là một mệnh đề hồn chỉnh. Bởi vậy có thể coi
tục ngữ là tác phẩm văn học, là một thể loại của văn học dân gian giống như
các thể loại khác.
1.2.3. Khái niệm phương ngữ và phương ngữ Nghệ Tĩnh
1.2.3.1. Khái niệm phương ngữ
Phương ngữ khơng chỉ có nhiều cách gọi khác nhau như tiếng địa
phương, phương ngôn mà đến khái niệm của nó cũng là một vấn đề rất phức
tạp. Đã có rất nhiều khái niệm của các tác giả khác nhau. Theo “Từ điển
Tiếng Việt” của Nhà xuất bản Đà Nẵng thì phương ngữ là “biến thể của một
ngơn ngữ được sử dụng theo địa phương hoặc theo tầng lớp xã hội”. Trong

cuốn “Từ điển tiếng địa phương Nghệ-Tĩnh”, Nguyễn Nhã Bản cũng đưa ra
khái niệm về phương ngữ như sau: “Từ địa phương là vốn từ cư trú ở một địa
phương cụ thể có sự khác biệt với ngơn ngữ văn hóa hoặc địa phương khác về
ngữ âm và ngữ nghĩa”. Nói đến phương ngữ chính là nói đến từ ngữ mà một
địa phương cụ thể sử dụng, ngôn ngữ đó tuy biểu đạt ý nghĩa giống với từ ngữ
tồn dân nhưng về ngữ âm lại có cách đọc hồn tồn khác. Phương ngữ của
mỗi vùng lại có những nét khác biệt, có những nét đặc sắc riêng khơng thể
nhầm lẫn.


14
Như vậy “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu
hiện của ngơn ngữ tồn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt
của nó so với ngơn ngữ tồn dân hay với một phương ngữ khác”. [6, tr. 29]
1.2.3.2. Khái niệm phương ngữ Nghệ Tĩnh
Tiếng Việt của chúng ta được chia thành ba vùng phương ngữ lớn:
Phương ngữ Bắc (gồm các tỉnh ở Bắc Bộ), phương ngữ Trung (bao gồm các
tỉnh Bắc Trung Bộ, từ Thanh hóa đến đèo Hải Vân) và phương ngữ Nam (từ
đèo Hải Vân đến miền cực nam của đất nước)[6, tr. 88]. Sự phân chia thành
ba vùng như trên là phù hợp với ý kiến chung của nhiều nhà nghiên cứu và
quan niệm của dân gian. Nếu như phương ngữ Bắc là phương ngữ cơ sở hình
thành nên ngôn ngữ văn học, phương ngữ Nam là phương ngữ mới được dần
hình thành trong vịng năm thế kỷ gần đây thì phương ngữ Trung lại là nơi
bảo lưu nhiều yếu tố cổ của Tiếng Việt, nơi có nhiều yếu tố cổ để có thể tìm
hiểu kỹ hơn về Tiếng Việt. Nghệ Tĩnh nằm trong khu vực Phương ngữ Trung.
Phương ngữ Nghệ Tĩnh là từ địa phương được sử dụng trong địa bàn
Nghệ Tĩnh có sự khác biệt với ngơn ngữ văn hóa hoặc địa phương khác về
ngữ âm và ngữ nghĩa.
Tiểu kết:
Tiếng Việt có nhiều vùng phương ngữ. Có nhiều quan điểm khác nhau

về việc phân chia các vùng phương ngữ nhưng quan điểm chia thành ba vùng
phương ngữ là tương đối thống nhất. Trong phương ngữ Trung lại có thể chia
thành hai vùng, phương ngữ Nghệ Tĩnh nằm vùng phương ngữ Bắc miền
Trung. Phương ngữ Nghệ Tĩnh vừa mang những đặc trưng của phương ngữ
Bắc miền Trung lại mang những nét đặc sắc riêng của vùng đất Nghệ Tĩnh.
Phương ngữ được đưa vào thành ngữ, tục ngữ lại làm cho thành ngữ, tục ngữ
xứ Nghệ có sự khác biệt mang sắc thái, đặc trưng cho vùng đất Nghệ Tĩnh
nhưng cũng có những đặc điểm chung với thành ngữ, tục ngữ Việt.


15


16
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG NGỮ NGHỆ TĨNH
TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
2.1. Đặc điểm của phương ngữ Nghệ Tĩnh xét về mặt ngữ âm
2.1.1. Âm vị đoạn tính
2.1.1.1. Âm đầu
Phương ngữ Nghệ Tĩnh có hệ thống phụ âm đầu khá phong phú, chỉ
thiếu phụ âm rung r, âm r ở đây khi phát âm không rung lưỡi mà chỉ vỗ vào
lưỡi, hoặc chưa chạm đến lưỡi, nên chỉ tạo ra một phụ âm xát uốn lưỡi z.
Phụ âm tiền ngạc ở vùng Nghệ Tĩnh khơng có những phụ âm như C, Z,
S như phụ âm tiền ngạc Bắc Bộ mà có thêm cấu âm quặt lưỡi, có nghĩa là lưỡi
uốn cong về phía dưới của đầu lưỡi tiếp xúc hoặc gần chạm ngạc: t, s, z. Sự
khác biệt với phụ âm tiền ngạc Bắc Bộ thể hiện ở chổ Z có giá trị chính tả
được ghi bằng gi, cịn z có giá trị chính tả ghi bằng r, ví dụ: trong trắng [tongm
tắng], rì rào [zì zàw] [6, tr. 137, 138].
Bên cạnh đó, phương ngữ Nghệ Tĩnh cịn có phụ âm bật hơi [ph] [kh],

ví dụ: phá phách [phá phéch], khó khăn [khó: khăn]. Thanh niên có khuynh
hướng phát âm thành phụ âm xát: [f]. [x] hay tắc xát [pf], [kx].[6, tr 138]
Trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, những phụ âm đứng đầu những từ như
da dẻ và gia đình đều được phát âm là [z].[6, tr. 139]
Đối chiếu hệ thống phụ âm đầu của phương ngữ Nghệ Tĩnh và ngôn
ngữ tồn dân, chúng tơi thấy được hệ thống phụ âm đầu của phương ngữ
Nghệ Tĩnh có rất nhiều biến thể, cụ thể như sau:
a. Biến đổi phụ âm đầu
-|l| - /ʈ/: lông – trồng:
Kê chớ lông tra (già)


17
Cà chớ lông non
-|ʈ| - /z/: tra – già, trùn – giun, trửa – giữa:
- Bày chó tra liếm cối.
- Tra hột đúc mau moọc (mọc).
- Tra ngài (người) mà khơng tra dại
- Tra ngay dày kén
- Tra rồi cịn đeo hoa trập trội
- Béo như trùn đụa.
- Ngồi chóc bóc như cóc ngậm trùn.
- Muốn ăn hoét phải đào trùn.
- Như cá trửa vời.
- Ruộng đồng, chồng trửa làng.
- Trửa mắt mà bắt không ra.
- Lấy chồng trửa làng bằng vàng treo trửa ngọ.
-|ʈ| - |c|: trự – chữ, trậm – chậm, tra – cha, chày – trày, truồng – chuồng,
triều – chiều, trùa – chùa:
- Cậu bụng trự khơng bằng mự bụng lịng.

- Trự được trự mất.
- Một rương vàng không bằng một nang trự.
- Bệnh gấp lành mau, đau lâu trậm khỏi.
- Con gấy (gái) mà lấy tra dòng
Như nước mắm cốt chấm lòng lợn siu (thiu).
- Dân chợ Cày, vắt cổ trày lấy nác (nước).
- Vác mỏ như mỏ trày đạp.
- Dợ (dỡ) nhà người ta về mần (làm) truồng lợn.
- Trật triều xiêu bóng.
- Ăn của trùa ngoọng mẹng (ngọng miệng).


18
-|c| - |ɲ|: chánh – nhánh:
Đui đầu chánh nè, què đầu lẻ (que) củi.
-|ʈ |- |ʐ |: trấn – rận, troi – ròi:
- Béo như trấn mấn (váy)
- Phéc (vạch) rọt (ruột) cho troi ruông.
-|ʈ |- |ş|: trọ – sọ , tráo – sáo, tràng – sàng:
- Đém trọ lọ đi, khơng ai ni cũng nậy.
- Nói như tráo sành.
- Ăn gấu nhớ kẻ đâm xay dần tràng.
-|ş| - |t’|: sưa – thưa:
- Phơi ló (lúa) nống sưa,chèo đị ngược động.
- Tràng sưa, sáo rách.
-|v| - |b|: bấp – vấp:
Có đi có bấp
-|k| - |k|: khăm – cắm, cịm – khom:
- Khăm đụa không bổ (ngã).
- Trời thấp phải đi còm.

- /z/-|ʐ |: giàng – ràng:
Cọc giàng nhà trời.
-|l| - |k|: lắt – cắt:
Dao vàng lắt rọt (ruột) tằm tơi
-|t| - |ʐ |: tắn – rắn, tát – rát:
- Đập tắn bỏ dùi.
- Mồm ngài (người) nọc tắn.
- Như tắn đập ba khúc
- Bể bát tát rọt (ruột)
-|ŋ| - |γ|: ngúc – gục:


19
Đi ngúc trơốc ngúc tai
-|c| - |v|: chùng – vụng:
Đói ăn chùng, cùng ăn trộm.
-|f| - |v|: phúng – vụng:
Đói ăn phúng, túng mần (làm) càn.
-|ş| - |ʈ|: sèm – thèm:
Đói ngưởi (ngửi) khói càng sèm.
-|s| - |t’|: xề – trề:
Lắm nghề trề mui (môi).
-|m|- |f|: mên – phên:
Mên thưa gió lọt
-|l| → |ɲ|: lanh – nhanh, lạt – nhạt:
- Ai lanh tay thì tày đụa (đũa).
- Đời cha ăn lạt, đời con biếu cổ.
-|k| - |γ|: cọng – gọng :
Anh xanh cọng, nóng nác (nước), khái (hổ) vác anh vơ lịi
(lùm cây).

-|ɲ| - |c|: nhởi – chơi:
- Ăn có nơi, nhởi có chốn.
- Ngày ba bựa (bữa) ăn khoai.
Tối theo trai đi nhởi.
- Quảy trù đến nhởi.
b. Cùng âm vị phụ âm đầu, khác âm tố:
- /ɣ/: g/gh:
- Bán chị em ngái (xa) mua láng giềng ghin.
- Ghin tre che một phía.
- Ngái (xa) thì thương, ghin thì thường.


×