Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Vấn đề trẻ em trong một số chương trình phát thanh trên sóng đài tiếng nói việt nam năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

VẤN ĐỀ TRẺ EM TRONG MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT THANH TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ

Giảng viên hướng dẫn
Ths. Phạm Thị Thu Hà
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Bích Liên
(Khóa 2011-2015)

ĐÀ NẴNG, THÁNG 5, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
cứ cơng trình nào khác.
Với tư cách là tác giả của nghiên cứu, tôi xin cam đoan rằng những nhận định
và luận cứ khoa học đưa ra trong khóa luận này hồn tồn khơng sao chép từ
các cơng trình khác mà xuất phát từ chính kiến của bản thân tác giả, mọi trích
dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có sự đạo văn và sao chép nào tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Người thực hiện khóa luận



Lê Thị Bích Liên


LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S -Giảng
viên Phạm Thi Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt q trình viết
khóa luận tốt nghiệp.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Ngữ văn, Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức thời
gian qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là
nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang q báu để
tơi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Tôi cũng thầm biết ơn sự ủng hộ của gia đình, bạn bè – những người thân yêu
luôn bên cạnh và là chỗ dựa vững chắc cho tơi.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc q Thầy, Cơ và gia đình dồi dào sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp cao quý.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Bích Liên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 10
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 10
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 13
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 16
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 16
5. Bố cục của khóa luận.................................................................................. 17

NỘI DUNG ....................................................................................................... 18
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung ......................................................... 18
1.1. Những khái niệm: Trẻ em, Quyền trẻ em ........................................... 18
1.2. Ưu thế của loại hình phát thanh trong việc chuyển tải các vấn đề trẻ
em 20
Chương 2: Thông tin về trẻ em trong chương trình “Gia đình Việt” và
chương trình “Vì trẻ em” năm 2014 ............................................................... 23
2.1. Vài nét về 2 chương trình “Gia đình Việt” và “Vì trẻ em” .................... 23
2.2. Những nội dung thông tin về trẻ em ..................................................... 25
2.3. Cách thức tiếp cận, chuyển tải thông tin của người làm báo đến công
chúng nghe Đài ........................................................................................... 34
2.4. Mục đích thơng tin về trẻ em của Đài Tiếng nói Việt Nam ................... 37
2.4.1. Giáo dục trẻ em ................................................................................. 38
2.4.2. Chăm sóc trẻ em ................................................................................ 39
2.4.3. Bảo vệ trẻ em .................................................................................... 40
Chương 3: Nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền về trẻ em
trong chương trình “Gia đình Việt” và “Vì trẻ em” ........................................ 43
3.1. Đối với chương trình ............................................................................ 43
3.1.1. Đối với chương trình “Gia đình Việt”............................................. 43
3.1.2. Đối với chương trình “Vì trẻ em” ................................................... 45
3.2. Đối với tác nghiệp báo chí .................................................................... 47
3.2.1. Có chiến lược đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp có kĩ năng riêng ...... 47
3.2.2. Đổi mới phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề ....................... 48
3.2.3. Xây dựng mạng lưới các nhà báo về đề tài trẻ em ......................... 57
3.2.4. Tăng cường thông tin về trẻ em ...................................................... 58


KẾT LUẬN ....................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 63



BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN

STT
1

TÊN BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số chương trình có đề cập đến vấn đề

Trang
17

trẻ em trong chương trình Gia đình Việt

2

Bảng 2.2. Nội dung các vấn đề được đề cập trong

19

chương trình

3

Bảng 2.3. Những đối tượng trẻ em được đề cập

21

trong chương trình Vì trẻ em


4

Bảng 2.4. Các phương diện thông tin về trẻ em

23

trong chương trình Vì trẻ em

5

Bảng 2.5. Nội dung các vấn đề được đề cập trong

26

chương trình

6

Bảng 2.6. Các thể loại tác phẩm được sử dụng
trong chương trình Vì trẻ em và Gia đình Việt

25


7

Bảng 2.7. Các loại hình âm nhạc được sử dụng

27


trong các chương trình

8

Bảng 2.8. Các loại âm thanh thường được sử

28

dụng trong các tác phẩm của Gia đình Việt

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát việc tiếp xúc nhà
9

10

40

báo của trẻ em

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát các khía cạnh nhà

41

báo hay hỏi khi tiếp xúc với trẻ em

11

Biểu đồ 3.3. Kết quả khảo sát trẻ em bị áp lực khi

42


trả lời phỏng vấn

12

Biểu đồ 3.4. Kết quả khảo sát các khía cạnh nhà

43

báo hay hỏi khi tiếp xúc với trẻ em

13

Biểu đồ 3.5. Kết quả khảo sát trạng thái vui vẻ

44

của các em khi tiếp xúc với nhà báo

14

Biểu đồ 3.6. Kết quả khảo sát tình trạng thực tế

45


việc thông báo cho trẻ em khi đã được ghi hình


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCAĐN

Báo công an Đà Nẵng

BLĐTBXH

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

BTV

Biên tập viên

CLB PVN

Câu lạc bộ phóng viên nhỏ

ĐTNVN

Đài Tiếng nói Việt Nam

MC

Người dẫn chương trình

PHHS

Phụ huynh học sinh

QNĐ LHQ


Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc

QTE

Quyền trẻ em

TE

Trẻ em

TEĐP

Trẻ em đường phố

TTBTTEĐP

Trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em đường phố

VOV1

Hệ thời sự chính trị tổng hợp

VOV2

Hệ văn hóa đời sống khoa giáo

VOV3

Hệ âm nhạc thơng tin giải trí


VOV4

Hệ phát thanh dân tộc


10

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em hơm nay là thế giới ngày mai. Trẻ em là mầm non của đất nước, là
tương lai của dân tộc, là hạnh phúc của mỗi gia đình. [10, tr.6]. Tuy nhiên trẻ em
có tâm hồn trong trắng dễ bị tổn thương. Vì thế báo chí khi thơng tin về trẻ em
khơng những địi hỏi sự cơng bằng chính xác mà cịn phải góp phần chăm sóc,
giáo dục, bảo vệ quyền trẻ em. Thực tiễn thời gian qua, một số cơ quan báo chí
đã làm tốt vấn đề thơng tin về trẻ em, về quyền trẻ em, song còn một số nhà báo
khi đưa tin về vấn đề trẻ em đã gây không ít bức xúc trong dư luận thậm chí gây
tổn hại đến các em. Việc chạy theo lợi nhuận phát hành của một số trang mạng
khiến nhiều trẻ em trở thành cơng cụ “câu khách”. Nhiều trường hợp có thể nói
trẻ em đang là nạn nhân của truyền thơng, nhiều tít bài gây phản cảm đối với
người đọc nhất là đối với báo mạng điện tử. Với phát thanh, những chuyên mục
cung cấp thông tin về trẻ em khá đa dạng và phong phú, khéo léo, có sự chắt lọc,
khơng có hình ảnh minh họa hay tít bài phản cảm lại là cách tốt nhất để thông tin
về những vấn đề nhạy cảm như vấn đề về trẻ em.
Sự phát triển của đất nước trong tương lai phụ thuộc vào việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày hơm nay. Đây là một cơng việc quan trọng địi
hỏi kết hợp sự nỗ lực của gia đình, nhà trường và tồn xã hội, muốn làm tốt cơng
tác này, trước hết cần có chủ trương, chính sách đúng đắn ở tầm vĩ mơ, tiếp đó là
tổ chức thực hiện chặt chẽ, có bài bản ở cơ sở, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các
Ban, Ngành. Trẻ em đang được Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội ngày càng
quan tâm nhiều hơn, trẻ em được chăm lo toàn diện về sức khỏe, học tập, vui

chơi giải trí và phát triển năng khiếu. Tuy nhiên xã hội đang chuyển đổi sang cơ


11

chế thị trường, đời sống của con người được nâng cao và theo đó cũng kéo theo
nhiều sự xáo trộn trong cuộc sống gia đình và xã hội. Cha mẹ thì mãi mê kiếm
tiền để cho con cái có một tương lai tốt đẹp mà quên quan tâm đến tâm lí, sở
thích và suy nghĩ của con trẻ, để rồi con cái sống một đường cha mẹ lại lo một
nẻo. Con cái thiếu sự chia sẻ cịn cha mẹ thì q bận rộn và khơng hiểu tâm lí
của con mình dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình. Thêm vào đó, xã hội
đang phải đương đầu gay gắt với những tệ nạn xã hội, khơng ít trẻ em phải bỏ
nhà,bỏ học đi lang thang, bị bạo hành, xâm hại tình dục...gây ra những hậu quả
đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những nghiên cứu của tâm lí học duy vật biện
chứng đã khẳng định: “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ em là trẻ
em, nó vận động và phát triển theo quy luật của trẻ em, và tất cả những thay đổi
từ một đứa trẻ lọt lịng tới chỗ biết theo mục đích đã định khơng mang tính chất
ngẫu nhiên mà diễn ra theo quy luật và nguyên nhân của chúng”. Thực chất đa số
người đọc, người nghe hầu hết là người lớn, những bậc làm cha làm mẹ, hạnh
phúc của trẻ em không chỉ đuợc bảo đảm bởi hệ thống chính sách, chương trình
trợ giúp xã hội đối với trẻ em về ni dưỡng, giáo dục, y tế, chỉnh hình và phục
hồi chức năng, học nghề, tạo việc làm, thụ huởng các phúc lợi văn hóa - xã hội
và các quyền khác mà cịn cần được bồi bổ lý tuởng và ý chí, nghị lực với những
giá trị nhân văn vững chắc, cũng như quyền đuợc sống trong mơi trường an tồn,
lành mạnh và thân thiện, giảm thiểu bất bình đẳng về mức sống, về cơ hội phát
triển giữa các nhóm trẻ em khác nhau. Tương lai của trẻ em cũng tùy thuộc vào
việc giải quyết hiệu quả những bất cập, chồng chéo trong phân công trách nhiệm
quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, vào hiệu lực thực thi
các hành vi nghiêm cấm, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và các
quy định biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em và sự phát triển đội ngũ



12

cán bộ xã hội mang tính chuyên nghiệp ở cộng đồng, vào sự phân bổ công bằng
và hiệu quả nguồn lực an sinh xã hội.
Thời gian gần đây, chúng ta cũng thấy một số gia đình, tổ chức thiếu trách
nhiệm với con trẻ, chưa coi trọng vấn đề bảo vệ trẻ, thiếu hiểu biết về luật pháp,
không nhận thức được các hành vi vi phạm quyền trẻ em dẫn đến thực thi pháp
luật, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em
cịn yếu. Một số địa phương chưa khơi dậy và phát huy hết các nguồn lực, vai
trò, trách nhiệm của gia đình, trường học, cộng đồng cơ sở đối với bảo vệ, chăm
sóc trẻ em, cơng tác truyền thơng vận động để mọi người dân thực hiện tốt các
văn bản pháp luật về bảo vệ trẻ em còn hạn chế, chưa rộng khắp đến vùng núi,
vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ
rơi vào hồn cảnh đặc biệt thiếu chặt chẽ, việc phát hiện, can thiệp sớm các đối
tượng trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại chưa kịp thời, để lại hậu quả nghiêm trọng
cho trẻ em, gia đình và xã hội. Để cơng tác bảo vệ chăm sóc trẻ em thực sự đạt
hiệu quả cao, đúng với ý nghĩa ươm những mầm xanh tương lai cho đất nước thì
cần sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng xã hội. Đồng thời tập trung giải
quyết những khó khăn, bức xúc trong đời sống của trẻ em, phấn đấu giảm tỷ lệ
trẻ em bị xâm hại, ngược đãi, bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị suy
dinh dưỡng, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ tương lai của đất nước có thể
chất, sức khỏe, trí tuệ, phẩm chất đạo đức nhằm xây dựng quê hương, đất nước
ngày càng giàu mạnh bằng phương tiện truyền thơng đại chúng trong đó phát
thanh góp phần phát huy hiệu quả rất tốt.
Việt Nam gần đây đã xây dựng cách tiếp cận đa chiều đối với trẻ em, dựa
vào một số nhóm: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh, lao động



13

trẻ em, giải trí, hịa nhập xã hội và bảo vệ bằng các phương tiện cụ thể thông qua
việc truyền tải của báo chí đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của trẻ em.
Là sinh viên của ngành báo chí, việc nghiên cứu về một mảng đề tài của
một chuyên mục phát thanh có thể tạo điều kiện cho tơi nắm vững được nội
dung, ý nghĩa của chương trình này trên một kênh phát thanh và xa hơn là những
vấn đề xoay quanh chương trình đó. Tất cả những lí do trên đã thơi thúc tác giả
chọn: Đề tài “Vấn đề trẻ em trong một số chương trình phát thanh trên sóng Đài
Tiếng nói Việt Nam năm 2014” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề trẻ em với báo chí truyền thơng và ngược lại ngày càng được công
chúng quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên so với một số đối tượng khác, đề tài về trẻ
em chưa được nghiên cứu nhiều, nhất là đối với nước ta có phần lớn dân số là trẻ
em. Trên thế giới cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Điển
hình như: “Truyền thông, đạo đức, nghề nghiệp với trẻ em” NXB Chính trị Quốc
gia Hà Nội, 2003) của tác giả Helena Thorfinn ngườiThụy Điển nghiên cứu về
mối quan hệ giữa trẻ em với truyền thông. Theo tác giả, ở tây bán cầu trung bình
thời gian các em giành cho truyền thơng còn nhiều hơn các em ở bên cha mẹ.
Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của tác giả về việc sử dụng các phương tiện
truyền thông trong công việc quảng bá hình ảnh trẻ em. Các phương tiện truyền
thơng vừa là bạn vừa là kẻ thù của các em. Tuy nhiên cuốn sách lại chưa đi sâu
vào những vấn đề về kỹ năng báo chí trong việc truyền thơng đối với trẻ em,
nhất là trong việc sáng tác tác phẩm báo chí và tổ chức báo chí giành cho trẻ em.
Trong cuốn “Children in the News” do trường Đại học công nghệ
Nanyang Singapore và Học viện Thông tin truyền thông Châu Á phát hành.
Cuốn sách này tổng hợp có chọn lọc các nghiên cứu của Học viện Thông tin và


14


truyền thơng Châu Á năm 1999. Cuốn sách cịn cho biết ở hầu hết các nước
Châu Á, trẻ em chiếm 40% dân số nhưng số lượng các chương trình phát thanh,
truyền hình dành cho trẻ em chỉ chiếm số lượng rất nhỏ.
Cuốn “Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em” do PGS,TS Nguyễn Văn
Dững chủ biên, NXB Lao Động lần đầu năm 2001. Và cuốn sách Nhà báo với trẻ
em- kiến thức và kỹ năng, NXB Thông Tấn, 2014 do TS Nguyễn Ngọc Oanh chủ
biên cũng đã nêu lên khá chi tiết về kỹ năng, kiến thức báo chí về trẻ em, những
vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận và thông tin về trẻ em của người làm báo, ngồi ra
cũng đề cập khá cụ thể q trình điều tra xã hội học của nhóm cơng chúng trẻ em
về sở thích theo dõi các chương trình trên các phương tiện truyền thơng đại
chúng nói chung.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về trẻ em, có rất nhiều báo cáo được trình bày
trong các hội thảo, trong đó có các cơng trình tiêu biểu như:
Hội thảo “Báo chí với quyền trẻ em - đạo đức và kỹ năng” do Hội Nhà báo
Việt Nam phối hợp với Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức tại Hà Nội
ngày 23.6.2014 với sự thăm gia của nhiều nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực
gia đình và các nhà báo, lãnh đạo cơ quan quản lí báo chí. Trong q trình hội
thảo diễn ra, nhiều nhà báo đã phê phán tình trạng báo chí viết về trẻ em dễ dãi,
thiếu cẩn trọng, vơ tình đã xâm hại trẻ em thêm một lần nữa. Các nhà báo cũng
đã chỉ ra mặt được và mặt chưa được của thơng tin báo chí, cách làm việc của
nhà báo với “Quyền trẻ em” trong suốt nhiều năm qua. Thực tế chỉ ra rằng
những cơng trình nghiên cứu chuyên ngành, thực sự phát huy được hiệu quả. Có
nhiều nghiên cứu thì mới chững tỏ vấn đề đó đang được nhiều người quan tâm.
Chẳng hạn như nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của trẻ em từ 6 - 11 tuổi qua
tiếp cận tâm lý học của Tiến sĩ Ngô Thanh Huệ. Cuốn sách “Những Cuộc đời


15


Trẻ thơ” (2001-2016) ra đời nhằm nâng cao nhận thức về ngun nhân và hậu
quả của tình trạng đói nghèo trẻ em ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam,
hơn 3000 trẻ từ 5 tỉnh/thành phố Lào Cai, Hưng Yên, Đà Nẵng, Phú Yên, Bến
Tre được chọn vào nghiên cứu.
Hiện nay, có rất nhiều trang website dành riêng chuyên viết thông tin liên
quan đến trẻ em, những tin tức được cập nhật liên tục từng ngày. Những nội
dung về Quyền trẻ em được nêu rõ. Những vấn đề nóng bỏng liên quan đến trẻ
em, lợi ích, quyền lợi mà các em được thụ hưởng, những hồn cảnh khó khăn
của các em ở những miền núi thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần cũng được
các web chuyển tải đến người xem bằng các bản tin cụ thể. Mỗi trang web có
chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng đều chung mục đích là vì tương lai của trẻ
em Việt Nam. Điển hình như:
Báo chí với trẻ em. (Khoa Báo chí - Học viện Báo chí
và Tuyên truyền)
(Cơ quan của Hội Bảo vệ trẻ em)
(Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em)
bảo vệ, chăm sóc trẻ em- Bộ Lao động thương
binh và xã hội)
Ngồi ra, cịn có một số luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, khóa luận của các sinh
viên báo chí cũng đã đề cập đến báo chí với trẻ em như: nghiên cứu cách thức tổ
chức sản xuất, sự tác động của một vài chương trình truyền hình cho thiếu nhi,
góc sáng tạo, ngộ nghĩnh trẻ thơ…


16

Những tài liệu kể trên đều là nguồn tư liệu quý giá làm điểm tựa, đặc biệt,
có sự học hỏi một số kết quả và phương pháp nghiên cứu của đề tài “Nhà báo với
trẻ em- kiến thức và kỹ năng”. Trên cơ sở đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
về vấn đề trẻ em trên sóng phát thanh. Bên cạnh việc khảo sát, nghiên cứu các

chương trình phát thanh, chúng tơi cịn tiến hành tìm hiểu, phỏng vấn thực tế
công tác biên tập báo phát thanh của những người phụ trách truyền thơng về trẻ
em nhằm có cái nhìn tồn diện hơn về thực tiễn hoạt động của cơ quan phát
thanh và một số loại hình báo chí khác về việc sử dụng tin bài có liên quan đến
trẻ em. Đặc biệt chúng tơi cịn tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 100
em nhỏ có hồn cảnh đặc biệt, có cơ hội được làm việc với báo chí, sống tại các
trung tâm bảo trợ trẻ em đường phố, làng Hy Vọng, nhà tình thương làng trẻ
SOS Thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề trẻ em trong một số chương trình phát
thanh phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam năm 2014.
Phạm vi nghiên cứu, khảo sát: Chương trình “Vì trẻ em” và “Gia đình
Việt” trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV2) năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Vấn đề trẻ em trong một số chương trình phát thanh
trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam năm 2014.” Chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước dành cho trẻ em; nghiên cứu lí luận về trẻ em, quyền
trẻ em.


17

- Phương pháp điều tra xã hội học: Chúng tôi đã tiến hành phát 100 phiếu
khảo sát cho 100 em ở Trung tâm Bảo trợ trẻ em đường phố, làng Hy Vọng
(Số 209 - Dũng sĩ Thanh Khê - TP Đà Nẵng), Nhà Tình thương làng trẻ
SOS (Số 41, Triệu Nữ Vương). Đây là những trường hợp tiếp xúc nhiều với
giới báo chí. Qua đó, chúng tơi muốn tìm hiểu các kĩ năng của nhà báo đối
với trẻ em theo phương pháp tiếp cận dựa trên quyền.

- Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập, xử lí các thơng tin, số liệu
điều tra. Trong khóa luận này, chúng tơi tập trung khảo sát gần 100 số
chương trình đã phát sóng “ Vì trẻ em” và “Gia đình Việt” năm 2014.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm tăng tính thuyết phục và khách quan
thêm cho các kết quả điều tra, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu các nhà
báo, nhà quản lí, giáo dục trẻ em, những người đã có nhiều kinh nghiệm
trong cơng tác thơng tin tun truyền về trẻ em trong nhiều năm.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của
đề tài được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
Chương 2: Thơng tin về trẻ em trong chương trình “Gia đình Việt” và
chương trình “Vì trẻ em” năm 2014
Chương 3: Nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền về trẻ em
trong 2 chương trình “Gia đình Việt” và “Vì trẻ em”


18

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1.

Những khái niệm: Trẻ em, Quyền trẻ em
Hiện nay vấn đề trẻ em, quyền trẻ em đang là mối quan tâm lớn của tồn

thế giới. Theo Điều 1 của Cơng ước Quốc tế về Quyền trẻ em ghi rõ: “Trẻ em là
công dân dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định
tuổi thành niên sớm” 3.
Trong khi đó, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam hiện

nay quy định: trẻ em là cơng dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Có thể khẳng định trẻ
em có thể hưởng mọi quyền lợi như một công dân, không được phân biệt. Trẻ
em chưa thành niên cịn được nhà trường và gia đình chăm sóc, giáo dục, được
bảo vệ và được bày tỏ ý kiến”. Ở Việt Nam, ngoài thuật ngữ “trẻ em” người ta
thường sử dụng các thuật ngữ khác: thiếu niên, nhi đồng, thanh thiếu niên… để
chỉ đối tượng này.
Mặc dù vậy, người ta thường sử dụng thuật ngữ “trẻ em” trong tất cả các văn
bản luật, dưới luật của Nhà nước Việt Nam để chỉ đối tượng trẻ em có độ tuổi là
dưới 16 tuổi. Cách gọi này để định lượng độ tuổi làm chuẩn mực. Nếu hiểu và sử
dụng thuật ngữ này đúng sẽ giúp việc tiếp cận đối tượng một cách chính xác hơn.
Trẻ em là những người chưa trưởng thành nên cịn có quyền được chăm sóc cho
sự sống, sự tồn tại và phát triển, được bảo vệ, được bày tỏ ý kiến quan điểm
riêng của mình. Theo thống kê Việt Nam có đến 1/4 dân số là trẻ em. Có tới 22
đạo luật liên quan đến quyền trẻ em: Hiến pháp, Luật Lao động, Luật Dân sự,
Luật Hình sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…
Trong khóa luận này tác giả chọn khái niệm trẻ em theo Công ước Quốc tế về
Quyền trẻ em bởi: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam qui định


19

độ tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi. Vị thành niên là từ 10 tuổi đến dưới 16 tuổi. Theo
luật Thế giới quy định trẻ em là dưới 18. Vị thành niên là từ 10 tuổi đến dưới 18
tuổi. Chính sự ngắt đoạn giữa độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi lại được qui định bởi luật
thanh niên, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các cơ quan chịu trách nhiệm chính. Vì
thế chúng ta nên thống nhất giữa các bộ luật với nhau để hạn chế những rắc rối
về luật có liên quan.
Khái niệm “Quyền trẻ em” là những đặc quyền tự nhiên mà trẻ em được
hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm sự sống cịn, tham
gia và phát triển tồn diện. Quyền trẻ em chính là biện pháp nhằm bảo đảm cho

trẻ em khơng những là những người tiếp thu thụ động tình thương hay lòng tốt
của bất cứ ai, mà trở thành chủ thể của quyền. Công ước về Quyền trẻ em là luật
quốc tế để bảo vệ Quyền trẻ em bao gồm 54 điều khoản. Công ước đề ra các
quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng và
được Liên hiệp quốc thông qua năm 1989. Công ước đã được hầu hết các nước
trên thế giới đồng tình và phê chuẩn. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và
nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ
em vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù cịn nhiều khó khăn, Việt Nam
đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia. Ví dụ: Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Luật lao
động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự… được ban hành và sửa đổi đều quan
tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em.


20

1.2.

Ưu thế của loại hình phát thanh trong việc chuyển tải các vấn đề trẻ
em
Báo phát thanh được hiểu như một kênh truyền thơng, một loại hình báo

chí hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh phong phú
sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng
kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thống truyền thanh, tác động vào thính
giác (vào tai) của cơng chúng. Nhờ sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc tác
động vào tai người nghe cho nên báo phát thanh có những ưu thế đặc biệt. Nhất
là thơng tin về những vấn đề nhạy cảm có liên quan đến trẻ em.
Đối tượng tác động rộng rãi nhất, người nghe không cần biết chữ, miễn có

khả năng nghe và hiểu được ngơn ngữ lời nói được chuyển tải trên sóng phát
thanh. Trẻ em nông thôn chiếm tỉ lệ khá lớn, việc truyền tải thông tin bằng
phương tiện radio giúp được rất nhiều trong việc thông tin đến các em, các em và
gia đình khơng phải tốn tiền, học cao hiểu rộng mới có thể biết được những
thơng tin có liên quan đến mình. Thơng điệp trẻ em trên sóng phát thanh có thể
len lỏi vào mọi tầng lớp dân cư khắp mọi nơi, đặc biệt là đối với những dân tộc ít
người chỉ có tiếng nói mà chưa có văn tự. Do đó, báo phát thanh có thể cứu sống,
ni dưỡng hàng ngàn trẻ em có nguy cơ chìm trong sự lạc hậu.
Do chuyển tải thơng điệp nhờ sóng điện từ, cho nên báo phát thanh có tính
tức thì và tính tỏa khắp. Thơng điệp về trẻ em có thể tác động đến hàng triệu
người trên khắp hành tinh, vượt qua mọi biên giới quốc gia, lãnh thổ, vượt qua
mọi cản trở của hàng rào thuế vụ, hải quan, biên phòng… Đó là ưu thế lý tưởng
để gửi một thơng điệp hoặc kêu gọi mọi người làm theo thơng điệp đó. Cơ chế
tác động linh hoạt, khả năng tiếp nhận mọi nơi, mọi lúc, tiện lợi cho người nghe,
đặc biệt đối với nhóm cơng chúng phụ nữ và các gia đình nghèo, vùng sâu, vùng


21

xa. Là kênh truyền thông sinh động, hấp dẫn cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi,
mọi vùng miền nhờ việc sử dụng thế giới âm thanh, báo phát thanh có thể tạo
dựng lên bức tranh sống động về cuộc sống hôm nay cả về diện mạo và chiều
sâu trong ký ức con người, kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe.
Tất cả những thông tin khi thác và tiếp cận với trẻ em, người làm báo cần phải có
sự đồng ý của gia đình, của con trẻ hoặc người giám hộ. Trừ những vụ việc có
tính chất nghiêm trọng ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ và lên án tố cáo những hành
vi sai phạm thì khơng cần hỏi ý kiến của gia đình.
Đối với Phát thanh, thơng tin về trẻ em khá đa dạng và phong phú, các em
thật sự được tơn trọng. Có nhiều chương trình dành riêng cho trẻ em, dạy học
trực tuyến, tâm sự cùng trẻ nhỏ, những chương trình bổ ích giúp giải quyết các

khúc mắc trong cuộc sống khi mà trẻ không biết chia sẻ cùng ai, những mâu
thuẫn và cách giải quyết trong gia đình, hay trong trường học. Với phát thanh, trẻ
em hồn tồn được bình đẳng, có hẳn các chương trình dành riêng cho các em,
được phát sóng đều đặn, hàng ngày, hàng tuần. Các em có thể thuận tiện lắng
nghe theo một sở thích riêng. Trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam có rất nhiều
chương trình dành cho các em chẳng hạn như: Tiếng hát tuổi thơ, Kể chuyện đêm
khuya, Phát thanh thiếu nhi…Trong mỗi tác phẩm phát thanh khi chuyển tải đến
công chúng thật sự gần gũi, thân mật, những tâm sự, nỗi niềm của các em được
giải bày một cách tự nhiên, khơng ngượng ngùng gị bó hay nói theo một kịch
bản sẵn trước, người nghe dễ tiếp thu và nhớ lâu.
Phóng viên phát thanh cũng sử dụng máy ghi âm thường xuyên để phỏng
vấn khi trực tiếp xúc với trẻ em, điều này cũng tạo ra một tâm lí lớn cho các em
cao hơn báo in và báo mạng điện tử nhưng lại không áp lực như truyền hình. Với
phát thanh ln u cầu âm thanh phải thật chuẩn xác, rõ ràng nên vì thế luôn tạo


22

ra sức ép lớn, những vi phạm nghề nghiệp cũng thỉnh thoảng xảy ra nhưng rất
hạn chế. Khơng có sự sắp đặt, phát thanh thông tin về trẻ em dễ dàng được tiếp
nhận hơn bởi phát thanh khơng có hình ảnh phản cảm, khơng có tít đề gây sốc,
câu khách hay giật gân. Phát thanh như một người bạn, thủ thỉ tâm sự, dễ đi vào
lòng người.


23

CHƯƠNG 2: THƠNG TIN TRẺ EM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
“GIA ĐÌNH VIỆT” VÀ CHƯƠNG TRÌNH “VÌ TRẺ EM” NĂM 2014
2.1. Vài nét về 2 chương trình “Gia đình Việt” và “Vì trẻ em”

Chương trình “Gia đình Việt” và “Vì trẻ em” là 2 trong số nhiều chương trình
của Đài Tiếng nói Việt Nam đề cập về vấn đề trẻ em. Chương trình “Gia đình
Việt” nằm trong hệ thống các chương trình của VOV2. Phát trên tần số sóng AM
tần số 549KHz, sóng FM tần số 56.5MHz vào lúc 6giờ 15 phút đến 6giờ 30 phút
sáng, phát lại vào lúc 12giờ 15phút đến 12 giờ 30phút thứ 2,5,7 hằng tuần.
Qua khảo sát các chương trình “Gia Đình Việt” năm 2014, nội dung chủ yếu của
chương trình là thơng tin về các vấn đề về gia đình Việt Nam như: những khúc
mắc giữa tình cảm 2 vợ chồng, tư vấn cách giữ lửa cho mỗi gia đình, cách dạy và
hỗ trợ con trẻ,.... Chương trình cịn là cầu nối giữa con trẻ và bậc phụ huynh, làm
sao giữa cha mẹ và con cái có thể hịa hợp, dạy con như thế nào là đúng cách….
Chương trình “Gia đình Việt” năm 2014 có nhiều ưu điểm như sau: Khung giờ
phát sóng phù hợp với thính giả là các bậc phụ huynh và các em nhỏ. Các câu
chuyện được đề cập khá thiết thực, cung cấp được lượng kiến thức khá phong
phú và đa dạng. Chương trình thật sự bổ ích với người nghe, những tư vấn chính
xác của các chuyên gia thật sự giúp người nghe hiểu và giải quyết được những
vấn đề thực tế đặt ra…
Chương trình “Vì trẻ em” được phát sóng trên VOV2 vào lúc 8 giờ 30 phút đến
9giờ, phát lại vào lúc 17giờ đến 17giờ 30 phút ngày chủ nhật hàng tuần. Chương
trình được phân biệt bằng nhạc cắt, với lời xướng: “Chương trình phát thanh vì
trẻ em” trên nhạc nền của bài hát, dẫn chương trình: BTV Sơn Tùng và BTV
Minh Thu.


24

Qua khảo sát các chương trình “Vì trẻ em” năm 2014, nội dung chủ yếu là thông
tin về các vấn đề thời sự liên quan đến trẻ em, lợi ích mà các em được thụ
hưởng, pháp luật về trẻ em, những sáng kiến hay và tấm gương điển hình tiêu
biểu trong giáo dục, vấn đề về trẻ em vùng cao, cuộc sống của các em như thế
nào, điều kiện ra sao, Nhà nước hỗ trợ và quan tâm những gì…Ví dụ chương

trình “Vì trẻ em” phát sóng chủ nhật ngày 9/11/2014. Trong chương trình đề cập
đến những bất cập và kẻ hở của Thông tư 30. Những bất cập được khai thác một
cách chi tiết ở nhiều khía cạnh, từ các thầy cô giảng dạy cho đến thầy cô quản lí.
Chương trình cũng đã đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng này.
Trong cùng nội dung, chương trình cũng nêu ra một số thông tin về môi trường,
một số điểm mới, sáng kiến trong công tác giảng dạy cho học sinh của các thầy
cơ giáo. Một số ví dụ thiết thực trong công tác tuyên truyền quỹ bảo trợ cho trẻ
em nghèo. Kêu gọi những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ thêm cho các em nghèo ở
những vùng cịn khó khăn…
Qua khảo sát của chúng tơi thì thấy chương trình “Vì trẻ em” nổi bật được những
ưu điểm như sau: Cung cấp đầy đủ các thông tin thời sự về trẻ em, các sự kiện
nổi bật có liên quan đến trẻ em được công chúng quan tâm. Thông tin khá đa
dạng và phong phú, phản ánh được nhiều góc khuất trên phạm vi rộng lớn.
Những điểm sáng, cách dạy hay, những tấm gương tiêu biểu ln được chương
trình đề cập khá sâu sắc và chi tiết, có nhiều bài phóng sự hay, đem đến cho
người nghe một bức tranh thực tế muôn màu, muôn vẻ. Riêng đối với người
nghe là trẻ em thì chắc chắn các em sẽ học hỏi được nhiều thứ và trao dồi nguồn
kiến thức của mình. Khung giờ phát sóng khá hợp lí vào dịp cuối tuần nên cả gia
đình có thể cùng nhau lắng nghe


25

2.2. Những nội dung thông tin về trẻ em
Ngay từ đầu thành lập, Đài Tiếng nói Việt Nam đã dành những thời lượng quan
trọng để chuyển tải các bài viết phục vụ cho đối tượng trẻ em. Ngày 21/4/1963,
phát sóng chương trình thiếu nhi đầu tiên. Năm 1991, sau khi Nhà nước phê
chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em và ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, các chương trình phục vụ thính giả nhỏ tuổi đã xuất hiện.
Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam có một số chương trình dành cho đối

tượng là trẻ em, thông tin về cuộc sống hằng ngày của trẻ em nhất là đối với trẻ
em vùng núi phía Bắc. Qua khảo sát các kênh của ĐTNVN thì chỉ có kênh
VOV2 là có các chương trình dành cho trẻ em hoặc nói về trẻ em. Điển hình như
các chương trình sau: Vì trẻ em, Gia đình Việt, Ca nhạc thiếu nhi, Phát thanh
Thiếu nhi, Em yêu làn điệu dân ca, Giữ lửa yêu thương…Vào các thời điểm như
cuối giờ chiều, đầu giờ tối trong ngày, lúc các gia đình chuẩn bị ăn tối là lúc các
em tìm đến nguồn thư giản và bổ sung kiến thức. Lúc này nếu có thơng tin cần
truyền tải đến trẻ thì sẽ phát huy được hiệu quả một cách toàn diện. Cụ thể quá
trình khảo sát nội dung như sau:
Với các chương trình đã được phát sóng trong chương trình “Gia đình
Việt” từ ngày 1 tháng 9 năm 2014, tác giả đã tiến hành chọn khảo sát và phân
tích về mặt nội dung, sự tham gia có mặt trực tiếp của trẻ em trong mỗi chương
trình.
Theo khảo sát của tác giả về 50 chương trình “Gia đình Việt” 4 tháng cuối
năm 2014 thì có đến 30 chương trình có đề cập về vấn đề trẻ em, nhất là vào
tháng 9 và tháng 10 năm 2014. Điều này chứng tỏ trẻ em có vai trị đặc biệt
khơng chỉ đối mỗi gia đình mà cả xã hội.


×