Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tội ác chiến tranh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.31 KB, 6 trang )

Tội ác chiến tranh
2
Không thể nào hiểu biết đầy đủ về những thí nghiệm của Mengele. Hai xe tải chứa
đầy những ghi chép của Mengele gởi Bác sĩ Otman von Verschuer ở Viện Kaiser
Wilhelm đã bị huỷ. Những nạn nhân cịn sống sót sau khi thí nghiệm đều bị giết
chết.

Mengele thích sử dụng trẻ em thuộc chủng tộc Roma trong các cuộc thí nghiệm,
mang cho chúng kẹo và đồ chơi rồi đưa chúng vào phòng hơi ngạt. Chúng gọi
Mengel là “Onkel Mengele.” Một nữ tù người Do Thái tại trại Auschwitz chăm
sóc cho 50 cặp trẻ sinh đơi người Roma thuật lại:

Tôi đặc biệt nhớ đến trường hợp một cặp sinh đôi tên Guido và Ina, chúng khoảng
bốn tuổi. Vào một ngày, Mengele đến đem chúng đi. Khi được trả về, chúng ở
trong tình trạng kinh hồng: bị khâu dính lại với nhau ở phần lưng, trông giống
như cặp sinh đôi Siam.[10] Vết thương bị nhiễm trùng và rỉ mủ. Chúng kêu khóc
cả ngày lẫn đêm. Cha mẹ chúng – tôi nhớ tên người mẹ là Stella – phải cố xoay xở
một ít morphine để giết con mình nhằm giải thốt chúng khỏi đau đớn. (Trích lời 1
nhân chứng)
Bản tính tàn ác của Mengele không phải là một ngoại lệ. Tại các trại tập trung như
Dachau, Buchenwald, Sachsenhausen và Natzweiler đều có các bác sĩ Quốc Xã
tham gia vào các cuộc thí nghiệm trên cơ thể người sống.

Tử vong
Nạn nhân Tử vong Nguồn
Tù binh Liên Xô 2–3 triệu


Tù Chính trị 1–1.5 triệu
Người Serb, Croatia 600.000
Người Ba Lan 200.000


Người Roma (Di-gan) 220.000–500.000
Thành viên
Hội Freemason 80.000–200.000
Người khuyết tật 75.000–250.000
Tù binh Tây Ban Nha 7.000–16.000
Tín hữu
Nhân Chứng Giê-hơ-va 2 500–5.000
Khơng thể biết chính xác số người bị giết bởi tay Quốc Xã, song các nhà nghiên
cứu, sử dụng các phương pháp khác nhau trong đó có tham khảo hồ sơ của Quốc
Xã để xác định số người chết, và tìm sự đồng thuận về một dải các con số ước
tính: Ước tính có từ 5 đến 6 triệu người Do Thái, trong đó có 3 triệu người Ba Lan
gốc Do Thái. Từ 1,8 đến 1,9 tín hữu Cơ Đốc Ba Lan và những người Ba Lan
không phải Do Thái (bao gồm người dân bị thiệt mạng khi xảy ra cuộc xâm lăng
của Quốc Xã nhưng khơng tính những thương vong của quân đội). 200.000 800.000 người Roma và Sinti (dân Di-gan). 200.000 - 300.000 người khuyết tật.
100.000 người cộng sản. 10.000 - 25.000 người đồng tính luyến ái. 2.500 – 5.000
tín hữu Nhân Chứng Giê-hơ-va.

Một trong những học giả người Đức có uy tín nhất về Holocaust, Giáo sư
Wolfgang Benz thuộc Đại học Kỹ thuật Berlin, trong tác phẩm Dimensions des
Volksmords (năm 1991) trích dẫn có khoảng từ 5,3 đến 6,2 triệu người Do Thái bị
sát hại,[19] trong khi con số ước tính của Yisrael Gutman và Robert Rozett trong
Encyclopaedia of the Holocaust (1990) là từ 5,59 đến 5,86 triệu người.

Có những nhóm người khác cũng là nạn nhân của chế độ Quốc Xã mặc dù khơng
có nhiều chứng cứ để tin rằng Quốc Xã nhắm vào họ như là một phần kế hoạch


diệt chủng: 3,5 – 6 triệu thường dân thuộc chủng tộc Slav 2,5 – 4 triệu tù binh
Liên Xô 1 – 1,5 triệu người bất đồng chính kiến


Cạnh đó, chế độ Ustaše, một đồng minh của Quốc Xã tại Croatia, tung ra chiến
dịch hành quyết tập thể nhắm vào người Serb sinh sống trong lãnh thổ họ đang
kiểm soát, cướp sinh mạng của từ 500.000 đến 1,2 triệu người Serb.

Trại hành quyết (1942 – 1945)
Ước tính số nạn nhân thiệt mạng tại mỗi trại hành quyết
(Nguồn: Yad Vashem[64]) Trại hành quyết Tử vong Chú thích
Auschwitz II 1.400.000 [23][65]
Belzec 600.000 [24]
Chelmno 320.000 [25]
Jasenovac 600.000 [66]
Majdanek 360.000 [26]
Maly Trostinets 65.000 [27]
Sobibór 250.000 [28]
Treblinka 870.000 [29]
Tháng 12 năm 1941, Quốc Xã cho mở trại Chelmno, trại đầu tiên trong số bảy trại
hành quyết được thiết lập với mục đích sử dụng cơng nghiệp hành quyết để tận
diệt tù nhân trong trại. Đây là loại hình khác với các trại tập trung hoặc trại lao
động. Hơn ba triệu người Do Thái mất mạng trong các trại hành quyết này.
Phương pháp sát hại là dùng khí độc (Zyklon B hoặc carbon monoxide) trong
những “phịng hơi ngạt”, mặc dù vẫn có nhiều nạn nhân bị giết bằng súng hoặc
bằng các phương tiện khác. Thi thể của họ bị đem vào các lò thiêu xác (riêng ở trại
Sobibór, dùng các giàn thiêu ngồi trời), tro người chết được rải hoặc chôn.

Các trại hành quyết được điều hành bởi các sĩ quan SS, dưới quyền họ thường là
các phụ tá người Ukraina hoặc Baltic. Lính chính quy Đức không được đến gần.


Khởi thủy
Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Đảng Quốc Xã của Adolf Hitler lên nắm quyền, hầu

như ngay lập tức tiến hành các cuộc bách hại và trục xuất 525.000 người Do Thái
đang sinh sống tại Đức. Trong quyển Mein Kampf (năm 1925), Hitler không giấu
diếm sự căm ghét đối với người Do Thái, và hé lộ những dấu hiệu về ý định truất
bỏ họ khỏi đời sống chính trị, trí thức và văn hóa Đức.

Hố chơn tập thể bên trong trại Bergen-BelsenNhững nhà trí thức Do Thái là những
người đầu tiên rời bỏ nước Đức. Nhà triết học Walter Benjamin đến Paris ngày 18
tháng 3 năm 1933. Nhà văn Leon Feuchtwanger đến Thụy Sĩ. Nhà chỉ huy dàn
nhạc Bruno Walter vội đào thoát khi biết tin sảnh đường của Dàn nhạc Giao
hưởng Berlin sẽ làm mồi cho lửa nếu ông tiếp tục làm việc tại đây. Ngày 30 tháng
1 năm 1933, Albert Einstein đang ở Hoa Kỳ trong một chuyến tham quan; sau đó
ơng đến Ostende ở Bỉ, nhưng không bao giờ trở lại nước Đức, ông lên tiếng cáo
buộc tình hình ở Đức là “một sự bệnh hoạn tinh thần của quần chúng”; Einstein bị
trục xuất khỏi Hội Kaiser Wilhelm và Hàn lâm viện Khoa học Phổ, quốc tịch của
ông cũng bị tước bỏ. Saul Friedländer thuật lại rằng khi Max Liebermann - có lẽ là
họa sĩ tài danh nhất nước Đức, cũng là chủ tịch danh dự Hàn lâm viện Nghệ thuật
Phổ - từ nhiệm, không ai trong số các đồng nghiệp tìm đến bày tỏ sự đồng cảm,
hai năm sau ông chết trong khi bị phát vãng. Năm 1943, khi cảnh sát đem theo
cáng để trục xuất bà vợ góa 85 tuổi của Libermann đang nằm liệt giường, bà đã
dùng thuốc ngủ quá liều để tự kết liễu đời mình chứ khơng chịu để bị đem đi.

Suốt trong thập niên 1930, các quyền pháp lý, kinh tế, và xã hội của người Do
Thái dần dà bị hạn chế. Theo Friedländer, đối với Quốc Xã, sức mạnh của nước
Đức bắt nguồn từ “sự tinh tuyền của dòng máu Đức” và “sự bắt rễ sâu trong mảnh
đất Đức thiêng liêng”.Năm 1933, một loạt các đạo luật được thông qua nhằm trục
xuất người Do Thái khỏi những khu vực quan trọng: luật dịch vụ dân sự, luật thầy


thuốc và luật nông trang cấm người Do Thái sở hữu nông trại hay hoạt động nông
nghiệp, luật sư Do Thái bị loại khỏi luật sư đoàn. Tại Dresden, các luật sư và thẩm

phán người Do Thái bị lôi ra khỏi văn phòng và tòa án, rồi bị hành hung.[48]
Người Do Thái bị đuổi khỏi trường học và các viện đại học, cũng như bị loại bỏ
khỏi hội nhà báo.

Năm 1935, Hitler giới thiệu bộ luật Nürnberg tước quyền công dân và tất cả quyền
dân sự của người Do Thái. Trong bài diễn văn của mình, Hitler nói nếu bộ luật này
khơng giải quyết nổi “vấn nạn Do Thái”, thì cần phải làm luật giao cho Đảng
Quốc Xã đưa ra giải pháp tối hậu (Endlösung). Thuật từ Endlösung trở thành cách
nói chuẩn của Quốc Xã khi ám chỉ biện pháp tuyệt diệt dân Do Thái.

Vấn đề xác định biện pháp đối với người Do Thái trở nên cấp bách khi Đức Quốc
Xã chiếm đóng phía tây Ba Lan vào tháng 9 năm 1939; khu vực này là nơi sinh
sống của khoảng hai triệu người Do Thái. Cánh tay mặt của Heinrich Himmler,
Reinhard Heydrich, đề xuất tập trung tất cả người Do Thái vào các khu biệt cư
(ghetto) ở các thành phố lớn, và buộc họ làm việc phục vụ cho công nghiệp chiến
tranh Đức. Cần phải đặt các khu biệt cư gần các ga hỏa xa đầu mối, theo lời của
Heydrich, để “có thể dễ dàng xử lý sau này”.Trong lần thẩm vấn năm 1961, Adolf
Eichmann làm chứng rằng “xử lý” nghĩa là “tàn sát”.

Bách hại và tàn sát (1938-1942)
Nhiều nhà nghiên cứu xem vụ bạo động bài Do Thái mệnh danh Kristallnacht
(Đêm Kính vỡ), ngày 9 tháng 11 năm 1938, là thời điểm khởi phát vụ Holocaust.
Trên khắp nước Đức, người Do Thái bị tấn công và tài sản của họ bị cướp phá.
Khoảng 100 người Do Thái bị giết, và 30.000 người khác bị đưa vào các trại tập
trung, có hơn 7.000 cửa hiệu và 1 668 hội đường của người Do Thái bị tàn phá
hoặc bị hủy diệt hoàn toàn. Những cảnh tương tự cũng diễn ra tại Áo, đặc biệt là ở
Wien.


Nhiều vụ cướp bóc tàn sát người Do Thái xảy ra ở các khu dân cư trong thời Đệ

Nhị Thế chiến, một số do Quốc Xã kích động, phần cịn lại do tự phát.

Trại tập trung và trại lao động (1933 – 1945)
Sau cuộc tuyển cử 1932, khi biết rằng không thể bảo đảm đa số phiếu, giới lãnh
đạo Quốc Xã quyết định dựa vào những phương tiện khác để tiếp tục nắm giữ
quyền lực. Khi sắp đến cuộc bầu cử năm 1933, Quốc Xã bắt đầu đẩy mạnh những
hoạt động bạo lực để phá hoại phe đối lập. Cùng lúc, với sự hợp tác từ chính
quyền các địa phương, Quốc Xã thiết lập các trại tập trung trong nước Đức. Một
trong những trại đầu tiên là Dachau, mở cửa vào tháng 3 năm 1933. Lúc đầu
chúng là những địa điểm giam cầm, tra tấn, và sát hại các tù chính trị như đảng
viên cộng sản và dân chủ xã hội. Dần dà, Quốc Xã cho cầm giữ tại đây người Do
Thái, dân Di-gan, tín hữu Nhân Chứng Giê-hơ-va, người đồng tính, nhà báo và
những người “đáng ghét” khác.

Những trại giam trong thời kỳ đầu này – thường là ở tầng hầm hoặc nhà phố - dần
dần trở thành những trại giam trực thuộc trung ương mọc lên tại khu ngoại vi các
đơ thị để tránh sự dịm ngó. Năm 1942, riêng trong vùng lãnh thổ bị Quốc Xã
chiếm đóng tại Ba Lan, có sáu trại hành quyết lớn. Sau năm 1939, lúc khởi phát
chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều trại tập trung được xây dựng để giam cầm
những kẻ thù phi chính trị của Quốc Xã, trong đó có người Do Thái và tù binh
chiến tranh, những người này hoặc bị giết hoặc trở thành lao động khổ sai, ln
ln chịu đói và bị tra tấn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×