Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

CƠ sở lý LUẬN và cơ sở THỰC TIỄN về NHU cầu TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN dạy kỹ NĂNG SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.28 KB, 30 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NHU
CẦU TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN DẠY KỸ NĂNG SỐNG

Các khái niệm được sử dụng trong
đề tài
Kỹ năng:
Theo từ điển tiếng Việt nhà xuất bản thanh niên, có khái
niệm: “Kỹ năng là năng lực làm việc khéo léo.”(Viện ngôn ngữ
học Việt Nam, 2000)
Trong tâm lý học: “kỹ năng là mặt kỹ thuật của hoạt động,
con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành
động, có kỹ năng”, (Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng
Thủy, 1998)
Trong tâm lý học, Giáo trình Tâm Lý học đại cương, kỹ
năng được định nghĩa “là năng lực của con người khi thực hiện
một cơng việc có kết quả trong điều kiện nhất định, trong một
khoảng thời gian tương ứng”.(Nguyễn Quang Uẩn, 2006)
Như vậy,có thể thấy kỹ năng là một biểu hiện của năng lực
con người. Kỹ năng được hiểu là năng lực thực hiện những mục
tiêu, công việc đem lại kết quả chất lượng. Kỹ năng được củng


cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm, là công cụ để gia tăng
giá trị kiến thức, tay nghề cho bản thân.
Kỹ năng sống
Khái niệm kỹ năng sống
Hiện nay, có rất nhiều những khái niệm về kỹ năng sống.
Mỗi một khái niệm lại thể hiện hợp lý những quan điểm cá nhân.
Tùy vào góc nhìn của mỗi con người mà đưa ra khái niệm về kỹ
năng sống. Chẳng hạn như:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO):“Kỹ năng sống là khả


năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive),
giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và
thách thức của cuộc sống hàng ngày”.
Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF):“Kỹ năng
sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới.
Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức,
hình thành thái độ và kỹ năng”.
Theo Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc
(UNESCO) đưa ra vào năm 2003:”Kỹ năng sống là năng lực cá
nhân để thực hiện đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc sống
hàng ngày”. Bên cạnh đó, tổ chức này cịn đưa ra KNS gắn với 4
trụ cột của giáo dục, đó là: học để biết (learning to know), gồm


các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra
quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả,…; học
làm người (Learning to be) gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng
phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…;
học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các
kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp
tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; học để làm
(Learning to do) gồm kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm
vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
Như vậy, kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ
bản của mỗi cá nhân để tồn tại và thích nghi với cuộc sống, giúp
cá nhân có thể xử lý hiệu quả trước những tình huống, thách thức
trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời tạo ra và nắm bắt những cơ
hội trong thực tại. Đơn giản hơn, kỹ năng sống là kỹ năng cần
thiết giúp cho cuộc sống dễ dàng hơn.
Phân loại kỹ năng sống

Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống.
Phân loại KNS theo Tổ chức Y tế Thế Giới ( WHO ): KNS
gồm ba nhóm chính : Kỹ năng nhận thức, kỹ năng đương đầu với
cảm xúc, kỹ năng tương tác
Phân loại theo Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
(UNICEF ): Với mục tiêu là giúp người học có những kỹ năng


ứng phó các vấn đề của cuộc sống và tự hồn thiện mình,
UNICEF đã chia KNS thành các kỹ năng như: kỹ năng tự nhận
thức, lòng tự trọng, sự kiên định, kỹ năng đương đầu với cảm xúc
và căng thẳng, kỹ năng tương tác, kỹ năng giao tiếp có hiệu quả,
tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề.
. . Trên thực tế các KNS này thường khơng tách rời nhau mà
chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, đan xen và bổ sung cho
nhau. Nhờ đó mà con người có thể tự ứng phó một cách hiệu quả
và linh hoạt với các vấn đề gặp phải trong cuộc sống .
Cũng có thể chia KNS dựa trên các tiêu chí sau :
Dựa vào mơi trường sống, ta có : KNS tại trường học, KNS
tại gia đình, KNS tại nơi làm việc, KNS ngồi xã hội .
Dựa vào các lĩnh vực tâm lý, ta có : Kỹ năng nhận thức, kỹ
năng xã hội, kỹ năng quản lý bản thân .
Trong các chương trình giáo dục KNS cho trẻ em, học sinh,
người ta nhắc đến những nhóm kỹ năng sống sau đây :
Nhóm kỹ năng nhận thức : nhận thức bản thân, xây dựng kế
hoạch, xác định điểm yếu, điểm mạnh của bản thân, khắc phục
khó khăn để đạt mục tiêu, tư duy tích cực và tư duy sáng tạo
Nhóm kỹ năng xã hội : kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, kỹ
năng giao tiếp khơng lời, kỹ năng thuyết trình và nói trước đám



đông, kỹ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi, kỹ năng từ chối, kỹ
năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm ...
Nhóm kỹ năng quản lý bản thân: kỹ năng làm chủ cảm xúc,
phòng chống stress, kỹ năng vượt qua lo lắng, sợ hãi, kỹ năng
khắc phục sự tức giận, kỹ năng quản lý thời gian, nghỉ ngơi tích
cực, giải trí lành mạnh…
Nhóm kỹ năng đời sống cá nhân và gia đình
Nhóm kỹ năng phịng chống bạo lực
Nhu cầu
Trong Từ điển tiếng Việt có khái niệm về nhu cầu là: “Điều
đòi hỏi của đời sống, tự nhiên và xã hội. Nhu cầu về ăn, ở, mặc.
Nhu cầu về sách báo. Thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá.”(Từ
điển Bách khoa,1988)
Trong tâm lý học cũng có rất nhiều nghiên cứu về khái niệm
nhu cầu:
Theo Thuyết thứ bậc nhu cầu của A.Maslow (1943) đưa ra
“nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các bậc từ
thấp nhất đến bậc cao nhất, phản ánh mức độ cơ bản của nó đối
với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự
nhiên, vừa là một thực thể xã hội”. (Phạm Văn Tư, Nguyễn Thu
Trang, Trịnh Phương Thảo, 2012)


Theo Henry Musay (2002) có quan niệm: “Nhu cầu là một
tổ chức cơ động, hướng dẫn và thúc đẩy hành vi. Nhu cầu ở mỗi
người khác nhau về cường độ và mức độ, đồng thời các loại nhu
cầu chiếm ưu thế cũng khác nhau ở mỗi người.”
Giáo viên dạy kỹ năng sống
Hiện nay, trên thực tế, vẫn chưa có quan niệm chính xác về

khái niệm giáo viên dạy kỹ năng sống, nhưng dựa vào các kiến
thức về Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, tôi đưa ra khái
niệm: Giáo viên kỹ năng sống là quá trình giáo viên sử dụng
những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực sư phạm của
mình để giáo dục học sinh những kỹ năng cần thiết trong cuộc
sống ứng phó với những tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng
ngày bằng cách thay đổi những hành vi cũ hoặc hình thành những
hành vi mới, giúp học sinh tự tin và khẳng định mình.
Một số lý thuyết sử dụng trong đề tài
Thuyết nhu cầu
Thuyết nhu cầu Maslow (Maslow’s hierarchy of needs) do
nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 và được
thừa nhận là có tầm ảnh hưởng rộng rãi, được ứng dụng và sử
dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.


Theo A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia
thành các thang bậc từ “đáy” lên đến “ đỉnh”, phản ánh mức độ cơ
bản của con người: vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực
thể xã hội.
Trong thời điểm đầu của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các
nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:

Nhu cầu cơ bản ( basic needs):


Nhu cầu này được gọi là nhu cầu của cơ thể ( body needs)
hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu
cơ bản của con người như ăn, ngủ, uống, khơng khí để thở, tình
dục, các nhu cầu làm cho con người cảm thấy thoải mái,… đây là

những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh mẽ nhất của con người.
Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được
xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những
nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi nhu cầu cơ
bản này được đáp ứng cũng như thỏa mãn và những nhu cầu này
sẽ chế ngự, hối thúc giục giã một người hành động khi nhu cầu
này chưa đạt được.
Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs):
Khi con người đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, lúc đó
các nhu cầu về an tồn, an ninh cũng bắt đầu được kích hoạt. Nhu
cầu an tồn, an ninh được thể hiện trong cả vật chất lẫn tinh thần.
Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống cịn của mình
khỏi các nguy hiểm. Do vậy, nhu cầu này sẽ trở thành động cơ
hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính
mạng như chiến tranh, thiên tai…
Nhu cầu an toàn cũng được khẳng định thông qua các mong
muốn về sự ổn định trong cuộc sống như: có nhà cửa để ở, sống
trong các khu phố an ninh, trong xã hội có pháp luật,… hay nhiều
người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng


là do nhu cầu an tồn này. Đây chính là việc tìm kiếm sự an tồn
về mặt tinh thần.
Nhu cầu về xã hội/ nhu cầu được chấp nhận ( social needs):
Nhu cầu về xã hội được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về
một bộ phận nào đó, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc
nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể
hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người
yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm, đi chơi,
tham gia các câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện…

Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs):
Nhu cầu này được gọi là nhu cầu về tự trọng ( self esteem
needs) vì nó thể hiện hai cấp độ: nhu cầu được người khác quý
mến, nể trọng thông qua các thành quả bản thân và nhu cầu cảm
nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của chính mình. Có
lịng tự trọng, sự tự tin vào bản thân.
Nhu cầu được thể hiện mình ( self- actualizing needs):
Maslow mơ tả nhu cầu này như sau: “ self actualization as a
person’s needs to be and do that which the person was born to do”
( nhu cầu của một các nhân mong muốn là chính mình, được làm
những cái mà mình “ sinh ra để làm gì”). Nói một cách đơn giản,
đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của


mình để tự khẳng định mình, để làm việc và đạt các thành quả
trong xã hội.
Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao
trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói
chung và cho đến nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn.
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng thuyết nhu cầu của
Maslow giúp xác định được các bậc thang nhu cầu của sinh viên
Khoa Công tác xã hội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như nhu
cầu ăn, ở, nhu cầu được tơn trọng, nhu cầu an tồn… trong đó nhu
cầu đi tìm việc làm tức là nhu cầu được chấp nhận, thuộc về một
nhóm tổ chức nào đó đang là mối quan tâm của sinh viên. Trên
thực tế, các bạn sinh viên hiện nay dù đang ở trên ghế nhà trường
nhưng cũng vơ cùng năng động, có nhu cầu đi tìm việc làm, được
làm việc trong các tổ chức, trung tâm… đúng với năng lực và sở
thích của mình. Các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp cũng mong
muốn ra trường có một cơng việc đúng với chun mơn.

Thuyết hành vi
Thuyết hành vi ra đời đầu thế kỷ XX, là sự cố gắng lớn của
tâm lý học nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu các
hiện tượng tâm lý thời đó và bắt đầu cho một trường phái có ảnh
hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của tâm lý học ở Mỹ và trên thế
giới.


Hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức (behavioral
cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi
hoặc là trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết
học hỏi xã hội.
Tiếp cận dựa trên thuyết hành vi
Theo nhà hành vi học J.Watson chia tư duy thành ba dạng:
Thứ nhất là các thói quen ,kỹ xảo ngơn ngữ đơn giản.
Thứ hai là giải quyết các nhiệm vụ tuy không mới nhưng ít
gặp và phải có hành vi ngơn ngữ kèm theo.
Thứ ba là giải quyết các nhiệm vụ mới, buộc cơ thể lâm vào
hồn cảnh phức tạp, địi hỏi phải giải quyết bằng ngôn ngữ trước
khi thực hiện một hành động cụ thể.
Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau
J.Watson đã dẫn đến việc phân hóa trường phái hành vi thành ba
nhánh:
Thuyết hành vi cổ điển, đại biểu là Skinner.
Thuyết nhận thức-hành vi, đại biểu là E.Tolman
Thuyết hành vi chủ quan, đại biểu là O.Miller, Galanter.


Nội dung của thuyết: chính tư duy quyết định phản ứng chứ
khơng phải do tác nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có

những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy
nghĩ khơng phù hợp. Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch
chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ khơng
thích nghi.
Mơ hình: S -> C -> R -> B
Trong đó: S (subject): Tác nhân kích thích,C (cognitive):
Nhận thức, R (reflexion): Phản ứng của con người, B (behavior):
Kết quả hành vi.
Theo mơ hình trên, trong nhiều trường hợp tác nhân kích
thích (S) khơng phải là ngun nhân trực tiếp của hành vi.Thay
vào đó, chính nhân thức (C) về tác nhân kích thích và nhận thức
về kết quả hành vi mới dẫn tới phản ứng (R) của con người.
Như vậy, nhận thức – hành vi là trường phái trị liệu dựa trên
quan điểm cho rằng cảm xúc của con người được tạo ra khơng
phải bởi hồn cảnh, mơi trường mà bởi cách nhìn nhận vấn đề.
Quan điểm về nhận thức và hành vi: Có 2 quan điểm
+ Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức- hành vi thì các vấn
đề nhân cách hành vi của con người được tạo tác bởi những suy
nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên


ngồi. (Aron T. Beck và David Burns có lý thuyết về tư duy méo
mó). Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng
ở trong ra đến hành vi bên ngồi, do đó gây nên những niềm tin,
hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực. Suy nghĩ khơng thích nghi
tốt đưa đến các hành vi của một cái tơi thất bại.(ví dụ, đứa trẻ suy
nghĩ và chắc mẩm rằng mẹ mình khơng u thương mình bằng
em mình, từ đó đứa trẻ xa lánh mẹ và tỏ thái độ khó chịu với mẹ,
khơng gần gũi…)
+ Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành

vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên
ngồi, do đó con người có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để
tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản sinh các
hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức.
Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi
của con người không phải được tạo ra bởi mơi trường, hồn cảnh
mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con người học tập bằng cách quan
sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của
mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm.
Các bạn sinh viên được tiếp xúc với nhiều môi trường khác
nhau như mơi trường gia đình, mơi trường học đường… nên cách
nhìn nhận của các bạn về giáo dục kỹ năng sống cũng khác nhau.
Vì vậy, tơi sử dụng thuyết hành vi để tìm hiểu nhận thức của các
bạn về kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực kỹ năng sống. Khi có nhận


thức đúng, các bạn sẽ có những thái độ như nghiêm túc, tìm ra
được con đường nghề nghiệp cho bản thân mình. Do đó chúng ta
cần hiểu quan điểm, thái độ và năng lực của sinh viên từ đó đưa ra
những đề xuất giúp sinh viên trở thành giáo viên dạy kỹ năng
sống trong tương lai.
Tổng quan về Khoa Công tác xã hội
Trường ĐHSPHN
Giới thiệu về sự hình thành và phát triển
Khoa Công tác xã hội
Lịch sử thành lập và phát triển
Khoa Công tác xã hội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ,
tiền thân là Bộ môn Công tác xã hội trực thuộc khoa Giáo dục
chính trị và Bộ môn Công tác xã hội với trẻ em trực thuộc Khoa
Giáo dục đặc biệt. Bộ môn Công tác xã hội của Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo chuyên ngành
Công tác xã hội sớm nhất trong cả nước ngay sau khi Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành mã ngành đào tạo Công tác xã hội theo
Quyết định số 35/2004/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2004 . Từ năm
2005 đến nay, Bộ môn Công tác xã hội, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã và đang đào tạo 6 khố sinh viên chính quy, đồng thời
là cơ sở đào tạo có uy tín trong đào tạo hệ vừa làm vừa học, hệ
đào tạo từ xa và đào tạo liên thông ngành Công tác xã hội đáp ứng


nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành CTXH
ở các cấp, các ngành, các địa phương ở nhiều tỉnh thành trong cả
nước.
Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ
ngày 25 tháng 3 năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển nghề
CTXH giai đoạn 2010-2020 bao gồm các nội dung lớn: Phát triển
CTXH trở thành một nghề chính thức ở Việt Nam; Nâng cao nhận
thức của toàn xã hội về nghề CTXH ; Xây dựng đội ngũ cán bộ,
viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt
yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp
dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh
xã hội tiên tiến. Đề án Phát triển nghề CTXH tại Việt Nam được
phê duyệt và triển khai thực hiện có ý nghĩa rất lớn thúc đẩy nền
an sinh xã hội. Với những đóng góp của nghề CTXH chuyên
nghiệp, xã hội sẽ phát triển hài hòa và bền vững giữa phát triển
kinh tế xã hội và đảm bảo công bằng và an sinh xã hội cho mọi
người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế.
Yêu cầu thực tế về phát triển nguồn nhân lực Công tác xã
hội ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra trọng trách đối với các
trường có đào tạo ngành Cơng tác xã hội phải tích cực xây dựng

và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên, mở rộng quy mô, nâng
cao năng lực chun mơn và chất lượng đào tạo để có thể đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Với chức năng, nhiệm vụ


đào tạo của mình và xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu xã hội,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chính thức thành lập Khoa
Cơng tác xã hội trên cơ sở sát nhập hai Bộ môn: Bộ môn Công tác
xã hội của Khoa GDCT và Bộ môn Công tác xã hội với trẻ em
của Khoa GDĐB, theo Quyết định số . . . QĐ/ĐHSPHN, ngày 25
tháng 04 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội. Khoa Công tác xã hội được thành lập với mục đích nâng cao
chất lượng và phát triển nâng cao chất lượng và phát triển quy mơ
đào tạo trình độ đại học và sau đại học ngành Công tác xã hội tại
Trường ĐHSP Hà Nội, đáp ứng nhu cầu xã hội về đào tạo đội ngũ
cán bộ, nhân viên CTXH cho các cấp, ngành của địa phương
trong cả nước với mục tiêu an sinh xã hội và phát triển cộng đồng.
Việc thành lập khoa CTXH cũng nhằm phát triển các khoa
đào tạo trong hệ thống các ngành đào tạo hiện có của trường theo
chiến lược xây dựng và phát triển trường đại học trọng điểm quốc
gia, phù hợp với xu hướng phát triển đào tạo đa ngành, mở rộng
hợp tác quốc tế, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao
của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sự kiện thành lập Khoa Công tác xã hội đánh dấu một bước
phát triển mới trong sự nghiệp đào tạo của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành
Công tác xã hội trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam.
Với tư cách là một khoa độc lập về đào tạo, nghiên cứu khoa học,



hợp tác quốc tế, Khoa Cơng tác xã hội có được vị thế mới, cơ hội,
triển vọng mới cho con đường phát triển, là môi trường thuận
lợi,tạo điều kiện cho việc thực hiện những kế hoạch, dự định, hoài
bắc và khát vọng của mỗi cá nhân với mong muốn được học tập,
rèn luyện , phấn đấu, trưởng thành, đóng góp, cống hiến cho
ngành Cơng tác xã hội cịn mới mẻ và đầy triển vọng ở Việt Nam.
Sứ mệnh
Khoa Công tác xã hội có sứ mệnh đào tạo trình độ đại học
và sau đại học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
Công tác xã hội cho các cấp, ngành, các địa phương trong cả
nước, đặc biệt là cho các tổ chức chính trị - xã hội, các trung tâm
bảo trợ xã hội, trường học, bệnh viện, các cơ sở xã hội, đơn vị
nghề nghiệp từ cấp xã, phường, thị trấn đến cấp huyện, tỉnh, thành
phố vì mục tiêu an sinh xã hội và phát triển cộng đồng.
Song song với sứ mệnh đào tạo, Khoa Cơng tác xã hội cịn
có sứ mệnh nghiên cứu, ứng dụng đa dạng các lĩnh vực trong xã
hội, cung cấp dịch vụ nghiên cứu, ứng dụng, thực hành Cơng tác
xã hội đóng góp cho sự ổn định, bền vững của xã hội, vì mục tiêu
hướng tới sự công bằng, hạnh phúc và phát triển dựa trên sự tôn
trọng quyền và phẩm giá con người.
Giới thiệu về ban lãnh đạo


Trường Khoa: Ts. Nguyễn Hiệp Thương, phụ trách chung
các hoạt động về đào tạo và nghiên cứu của Khoa
Phó trưởng khoa: PGS Ts. Nguyễn Thanh Bình, phụ trách
đào tạo đại học
Phó trưởng khoa: Ts. Nguyễn Duy Nhiên, phụ trách về thực
hành Cơng tác xã hội, cơng tác Đồn thể và cơ sở vật chất
Đội ngũ cán bộ

Khoa Công tác xã hội hiện nay có 24 cán bộ biên chế. Trong
đó có 01 phó giáo sư, 09 Tiến sĩ, cịn lại là Thạc sĩ và nghiên cứu
sinh. Ngồi ra, cịn có đội ngũ các GS, PGS, Tiến sĩ, giảng viên
các chuyên ngành gần với chuyên ngành CTXH như Tâm lý học,
Xã hội học... ở các khoa khác của Trường ĐHSP Hà Nội tham gia
hoạt động đào tạo của Khoa
Chương trình và quy trình đào tạo cử nhân
Cơng tác xã hội tại Khoa Công tác xã hội
Trường đại học Sư phạm Hà Nội.
Các bộ môn trực thuộc Khoa Công tác xã hội của Trường
ĐHSPHN hiện nay gồm có :
1 . Bộ mơn Cơ sở Công tác xã hội
2 . Bộ môn An sinh xã hội và Phát triển cộng đồng


3 . Bộ môn Công tác xã hội với trẻ em và gia đình
Nhiệm vụ của Khoa Cơng tác xã hội :
Đào tạo:
Đào tạo cử nhân Công tác xã hội trình độ đại học trên cơ sở
chương trình đào tạo được Bộ giáo dục và Đào tạo phê duyệt (mã
ngành đào tạo: 609) căn cứ Quyết định số: 25/2005/QĐ-TTg ngày
27/01/2005 và Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/3/2009
của Thủ tướng Chính phủ
Đào tạo sau đại học các chuyên ngành thuộc ngành tác xã
hội trên cơ sở mã ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt
Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế :
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn giáo dục đào tạo, thực tiễn hoạt động về công xã hội
cũng như giải quyết các công xã hội cũng như giải quyết các vấn
đề liên quan : Cung cấp các dịch vụ nghiên cứu và đào tạo có chất

lượng phục vụ cộng đồng, xã hội
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa
họ tác xã hội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công tác
xã hội ĐHSPHN từng bước phù hợp với chuẩn quốc tế đáp ứng
nhu cầu hội nhập, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao


Thực hiện các nhiệm vụ khác của Khoa trong trường đại học
theo quy định tại Điều 41 của Điều lệ trường đại học.
Các chương trình đào tạo của Khoa Cơng tác xã hội
Đào tạo cử nhân:
Khoa học Công tác xã hội hệ chính quy theo quy chế tuyển
sinh hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Hiện nay Khoa đã đào
tạo 11 khóa sinh viên chính quy và có 7 khóa đã tốt nghiệp ra
trường.
Đào tạo hệ vừa làm vừa học, từ xa, liên thông
Nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho
ngành CTXH ở các cấp, các ngành và các địa phương trong cả
nước, đặc biệt là ở cấp xã, phường, thị trấn, cấp huyện, tỉnh, thành
phố và những cơ sở xã hội (Trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm
giáo dục lao động, chăm sóc giáo dục người có HIV/AIDS ,
người nghiện ma túy, mại dâm, người làm việc với trẻ em và gia
đình, cán bộ phát triển cộng đồng ....). Hiện tại Khoa đang hợp tác
và sẵn sàng phối kết hợp với các cơ sở, trung tâm đào tạo (có đủ
tư cách pháp nhân về đào tạo) tổ chức tuyển sinh các lớp liên
thông từ hệ cao đẳng CTXH lên hệ đại học, các lớp vừa làm vừa
học, từ xa ở tất cả các địa phương trên cả nước. Đây là một thế
mạnh, đồng thời là một lĩnh vực mà khoa Công tác xã hội đang
tập trung đẩy mạnh và phát triển



Đào tạo ngắn hạn.
Khoa Cơng tác xã hội có nhiều hoạt động liên kết đào tạo
khoa học và nghiên cứu khoa học với các Trường Công tác xã hội
của một số nước như Mỹ, Thụy Điển, Úc, Bỉ… để tổ chức các lớp
tập huấn , bồi dưỡng kiến thức năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng
dạy ngành Công tác xã hội, đội ngũ kiểm huấn viên cũng như cho
cán bộ, nhân viên , những người làm công tác các cơ sở xã hội
nhằm mục đích nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ năng tác nghiệp,
trợ giúp các các đối tượng. Khoa cũng sẵn sàng phối kết hợp với
các cơ sở, các trung tâm, các tổ chức để đào tạo tập huấn các kiến
thức kỹ năng Công tác xã hội cho đội ngũ những người làm việc
trong các lĩnh vực công tác xã hội cũng như các đối tượng cần sự
trợ giúp.
Đào tạo sau đại học
Khoa Công tác xã hội đang tích cực triển khai xây dựng Đề
án đào tạo Sau đại học ngành Cơng tác xã hội để góp phần vào
việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên Cơng tác xã hội có
trình độ chun mơn sâu cũng như phát triển sự nghiệp giáo dục
đào tạo chung của Trường ĐHSP Hà Nội và của cả nước, đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu xã hội. Vị trí , khả năng công tác và khả


năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp của sinh viên,
học viên Khoa Công tác xã hội:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Cơng tác xã hội có thể làm việc
tại các cơ quan của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các
cấp từ Trung ương đến địa phương, hoặc các cơ sở cung cấp dịch
vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh
vực như: y tế , giáo dục , pháp luật , phúc lợi xã hội . . . Họ cũng

có thể làm việc độc lập với vai trị là nhân viên xã hội, kiểm huấn
viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội.
Cung ứng dịch vụ và làm công tác xã hội tại các cơ sở và tổ
chức xã hội như: Các hội bảo trợ xã hội của mọi thành phần kinh
tế từ trung ương đến địa phương; Các trung tâm ni dưỡng chăm
sóc người có cơng với đất nước, người già cơ đơn, người khuyết
tật , trẻ em mồ côi: Các trung tâm giáo dưỡng và phục hồi nhân
phẩm cai nghiện ma tuý , trại cải tạo; Các tổ chức chính trị - xã
thành thị và nông thôn … Làm tốt công tác xã hội chuyên nghiệp
trong các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo
dục, pháp luật, tín ngưỡng tơn giáo, mơi trường, an sinh xã hội,
dân số , sức khoẻ, truyền thông…; Làm việc trong các tổ chức phi
chính phủ , các trung tâm , dự án phát triển xã hội, ... Làm việc
trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có quan đến Công tác
xã hội .


Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chun mơn
ở trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Công tác xã hội, Xã
hội học ,… và các ngành gần với chuyên ngành Công tác xã hội.
Khoa Công tác xã hội mong muốn nhận được sự hợp tác ,
cộng tác có hiệu quả của các Sở , các Trường đại học và cao
đẳng , các trường dạy nghề , các trung tâm giáo dục thường xuyên
, các cơ quan , tổ chức trong và ngoài nước nhằm phát triển Khoa
ngày càng vững mạnh và góp phần vào xây dựng và phát triển
ngành , nghề CTXH ở Việt Nam.
Vài nét về sinh viên Khoa Công tác xã hội,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tính đến năm 2019, Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội có 8 khóa đã tốt nghiệp và ra trường từ khóa 57

đến khóa 64 với số lượng sinh viên là 539 sinh viên
Trong năm học 2018- 2019, có 4 khóa hiện đang theo học
với tổng 224 sinh viên chính quy. Cụ thể như sau:
Có 28 sinh viên khóa 68 trong đó có 23 sinh viên nữ và 5
sinh viên nam
Có 71 sinh viên khóa 67 trong đó có 67 sinh viên nữ và 14
sinh viên nam


Có 53 sinh viên khóa 66 trong đó có 47 sinh viên nữa và 6
sinh viên nam
Có 72 sinh viên khóa 65 trong đó có 70 sinh viên nữa và 2
sinh viên nam
Tuy mới được thành lập vào năm 2011, nhưng các sinh viên
Khoa Cơng tác xã hội ln tích cực, có tinh thần cầu thị và phấn
đấu trong học tập. Sinh viên Cơng tác xã hội cịn được đi thực
hành, thực tế và trải nghiệm chuyên ngành từ năm hai thông qua
môn như thực hành công tác xã hội. Ở đó, sinh viên được phát
huy năng lực nghề nghiệp là một nhân viên xã hội, giúp sinh viên
định hướng công việc cho bản thân. Không những vậy, việc khoa
hợp tác và trao đổi sinh viên với các trường Đại học quốc tế cũng
giúp sinh viên khoa CTXH có mơi trường học tập mới lạ, giúp thể
hiện sự tự tin và học hỏi được nhiều điều . Vì vậy, ngay những
ngày đầu tiên thành lập, khoa đã gây dựng được những hình ảnh
tốt đẹp, tạo được những ấn tượng vơ cùng sâu sắc.
Bên cạnh hoạt động học tập, những sinh viên Khoa Cơng tác
xã hội cịn vơ cùng sơi nổi, sáng tạo, năng động, nhiệt tình và
ln đóng góp hết sức mình trong các hoạt động ngoại khóa do
khoa và nhà trường tổ chức. Không những vậy, để tạo cơ hội để
phát triển những kỹ năng cho sinh viên, Khoa Cơng tác xã hội cịn

thành lập những câu lạc bộ như: CLB nghệ thuật, CLB sáng tạo,


CLB tiếng anh… Đây một môi trường rất tốt để sinh viên có thể
trải nghiệm và phát triển năng lực bản thân.
Tuy sinh viên được tham gia nhiều câu lạc bộ như vậy
nhưng chưa có câu lạc bộ nào chuyên biệt đào tạo sinh viên trở
thành giáo viên dạy kỹ năng sống. Vì vậy, việc thành lập câu lạc
bộ đào tạo giáo viên dạy kỹ năng sống cho sinh viên hoặc lồng
ghép những kiến thức, kỹ năng vào câu lạc bộ, hoạt động ngoại
khóa cho như talk show, … là điều hợp lý.
Thực trạng giảng dạy Kỹ năng sống
tại Hà Nội
Tổng quan về giáo viên dạy Kỹ năng sống
Kỹ năng sống hiện nay là một công việc được ưa chuộng và
được nhiều người biết đến. Tuy đây là một loại hình mới nhưng
mang đến những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp cho học sinh tìm
lại được sự tự tin, khẳng định bản thân mình với xã hội, giúp con
người bỏ những thói quen cũ và hình thành những thói quen mới.
Nó địi hỏi bản thân người dạy phải là một chuyên gia của một
lĩnh vực nào đó, có đầy đủ những tố chất tốt đẹp, năng động, sáng
tạo, nhiệt tình. Bởi vậy, việc lựa chọn giáo viên dạy Kỹ năng sống
cho học sinh không phải là một điều dễ dàng, qua loa. Hiện nay,
trên thị tường Kỹ năng sống, yêu cầu đầu tiên, tiên quyết dành
cho giáo viên dạy kỹ năng sống là tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở


×