Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

bai du thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.78 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI DỰ THI “ KIẾN THỨC BỐ MẸ, SỨC KHỎE CHO CON” NĂM 2012</b>
Họ và tên: Hà Thị Hường – Năm sinh: 1985


Nghề nghiệp: giáo viên tiểu học.


Nơi công tác: Trường TH Song Vân- Tân Yên – Bắc Giang.
Dân tộc: kinh – Tôn giáo: không.



<b>---Câu 1:</b>


<b> Tại sao nói: “ Sức mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ nhỏ ”? Vì</b>
<b>sao phải cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh? Cách cho trẻ bú như thế nào?</b>


- “Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ nhỏ” vì: sữa mẹ là
thức ăn tốt nhất cho trẻ, ngay cả khi mẹ bị bệnh, có thai, có kinh nguyệt hay gầy
yếu. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần trong khoảng thời gian từ
sau khi sinh đến tháng tuổi. Sữa mẹ trong vài ngày đầu sau đẻ gọi là sữa non, có
màu vàng nhạt và đặc sánh. Sữa non nhiều đạm, Vitamin A và các yếu tố bảo vệ cơ
thể, giúp trẻ phòng chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Sữa non có tác dụng đào thải
phân su, trẻ đỡ vàng da. Sau giai đoạn sữa non sữa mẹ chuyển sang sữa trưởng
thành. Sữa này gồm có sữa đầu bữa và sữa cuối bữa. Sữa đầu bữa là sữa ở đầu bữa
bú. Sữa có màu hơi xanh, trong và lỏng. Trẻ bú sữa đầu sẽ nhận được nhiều nước
và đủ chất dinh dưỡng. Sữa cuối bữa là sữa ở cuối bữa bú, có màu trắng đục vì
chứa nhiều chất béo và có nhiều năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt.


Trong sữa mẹ có các chất đạm và chất béo giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Đường lactose trong sữa mẹ nhiều hơn trong các loại sữa khác cung cấp thêm
nguồn năng lượng cho trẻ. Chất sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu nên trẻ bú sữa mẹ sẽ
không bị thiếu máu do thiếu sắt. Sữa mẹ chứa đủ canxi và phốt pho giúp trẻ phát
triển tốt, ít bị cịi xương.



Sữa mẹ có đầy đủ các vitamin, nếu trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu thì khơng cần bổ sung thêm viatamin và nước quả.


- Phải cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh vì:


Sữa mẹ được bài tiết theo cơ chế phản xạ. Khi trẻ bú xung động cảm giác từ
vú lên não mẹ để sản xuất ra hai nội tiết tố là Prolactin và Oxytocin . Prolactin kích
thích các tế bào sữa. Oxytocin có tác dụng làm cho sữa chảy ra đầu vú.


Sự tiếp xúc sớm ngay sau khi sinh làm tăng mối quan hệ gắn bó mẹ con.
Động tác bú của trẻ có tác dụng co hồi tử cung, cầm máu sau đẻ, mẹ đỡ thiếu máu.


Bú sớm sẽ kích thích sữa bài tiết đồng thời tránh được hiện tượng cương tức
vú, khả năng tiết sữa kéo dài hơn, thời gian cho bú lâu hơn.


Bú sớm trẻ nhận được sữa non, là thức ăn phù hợp với bộ máy tiêu hóa của
trẻ và tăng sức đề kháng chống lại các nhiểm khuẩn sau sinh.


Bú sớm giúp trẻ bú đúng cách ngay từ ban đầu, ni con bằng sữa mẹ dễ
thành cơng. Vì vậy ngay sau khi sinh cho trẻ tiếp xúc da kề da, mẹ nằm cạnh con
và cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu.




</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh.


Cho bú thường xuyên và bú theo yêu cầu của trẻ, ban đêm vẫn cho bú.
Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn từ lúc sinh cho đến 6 tháng tuổi.



Khi cho con bú cần lưu ý về tư thế của bà mẹ và cách ngậm bắt vú của trẻ.
+ Tư thế của bà mẹ: bế trẻ áp sát vào lòng, đầu và thân trẻ nằm thẳng, đỡ
mông nếu trẻ nhỏ. Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi của trẻ đối diện với núm vú, có
thể dùng tay nâng vú lên cho trẻ dễ bú.


+ Cách ngậm bắt vú của trẻ: cằm phải tì vào vú mẹ, miệng mở rộng, mơi
dưới hướng ra ngồi, quầng vú ở phía trên miệng trẻ cịn nhiều hơn phía dưới. Sau
khi ngậm bắt vú tốt, trẻ sẽ mút chậm sâu và nuốt.


+ Cho trẻ bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú khác để trẻ nhận
được sữa cuối giàu chất béo.


Thời gian của mỗi bữa bú tùy thuộc vào từng trẻ, cho trẻ bú đến khi trẻ tự
nhả vú ra.


Trẻ bú có hiệu quả thì vú của bà mẹ thường căng trước bữa bú và mềm sau
bữa bú, bà mẹ cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong khi cho con bú.


<b>Câu 2: Chế độ chăm sóc bà mẹ khi mang thai?</b>


Chăm sóc phụ nữ khi mang thai nhằm đảm bảo một cuộc thai nghén bình
thường và sinh đẻ an tồn cho cả mẹ và con. Vì thế, khi có thai người mẹ cần đến
trạm y tế hoặc đến nhà hộ sinh để đăng kí quản lí thai, để được nhân viên y tế
khám và theo dõi. Mỗi bà mẹ đề có phiếu khám thai hoặc phiếu theo dõi sức khỏe
tại nhà.


Bắt đầu có thai, một số người mẹ cảm thấy mết mỏi, chán ăn hay có cảm
giác buồn nơn hoặc thèm ăn những thức ăn theo sở thích riêng của từng người. Các
hiện tượng đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó người mẹ cần chăm lo ăn
uống hợp lí và giữ gìn sức khỏe để thai phát triển bình thường.



Để theo dõi sự phát triển của thai, người mẹ nên thực hiện việc khám thai
định kì ít nhất 3 lần trong suốt thời kì thai nghén. Lần thứ nhất vào 3 tháng đầu để
xác định chắc chắn có thai hay khơng, lần thứ 2 vào 3 tháng giữa để xem thai khỏe
hay yếu để có kế hoạch bồi dưỡng cho người mẹ kịp thời, lần thứ 3 vào 3 tháng
cuối để xem thai phát triển có bình thường khơng, thuận hay ngược, tiên lượng
cuộc đẻ và dự kiến ngày sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Trong thời kì có thai, nhất là ở các tháng cuối, do thai chèn ép vào các mạch
máu lớn của ổ bụng, có thể có hiện tượng “xuống máu chân”, phù nhẹ ở chân. Nếu
thấy phù toàn thân và nhức đầu, mờ mắt thì có thể do nhiễm độc thai nghén, phải
đi khám thử nước tiểu, đo huyết áp, hạn chế ăn muối. Thường xuyên đi khám để
tránh tai biến khi đẻ.


Khi có thai cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chụp chiếu
điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Thí dụ khi mới có thai, dùng vitamin A
liều cao có thể làm thai phát triển không bình thường, dùng kháng sinh
streptomycin có thể làm trẻ bị điếc ngay từ khi đẻ. Một sỗ thuốc nội tiết, an thần
có thể gây sảy thai, thai chết, rối loạn phát triển của thai hoặc bị bệnh sau khi đẻ.
Do đó khi cần dùng thuốc, phải hỏi ý kiến thầy thuốc.


Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lí, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnh
hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nên lao động tay chân và trí óc một cách điều độ,
tránh lao động mệt nhọc quá sức. Quan niệm “ Chửa con so, làm cho láng giềng ”
để thai không quá to, dễ đẻ là không đúng. Vào tháng cuối, người mẹ cần được
nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ, có được sức khỏe tốt, tránh
được tai biến khi đẻ.


- Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai:



Chế độ ăn uống của người mẹ có vai trị quan trọng quyết định đối với sự
phát triển của thai nhi. Người mẹ cần nhớ rằng ăn uống cho cả mình và cho cả con
trong bụng. Nếu người mẹ được ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người
mẹ sẽ lên cân tốt. Trong suốt thai kì người mẹ cần được tăng cân từ 10<sub></sub>12 kg
( Trong đó 3 tháng đầu tăng được 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4 <sub></sub>5 kg, 3 tháng cuối tăng
5<sub></sub>6 kg ). Tăng cân tốt, người mẹ sẽ tích lũy mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi
sinh. Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem khơng hợp
lí chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai. Trẻ đẻ ra có cân nặng
thấp dưới 2500g.


+ Nhu cầu dinh dưỡng: Khi có thai, ni con bú, nhu cầu về năng lượng và
các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn ở mức bình thường, vì nhu cầu ngồi đảm bảo
cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lí của người mẹ như
biến đổi về chuyển hóa, tích lũy mỡ, tăng cân, sự tăng về khối lượng của tử cung,
vú, còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú


+ Tăng thêm năng lượng: Nhu cầu năng lượng của bà mẹ có thai 6 tháng
cuối là 2550 Kcal/ngày, như vậy năng lượng tăng thêm hơn người bình thường mỗi
ngày là 350 Kcal. Để đạt được mức tăng này, người mẹ cần ăn thêm một đến hai
bát cơm. Đối với bà mẹ nuôi con bú, năng lượng cung cấp tỉ lệ với lượng sữa sản
xuất, nhưng nói chung, ở bà mẹ nuôi con 6 tháng đầu, năng lượng cần đạt được
2750 Kcal/ngày, như vậy năng lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 Kcal ( tương
đương với ba bát cơm mỗi ngày ).


+ Bổ sung chất đạm và chất béo:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo. Trước hết cần chú
ý đến nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại
đậu khác và vừng lạc. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, nhưng có lượng đạm
cao, lại có chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các vitamin


tan trong dầu ( Vitamin A, D, E). Chất đạm động vật đáng chú ý là các loại thủy
sản như tơm, cua, cá, ốc…có điều nên cố gắng có thêm thịt, trứng, sữa. Nhu cầu
chất đạm của phụ nữ trong thời kì mang thai 3 tháng cuối: 70g/ ngày, còn đối với
bà mẹ cho con bú cần cao hơn 83g/ngày.


+ Bổ xung vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng:


Trong khi có thai cũng như nuôi con bú, với khẩu phần ăn cân đối sẽ đảm
bảo cung cấp đủ vitamin, các khoáng chất và các yếu tố vi lượng. Trong thời kì có
thai, cần khuyên người mẹ nên ăn các loại thức ăn, thực phẩm có nhiều vitaminC
như rau, quả, các loại thức ăn có nhiều canxi, phootspho ( cá, cua, tơm, sữa…) để
giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt như thịt, trứng, các
loại đậu, đỗ… đề phòng thiếu máu.


Khi cho con bú, đề phịng bệnh khơ mắt do thiếu vitamin A, người ta
khuyên người mẹ nên ăn các thức ăn có nhiều protein và vitamin như trứng, sữa,
cá, thịt, đậu đỗ và các loại rau, quả có nhiều caroten(tiền vitamin A) như rau
muống, rau ngót, rau rền, đu đủ, gấc, xồi…


Ngồi ra nên cho người mẹ trong vòng một tháng đầu sau khi sinh uống một
liều vitamin A 200.000 đơn vị để đủ vitaminA trong sữa cho con bú 6 tháng đầu.


+ Chế độ ăn:


Trong thời kì có thai, ni con bú, chế độ ăn uống rất quan trọng vì có ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Trong chế độ ăn, người mẹ không
nên kiêng khem, cũng như cần chú ý một số vẫn đề nên hạn chế trong ăn uống như
sau:


- Không nên dùng các loại kích thích như rươu, cà phê, thuốc lá, nước chè


đặc…


- Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm.


Trong khi có thai và cho con bú, người mẹ phải ăn nhiều hơn bình thường.
trước hết bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng, nguồn năng lượng trong bữa ăn ở
nước ta chủ yếu dựa vào nguồn lương thực: gạo, ngơ, mì… Các loại khoai củ cũng
là nguồn năng lượng, nhưng ít chất đạm ( protein), do đó chỉ nên ăn trộn, khơng ăn
trừ bữa. Gạo nên chọn loại gạo tốt, khơng say xát q trắng vì sẽ mất nhiều chất
dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B1 chống bệnh tê phù. Trong bữa ăn cần cung cấp
đủ chất đạm, vì chất đạm cần cho thai lớn, mẹ đủ sữa. Các loại thức ăn động vật
như thịt, cá, trứng, sữa có nhiều chất đạm quý. Nhiều loại thức ăn thực vật cũng
nhiều chất đạm, đó là các loại họ đậu ( đậu tương, đậu xanh, đậu đen), lạc hạt,
vừng. Khi có điều kiện bữa ăn hàng ngày nên có thêm thịt, cá nếu khơng cũng có
thêm đậu, lạc. Trong 3 tháng cuối, mỗi ngày nên ăn thêm 1 quả trứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Hằng ngày, bữa ăn của phụ nữ có thai và cho con bú khơng thể thiếu rau
xanh là thức ăn có nhiều vitamin và chất khống. Các loại rau phổ biến ở nước ta:
rau ngót, rau muống, rau rền, xà lách… có nhiều vitamin C và caroten. Các loại
quả chín như chuối, đu đủ, cam, xồi… cũng rất cần thiết cho bà mẹ. Nếu có điều
kiện, nên ăn thêm quả hằng ngày.


Trong thời gian có thai, cho con bú, nếu người mẹ được sự quan tâm, chăm
sóc chu đáo của gia đình và xã hội, được sự theo dõi đầy đủ của nhân viên y tế, đó
là nguồn động viên giúp họ yên tâm, phấn khởi, tin tưởng sinh đẻ được mẹ trịn,
con vng và ni con có nhiều sữa, con sẽ khỏe mạnh ít ốm đau, bệnh tật.


+ Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng khi có thai:


Thiếu máu là bệnh dinh dưỡng hay gặp ở phụ nữ có thai, đặc biệt là ở những


người đẻ dày và ăn uống thiếu thốn.


Bệnh thiếu máu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cả mẹ lẫn con.
. Đối với mẹ: người mẹ thiếu máu thường mệt mỏi, chóng mặt, khó thở khi
gắng sức, khi đẻ có nhiều rủi ro. Tỉ lệ tử vong khi đẻ ở những người mẹ thiếu máu
cao hơn hẳn ở bà mẹ bình thường. Do đó người ta coi thiếu máu là một yếu tố nguy
cơ trong sản khoa.


. Đối với con: thiếu máu thường gây tình trạng đẻ non và tử vong sơ sinh
cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh thường là do mẹ bị thiếu sắt nên lượng sắt
dự trữ của cơ thể trẻ thấp.


Ăn uống hợp lí là biện pháp phòng chống bệnh thiếu máu tốt nhất, các thức
ăn có nhiều chất sắt là các loại đậu đỗ, các loại rau xanh (rau ngót, rau rền, rau
khoai, rau bí…), các loại phủ tạng như tim, gan, thận…


Bổ xung viên sắt: Ngay từ khi bắt đầu có thai, tất cả các bà mẹ nên uống
viên sắt. với loại viên có hàm lượng là 60mg sắt nguyên tố. ngày uống một viên
trước khi ngủ. Uống liên tục trong suốt thời kì có thai đến 1 tháng sau khi sinh. Để
tăng q trình chuyển hóa và hấp thu sắt, cần tăng cường vitamin C, do đó cần ăn
đủ rau xanh và quả chín.


<b>Câu 3: Chăm sóc trẻ ở các độ tuổi khác nhau?</b>
<b>- Giai đoạn trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi:</b>


+ Dinh dưỡng


Trong những tuần đầu, tháng đầu thức ăn của trẻ hết sức tinh khiết, sạch sẽ
vơ trùng. Thời kì này sữa mẹ là thức ăn lí tưởng của bé. Ni con bằng sữa mẹ có
3 lợi chính: dinh dưỡng tốt, tạo miễn dịch bảo vệ bé, tạo mối liên hệ mật thiết giữa


mẹ và con. Bên cạnh đó cịn có cái lợi về kinh tế qua việc giảm chi phí gia đình vì
khơng phải mua sữa ngồi. Trẻ ni bằng sữa mẹ thường có chỉ số thông minh cao
hơn trẻ nuôi bằng sữa nhân tạo.


- Người mẹ cần cho con bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh để trẻ được
tiếp nhận sữa non là loại sữa được tiết ra trong vú mẹ từ trước khi sinh nở. Sữa non
có nhiều yếu tố, giúp trẻ tránh được nhiều bệnh nhiễm trùng ( các globulin miễn
dịch lactoerrine, Asozyme, Acide folique… các loại thực bào, lympho T và B…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Người mẹ cần giữ vệ sinh núm vú, lau rửa sạch trước khi cho con bú.
- Bé phải ngậm núm vú sâu vào đến gần hết quầng đậm quanh núm vú.
- Khi bú để cằm của bé tì vào vú mẹ, ngực và chân bé tì vào bụng mẹ, mẹ
ơm bé vào lịng.


- Khi bắt đầu bú thì sữa trong giàu chất lactose và nước, sau đó sữa đặc lại
và chất béo trong sữa tăng gấp 4 lần. Do vậy nên cho bé bú hết từng bên vú một ròi
mới chuyển sang vú bên kia nếu bé chưa no hoặc mẹ ít sữa.


- Một ngày nên cho trẻ bú từ 6 đến 8 lần.


Các bà mẹ khơng nên q lo lắng sợ rằng mình không đủ sữa cho con bú mà
vội vàng cho bé bú bình như vậy sẽ làm cạn dần nguồn sữa mẹ đáng quý. Nếu trẻ
vẫn lên cân ăn ngủ đều đặn, phân đi vàng tươi thì tức là bé bú đủ. Có thể đến tuần
thứ 3 sau khi sinh mẹ mới có sữa đầy đủ chất lượng và số lượng với điều kiện là
phải cho bú mẹ hoàn toàn.


Nếu cho trẻ bú bình: vì một lí do nào đó thì bình sữa cần phải được chuẩn
bị vơ trùng bằng cách đun sôi trong 15 phút, pha sữa bằng nước đun sôi để nguội
( hơi ấm ). Núm vú phải được đục lỗ vừa phải để trẻ mút dễ dàng, dịng sữa khơng
q ít để trẻ mút khó khăn và không quá nhiều để trẻ nuốt không kịp, dễ sặc.



Sau khi bé bú xong hoặc trong lúc đang bú thấy bé khó chịu thì nên dừng lại
giúp bé ợ hơi bằng cách giữ thẳng lưng cho bé, vỗ nhẹ lưng và bé có thể ợ ra một ít
sữa.


- Phần lớn trẻ trước 6 tháng tuổi chưa có nhu cầu ăn bổ sung. Trẻ chỉ được
cho ăn bổ sung trước 6 tháng tuổi nếu trẻ vẫn đói sau khi bú hoặc không tăng cân
tốt. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi thì phải tư vấn cho bà mẹ về bú mẹ hoàn toàn và làm
thế nào để trẻ nhận được đủ sữa mẹ.


Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì cho trẻ ăn đủ sữa thay thế đến 6 tháng
tuổi hơn là cho trẻ ăn bổ sung sớm.


+ Cách cho ăn dặm:


Không nên quan niệm sai lầm rằng chỉ sử dụng nước hầm xương, thịt, nước
rau củ, quả mà nên cho trẻ ăn cả phần thịt đã ninh, cá, rau xanh và nhất là dầu mỡ.
Cần chú ý lựa chọn thức ăn tươi mới tốt, chế biến hợp vệ sinh, có như vậy mới
khơng làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa và việc ăn dặm mới có tác dụng cung cấp đủ
năng lượng và các vitamin cho trẻ phát triển.


Các bà mẹ nên kiên nhẫn tập cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.
Nếu bé khơng chịu ăn thì đành lùi lại 1 – 2 lần rồi bắt đầu lại., không nên cưỡng ép
bé ngay.


Những thức ăn để bé tập ăn: chuối, đu đủ, xồi chín, khoai tây nấu nhừ
hoặc sữa.


Khi mới tập cho bé ăn thì khơng nên quan tâm đến chất lượng từng bữa.
+ Giấc ngủ:



Giấc ngủ rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời, chính trong giấc
ngủ cơ thể trẻ phát triển về mọi mặt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

khóc khơng dỗ được là do liên quan đến những rối loạn chuyển tiếp để trẻ có nhịp
ngủ và thức.


- Sau 3 tháng tuổi, trẻ ngủ say hơn và ngủ nhiều hơn trong đêm, từ 10<sub></sub>12 giờ,
ban ngày từ 3 đến 7 giờ. Những cơn khóc khơng hiểu được đã ít hơn, cân bằng về
giấc ngủ cịn tùy thuộc vào từng trẻ.


+ Vệ sinh cho bé:


- Nên vệ sinh cho trẻ tắm hằng ngày vào một giờ cố định.


- Chuẩn bị nơi bé tắm được ấm áp (22 <sub></sub>25 độ C) vì trẻ rất dễ bị lạnh.
- Khơng rời trẻ trong lúc tắm dù chỉ một giây.


- Chú ý vệ sinh những khe nếp gấp của trẻ và lâu khô sau khi tắm( nhất là
rốn chưa rụng).


- Mẩu dây rốn sẽ tự rụng sau 10 ngày, nếu thấy có hiện tượng đỏ, chảy mủ,
mùi khó chịu thì cần đi khám bác sĩ ngay.


- Nên thay quần áo cho bé ln để tránh cho bé bị khó chịu khi đái ướt hay
khi bé đi ngoài.


- Quần áo cho bé nên rộng rãi, chất liệu vải mềm.


- Chú ý cắt móng tay cho bé để tránh hiện tượng có thể bé cào vào mặt.


+ Mọc răng:


Vào cuối tháng thứ 6 có thể mọc những chiếc răng sữa đầu tiên ( răng cửa).
Có thể kèm theo mọc răng là hiện tượng kém ăn, sốt… đi tướt. Do vậy các bà mẹ
chớ nên hốt hoảng.


Tiêm phòng theo lịch quy định.


<b>-</b> <b>Giai đoạn trẻ từ 6 đến 1 năm tuổi:</b>
+ Dinh dưỡng:


- Cho trẻ bú theo yêu cầu và cho ăn bổ sung 3 đến 4 lần / ngày. Nếu trẻ
không bú mẹ thì có thể bú bình 5 lần/ ngày.


- Trẻ đã quen dần với thức ăn mới. Trẻ có thể ăn những miếng nhở, rau, đậu,
trái cây nghiền nhừ hoặc bé có thể gặm một mẩu bánh quy nhỏ, nhưng cần theo
dõi.


- Vào tháng thứ 12 trẻ có thể ăn thức ăn nghiền chứ khơng cần xay vì bé có
thể nhai. Có thể cho bé ăn thịt cùng với rau, đậu nấu, nghiền nát. Trẻ muốn tự đưa
thức ăn vào miệng.


- Các bà mẹ nên chú ý khoảng cách giữa các bữa ăn để cho trẻ có cảm giác
ngon miệng khi ăn mà khơng phát sợ khi nhìn thấy bát bột.


- Thay đổi bữa ăn luôn cũng làm cho bé thích ăn hơn.


- Khơng nên cho bé ăn q nhiều chất béo, đạm, đường hoặc cho bé dùng
quá nhiều các loại vitamin làm bé không muốn ăn.



+ Giấc ngủ:


- Ban đêm trẻ ngủ sâu từ 10 đến 12 tiếng. Ngủ trưa khoảng 2 giờ.
+ Mọc răng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Để phòng được các bệnh truyền nhiễm. Cần phải tiêm chủng đầy đủ, đúng
lịch.


<b>- Giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tuổi:</b>
<b>+ Dinh dưỡng:</b>


- Ăn 4 bữa/ ngày.


- 18 tháng trẻ uống được sữa bò tươi. Thức ăn cho trẻ hằng ngày cần được
thay đổi có thể cho trẻ ăn các thức ăn khơng nghiền. Trẻ ăn một mình khá sạch và
dùng được thìa, bắt đầu uống bằng cốc.


- 2 tuổi trẻ có thể ăn một mình một cách vụng về, có trẻ kén chọn thức ăn và
có những món ăn ưa thích riêng. Đến 2 tuổi rưỡi trẻ thích ăn những món ăn người
lớn và khơng muốn ai xúc cho ăn. Đến khi 3 tuổi trẻ tự ăn cùng toàn gia đình.


+ Giấc ngủ:


Trẻ ngủ 10 đến 12h trong đêm và 2 giờ vào buổi chiều.
+ Răng:


Tập cho trẻ đánh răng khi trẻ được 2 tuổi hay 2 tuổi rưỡi. Mẹ chọn cho con
bàn chải nhỏ và mềm. Lúc đầu không cho trẻ dùng kem đánh răng. Hướng dẫn cho
trẻ đánh răng từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong và đánh một lúc lâu. Không nên
cho trẻ ăn ngọt trước khi đi ngủ.



Nên tiêm phòng những bệnh như quai bi, thủy đậu, viêm não, viêm màng
não…


<b>-</b> <b>Giai đoạn trẻ từ 3 đến 6 tuổi:</b>
+ Dinh dưỡng:


Trẻ ăn như người lớn nhưng ít hơn, có thể ăn và uống một mình gọn gàng.
Trẻ từ 3 đến 6 tuổi cần 100g thịt hoặc cá mỗi ngày ( nên nhớ 50g thịt = cá = 1 quả
trứng mỗi ngày). Rau và trái cây là rất cần thiết ( nên cung cấp đủ trong 2 bữa ).
Trong giai đoạn này canxi vẫn rất cần thiết cho trẻ, do vậy nên cho trẻ uống sữa
hoặc ăn các chế phẩm từ sữa. Bên cạnh đó nên hướng dẫn khẩu vị cho trẻ, khơng
nên cho ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính dễ gây ra chán ăn.


+ Giấc ngủ:


Trẻ ngủ đêm sâu hơn từ 10 đến 12 giờ. Giấc ngủ trưa kéo dài từ 1 đến 2 giờ.
Song có một số trẻ khơng ngủ trưa.


+ Răng:


Trẻ có 20 răng sữa và khi trẻ được 6 tuổi trở đi thì những chiếc răng sữa đầu
tiên bắt đầu lung lay và sẽ rụng đi. Giai đoạn này bố mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám
và nhổ răng đúng lúc, tránh để lung lay không nhổ dễ bị mọc răng lẫy.


Trẻ có thể đánh răng nhưng phải kiểm tra răng trẻ luôn và nên đi khám nha
sĩ ít nhất là 1 lần/ năm nếu khơng có gì đặc biệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

* Hội chứng tay, chân, miệng:



Hội chứng tay chân miệng là thuật ngữ chuyên mơn nói về triệu chứng sốt
và xuất huyết các nút đỏ tụ máu trên mu bàn tay, trên mu bàn chân và bên trong
miệng.


Triệu chứng:


Sốt và xuất huyết, các nốt đỏ tụ máu trên mu bàn tay, bàn chân và bên trong
miệng.


Nguyên nhân:


Do nhiễm vi rút nhất là vào mùa hè, mùa thu và thường kéo dài vài ngày.
Điều trị:


Nên cách li trẻ mắc bệnh và cần theo dõi những biến chứng có thể xảy ra
như viêm màng não. Cho trẻ nghỉ ngơi dùng thuốc hạ sốt. Hiện vẫn chưa có thuốc
điều trị đặc hiệu của căn bệnh này.


Cách phòng tránh:


- Nên cách li trẻ mắc bệnh và cần theo dõi những biến chứng có thể xảy ra
như viêm màng não và các loại bệnh có liên quan đến não vì vậy nên đưa đi khám
và điều trị kịp thời.


- Thường xuyên vệ sinh đồ dùng của trẻ: bình sữa, bát đĩa, đồ ăn… Nên
khử trùng trong nước nóng để diệt khuẩn.


- Rửa chân tay thường xuyên cho trẻ, kể cả đồ chơi. Không cho trẻ nhai,
ngậm đồ dùng hay đồ dùng có nguy cơ gây viêm nhiễm cao.



* Tiêu chảy cấp:


Triệu chứng: Nơn, tiêu chảy, có thể đau bụng hoặc có thể sốt.
Nguyên nhân:


- Đồ ăn, nước uống của trẻ bị nhiễm khuẩn. Hoặc trẻ có thể bị nhiễm khuẩn
do tiếp xúc với phân của người bị bệnh.


- Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ nên hệ miễn dịch yếu và dễ mắc phải
tiêu chảy khi tiếp xúc với đồ ăn dặm.


- Trẻ bị mắc một số bệnh như sởi, suy dinh dưỡng…


Điều trị: Đi khám bác sĩ, thông thường chỉ cần điều trị tại nhà.


- Chú ý đến hiện tượng mất nước của trẻ như khơ mồm, khơ mắt, ít nước
mắt và cưa 1 đến 2 giờ đi ngoài một lần.


- Cần bù dịch bằng cách cho trẻ uống nước oresol, nước gạo rang, cháo
muối, nước súp cà rốt…


- Cho ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, chia nhiều bữa.


- Không cho uống nước đường, nước giải khát công nghiệp…


- Không nên dùng thuốc chống nơn, cầm ỉa, nhất là nhóm trẻ dưới 2 tháng
tuổi.


- Chỉ dùng kháng sinh khi có máu trong phân.
Cách phịng tránh:



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

sự tấn cơng của loại vi rút này chính là tiêm chủng ( tiêm hoặc uống vác-xin phòng
bệnh tiêu chảy ).


- Tiêm chủng cho tất cả trẻ em để phòng ngừa tiêu chảy cấp do virus Rota.
Do bệnh thường gặp và nặng nhất ở trẻ nhỏ nên trẻ cần được cho uống ngừa càng
sớm càng tốt. Các bậc cha mẹ có con dưới 6 tháng tuổi, hãy đưa bé đến trung tâm y
tế dự phòng hoặc bệnh viện gần nhất để uống vác- xin ngừa virut Rota.


* Bệnh thủy đậu:


Triệu chứng: sốt, mệt mỏi, kém ăn. Phát ban dạng mụn phỏng nước nhỏ,
sau 10 ngày đến 3 tuần nhiễm virus. Bệnh lây truyền cho đến khi các nốt rộp khơ
hồn tồn.


Nguyên nhân: là một bệnh ngoài da do virus gây ra thường gặp ở trẻ em.
Tác nhân gây bệnh là virus varicella-zoster. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mùa
đông xuân là thời gian bệnh thủy đậu sảy ra nhiều nhất.


Điều trị: Chăm sóc tại nhà một tuần.


<b>-</b> Kháng sinh phòng bội nhiễm, chống ngứa.
<b>-</b> Thuốc sát khuẩn tại chỗ khi mụn nước vỡ.


<b>-</b> Nước lá chân vít giúp giảm ngứa, nhanh se các nốt rộp.
Cách phòng tránh: Tiêm vac-xin.


Là căn bệnh làm trẻ ngứa ở những nơi nốt thủy đậu mọc.Các nốt đậu có thể
lan vào miệng, họng và cơ quan sinh dục ngoài.



* Bệnh quai bị:


Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm.


Triệu chứng: sốt, sưng quai hàm, đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt mang
tai. Có thể bị sưng tuyên dưới lưỡi hoặc dưới hàm trên.


Nguyên nhân: do một số loại virus như virus cúm, virus gây suy giảm miễn
dịch ở người, tụ cầu khuẩn…


Điều trị:


- Chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu, nên phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để
kiểm tra.


- Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lí: khơng cho vận động nhiều, tạm thời cho nghỉ
học, ăn uống đầy đủ…Đặc biệt trong trường hợp trẻ bị sưng tinh hoàn cần được
nghỉ ngơi tuyệt đối.


- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, nhiều chất dinh dưỡng, uống nhiều nước.
Cách phòng tránh:


Cách li trẻ bị bệnh, khơng cho trẻ ra ngồi để tránh gió, ít nhất cho đến khi
những vùng sưng tấy của trẻ giảm hoàn toàn. Thời gian khoảng 9 ngày.


<b>Câu 5: Hãy nêu các nguyên tắc trong giáo dục trẻ em?</b>
* Kỷ luật tích cực:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Kỉ luật tích cực là các hành vi thể hiện không gây tổn hại nhằm duy trì các
quy định. Các hình thức kỉ luật có thể là bắt làm thêm bài tập, việc nhà, bắt đứng


vào góc bảng, ngồi ở góc nhà, ở lại trường sau giờ học, ra khỏi lớp, không cho xem
ti vi hoặc đi chơi với bạn…


* Trừng phạt:


Là hành vi đem lại sự đau đớn về thân thể hay tâm lí cho trẻ, tổn hại đến
nhân phẩm của các em. Các hành vi trừng phạt trẻ có thể là tát, đe dọa, bắt trẻ ngồi
tư thế không thuận lợi, bắt trẻ quét dọn những chỗ bẩn, chửi bới, la hét, véo tai,
kéo tóc, đánh, dùng roi vọt…


* Sự khác nhau giữa kỷ luật và hình phạt:


Phương pháp kỉ luật tích cực khơng làm giảm quyền lực của cha mẹ, thầy cô
giáo. Điều quan trọng là phải nhận thức rằng kỉ luật và trừng phạt là 2 lĩnh vực
khác nhau.


Phương pháp kỉ luật tích cực ln hướng vào thay đổi hành vi, không ảnh
hưởng đến danh dự của trẻ. Phương pháp này có hiệu quả khi các quy định đặt ra
có trao đổi và thống nhất với trẻ, vị thế của chúng ta càng được nâng lên.


Khi gặp phải đứa trẻ ngang bướng, việc trừng phạt sẽ xuất hiện ngay trong
suy nghĩ của người lớn vì nó khơng địi hỏi phải suy nghĩ nhiều. Nhưng việc cần
thiết đối với cha mẹ hoặc giáo viên có trách nhiệm là phải suy nghĩ chín chắn về
hành vi của mình và hậu quả đối với trẻ.


Có thể dễ dàng làm cho kỉ luật của chúng ta thành trừng phạt phụ thuộc vào
cách sử dụng các hình thức khác nhau.


Nhớ rằng cả những lời mắng nhiếc cũng có thể làm tổn hại đến trẻ.



* Trừng phạt và xâm hại: Cả trừng phạt và xâm hại đều có yếu tố bạo lực.
Đó là những hành vi xâm hại đến trẻ và nó thường gồm 3 loại hình: xâm hại về
than thể, về tâm lí và về tình dục. Giáo dục trẻ cần tránh làm tổn hại đến trẻ.


* Những quy tắc cơ bản trong giáo dục trẻ em:
- Nói ít làm nhiều:


Thống kê cho thấy mỗi ngày trẻ em nhận được khoảng 2000 mệnh lệnh hay
yêu cầu của người lớn. Do vậy nếu trẻ em trở nên “ điếc ” trước cha mẹ thì âu
cũng là điều dễ hiểu. Thay vì quát tháo, la hét, rầy la, kêu ca, cằn nhằn, cha mẹ hãy
tự hỏi “ Ta cần làm gì?”. Hành động thường hiệu quả hơn lời nói.


- Tách biệt hành vi và thủ phạm


Đừng bao giờ bảo trẻ em là chúng xấu/ hư vì điều này sẽ làm giảm lòng tự
trọng của trẻ. Hãy giúp trẻ em nhận ra rằng khơng phải chúng ta khơng thích hay
khơng u nó mà là chúng ta khơng tán thành hay thấy khó chấp nhận hành vi của
nó. Để trẻ có lịn tự trọng, chúng cần phải biết rằng chúng được yêu thương vơ điều
kiện, bất chấp chúng làm cái gì. Đừng bao giờ rút lại tình yêu thương đối với
chúng với hi vọng điều đó sẽ làm chúng ngoan lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Nếu khơng, chúng sẽ tự tìm ra những cách khơng thích hợp để thể hiện.
Nhưng cách có thể làm cho trẻ em cảm thấy mình có quyền lực và thấy mình là
người đáng giá là: hỏi ý kiến của chúng, để chúng tự lựa chọn, để chúng giúp
những việc chúng có thể làm được, yêu cầu chúng giúp đỡ hay cố vấn… Một đứa
trẻ 2 tuổi có thể rửa bát đĩa nhựa, nhặt rau, hay cất bát đũa đi. Thông thường người
lớn làm thay cho chúng bởi vì chúng ta có thể làm nhanh gọn hơn, nhưng hậu quả
lại làm cho đứa trẻ cảm thấy chúng không quan trọng.


- Chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết:



Trước mỗi tình huống chúng ta hãy tự hỏi: điều gì xảy ra nếu chúng ta
không can thiệp? Nếu chúng ta can thiệp một cách khơng cần thiết thì vơ tình
chúng ta đã làm mất đi cơ hội để trẻ rút kinh nghiệm từ hành động của chúng.
Bằng cách để hậu quả xảy ra, chúng ta còn tránh được việc gây tổn hại đến quan hệ
của chúng ta với trẻ khi chúng ta cằn nhằn, nhắc nhở chúng quá nhiều.Chẳng hạn
nếu trẻ quên không mang đồ ăn trưa, chúng ta không mang đến cho chúng. Hãy để
nó tự tìm ra giải pháp và biết việc cần ghi nhớ quan trọng thế nào.


- Rút lui khi có xung đột:


Nếu trẻ nắn gân chúng ta bằng cách hờn dỗi, cáu giận, hay nói năng vơ lễ,
cách tốt nhất là chúng ta rời khỏi chỗ đó hoặc nói với chúng rằng chúng ta ở phịng
bên cạnh nếu chúng muốn làm lại. Khơng nên tỏ thái độ bực tức hay thất bại khi đi
khỏi. Nếu cha mẹ cảm thấy không thể bỏ đi hay kiểm chế được thì hãy ngồi yên và
đếm từ 1 đến 10 để hạ hỏa.


- Dành thời gian chơi và nói chuyện với trẻ:


Người lớn thường khơng chịu lắng nghe hay chỉ giả vờ nghe những gì trẻ
nói.Đó cũng là một trong những lí do trẻ trở nên hư và có nhiều phản ứng khác.
Dành thời gian với trẻ sẽ giúp chúng phát triển lòng tự tin và tự trọng, nhưng nên
nhớ điều quan trọng là chất lượng chơi và nói chuyện chứ khơng phải là thời gian
chơi nhiều hay ít.


- Thơng báo trước cho trẻ:


Việc trẻ em hờn dỗi có thể làm nhiều cha mẹ nổi cơn tam bành. Trẻ thường
hờn dỗi khi chúng cảm thấy bất lực và khơng được thơng báo trước. Thay vì bảo
trẻ ngừng chơi ngay để đi về nhà, chúng ta hãy thơng báo cho trẻ biết trước là bé


cịn 5 phút hay 10 phút nữa. Thời gian này cho phép bé làm nốt những gì đang làm
dở và cũng là để chuẩn bị tâm lí cho trẻ.


- Né tránh xung đột khi xảy ra tranh giành quyền lực:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Cho trẻ lựa chọn chứ không ra lệnh:


Sau khi đã né tránh tranh giành quyền lực, bước tiếp theo là đưa ra những
sự lựa chọn chứ không phải mệnh lệnh.


Khi đưa ra những sự lựa chọn cho trẻ, phải đảm bảo rằng những sự lựa chọn
đó là chấp nhận được . Đừng bắt trẻ phải lựa chọn giữa ngồi yên và ngồi khỏi nhà
hàng nếu bạn khơng có ý định rời khỏi nhà hàng.


Cũng phải đảm bảo rằng bạn không đưa ra quá nhiều sự lựa chọn độc đoán.
Một lựa chọn độc đoán cũng là một lựa chọn q hẹp làm trẻ thấy khơng cịn chút
tự do nào. Mặc dù lựa chọn hẹp cũng có thể có lợi cho trẻ trong một số tình huống
nhất định,Tốt hơn là nên cố gắng đưa ra những lựa chọn gợi mở nếu có thể.


Những sự lựa chọn cũng khơng nên có yếu tố trừng phạt vì điều đó sẽ làm
trr cảm thấy sợ hãi bị đe dọa hơn là cho trẻ cơ hội thể hiện quyền lực.


- Cả hai cùng thắng:


Các cuộc tranh giành quyền lực thường đi đến kết cục một người thắng, một
người thua- Một kết cục không phải lúc nào cũng hay ho như thường tưởng. Một
giải pháp “cả hai cùng thắng” là giải pháp trong đó cả hai phía đều cảm thấy mình
đạt được cái mình muốn. Để cả hai bên cùng thắng địi hỏi phải có sự mặc cả
thương lượng.



- Sự bất lực ni dưỡng tư tưởng muốn trả thù:


Những trẻ em bị tước đoạt hết quyền lực, cảm thấy bất lực, thường tìm cách
giành lại quyền lực bằng cách trả thù. Chúng sẽ tìm cách gay tổn thương cho người
khác khi chúng cảm thấy bị tổn thương, và chúng thường có những hành vi mà
cuối cùng lại làm tổn thương bản thân chúng.


Khi đến 2 - 3 tuổi, sự trả thù có hình thức cãi lại hay cố đánh đổ thức ăn. Ở
tuổi 16 – 17, có thể là dùng các chất bị cấm hay uống rượu, chốn đi khỏi nhà, thậm
chí tự tử. Hãy cố gắng tạo cơ hội thích hợp cho trẻ được thực hành và thể hiện
quyền lực của mình. Đó cũng là cách để chúng tập đưa ra những quyết định đúng
đắn và xây dựng lòng tự tin.


- Đánh trẻ có tác hại gì?


+ Làm cho trẻ cảm thấy phẫn uất, bức tức.


+ Làm cho trẻ trở nên lì địn, ngang ngạch, cứng đầu, thách thức mọi người.
+ Làm cho trẻ cảm thấy nhục nhã, gây tổn hại cho lòng tự tin.


+ “ Dạy và huấn luyện” cho trẻ biết cách dùng bạo lực để đoạt được cái gì
đó.


+ Có thể gây thương tích cho trẻ.


Bạo lực sẽ quay vịng, sẽ kéo theo bạo lực. Bạo lực cấp 1 sẽ đòi hỏi bạo lực
cấp 2. Hãy ghi nhớ “ lạt mềm buộc chặt ”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Tình thương yêu, vẻ mặt, cử chỉ, ngôn từ của chúng ta giúp trẻ xây dựng một
hình ảnh được yêu và đáng yêu về bản thân chúng. Khen ngợi sẽ khuyến khích trẻ


đương đầu với những thách thức mới và bật lại mỗi khi sự việc khơng diễn ra như
chúng muốn. Ai mà chẳng thích được khen. Nhưng khen thế nào để đạt được hiệu
quả?


Lời khen của chúng ta sẽ có tác dụng nếu ta tiến lại đứa trẻ, thu hút sự chú ý
của nó bằng cách gọi tên nó và nhìn thẳng vào mắt nó rồi nói rõ ràng chính xác là
chúng ta thích cái gì.


Lời khen của chúng ta sẽ phản tác dụng nếu trẻ cảm thấy nó khơng chân
thành, khơng tương xứng với vẻ mặt và giọng nói của chúng ta. Nên tránh chuyện
vừa khen xong rồi lại đèo thêm một lời chỉ chính ngay sau đó vì điều này sẽ làm
lời khen mất hết tác dụng.


- Khen đánh giá hay khen miêu tả?


Các nhà sư phạm/tâm lí khuyên các bậc cha mẹ nên sử dụng lời khen miêu
tả thay cho lời khen đánh giá vì lí do sau: Lời khen đánh giá làm cho trẻ trở nên lệ
thuộc vào sự đánh giá phê chuẩn của người lớn. Chúng mong đợi chúng ta đánh
giá thẩm định những việc làm hay hành vi của chúng là tốt hay là xấu, là được hay
chưa được, do vậy chúng sẽ không phát triển được khả năng tự đánh giá và tính
độc lập. Chúng dần mất đi khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân mình và ln
trơng chờ sự đánh giá “ chấm điểm ” của người lớn.


Khen miêu tả là tạo cơ hội để trẻ được tự đánh giá mình – Nói theo cách
nhiều người thường nói là cho trẻ được âm ỉ thỏa mãn trong lịng. Chúng ta có thể
giúp trẻ nhận ra hành vi của chúng có tác động như thế nào lên người khác.


Một lời khen miêu tả thường có 2 phần. Phần thứ nhất bạn nói những gì bạn
nhìn thấy hay nghe thấy. Phần thứ hai bạn nói gì bạn cảm thấy.



Kết luận: hãy hạn chế khen đánh giá và hãy tập tăng cường khen miêu
tả.Nhưng hãy ghi nhớ: đừng bao giờ dùng lời khen miêu tả khi bạn nóng giận vì
khi đó nó sẽ có vẻ như mỉa mai nói móc. Và cũng khơng khen những gì đã trở
thành thói quen tốt.


<b>Câu 6: Hãy nêu các hình thức xâm hại trẻ em, giải pháp phịng chống</b>
<b>xâm hại tình dục và bn bán trẻ em.</b>


<b>* Các hình thức xâm hại trẻ em:</b>


- Trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em:


Trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em là những hành vi gây đau đớn và tổn
thương đên thân thể và tình cảm, tâm lí của trẻ em, bao gồm việc sử dụng vũ lực,
áp lực, lời nói hoặc các hành vi khác nhằm gây thương tổn cho trẻ. Những hành vi
này được sử dụng như một biện pháp kỉ luật hoặc giáo dục, dạy dỗ trẻ em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

chết ngạt, chết đuối hay buộc trẻ phải quỳ trong tư thế khó chịu hay nhục hình hoặc
buộc trẻ phải thực hiện quá mức các bài tập thể lực…


- Trừng phạt về tinh thần trẻ em:


+ Sử dụng các từ ngữ nguyền rủa, đe dọa, hạ thấp nhân phẩm, so sánh để sỉ
nhục, mỉa mai, đay nghiến, chê bai, lăng mạ, phỉ báng, phân biệt đối xử.


+ Hắt hủi: từ chối thể hiện tình cảm,coi thường, xa lánh.


+ Khủng bố: đuổi đi, đe dọa trẻ em bằng việc trừng phạt nghiêm trọng hoặc
cố tình tạo khơng khí sợ hãi.



+ Cơ lập trẻ: ngăn cấm trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội.


+ Sao nhãng, bỏ rơi: thiếu quan tâm chăm sóc hoặc bỏ mặc của nguời chăm
sóc cho trẻ trong tất cả các phương diện như sức khỏe, dinh dưỡng, học tập, tâm lí,
tình cảm… có thể gây tổn thương nguy hại cho trẻ về sức khỏe tinh thần, đạo đức,
trí tuệ, thể chất và sự phát triển xã hội.


+ Chứng kiến bạo lực gia đình: Trẻ phải đối mặt với sự đánh, cãi nhau của
cha mẹ hoặc người thân rơi vào tâm lí sợ hãi, cảm giác khơng an tồn, tổn thương
về tâm lí, tình cảm, thể chất và hành vi cư xử.


- Xâm hại tình dục trẻ em;


Xâm hại tình dục trẻ em là những hành vi sử dụng quyền lực hoặc thẩm
quyền hay sức mạnh cá nhân để lôi kéo, ép buộc các em tham gia vào hoạt động
tình dục.


Kẻ xâm hại tình dục trẻ em có thể là người già hoặc trẻ, người lạ hay quen
trong khu phố, làng xóm, cũng có thể là người thân trong gia đình, dịng họ. Thơng
thường kẻ xâm hại tình dục lợi dụng sự quen biết, ngây thơ của các em để dụ dỗ,
lừa gạt, mua chuộc hay đe dọa thậm chí dùng cả sức mạng thể lực buộc các em
tham gia vào hoạt động tình dục.


Sự xâm hại tình dục trẻ em thường có những biểu hiện cụ thể sau:


+ Khai thác tình dục vì mục đích thương mại: sử dụng trẻ em vì mục đích
tình dục trong việc trao đổi tiền tệ hoặc hiện vật giữa người mua, trung gian, môi
giới hoặc những người khác kiếm lợi từ việc kinh doanh đối với trẻ em, bao gồm
mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em trong nước và qua biên giới vì mục đích tình dục
hoặc lấy nội tạng trẻ emm văn hóa phẩm đồ trụy, tranh ảnh khiêu dâm. Những hoạt


động này gây hại cho sức khỏe, thể chất, tâm lí, đạo đức và trí tuệ của trẻ.


+ Quấy rối tình dục: là mọi sự mơ phỏng hay cố tình phơi bầy những bộ
phận kín của cơ thể ( bộ phận sinh dục) hoặc có những hành vi tự kích thích tình
dục trước mặt trẻ như sờ mó, vuốt ve, hơn hít vào cơ thể của trẻ, kể cả bộ phận kín
của trẻ và bắt trẻ tự làm vậy với mình. Có thể cho trẻ xem sách báo, phim ảnh có
tính kích dục để thực hiện hành vi xâm hại tình dục hoặc đưa dương vật, ngón tay
hay bất kì một vật gì vào âm đạom hậu mơn trẻ để đạt mục đích tình dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

vơ sinh, thậm chí mất tích hoặc bị thủ tiêu. Về mặt tâm lí, tình cảm, trẻ có mặc cảm
tội lỗi, mất niềm tin vào chính mình hoặc người khác. Trẻ sẽ tránh mặt mọi người,
sợ chỗ đông người, sợ bóng tối, muốn được ở một mình, tư lự lo âu. Khi phải tiếp
xúc với mọi người, trẻ thường tránh nhìn thẳng trả lời né tránh các câu hỏi có liên
quan. Khi trẻ ngủ thường giật mình mê sảng.Trẻ sinh hoạt thất thường, khơng quan
tâm đến đời sống tình thần yêu thích trước đây như phim ânhr, thơ, nhạc, múa
hát….Thỉnh thoảng trẻ thốt ra những câu nói giận hờn, trách cứ.Nếu tình trạng
nặng nề, trẻ sẽ rơi vào tâm lí chán đời và có ý định tự tử. Trẻ chán học, sức học
giảm sút, không muốn đến trường, không muốn gặp bạn bè.


- Lao động trẻ em:


Lao động trẻ em được hiều là bắt trẻ em lao động sớm, thời gian lao động
nhiều, làm các công việc nặng nhọc, độc hại ( không theo quy định của pháp luật)
quá sức so với khả năng của trẻ gây tổn hại đến thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức
và xã hội của trẻ.


Các hình thức lao động tồi tệ nhất của trẻ em bao gồm:


+ Tất cả các hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ như lao động cưỡng bức, lao
động gán nợ, phục dịch hay tuyển mộ vào lực lượng vũ trang.



+ Sử dụng trẻ em vào các hoạt động bất hợp pháp như sản xuất và bn bán
các loại ma túy tổng hợp hay bất kì công việc nào trong điều kiện độc hại.


Sử dụng lao động trẻ em khơng hợp lí sẽ dẫn đến các tác hại cả về thể chất
lẫn tinh thần cho trẻ. Về thể chất sẽ phát triển khơng bình thường, hay ôm đau, mệt
mỏi, ăn uống kém, sức khỏe giảm sút. Về tinh thần, trẻ thờ ơ với các sinh hoạt tập
thể, thể dục thể thao, thường tìm các lí do để lẩn tránh các hoạt động tập thể, ngồi ủ
dột một mình mà khơng hoạt bát, hiếu động như lứa tuổi. Trẻ bị lao động sớm
thường bỏ học, nếu cịn đi học trẻ rất ngại học, khơng tập trung trong học tập cũng
như việc đọc sách báo, vẽ tranh.


Về nguyên nhân khiến trẻ bỏ học để lao động sớm được lí giải một phần do
cha mẹ khi phần lớn các gia đình có con lao động sớm vì hồn cảnh nghèo khó nên
bắt các con phải lao động để đóng góp vào chi tiêu cho gia đình.


Chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội địa phương chủ động tham gia
vào quá trình đàm phánm thỏa thuận tiền lương, tiền công giữa chủ doanh
nghiệp,cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và người lao động của mình.


- Bn bán trẻ em:


Bn bán trẻ em là tất cả những hành vì hoặc giao dịch khiến trẻ em bị
chuyển giao từ một người hay một nhóm người này cho một nhóm người khác mà
không được sự đồng ý của trẻ hoặc người dám hộ của trẻ.


Bn bán trẻ em có những hình thức sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

các thơng tin về nguồn gốc của trẻ như cha mẹ đẻ, nơi sinh, tên khai sinh… để khai
một lí lịch mới cho các em, biến các em thành trẻ bị bỏ rơi vô thừa nhận. Sau đó,


chúng hợp thức hóa đưa các em ra nước ngồi vì mục đích lợi nhuận.


+ Bắt cóc trẻ em bán ra nước ngồi: bọn bn bán trẻ em lợi dụng sự cả tin
của người mẹ hay lơ đãng của các gia đình tiến hành các thủ tục bắt cóc rồi tìm
đường đưa các trẻ qua biên giới


Trẻ em bị bn bán với mục đích bóc lột sức lao động như làm thợ nề, được
huấn luyện trở thành kẻ buôn bán vận chuyển hàng lậu, các chất ma túy hoặc ăn
cắp. Cũng có thể trẻ em bị bn bán vì mục đích bóc lột tình dục, lấy đi các bộ
phận cơ thể hay làm binh lính.


Kẻ bn bán có thể là chính họ hàng, người thân quen của nạn nhân, có thể
là người Việt Nam hay người nước ngồi. Rất nhiều trường hợp kẻ bn bán là
người từng ra nước ngồi lấy chồng, làm ăn bn bán hoặc hoạt động mại dâm,
móc nối với những kẻ dẫn dắt, môi giới với những tổ chức, đường dây buôn bán trẻ
em. Một số đã từng là nạn nhân bị bn bán giờ về nước diễn lại hành vi mình đã
bị bn bán vì mục đích trục lợi và sự kém hiểu biết.


Kẻ buôn bán trẻ em núp dưới nhiều hình thức, có thể trong vai người lịch sự
giàu có, nhân đạo, muốn giúp đỡ người khác hoặc trong vai bình dân cùng cảnh để
lừa gạt, lơi kéo, dụ dỗ với nhiều viễn cảnh như đưa đi tìm cơng ăn việc làm có thu
nhập cao, có cuộc sống sung sướng, hay đi chơi, đi du lịch thăm thú. Nếu nạn nhân
cả tin nhận lời, chúng tìm cách đưa ra khỏi biên giới rồi bán ra nước ngoài làm gái
mại dâm hoặc phục vụ các nhu cầu khác. Kẻ buôn bán trẻ em sẽ có nhiều thủ đoạn.
Đối với trẻ và gia đình trẻ sẽ tạo sự lệ thuộc để cưỡng ép, đe dọa. Đối với chính
quyền, cảnh sát, hải quan sẽ mua chuộc hối lộ. Cũng có thể kẻ bn bán trực tiếp
bắt cóc trẻ em có thời cơ và thực hiện hành vi buôn bán trẻ em,


Trong xã hội, nhóm trẻ em có nguy cơ bn bán là: trẻ em lang thang đường
phố, con cái của phụ nữ mại dâm, trẻ em tàn tật, trẻ em tị nạn và trong các tình


cảnh xung đột vũ trang hoặc trẻ em gái nhất là các em gái đi ở hay đi làm th
ngồi gia đình.


Bn bán trẻ em là tội ác nghiêm trọng đối với lồi người nói chung và trẻ
em nói riêng.Tội ác đó tấn cơng trực diện vào quyền cơ bản nhất của trẻ em. Đó là
quyền được chăm sóc, bảo vệ thân thể, sức khỏe và trí tuệ của trẻ em - Vốn là đối
tượng không thể tự bảo vệ những quyền cơ bản nhất của mình. Nguy hại hơn, bn
bán trẻ em là làm hại suốt đời đến sự phát triển mọi mặt của trẻ em.


* Giải pháp phịng chống.
- Xâm hại tình dục trẻ em:


+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân, gia đình,
cộng đồng bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại tình dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

+ Gia đình cần tăng cường mối quan hệ với nhà trường nơi con em theo học,
đặc biệt là với cô giáo chủ nhiệm, tổ chức đội thiếu niên, đoàn thanh niên hoặc các
lực lượng giáo dục xã hội cùng phối hợp phịng chống xâm hại tình dục cho các
em.


+ Gia đình có trách nhiệm giữ gìn hạnh phúc và sự bình n trong chính tổ
ấm của mình.


+ Cung cấp kiến thức để trẻ biết tự bảo vệ mình. Người lớn cần bảo vệ trẻ
ngay trong từ gia đình thơng qua quan tâm chăm sóc, giáo dục quản lí trẻ, biết lắng
nghe, tơn trọng và hiểu biết tâm lí trẻ ở các giai đoạn phát triển. Đặc biệt gia đình,
nhà trường cần quan tâm đến các nhu cầu của trẻ như nhu cầu được học tập, được
vui chơi, được bầy tỏ ý kiến… Các bậc phụ huynh, giáo viên nên trang bị cho trẻ
những hiểu biết cần thiết về lối sống, đạo đức về giới tính.



+ Hướng dẫn, chỉ bảo một cách cụ thể cho trẻ cảnh giác với những thủ đoạn
xấu, bịp bợm, lôi cuốn, lừa gạt, dụ dỗ của những kẻ bn bán để tự trẻ em có ý
thức cảnh giác bảo vệ mình, Người lớn nên chú ý khơng để trẻ em tiếp xúc với
những người lạ mặt, người khác giới. Không để trẻ đi cùng những người không
đáng tin cậy hoặc đi trong đêm khuya. Không để trẻ ở những nơi cách biệt ít người
qua lại. Nếu có kẻ xấu muốn lợi dụng với những hành vi bất thường trẻ phải biết
kêu to để nhờ người ứng cứu. Với trẻ nhỏ, nên dặn dị các cháu khơng nhận bánh
kẹo, đồ chơi hoặc lời mời đi chơi của người lạ mặt. Cần chú ý quan tâm đến trẻ ở
những nơi đông người như công viên, siêu thị, bến tàu, nhà ga, nhà hàng…


+ Rèn cho trẻ thói quen nhớ số điện thoại nhà riêng, số của một người thân
như bố mẹ, anh chị và các số cấp cứu, khẩn cấp cơng cộng. Nếu có trường hợp rủi
ro, có thể gọi điện hoặc nhắn tin cho người thân hoặc báo cho công an nơi gần
nhất.


Những can thiêp cần thiết khi trẻ bị xâm hại tình dục:


+ Đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, chữa trị theo chỉ đạo của thầy thuốc.
+ Chăm lo đến sức khỏe cho trẻ cả về thể chất, tinh thần và xã hội.
+ Động viên trẻ tiếp tục học tập, hòa đồng với mọi người xung quanh.
+ Không nên tạo sự xung đột trực tiếp với kẻ phạm tội trước mặt trẻ.
+ Tố cáo hành vi của kẻ xâm hại tình dục trẻ với cơ quan pháp luật.
- Buôn bán trẻ em:


+ Thông tin tun truyền giáo dục phịng chống bn bán trẻ em trên pháp
vi cả nước, tập trung ở những vùng trọng điểm có nguy cơ cao về thực trạng trẻ em
bị bn bán và tính chất nguy hại của việc buôn bán trẻ em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

+ Truyền thông bằng người thật, việc thật thơng qua chính các nạn nhân bị
bn bán, gia đình nạn nhân vả những kẻ bn bán để tạo hiệu quả cao đồng thời


tạo được dư luận xã hội lên án mạnh mẽ nạn buôn bán trẻ em.


+ Khi trẻ bị bn bán trở về hịa nhập cộng đồng cần giải quyết nhanh chóng
các thủ tục, có chính sách giải quyết việc làm đào tạo nghề cùng với đó là thái độ
bao dung thấu cảm tránh kì thị phân biết đối xử


<b>Câu 7: Hãy nêu những suy nghĩ của bản thân về bạo lực học đường hiên</b>
<b>nay, cách phòng chống bạo lực học đường?</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×