Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khái niệm chủ nghĩa đa văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.97 KB, 6 trang )

ộng lực thúc đẩy cho sự ra đời các chính sách đa văn hóa và áp dụng mơ
hình chính sách đa văn hóa vào thực tiễn xã hội.
Với chủ nghĩa đa văn hóa yếu, động lực thúc đẩy cho sự ra đời các chính sách này đi từ trên
xuống dưới (theo nghĩa cộng đồng chiếm đa số trong nhà nước thừa nhận quyền của các cộng
đồng thiểu số). Còn chủ nghĩa đa văn hóa mạnh, động lực thúc đẩy cho sự ra đời các chính sách
này đi từ dưới lên trên (theo nghĩa cộng đồng thiểu số đòi quyền được thừa nhận văn hóa của
mình).
Đối với chủ nghĩa đa văn hóa yếu thì họ chấp nhận đa dạng văn hóa, nghĩa là các cộng đồng
văn hóa được quyền bình đẳng với nhau, được thể hiện bản sắc văn hóa của mình trong chừng
mực khơng ảnh hưởng đến các cộng đồng văn hóa khác. Chủ nghĩa đa văn hóa yếu nhìn đa dạng
văn hóa từ góc độ của cộng đồng văn hóa lớn cho phép các cộng đồng thiểu số, yếu thế được thể
hiện bản sắc văn hóa của mình trong không gian nhà nước dân tộc. Họ hướng tới việc điều hịa
quyền và lợi ích của nhóm và cá nhân, bảo tồn nền văn hóa sắc tộc cùng với việc mở rộng bản sắc
dân tộc chính trị mang tính bao trùm tất cả các nhóm sắc tộc. Chủ nghĩa đa văn hóa yếu chỉ dừng
lại ở mức độ chấp nhận quyền bình đẳng giữa các cộng đồng văn hóa mà khơng pháp điển hóa nó,
hay nói cách khác, nó đề cao đạo đức khoan dung giữa các cộng đồng văn hóa. Chủ nghĩa đa văn
hóa yếu dựa trên chủ nghĩa tự do cổ điển, với quan điểm là các nền văn hóa thiểu số được chấp
nhận bên trong một xã hội tự do. Do đó, mối quan tâm hàng đầu của chủ nghĩa đa văn hóa yếu là
tìm kiếm cách thức nào đó để những người theo đuổi những giá trị khác nhau có thể sống cùng
nhau mà khơng sợ xung đột. Khi đối mặt với sự bất đồng hay sự khác biệt, những gì nên tìm kiếm
là sự cùng chung sống hịa bình. Điều này chỉ có thể thực hiện được với điều kiện mỗi người phải
tôn trọng tự do của người khác.
Một xã hội lấy tư tưởng của chủ nghĩa đa văn hóa yếu làm tiêu chí, thì sẽ khơng ngăn cấm
những người bên ngồi gia nhập vào xã hội đó. Tương tự, những ai là một phần của xã hội đó đều
được tự do sống theo những truyền thống riêng của họ. Sự hiện diện của các nền văn hóa hay các
truyền thống khác nhau được chấp nhận, cho dù bản thân những truyền thống đó khơng đi theo
hay không ủng hộ chủ nghĩa tự do hay các giá trị tự do.
Đối với chủ nghĩa đa văn hóa mạnh thì thừa nhận đa dạng văn hóa từ góc độ của các cộng
đồng thiểu số. Chủ nghĩa đa văn hóa mạnh đứng hẳn về phía những cộng đồng thiểu số địi quyền
bình đẳng. Theo chủ nghĩa đa văn hóa mạnh, quyền bình đẳng giữa các cộng đồng văn hóa phải
được thể chế hóa bằng pháp luật, bản sắc văn hóa của các cộng đồng thiểu số phải được thừa nhận


và cần được bảo vệ cho dù những yếu tố văn hóa này có thể đi ngược lại văn hóa của nhà nước
dân tộc.
Chủ nghĩa đa văn hóa mạnh hướng đến bảo vệ các nền văn hóa sắc tộc và phần nào bỏ qua
lợi ích của cộng đồng lớn hơn. Họ yêu cầu nhà nước cần có những chế tài cần thiết để bảo vệ cho
108


Khái niệm Chủ nghĩa đa văn hóa

các cộng đồng thiểu số. Chủ nghĩa đa văn hóa mạnh yêu cầu sự bình đẳng phải được pháp luật
thừa nhận. Những người theo chủ nghĩa đa văn hóa mạnh cho rằng điểm yếu của chính sách đa
văn hóa yếu là để xảy ra khả năng một số người chấp nhận bị đồng hóa văn hóa dù họ khơng
muốn làm như vậy, nhưng họ hầu như khơng có sự lựa chọn nào khác.
Theo Chandran Kukathas sự khác biệt giữa chủ nghĩa đa văn hóa mạnh và yếu là vấn đề mức
độ khoan dung. Cả hai biến thể nói trên đều bắt nguồn từ lí thuyết chính trị tự do: Chủ nghĩa đa
văn hóa mạnh thuộc về chủ nghĩa tự do hiện đại, còn chủ nghĩa đa văn hóa yếu thuộc về chủ nghĩa
tự do cổ điển. Cả chủ nghĩa đa văn hóa mạnh và yếu cho dù có nhiều điểm khác nhau nhưng đều
có một mục tiêu là bảo vệ bản sắc văn hóa của các cộng đồng thiểu số và quyền bình đẳng giữa
các cộng đồng văn hóa.

3.

Kết luận

Tóm lại, cho dù cịn nhiều quan điểm khác nhau về cách hiểu và nội hàm khái niệm chủ
nghĩa đa văn hóa, nhưng sau hơn nửa thế kỉ ra đời và phát triển với tư cách là một lí thuyết – chủ
nghĩa đa văn hóa - vẫn đang là cơ sở cho những chính sách văn hóa ở hầu hết mọi nơi (nhất là ở
phương Tây), việc chấp nhận chủ nghĩa đa văn hóa đang trở thành xu hướng chủ đạo trong lĩnh
vực công cộng. Ngày càng có nhiều quốc gia lồng ghép các yếu tố của chủ nghĩa đa văn hóa vào
trong các chương trình chính sách cơng của họ, thậm chí như Hoa Kỳ, chủ nghĩa đa văn hóa cịn

được coi như mơ thức giáo dục thích hợp với thế kỉ XXI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chandran
[2]

[3]
[4]

[5]

Kukathas (2004). Theoretical Foundations of Multicuturalism.
/>Will Kymlicka (2010). The rise and fall of multiculturalism?: new debates on inclusion
and accommodation in diverse societies. in Vertovec S., Wessendorf S., ed. The
Multiculturalism Backlash: European Discourses, Policies and Practices. London/New
York: Routledge, pp. 32-49.
Francis Fukuyama. (2007) Identity and Migration. Prospect Magazine, Issue 131.
Http://www.prospect-agazine.co.uk/article_details.php?id=8239
John Rex, Gurharpal Singh. (2003) Pluralism and Multiculturalism in Colonial and PostColonial Society – Thematic Introduction. International Journal on Multicultural Societies
(IJMS), Vol. 5, No. 2, p.106-118.
Watson C.W. (2000) Multiculturlism. Buckingham: Open University Pess.
ABSTRACT
Multi-culturalism concept

Nguyen Thi Phuong
Hanoi University of Mining and Geology
Multiculturalism is a blended theory that carries a wide range of meanings and is underlined
by no coherent theoretical background. It is inherited the concept of freedom and equality of
personal freedom and then evolved to that of community freedom. Regarding communalism,
multi-culturalism has inherited the ideology of individuals’ right to maintain their native culture.

This article analyzes various definitions of culture, then sheds light on the nature of multiculturalism concept and classifies its genres.
Keywords: Multiculturalism, Multicultural, Cultural diversity.
109



×