Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mô típ con người cá nhân với sự tư vấn lương tâm trong truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.74 KB, 3 trang )

Tạp chí Khoa học & Cơng nghệ - số 2(50)/năm 2009

Khoa học Xã hội Nhân văn

MƠ TÍP CON NGƯỜI CÁ NHÂN VỚI SỰ TỰ VẤN LƯƠNG TÂM
TRONG
TRUYỆN THẦY LAZARÔ PHIỀN CỦA NGUYỄN TRỌNG QUẢN
Cao Thị Hảo (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Ngun)

1. Có thể nói: Truyện thầy Lazarơ Phiền (1887) là tác phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên
của văn học Việt Nam. Đã có nhiều nhà nghiên cứu khẳng định giá trị của tác phẩm này từ nhiều
phương diện khác nhau. Bùi Đức Tịnh cho rằng Nguyễn Trọng Quản đã “Đi bước đầu trong việc
dùng văn xuôi viết bằng ngôn ngữ thông thường để kể lại một câu chuyện“bày đặt” giống như
những truyện xảy ra trong xã hội đương thời” [1]; Nguyễn Văn Trung đi sâu phân tích kĩ những
ảnh hưởng đậm nét của tiểu thuyết phương Tây hiện diện trong Truyện thầy Lazarô Phiền về các
phương diện: kết cấu, cách kết thúc, tính cách nhân vật…[2]; Hoàng Dũng đặt tác phẩm “Trong
sự đối sánh với những tác phẩm trước và sau nó” trong tiến trình văn học Việt Nam để khẳng
định “Những đóng góp của tác phẩm trên về kĩ thuật viết văn hư cấu” [3]… Những nhận định
này là đúng đắn và có cơ sở nhưng đều giống nhau ở một điểm - đó là các tác giả mới chỉ quan
tâm khảo sát đối tượng ở cấp độ văn học.
Nếu nhìn từ góc nhìn văn hóa, chúng tơi cho rằng Truyện thầy Lazarơ Phiền cịn là tác
phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam đã xuất hiện mơtíp: con người cá nhân với sự tự
vấn lương tâm - một quan niệm mới về con người có xuất xứ từ phương Tây.
2. Khác với xã hội phương Đông chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo, xã hội
phương Tây lại chịu ảnh hưởng khá sâu sắc tư tưởng của đạo Thiên chúa giáo. Trên tinh thần Cơ
đốc giáo, bản chất con người được quan niệm là xấu xa, mang tội tổ tông, cần được cứu rỗi và
rửa tội nơi chúa Jesus. Vì thế, theo quan niệm của phương Tây: con người thường bị day dứt vì
nỗi lo lắng nội tâm và xung đột tâm lý là bản chất của sự tồn tại. Trong văn xuôi quốc ngữ Việt
Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX, chúng ta cũng dễ nhận thấy quan niệm về con người như thế
trong tác phẩm Truyện thầy Lazarơ Phiền.
Tồn bộ cốt truyện tác phẩm văn xi đầu tiên của Việt Nam này xoay quanh sự tự vấn


của nhân vật chính - thầy Lazarơ Phiền. Dường như, cả cuộc đời anh ta sống trong ám ảnh và lo
âu: thuở nhỏ phải chịu cảnh “diệt đạo” trốn chạy khắp nơi cùng cha mẹ, chứng kiến cảnh cha mẹ
chết cháy khi nhà ngục bị phóng hỏa, lớn lên lấy vợ, rồi bị thói ghen tng nghi kị giày vị dẫn
đến giết vợ, giết bạn và sống trong lo âu day dứt vì tội lỗi của mình. Đây là mơtíp nhân vật tiêu
biểu cho những con người chịu nỗi lo âu, ám ảnh của ngày phán xét cuối cùng trong đạo Thiên
chúa – một thứ tôn giáo phổ biến của người phương Tây. Mặc dù hành động tội lỗi của nhân vật
(giết vợ, giết bạn) không hề bị pháp luật phát giác và anh ta vẫn được trọng dụng, lên chức,
nhưng đối với con người phương Tây - thì trách nhiệm về mặt đạo đức lại nằm trong chính lương
tâm họ. Nỗi băn khoăn của thầy Phiền không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ với vợ con gia
đình khơng tròn mà bao trùm nhân vật này là sự nghi kị, day dứt ln giày vị, ám ảnh lương tâm
khơn nguôi. Cách xây dựng nhân vật như thế tạo ra một mẫu nhân vật rất khác so với mơtíp con
người ln lo lắng về gia đình, dịng tộc, về nghĩa vụ với cha mẹ, vợ con theo kiểu phương Đông
truyền thống. Thầy Phiền đi tìm sự giải thốt khỏi mặc cảm tội lỗi trong lương tâm bằng việc
xưng tội và rửa tội nơi chúa Jêsus chứ không phải là đi tu hay tìm sự lượng thứ của cha mẹ, của
làng, tổng. Con đường thoát khỏi sự cắn rứt lương tâm, cứu rỗi linh hồn của những con chiên chỉ
có thể là rửa tội làm cho vợi bớt những ô nhục vì tội lỗi do mình gây ra được thực hiện bằng
1


Tạp chí Khoa học & Cơng nghệ - số 2(50)/năm 2009

Khoa học Xã hội Nhân văn

hành động xưng tội với đức cha – người đại diện cho chúa. Nhưng ngay cả điều đó cũng khơng
giúp thầy Phiền thốt khỏi sự giày vị của mặc cảm tội lỗi. Rõ ràng, hình tượng nhân vật được
xây dựng trên tinh thần Cơ đốc giáo với quan niệm: con người sinh ra vốn đã xấu xa và mang tội
từ trong bản chất!
Nét độc đáo cơ bản của Truyện thầy Lazarô Phiền là nhân vật đã mang thế giới quan của
nền văn hóa phương Tây. Nhân vật ấy có đủ tư cách tồn tại như một cá nhân độc lập. Mối quan hệ
của nhân vật với cộng đồng và trách nhiệm với cộng đồng hầu như không được nhấn mạnh. Đạo

đức của nhân vật bị lên án bởi chính lương tâm của anh ta, sự tự vấn trong con người anh ta. Về
vấn đề này, Hồng Dũng đã có lý khi nhận định: “Đây là cuốn truyện đầu tiên lấy sự ân hận làm
chủ đề” [4]. Chính vì thế, bạn đọc đương thời vốn qn lối văn học truyền thống cảm thấy nhân vật
thầy Phiền rất xa lạ - dù cốt truyện vẫn mang tính hiện thực. Bởi, nhân vật đã được miêu tả theo
quan niệm của nền văn hóa phương Tây. Tại thời điểm này, khả năng tiếp nhận và cảm thụ của đại
đa số công chúng độc giả vẫn nằm trong từ trường văn hóa phương Đơng với tín ngưỡng Phật giáo
với quan hệ cộng đồng làng xã. Do đó, đương thời tác phẩm chỉ xuất hiện một cách “Âm thầm
trong phạm vi các xóm Đạo” [5], khơng gây được tiếng vang và lạc loài như “Một con chim lạ từ
phương Tây đáp xuống một vùng đất cịn vắng bóng đồng loại” [6]. Đây là một típ nhân vật hầu
như chưa hề gặp trong văn xi Việt Nam thời trung đại.
Nhìn từ góc độ quan niệm nghệ thuật về con người, có thể coi Truyện thầy Lazarô Phiền
là một bước đột biến của văn xi quốc ngữ Việt Nam, chỉ có điều sự đột biến này lại rơi vào
tình trạng“độc sáng” mà khơng trở thành một phong trào ở cuối thế kỷ XIX. Tuy vậy, tác phẩm
cũng ghi một dấu mốc quan trọng đánh dấu xu hướng sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối
với văn xuôi quốc ngữ nước nhà, đồng thời mở đường cho sự xuất hiện thể loại văn xi theo lối
hiện đại: đó là thể tự truyện!
3. Đến đầu thế kỷ XX, trên Nơng cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn cũng đã xuất hiện những
quan niệm mới mẻ về con người như trên qua các tác phẩm: Tự thuật của Lâm Kim Liên (phần đầu
đăng trên Nơng cổ mín đàm, phần cịn lại đăng trên Lục tỉnh tân văn, từ số 44 đến số 47/1908); Tự
truyện của Nguyễn Thị Én (đăng trên Lục tỉnh tân văn từ số 14 đến số 26/1908 chưa kết thúc);
Chơn cáo tự sự của Michel Tình. Lê Ngọc Thúy đã xếp những tác phẩm này vào loại “Văn hồi ký
về đời tư cá nhân” [7]. Chúng tơi cho rằng, đó là những tác phẩm nghiêng nhiều về tính tự truyện
hơn, bởi ở đó “Tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình” [8]. Hơn nữa, nếu tác giả hồi ký
thường đặt trọng tâm chú ý đến thế giới bên ngồi, đến những người mình đã gặp, những việc mình
đã thấy hoặc đã tham dự thì tác giả tự truyện “Thường tập trung vào quá trình hình thành và lịch sử
thế giới nội tâm của mình trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngồi” [9].
Nếu đặt tác phẩm trong cách đánh giá như trên, chúng ta sẽ thấy mẫu nhân vật trong
những tác phẩm tự truyện này, về chất có nhiều nét đáng chú ý! Cụ thể là: Lâm Kim Liên - nhân
vật tôi trong Tự truyện của Nguyễn Thị Én và Chơn cáo tự sự của Michel Tình có nhiều nét
giống với thầy Lazarơ Phiền - đó cũng là những con người cá nhân với sự tự vấn của lương tâm.

Điểm có thể coi là mới mẻ trong các tác phẩm tự truyện là những chuyện vụn vặt chỉ có quan hệ
đến đời sống riêng tư cá nhân lần đầu tiên đã được đưa ra cơng luận. Tác giả kể chuyện mình với
mục đích ăn năn, hối hận và răn dạy, cảnh tỉnh người đời: “Tôi làm tự thuật này trước là xưng
sửa lỗi tôi, trước là ăn năn thống hối, sau là chỉ đường hoang nẻo hiểm cho chị em lấy đó mà
làm chỗ sửa mình”. Trong Tự truyện lại cho rằng, khơng chỉ có gương xấu để tránh, mà “gương
người hữu chí thiết thạch chi tâm không ai bày vẽ cũng là chước cho người hậu thế”. Thậm chí, họ
2


Tạp chí Khoa học & Cơng nghệ - số 2(50)/năm 2009

Khoa học Xã hội Nhân văn

viết cũng không phải để treo gương tốt hay gương xấu mà đơn giản chỉ với mục đích “Chép lại để
cho con cháu được biết” (Chơn cáo tự sự). Những nhân vật này, rõ ràng có nhiều điểm khác với
nhân vật Đạm Thủy trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách – con người cá nhân với tình u lãng
mạn, tự do nhưng khơng qn làm tròn bổn phận hiếu nghĩa của một người con theo đạo Nho gia.
Cho nên, có lẽ hơi khiên cưỡng khi đặt Đạm Thủy bên cạnh những nhân vật tự truyện để so sánh, để
đánh giá sự xuất hiện muộn hay sớm của nó - chỉ vì cùng là “nhân vật xưng tôi” [10].
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, xuất hiện một số tiểu thuyết phỏng lại cốt truyện
Truyện thầy Lazarô Phiền như Oan kia theo mãi của Lê Hoằng Mưu, Duyên phận lỡ làng (hay
Hà Cảnh Lạc - năm ngày tự thuật) của Phạm Minh Kiên, Sổ đoạn trường của Nguyễn Thành
Long... Cũng giống như truyện của Nguyễn Trọng Quản, các tác phẩm này mang đặc điểm của
một thể loại hỗn dung vừa là tiểu thuyết, vừa là hồi ký, lại đậm chất tự truyện. Đây cũng là một
hiện tượng có tính lịch sử ở buổi đầu của sự hình thành và phát triển thể loại.
4. Có thể nói, mơi trường nảy sinh thể tài tự truyện là mơi trường chịu ảnh hưởng của nền
văn hóa Tây Âu thời kì cận đại với tinh thần tự phân tích, với nhãn quan cá nhân. Hơn nữa, ở tự
truyện cũng in dấu nếp sống của tín đồ Thiên chúa giáo, rõ nhất là việc xưng tội. Đó là mơi
trường văn hóa của những người theo Đạo Thiên chúa. Như vậy, giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX ở Nam Kỳ, trước sự xâm nhập của văn hóa phương Tây - thể loại tự truyện đã xuất

hiện ở Việt Nam. Điều này đánh dấu một bước phát triển của thể loại văn xi quốc ngữ trong
tiến trình văn học sử nước ta, đồng thời cũng khẳng định: ngoài ảnh hưởng của văn hóa Nho
giáo, đến giai đoạn này, đời sống văn học nước ta đã chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Cơng giáo –
một tơn giáo phổ biến của người phương Tây. Trong văn học giai đoạn sau, chúng ta có thể bắt
gặp những ảnh hưởng rõ rệt của loại hình văn hóa này trong các tác phẩm văn xi của Ngun
Hồng, thơ của Hàn Mặc Tử, Bích Khê… với nhiều thành tựu xuất sắc 
Summary
Truyen thay Lazaro Phien is work arts beginning about the man individual of conception
the West. Motif the man in there other about the man of conception the East. After viewing
cultare, there to have shoot very important and new to give modern Vietnamese literature.
Tài liệu tham khảo
[1]. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội, tr 375, 376.
[2]. Hồng Dũng (2004), Truyện thày Lazarơ Phiền của Nguyễn Trọng Quản – những đóng góp
vào kỹ thuật văn hư cấu (fiction) trong văn học Việt Nam, trong sách: Tự sự học – một số vấn đề lí luận và
lịch sử, Trần Đình Sử chủ biên, Nxb ĐHSP, Hà Nội, tr297, 301.
[3]. Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, tr303.
[4]. Phạm Thế Ngũ (1974), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Anh Phương ấn quán, Sài Gòn, tr65.
[5]. Bùi Đức Tịnh (1992), Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, tr198.
[6]. Lê Ngọc Thúy (2006), “Nhân vật xưng tôi và sự xuất hiện của văn hồi ký trong văn học quốc
ngữ Nam bộ”, tham luận Hội nghị khoa học: Văn học quốc ngữ Nam bộ cuối thế kỷ XIX đến 1945, Tp Hồ
Chí Minh, tháng 5/2006, tr33.
[7]. Nguyễn Văn Trung (1987), Những áng văn chương quốc ngữ đầu tiên – Thầy Phiền, truyện
của Nguyễn Trọng Quản (in ronéo), ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.

3




×