Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đời sống của người nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc qua tư liệu của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.9 KB, 6 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 164-169
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0099

ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC
QUA TƯ LIỆU CỦA HỒ CHÍ MINH
Dương Văn Khoa và Mai Thị Tuyết

Khoa Lí luận Chính trị & Giáo dục cơng dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Sự đau khổ, dốt nát, nhục nhã. . . của người nông dân Việt Nam thời thuộc địa
đều do chế độ thực dân, phong kiến gây ra. Tình trạng này được những người đương thời
dễ dàng nhận thấy, nhưng Hồ Chí Minh là một trong số ít người có được cái nhìn sâu sắc,
đúng đắn, đầy lạc quan. Đồng thời, Người tin vào sức sống mãnh liệt, sức mạnh tiềm ẩn to
lớn của họ, bộ phận ưu tú chính là những người sẽ đánh thức sức mạnh ấy trỗi dậy.
Từ khóa: Đời sống nông dân, thời Pháp thuộc, tư liệu, Hồ Chí Minh.

1.

Mở đầu

Cuộc sống của người nơng dân Việt Nam thời Pháp thuộc đã được đông đảo giới nghiên
cứu quan tâm từ sớm, đơn cử như cuốn Aujourd’hui Tonkin (Xứ Bắc kì ngày ấy) của Henry
Cucherousset, xuất bản năm 1924; cuốn Viet-nam, La tragédie Indochinoise (Việt Nam, bi thảm
Đông Dương) của L.Roubaud, Nxb Valois, Paris 1931 đã ghi chép lại những gì tác giả chứng kiến
trong những chuyến đi thực tế của mình. Nội dung được nói đến nhiều là cuộc sống cơ cực của
người nông dân và sự tàn sát man rợ của chính quyền thuộc địa đối với nhân dân Việt Nam. Cuốn
Economie agricole de l’Indochine (Nông nghiệp Đơng Dương, Hà Nội, 1932) của Y.Henry (do
Hồng Đình Bình dịch) đã phân tích cụ thể một số nội dung của nơng nghiệp ở Bắc kì, Trung kì
và Nam kì như: công nhân nông nghiệp; các loại tá điền; chủ đất; tín dụng nơng nghiệp; chế độ


cho vay,... Cuốn La Culture du riz dans le delta du Tonkin (Nghề trồng lúa ở đồng bằng Bắc kì,
Paris, 1935) của René Dumont nghiên cứu về các khâu của sản xuất lúa ở Bắc kì. Cuốn Người
nơng dân châu thổ Bắc kì của P.Gourou xuất bản năm 1936 tại Pari nghiên cứu về chủ đề nơng
dân dưới góc độ địa lí nhân văn. Đây là các cơng trình nghiên cứu rất cơng phu. Tuy nhiên, quan
điểm của một số tác giả còn bênh vực chế độ thực dân, hoặc né tránh tội ác của kẻ thống trị đối với
người dân bản xứ, điển hình như cuốn Aujourd’hui Tonkin (Xứ Bắc kì ngày ấy). Với Hồ Chí Minh,
xuất phát từ lịng u nước và sự trải nghiệm sâu sắc, nghiệp vụ chắc chắn, đặc biệt sau khi đến
với Chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã dày công nghiên cứu về cuộc sống của người nông dân Việt
Nam thời Pháp thuộc. Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến của Người như Đơng Dương đăng trên
tạp chí La Revue Commuineste, số 14, tháng 4/1921; Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản năm
1925; Đường cách mệnh xuất bản năm 1927; Thường thức chính trị xuất bản năm 1953.v.v. . . Qua
nguồn tư liệu ấy, chúng ta có cơ sở khách quan để đánh giá về chính sách thống trị của chính quyền
Ngày nhận bài: 5/5/2016. Ngày nhận đăng: 2/9/2016
Liên hệ: Dương Văn Khoa, e-mail:

164


Đời sống của người nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc qua tư liệu của Hồ Chí Minh

thực dân. Phác họa hình ảnh người nơng dân Việt Nam thời Pháp thuộc (chủ yếu từ đời sống vật
chất, tinh thần của họ); đồng thời, đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho các giảng
viên giảng dạy, nghiên cứu môn Lịch sử Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các cơ sở giáo
dục, đào tạo hiện nay.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Chính sách bóc lột của đế quốc và phong kiến đối với nơng dân Việt Nam


2.1.1. Chính sách cướp đoạt ruộng đất
Trong thời kì Pháp thuộc, nơng dân Việt Nam chiếm hơn 90% dân số, hoạt động kinh tế
của họ chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp. Diện tích đất canh tác khá lớn, khoảng 4.550.000 ha (tính
theo con số năm 1925-1929) [1;10]. Tuy nhiên, thực dân Pháp cấu kết với tư sản mại bản, địa chủ
bản xứ, trắng trợn cướp đoạt phần lớn ruộng đất của nông dân, biến họ thành những người “cùng
đinh” trong xã hội (tá điền) “ở các thơn xã, ngồi bọn đại địa chủ ra, tồn bộ nơng dân là tá điền. . .
Phần lớn ruộng đất tốt, đều nằm trong tay bọn tư sản” [4;563]. Số ruộng xấu, cằn cỗi ít ỏi còn lại
chúng để lại cho người dân. “Phần lớn ruộng đất là của công, đáng lẽ phải đem cấp đều cho nhân
dân các thôn xã. Nhưng trong thực tế, bọn tư sản chiếm lấy phần hơn, cịn người nơng dân bần khổ
chỉ được nhận ít mảnh nhưng lại là phần ruộng đất xấu nhất. Việc thường xảy ra là những miếng
ruộng đất rải rác khắp đó đây, khó làm và khó bảo vệ, nên người nơng dân lại phải tậu ruộng của
tư sản và của đại địa chủ” [4;580].
Thực dân Pháp không chỉ dung dưỡng tư sản mại bản, địa chủ, chúng còn tiếp tay cho giáo
hội thỏa sức cướp đoạt ruộng đất, “Chỉ riêng ở Nam kì, hội thánh truyền đạo cũng đã độc chiếm
đến 1/5 ruộng đất trong vùng” [3;84].
Tình trạng này diễn ra phổ biến ở hầu hết các nước thuộc địa như: Lào, Cao Miên, Ấn Độ,
Trung Quốc. . . Điều đó chứng tỏ, chính sách ăn cướp của chúng đã mang tính hệ thống. Đơn cử
như Trung Quốc: “Các công ti độc quyền ruộng đất giữ chặt nơng dân nghèo dưới gót giày tàn bạo
của chúng. Chúng cướp hết ruộng đất rồi sau đó cho thuê ruộng với mức lãi 80%” [3;180]. Ở Ấn
Độ, “70% đất đai canh tác thuộc quyền sở hữu của các đại, trung địa chủ, số này chỉ bằng một
phần ba số nơng dân, trong khi đó 90 triệu nơng dân tuyệt đối khơng có một chút ruộng đất gì”
[3;330].
Với thủ đoạn thâm độc, thực dân Pháp đã ban hành một loạt văn bản pháp lí để hợp thức
hóa việc cướp đoạt và sử dụng ruộng đất. Điều 13 của Hiệp ước Pa-tơ-nốt cho phép công dân Pháp
và những người được bảo hộ tự do mua tậu tài sản trên tồn cõi Bắc kì và các hải cảng ở Trung
kì. Tháng 7 năm 1888, Toàn quyền Richaud buộc vua Đồng Khánh ban hành một đạo dụ cho phép
khai khẩn đất hoang ở thượng du Bắc kì. Cùng lúc ấy, Richaud ra một nghị định dành riêng quyền
được cấp nhượng đất hoang cho người Pháp. Tháng 9/1888, thực dân Pháp ra nghị định và chính
thức xác lập quyền sử dụng đất cơng ở Bắc kì.v.v...

Cơng cuộc ăn cướp theo kiểu “hợp pháp” và “văn minh” của đế quốc thực dân, tự nó đã cho
cả nhân loại thấy rõ bộ mặt “diều hâu”, “cá mập”, “rắn độc” của chúng. “Nền “văn minh” Pháp tại
Đông Dương thể hiện ở những chiều hướng khác nhau. Trước hết, thơng qua sự cướp bóc trơ tráo
nhân dân bản xứ – những người nông dân nghèo An Nam và Cao Miên bị chiếm đoạt trắng trợn –
nhằm thực hiện một nền kinh tế đồi bại đáng hổ thẹn” [3;234]. “Cướp của giết người đối với bọn
thực dân cá mập là những điều hợp pháp!”
Nói như Sê-nơ trong cuốn Sai lầm và nguy hiểm ở Đơng Dương thì “Công cuộc thực dân
165


Dương Văn Khoa

như vậy, thực chẳng đem thêm được chút gì vào sự giàu có cho xứ này. Nó chỉ làm tăng thêm sự
nghèo khổ của những người An Nam mà thơi” [dẫn lại 1;80].

2.1.2. Chính sách bóc lột của đế quốc và phong kiến
Người nông dân thời thuộc địa không chỉ bị tước đoạt tư liệu sản xuất, họ cịn bị chế độ
“đáng nguyền rủa” bóc lột thậm tệ bằng tơ thuế và sức lao động. . . “Ngồi việc bóc lột nơng dân
về kinh tế, bọn đế quốc Pháp còn bắt dân cày chịu biết bao thứ thuế nặng nề: thuế thân, thuế chợ,
thuế ruộng đất, thuế xây dựng trường. . . Hằng năm mỗi người phải đi xâu 6 ngày khơng cơng cho
chính phủ hoặc phải nạp một số tiền tương đương. Đặc biệt hai năm nay thuế má lại tăng lên rất
nhiều. Bọn đế quốc Pháp để cho bọn quan lại và tư sản bóp nặn áp bức nơng dân, chúng tìm hết
cách để giữ vững chế độ thuộc địa của chúng” [4;563].
Tô, thuế là một trong những nỗi khiếp sợ của người nông dân thời này, mức độ ngày càng
tăng cao, hình thức ngày càng đa dạng. . . “Ngoài thuế má nặng nề, tăng lên 550% trong khoảng
mười năm, người dân bản xứ còn bị khổ sở với trăm nghìn thứ hạch sách” [3;230]. Thậm chí, có
những năm bị mất mùa, nạn đói bùng phát, nhưng chính quyền đơ hộ lại tăng thuế lên 30%. Đôi
khi, ruộng đất được phát canh qua nhiều tầng nấc rồi mới đến được với người nông dân nghèo, vì
vậy, mức tơ thuế bị độn lên rất cao “Có nhiều nơi, địa chủ cho bọn “quá điền” lĩnh canh, bọn này
chia nhỏ ruộng đất đem phát canh lại cho nông dân. Bằng thủ đoạn ấy chúng càng nâng cao tô

ruộng đất lên hơn nữa, nên người nông dân nghèo bị trói chặt với chúa đất gần như nơng nơ trước
kia” [4;563].
Thực dân Pháp còn bắt dân ta nộp “thuế máu” (bắt người dân Việt Nam, chủ yếu là thanh
niên ra khắp các chiến trường trên thế giới làm bia đỡ đạn), người chết rồi vẫn phải chịu thuế
(người còn sống phải chịu thay), đứa trẻ mới chào đời đã phải đóng thuế. . . (Bản án chế độ thực
dân Pháp). Chính sách thuế trở thành “những chiếc cùm đóng chặt người nông dân vào sự phá sản,
bần cùng, là những khối tạ đánh vào sụn lưng họ. Nó là một trong những tai họa khủng khiếp nhất
đối với dân quê. Gia đình li tán: vì thuế, tù tội: cũng vì thuế, đi đồn điền cao su, đi tân thế giới xa
xơi: lại cũng vì thuế. Thuế! thuế! Tiếng kêu thống thiết ấy của hàng triệu nông dân ta không ngớt
vang lên trong suốt 80 năm thuộc Pháp” [1;102].
Người nông dân cịn bị bóc lột sức lao động đến cùng kiệt, “Cố nông làm việc suốt ngày
không hạn định giờ giấc, mà vẫn khơng đủ ni thân và gia đình. Những người đi ở mỗi năm chỉ
được nhận 10 đồng. Còn anh em phu đồn điền (cao su, cà phê, bơng. . . ), thì bị đưa đi những nơi
xa xôi, nước độc, ăn ở trong những lán trại bẩn thỉu, được trả công một phần bằng tiền, một phần
bằng gạo. Thường thường cơng xá của những anh em đó bị cúp phạt hết. Khi làm việc họ lại bị đối
xử đánh đập như con vật” [4;563]. Họ còn phải biếu xén, bị ép buộc làm không công cho những
tên chủ, “Ăn đã khơng đủ no vì địa tơ q nặng, những ngày lễ bái hoặc khi địa chủ mở tiệc tùng,
người bần nơng cịn phải đem lễ vật đến kính biếu và làm cơng khơng cho chủ” [4;563]. Các thế
lực tơn giáo cũng lợi dụng “sức mạnh” của mình để bóc lột nơng dân “Bên cạnh uy lực phần đời
ấy, cịn có những đấng cứu thế phần hồn nữa. Các đấng này, trong khi thuyết giáo “đức nghèo” cho
người An Nam, cũng không quên làm giàu trên mồ hôi và máu của họ” [3;84].
Số hoa lợi có được quá ít, không đủ đảm bảo cho cuộc sống, tá điền thường phải đi vay nợ
lãi để có ăn mùa này qua mùa khác và hi vọng vào sự khấm khá của vụ sau. Nhưng hiện thực rất
bi đát, đế quốc và phong kiến đã dập tắt mọi hi vọng của họ, tá điền mãi khơng thốt ra được cái
vịng luẩn quẩn khốn khổ ấy, “toàn bộ nhân dân đều bị thắt lại trong một cái lưới vay nợ”. “Khi
phải vay mượn, họ phải trả lời rất cao “ít nhất là 100%” hoặc phải bán hoa màu non lấy có một
nửa tiền hoặc đem cầm cố ruộng nương cho bọn vay ăn lãi” [4;563].
166



Đời sống của người nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc qua tư liệu của Hồ Chí Minh

Các vùng quê thân thuộc cũng trở thành xa lạ và dữ dằn, những mặt tích cực trước kia ngày
càng bị xói mịn, những cái xấu đua nhau xuất hiện. Đó là những phép tắc, thể lệ, hình phạt riêng
mà bọn hương lí, hào mục trong làng đẻ ra. Người nông dân bị vùi dập dưới nhiều tầng áp bức.
Ở Bắc kì, năm 1921, viên Thống sứ còn tăng thêm quyền lực cai trị cho bọn chức sắc địa phương
bằng cách ban hành nghị định thành lập các Hội đồng tộc biểu trông nom việc trong làng xã.
Như vậy, Đế quốc, giáo hội và phong kiến đã hợp tác với nhau để vắt đến cùng kiệt sức lực
của nhân dân, đặc biệt là nông dân. Chúng không từ một thủ đoạn nào để cướp lấy lợi nhuận và
siêu lợi nhuận. “Người nông dân Việt Nam bị hành hình vừa bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bản
chủ nghĩa, vừa bằng cây thánh giá của Hội thánh đĩ bợm” [2;229].

2.2.

Đời sống của nông dân Việt Nam

2.2.1. Đời sống vật chất
Đời sống vật chất của người nông dân được phản ánh chủ yếu qua thu nhập, ăn, mặc, ở...
Kĩ thuật canh tác thô sơ, lạc hậu, lại bị bóc lột thậm tệ, số hoa lợi có được của nơng dân rất
ít, thường bị lỗ vốn. So với một số quốc gia, năng suất lúa của Đông Dương thấp hơn rất nhiều. Sản
lượng một hécta ở châu Âu lúc đó là 4.670 kilơ thóc, ở Nhật Bản 3.320 kilơ, ở Nam Dương 2.150
kilơ, cịn ở Đơng Dương sản lượng chỉ có 1.210 kilơ [3;229]. Theo tính tốn, người nơng dân cày
cấy mỗi mẫu ruộng sẽ lỗ mất 3 đ75, vậy “họ sống thế nào được và lấy gì mà đóng thuế?”. “Có thể
trả lời đơn giản như thế này: sống thế nào cũng được, nhưng người nơng dân vẫn phải sống và phải
đóng góp”[3;229].
Thu nhập của người nông dân quá thấp, họ thường xuyên phải ăn đói, ăn độn, ăn hoa màu
thay cho cơm, đơi khi là cháo cám, mọt cưa.“Suốt năm, phần lớn những người nơng dân phải ăn
rau, ăn khoai. Rất ít khi họ ăn cơm, chỉ trong những ngày giỗ tết chẳng hạn, thì họ mới dám động
tới hạt cơm quý giá ấy” [3;229]. P.Gourou (nhà nghiên cứu người Pháp) cũng phải thú nhận: “Sự
khốn cùng và sự thèm ăn ấy đã buộc những người nông dân Bắc bộ và cùng với họ là tất cả những

người nông dân Trung bộ phải cật lực lùng bắt những thứ sâu bọ mà họ ăn một cách thèm thuồng.
Ở Bắc bộ, người ta lùng bắt châu chấu, dế, phù du, một vài thứ sâu nào đó, mọt tre, và người ta
khơng ngần ngại gì mà không ăn nhộng. Mọi người đều thừa nhận rằng thực tế bao giờ họ cũng bị
thiếu đói” [dẫn lại 1;20].
Trong thời kì thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta (1858-1945), nạn đói liên tiếp
xảy ra, điển hình là những năm 1896, 1916, 1919, 1929... Khủng khiếp nhất là nạn đói năm 1945
“hơn hai triệu đồng bào miền Bắc bị chết đói”. Đối với bọn thực dân, tính mạng của người Việt
Nam rẻ rúm khơng đáng một đồng xu. Chính sách thống trị mang tính hủy diệt, vừa giúp đế quốc
thực dân vơ vét được nhiều của cải vật chất, vừa làm suy yếu sức đề kháng của dân tộc “chúng đã
coi tính mạng người Đơng Dương như cỏ rác” [3;363].

2.2.2. Đời sống tinh thần
Với dã tâm muốn giam hãm nhân dân An Nam trong vòng ngu dốt để dễ cai trị, thực dân
Pháp đã xây dựng các nhà tù ở khắp mọi nơi và dùng rượu cồn, thuốc phiện để làm cho giống nòi
ta suy nhược “lúc ấy, cứ 1000 làng thì có đến 1500 đại lí bán lẻ rượu và thuốc phiện. Nhưng cũng
trong số 1000 làng đó lại chỉ có vẻn vẹn 10 trường học” và “hàng năm người ta cũng đã tọng từ
23 đến 24 triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ em” [5;339]. Chúng bưng
bít mọi thơng tin đến với người dân, cách hữu hiệu nhất là giam hãm họ trong sự ngu dốt và tăm
tối, hầu hết nông dân Việt Nam đều không biết chữ: “Nhân dân An Nam chúng tôi là những người
nơng dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm. Không một tờ báo nào, không ai hiểu bây
167


Dương Văn Khoa

giờ trên thế giới đương diễn ra những gì; đêm tối, thực sự là đêm tối” [2;476].
Dưới chiêu bài “khai hóa văn minh”, kẻ xâm lược đã du nhập vào Việt Nam một thứ văn
hóa nguy hiểm, độc hại. Chúng xui khiến người dân quay đầu với truyền thống và đạo lí tốt đẹp
của dân tộc, nhất là khi họ đã gửi gắm cả linh hồn mình cho “đấng tối cao”, chúng dùng món địn
tơn giáo để ru ngủ nhân dân, nhằm cố nhét vào đầu dân ta thứ tâm lí “an phận thủ thường”. Thực

tế “người nơng dân An Nam bị hành hình vừa bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, vừa
bằng cây thánh giá của giáo hội sa đọa làm ô danh Chúa” [3;84]. Chúng còn dạy cho một bộ phận
người dân phản bội lại dân tộc mình, trở thành tay sai, cơng cụ cho chúng. Văn hóa đồi trụy được
lưu truyền, tệ nạn, các hủ tục được khuyến khích phát triển. . .
Người nông dân không được học “bằng sách vở và bằng diễn văn”. “Đau khổ, nghèo đói và
sự đàn áp tàn bạo là những người thầy duy nhất của họ”, sự thiếu thốn về vật chất và tăm tối về
trí tuệ đã biến một số người nơng dân chất phác thành những “con quỷ” như Chí Phèo (nhân vật
trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao). “Dưới chiêu bài dân chủ, đế quốc Pháp đã đem
vào Việt Nam tất cả cái chế độ trung cổ đáng nguyền rủa” [2;229].

2.2.3. Thái độ chính trị, khả năng cách mạng của nông dân Việt Nam
Đau khổ, nhục nhã, tăm tối,. . . bị kẻ thù “đầu độc cả về tinh thần lẫn thể xác, bị bịt mồm và
bị giam hãm”, người nông dân Việt Nam vẫn cho thấy sức sống mãnh liệt, sức mạnh phi thường
và khả năng cách mạng to lớn khi đồn kết lại “Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong
thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [6;276].
Nhiều người khơng thấy, thậm chí khơng tin vào sức mạnh của người dân, phủ định những
mặt tích cực của họ (như Phan Châu Trinh). Họ “tưởng rằng cái bầy người ấy (nhân dân Đông
Dương) cứ mãi mãi bị dùng làm đồ tể tế cái ông thần tư bản, rằng bầy người đó khơng sống nữa,
khơng suy nghĩ nữa và là vơ dụng trong việc cải tạo xã hội” [2;28].
Chính sách thống trị thâm độc, sự khủng bố cực kì dã man của kẻ thù không thể tiêu diệt
được sức sống của dân tộc Việt Nam và sự đi lên của cách mạng, trái lại “nó đã trở nên một thứ lửa
thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn”, “Đằng sau sự phục tùng tiêu
cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sục sơi, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê
ghớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” [2;28].
Nơng dân Việt Nam bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, cho nên tinh thần đấu tranh của họ rất
cao và quyết liệt “Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lịng
cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết [2;266].
Nơng dân cùng với công nhân được coi là chủ, là gốc của cách mạng – lực lượng nòng cốt,
đội quân chủ lực của cách mạng. Tuy nhiên, nông dân chỉ có thể phát huy được sức mạnh (số đơng)
khi sát cánh bên cạnh công nhân (lãnh đạo) và ngược lại. Đây là mối liên minh chiến lược, là một

trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công của cách mạng. “Cách mạng dân tộc thực chất
là cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực chất là
chính quyền của cơng nơng. Vì vậy, trải qua các thời kì, Đảng ta nắm vững và giải quyết đúng đắn
vấn đề nông dân, củng cố được liên minh công nông. Đảng ta đã đấu tranh chống những xu hướng
hữu khuynh và “tả” khuynh đánh giá thấp vai trị của nơng dân là quân chủ lực của cách mạng, là
bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai
cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội” [7;18]. Mặc dù vậy, thái độ chính trị của các bộ phận
trong giai cấp nơng dân có sự khác nhau nhất định. Dân cày nghèo (bần cố nông) là thành phần
đáng tin cậy nhất của Đảng, cần “phải thu phục cho được đại bộ phận”; trung nơng được xếp cùng
với trí thức, tiểu tư sản, cần liên lạc, lôi kéo họ về phe cách mạng; Phú nông lại xếp cùng với tầng
168


Đời sống của người nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc qua tư liệu của Hồ Chí Minh

lớp trung gian: tiểu địa chủ, tư bản An Nam, cần phải lợi dụng, hoặc trung lập họ, “bộ phận nào
đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ” – Sách lược vắn tắt.
Khả năng cách mạng của giai cấp nơng dân được phát huy nhiều hay ít còn phụ thuộc vào
hành động tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, lãnh đạo. . . của Đảng ta “Cần làm cho nơng dân nhận
thức rõ lực lượng và vai trị của mình. Họ phải hiểu được rằng hành động cá nhân hoặc mỗi xu
hướng khủng bố đều trái với cương lĩnh hành động của mình. Đồng thời, phải giải thích cho nơng
dân hiểu rằng chỉ có một lực lượng mạnh mẽ và có tổ chức mới có thể đương đầu chống khủng bố
trắng được” [4;567].

3.

Kết luận

Qua tư liệu Hồ Chí Minh, chúng ta thấy: Dưới sự thống trị của thực dân và phong kiến,
nông dân Việt Nam ngày càng rơi vào tình cảnh khốn khổ, bần cùng, phá sản hàng loạt. Đặc biệt,

sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và trong thời kì Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bọn thống
trị tăng vốn đầu tư, ra sức vơ vét, bòn rút của dân. Ruộng đất bị cướp mất, người nông dân phải
đi làm thuê, cuốc mướn, vay nặng lãi, lĩnh canh lại ruộng đất để tồn tại. Đời sống vật chất và tinh
thần của họ thật tồi tàn, thấp kém. Tuy vậy, “người Đông Dương không chết, người Đơng Dương
vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức
sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương”. Với cái nhìn tinh
tế, thể hiện sự trải nghiệm và trí tuệ uyên bác, Hồ Chí Minh lạc quan, tin tưởng vào sức mạnh tiềm
tàng to lớn của nông dân Việt Nam thời thuộc địa. Sức mạnh này sẽ bùng nổ dữ dội khi thời cơ
đến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]

Nguyễn Kiến Giang, 1959. Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nơng dân trước Cách
mạng tháng Tám. Nxb Sự thật, Hà Nội
Hồ Chí Minh, 2001. Tồn tập, tập 1 (CD-ROM). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh, 2001. Tồn tập, tập 2 (CD-ROM). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh, 2001. Tồn tập, tập 3 (CD-ROM). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh, 2001. Tồn tập, tập 5 (CD-ROM). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh, 2001. Tồn tập, tập 8 (CD-ROM). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh, 2001. Tồn tập, tập 10 (CD-ROM). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

ABSTRACT
Life of Vietnam farmers in French colonial period under documents of Ho Chi Minh
Duong Van Khoa and Mai Thi Tuyet

Faculty of Politic Theory - Civic Education, Hanoi National University of Education
Grief, ignorance, shame ... Vietnam’s farmers are due to colonial colonialism, feudalism
caused. This condition is easily contemporaries noticed, but Ho Chi Minh is one of the few people
get insight, right, full of optimism. At the same time, he believes in vitality, the strength of their
tremendous potential, the department’s elite who will wake her strength.
Keywords: Life of Vietnam farmers, French colonial period, documents, Ho Chi Minh.

169



×