Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thơ trào phúng hồ xuân hương từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.56 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-------------

PHẠM THỊ THÙY LINH

THƠ TRÀO PHÚNG HỒ XN HƯƠNG
TỪ GĨC NHÌN VĂN HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-------------

THƠ TRÀO PHÚNG HỒ XN HƯƠNG
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Phong Nam

Sinh viên thực hiện:


Phạm Thị Thùy Linh
(Khóa 2011 – 2015)

Đà Nẵng, tháng 5/2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Phạm Thị Thùy Linh, sinh viên lớp 11 CVH - khoa Ngữ Văn, trường
Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng xin cam đoan rằng:
Khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: Thơ trào phúng Hồ Xn Hương
từ góc nhìn văn hóa là cơng trình do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng
viên, PGS.TS NGUYỄN PHONG NAM.
Mọi hình thức tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn một cách
cụ thể, chi tiết; đảm bảo độ tin cậy.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học trong
cơng trình này.

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 4 năm 2015
Người thực hiện

Phạm Thị Thùy Linh


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ
khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức lí luận, thực tiễn quý báu và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong
quá trình học tập.

Xin gửi lời cám ơn đến thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
đã nhiệt tình cung cấp tài liệu, tạo điều kiện để chúng tơi hồn thành khóa luận.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến PGS.TS
NGUYỄN PHONG NAM, người thầy, người cha đã tận tình hướng dẫn, động viên
và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm yêu thương, biết ơn đến gia đình, người
thân và bạn bè đã quan tâm, ủng hộ tôi trong những năm tháng học tập và hồn
thành khóa luận.

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 5 năm 2015
Người thực hiện

Phạm Thị Thùy Linh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 0
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6
5. Bố cục khóa luận..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG – MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA ... 7
1.1. Hồ Xuân Hương – con người và thi ca .......................................................... 7
1.1.1. Hồ Xuân Hương và tiếng cười trào phúng trong thơ .................................. 7
1.1.2. Người phụ nữ trong nhãn quan trào phúng Hồ Xuân Hương ................... 16
1.1.3. Hình tượng thiên nhiên trong nhãn quan phồn thực ................................. 24
1.2. Cội nguồn văn hóa trong thơ trào phúng Hồ Xuân Hương ........................... 30
1.2.1. Tâm lí phản kháng, vượt thốt những điều cấm kị: .................................. 30

1.2.2. Tiếp tục mạch nguồn văn hóa dân gian: ................................................... 35
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
QUA NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG ............................................................... 43
2.1. Ngôn từ nghệ thuật độc đáo......................................................................... 43
2.1.1. Kiến trúc ngôn từ khác lạ ......................................................................... 43
2.1.2. Tạo nghĩa lấp lửng ................................................................................... 49
2.2. Việt hóa và làm mới thơ Đường luật ........................................................... 52
2.2.1. Chất liệu đề tài bình dị ............................................................................. 52
2.2.2. Phá vỡ đặc trưng thể loại thơ Đường ....................................................... 55
2.3. Giọng điệu trào phúng đầy cá tính ............................................................... 57
2.3.1. Giọng châm biếm sâu cay......................................................................... 57
2.3.2. Giọng đồng cảm và khẳng định ................................................................ 61
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Hồ Xuân Hương là một trong những gương mặt đại diện tiêu biểu của văn
học Việt Nam nói chung, của văn học trung đại nói riêng. Nói đến Hồ Xuân Hương,
người ta thường bàn đến như “một hiện tượng lạ” bởi cả lai lịch và văn nghiệp của
bà đến nay vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ, nhưng hơn hết là tài năng và sự độc đáo
khiến bạn đọc muôn đời không thể lãng quên. Xuân Hương góp mặt trong văn đàn
thời bấy giờ trên cả hai địa hạt thơ chữ Hán và chữ Nơm. Trong đó, mảng thơ Nơm
truyền tụng dường như nổi bật hơn cả với nghệ thuật trào phúng sâu cay, ẩn chứa
trong đó sự đa sắc điệu của một tâm hồn bình dân với những tri thức xã hội và sự
chiêm nghiệm của chính bản thân nhà thơ. Ngay cả Xuân Diệu cũng từng khẳng

định nữ sĩ họ Hồ là “Bà chúa thơ Nôm”, đủ thấy thơ Nôm trào phúng Hồ Xuân
Hương đặc sắc như thế nào.
Hồ Xuân Hương sống cách thời chúng ta bây giờ những mấy thế kỉ nhưng di
sản thơ ca bà để lại vẫn còn nguyên giá trị. Cuộc đời và thi phẩm của bà là một
trong những vấn đề mà giới nghiên cứu văn học trong và ngồi nước từ trước đến
nay khơng ngừng quan tâm, tìm hiểu. Đặc biệt, từ đầu thế kỉ XX đến nay xuất hiện
hàng loạt các cơng trình, chun luận, khóa luận, các bài nghiên cứu về thơ Hồ
Xuân Hương. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng, các cơng trình nghiên
cứu đó chủ yếu thiên về phát hiện những đặc sắc nội dung, nghệ thuật theo hướng
phân tích – cảm nhận, phê bình văn học, chứ ít có cơng trình nghiên cứu về những
biểu hiện và giá trị văn hóa ẩn đằng sau nội dung, nghệ thuật của thơ trào phúng Hồ
Xn Hương.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thơ trào phúng Hồ Xn
Hương từ góc nhìn văn hóa” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Chúng tơi
hi vọng đây là việc làm góp phần bé nhỏ vào việc tìm hiểu sâu sắc hơn thơ ca “Bà
chúa thơ Nôm”.


2

2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về Hồ Xuân Hương đã được giới học giả quan tâm từ lâu. Các
nhà phê bình, nghiên cứu như Nguyễn Lộc, Hồng Xn Hãn, Đỗ Đức Hiểu, Trần
Thanh Mại, Xuân Diệu, Đỗ Lai Thúy, Lê Trí Viễn, Đào Thái Tơn, Nguyễn Tn,…
đã cơng bố nhiều phát hiện có giá trị. Những cơng trình, chun luận nghiên cứu
chung về Hồ Xuân Hương phần lớn đều đề cập đến các vấn đề mấu chốt: tiểu sử,
văn bản, dâm tục và nội dung nghệ thuật đặc sắc.
Từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhà giáo Dương Quảng Hàm trong
“Việt văn giáo khoa thư” (1940) và “Việt Nam văn học sử yếu” đã cho rằng: Hồ
Xuân Hương là một nữ sĩ thiên tài, có tấm lịng nhưng gặp phải số phận bất hạnh,

long đong nên trong thơ bà có gì đó lẳng lơ. Tác giả bài viết cũng nói về nét đặc sắc
trong nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương, đó là nghệ thuật thơ rất tài tình, nhất là mảng
thơ Nơm trào phúng.
Nguyễn Lộc khi nói về Hồ Xuân Hương đã khái quát lên những thành công
của nhà thơ cả về nội dung về nghệ thuật. Ông cũng đã nói đến tính chất đề tài,
ngơn ngữ dân tộc, thể thơ Đường luật được dân tộc hóa cao độ. Điều này cũng được
ghi nhận qua bài viết “Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm” của Xuân Diệu: “Bà
chúa thơ Nơm là chúa cả nội dung và hình thức. Xuân Hương đã sáng tạo được một
chất thơ rất man mác, nên thơ… Thơ Xn Hương cứ nơm na, bình dân, tự nhiên,
lời cứ trong veo không gợn”. [19, tr.109]
Nhà thơ Tản Đà lại nhận xét: “Thơ Hồ Xuân Hương thật là tinh quái, những
câu thơ hay đọc lên đến ghê người. Người ta thường có câu: “Thi trung hữu họa”.
Nghĩa là trong thơ có vẽ. Nhưng thơ Hồ Xuân Hương lại là: “Thi trung hữu quỉ”.
Nghĩa là trong thơ có quỉ! Song mà nhận ra thời tục!” [dẫn theo 19, tr.151]
Các tác giả trong “Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam” (tập 2) thì khẳng
định: “Giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương – thành tựu văn học “hai lần độc đáo””.
Với riêng thơ trào phúng, các tác giả cho rằng: “Vì yêu thương mà căm giận, để bảo
vệ mà dùng vũ khí trào phúng, đả kích” [18, tr. 195 - 197]


3

Một số tác giả có nhắc đến vấn đề văn hóa trong thơ Hồ Xuân Hương, cũng
như văn học trung đại nói chung. Chẳng hạn, Trần Nho Thìn trong cuốn “Văn học
trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” đã khẳng định tầm quan trọng của việc
nghiên cứu tác phẩm văn học trung đại dưới góc nhìn văn hóa: “Thiếu sự phân tích
tác phẩm văn học trung đại và những khái niệm của tác phẩm trong hệ thống văn
hóa của nó sẽ khiến cho ý nghĩa của văn bản được tiếp nhận một chiều, bị hiện đại
hóa và tính tồn vẹn của nó bị xem nhẹ.”[23, tr.64]. Đối với riêng thơ trào phúng
Hồ Xuân Hương, tác giả viết: “…việc đề vịnh của thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân

Hương chỉ có thể được lí giải cặn kẽ nếu ta đặt nó vào góc nhìn cấm kị và đối phó
với cấm kị của văn hóa truyền thống. Và đây là đối phó với cấm kị theo kiểu văn
hóa dân gian (đố thanh giản tục, nói lái)” [23, tr. 46]. Ơng lí giải về tiếng cười trào
phúng trong thơ Hồ Xuân Hương: “…trong thơ Hồ Xuân Hương ta thấy có hiện
tượng duyệt xét lại theo quan điểm văn hóa dân gian về các đấng nam nhi, các bậc
hiền nhân quân tử, sư mô.” [23, tr.126]. Tiếc là, ông chỉ mới dừng lại ở nhận xét
chứ chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể.
Xuân Diệu cũng từng khuyên bạn đọc khi tiếp nhận thơ nữ sĩ họ Hồ: “Người
đọc thơ Hồ Xuân Hương nên tiếp nhận lấy cái tinh thần hồn nhiên trong ca dao, tục
ngữ và truyện cổ tích, khơng nên thổi phồng và đào sâu một cách không lành mạnh
cái nghĩa “đố tục”. Khơng nên chỉ chăm chăm đi tìm trong thơ Hồ Xuân Hương cái
mặt “đố tục”, đó là một khuynh hướng tầm thường, dung tục.” [4, tr. 376].
Về vấn đề “dâm”, “tục” trong thơ Hồ Xuân Hương, Đỗ Đức Hiểu trong bài
viết “Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương” in trên Tạp chí Văn học (số 5, 1990) cũng
có ý kiến tương tự như Xuân Diệu: “Ở đây không hề có “cái tục”, mà chỉ có cái tự
nhiên, cái đẹp, sức sống của tồn tại con người. Không phải vấn đề đạo đức, mà vấn
đề triết lí, triết lí tự nhiên và triết lí cái đẹp” [19, tr.184]. Cũng trong bài viết này,
Đỗ Đức Hiểu khẳng định: “Thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu là ngày hội của bản năng,
một festival của cơ thể người phụ nữ, một đám rước dân gian náo nhiệt, barôc,
grotesque” [19, tr.179].


4

Trong bài “Tinh thần Phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương” của Tam Vị, cái
triết lí tự nhiên mà Đỗ Đức Hiểu đã đề cập trước đó theo tinh thần Phục hưng châu
Âu được tác giả phân tích cụ thể: “Hồ Xuân Hương coi thân thể và cả bộ phận sinh
dục trên cơ thể con người như là tự nhiên, thiên tạo, nó giống như tự nhiên, thiên
nhiên vậy. Đã thế quyền miêu tả nó trong văn chương cũng là một quyền năng tự
nhiên” [24. tr.46]. Tam Vị còn nhắc đến cả tục thờ cúng phồn thực trong dân gian:

“Những hình tượng ấy (linga – yoni) được thờ phụng, những cảnh giao hoan được
tái hiện (ít nhiều cách điệu, đơi khi khá “cơ giới”, “thô lỗ”) trong các nghi lễ phồn
thực, bằng cách đó người ta khẩn nguyền cho mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi và
đàn bà mắn đẻ” [24, tr.54].
Tín ngưỡng phồn thực, triết lí âm dương trong dân gian cũng là điều mà Lê
Trí Viễn cho rằng tạo nên sức sống thơ Hồ Xuân Hương: “những tàn dư của chế độ
cộng đồng, trong các hành vi có tính ma thuật cầu cúng cho việc sản xuất được bội
thu, bên cạnh lễ “xuống đồng” long trọng và thiêng liêng, có nơi cịn giữ tục nam
nữ giao phối tượng trưng, coi đó như dấu hiệu của sự sinh sôi, phát triển không
ngừng sự sống, bởi sự sống bắt đầu từ sự phối hợp trống mái, đực cái, âm dương”
[19, tr.172 – 173].
Một nhà nghiên cứu người nước ngoài, tiến sĩ văn học N.Niculin (Nga) trong
bài viết “Thơ Hồ Xuân Hương” cũng nhận thấy: “chúng ta có thể xem sáng tác Hồ
Xuân Hương như là sự xâm nhập vào ngơn ngữ nghệ thuật cao cấp của nền văn hóa
dân gian bị cấm đoán ở Việt Nam thời Trung đại, nền văn hóa này thường được biết
đến qua những ngày hội quần chúng, trên những bục sân khấu bình dân, nó ngân
vang trong những cuộc chuyện trị trên đường phố, chợ búa, trong những bài ca với
nội dung tuyệt nhiên khơng có gì khơng hồn nhiên” [dẫn theo 24, tr.45].
Như vậy, có thể thấy khơng ít nhà nghiên cứu đã phát hiện những dấu hiệu
văn hóa dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, họ lại chưa tập trung đi sâu
về vấn đề này. Dấu hiệu của văn hóa dân gian mà các nhà nghiên cứu phát hiện
được chỉ là một trong những yếu tố giúp họ lí giải cái “dâm tục” trong thơ Xuân
Hương, chứ chưa khái quát lên thành một nội dung văn hóa rõ nét.


5

Trong cơng trình “Hồ Xn Hương hồi niệm phồn thực”, Đỗ Lai Thúy đã
nghiên cứu cụ thể thơ Hồ Xuân Hương từ góc nhìn văn hóa. Đỗ Lai Thúy đã phát
hiện: “Hồ Xuân Hương là một hiện tượng tiêu biểu của văn hóa Việt Nam. Quy luật

của văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng là trước những lối rẽ, trước
sự quá thực tế hoặc quá duy lí bao giờ cũng quay về với cội nguồn dân gian, dân
tộc và nhân loại cổ xưa để bồi đắp thêm sức sống. Đó là sự trở về vĩnh cửu!” [24,
tr.16], và ông cũng đã khẳng định: “Nữ sĩ bao giờ xuất phát từ cái bản năng để đi
đến cái xã hội và cái văn hóa.” [24, tr.325]. Tuy nhiên, Đỗ Lai Thúy cũng chỉ mới
phát hiện và lí giải được giá trị văn hóa phồn thực, chứ chưa đề cập rộng hơn về
những giá trị văn hóa khác trong thơ Hồ Xuân Hương.
Nói chung, các bài viết cũng như cơng trình nghiên cứu về thơ trào phúng
Hồ Xn Hương rất phong phú đa dạng nhưng phần nhiều vẫn thiên về phương diện
phân tích, bình giá nội dung nghệ thuật đơn thuần; còn việc đặt tác phẩm vào bối
cảnh văn hóa cụ thể để xem xét, nghiên cứu thì cũng có những cơng trình có điểm
qua, nhắc đến nhưng lại chưa đi sâu.
Vì vậy, việc nghiên cứu phát hiện và lí giải các giá trị văn hóa trong thơ trào
phúng Hồ Xuân Hương là một vấn đề cần thiết để góp phần hồn thiện những đặc
sắc của thơ ca “Bà Chúa”, tạo nên sức hấp dẫn mới mẻ cho đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận đi sâu tìm hiểu, phát hiện những giá trị văn hóa trong thơ trào
phúng Hồ Xuân Hương và lí giải nguồn gốc, ý nghĩa của những giá trị văn hóa đó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để tìm hiều đề tài này, chúng tơi giới hạn tìm hiểu trong phần thơ nôm trào
phúng của tác giả.
Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát là Thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc,
Nxb Văn học, Hà Nội, 1982. Ngồi ra, có tham khảo thêm một số tác phẩm trong
Hồ Xuân Hương – thơ và đời của Lữ Huy Nguyên, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1998.


6

4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở những dữ liệu thu thập được, để tìm hiểu đề tài này, chúng tôi sử
dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu dựa trên 2 nguyên tắc: đồng đại (Hồ Xuân Hương
trong mối quan hệ với các nhà thơ cùng thời), và lịch đại (Hồ Xuân Hương trong
mối quan hệ với các nhà thơ trong tiến trình phát triển văn học dân tộc).
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có hai chương:
Chương 1: Thơ Hồ Xuân Hương – một hiện tượng văn hóa
Chương 2: Giá trị văn hóa đặc sắc của thơ Hồ Xuân Hương qua nghệ thuật trào
phúng


7

CHƯƠNG 1:
THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG – MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA

1.1. Hồ Xuân Hương – con người và thơ ca
1.1.1. Hồ Xuân Hương và tiếng cười trào phúng trong thơ
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng phức tạp, cuộc đời và sự nghiệp của bà
đã tốn khơng ít giấy mực của giới nghiên cứu cũng như sự hoài nghi của bao thế hệ
độc giả. Cho đến nay, những thông tin cơ bản về bà như danh tánh thật sự, năm sinh,
năm mất,…tất cả vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn tranh cãi. Đa số các tài liệu từ trước
đến nay đều cho rằng Hồ Xuân Hương là con ông Hồ Phi Diễn, ở làng Quỳnh Đôi
(Nghệ An), mẹ Xuân Hương họ Hà, lấy lẽ Hồ Phi Diễn, quê ở Hải Dương. Xuân
Hương sinh trưởng ở đất Bắc, cụ thể nhà ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận,
Hà Nội. Như vậy, trong con người Xn Hương có sự hịa trộn hai “dịng máu” văn
hóa miền Trung và miền Bắc. Nhưng điều đó cũng chưa chắc chắn, bởi vẫn cịn có

những ý kiến cho rằng Xuân Hương là con Hồ Sĩ Danh; thậm chí tệ hơn, người ta
cịn cho rằng khơng có một nữ sĩ Hồ Xuân Hương nào cả, cái tên Hồ Xuân Hương
chỉ là cái mác của những thi sĩ muốn ẩn danh, bởi ngay cả tác phẩm mang tên bà
cũng là một dấu chấm hỏi lớn. Cái tên Hồ Xuân Hương được biết đến khi được kí
dưới tập thơ chữ Hán “Lưu hương kí” và dưới danh tác giả của những bài thơ Nôm
truyền tụng. Cả hai đều mặc nhiên mang tên Hồ Xuân Hương nhưng phong cách lại
hoàn toàn khác nhau, nếu “Lưu hương kí” được viết bằng chữ Hán và có phần đạo
mạo, trang nhã, bác học,…được ghi chép, đề từ cẩn thận để lưu truyền thì ngược lại,
thơ Nơm truyền tục lại dân dã đời thường, có cả phần thơ tục và có cả dị bản do chủ
yếu truyền miệng như ca dao tục ngữ. Chính điều này đã khiến khơng ít người đặt
câu hỏi: Liệu có một Hồ Xuân Hương thật sự không? Hồ Xuân Hương của “Lưu
hương kí” và thơ Nơm truyền tụng là một người với hai phong cách thể hiện hay là
hai người hoàn toàn khác nhau? Hay Hồ Xuân Hương chỉ là một cái mặt nạ nữ nhân
để cho những nho sĩ nam nhi thời bấy giờ trút vào những ẩn ức, là cái mặt nạ để
những ai muốn lên tiếng với xã hội, với cuộc đời nhưng không muốn hoặc không


8

tiện lộ diện, nhất là với dịng thơ Nơm truyền tụng đầy chất trào phúng? Song, tất cả
chỉ là phán đốn trong vịng nghi vấn, đến tận bây giờ vẫn chưa ai dám đứng ra
khẳng định phơi sáng cái vòng lẩn quẩn này. Vì thế, văn học nước ta thường gọi Hồ
Xuân Hương và thơ ca gắn tên Hồ Xuân Hương là “hiện tượng Hồ Xuân Hương”.
Cũng như đa phần những ai nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, chúng tôi cũng gặp
những vướng mắc về tiểu sử, văn bản tác phẩm Hồ Xuân Hương,… bởi những điều
này ít nhiều cần cho việc làm rõ tác phẩm văn chương nghệ thuật nhưng chúng tơi
khơng đào sâu giải đáp thắc mắc đó theo suy nghĩ của mình mà chỉ ghi nhận những
nhận định, ý kiến về cuộc đời, sự nghiệp của cái tên Hồ Xuân Hương để từ đó nhận
thấy rằng Hồ Xuân Hương là một “hiện tượng văn hóa”. Ngoại trừ tập “Lưu hương
kí” có đề tên rõ ràng và có phần nghiêng về văn chương bác học nên chúng tôi

không bàn đến ở đây thì phần thơ Nơm truyền tụng, đặc biệt là mảng thơ mang tính
chất trào phúng được lưu truyền trong dân gian theo đúng hình thức dân gian –
truyền miệng, không phân biệt tầng lớp từ nho sĩ đến nơng dân, thậm chí cả phụ
nữ,…đều có thể đọc, ngâm từng bài theo nỗi lịng của mình, cười khóc theo nội
dung tác phẩm và đều cho gắn mác “Hồ Xn Hương”. Nói thế, khơng có nghĩa
chúng tơi đồng ý với ý kiến cho rằng Xuân Hương của thơ Nơm truyền tụng là
khơng có thật mà nói thế để chứng minh rằng: thơ trào phúng Hồ Xuân Hương là sự
gom góp từ nhiều nguồn, dù là của một người nữ sĩ thật sự hay là cái mặt nạ nhân
gian thì nó cũng đã khởi phát và lưu truyền trong dân gian, đã phản ánh được văn
hóa cộng đồng. Vì thế, hẳn nhiên, nó đích thực là một hiện tượng văn hóa đáng
nghiên cứu và ghi nhận.
Dân gian nhớ đến Xn Hương hơn cả, thích thú và tị mị về nữ sĩ hơn ở
mảng thơ Nôm truyền tụng, đặc biệt là những bài thơ mang tính chất trào phúng
đậm nét cá tính. Theo khảo sát qua 40 bài thơ Nơm được Nguyễn Lộc tuyển chọn,
chúng tơi thấy đã có đến 37 bài thơ trào phúng, chiếm tỉ lệ 92,5%, một tỉ lệ rất lớn,
có thể coi là lớn nhất trong văn học Việt Nam. Thơ trào phúng là một mảng thơ ta
có thể bắt gặp được ở nhiều tác giả trung đại khác như Nguyễn Khuyến, Nguyễn
Trãi, hay nổi bật như Tú Xương,…nhưng khơng ai có số lượng tác phẩm trào phúng


9

nhiều như “Bà chúa thơ Nôm”. Trong 37 bài thơ đó, chỉ có 7 bài mang yếu tố trào
phúng, cịn lại 30 bài là tác phẩm trào phúng. Có thể nói, sự nghiệp thơ ca của Hồ
Xuân Hương tập trung chủ yếu vào khuynh hướng trào phúng và đây cũng là những
tác phẩm giúp bà khẳng định tài năng, cá tính của mình. Với nữ sĩ, tiếng cười trào
phúng, trào lộng chính là phương tiện để bộc lộ thái lộ với cuộc đời, với con người
xã hội và cũng để thể hiện “cái tơi” của mình. Vì thế, sắc thái trào phúng trong thơ
bà cũng hết sức phong phú, trong 37 bài thơ trào phúng được khảo sát có đến 16 bài
xuất hiện cung bậc hài hước, châm biếm có ở 15 bài, đả kích ở 6 bài.

Như vậy, ta có thể thấy tiếng cười châm biếm, đả kích là tiếng cười chiếm
hơn nửa số tác phẩm trào phúng của Hồ Xn Hương. Trong đó, bà hướng mũi dùi
đả kích của mình vào xã hội phong kiến thối nát. Qua những tác phẩm trào phúng
của Xuân Hương, người ta phỏng đốn thời kì xã hội nữ sĩ sinh sống khoảng cuối
thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, cuối Lê – đầu Nguyễn. Thời kì xã hội nước ta có
khơng ít biến động với sự suy yếu của chế độ phong kiến kéo theo sự suy vi của
nhiều nét văn hóa. Xã hội phong kiến là một xã hội với những chuẩn mực đạo đức
Nho giáo luôn được đề cao. Ấy vậy mà cái xã hội phong kiến Nho gia trong thơ Hồ
Xuân Hương lại trở nên hết sức đáng cười và bà đã cười thẳng vào cái bộ mặt giả
tạo của cái xã hội đểu giả ấy, cười ngạo nghễ vào mặt những kẻ luôn được cho là
đại diện tiêu biểu nhất như vua chúa, hiền nhân quân tử, học trị đọc sách thánh
hiền,… Thậm chí, nữ sĩ cịn thấy được điều đáng cười trong cả nhà Phật, giới sư sãi
vốn luôn được xem là nơi thanh tịnh, tốt đẹp. Tiếng cười của Xuân Hương đã phơi
bày toàn bộ sự suy vi về văn hóa của xã hội phong kiến đương thời.
Đầu tiên phải kể đến sự suy đồi của đạo đức Nho gia, từ vua chúa đến những
bậc hiền nhân quân tử và cả sĩ tử,…, những kẻ ln tự phong cho mình cái quyền
được hơn người khác, được mang sứ mạng truyền bá, hành xử đạo thánh hiền, giữ
gìn kỉ cương xã hội. Họ ln tự nhận mình trong sạch, thanh cao nhưng sự thật tất
cả chỉ là vỏ bọc. Cuối thời vua Lê chúa Trịnh, chế độ phong kiến trải qua một cuộc
khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng, sự mục nát đã đến tận gốc. Vua Lê, chúa Trịnh
tranh quyền đoạt lợi suốt nửa thế kỉ, khiến dân chúng lầm than đến cùng cực trong


10

khi cuộc sống vua chúa hết sức trụy lạc, xa hoa. Chúa Trịnh còn đặt ra giá để mua
quan bán tước, thế mới có chuyện, quan thị rồi sĩ tử chữ nghĩa chẳng bao nhiêu lại
cứ hay tỏ vẻ. Bọn chúng đã tự hất cái nước sơn hào nhoáng “hiền nhân quân tử” của
mình để cho những người lao động, lao khổ bình thường vẫn bị chúng coi là “tiểu
nhân” thấy hết cái bất tài, ươn hèn của mình. Thật không may cho họ khi gặp phải

Hồ Xuân Hương, bà đã khéo léo bóc mẽ những thói “rởm đời” của chúng và bà
cười thành tiếng khiến bất cứ ai cũng phải giật mình. Vì thế, thơ của nữ sĩ họ Hồ
ln mang đầy dấu ấn văn hóa thời đại. Tư thế trào phúng của Xuân Hương luôn
đứng cao hơn đối tượng, vạch trần bộ mặt xấu xa, giả dối, đầy dục vọng của những
“đấng, bậc” phong kiến:
“Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này”
(Cái quạt I)
“Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc mưa sa”
(Cái quạt II)
Hình ảnh cái quạt – “một cái này”: “Chành ra ba góc da cịn thiếu/ Khép lại đôi bên
thịt vẫn thừa” mà “chúa dấu vua yêu” dùng phẩy vào mặt, che lên đầu đấng quân tử
là ám chỉ thói mê hoa, hiếu sắc hết sức “phàm phu tục tử” của những kẻ luôn cho là
“hiền nhân” này. Là môn đồ của Nho giáo, lại là bậc vua chúa, quan lại bề trên, ấy
vậy mà thay vì quang minh chính đại họ lại lén lút, thậm thụt và ý nghĩ của họ đã bị
Xuân Hương “túm gáy”: “Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt/ Đi thì cũng dở ở không
xong” (Thiếu nữ ngủ ngày). Bọn quan võ hoạnh họe, lầm lầm một thứ sát khí rỗng
tuếch, bà dành cho họ một cái choảng đích đáng, lấy ngay y phục của họ mà vẽ mà
bôi màu vào:
“Bác mẹ sinh ra vốn chẳng hèn
Tối tuy không mắt, sáng hơn đèn,
Đầu đội nón da loe mép đỏ
Lưng đeo bị đạn rủ thao đen”


11

(Ơng cử võ)
Bọn quan thị được chúa Trịnh vơ cùng trọng dụng, đối với Xuân Hương lại là một

sự đi ngược lại lẽ tự nhiên vơ cùng:
“Rúc rích thây cha con chuột nhắt
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu
Đố ai biết được vơng hay trốc
Cịn kẻ nào hay cuống với đầu”
(Quan thị)
Đối với kẻ sĩ, Xuân Hương rất coi thường những học trị đã dốt lại hay khoe
mẽ, khơng lo đọc thêm sách góp nhặt kiến thức mà cứ tỏ vẻ “ta đây” hay nói chữ
một cách đầy hợm hĩnh, kiêu căng. Đây cũng là tư tưởng, thái độ ta thường bắt gặp
trong dân gian “xấu nói tốt, dốt nói chữ”, “đã dốt còn hay chơi chữ”,… Xuân
Hương đã kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân gian, đứng trên góc nhìn
văn hóa đó để phát hiện ra nét tương đồng trong xã hội mình đang sống và lên tiếng
phản ánh. Hồ Xuân Hương tự xưng mình là “chị”, gọi hạng người thùng rỗng kêu to
đó là “lũ ngẩn ngơ”:
“Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.”
(Mắng học trò dốt I)
Bà gọi “lũ ngẩn ngơ” (nghĩa là khơng biết làm gì, khơng biết mình là người thế nào)
kia là “ong non” đang “ngứa nọc”, “dê cỏn” đang “buồn sừng”. Từ “cỏn” trong từ
“dê cỏn” là một từ rất đắt của Xuân Hương, nó bao qt được bản chất tí toe, coi
trời bằng vung của hạng oắt con, nửa trẻ nửa lớn mới có nọc, mới mọc sừng nên
ngứa ngáy muốn châm, muốn húc đã đi đến chỗ châm bừa “hoa rữa”, húc bừa “dậu
thưa”. Sự mỉa mai của Xuân Hương khéo léo đi từ ý thơ đến cả hình ảnh và câu chữ,
bà thẳng thừng vạch mặt “phường lịi tói” hay học địi đó:
“Dắt díu đưa nhau đến cửa chiền,


12


Cũng địi học nói, nói khơng nên.
Ai về nhắn nhủ phường lịi tói,
Muốn sống đem vơi qt trả đền.”
(Mắng học trò dốt II)
Bà đã tỏ thái độ rất bức xúc trước những học trị chữ nghĩa chưa thành hình mà đi
đâu cũng làm thơ, cũng học đòi trêu gái, mà thực ra “nói khơng nên”: “Một đàn
thằng ngọng đứng xem chng/ Nó bảo nhau rằng: ấy ái ng!”. Đã khơng biết làm
thơ, còn viết bẩn cả tường chùa làm mất đi dáng vẻ thanh tịnh của chốn linh thiêng
đến nỗi phận nữ nhi như Xuân Hương phải lên tiếng: “Lại đây cho chị dạy làm
thơ!”, thật đáng xấu hổ, không bằng ai.
Không dừng lại ở sự suy đồi của đạo đức Nho gia, xã hội Hồ Xn Hương
sống cịn có những biểu hiện cho thấy sự suy vi của văn hóa Phật giáo. Sư bây giờ
khơng cịn là Phật nữa mà là “Sư hổ mang” “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”.
Xuân Hương lên tiếng phê phán Phật giáo giai đoạn này vì sự biến chất xấu đi đó
chứ khơng hề mang tính chất đả kích một tơn giáo. Hơn nữa, bà khơng đồng tình
với tư tưởng diệt dục của nhà Phật, bởi bà cho rằng đó là diệt đi sự sống đâm chồi
nảy lộc, trái với lẽ tự nhiên. Nếu tính cả bài “Cảnh chùa đêm” đang cịn nhiều nghi
vấn thì Xn Hương có tất cả 5 bài vịnh cảnh chùa và sư sãi, đã vạch trần bộ mặt
giả tạo, xấu xa, đả kích mạnh mẽ lối sống dở người dở ngợm của sư mô lúc bấy giờ.
“Chẳng phải Ngơ, chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo khơng tà.
Oải dâng trước mặt dăm ba phẩm,
Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe,
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha.
Tu lâu có lẽ lên sư cụ,
Ngất nghểu tịa sen nọ đó mà.”
(Sư hổ mang)



13

Dưới mắt nữ sĩ họ Hồ, sư chẳng thuộc loại người nào, chẳng phải Ngơ (ý chỉ người
Tàu, “Bình Ngơ đại cáo”) vì người Tàu để tóc đi sam, càng chẳng phải người
Việt ta vì người Việt để tóc dài: “đầu thì trọc lốc, áo khơng tà”. Quang cảnh bao
quanh nhà sư hết sức hỗn độn, kẻ trước người sau, nói cười hỉ hả chứ khơng phải
tiếng tụng kinh trang nghiêm, thật khơng hề có chút tịnh tâm nào của giới tu hành.
Vậy nên tu lâu cũng chỉ nên “sư cụ” thôi và phải chăng rằng, người ta biết sư cũng
chỉ vì thấy hình ảnh sư “ngất nghểu” trên “tịa sen”(vốn là nơi Phật ngồi) chứ nếu
khơng, e khó nhận ra “sư” như trong bài “Sư bị ong châm”, con ong đã nhầm đầu
nhà sư với “bà cốt”:
“Nào nón tu lờ, nào mũ thâm,
Đi đâu chẳng đội để ong châm?
Đầu sư há phải gì…bà cốt,
Bá ngọ con ong bé cái nhầm!”
(Sư bị ong châm)
Xuân Hương đã rất thẳng thắn khi bàn về cái “Kiếp tu hành” của các nhà sư:
“Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
Trái gió cho nên phải lộn lèo.”
(Kiếp tu hành)
Nhà thơ đã dùng từ “kiếp” – một từ của nhà Phật (luân hồi chuyển kiếp) để diễn tả
về chính họ, bản thân từ “kiếp” đã hàm nghĩa khổ cực dẫu rằng nó có là “kiếp tu
hành” đi chăng nữa. Bà tiếp tục khẳng định kiếp đó “nặng đá đeo”, cách nói ví von
nặng như đá đeo vào người. Cái “chút tẻo tèo teo” tưởng như không đáng kể nhưng
thực to lớn, cản trở được con người về đất Phật, trở thành Phật. Từ khóa của bài thơ
là “trái gió”: “Trái gió cho nên phải lộn lèo”. “Trái gió” là trái với qui luật của sự
sống cho nên mới nặng đá đeo, mới phải lộn lèo. Sự đối nghịch giữa bản năng sống

và cuộc sống khổ hạnh, duy lí khiến cho nhà sư mang hai bộ mặt: bộ mặt chính thức
thường từ bi thanh tịnh và bộ mặt ngầm ẩn với những ý thức “đời” rất thực. Hồ


14

Xuân Hương đã dùng một loạt các từ nói lái (đá đeo, trái gió, lộn lèo) để lật tẩy, hé
lộ đời sống thực của kiếp tu hành. Bà lên án những nhà sư vốn đã tâm không tịnh
sao phải cố ép đi ngược lại qui luật tự nhiên để rồi phải tìm cách “trở lại” khiến bản
thân mang hai bộ mặt, làm xấu đi nét văn hóa đẹp của một loại hình tơn giáo trong
dân gian. Trong bài “Chùa Qn sứ”, bà đã lật tẩy điều này bằng sự đối lập:
“Quán sứ sao mà cảnh vắng teo?
Hỏi thăm sư phụ đáo nơi neo?
Chày kình tiểu để sng khơng đấm,
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo.
Sáng banh không kẻ khua tang mít,
Trưa trật nào ai móc kẽ rêu.
Cha kiếp đường tu sao lắt léo!
Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo.”
Quán sứ vốn là trung tâm tu hành lớn nhất Thăng Long thời bấy giờ lúc nào cũng
đông đúc người ra vào, ấy vậy mà Xuân Hương lại miêu tả “cảnh vắng teo”, chày
lại không đấm, sáng banh cũng không kẻ khua tang mít, trưa trật cũng khơng người
móc kẽ rêu,… Bên cạnh sự đối lập cịn có thủ pháp nói lái” “đáo nơi neo”, “sng
khơng đấm”, “đếm lại đeo”,…đã góp phần lật tẩy cái “nợ tình đeo” của các nhà sư.
“Nợ tình”, tình u là thuộc tính, là bản năng, là nguồn gốc của sự sống cớ sao lại đi
ngược luân lí tự nhiên đó. Chữ “nợ” lại gợi nhắc đến thuyết nhân quả của nhà Phật
với hàm ý chế giễu. “Tình” là quả mà “nhân” là cái sự làm người, đã biết thế mà
còn diệt quả (diệt dục) là cớ làm sao…

***


Chứng kiến sự chuyển biến của xã hội, dường như Xn Hương cảm thấy
khơng thể thích nghi được, bà cất tiếng cười giễu đời, giễu cả bản thân mình. Nữ sĩ
cảm thấy mình như một phần tử khơng nằm trong cái xã hội đảo lộn trật tự ấy. Điều
này cũng dễ hiểu bởi xã hội phong kiến thời bấy giờ đã mục nát, địi hỏi phải có sự


15

chuyển biến đổi thay lên một xã hội mới nhưng thực tế điều đó vẫn chưa diễn ra. Xã
hội khơng tiến lên được, những con người cam chịu thì khơng nói làm gì nhưng đối
với những ai có tư tưởng muốn được giải phóng ra khỏi hệ tư tưởng cũ – hệ tư
tưởng phong kiến đã suy đồi, như Hồ Xn Hương sẽ cảm thấy vơ cùng bức bách,
gị bó; tất yếu dẫn đến sự phản kháng, phản kháng vô hiệu sẽ sinh chán nản, chán
ngán cuộc đời nghịch lí này và cảm thấy bất lực với bản thân. Trường hợp của Xuân
Hương là như vậy, như Nguyễn Đức Bính đã từng nhận xét: “cái bi kịch của Hồ
Xuân Hương là đã dám làm một người thông minh và dám sử dụng cái thông minh
trong một thời đại mà ngu ngốc là kiểu mẫu làm người phổ biến.”[19, tr. 237]. Và
bà đã thể hiện điều đó thơng qua tiếng cười tự giễu – giễu cuộc đời và giễu chính
bản thân mình. Mỗi đoạn đời của Xuân Hương đều gắn với thơ, mỗi sự việc mà nhà
thơ trải qua hoặc nhìn thấy trong cuộc đời đều có thơ để phản ánh. Đặc biệt, Xuân
Hương cất tiếng cười to nhất với cuộc đời “nữ nhi thường tình” của chính mình, bởi
cái xã hội phong kiến bà đang sống quá khắt khe với phụ nữ và một phụ nữ tài nghệ,
thông minh như Xuân Hương lại càng bi thương hơn khi bà hoàn tồn nhìn nhận
được những bi kịch của cuộc đời mình. Hồ Xn Hương khơng có những sáng tác
“Tự trào”, “Tự thán” như Tú Xương hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng
nữ sĩ lại có 3 bài thơ “Tự tình”. Đây có lẽ là chùm thơ khắc họa rõ nét nhất cuộc đời
nhà thơ, mới đọc những thi phẩm này ta có thể khơng nhận ra tiếng cười một cách
rõ nét nhưng theo chúng tôi ẩn đẳng sau những lời than vãn là tiếng cười chán ngán,
một kiểu cười trừ ngán ngẩm, đầy tính giễu nhại với cuộc đời bạc bẽo:

“Ấy ai thăm ván cam lịng vậy,
Ngán nỗi ơm đàn những tấp tênh!”
(Tự tình III)
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
(Tự tình II)
Điều khiến Xn Hương bất mãn và chế giễu nhất ở chốn trần đời đương
sống chính là duyên phận của người phụ nữ. Họ khơng có quyền u cầu về tình


16

u và quyền sống của chính mình: “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ Chém cha cái
kiếp lấy chồng chung!” (Làm lẽ). Đây đã là “số kiếp” chung của phụ nữ thời bấy
giờ chứ chẳng phải của riêng ai. “Làm lẽ” hay chẳng may chồng chết cũng đều là
đau khổ cả, Xuân Hương cũng có khóc chồng nhưng bên trong tiếng khóc đó có
tiếng cười cợt như đang “bỡn” (Bỡn bà lang khóc chồng). Phải chăng vì q đau
thương hay vì người chồng ấy khơng đáng (?!): “Thiếp bén dun chàng có thế
thơi” (Khóc Tổng Cóc), “Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc” (Khóc ơng Phủ Vĩnh
Tường), “Nín đi kẻo thẹn với non sông!” (Dỗ người đàn bà chết chồng).
Cuộc sống với đa dạng hình hài vẫn phát triển, vẫn thay đổi: “Xiên ngang
mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hịn” (Tự tình II) chỉ có số phận
hồng nhan vẫn không thay đổi. Nỗi buồn, nỗi oán hận đã trở thành muốn nổi loạn,
muốn phản kháng: “Tài tử văn nhân ai đó tá?/ Thân này đâu đã chịu già tom!”
nhưng mỗi mình Xuân Hương lên tiếng cũng chẳng thể thay đổi được cái cuộc đời,
cái xã hội vốn dĩ quá bảo thủ và không biết lắng nghe, tơn trọng tiếng nói của đàn
bà, con gái. Bà chỉ còn biết cười giễu nhại cho phận người sinh ra đã là “kiếp” nữ
nhi nên đã có lúc Xuân Hương mong được đổi phận làm trai để cuộc đời được phần
nào khác đi: “Ví đây đổi phận làm trai được/ Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” (Đề
đền Sầm Nghi Đống).

Vâng, nếu Xuân Hương sinh ra là phận trai hoặc ví như sinh ra vào thời điểm
khác có lẽ đã không trở thành bi thương đến thế. Ở thời Xuân Hương, một tầng lớp
thị dân đã bắt đầu lớn mạnh ở những trung tâm buôn bán. Thị dân tất có lối sống, lối
suy nghĩ khác với khn khổ phong kiến địi hỏi phải giải phóng. Cái địi giải phóng
đó đã được Hồ Xuân Hương phần nào tái hiện qua tiếng cười giễu đời, giễu mình
trong thi phẩm của bà.
1.1.2. Người phụ nữ trong nhãn quan trào phúng Hồ Xuân Hương
Vốn là một nhà thơ nữ, lại thông minh và tài năng, Xuân Hương đã nhìn
nhận rõ vẻ đẹp của người phụ nữ. Dù trong thời đại bà đang sống, người ta có vùi
dập, chà đạp người phụ nữ thế nào đi chăng nữa, Xuân Hương vẫn phát hiện và
nhắc người đời nhớ đến vẻ đẹp của giới nữ - những con người vốn dĩ sinh ra đã


17

mang danh xưng “phái đẹp”. Cái đẹp dễ thấy trước nhất của người phụ nữ là vẻ đẹp
bên ngoài – làn da, mái tóc, đường cong gợi cảm,…
“Thân em vừa trắng lại vừa trịn”
(Bánh trơi nước)
“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cơ mình?
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đơi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm cịn mãi cái xn xanh”
(Tranh tố nữ)
“Lược trúc lỏng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới lưng nong
Đơi gị Bồng Đảo hương cịn ngậm
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông”
(Thiếu nữ ngủ ngày)
Những cô gái xinh xinh, trắng trẻo, “hồng hồng má phấn”, căng “trịn” “cái xn

xanh”, “lược trúc cài trên mái tóc” hờ hững gợi cảm cùng những đường cong của
“lưng nong”, “đôi gị Bồng Đào”,… đầy tuyệt mỹ mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng. Vẻ
đẹp tự nhiên ấy ai cũng công nhận tự bao đời nay: “Nương long mỗi ngày mỗi cao/
Má đào mỗi ngày mỗi đỏ” (Tục ngữ), “Đẹp như tiên Non Bồng” (Thành ngữ). Vẻ
đẹp ấy rất mỏng manh, thống chốc: “Bồ liễu thơi đành phận mỏng manh” (Tranh
tố nữ) nên Xn Hương ln muốn gắn nó với những cái gì vĩnh cửu, trường tồn để
níu giữ. Bởi vậy, hình ảnh thân thể người phụ nữ trong thơ bà thường hòa lẫn với
thiên nhiên, vũ trụ: “Đêm vắng cớ chi phô tuyết trắng/ Ngày xanh sao nỡ tạnh lòng
son?” (Hỏi trăng). Ở đây, một lần nữa ta lại thấy cái vẻ đẹp “trong trắng”, “son rỗi”
của người con gái. Đây có thể nói là một vẻ đẹp nữ giới ám ảnh Xuân Hương, nó
trở đi trở lại trong khá nhiều thi phẩm của bà như đã thấy ở trên. Bởi vẻ đẹp của một
người con gái xuân thì chính là đại diện tiêu biểu nhất cho vẻ đẹp của sức sống tự
nhiên. Xuân Hương khác đa phần chúng ta, ngắm nhìn vẻ bề ngồi của một cơ gái,
một người phụ nữ vì họ đẹp theo kiểu gợi cảm và hấp dẫn đơn thuần; nhà thơ tinh tế


18

và sâu sắc hơn rất nhiều, bà phát hiện vẻ đẹp nõn nà ấy là biểu hiện của sự sống, sức
sống thanh tân căng tràn của tự nhiên: “Giếng ai thanh tân ai có biết” (Giếng thơi).
Phụ nữ là người nắm giữ thiên chức cao cả - làm Mẹ, ươm mầm và nuôi
dưỡng sự sống. Những đường nét đẹp đẽ gợi cảm bên ngồi ấy chính là dấu hiệu
của sự sống có thể nảy mầm và phát triển như bà mẹ của Tạo vật, bà mẹ Thiên
nhiên, đất rộng sông dài:
“Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm lum nóc
Kẽ đá xanh rì lún phún rêu
Lắt lẻo cành thơng cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo”

(Đèo Ba Dội)
Bài thơ miêu tả cảnh đèo, cảnh trèo đèo vất vả: “Một đèo, một đèo, lại một đèo”
nhưng lại ẩn sau đó là hình ảnh “một tịa thiên nhiên” của người phụ nữ mà ai cũng
có thể thấy rõ mười mươi: hai “đèo” trên đi liền nhau và một “đèo” cách quãng dưới.
Tiếp theo sau đó là một loạt từ ngữ gợi lên liên tưởng đến những biểu tượng tính
dục và hành vi tính giao khác như: cửa son, kẽ đá, cành thơng, cơn gió, lá liễu, giọt
sương, đỏ lt, xanh rì, tùm lum, lún phún,… Cành thông “mọc” lắt lẻo ở trên đèo
cho nên ln hứng gió và sự chuyển động này là do tương tác mạnh yếu, cứng mềm,
cũng chính là tương tác nam nữ âm dương theo nhịp điệu vũ trụ. Vậy rõ ràng thi sĩ
đã nhìn nhận vẻ đẹp thân thể người phụ nữ dưới góc nhìn sức sống bản năng tự
nhiên nhất của chính họ. Chẳng phải người phụ nữ đẹp nhất là khi được yêu hay sao?

***

Từ trước đến nay, trong đời sống thường nhật cũng như mọi lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật, người phụ nữ Việt Nam luôn được ca ngợi với vẻ đẹp của những phẩm
chất cao quí như: đảm đang, chịu thương chịu khó, tảo tần, yêu chồng thương con,


19

đức hi sinh cao cả,… Thơ viết về người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cũng lấp lánh
những phẩm chất cao đẹp ấy:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Em vẫn giữ tấm lịng son”
(Bánh trơi nước)
Người phụ nữ đẹp từ ngoài vào trong, dù bão táp phong ba dịng đời xơ đẩy thế nào
đi chăng nữa họ vẫn giữ được tấm lịng son sắt của mình. Là một phụ nữ đảm đang,

dù tất bật đến đâu họ vẫn ln đảm bảo chu tồn chồng con, nhà cửa trong ngồi
khơng một tiếng than vãn:
“Một bên con khóc, một bên chồng
Bố cu lổm ngổm bò trên bụng
Thằng bé hu hơ khóc dưới hơng
Tất cả những là thu với vén
Vội vàng nào những bống cùng bông”
(Thân phận đàn bà)
Tuy nhiên với cái nhìn đầy nhân văn của một người trong cuộc, Hồ Xuân
Hương không chỉ dừng lại ở những điều ai cũng thấy lâu nay. Khi nghiên cứu giá trị
trào phúng về người phụ nữ trong thơ bà, chúng tôi phát hiện một cái nhìn lớn hơn
về người phụ nữ mà dường như chỉ Xuân Hương mới nhìn ra hay dám chỉ ra. Đó
chính là vẻ đẹp ở bản năng – khát sống, khát yêu, khát khao hạnh phúc.
Phụ nữ cũng là một con người bằng da bằng thịt như bao con người khác nên
trong bất kì xã hội họ cũng có quyền được hưởng hạnh phúc, được yêu thương
chăm sóc. Mối quan tâm về hạnh phúc cá nhân, tình yêu tự do, kể cả tình yêu thể
xác của người phụ nữ đã xuất hiện trong sáng tác của nhiều thi sĩ cùng thời với Hồ
Xuân Hương như “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Chinh phụ ngâm khúc” (Đồn Thị
Điểm), “Cung ốn ngâm khúc” (Nguyễn Gia Thiều),… nhưng phải đến Hồ Xuân
Hương sự quan tâm đó mới trở thành hệ thống và được nhìn dưới con mắt của chính


20

một phụ nữ - mộc mạc, chân thành mà ray rứt hơn nhiều. Nữ sĩ đã thay mặt họ cất
tiếng nói địi hỏi hạnh phúc, cái hạnh phúc bản năng nhất của con người bằng tiếng
cười trong thi phẩm trào phúng của mình. Xuân Hương cất tiếng cười để tự giải
phóng mình, giải phóng nữ giới khỏi những bất cơng của xã hội. Tiếng cười ấy
chính là tun ngơn về ý thức cá nhân, địi hỏi tình u và hạnh phúc riêng tư.
Người phụ nữ có quyền được hưởng hạnh phúc trọn vẹn với người mình u

thương chứ khơng phải là sự nhẫn nhịn “kiếp chồng chung” chờ đợi được ban phát
hạnh phúc:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đơi lần có cũng khơng
Cố đấm ăn xơi xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thơi đành ở vậy xong”
(Làm lẽ)
Đã là vợ chồng mà đến cái chuyện cơ bản nhất cũng khơng thể thỏa mãn được “năm
thì mười họa hay chăng chớ/ Một tháng đơi lần có cũng khơng” thì sao gọi là vợ
chồng, chẳng khác nào người dưng nước lã, cũng chẳng bằng một người làm công
trong nhà cả. Dù có cố gắng cũng chẳng thay đổi được gì, Xn Hương đã thay mặt
tồn thể phụ nữ chẳng may rơi vào hoàn cảnh “chia năm sẻ bảy” ấy mà hét lên rằng:
Nếu biết trước thế này thì thà ở khơng cịn hơn! Bởi tình u chứ khơng phải miếng
bánh mà “chia sẻ tí con con”. Cuộc sống như thế thật chẳng gì ngán ngẩm bằng,
năm tháng trơi qua thật vô vị:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
(Tự tình II).


×