Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kết quả đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên cho phát triển nông - lâm nghiệp ở vùng đồi núi Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.74 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 20, 2003

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ
Hoàng Đức Triêm, Hà Văn Hành
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lãnh thổ đồi núi Quảng Trị nằm về phía Tây của tỉnh và có diện tích tự nhiên rộng
lớn (3.587,27 km2) nhưng mật độ dân số rất thấp, trung bình là 76 người/km 2, trong đó
huyện Đakrơng chỉ 25 người/km2. Đây là q hương của cách mạng và mảnh đất này đã
phải gánh chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh chống Mỹ. Trong vùng có nhiều dân tộc
chung sống như: Pa Cơ - Tà Ôi và Bru - Vân Kiều... Với hơn 206 km chiều dài biên giới
Việt Lào nên đây được coi là địa bàn xung yếu về cơng tác biên phịng của tỉnh [4].
Do việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên cịn mang tính tự phát, thiếu cơ sở
khoa học nên đời sống người dân ở đây gặp nhiều khó khăn và tài ngun, mơi trường bị
suy thối. Để phát triển bền vững thì việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện tự
nhiên cho mục đích nơng - lâm nghiệp là vô cùng cần thiết.
Việc đánh giá tổng hợp được thực hiện bằng phương pháp cảnh quan, với bản đồ tỷ lệ
1/100.000. Trên cơ sở nghiên cứu sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và hình thành nên hệ
thống các đơn vị sinh thái cảnh quan, lãnh thổ nghiên cứu đã xác định được 294 loại cảnh
quan làm đơn vị cơ sở đánh giá và phân hạng.
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU,
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1. Các phương pháp đánh giá.
Đánh giá nói chung, đó là sự ước lượng vai trò, ý nghĩa hay giá trị của các đối
tượng nghiên cứu. Tùy thuộc vào mức độ chính xác, có thể chia đánh giá thành các
phương pháp như: đánh giá định tính, đánh giá định lượng và đánh giá bán định lượng.
Trong đánh giá tự nhiên có thể chia ra: đánh giá thành phần, đánh giá tổng hợp.
Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên là tìm ra những quy luật, những mối
quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố hợp phần và đưa ra những chỉ tiêu, những thang bậc


đánh giá nhằm xác định tiềm năng tự nhiên của từng đơn vị lãnh thổ để làm cơ sở cho
việc đưa ra những quyết định về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường [2].
59


Việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên ở đồi núi Quảng Trị được thực hiện
theo đơn vị loại cảnh quan. Thực chất đây là đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của
các loại hình sản xuất chủ yếu với các loại cảnh quan ở lãnh thổ nghiên cứu.
2.2. Quy trình nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên.
Đối với lãnh thổ đồi núi Quảng Trị, việc đánh giá tổng hợp được thực hiện với quy
trình gồm 5 bước (hình 1.1). Mặc dù các bước của quy trình nêu một cách tách biệt nhưng
giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều hướng đến mục tiêu đã xác định.
1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
2. THU THẬP SỐ LIỆU
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện KT - XH và tập quán sản xuất

3. NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN HÓA LÃNH
THỔ VÀ PHÂN LOẠI CẢNH QUAN
4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN THEO ĐƠN VỊ SINH
THÁI CẢNH QUAN

Phân tích hiện trạng

5. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG
SỬ DỤNG LÃNH THỔ

Định hướng phát triển


Hình 1.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu và đánh giá tổng hợp
các điều kiện tự nhiên lãnh thổ đồi núi Quảng Trị

1. Công tác chuẩn bị: Xác định mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
nhằm đảm bảo cho việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp đi đúng hướng và đạt hiệu quả
cao.
2. Thu thập số liệu: Thu thập các số liệu thực sự cần thiết cho việc đánh giá bằng
việc sử dụng công nghệ mới như: ngân hàng dữ liệu, ảnh viễn thám, hệ thông tin địa lý
(GIS)... kết hợp với công tác khảo sát thực địa.
3. Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ và phân loại cảnh quan: Trên cơ sở các loại
bản đồ, kết hợp với nghiên cứu thực địa mà xem xét sự phân hóa lãnh thổ. Việc phân
loại cảnh quan đồi núi Quảng Trị được thực hiện theo hệ thống phân loại: Hệ  phụ hệ
60


 lớp  phụ lớp  kiểu  phụ kiểu  loại cảnh quan. Trong lãnh thổ nghiên cứu
gồm 1 hệ, 2 phụ hệ, 2 lớp, 4 phụ lớp, 3 kiểu, 4 phụ kiểu và 294 loại cảnh quan.
4. Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên theo đơn vị sinh thái cảnh quan:
Bước đánh giá tổng hợp bao gồm rất nhiều công đoạn như:
- Xác định đơn vị cơ sở đánh giá: Đơn vị cơ sở được lựa chọn là loại cảnh quan.
- Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá: Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá được
dựa trên nhu cầu sinh thái của các đối tượng sản xuất và tỷ lệ bản đồ.
- Đánh giá mức độ thích nghi của các loại cảnh quan với các loại hình sản xuất
chủ yếu: Việc đánh giá được thực hiện theo bài tốn trung bình nhân của D. L. Armand
(1983). Bài tốn có dạng:
n
Mo =  a1. a2. a3... an
Trong đó, Mo: Điểm đánh giá của đơn vị sinh thái cảnh quan.
a1, a2, a3,... an : Điểm của các chỉ tiêu (từ chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n).

n : Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
Sau khi đánh giá, công đoạn tiếp theo là phân hạng cảnh quan, tức là xem xét mức
độ thích nghi của các loại cảnh quan cho từng loại hình sử dụng. Công thức của
Aivasian (1983) đã được sử dụng để tính tốn khoảng cách điểm trong mỗi hạng:
Smax - Smin
S = 
1 + lgH
Trong đó: S - Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng.
Smax - Giá trị điểm tối đa.
Smin - Giá trị điểm tối thiểu.
H - Số lượng loại cảnh quan được đưa vào tính tốn để đánh giá.
5. Đề xuất hệ thống sử dụng lãnh thổ: Việc đề xuất được dựa vào các cơ sở sau:
- Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi cho các dạng sử dụng chủ yếu.
- Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sản
xuất.
- Phân tích hiện trạng khai thác tài nguyên lãnh thổ ở địa bàn nghiên cứu.
- Định hướng quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÂN HẠNG
THÍCH NGHI CHO MỘT SỐ LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CHỦ YẾU
3.1. Lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá:
61


Việc đánh giá mức độ thuận lợi về điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp
từ lâu đã được tiến hành ở các nước tiên tiến, nhất là ở Liên Xơ cũ. Các học giả có nhiều
cơng trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp về điều kiện tự nhiên theo phương pháp cảnh quan
như: L. I. Mukhina (1973), D. L. Armand (1975)... Ở Việt Nam hướng nghiên cứu “sinh
thái hóa cảnh quan” đang được sử dụng như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu
đánh giá các điều kiện tự nhiên cho phát triển bền vững [1].
Đối với lãnh thổ đồi núi Quảng Trị, đơn vị được lựa chọn để đánh giá tổng hợp là

loại cảnh quan. Việc đánh giá này ngoài việc xác định tiềm năng tự nhiên chứa đựng
trong các đơn vị sinh thái cảnh quan, nó cịn xác định chức năng tự nhiên và kinh tế - xã
hội của từng loại cảnh quan đó.
3.2. Nguyên tắc và phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá:
Khi lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hóa rõ rệt theo đơn vị
lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu.
- Các chỉ tiêu được lựa chọn phải ảnh hưởng rõ rệt đến đối tượng phát triển. Trong
phạm vi nghiên cứu, các chỉ tiêu này phải có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nơng, lâm
nghiệp nói chung và sự phát triển của các loại cây trồng nói riêng.
Việc lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu được tiến hành tùy thuộc vào điều kiện cụ
thể và tỷ lệ bản đồ nghiên cứu. Đối với lãnh thổ đồi núi Quảng Trị, qua phân tích các
nguồn số liệu và khảo sát thực địa, có 12 chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn là: loại đất, độ
dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, độ pH, đá lẫn và kết von, điều kiện
tưới, khả năng thốt nước, nhiệt độ trung bình năm (hoặc tổng tích ơn), số tháng đủ ẩm
và vị trí. Các chỉ tiêu này được phân cấp như sau:
1. Loại đất, gồm 14 loại [3]: Đất xói mịn trơ sỏi đá (E), đất thung lũng do sản
phẩm dốc tụ (D), đất phù sa được bồi (Pb), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất mùn
vàng đỏ trên đá granit (Ha), đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất (Hj), đất vàng nhạt trên
đá cát (Fq), đất đỏ vàng trên đá granit (Fa), đất đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), đất đỏ vàng
trên đá biến chất (Fj), đất nâu tím trên đá sét màu tím (Fe), đất nâu vàng trên đá bazan
(Fu), đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl).
2. Tầng dày đất, gồm 4 cấp: Trên 70 cm (D1), từ 50 - 70 cm (D2), từ 30 - 50 cm
(D3) và dưới 30 cm (D4).
3. Độ dốc, chia ra 4 cấp: < 80 (SL1), 8 - 150 (SL2), 15 - 250 (SL3) và > 250(SL4).
4. Thành phần cơ giới, có 6 cấp: Cát (C1), cát pha (C2), thịt nhẹ (C3), thịt trung
(C4), thịt nặng (C5) và sét (C6).
5. Điều kiện tưới, gồm 4 cấp: Tưới rất chủ động (I1), tưới chủ động (I2), tưới ít
chủ động (I3) và khơng được tưới (I4).
62



6. Khả năng thoát nước, chia ra 4 cấp: Rất dể thốt nước (F1), dễ thốt nước (F2),
khó thốt nước (F3) và rất khó thốt nước (F4).
7. Đá lẫn và đá lộ đầu, có 3 cấp: Khơng có (Đ1), phân tán (Đ2) và tập trung (Đ3).
8. Nhiệt độ trung bình năm, gồm 4 cấp: Trên 240C (T1), từ 20 - 240C (T2), từ 18 200C (T3) và dưới 180C (T4).
9. Số tháng đủ ẩm, chia ra 3 cấp: 9 tháng (L1), 8 tháng (L2) và 7 tháng (L3).
10. Chỉ số pH, gồm 4 cấp: Trên 5,5 (A1), từ 4,5 - 5,5 (A2), từ 3,5 - 4,5 (A3) và
dưới 3,5 (A4).
11. Hàm lượng mùn, chia ra 4 cấp: Trên 3% (H1), từ 2 - 3% (H2), từ 1 - 2% (H3)
và dưới 1% (H4).
12. Vị trí, có 4 cấp: Rất thuận lợi (P1), thuận lợi (P2), ít thuận lợi (P3) và không
thuận lợi (P4).
Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp, toàn bộ lãnh thổ
nghiên cứu đã xác định được 294 loại cảnh quan làm đơn vị cơ sở để đánh giá tổng hợp
và phân hạng mức độ thích nghi [4].
3.3. Xác định nhu cầu cho phát triển các loại hình sản xuất chủ yếu:
Để đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi được chuẩn xác thì việc xác định nhu
cầu của các loại sử dụng phải được xem xét cho sát với thực tế.
Nhu cầu sử dụng cho phát triển nông, lâm nghiệp là những điều kiện cần thiết để
bố trí một loại hình sản xuất cụ thể nhằm đảm bảo việc sử dụng lãnh thổ được ổn định,
lâu bền và đạt hiệu quả cao. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi
nước, thậm chí của từng vùng và trên cơ sở nhu cầu của từng loại cây trồng hoặc nhóm
loại cây trồng mà đề ra các yêu cầu cho từng loại hình khác nhau.
Riêng ở đồi núi Quảng Trị, nhu cầu cho phát triển các loại hình sản xuất chủ yếu
là: lúa nước 2 vụ có tưới, cây trồng cạn ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn
quả, đồng cỏ chăn nuôi, nông - lâm kết hợp đã được xác định một cách cụ thể.
3.4. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi:
Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên cho phát triển nơng, lâm nghiệp nói một
cách tổng qt là so sánh giữa nhu cầu sử dụng của các loại hình sản xuất với tiềm năng

tự nhiên trong các loại cảnh quan. Để việc so sánh được thuận lợi, ở các mức độ thích
nghi quy định các điểm số tương ứng là: rất thích nghi - 3 điểm, thích nghi - 2 điểm, ít
thích nghi - 1 điểm và khơng thích nghi - 0 điểm.
Đối chiếu đặc điểm của từng loại quan với nhu cầu sử dụng của từng loại hình sản
xuất sẽ có các điểm số tương ứng. Đem nhân các điểm số này lại với nhau, sau đó lấy
giá trị trung bình nhân của tích đó thì sẽ được kết quả đánh giá.
63


Trong quá trình đánh giá, những yếu tố giới hạn mà cây trồng không thể vượt qua
được coi là những yếu tố khơng thích nghi (có điểm tương ứng là 0 điểm). Nếu một loại
cảnh quan nào đó có một hoặc vài chỉ tiêu được đánh giá là khơng thích nghi thì bài tốn
trung bình nhân sẽ cho kết quả là 0 điểm. Trong trường hợp này loại cảnh quan đó sẽ
khơng cần lập bảng đánh giá mà xếp ln vào hạng khơng thích nghi (N).
Khi thực hiện đánh giá ở đồi núi Quảng Trị, trong tổng số 294 loại cảnh quan thì có
đến 176 loại cảnh quan được xếp hạng khơng thích nghi cho sản xuất nơng nghiệp hoặc
nơng - lâm kết hợp. Số còn lại đưa vào đánh giá và phân hạng chỉ còn lại 118 loại cảnh
quan. Áp dụng công thức do Aivasian (1983) đề nghị sẽ tính tốn được khoảng cách điểm
của mỗi hạng. Ở đây, điểm trung bình nhân tối đa (Smax) là 3 điểm, điểm trung bình
nhân tối thiểu (Smin) là 1 điểm và số lượng loại cảnh quan được đưa vào đánh giá (H)
là 118. Từ công thức:
Smax - Smin
S =  thay các thông số vào sẽ được giá trị:
1 + lgH
3 -1
S =   0,66.
1 + lg118
Như vậy, giá trị 0,66 là khoảng cách điểm trong một hạng và theo chỉ số này thì
trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu có thể phân hóa thành 4 hạng:
- Hạng khơng thích nghi (N): có điểm trung bình nhân là 0.

- Hạng ít thích nghi (S3): có điểm đánh giá 1,00 - 1,66.
- Hạng thích nghi (S2): có điểm đánh giá từ 1,67 - 2,33.
- Hạng rất thích nghi (S1): có điểm đánh giá từ 2,34 - 3.00.
Từ thang phân hạng trên, kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của
các loại cảnh quan theo 5 loại hình sử dụng được tổng hợp ở bảng 1.
Bảng 1: Tổng hợp diện tích các hạng theo loại hình sử dụng

Loại hình
sử dụng
Lúa nước 2 vụ có tưới
Hoa màu và cây CNNN
Cây CNDN và ăn quả
Đồng cỏ chăn nuôi
Nông - lâm kết hợp

Thích nghi (S2)
2.824,02 ha
44.379,26 ha
40.444,92 ha
36.709,14 ha
55.821,91 ha
64

Hạng
Ít thích nghi (S3) Khơng thích nghi (N)
3.168,25 ha
351.087,00 ha
8.171,62 ha
304.528,39 ha
43.769,25 ha

272.862,10 ha
17.046,27 ha
303.953,86 ha
41.977,25 ha
259.280,11 ha


Kết quả đánh giá cho thấy, trong tổng số 294 loại cảnh quan, có 118 loại được đưa vào
đánh giá nhưng khơng có loại cảnh quan được xếp hạng rất thích nghi (S1). Đặc biệt, diện
tích đất lúa nước 2 vụ có tưới ở đồi núi Quảng Trị được xếp hạng thích nghi là rất ít, chỉ
vào khoảng 2.800 ha nên việc đầu tư mở rộng diện tích trồng lúa ở đây sẽ khơng hiệu
quả. Riêng diện tích để phát triển nông - lâm kết hợp được đánh giá hạng thích nghi trên
55.000 ha nên việc xây dựng các mơ hình kinh tế nơng hộ và trang trại theo hướng nông
- lâm kết hợp sẽ là thế mạnh lâu dài của lãnh thổ đồi núi Quảng Trị.

65


4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên lãnh thổ đồi núi
Quảng Trị, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Lãnh thổ đồi núi Quảng Trị có sự phân hóa đa dạng và độc đáo do sự tác động
tổng hợp của quy luật địa đới và phi địa đới cùng với sự tác động của con người đã hình
thành 294 loại cảnh quan, nằm trong 6 tiểu vùng sinh thái riêng biệt.
2. Tiềm năng tài nguyên và quỹ sinh thái lãnh thổ nghiên cứu rất phong phú, trong
đó diện tích được đánh giá hạng thích nghi cho phát triển nơng - lâm kết hợp lên đến
55.000 ha, thuận lợi cho phát triển kinh tế nơng, lâm nghiệp tồn diện.
3. Trong điều kiện đất dốc và tình trạng du canh cịn phổ biến, phương thức canh tác
khơng tương thích với quỹ sinh thái địa phương là nguyên nhân của sự nghèo đói và gây
nên sự suy thoái tài nguyên. Để phát triển bền vững cần thực hiện quy hoạch tổng thể các

cấp lãnh thổ và tổ chức ổn định dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng.
4. Với ưu thế về điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, nên lấy nông - lâm kết hợp làm
phương thức sản xuất chính và trên cơ sở đó mà xác lập mơ hình kinh tế sinh thái nông
hộ và trang trại hợp lý. Tập trung phát triển đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc theo hướng
thâm canh, đồng thời đẩy mạnh trồng cây công nghiệp dài ngày kết hợp với việc tìm
kiếm thị trường tiêu thụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh. Cơ sở cảnh
quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ
Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội (1997).

2.

Hà Văn Hành: Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế
nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án
Tiến sĩ Địa lý. Hà Nội (2002).

3.

Nguyễn Khang và nnk. Đất Quảng Trị (với bản đồ tỷ lệ 1:50 000), Đơng Hà
(2002).

4.

Hồng Đức Triêm và nnk: Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và đề xuất
hệ thống sử dụng lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị cho mục đích nơng, lâm nghiệp trên
quan điểm phát triển bền vững. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Huế (2003).


5.

Trần Văn Ý và nnk: Nghiên cứu thành lập bản đồ thảm thực vật hiện tại tỉnh
Quảng Trị tỷ lệ 1: 50 000, Hà Nội (2001).
66


GENERAL EVALUATION RESULT OF NATURAL CONDITIONS
FOR AGRO - FORESTRY DEVELOPMENT IN QUANG TRI
HILL AND MOUNTAIN
Hoang Duc Triem, Ha Van Hanh
College of Sciences, Hue University

SUMMARY
Hilly and mountainous territory of Quang Tri has the large area of 3,587.27km 2 and
natural conditions suitable for agro-forestry development. However, people life here is very
poor because of the backward cultivated habit and the exploitation of irrational natural
resources.
The report generally introduces on methods, processes and results of evaluating and
classifying natural conditions. Also, through the evaluation of natural potentials, the report sets
forth some solutions to use the territory rationally.

67



×