Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một số giải pháp tổ chức sinh hoạt cuối tuần nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh lớp 12a6 trường THPT lang chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.45 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CUỐI
TUẦN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC
HỌC SINH LỚP 12A6 TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

Người thực hiện:
Phạm Văn Tuân
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực:
Công tác chủ nhiệm

Thanh Hóa, năm 2021


Mục
I
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
II
2.1
2.2
2.3
2.4
III



MỤC LỤC
Nội dung
Bìa chính
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của SKKN
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Thực trạng trước khi áp dụng SKKN
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vân đề
Hiệu quả của SKKN
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

1

Trang
2
2
2
2
2
3
3
4
4

13
14


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong cơng tác chủ nhiệm, tiết sinh hoạt lớp đóng vai trị khá quan trọng.
Thực hiện tốt tiết sinh hoạt sẽ tác động tích cực đến các tiết học khác trong tồn
tuần học của lớp và là cơ sở để theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện và tiến bộ
của mỗi học sinh xuyên suốt cả năm học.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy định như
một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học. Đối với bậc THPT, đây là
tiết được các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học, thời điểm để mỗi
học sinh thực hiện tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá
nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động
cho tuần học tập tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của
mỗi lớp đã đề ra . Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản lý, giám sát và tác
động giáo dục của GVCN.
Trong khi tất cả các môn học, kể cả tiết HĐGDNGLL đều được chỉ đạo,
hướng dẫn và GV đã thực hiện đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục thì tiết
SHLCT vẫn cịn là mặt trận bỏ ngỏ. Phải đổi mới tiết SHLCT! Đó là việc cấp
thiết của rất nhiều người. Riêng tôi, tôi thực hiện đề tài "Một số giải pháp tổ
chức hoạt động sinh hoạt cuối tuần nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục học sinh" với mong muốn được chia sẻ một số ý kiến nho nhỏ, được đóng
góp vài kinh nghiệm thực tiễn nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới đồng bộ. Tôi hy
vọng đề tài này sẽ gợi mở để quý đồng nghiệp tự trải nghiệm những tiết SHLCT
hấp dẫn nhằm đem lại niềm vui cho HS cũng như cho chính mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh qua việc tổ chức các hoạt
động sinh hạt cuối tuần, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp tổ chức hoạt động
sinh hoạt cuối tuần nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh Trường
THPT Lang Chánh
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Thu thập những thơng tin lý luận của vai trị của người GVCN lớp trong
công tác giáo dục đạo đức và tư vấn cho học sinh trên các tập san giáo dục,các
phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet.
- Phương pháp quan sát:
2


Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
- Phương pháp điều tra:
Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn
bè và hàng xóm của HS.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác
trong trường mình.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận định hướng cho việc đổi mới tiết SHLCT trong trường
THPT:
1.1. Nguyên tắc chung đổi mới tiết SHLCT:
- Ưu tiên hàng đầu cho việc giáo dục đạo đức nhưng không tách rời với các
hoạt động dạy – học và rèn luyện kỹ năng sống cho HS THPT nhằm đảm bảo
mục tiêu, tính chất, nguyên lý giáo dục của nhà trường XHCN.
- Phát huy tối đa tính tích cực của chủ thể HS.

- Phát huy thế mạnh của hoạt động nhóm/tổ.
- Chú trọng quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh .
- Tạo được khơng khí tự nhiên, thoải mái, nhẹ nhàng và lựa chọn nội dung
hấp dẫn để lôi cuốn các em vào hoạt động tập thể .
- Đầu tư thật kỹ cho khâu chuẩn bị trước của cả giáo viên lẫn HS.
1.2.Định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức tiết SHLCT ở
THPT:
- Bám sát mục tiêu giáo dục ở trường THPT.
- Phù hợp với nội dung hoạt động cụ thể.
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS THPT.
- Đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện tổ chức
hoạt động của nhà trường.
- Phù hợp với việc đổi mới đánh giá kết quả hoạt động của HS.
- Tăng cường việc sử dụng linh hoạt các thiết bị, phương tiện dạy học và
đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin.
* Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được
quy định trong Luật giáo dục, đó là : “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi

3


dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Cho nên, có thể coi quan điểm phát huy tính tích cực của HS là định hướng
chung cho việc đổi mới phương pháp tổ chức tiết SHLCT ở THPT.
2. Thực trạng đổi mới tiết SHLCT:
Trong thực tế, khi đổi mới tiết SHLCT, thuận lợi cũng nhiều mà khó khăn
cũng lắm. Qua trải nghiệm, tôi nhận thấy như sau:
2.1.Thuận lợi:

- HS ủng hộ hết mình, PHHS đồng tình và có sự hỗ trợ nhất định.
- Xã hội có nhiều kênh thơng tin phong phú, ngành cung cấp nhiều phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực ... làm cơ sở để GVCN vận dụng vào tiết
SHLCT.
2.2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất: Trang thiết bị thiếu thốn. Nguồn tài chính chi cho SHLCT
khơng có nên phải khéo léo vận động PHHS.
- Về HS: Sĩ số đông, HS quá hiếu động nên rất khó quản lý khâu trật tự.
Bên cạnh đó, một số HS lại quá thụ động, nhút nhát nên phải bỏ nhiều thời gian,
cơng sức quan tâm đến đối tượng này.
Ngồi ra, GVCN cịn phải tìm cách phân cơng hợp lý, khai thác năng lực
HS phù hợp để giải quyết hiện tượng một số HS (cán sự bộ môn, cán bộ lớp)
phải làm việc nhiều, có thể dẫn đến quả tải.
- Về bản thân GVCN: Áp lực công việc nhiều nên lắm lúc muốn tặc lưỡi bỏ
qua những nhu cầu chính đáng của HS trong tiết SHLCT, cho các em sinh hoạt
qua loa chiếu lệ cho xong việc. Đơi khi, cịn khơng tránh khỏi tâm lý e ngại vì
chưa nhận được sự đồng thuận, khích lệ của các cấp quản lý cũng như đồng
nghiệp trong nhà trường.
Đặc biệt là GVCN thiếu kinh nghiệm, kĩ năng tổ chức: chẳng hạn như làm
thế nào để quản lý và đảm bảo an toàn khi HS chuẩn bị và tham gia sinh hoạt;
làm thế nào để đảm bảo thời lượng trong một tiết sinh hoạt 45 phút với nhiều nội
dung; làm thế nào để hình thức tổ chức luôn luôn mới mẻ, hấp dẫn; làm gì khi
gặp những tình huống phức tạp hay những sự cố ngoài ý muốn ...
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1. Đổi mới nội dung:
- Cần lựa chọn nội dung sinh hoạt một cách linh hoạt, đạt hiệu quả.
- Vừa bám sát vào nhiệm vụ dạy – học của nhà trường vừa vận dụng tình
hình của địa phương, vừa căn cứ vào nhiệm vụ và đặc điểm của lớp, của các đối
tượng học sinh để có thể lựa chọn nội dung trong tiết SHLCT một cách phù hợp
nhất.

- Tài liệu gợi ý để GVCN tham khảo, vận dụng trong việc lựa chọn nội
dung là Chương trình HĐGDNGLL do Bộ GD-ĐT ban hành cho các khối lớp ở
4


trường THPT và Nội dung của phong trào thi đua « Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực » (Số: 40/2008/CT-BGDĐT) .
- Sau đây là một số nội dung chủ yếu trong tiết SHLCT:
+ Sơ kết, tổng kết cơng tác (nhận xét, đánh giá, bình chọn, kiểm điểm ...)
+ Phổ biến cơng tác (của trường, lớp, đồn thể...) Thảo luận, bàn bạc về kế
hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ.
+ Vui chơi, giải trí (trị chơi, văn nghệ, thể thao ...)
+ Lao động (vệ sinh trường lớp, tôn tạo, bảo quản cơ sở vật chất trường
lớp).
+ Bổ sung, củng cố kiến thức, kĩ năng (kiến thức học đường, kiến thức xã
hội, kĩ năng học tập, kĩ năng sống ...)
+ Hoạt động từ thiện, cơng ích ...
Có thể linh hoạt lồng ghép các nội dung trên sao cho tiết sinh hoạt luôn
phong phú, mới mẻ, hấp dẫn và có tác dụng giáo dục cao.
3.2. Đổi mới phương pháp:
Phương pháp tổ chức tiết SHLCT ở THPT rất đa dạng và phong phú. Ở đây
có sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học, trên cơ sở
đó GV vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạt động đã lựa chọn.
Dựa theo Tài liệu tập huấn HĐGDNGLL, có thể vận dụng một vài phương
pháp cơ bản sau đây :
Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp giải
quyết vấn đề, phương pháp tình huống, phương pháp giao nhiệm
3.3. Đổi mới vai trò nhân sự:
Vai trò của GVCN và HS trong tiết SHLCT:
- Học sinh :

Trong tiết SHLCT, người hoạt động chủ yếu là HS. HS phải là những chủ
nhân thực sự, chiếm lĩnh hầu hết các hoạt động trong tiết học. Các em khơng
những là diễn viên hồn tồn làm chủ sân khấu với những hình thức phong phú,
đa dạng mà còn cùng hợp tác với GVCN trong khâu dựng kịch bản cũng như
làm đạo diễn.
- Giáo viên :
Nói chung, đối với tiết SHLCT, GVCN nên tránh hai khuynh hướng sau :
+ Cho rằng giờ sinh hoạt là của HS, dành cho HS hoạt động là chính; từ đó
GV khơng làm gì cả, khốn trắng, phó mặc cho HS muốn làm thế nào cũng được
dẫn đến sự đơn điệu, buồn tẻ, mất tác dụng.
+ Quá chuyên quyền nên không cho HS được trình bày, được bộc lộ ý kiến,
hoặc chỉ cứng nhắc tập trung vào việc diễn giảng, thuyết lý về đạo đức, thậm chí
tiết sinh hoạt nào cũng rầy la, trách mắng không ngớt về những sai phạm của
học sinh.

5


Trong tiết SHLCT, GV chỉ cần làm việc rất ít để trao quyền ưu tiên cho HS
hoạt động với thời lượng tối đa có thể được; thậm chí hầu như GV khơng làm gì
cả. Nhưng ở đây, khơng làm gì cả khơng có nghĩa là khốn trắng, phó mặc HS
kiểu như đã nói ở trên; mà GV vẫn là người bao quát, chỉ đạo sát sao để đảm bảo
cho hoạt động của HS đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
* Nói chung cả GVCN và học sinh cùng hợp tác đồng tổ chức để tạo ra
những hoạt động sôi nổi, tích cực trong tiết SHLCT. Nhưng quan trọng hơn cả là
đồng tổ chức theo phương châm:
“ Trò tự thiết kế - Trị tự thi cơng”
3.4. Đổi mới hình thức :
- Đổi mới không gian, địa điểm sinh hoạt:
+ Thay đổi, sắp xếp lại bàn ghế để tạo những kiểu không gian khác nhau.

+ Trang trí phịng học theo những kiểu khác nhau.
+ Chọn những địa điểm ngồi phịng học một cách thích hợp như sân
trường, hành lang, khu lao động, bãi cỏ gần trường ...
- Đổi mới vị trí của HS trong tiết sinh hoạt: Thay đổi chỗ ngồi.
+ Tự chọn theo sở thích của HS.
+ Theo sự phân cơng của người điều khiển cho phù hợp với hoạt động.
- Đổi mới cách thức triển khai nội dung hoạt động: vơ cùng biến hóa.
+ Hình thức thưởng, phạt được thay đổi thường xuyên.
+ Cách tổ chức sinh nhật luôn mới mẻ.
+ Các trị chơi đa dạng.
+ Hình thức diễn đàn, tọa đàm, giao lưu... phong phú.
3.5. Đổi mới trong các bước thực hiện tiết SHLCT:
* Bước chuẩn bị :
Thực hiện khâu chuẩn bị trước khi tiến hành tiết SHLCT:
Trước hết, xin được nhấn mạnh tầm quan trọng của khâu chuẩn bị trước khi
tiến hành tiết sinh hoạt trên lớp. Có thể nói yếu tố quyết định thành cơng hay
thất bại của giờ SHLCT theo hướng đổi mới chính là ở khâu này. Cả GVCN và
HS cùng hợp tác để làm tốt khâu chuẩn bị.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp (tìm kiếm nhân sự, phương pháp làm việc,
hệ thống sổ sách ...)
- Xây dựng kế hoạch chung cho việc thực hiện các tiết SHLCT trong cả
năm học: chuẩn bị về các nội dung hoạt động, phương pháp và hình thức thực
hiện các hoạt động ...
- Chuẩn bị nguồn tài chính hỗ trợ cho các hoạt động ở tiết SHLCT.
- Thiết lập các mối quan hệ mật thiết với PHHS.
Chú ý: Những việc trên cần được GVCN và HS thảo luận rồi nhất thiết
phải được trình bày một cách khéo léo, cụ thể ở cuộc họp đầu năm để PHHS
cùng thống nhất, chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ.
6



- Kế hoạch thực hiện các tiết SHLCT trong từng tháng, từng tuần:
GVCN cần định hướng cho HS trong việc chuẩn bị về cả nội dung và cách
thức ( Chuẩn bị cái gì ? Chuẩn bị như thế nào, bằng cách nào?) nhưng cần phát
huy tối đa sự sáng tạo, tích cực của HS; có thể để các em tự lựa chọn những nội
dung, cách thức cụ thể, phù hợp. Cũng cần phân công cụ thể cho các đối tượng
HS, nhưng chủ yếu là chỉ đạo thông qua đội ngũ cán bộ lớp.
* Bước tiến hành tiết SHLCT (theo giờ phân cơng ở thời khóa biểu):
- HS được chủ động thực hiện tất cả những hoạt động trong tiết sinh hoạt
theo hướng đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức … như
đã nêu ở trên.
* Bước kết thúc, rút kinh nghiệm:
- GV cần thăm dò ý kiến của HS về các HĐ trong tiết SHLCT để điều
chỉnh, đáp ứng nhu cầu chính đáng của các em. Có nhiều cách để nhận được
thơng tin phản hồi từ phía HS: GV trực tiếp trị chuyện với HS, u cầu HS điền
phiếu, nhờ cán bộ lớp trao đổi với các bạn ...
- GVCN cùng cán bộ lớp, cùng tập thể HS thảo luận tìm kiếm những cách
thức để tiết SHLCT luôn luôn mới mẻ, hấp dẫn ...
* Kết quả cụ thể khi đổi mới tiết SHLCT :
Tôi xin mô tả một số hoạt động được tổ chức trong tiết SHLCT theo hướng
đổi mới mà tôi và các em HS đã thực hiện trong những năm qua. Đây chỉ là
những gợi ý để quý đồng nghiệp và các em học sinh tham khảo, vận dụng một
cách linh hoạt .
Sinh hoạt học tập:
- Mục đích: giúp HS củng cố kiến thức các môn được học trong nhà
trường; mở rộng kiến thức xã hội, rèn luyện kỹ năng sống.
- Cách thức:
+ Phân cơng cơng việc, vai trị đảm nhiệm cho các đối tượng HS trong
lớp.Thường xuyên luân phiên để HS được trải nghiệm trong các vai trị khác
nhau.

+ Phân cơng biên soạn, tuyển chọn nội dung kiến thức cần củng cố, ôn
tập.GVCN chỉ dạy và am hiểu sâu một mơn mà mình giảng dạy cho nên khó bao
quát nội dung do các em biên soạn. Do đó, tơi đã hướng dẫn các em rất kĩ lưỡng
về quy trình biên soạn, thẩm định câu hỏi, bài tập và đáp án để giảm thiểu tối đa
những sai sót. Ví dụ như cần dựa vào những nguồn tài liệu đáng tin cậy, tham
khảo GV bộ môn khi cần thiết.
Không nhất thiết lúc nào cũng phân cơng HS khá, giỏi biên soạn mà có thể
huy động cả lớp tham gia, kể cả HS trung bình, yếu kém để nguồn đề và đáp án
phong phú cũng như không quá dồn việc vào một số em.
Tất nhiên khâu tuyển chọn thì phải có HS khá, giỏi làm nịng cốt để đảm
bảo độ chính xác và chất lượng của chương trình sinh hoạt học tập.
7


+ Ban tổ chức chọn những hình thức tổ chức vừa vui vừa học để tránh làm
cho HS thêm quá tải, căng thẳng sau cả tuần học như đố vui, hội thi, trị chơi,
dựng tiểu phẩm, đóng kịch ...
Phần này tôi phát huy cao độ tinh thần chủ động, sáng tạo của HS bởi thực
ra tuổi trẻ vô cùng nhanh nhạy với cái mới nên các em nghĩ được khá nhiều hình
thức mới mẻ, hấp dẫn.
+ Phân cơng chuẩn bị những vật dụng cần thiết như bảng phụ, phiếu học
tập, bảng con, bảng chấm điểm, bàn ghế, đồ trang trí...(Tập hợp sức mạnh tập
thể, mỗi em mỗi việc)
+ Về thời lượng: tùy thời điểm trong năm học, tùy đối tượng HS và tình
hình lớp mà chọn thời lượng cho hoạt động này một cách phù hợp. Có khi thực
hiện trong cả tiết, cũng có khi chỉ xen kẽ với các HĐ khác trong một thời lượng
ngắn ...
- Kết quả: HS rất hào hứng tham gia với nhiều vai trò khác nhau như cố
vấn chương trình, giám khảo, ban tổ chức, MC, thí sinh, nhà tài trợ, khán giả ...
- Lớp thường tổ chức theo hình thức: Rung chng vàng, Đuổi hình bắt

chữ hoặc mơ phỏng theo chương trình Bảy sắc cầu vồng (Truyền hình), ...
- Việc chuẩn bị quà tặng, dụng cụ thường cũng là tự chế biến, tận dụng kiểu
như ở trên.
Kết quả: những sinh hoạt học tập như thế khơng chỉ có tác dụng làm cho
khơng khí học tập của lớp thêm sôi nổi, chất lượng học tập các bộ mơn có tiến
bộ đáng kể mà cịn tạo sự gắn bó với trường lớp, bạn bè; lơi cuốn được cả những
HS vốn hay nghỉ học, bỏ tiết như em Luân, Huy ... (vì sợ vi phạm nội quy sẽ bị
phạt không được tham gia sinh hoạt cùng lớp).
* Đấu trường 40 – Lớp 12A6 (Năm học 2020-2021)
Đây chỉ là một HĐ tiêu biểu trong số rất nhiều HĐ học tập của lớp . Lớp có
nhiều HS khá nên có nhiều thuận lợi khi tổ chức sinh hoạt học tập.
Cách thức: + Lớp có sĩ số 42 HS thì phân cơng 5 HS đóng vai trị cố vấn,
MC, người giám sát kết quả; còn lại trong vai trò người chơi.
+ Mơ phỏng hình thức Đấu trường 100 (Truyền hình).
+ Chuẩn bị bảng con (37 cái) để trình bày kết quả.
+ Quà tặng đã được chuẩn bị và trao rất trang trọng (trích từ số tiền do Chi
hội phụ huynh hỗ trợ).
Kết quả: nhiều HS để lại dấu ấn đậm nét trong từng vai trò như những
người chơi xuất sắc: Phương Khánh,Thúy Kiều, Thành Luân...; những cố vấn
sắc sảo: Trang, Thảo, Lực...; những MC tự tin, hóm hỉnh: Thanh Nhàn, Ngọc
Kiều
Khơng khí sinh hoạt cực kỳ sơi động với đầy đủ những yếu tố bất ngờ, thú
vị và quan trọng là đọng lại những kiến thức bổ ích cho quá trình học tập của

8


từng cá nhân. Kể cả GVCN cũng thu nhận được khá nhiều kiến thức từ chương
trình sinh hoạt của các em.
Sinh hoạt chính trị, văn hóa , xã hội:

Tổ chức sinh nhật cho HS:
+ Mục đích: giúp HS có được những niềm vui trong tình bè bạn, nghĩa thầy
trị, từ đó HS thêm gắn bó với trường lớp và có thêm nhiều kỹ năng sống bổ ích.
+ Cách thức: tổ chức theo từng tháng (những em cùng sinh trong một tháng
sẽ được tổ chức sinh nhật chung một lần trong tháng đó). Chọn những hình thức
trao q, chúc mừng thật ý nghĩa; đồng thời thường xuyên đổi mới hình thức để
tạo niềm xúc động sâu xa và sức lôi cuốn mạnh mẽ bởi những yếu tố bất ngờ,
thú vị.
+ Thời lượng: thường diễn ra khoảng 20– 30 phút trong tiết SHLCT.
+ Kết quả: HS rất thích thú với hoạt động này. Các em có dịp được chia sẻ
cùng nhau những tâm tư, tình cảm; bộc lộ những sở thích, ý nguyện; được rèn
luyện những khả năng giao tiếp ...
Xin giới thiệu một số hoạt động mừng ngày sinh nhật của HS đã thực hiện
trong tiết SHLCT:
Sinh nhật chúng mình – Lớp 12A6 (Năm học 2020-2021)
Tổ chức đều đặn 1 lần/ tháng.
Cách thức: Lớp trưởng đã nắm danh sách lớp từ đầu năm, hàng tháng sẽ
báo cho Ban Tài chính và Văn thể mỹ chuẩn bị lên chương trình tổ chức sinh
nhật cho các bạn có ngày sinh trong tháng với những ý tưởng độc đáo.
Phân công MC, chuẩn bị quà tặng và trang trí lớp học.
Kết quả: Hàng tháng HS háo hức chờ đợi ngày vui để được giao hòa tình
thân trong tiếng hát lời ca ngân nga giai điệu chúc mừng, được tận hưởng những
giây phút xôn xao nhịp đập trái tim trong ánh mắt nụ cười tràn ngập u thương,
được sung sướng đón nhận món q tình nghĩa, chất chứa bao nỗi niềm trìu mến
của cha mẹ, thầy cô, bè bạn...
Quả thật lần kỉ niệm sinh nhật nào của các em cũng trang trọng, cảm động.
Các em luôn bùng phát những ý tưởng mới mẻ: từ hình vẽ trang trí cho đến cách
gọi tên bạn bè.Cách gói q, trao quà, nhận quà, chúc mừng cũng luôn bất ngờ
với vẻ nhí nhảnh, trẻ trung, tinh nghịch của tuổi học trò.
- Chào mừng, kỉ niệm những ngày lễ lớn, những sự kiện lịch sử trọng

đại:
+ Mục đích: bồi dưỡng cho HS những nhận thức xã hội, tình cảm cộng
đồng, ý thức công dân, nhân cách cao đẹp, tư tưởng tiến bộ, tích cực; từ đó các
em sẽ có hành vi tốt trong đời sống đạo đức, pháp luật ...
+ Cách thức: Nội dung hầu như đã có sẵn theo chủ điểm hàng tháng.
GVCN nên hướng dẫn để HS đa dạng hóa hình thức tổ chức.

9


+ Thời lượng: linh hoạt thực hiện tùy theo hình thức tổ chức và đối tượng
HS.
+ Kết quả: HĐ chào mừng, kỉ niệm được thực hiện một cách nhẹ nhàng,
sinh động, có tác dụng giáo dục cao.
Xin giới thiệu vài hoạt động đã thực hiện:
Tri ânNhà giáo – Lớp 12A6 (Năm học 2020-2021)
Nhân dịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Cách thức: Phân cơng chuẩn bị: Lên chương trình kỉ niệm Ngày Nhà giáo
Việt Nam (Có kịch bản, MC ). Mời đại diện chi hội PHHS, đại diện Ban Giám
hiệu, mời tất cả thầy cô giáo giảng dạy lớp 12A6.
Chuẩn bị hoa tặng thầy cô giáo, bánh trái để liên hoan, trang trí phịng học
thật đẹp, sắp xếp bàn ghế hình chữ U. Tập luyện một số tiết mục văn nghệ về
chủ đề 20/11.
Kết quả: Lễ kỉ niệm diễn ra tại phòng học của lớp với sự tham dự của một
số thầy cô giáo đại diện cho nhà trường và Đồn trường trong khơng khí hết sức
trang trọng, ấm áp.
Sinh hoạt lớp với chủ đề Yêu Thương
“Trong một thế giới tốt đẹp, quy luật tự nhiên là yêu thương; và trong
một con người tốt lành, bản chất tự nhiên là biết thương yêu”. Vì vậy mà giá
trị sống Yêu Thương là chủ đề được tổ chức ở tập thể lớp 12A6 .Khép lại ngày

học cuối tuần, cũng là tuần học cuối cùng của tháng 10, đại gia đình 12A6 đã
cùng nhau lắng mình, sống chậm lại trong tiết sinh hoạt chủ đề Yêu Thương.
Vốn dĩ là một khái niệm mơ hồ, nhưng Yêu Thương mỗi ngày càng hiện diện rõ
nét khi các em đang cùng nhau hướng đến nó, hịa mình trong nó.
Sau khi Thầy giáo chủ nhiệm dành ít phút để tổng kết tình hình trong tuần
qua và nhắc nhở một số hoạt động triển khai trong tuần tới, MC Huyền Trang đã
tiếp nối chương trình sinh hoạt với những lời giới thiệu về giá trị sống Yêu
Thương. Yêu thương đôi khi chỉ đơn giản như nâng niu một cuốn sách; hơn một
chút là trân quý một mối quan hệ; hay bao la hơn là tình yêu dành cho quê
hương đất nước, tình thương đồng bào ruột thịt.
Trong tiết sinh hoạt tuần trước, lớp chúng tôi đã thể hiện tình yêu thương
của mình bằng hành động cụ thể là cùng nhau quyên góp tiền ủng hộ đồng bào
miền Trung lũ lụt hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn trường. Lớp 12A6 đã gửi về
Đoàn trường tổng số tiền là 500.000đ .
Những nụ cười tự hào hãnh diện sau 1 tuần học với những kết quả huy
hoàng tạm gác lại khi cơ trị cùng nhau nghe kể lại và xem lại những hình ảnh
buồn của khúc ruột đang gồng mình trong dư âm bão lũ. Thấu hiểu thêm phần
nào nỗi cơ cực của những người đồng bào thiệt thòi, chúng tôi một lần nữa ý
thức lại giá trị của cuộc sống đầy đủ yên bình nơi đây, đồng thời tìm thấy thêm
một bến bờ để trao đi tình cảm, mở rộng lịng mình để u thương nhiều hơn.
10


Sinh hoạt vui chơi giải trí:
- Mục đích: Giúp HS được vui chơi thoải mái, thư giãn sau những giờ học
căng thẳng đồng thời có thêm những kỹ năng sống cần thiết.
- Cách thức: định hướng cho HS tự chọn những trị chơi vui khỏe có ích
như trị chơi dân gian, trò chơi âm nhạc, trò chơi thể lực, những hình thức sinh
hoạt văn nghệ sơi nổi ...; tự tổ chức các hoạt động .
Có thể linh hoạt trong việc chọn địa điểm để vui chơi giải trí.

- Kết quả: HS rất sáng tạo vai trò nhà tổ chức, rất hào hứng trong vai trò
người chơi. Hiệu quả giáo dục HS rất tốt.
Xin giới thiệu: Vũ điệu cuộc sống
Chiếc loa bluetooth, những vũ điệu tràn trề sức sống, những đồ vật hóa
trang ....cùng tâm hồn lãng mạn yêu đời của tuổi trẻ đã làm bùng phát những tiết
SHLCT vui nhộn, hấp dẫn. Lớp 12A6 có nhiều HS u thích văn nghệ, thể hiện
năng khiếu văn nghệ cho nên các em biểu diễn những điệu múa rất đẹp.
Hoạt động hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp:
Lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp cho mỗi người là một việc thật sự khó
khăn, và càng khó khăn hơn đối với đối tượng là học sinh lớp 12. Mặc dù các
em đã được học nhiều giờ hướng nghiệp trong suốt quá trình học, được sự hỗ trợ
nhiệt tình của nhà trường, của các trường cao đẳng đại học... trong công tác
hướng nghiệp trước mỗi mùa tuyển sinh nhưng để có được quyết định thi vào
trường cao đẳng, đại học hay chỉ học trung cấp nghề ? Phải thi đại học theo ước
mơ, sở thích, khả năng học lực bản thân hay theo gia đình, phong trào?...thì học
sinh cần phải được tư vấn nhiều hơn nữa để có thể hiểu rõ về khả năng, sở thích
bản thân phù hợp với nghề mình chọn, phù hợp với nhu cầu việc làm của xã hội.
Với vai trò là một giáo viên, một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 tôi và hơn nữa
là người cũng từng trải qua thời điểm khó khăn khi đưa ra quyết định đến tương
lai sự nghiệp lâu dài của mình, tơi rất cảm thơng cho những khó khăn của các
em trong việc đưa ra quyết định quan trọng có liên quan đến bản thân, gia đình
và xã hội. Tơi mong muốn làm được điều gì đó nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các em
học sinh trong quá trình "chọn nghề ".
Qua tiết sinh hoạt lớp, tôi mong rằng các em học sinh 12 sẽ biết thêm nhiều
thơng tin cần thiết trong q trình định hướng cho mình trong việc lựa chọn một
trường học, một nghề học thực sự phù hợp với năng lực, sở thích bản thân, với
hồn cảnh gia đình và với nhu cầu xã hội sau khi hồn thành chương trình học
Trung học phổ thông.
Sinh hoạt phổ biến công tác, triển khai cơng tác:
- Mục đích: giúp HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo kế

hoạch giáo dục của nhà trường, đoàn thể; hoàn thành kế hoạch chủ nhiệm lớp
của GVCN.

11


- Cách thức: Phát huy tối đa sự sáng tạo, chủ động tích cực của HS trong
việc tìm kiếm giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Chọn hình thức
sinh động, tận dụng trang thiết bị hỗ trợ.
Đặc biệt, tổ chức tiết SHLCT gắn liền với kế hoạch chủ nhiệm lớp:
Đối với GVCN, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp phải
thật tỉ mỉ, khoa học, sát hợp với tình hình cụ thể của lớp, với đặc điểm của từng
đối tượng học sinh trong lớp. Đồng thời, cần thường xuyên điều chỉnh kế hoạch
chủ nhiệm theo từng thời điểm trong năm học để phù hợp với kế hoạch, nhiệm
vụ chung của trường, của ngành và địa phương cũng như thích ứng với diễn biến
của các đối tượng học sinh trong lớp, bởi đối tượng giáo dục của chúng ta là học
sinh THPT – lứa tuổi có những biến đổi rất phức tạp. Việc điều chỉnh ấy cần linh
hoạt hàng tuần, hàng tháng để có những biện pháp hữu hiệu nhất.
Bên cạnh vai trò quyết định của GVCN thì cần mở rộng đối tượng tham gia
vào việc xây dựng, thực hiện, kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm: học sinh, phụ
huynh, đồng nghiệp, cán bộ quản lý ... Trong đó, phải coi trọng sự tham gia của
đối tượng HS. Có thể nói, các em đóng vai trị tích cực trong việc hợp tác cùng
GVCN để xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp một cách tốt nhất,
hiệu quả nhất.
Q trình hợp tác ấy có thể diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lúc nhưng có lẽ nên
tận dụng các tiết SHLCT để các đối tượng HS trong lớp được chủ động thể hiện
vai trị của mình.Vậy làm thế nào để tạo được khơng khí dân chủ mà vẫn đảm
bảo nguyên tắc tập trung khi huy động tối đa ý thức trách nhiệm cũng như óc
sáng tạo của học sinh? Làm thế nào để các em thật sự hứng thú với những công
tác chung của lớp?

GVCN cần khéo léo lơi cuốn học sinh bằng những hình thức hoạt động
thích hợp để tránh cho các em cảm giác bị áp đặt, gị bó, căng thẳng, nhất là khi
liên quan đến những nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Chẳng hạn:
+ Gợi ý một số nội dung khái quát rồi cho HS thảo luận theo từng tổ, sau
đó gởi biên bản cho GVCN và cán bộ lớp tham khảo.
+ Hướng dẫn cán bộ lớp điều khiển phần thảo luận, đề xuất ý kiến để HS
trong lớp được mạnh dạn, tự nhiên bày tỏ ý kiến cá nhân (tùy tình hình mà
GVCN có thể tham dự hoặc tạm lánh mặt ).
+ Nếu là những vấn đề tế nhị thì có thể dùng cách cho HS tự trình bày trên
giấy những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân (có thể ghi tên hoặc không ghi tên).
+ Tổ chức những cuộc thi hùng biện ý tưởng hoặc diễn đàn nhà quản lý để
thông qua những nhận thức, tâm tư, thái độ của học sinh mà GVCN điều chỉnh
kế hoạch chủ nhiệm cho phù hợp.
+ GVCN đối thoại với cán bộ lớp (mang tính chất trò chuyện một cách tự
nhiên)

12


- Kết quả: HS đề xuất được những ý tưởng hay, những biện pháp phù hợp
nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao theo kế hoạch của trường, của
lớp.
4. Hiệu quả đổi mới tiết SHLCT trong trường THPT:
4.1. Quá trình áp dụng :
Tơi áp dụng tiết SHLCT theo hướng đổi mới với nhiều đối tượng trong
trường THPT trong năm học 2020-2021
- Đã từ lâu, tôi cảm thấy mỗi tiết SHLCT thật nặng nề, đơn điệu đối với cả
Thầy và trị. Vì thế, từ năm học 2020-2021, tơi bắt đầu thử nghiệm để làm mới
nội dung cũng như hình thức cho tiết sinh hoạt vốn khô khan, nhàm chán. Năm
học ấy, tôi cùng với tập thể lớp 12A6 của trường THPT Lang Chánh đã trải

nghiệm những giây phút thú vị, số lượng tiết SHLCT được đổi mới đã xuất hiện
nhiều hơn.
* Lớp 12A6 năm học 2020-2021 thuộc nhiều đối tượng HS, có HS khá,
HS yếu kém, thậm chí là nhiều HS cá biệt, quậy phá ... nhưng qua thực tế trải
nghiệm, tơi nhận thấy đều có thể áp dụng đổi mới tiết SHLCT.
* Ngoài sự trải nghiệm của bản thân, gần đây, tơi truy cập thơng tin trên
mạng Internet thì bên cạnh những lời than về sự tẻ nhạt của tiết SHLCT qua tâm
sự của một số HS, cũng đã có vài tín hiệu đáng mừng từ một số GVCN và tập
thể HS với những tiết sinh hoạt lớp vui vẻ, hấp dẫn, bổ ích ở trường THPT, Tơi
càng thêm vững tin rằng đổi mới tiết SHLCT nhất định là thu được những kết
quả tốt đẹp.
4.2.Những kết quả đạt được.
Tác động của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
+ Trước khi áp dụng đề tài:
Nội dung
SHLCT Phương pháp truyền thống
Thực hiện nội quy
32/42 hs
Hoàn thành nhiệm vụ học tập
30/42 hs
Học sinh chủ động tích cực 28/42 hs
trong các HĐ
Xếp loại thi đua cuối năm học
20/30 lớp
Xếp loại hạnh kiểm cuối năm
Tốt = 5/42hs; Khá = 12/42hs; TB= 25/42hs
+ Sau khi áp dụng đề tài:
Nội dung
SHLCT Phương pháp mới

Thực hiện nội quy
40/42hs
Hoàn thành nhiệm vụ học tập
42/42= hs
Học sinh chủ động tích cực 42/42 hs
trong các HĐ
Xếp loại thi đua cuối năm học
4/30 lớp
13


Xếp loại hạnh kiểm cuối năm

Tốt = 15/42hs; Khá = 25/42hs; TB= 2/42hs

Với kết quả như trên tôi nhận thấyđổi mới PP SHLCT cho học sinh THPT
trong giờ sinh hoạt lớplà rấtcần thiết với học sinh và phù hợp với phưong pháp
dạy học mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm như giai đoạn hiện nay.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Đổi mới tiết SHLCT chắc chắn là những chia sẻ bổ ích , có tác dụng tốt
cho việc giáo dục HS trong công tác chủ nhiệm của GVCN; góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trong trường THPT.
Đề tài hồn tồn có thể áp dụng trong tất cả các trường THPT trong tỉnh.
Tin rằng sự sáng tạo tích cực của quý đồng nghiệp và các em HS sẽ giúp cho đề
tài phát triển hoàn thiện hơn nữa.
2. Ý kiến đề xuất:
Các cấp lãnh đạo Ngành Giáo dục nên quan tâm và có hướng chỉ đạo
chung để thúc đẩy hoạt động đổi mới tiết SHLCT ở trường phổ thơng nói chung
và trường THPT nói riêng.

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2021
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

NGƯỜI VIẾT

Phạm Văn Tuân

Nguyễn Đình Bảy

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Luật Giáo dục.
2- Chỉ thị của Bộ GD- ĐT (Số: 40/2008/CT-BGDĐT) về phong trào thi đua
« Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực » .
3- Tài liệu HĐGDNGLL lớp 10,11,12.
4- Tài liệu Tập huấn HĐGDNGLL.
5- Một số thông tin trên mạng Internet.

15



×