Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

mảng tối trong bức tranh nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.06 KB, 25 trang )

MẢNG TỐI TRONG BỨC TRANH NÔNG THÔN HIỆN NAY
I – MỞ ĐẦU
1 – Lý do chọn đề tài:
Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ do
trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bằng chứng là hằng loạt
các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch và đô thị mới được xây dựng. Việc
xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch và đô thị này đã giúp cho
đời sống người dân ở khu vực nông thôn ngày càng được cải thiện, phần nào giải
quyết được tình trạng việc làm ở nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn (giao thông,
nhà ở, hệ thống điện, thông tin…)ngày càng được cải thiện giúp cho nông thôn phát
triển. Bộ mặt nông thôn đã được thay đổi khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Nhưng bên những chuyển biến tích cực trên thì khu vực nông thôn cũng nảy
sinh hằng loạt các vấn đề xã hội cần được giải quyết. Như vấn vấn đề nghèo đói ở
nông thôn còn khá cao (Theo số liệu từ tổng cục thống kê năm 2008 tỷ lệ nghèo đói
ở khu vực nông thôn chiếm 18,7%).Ô nhiễm môi trường do quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ô nhiễm môi trường nông thôn ngày càng trầm trọng
hơn không chỉ ô nhiễm về không khí mà còn ô nhiễm về đất, nước và hậu quả mà
chúng mang lại là ảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt đối với cuộc sống của con người.
Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc… ở nông thôn ngày càng tăng. Các
vấn đề trên được ví như như là mảng tối trong bức tranh nông thôn hiện nay.
Chính vì những vấn đề xã hội cấp bách trên chúng tôi quyết định chọn
vấn đề “mảng tối trong bức tranh nông thôn hiện nay” làm bài tiểu luận,
nhằm đề suất một số biện pháp khắc phục tình trạng trên, góp phần đưa
nông thôn Việt Nam phát triển bền vững.
2 – Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề thấy rõ được thực trạng về các vấn đề xã hội đang tồn tại ở
nông thôn hiện nay. Và từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế, giải quyết các
vấn đề trên nhằm đưa nông thôn Việt Nam phát triển bền vững.
1
II – NỘI DUNG
1 – Các khái niệm


Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là
nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ cấu hạ tầng ,
trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị.
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi
thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm
(Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia
• Nghèo đói diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với
các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.
• Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về
cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia
vào các quyết định của cộng đồng.
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học,
sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các
nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh
học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Tệ nạn xã hội:
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã
hội.
2
Đó là các nạn mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín, tham nhũng, quan liêu v.v.
Tệ nạn là một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm.

1.1- Đặc Điểm Nông Thôn Việt Nam:
Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở
đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp.
Ở Việt Nam, cho đến năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong
khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76,5% Con số đó những năm trước còn lớn hơn
nhiều. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến
toàn xã hội. Ngay cả những Việt kiều sống ở các nước văn minh, tiên tiến nhất thế
giới, vẫn giữ nhiều nét đặc biệt của nông thôn Việt Nam.
1.2Lược Nông Thôn Việt Nam :
Nông thôn hôm nay vẫn là của bao đời, nhưng nông thôn bao đời nay không còn
là nông thôn hôm nay.
Nông thôn Việt Nam đang ở thời điểm chuyển giao thế kỷ, thời điểm gồng mình
để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu,...20% dân số nước ta ở thành thị, chiếm 40% thu
nhập dân cư, 60% thu nhập còn lại dành cho 75% dân số nông thôn. Khoảng cách
giàu nghèo giữa hai khu vực này là 3,7 lần.
Chưa có sản phẩm công nghiệp tiêu dùng nào sản xuất cho khoảng 75% nông dân
phù hợp với túi tiền của họ, từ quần áo, giày dép, thực phẩm, đồ gia dụng, phương
tiện đi lại,...
Nguồn: Theo Báo Nông thôn ngày nay, 2002
Đấu tranh với đói nghèo, với nạn phá rừng, với công bằng giới, với việc làm,
công bằng xã hội,... hay phát triển bền vững nông nghiệp đều diễn ra ở nông thôn
xưa vốn êm đềm sau lũy tre làng.
3
Chính phủ đã có những chương trình chiến lược quốc gia nhằm cải thiện đời sống
của người nông dân, xóa dần sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị. Trong đó
vấn đề môi trường nông thôn cũng được đề cập như là một trong những ưu tiên đặc
biệt.
1.3Vai trò của vùng nông thôn
• Nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người
dân.

• Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.
• Cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu.
• Cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị.
• Là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch
vụ
• Phát triển nông thôn tạo điều kiện ổn định về mặt kinh tế - chính trị - xã hội.
• Nông thôn nằm trên địa bàn rộng lớn về các mặt tự nhiên - kinh tế - xã hội.
2.Thực Trạng Đói Nghèo:
Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm
2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số
phát triển giới (tiếng Anh: Gender Development Index-GDI) xếp 87 trên 144 nước
và chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: Human Poverty Index-HPI) xếp hạng 41 trên
95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm
2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là
29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87%.
Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói
giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới. UNDP cho rằng mặc dù
Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ
lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt
4
được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), Việt Nam cần phải giải quyết
tình trạng nghèo cùng cực.
Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2
triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam,
rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số
người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát
(khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế .
Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập
bình quân từ 200.000 đến 260.000 đồng/người/tháng. Mặc dù vậy, nhiều hộ gia
đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói. Trong thập kỷ tới

đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra
nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự
nghiệp giảm nghèo.
/>2.1-Số Liệu Cụ Thể Về Tỷ Lệ Nghèo Đói Trên Cả Nước:
5
Theo bảng ta có thể thấy:
-đến năm 2008 tỷ lệ nghèo dói ở khu vực nông thôn là 18.7%.
-vùng nghèo nhất là: trung du miền núi phía bắc 31.6%.
-Ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn thành thị nhưng tương đối ổn
định từ 45,5% năm 1998 xuống 35,6% năm 2002 còn 27,5% năm 2004 và còn
18,7% năm 2008 (số liệu từ tổng cục thống kê)
2.1.1-Nguyên nhân:
Thiếu vốn
Thiếu đất sản xuất
Thiếu lao động
Thiếu kinh nghiệm
Bệnh tật
Tệ nạn xã hội
6
Dân số tăng nhanh
2.1.2-Giải pháp:
1. Có chính sách vay vốn cho người nông dân làm ăn để thoát nghèo.
Về thủ tục cho vay:
Thủ tục cho vay hộ nghèo đơn giản.
-Không phải thế chấp tài sản.
-Chỉ phải điền vào đơn xin vay theo mẫu đã được ngân hàng in sẵn. Trong đơn nêu
rõ mục đích vay tiền, số tiền xin
vay và cam kết của hộ vay vốn đối với ngân hàng
. Chính sách đất đai và các chương trình khác
• Ban hành luật đất đai 2003 để hỗ trợ cho các hộ nghèo về tư liệu sản xuất.

Cụ thể là luật này đã quy định tại điều 78-luật đất đai năm 1993,được phép
cho các hộ gia đình khó khăn neo đơn hoặc thiếu sức lao động được quyền
cho thuê lại quyền Sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích trồng cây hàng
năm,đất nuôi trồng thủy sản.
có các chính sách đào tạo lao động hợp lí.

3.Thực Trạng Những Vấn Đề Môi Trường Bức Xúc ở Nông Thôn:
Các vấn đề môi trường nổi cộm nhất tại khu vực nông thôn liên quan đến tập
quán và thay đổi trong thâm canh nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp,
mở rộng diện tích canh tác, tăng sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc
kích thích tăng trưởng, mở rộng tưới tiêu dẫn, vấn đề cung cấp nước sạch, vấn đề vệ
sinh môi trường, đặc biệt các hoạt động sản xuất hàng hóa trong các làng nghề dẫn
đến các ảnh hưởng tới môi trường khu vực.
7
Hơn nữa, một lượng lớn chất thải chăn nuôi, vệ sinh môi trường không được cải
thiện và việc không đủ nguồn nước sạch tác động đến sức khoẻ của người dân khu
vực nông thôn qua các con đường nước uống, thực phẩm, qua đường hô hấp.
Bên cạnh những bệnh dịch thường xuyên gặp như ỉa chảy, tả, kiết lỵ, một số năm
gần đây, xuất hiện các dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, viêm
não cấp có căn nguyên từ nguồn nước bẩn, lan truyền qua đường tiêu hoá, ngộ độc
thực phẩm, ngộ độc do thuốc trừ sâu, bệnh tật do các chất độc tích luỹ.
Các bệnh dịch cúm A, dịch cúm gà lan tràn từ Nam ra Bắc, trên nhiều tỉnh thuộc
vùng đồng bằng, nông thôn (Tết Giáp Thân) gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe doạ
tới sức khoẻ dân cư nông thôn. Đợt dịch cúm gà lớn nhất từ trước tới nay ở Việt
Nam đã diễn ra từ cuối tháng 12-2003 tới cuối tháng 3-2004 do vi rút H5N1 đã gây
ra thiệt hại lớn tới ngành chăn nuôi gia cầm và làm cho các gia đình chăn nuôi gia
cầm ở nông thôn điêu đứng.
Dịch cúm này đã lan rộng trên 57 tỉnh thành, 38 triệu con gà và gia cầm trong
tổng số 250 triệu gia cầm cả nước bị thiêu huỷ. Toàn bộ số gia cầm bị tiêu huỷ được
đổ xuống hố sâu ít nhất 2 - 3m, và chôn lấp theo đúng kỹ thuật vệ sinh được hướng

dẫn "lót nilông to trước khi thả gia cầm bị dịch bệnh, tránh chất thải thẩm thấu vào
đất gây ô nhiễm nguồn nước.
Sau khi đã thả gia cầm xuống hố phải phủ đất, phun hóa chất nồng độ cao hoặc
vôi bột để khử khuẩn". Nhưng ở một số địa phương do không tuân thủ đúng hướng
dẫn trên nên có những hố chôn gia cầm đã có hiện tượng bốc mùi hôi thối, thẩm
thấu nước ra ngoài, đe dọa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu vực dân
cư lân cận.
3.1 Kinh hoàng ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam
Vấn đề đầu tiên phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các
vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và vệ sinh môi
trường (VSMT) nông thôn.
8
Nếu như chúng ta quan niệm nước sạch chỉ đơn giản là nước mưa, nước giếng
khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản, chứ không phải nước sạch như đã được xử lý
ở các thành phố lớn, thì tỷ lệ người dân nông thôn, nhất là khu vực miền núi còn rất
thấp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua bảng số liệu sau :
3.1.1 Bảng tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
TT Vùng
Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước
sạch (%)
1 Vùng núi phía Bắc 15
2 Trung du Bắc bộ & Tây Nguyên 18
3
Bắc Trung bộ & Duyên hải miền
Trung
35 – 36
4 Đông Nam bộ 21
5 Đồng bằng sông Hồng 33
6 Đồng bằng sông Cửu Long 39
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn Việt Nam

đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được sử dụng nguồn nước
(tạm coi là) sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân số
được cấp nước sạch.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là nguyên
nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… Các bệnh này gây suy
dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển, gây tử vong, nhất là ở trẻ em. Có
đến 88% trường hợp bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy,
nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn do
các nguyên nhân cơ bản sau :
Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân
bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm soát.
9
Nhìn chung, lượng phân bón hoá học ở nước ta sử dụng còn ở mức trung bình
cho 1 ha gieo trồng, bình quân 80 – 90 kg/ha (cho lúa là 150 – 180kg/ha), so với Hà
Lan – 758 kg/ha, Nhật – 430kg/ha, Hàn Quốc – 467kg/ha, Trung Quốc – 390 kg/ha.
Tuy nhiên, việc sử dụng này lại gây sức ép đến môi trường nông nghiệp và nông
thôn với 3 lý do : Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp; Bón
phân không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm; Chất lượng phân bón không đảm
bảo, các loại phân bón N – P – K, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ
lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng đăng ký, nhãn mác
bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là những áp lực chính cho nông
dân và môi trường đất.
Ngoài ra, ở miền Bắc Việt Nam còn tồn tại tập quán sử dụng phân bắc, phân
chuồng tươi vào canh tác. Ở ĐBSCL, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá,
gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm : thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc trừ
chuột, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ. Các loại này có đặc điểm là rất độc đối với mọi
sinh vật, tồn dư lâu dài trong môi trường đất – nước, gây ra ô nhiễm, tác dụng gây
độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong

môi trường đất, nước.
Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được nguyên liệu thuốc BVTV, mà phải nhập
khẩu để gia công, hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai, đóng
gói nhỏ tại các nhà máy trong nước.
Đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 10 – 40% sản
lượng nên đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5 lần. Chính vì vậy,
lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho phép. Điều này dẫn đến ô
nhiễm đất, nước. Từ môi trường đất, nước và nông sản, thuốc BVTV sẽ xâm nhập
vào cơ thể con người và tích tụ lâu dài, gây các bệnh như ung thư, tổn thương về di
10

×