Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

CƠ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN về QUẢN lý CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO bền VỮNG ở các xã, THÔN bản ĐBKK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196 KB, 34 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
Ở CÁC XÃ, THƠN BẢN ĐBKK

Cơ sở lý luận
Từ năm 1999 đến năm 2011, Chương trình MTQG
giảm nghèo bền vững ở các xã, thơn bản ĐBKK (sau đây
gọi tắt là Chương trình 135) là Chương trình Mục tiêu
được thực hiện theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày
31/7/1998 (giai đoạn 1999 - 2005) và Quyết định số
07/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 (giai đoạn 2006 - 2010) của
Thủ tướng Chính phủ với 4 hợp phần (đầu tư cơ sở hạ
tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất; đào tạo nâng cao năng lực;
chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời
sống nhân dân). Chương trình đã góp phần làm thay đổi bộ
mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giảm
nghèo nhanh, tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
và đời sống của người dân vùng ĐBKK. Năm 2012, 2013
Chương trình 135 đã chuyển thành dự án 2, chỉ còn một
hợp phần về cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình mục tiêu


quốc gia Giảm nghèo bền vững theo Quyết định số
1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ
nên khơng phát huy đầy đủ hiệu quả của công tác giảm
nghèo đối với địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Từ thực tế đó, theo đề nghị của các địa phương và chỉ đạo
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Dân tộc đã tham
mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 phê duyệt Chương trình 135
với hai hợp phần: Hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu


tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2012 - 2015 (Chương trình 135
giai đoạn III), là dự án thành phần của Chương trình mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.
- Các đề tài nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu của Tiến sỹ Hoàng Văn Phấn - Ủy
ban Dân tộc: “Điều tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của
Chương trình 135 và đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ
trợ đầu tư phát triển các xã ĐBKK giai đoạn 2006 - 2010”.
Đề tài này đề cập đến một số nội dung:
Điều tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của Chương trình
135 và các chương trình, dự án lồng ghép khác trên địa bàn
các xã ĐBKK phục vụ cho Báo cáo tổng kết Chương trình


135.
Những bài học kinh nghiệm về hỗ trợ đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội các vùng ĐBKK.
Đề xuất các cơ chế, giải pháp, chính sách hỗ trợ thực
hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK
vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010.
- Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Hịa Bình: “Phân cấp
quản lý và Chương trình xóa đói giảm nghèo” của nhóm tác
giả Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Labailly.
Đề tài này làm rõ việc phân cấp quản lý Chương trình
MTQG giảm nghèo từ đó tăng cường vai trị, trách nhiệm
và năng lực quản lý của địa phương trong việc bố trí các
nguồn lực, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, thủ tục hành
chính để đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình, dự
án nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Bên cạnh đó Nhà
nước tạo quyền chủ động hơn nữa cho cấp xã, huyện trong

việc xây dựng Quỹ phát triển cộng đồng, Quỹ cứu trợ xã
hội, ... nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các chương trình đầu
tư phát triển mục tiêu quốc gia. Ngồi ra địa phương xác lập
cơ chế cụ thể để huy động sự tham gia của cộng đồng trong
việc xây dựng dự án, tổ chức triển khai, giám sát và đánh


giá các chương trình, dự án đầu tư bảo đảm nguyên tắc thực
sự trao quyền cho người dân từ lựa chọn mục tiêu, phân bổ
nguồn lực đến tổ chức kiểm tra, thực hiện.
- Báo cáo nghiên cứu: “Đánh giá Chương trình
MTQG về xóa đói giảm nghèo và Chương trình 135”; Báo
cáo đánh giá được thực hiện dưới sự chỉ đạo chung của T.S
Đàm Hữu Đắc (Thứ trưởng, Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội) và T.S Nguyễn Hải Hữu (Vụ trưởng, Vụ Bảo trợ xã
hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Báo cáo này
nhằm mục đích: Đánh giá tính hiệu quả tồn diện của
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo và
Chương trình 135 trong cơng cuộc giảm nghèo tại Việt
Nam; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc thiết
kế Chương trình MTQG xóa đói giảm nghèo cho giai đoạn
2006 - 2010.
- Các Luận án, Luận văn:
+ “Phân tích hiệu quả của việc thực thi Chương trình
135 giai đoạn II (2006 - 2010) đến sự phát triển kinh tế - xã
hội ở các xã vùng ĐBKK; so sánh trường hợp tỉnh Cao
Bằng và tỉnh Thanh Hóa” của nhóm nghiên cứu: Cầm Bá
Tường, Lê Thị Hằng, Sơn Thị Thành Lộc - Trường Đại học



UPPSALA, Thụy Điển & Đại học Kinh tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội, năm 2012. Đề tài này đề cập đánh giá hiệu quả
cũng như các mặt tồn tại của cơng tác tổ chức, quản lý và
điều hành Chương trình 135 nói chung và từng hợp phần
của Chương trình nói riêng trong việc góp phần phát triển
kinh tế - xã hội cho địa phương. Từ đó, Luận văn sẽ đề nghị
một số giải pháp chủ yếu có thể vận dụng vào quá trình
triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng và
Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời
gian tới.
+ “Quản lý Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh
mơi trường nơng thôn ở Việt Nam” của tác giả Huỳnh
Thanh Sơn - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề
tài này đề cập nhằm đánh giá thực trạng quản lý Chương
trình MTQG nước sạch và vệ sinh mơi trường nông thôn ở
Việt Nam, đưa ra những tồn tại, hạn chế trong quản lý thực
hiện Chương trình. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường quản lý Chương trình MTQG nước sạch và vệ
sinh mơi trường nơng thơn ở Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Ngồi ra cịn rất nhiều bài viết đăng tải trên các báo, tạp
chí về vấn đề quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình
MTQG. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về


quản lý Chương trình MTQG giảm nghèo ở các xã, thơn bản
ĐBKK tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn (2012 - 2015) như đề tài
Luận văn này.
Những vấn đề chung về Chương trình MTQG ở Việt
Nam
Khái niệm Chương trình MTQG

Chương trình MTQG là một tập hợp các mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học
cơng nghệ, mơi trường, cơ chế, chính sách, tổ chức để thực
hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước
trong một thời kỳ nhất định [3].
Một Chương trình MTQG gồm nhiều dự án khác nhau,
để thực hiện các mục tiêu chung của Chương trình. Đối tượng
quản lý và kế hoạch thực hiện Chương trình được đầu tư thực
hiện theo dự án.
Các vấn đề được lựa chọn đưa vào Chương trình
MTQG phải là những vấn đề có tính cấp bách, tính liên
ngành, liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, cần phải được tập trung chỉ đạo
giải quyết. Thời gian thực hiện chương trình phải quy định


giới hạn, thường là 05 năm hoặc định kỳ thực hiện cho từng
giai đoạn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Mục tiêu của Chương trình MTQG
Mỗi Chương trình MTQG đều có mục tiêu riêng, song
tựu chung lại mục tiêu chung của Chương trình MTQG là
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp
khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền và
giữa các dân tộc, các nhóm dân cư; thực hiện xóa đói giảm
nghèo, hiện đại hóa nơng thơn; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội một cách bền vững.
Vai trò của Chương trình MTQG
Các Chương trình MTQG được triển khai thực hiện trên

địa bàn các tỉnh đã tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã
hội của từng địa phương, như:
- Đời sống người dân ngày một nâng lên;
- Các tiêu chí về hưởng thụ văn hóa, chăm sóc y tế
đều có bước phát triển tốt;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm đều qua các năm;


- Giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động mỗi
năm.
Phân loại Chương trình MTQG
Chương trình MTQG phân loại theo Chương trình,
mục tiêu và dự án quốc gia, dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi
ngân sách cho các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia
và các nhiệm vụ (gồm cả các chương trình hỗ trợ của nhà
tài trợ quốc tế và chương trình, mục tiêu, dự án có tính chất
chương trình do chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ban hành có thời gian thực hiện từ 05 năm trở
lên, phạm vi thực hiện rộng, kinh phí lớn).
Hiện nay trên địa bàn cả nước có 15 Chương trình
MTQG [4], cụ thể:
- Chương trình Việc làm do Bộ LĐ,TB&XH quản lý;
- Chương trình Giảm nghèo do Bộ LĐ,TB&XH quản
lý;
- Chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng
thơn do Bộ NN&PTNT quản lý;
- Chương trình Y tế do Bộ Y tế quản lý;


- Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình do Bộ

Y tế quản lý;
- Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế
quản lý;
- Chương trình Văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch quản lý;
- Chương trình Giáo dục đào tạo do Bộ Giáo dục quản
lý;
- Chương trình Phịng chống ma túy do Bộ Cơng an
quản lý;
- Chương trình Phịng chống tội phạm do Bộ Cơng an
quản lý;
- Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và có
hiệu quả do Bộ Cơng thương quản lý;
- Chương trình Ứng phó biến đổi khí hậu do Bộ Tài
nguyên và Môi trường quản lý;
- Chương trình Xây dựng nơng thơn mới do Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn quản lý;
- Chương trình HIV/AIDS do Bộ Y tế quản lý;


- Chương trình Đưa thơng tin về cơ sở miền núi, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo do Bộ Thông tin và Truyền
thông quản lý.
Nội dung quản lý Chương trình MTQG ở Việt Nam
Khái niệm quản lý Chương trình MTQG [3]
Quản lý Chương trình MTQG là một tập hợp các hoạt
động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý trong
điều kiện biến động của môi trường để nhằm đạt được một
hay nhiều mục tiêu cụ thể đã được định rõ trong chương
trình, với một khoản ngân sách và một thời gian thực hiện

được xác định.
Các hoạt động trong quản lý Chương trình MTQG là
hoạt động của chủ thể quản lý (Nhà nước) tác động lên các
đối tượng quản lý (lập kế hoạch phê duyệt vốn, phân bổ
vốn, thực hiện đầu tư, tổ chức vận hành sau đầu tư,...).
Nội dung quản lý Chương trình MTQG
Quản lý cơng tác lập kế hoạch, phê duyệt vốn đầu tư:
Hàng năm trên cơ sở mục tiêu phát triển, nhu cầu của
từng vùng, địa phương và theo các quy định về việc lập dự
toán Ngân sách Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương thực


hiện lập Kế hoạch vốn đầu tư, cụ thể như sau:
- Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
(NSNN) về việc lập dự toán NSNN hàng năm căn cứ vào
tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, Chủ đầu tư lập kế
hoạch vốn đầu tư của dự án gửi Cơ quan quản lý cấp trên để
tổng hợp vào dự toán NSNN theo quy định của Luật
NSNN. Đối với Dự án, Chương trình sử dụng vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư, căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải
tạo mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của cơ
quan, đơn vị, Chủ đầu tư lập kế hoạch chi đầu tư bằng
nguồn vốn sự nghiệp, gửi cơ quan cấp trên để tổng hợp vào
dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN.
- Các đơn vị tổng hợp xem xét và lập kế hoạch vốn
đầu tư gửi UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
lập dự toán ngân sách địa phương về phần kế hoạch vốn đầu
tư xin ý kiến Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi gửi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp báo

cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định và giao
chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư cho các Bộ, các tỉnh thành phố.


Quản lý công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn, cấp
phát vốn đầu tư:
Công tác phân bổ thực hiện trên cơ sở dự toán được
phê duyệt, gồm:
Đối với các chương trình, dự án có vốn đầu tư thuộc
các Bộ, ngành Trung ương quản lý:
- Các Bộ, ngành phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng
dự án, chương trình mục tiêu thuộc phạm vi quản lý đã đủ
điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được
giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài
nước, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn các dự án quan trọng
của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của
Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm.
Đối với vốn đầu tư thuộc địa phương:
- Bộ Tài chính thẩm tra phương án phân bổ vốn đầu
tư, có ý kiến về các dự án không đủ thủ tục đầu tư và không
đảm bảo các quy định về điều kiện bố trí vốn, đồng thời gửi
Kho bạc Nhà nước. Các Bộ, ngành có trách nhiệm phân bổ
lại theo đúng quy định của chế độ hiện hành gửi Bộ Tài
chính và Kho bạc Nhà nước để cấp phát thanh toán. Phương


án phân bổ và phân bổ lại vốn đầu tư của các Bộ là căn cứ
để cấp phát thanh toán vốn. UBND các cấp lập phương án
phân bổ vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết

định.
- Trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân,
UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho
từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy
định, đảm bảo khớp đúng với các chỉ tiêu được giao về tổng
mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu
ngành kinh tế, mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước
và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về
điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán
Ngân sách Nhà nước hàng năm.
- Sở Tài chính có trách nhiệm cùng với Sở Kế hoạch
và Đầu tư dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án,
chương trình mục tiêu do tỉnh quản lý trước khi báo cáo
UBND tỉnh quyết định.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm
cùng với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho
UBND huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện
quản lý.


- Riêng đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn
vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ và vốn bổ sung có mục tiêu
từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương còn
phải tuân thủ các quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu
sử dụng của từng nguồn vốn đầu tư.
Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư đã được UBND tỉnh
quyết định, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phịng
Tài chính - Kế hoạch huyện rà soát việc phân bổ kế hoạch
vốn của các ngành, đơn vị ở địa phương và có ý kiến báo

cáo UBND đồng cấp nếu việc phân bổ vốn đầu tư không
đúng quy định, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước.
Quản lý công tác đầu tư xây dựng cơng trình:
Nội dung đầu tư xây dựng cơng trình thực chất là thực
hiện quá trình đầu tư của Dự án hay Chương trình mục tiêu
theo yêu cầu, mục tiêu đã được phê duyệt và thực hiện theo
đúng quy định về quản lý đầu tư, cụ thể thực hiện qua các
giai đoạn sau:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Là giai đoạn điều tra,
khảo sát các vấn đề kinh tế, xã hội để lập dự án. Giai đoạn
này được thực hiện theo trình tự các bước sau: Nghiên cứu


cơ hội đầu tư; nghiên cứu tiền khả thi; nghiên cứu khả thi;
thẩm định dự án và ra quyết định đầu tư.
- Giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn biến các dự
định đầu tư thành hiện thực nhằm đưa dự án vào hoạt động
trong thực tế của đời sống kinh tế - xã hội. Giai đoạn này
bao gồm các bước kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi thiết kế
đến khi đưa dự án vào vận hành khai thác, các bước cụ thể
như sau: Thiết kế và lập dự tốn, tổng dự tốn cơng trình;
đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế với các nhà thầu;
xây dựng, lắp đặt, tuyển dụng và đào tạo công nhân kỹ
thuật, cán bộ quản lý vận hành dự án khi hoàn thành;
nghiệm thu quyết tốn vốn đầu tư dự án hồn thành.
Quản lý cơng tác kiểm tra, kiểm sốt:
Cơng tác kiểm tra, kiểm soát là chức năng cơ bản và
rất quan trọng, qua đó đảm bảo được hiệu quả đầu tư cao
nhất và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Kiểm tra
giám sát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối với

các vi phạm quy định về quy định về điều kiện năng lực
hành nghề, các hoạt động tư vấn cơng trình. Theo dõi kiểm
tra các kết quả đạt được tiến hành đối chiếu với các yêu cầu
của quá trình đầu tư, đảm bảo phù hợp với mục tiêu định


hướng phát triển trong phạm vi cả nước.
Quá trình giám sát tức là giám sát đánh giá tổng thể
đầu tư, dự án đầu tư, thực hiện các chức năng thanh tra
chuyên ngành xây dựng, thanh tra tài chính và cuối cùng là
ngăn ngừa và xử lý các vi phạm.
Các đơn vị đầu tư kiểm tra, kiểm sốt dưới hình thức
tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán đúng chế
độ kế toán của nhà nước, thực hiện kiểm sốt nội bộ theo
quy định.
Các đơn vị cấp trên có trách nhiệm kiểm tra việc mua
sắm, quản lý đầu tư của các đơn vị trực thuộc. Cơ quan tài
chính các cấp thẩm định báo cáo quyết toán chi hàng năm
của các cơ quan cùng cấp và quyết toán ngân sách cấp dưới.
Trong phạm vi quyền hạn của mình, cơ quan quản lý
nhà nước và đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm kiểm
tra việc thực hiện các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách,
quản lý tài sản của Nhà nước.
Quản lý cơng tác vận hành cơng trình sau đầu tư:
Giai đoạn vận hành khai thác cơng trình dự án là giai
đoạn được xác định từ khi công trình dự án hồn thành


được nghiệm thu quyết tốn chính thức đưa dự án vào vận
hành khai thác sử dụng hiệu quả và bền vững. Đây là giai

đoạn rất quan trọng để cơng trình hoạt động theo chức năng
và mục tiêu của dự án đã được đề ra.
Những vấn đề chung về Chương trình MTQG giảm
nghèo bền vững ở xã, thôn bản ĐBKK giai đoạn 2012 2015
Khái niệm Chương trình [5]
Là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính
phủ dành cho các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã biên
giới, xã an tồn khu [6], các thơn, bản đặc biệt khó khăn [7]
vùng dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình
135 giai đoạn III), là một trong những chính sách dân tộc
quan trọng nhất trong hệ thống chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước.
Nội dung Chương trình 135 giai đoạn III
Mục tiêu tổng quát Chương trình:
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào
các dân tộc ở các xã, thơn bản đặc biệt khó khăn vùng miền
núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn


các vùng này thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm
phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước;
góp phần bảo đảm trật tự an tồn xã hội, an ninh quốc
phịng.
Mục tiêu cụ thể Chương trình:
+ Giai đoạn 2012 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo bình quân
giảm 4%/năm;
+ Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt
50% mức bình qn chung khu vực nơng thơn của cả nước;
+ Đến năm 2015, 85% số thơn có đường cho xe cơ
giới, trong đó có 35% số xã và 50% thơn có đường giao

thơng đạt chuẩn;
+ Đến năm 2015, 95% trung tâm xã, trên 60% thơn có
điện;
+ Đến năm 2015, các cơng trình thủy lợi nhỏ được đầu
tư đáp ứng 50% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây hàng
năm;
+ Đến năm 2015, trên 50% trạm y tế xã được chuẩn
hóa;


+ Đến năm 2015, các cơng trình hạ tầng giáo dục, văn
hóa... được quan tâm đầu tư để đạt các mục tiêu của Chương
trình MTQG giảm nghèo bền vững.
Các hợp phần chính của Chương trình:
Hỗ trợ phát triển sản xuất:
Bổ sung và nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ
gia đình; Hỗ trợ giống, phân bón, vật tư phục vụ chuyển đổi
cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế; hỗ trợ làm chuồng trại
chăn nuôi, cải tạo diện tích ni trồng thủy sản; Hỗ trợ vắc
xin tiêm phịng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm;
Hỗ trợ xây dựng mơ hình phát triển sản xuất, tạo điều kiện
cho người dân thăm quan, học tập, nhân rộng mơ hình; Hỗ
trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo hỗ trợ
phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư; ....
Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng:
Hồn thiện hệ thống đường giao thơng nông thôn phục
vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; Hồn thiện hệ thống
các cơng trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và
sản xuất, kinh doanh; Hoàn thiện hệ thống các cơng trình

phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã, gồm:


Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt
cộng đồng ở xã, thơn, bản; Hồn thiện các cơng trình để bảo
đảm chuẩn hóa trạm y tế xã; Hồn thiện hệ thống các cơng
trình để bảo đảm chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn xã; xây
dựng lớp tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, trang
bị bàn ghế, điện, nước sinh hoạt, các cơng trình phụ trên địa
bàn thôn, bản;Cải tạo, xây dựng mới hệ thống thủy lợi trên
địa bàn xã, thôn, bản; Duy tu, bảo dưỡng các cơng trình hạ
tầng cơ sở.
Định mức vốn đầu tư, hỗ trợ:
- Năm 2012 và 2013 thực hiện theo định mức và vốn
đã được phân bổ:
+ Đối với xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III): Xây
dựng cơ sở hạ tầng 1.000 triệu đồng/xã/năm; Hỗ trợ phát
triển sản xuất 300 triệu đồng/xã/năm;
+ Đối với thôn, bản đặc biệt khó khăn (xã khu vực II):
Xây dựng cơ sở hạ tầng 200 triệu đồng/xã/năm; Hỗ trợ phát
triển sản xuất 50 triệu đồng/xã/năm.
- Năm 2014 và 2015, tăng 1,5 lần so với định mức vốn
năm 2013; các năm tiếp theo bố trí tăng phù hợp với khả năng
ngân sách nhà nước.


Sự cần thiết phải tăng cường quản lý Chương trình
MTQG giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn bản ĐBKK
Thực tế ở nước ta trong những năm đổi mới vừa qua,
mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong kinh tế cũng như

trong công tác quản lý kinh tế - tài chính, nhiều chương trình,
dự án Quốc gia đã đạt được mục tiêu đề ra, được nhân dân và
cộng đồng các nhà tài trợ Quốc tế đánh giá cao, như: Chương
trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh mơi trường nơng thơn,
Chương trình 135, Chương trình 167,... Song bên cạnh đó cịn
khơng ít chương trình, dự án Quốc gia chưa đạt mục tiêu,
trong đó có nguyên nhân bởi việc quản lý thực hiện chương
trình vẫn cịn nhiều vấn đề đặt ra cần phải quan tâm, xem xét
một cách toàn diện, hiệu quả đầu tư cịn thấp, thậm chí cịn để
thất thốt, tham nhũng... Đây là vấn đề nhức nhối, được toàn
xã hội quan tâm nhưng chưa có nhiều các biện pháp để ngăn
chặn và đẩy lùi. Từ đó dẫn tới hiệu lực quản lý, điều hành về
kinh tế chưa nghiêm, kỷ cương xã hội bị bng lỏng làm
giảm sút lịng tin của nhân dân... Vì vậy, để có thể quản lý
đầu tư các chương trình đảm bảo tiết kiệm, hợp lý và có hiệu
quả thì địi hỏi cần thiết phải nâng cao hiệu quả cơng tác quản
lý đầu tư chương trình đối với tất cả các cấp, các ngành và
các đơn vị thực hiện đầu tư. Chính vì vậy cần thiết phải nâng


cao cơng tác quản lý Chương trình MTQG về xóa đói giảm
nghèo nói chung và Chương trình 135 nói riêng.
Những yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá cơng
tác quản lý Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
ở các xã, thôn bản ĐBKK
Những yếu tố ảnh hưởng đến Chương trình MTQG
giảm nghèo bền vững ở các xã, thơn bản ĐBKK
Một là, mơ hình quản lý, điều hành Chương trình:
Tổ chức mơ hình quản lý, điều hành Chương trình là
một nhân tố tác động đến hiệu quả của Chương trình. Chất

lượng của công tác quản lý đầu tư là điều kiện cho việc tiết
kiệm hay thất thốt, lãng phí, cũng như kết quả thực hiện
mục tiêu của Chương trình mang lại nhiều hay ít các lợi ích
kinh tế - xã hội khi khai thác sử dụng. Những thiếu sót
trong cơng tác quản lý đầu tư và xây dựng trong quá trình
thực hiện Chương trình là những nguyên nhân làm cho
Chương trình kém hiệu quả.
Hai là, cơ chế chính sách:
Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh
mẽ đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Chương trình. Đó


là cơ chế chính sách quản lý, điều hành Chương trình, chính
sách đầu tư... Các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mơ, vi mơ
như chính sách tài khóa (chủ yếu là chính sách chi tiêu của
Chính phủ), chính sách tiền tệ, chính sách khấu hao,... Các
chính sách tác động vào lĩnh vực đầu tư liên quan đến
Chương trình góp phần tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định,
là cơ sở để hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý hay không
hợp lý cho các vùng địa phương.
Ba là, nguồn nhân lực thực hiện Chương trình:
Nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực xóa
đói, giảm nghèo ở các địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả thực hiện mục tiêu của Chương trình, đây là nhân tố
quan trọng quyết định đến hiệu quả của Chương trình và nó
ảnh hưởng đến các cơng việc như: Cơng tác lập kế hoạch,
quản lý kỹ thuật công nghệ, quản lý tài chính, tín dụng,...
Bốn là, cơng tác quy hoạch:
Cơng tác quy hoạch ảnh hưởng đặc biệt quan trọng
đến hiệu quả của hoạt động đầu tư các hợp phần thuộc

Chương trình. Thực tế việc triển khai các hợp phần của
Chương trình tại vùng ĐBKK trong những năm qua cho
thấy, nếu quy hoạch yếu thì tình trạng đầu tư xong việc đưa


vào sử dụng sẽ kém hiệu quả, vì vậy khó đạt được mục tiêu
của Chương trình, quy hoạch dàn trải sẽ làm cho việc đầu tư
xây dựng manh mún, không hiệu quả.
Tiêu chí việc quản lý Chương trình MTQG giảm
nghèo bền vững ở các xã, thôn bản ĐBKK
- Quản lý việc phân bổ nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách
Trung ương thực hiện Chương trình phải đảm bảo đúng nội
dung, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình và đủ để dự án
hoàn thành.
- Quản lý việc đầu tư thực hiện Chương trình phải
tuân thủ quy trình đầu tư.
- Quản lý công tác giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu
của Chương trình có đảm bảo hồn thành kế hoạch (đầu
vào, hoạt động, đầu ra) và đánh giá kết quả, tác động ở cấp
độ chương trình và dự án.
- Cơng tác quản lý các hạng mục đầu tư của Chương
trình sau đầu tư có đảm bảo bền vững khi vận hành.
Kinh nghiệm thực hiện Chương trình MTQG giảm
nghèo bền vững ở các xã, thôn bản ĐBKK tại một số địa
phương


Khái quát tình hình thực hiện Chương trình trên
phạm vi cả nước [8]
- Trong năm 2012 và 2013, các xã, thôn bản ĐBKK

được đầu tư theo Dự án 2 (đầu tư cơ sở hạ tầng) thuộc
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tập trung chủ
yếu vào 06 loại cơng trình thiết yếu, gồm: Đường giao thơng
đến thơn, bản; cơng trình điện sinh hoạt; nhà văn hóa và nhà
sinh hoạt cộng đồng; trạm y tế; trường học; cơng trình thủy
lợi.
- Địa bàn đầu tư: Năm 2012, đầu tư cơ sở hạ tầng cho
1.723 xã và 2.701 thôn, bản ĐBKK. Năm 2013 đầu tư cơ sở
hạ tầng, duy tu bảo dưỡng các cơng trình ở 1.761 xã ĐBKK,
xã Biên giới, xã an tồn khu, xã thuộc Chương trình 229 và
2.844 thơn, bản ĐBKK. Cụ thể:
+ Ngân sách Trung ương: 4.878,163 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương: 106,073 tỷ đồng;
+ Vốn tài trợ nước ngồi (khơng hồn lại): 9,93 triệu
Euro (tương đương khoảng 270 tỷ đồng).
- Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện theo Thông tư liên
tịch

số

01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NN&PTNT


×