Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phát triển dịch vụ du lịch tại biển cửa việt, huyện gio linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------------

Đề tài:
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI
BIỂN CỬA VIỆT, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện
Chuyên ngành
Lớp
Ngƣời hƣớng dẫn

: Lê Văn Thiện Hải
: Việt Nam Học
: 11CVNH
: ThS. Lê Thị Thu Hiền

Đà Nẵng, tháng 5/2015


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành cơng nghiệp khơng khói, là “con gà đẻ trứng vàng” của
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là ngành được đánh giá là đóng vai trị quan
trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ đối với các quốc gia phát
triển mà ngay cả với những quốc gia đang và kém phát triển. Sự phát triển thành
công của ngành du lịch ở nhiều quốc gia đã đóng góp tích cực vào tốc độ tăng
trưởng kinh tế của họ.
Việt Nam có bờ biển dài, đẹp với hệ thống núi bao bọc che chắn, khí hậu ôn


hòa, nhiều quần đảo cùng với một hệ sinh thái biển vô cùng phong phú, nhiều danh
lam thắng cảnh nổi tiếng. Vì vậy, du lịch biển trở thành một trong những lợi thế
của du lịch Việt Nam và Quảng Trị là một trong nhiều tỉnh thành trên cả nước có
được lợi thế đó. Mảnh đất Quảng Trị từng nổi tiếng nhờ vẻ đẹp của bãi biển Cửa
Tùng - “nữ hoàng” của các bãi biển, tuy nhiên đến bây giờ, du khách dừng chân
lại ở mảnh đất này lại nhớ đến một bãi biển khác với vẻ đẹp hoang sơ và dịu dàng,
đó là bãi biển Cửa Việt. Nắm được xu thế đó, ngành du lịch ở tỉnh Quảng Trị đã và
đang không ngừng đẩy mạnh chiến lược nhằm thu hút đông đảo khách du lịch hơn
nữa, đặc biệt là nhắm vào điểm mạnh du lịch biển. Do đó, định hướng phát triển du
lịch ở Quảng Trị trong những năm tới là khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi
thế, phát triển một cách toàn diện các mặt du lịch biển để đưa du lịch trở thành một
ngành kinh tế thực sự quan trọng của tỉnh. Để đạt được mục tiêu đặt ra thì việc xây
dựng, quản lý, thúc đẩy sự phát triển và đa dạng những dịch vụ phục vụ du khách ở
đây thực sự rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thì biển Cửa Việt vẫn chưa
được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Bên cạnh đó, du khách đến đây
vẫn chưa thỏa mãn bởi các loại hình dịch vụ ở đây chưa đa dạng và chất lượng
phục vụ chưa cao. Ý thức được tình hình trên, tơi đã chọn đề tài “Phát triển dịch

1


vụ du lịch ở biển Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” để làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến hiện nay đã có khá nhiều đầu sách cũng như các cơng trình nghiên
cứu, các hội thảo, hội nghị đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như:
Đề tài cấp bộ “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc
gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ” của TS. Nguyễn Thu Hạnh (2011). Với đề tài
này, TS. Nguyễn Thu Hạnh đã nêu lên những hạn chế trong việc khai thác tài
nguyên tại các khu du lịch biển chưa chuyên nghiệp; sản phẩm du lịch được xây

dựng tự phát thiếu đồng bộ; không gian trong các khu du lịch biển quy hoạch manh
mún, nhỏ lẻ; cơ sở vật chất ít… Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp cơ bản
nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu du lịch quốc gia biển miền Trung một
cách hiệu quả và bền vững. Các bãi biển và đảo Quảng Trị được đề cập đến trong
đề tài này là biển Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thủy và đảo Cồn Cỏ.
Cuốn “Sổ tay du lịch 3 miền - miền Trung” của Thanh Bình và Hồng Yến
(2009) đã giới thiệu biển Cửa Tùng, Cửa Việt và đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) với
vẻ đẹp hoang sơ, độc đáo và nên thơ đi kèm với đó là những món hải sản tươi ngon
sẽ tạo nên điểm nhất thu hút khách du lịch.
Công trình “Việt Nam 100 điểm đến hấp dẫn” và “Những bãi tắm đẹp trên
dải đất hình chữ S” của Trần Đình Ba (2012), đã ca ngợi vẻ đẹp những địa điểm
du lịch của Quảng Trị, trong đó đề cập đến vẻ đẹp của bãi biển Cửa Tùng được
mệnh danh là “nữ hoàng của các bãi tắm” và nét hoang sơ của bãi biển Cửa Việt.
Ngồi ra, cịn có Khóa luận “Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển
du lịch biển đảo ở Quảng Trị” của Trương Thị Nga (2011), khoa Lịch Sử, trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Tác giả đã phân tích được những lợi thế mà Quảng Trị
có được khi phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch biển đảo. Bên cạnh đó,
tác giả đã phản ánh cơ bản về thực trạng phát triển chậm chạp, nhỏ lẻ và thiếu đồng
2


bộ của du lịch nơi đây. Từ đó, tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp để phát triển
du lịch biển đảo ở Quảng Trị, trong đó có đề cập đến bãi biển Cửa Việt. Tuy nhiên,
tác giả mới chỉ nghiên cứu một cách tổng thể khái quát, chưa đi sâu vào vấn đề
phát triển dịch vụ du lịch, đặc biệt ở bãi biển Cửa Việt.
Như vậy, cho đến hiện nay vẫn chưa có một đề tài hay cơng trình nghiên cứu
nào về sự phát triển dịch vụ du lịch ở bãi biển Cửa Việt, đa số các công trình
nghiên cứu và các đề tài chỉ đề cập sơ lược hiện trạng và đưa ra những giải pháp
chung và mang tính định hướng lâu dài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhưng chưa đi
sâu vào vấn đề tại biển Cửa Việt. Mặc dù vậy, những tài liệu nghiên cứu nói trên

ln là những tài liệu quan trọng giúp tơi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và thực hiện
thành công khóa luận “Phát triển dịch vụ du lịch ở biển Cửa Việt, huyện Gio
Linh, tỉnh Quảng Trị”.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài này hướng tới các dịch vụ du lịch ở bãi biển Cửa Việt,
tỉnh Quảng Trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Do điều kiện hạn hẹp về thời gian, sự đầu tư
công sức và tiếp cận thực tế nên tơi chỉ tìm hiểu một số vấn đề về sự phát triển của
dịch vụ du lịch ở bãi biển Cửa Việt:
+ Giới thiệu tổng quan về mảnh đất Cửa Việt để đưa ra cái nhìn tổng quát về
bối cảnh và các nhân tố tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển dịch vụ du lịch
ở vùng đất này.
+ Nghiên cứu thực trạng du lịch và dịch vụ phục vụ du lịch ở bãi biển Cửa
Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
+ Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ du lịch ở bãi biển Cửa
Việt.
3


- Phạm vi không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu ở bãi biển Bắc Cửa
Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu về sự phát triển dịch vụ du lịch
ở bãi biển Bắc Cửa Việt từ năm 2011 đến nay.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Sách, báo, các tạp chí về du lịch.
- Sách và các bài viết về Cửa Việt.
- Các luận văn.

- Tài liệu từ internet.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp lý thuyết, phân tích các tư liệu thu thập nhằm hệ thống
hóa các nghiên cứu lý luận, xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê toán học
Phân tích, tổng hợp số liệu, các kết quả điều tra về định lượng để xử lý số
liệu nghiên cứu của đề tài. Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu thu thập
được.
- Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này tiến hành tại điểm nghiên cứu là bãi biển Bắc Cửa Việt.
Thông qua phương pháp này, các số liệu, thơng tin thu được chính xác hơn, thuyết
phục hơn, tránh những trường hợp áp đặt sự chủ quan. Qua đó tìm được những
thơng tin chính xác để phục vụ q trình nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
- Về mặt khoa học: Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu một cách có hệ
thống về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại bãi biển Cửa Việt.
4


- Về mặt thực tiễn: Kết quả của đề tài là một trong những cơ sở giúp chính
quyền địa phương quản lý bãi biển có cái nhìn tổng thể hơn về tình hình thực tế để
từ đó đưa ra những phương án, biện pháp, quyết sách hợp lý giúp phát triển dịch vụ
du lịch ở đây. Bên cạnh đó, đề tài này cũng là cơ sở giúp các đơn vị kinh doanh
dịch vụ du lịch tại bãi biển Cửa Việt nhìn lại những hoạt động của mình để từ đó
lựa chọn những chiến lược phát triển riêng trong thời gian tới.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì bố cục đề tài gồm 3
chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ du lịch tại biển Cửa Việt, tỉnh
Quảng Trị.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ du lịch tại biển
Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị.
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH
1.1. Khái niệm về dịch vụ du lịch
Hiện nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ ở các
nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Hoạt động sản xuất của ngành
du lịch sẽ cho đầu ra của nó chính là dịch vụ du lịch, hay nói cách khác, dịch vụ du
lịch là kết quả của hoạt động du lịch.
Cho đến nay, khái niệm về dịch vụ du lịch vẫn chưa được thống nhất. Dưới
mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về dịch vụ du lịch
khác nhau. Do vậy, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu
định nghĩa về dịch vụ du lịch.
Theo Từ điển du lịch, lữ hành, lưu trú và ăn uống thì: Dịch vụ du lịch là kết
quả của các hoạt động kinh tế được thể hiện trong sản phẩm vô hình (phân biệt với
5


hàng hóa vật chất) như lưu trú, vận chuyển, dịch vụ tài chính, thơng tin, liên lạc, y
tế và các dịch vụ cá nhân khác.
Dưới góc nhìn của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hịa thì: “Dịch vụ
du lịch là hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc
khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực, cơ sở vật chất
kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, vùng hay một quốc gia nào đó” [10, tr.31].
Trong khoản 11, điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam khẳng định:
“Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí, thơng tin, hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng

nhu cầu của khách du lịch”.
Tóm lại, dịch vụ du lịch là đầu ra - sản phẩm của hoạt động sản xuất của
ngành du lịch nhằm cung cấp cho khách hàng - khách du lịch. Để có sản phẩm dịch
vụ này, người ta sẽ phải kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác nhau nhưng nhân tố
con người vẫn là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự ra đời và chất lượng của
dịch vụ.
1.2. Phân loại dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch thường gắn với các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu
của nó là liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận
chuyển,… Tính đa dạng và sự cung cấp các dịch vụ du lịch có ảnh hưởng đến mức
độ sử dụng tương ứng, nói cách khác, khả năng chi trả của một người sử dụng sẽ
ảnh hưởng đến việc sử dụng và nhu cầu của các loại dịch vụ khác nhau.
Cho đến nay, có rất nhiều cách phân loại dịch vụ du lịch như:
Dựa vào đặc tính tiêu thụ của dịch vụ, có thể phân dịch vụ du lịch thành hai
loại:

6


- Dịch vụ du lịch trọn vẹn: là hệ thống tồn bộ dịch vụ, hàng hóa được sắp
xếp một các liên tục theo thời gian nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của
du khách trong suốt chuyến đi.
- Dịch vụ du lịch riêng lẻ: là những dịch vụ, hàng hóa thỏa mãn các nhu cầu
riêng lẻ của du khách khi họ thực hiện chuyến du lịch của mình. Ví dụ như: nhu
cầu lưu trú, vận chuyển, ăn uống, tham quan,…
Dựa vào đặc trưng riêng của từng dịch vụ, có thể phân dịch vụ du lịch thành
các loại như sau:
- Dịch vụ lưu trú: là những dịch vụ bảo đảm cho du khách ngủ nghỉ trong
quá trình thực hiện chuyến du lịch. Các loại hình của dịch vụ lưu trú khá đa dạng,

gồm các khu resort, căn hộ, biệt thự du lịch, các khách sạn, nhà nghỉ,…
- Dịch vụ ăn uống: là những dịch vụ bảo đảm cho nhu cầu ăn uống của du
khách trong quá trình thực hiện chuyến du lịch. Hệ thống này gồm có các nhà hàng
tại các cơ sở lưu trú, các nhà hàng độc lập, các khu ẩm thực, các hàng quán vỉa
hè,…
- Dịch vụ vận chuyển: là hệ thống các dịch vụ nhằm mục đích đưa đón
khách từ sân bay, bến cảng, nhà ga đến các cơ sở lưu trú hay điểm du lịch. Hoặc
đưa khách từ nơi cư trú đến một điểm du lịch hay giữa các điểm du lịch khác nhau.
Hệ thống này gồm có các xe khách, xe du lịch chất lượng cao, taxi, xích lơ, tàu
thuyền,…
- Dịch vụ vui chơi giải trí: bao gồm tồn bộ hoạt động dịch vụ nhằm giúp du
khách đạt đến sự cảm thụ cao nhất trong chuyến đi. Có thể là tham quan khu di
tích, bảo tàng, đền chùa miếu mạo, xem văn nghệ dân gian, thăm làng nghề truyền
thống, mua sắm quà lưu niệm, spa,… sẽ tăng thêm sự phong phú trong chuyến du
lịch, đồng thời giúp du khách hiểu thêm về mảnh đất, nét văn hóa và con người tại
điểm du lịch.

7


- Dịch vụ trung gian và bổ sung: Gồm hàng loạt các dịch vụ riêng lẻ nhưng
được tổ chức và cung cấp nhu cầu cần thiết cho một chuyến du lịch của du khách
như: thông tin liên lạc, viễn thông quốc tế, dịch vụ đổi tiền, thanh toán qua thẻ, bảo
hiểm, y tế,…
1.3. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ du lịch
1.3.1. Tính phi vật thể
Tính phi vật thể là đặc điểm quan trọng nhất của dịch vụ du lịch. Người sử
dụng dịch vụ không thể tiêu dùng trực tiếp dịch vụ đó trước khi mua nó, nói cách
khác quá trình sản xuất ra dịch vụ cũng gắn liền với q trình tiêu thụ nó. Dịch vụ
đồng hành với sản phẩm vật chất nhưng nó lại tồn tại dưới dạng phi vật chất nên

người sử dụng chỉ có thể đánh giá được chất lượng của dịch vụ khi trực tiếp sử
dụng nó. Tính phi vật thể của dịch vụ làm cho khách hàng khó khăn trong việc
đánh giá các dịch vụ cạnh tranh. Khi tiêu dùng dịch vụ, khách hàng thường gặp rủi
ro, họ thường dựa vào các nguồn thông tin cá nhân, đôi khi giá cả cũng không thể
quyết định cho chất lượng dịch vụ.
Chính vì đặc điểm này buộc các nhà cung cấp phải có trách nhiệm trong việc
tạo dựng thương hiệu thông qua cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, chân thực
và khách quan về những tiện ích và ưu việt của dịch vụ đối với khách hàng để họ
thực sự yên tâm và hài lòng về quyết định mua sản phẩm dịch vụ.
1.3.2. Tính tương tác
Dịch vụ du lịch được sản xuất và tiêu thụ đồng thời nên cung cầu dịch vụ
không thể tách rời, tiến hành đồng thời, khơng có thời gian giữa sản xuất và tiêu
dùng để kiểm tra sản phẩm hỏng.
Chính đặc điểm này quy định tính thời vụ trong loại hình kinh doanh du lịch
và nó làm cho cơng tác dự báo của ngành du lịch thực sự trở thành môn khoa học
giúp các nhà hoạch định chiến lược nắm được cung - cầu trên thị trường để có
hướng đầu tư phù hợp. Trên thực tế có nhiều bất cập xảy đến trong quá trình quản
8


lý và kinh doanh du lịch, nguyên nhân sâu xa chính vì chưa thấu đáo tính chất đặc
thù này.
1.3.3. Tính khơng đồng nhất và khó định lượng
Khách hàng là một bộ phận của cả quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đặc tính riêng này được quy định bởi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ diễn ra
trong một thời gian và không gian nhất định nên không tạo ra khoảng cách giữa
người tiêu dùng và người sản xuất dịch vụ. Nói cách khác, người tiêu dùng không
chỉ hưởng thụ một cách thụ động sản phẩm dịch vụ được cung ứng, mà họ còn trực
tiếp tham gia vào q trình sản xuất thơng qua việc phản hồi của họ với nhà cung
cấp về chất lượng và mức độ cảm nhận của mình, khách hàng cịn là người trực

tiếp sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhà cung cấp tạo ra những sản
phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Vì vậy, khơng
có sự đồng nhất trong việc thụ hưởng sản phẩm, mỗi khách hàng có sự cảm thụ
riêng của mình dẫn đến khó định lượng đối với cùng một sản phẩm.
1.3.4. Tính khơng lưu trữ, cất giữ
Quyền sở hữu không được chuyển giao khi mua và bán - đây là một đặc thù
riêng của loại hình sản phẩm dịch vụ khi đem trao đổi trên thị trường. Vì là sản
phẩm không thể dịch chuyển trong không gian, không thể lưu trữ, cất giữ, là sản
phẩm phi vật thể và có tính đồng nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nên
khách hàng chỉ đang mua quyền sử dụng sản phẩm chứ không hề mua được quyền
sở hữu sản phẩm dịch vụ đó. Khi quyền sử dụng của khách hàng khơng cịn thì
cũng là lúc nhà cung cấp tồn quyền sở hữu đối với sản phẩm dịch vụ đó.
1.4. Nội dung phát triển dịch vụ du lịch
Phát triển dịch vụ du lịch là một trong những nội dung quan trọng trong phát
triển ngành du lịch, đặc biệt trong bối cảnh du lịch Việt Nam rất thiếu những sản
phẩm có chất lượng và độc đáo để cung cấp và níu chân du khách. Phát triển dịch

9


vụ du lịch là q trình khơng chỉ gia tăng số lượng các dịch vụ mà còn cả việc nâng
cao chất lượng các dịch vụ cũng như hoàn thiện các điều kiện cung ứng.
1.4.1. Phát triển về số lượng dịch vụ du lịch
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, điểm yếu khiến du lịch không phát
triển tương xứng với tiềm năng chính là dịch vụ du lịch quá ít, đơn điệu và chất
lượng chưa cao. Do vậy, để phát triển du lịch thì đầu tiên phải khai thác mọi tiềm
năng tạo ra nhiều dịch vụ du lịch mới nhằm thỏa mãn nhu cầu khách du lịch trong
và ngoài nước.
Phát triển số lượng dịch vụ là quá trình nỗ lực của chính quyền, các tổ chức
và cộng đồng dân cư nhằm gia tăng số lượng dịch vụ, tạo ra và bổ sung không

ngừng các dịch vụ mới làm cho số lượng dịch vụ du lịch của địa phương từ ít thành
nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Phát triển số lượng dịch vụ du
lịch có nhiều cách khác nhau nhưng kết quả cuối cùng của nó phải được thể hiện
bằng việc gia tăng lượng khách lưu trú, doanh thu du lịch.
Do dịch vụ du lịch có thể là dịch vụ trọn vẹn hay dịch vụ riêng lẻ nên phát
triển về số lượng thì cũng có thể:
- Tăng số lượng các dịch vụ riêng lẻ nhau bằng cách tạo ra sản phẩm mới
hoàn toàn hay đổi mới dịch vụ. Ở nhiều địa phương, dịch vụ du lịch mới có khi chỉ
là khơi phục những dịch vụ gắn liền với văn hóa truyền thống, sản phẩm mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc nhưng hiện đã bị mai một như khôi phục các làng nghề
truyền thống của địa phương, tơn tạo các di tích vật thể hay phi vật thể…
- Phát triển dịch vụ mới bằng cách bổ sung điều chỉnh tính năng cho từng
đối tượng khách hàng để có sản phẩm mới.
- Liên kết nhiều dịch vụ thành dịch vụ mới trọn gói. Những dịch vụ trọn gói
này cũng có thể hướng tới từng đối tượng khách hàng khác nhau.
- Gia tăng quy mô từng loại dịch vụ du lịch. Điều này có nghĩa là mở rộng
phạm vi hoạt động của dịch vụ sang những khu vực khác, làm cho dịch vụ đó trước
10


đây hiện diện trong một cơ sở hay khu vực trở thành phát triển ở nhiều cơ sở hay
địa bàn. Mức độ phát triển của các hoạt động dịch vụ du lịch ở Việt Nam là không
đồng đều và quy mô rất nhỏ. Phát triển quy mô của dịch vụ có nghĩa là tập trung
phát triển: Số cơ sở tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ hay chính là mở rộng
mạng lưới hay kênh phân phối dịch vụ du lịch; Quy mô vốn đầu tư; Giá trị của
dịch vụ du lịch (hoặc doanh thu tiêu thụ). Đây là yếu tố để đánh giá mức độ phát
triển, quy mô hoạt động của một hoạt động dịch vụ du lịch. Với quy mơ lao động,
quy mơ vốn đầu tư ít, khơng đồng bộ thì giá trị dịch vụ du lịch làm ra của cơ sở
không thể cao được.
Phát triển dịch vụ du lịch được thực hiện bởi các doanh nghiệp và tổ chức

kinh doanh du lịch. Nhưng với tư cách là người quản lý vĩ mơ nền kinh tế thì chính
quyền địa phương cũng tham gia vào tạo ra quá trình đó bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp. Cụ thể:
- Trực tiếp: Chính quyền có thể thơng qua cơ quan quản lý văn hóa để đưa
vào khai thác các di tích lịch sử văn hóa tạo ra sản phẩm du lịch như tổ chức các lễ
hội, xúc tiến đầu tư,… Nhưng quan trọng nhất vẫn là các định hướng chính sách và
tạo điều kiện phát triển dịch vụ du lịch.
- Gián tiếp: Bằng các chính sách, chính quyền có thể định hướng phát triển
về số lượng dịch vụ du lịch như khuyến khích hay hạn chế phát triển dịch vụ du
lịch cụ thể là hạn chế phát triển dịch vụ ăn uống thường gây ô nhiễm cho những
khu du lịch sinh thái, hay nhà hàng, vũ trường ở những danh lam thắng cảnh,…
Hay nói cách khác trong việc phát triển dịch vụ du lịch thì chính quyền địa phương
sẽ phải xây dựng danh mục các dịch vụ du lịch cho địa phương mình làm cơ sở
định hướng chính sách phát triển dịch vụ du lịch.
1.4.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
Chất lượng dịch vụ được định nghĩa là nhận thức của khách hàng về chất
lượng dịch vụ của một đơn vị làm nhiệm vụ cung ứng dịch vụ cụ thể nào đó dựa
11


trên sự so sánh thành tích của đơn vị đó trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong
đợi chung của khách hàng đối với tất cả các đơn vị khác trong cùng ngành cung
cấp dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ được đo lường bởi sự mong đợi và nhận định của khách
hàng với 5 nhóm yếu tố:
- Sự tin cậy: Khả năng cung ứng dịch vụ đúng như đã hứa với khách hàng.
- Sự đáp ứng: Sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên trong cung ứng dịch
vụ nhanh chóng.
- Năng lực phục vụ: Thể hiện qua trình độ chuyên môn và thái độ lịch sự,
niềm nở với khách hàng.

- Sự đồng cảm: Sự phục vụ chu đáo, sự quan tâm đặc biệt đối với khách
hàng và khả năng am hiểu những nhu cầu riêng biệt của khách hàng.
- Yếu tố hữu hình: Các phương tiện vật chất, trang thiết bị, tài liệu quảng
cáo,… và bề ngoài của nhân viên tổ chức du lịch.
Như vậy, chất lượng dịch vụ du lịch được biểu thị bằng các thuộc tính bản
chất của dịch vụ và được tổng hợp lại. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ du lịch cịn
có những thuộc tính riêng chẳng hạn như tính độc đáo, đặc thù, sự thân thiện, bầu
khơng khí trong lành, sự hoang sơ của thiên nhiên hay màu sắc âm thanh,… mà
chúng đem tới cho khách du lịch mức độ hài lòng, sự thích thú, ngạc nhiên, vui
mừng khi hưởng thụ.
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch là những nỗ lực của chủ thể làm cho
các dịch vụ du lịch thỏa mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu của khách hàng,
khiến cho họ có sự hài lịng và có ấn tượng tốt hơn tăng thêm khi sử dụng những
dịch vụ du lịch đó.
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch quyết định rất lớn tới sự tồn tại và
phát triển của dịch vụ du lịch và quyết định sự phát triển của ngành du lịch. Việc

12


nâng cao chất lượng phụ thuộc vào nỗ lực của cả chính quyền, tổ chức doanh
nghiệp và cộng đồng dân cư.
- Về phía chính quyền: Nếu chính quyền khơng có chính sách và cơ chế
quản lý tốt chẳng hạn như các quy định ưu tiên, ban hành và kiểm soát thực hiện
tiêu chuẩn dịch vụ du lịch với tất cả các chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch thì việc
đảm bảo nâng cao chất lượng sẽ không được thực hiện.
- Về phía các tổ chức, doanh nghiệp: Khi họ chú ý tới chất lượng dịch vụ,
bảo đảm chất lượng dịch vụ được cung ứng và nỗ lực hoàn thiện bổ sung các thuộc
tính của dịch vụ thì nâng cao chất lượng sẽ được thực hiện. Do đặc điểm của dịch
vụ du lịch mà việc nâng cao chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của lao

động trong ngành du lịch. Người lao động có chun mơn cao, thái độ làm việc tốt
thể hiện bằng sự lịch thiệp, vui vẻ, thân thiện và hết lòng phục vụ khách hàng là
cấu thành trong thuộc tính của chất lượng dịch vụ và chúng sẽ làm tăng mức độ hài
lòng của khách hàng.
- Về cộng đồng dân cư: Thái độ của cộng đồng dân cư nơi có cơ sở du lịch
cũng ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ du lịch khi họ tạo ra bầu khơng khí thân
thiện, hoặc tạo ra mơi trường và tham gia vào cung cấp dịch vụ du lịch cho khách
du lịch. Khách du lịch sẽ có được những ấn tượng tốt và sự hài lòng cao khi cộng
đồng dân cư ở đây luôn coi họ không phải là những người xa lạ và lạnh lùng, thực
sự coi họ là những người mang lại lợi ích cho mình và địa phương của mình.
Như vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch phải bắt đầu từ các việc cụ thể
như:
+ Ban hành các quy định tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ du lịch với những
chuẩn mực nhất định và nâng dần tiêu chuẩn theo chuẩn mực quốc tế. Đồng thời,
kiểm soát việc thực hiện các quy định này.
+ Các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư dựa trên các tiêu chuẩn
này để thực hiện và cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ.
13


+ Nâng cao nhận thức và tạo ra môi trường thân thiện với khách du lịch của
các tổ chức và cộng đồng dân cư địa phương.
1.5. Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ du lịch
1.5.1. Về mặt kinh tế
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch là cách nhanh nhất để thay đổi bộ mặt
ngành du lịch của quốc gia nói chung hoặc một địa phương nói riêng. Đầu tư phát
triển dịch vụ du lịch mang lại nguồn thu nhanh và ổn định hơn các ngành khác.
Nhận thức được điều này, trong những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới
chú trọng đầu tư cho du lịch, dịch vụ du lịch và thu được những lợi ích đáng kể.
- Tăng GDP cho đất nước.

Phát triển dịch vụ du lịch cho sẽ góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du
lịch trong khu vực dịch vụ, theo đó làm tăng GDP của nền kinh tế quốc dân. Ở đâu
du lịch phát triển thì ở đó diện mạo đơ thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp
hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, mức sống của nhân dân được nâng
cao. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch còn tạo ra khả năng tiêu thụ tại
chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều
lễ hội và nghề thủ cơng truyền thống, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm
giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong cả nước với nước ngoài.
- Là một hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao.
Tính hiệu quả cao trong kinh doanh dịch vụ du lịch thể hiện ở chỗ dịch vụ
du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa cơng nghiệp, hàng tiêu
dùng, thủ cơng mỹ nghệ, nơng lâm sản theo giá bán lẻ cao hơn giá xuất khẩu (nếu
như bán qua xuất khẩu sẽ theo giá bán sỉ, bán buôn). Thông thường, du khách khi
đi đến du lịch tại một địa phương, họ đều muốn mua những sản phẩm địa phương
để mang về làm quà cho bạn bè, người thân hoặc để lưu giữ lại kỷ niệm của những
vùng đất mà họ đã từng đặt chân đến. Vì thế, các hàng hóa mà được trao đổi thơng
14


qua con đường du lịch sẽ được xuất khẩu. Đó là các dịch vụ phục vụ lưu trú, vận
chuyển, spa,… sẽ khơng bị mất đi hồn tồn qua mỗi lần bán mà thậm chí giá trị
và uy tín của nó còn tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường nếu như chất lượng của
dịch vụ tốt.
- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường hoạt động ngoại
thương.
Quy luật có tính phổ biến của q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế
giới hiện nay là giá trị ngày càng chiếm tỉ lệ cao hơn trong tổng sản phẩm xã hội và
trong số người có việc làm. Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng
vốn nhận định thấy du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành

kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu tư vào du lịch tương
đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải,… mà khả năng thu hồi
vốn nhanh, kỹ thuật không phức tạp... Ngoài ra, hoạt động dịch vụ du lịch phát
triển sẽ kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng, miền và với
quốc tế. Có thể nói, thơng qua các hoạt động du lịch, dịch vụ và các giao dịch
thương mại cũng như việc gặp gỡ, trao đổi thông tin, công nghệ giữa các vùng
miền, quốc gia được đẩy mạnh. Điều này góp phần xúc tiến hoạt động ngoại
thương và đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia.
1.5.2. Về mặt xã hội - văn hóa
- Tạo ra cơ hội việc làm.
Việc phát triển dịch vụ du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân,
giúp chuyển đổi nghề nghiệp từng bước cho lực lượng lao động nơng nghiệp sang
lao động có tay nghề, được đào tạo gắn với tính chuyên nghiệp cao, trong lĩnh vực
hoạt động mới - ngành cơng nghiệp khơng khói.
- Tạo thu nhập cho người dân.
Khi một khu vực phát triển về du lịch sẽ làm tăng sự quan tâm trong nước
đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó. Khi địa phương phát triển các tiện nghi và
15


cơ sở dịch vụ phục vụ du khách thì điều này cũng có lợi cho cộng đồng dân cư địa
phương, khuyến khích người dân địa phương sử dụng và nâng cao chất lượng dịch
vụ để hoạt động kinh doanh. Nhờ đó thu nhập của người dân địa phương được gia
tăng.
- Tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho địa phương nói riêng và nước làm
du lịch nói chung.
Phát triển dịch vụ du lịch phục vụ du khách là phương tiện tuyên truyền
quảng cáo hữu hiệu cho hàng hóa địa phương đến địa phương khác, hàng hóa nội
địa ra nước ngồi thơng qua du khách. Khách du lịch trong và ngồi nước được
làm quen tại chỗ với các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các dịch

vụ,… Một số mặt hàng và dịch vụ làm cho du khách hài lòng cả về chất lượng, giá
cả lẫn mẫu mã. Khi về đến địa phương hay đất nước của mình, khách du lịch sẽ
tuyên truyền, giới thiệu cho bạn bè, người thân và họ sẽ bắt đầu tìm kiếm các mặt
hàng và dịch vụ đó, nhiều khi chính bằng con đường đó sẽ giúp địa phương hay
nước làm du lịch có điều kiện xuất khẩu nhiều hơn hàng hóa.
- Tạo nên nét đặc trưng và tăng cường sự giao lưu văn hóa.
Hoạt động du lịch nói chung và dịch vụ du lịch cho du khách nói riêng phát
triển kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng, miền và với
quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng
thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư. Trong phạm vi quốc gia, dịch vụ du
lịch là phương thức góp phần tạo nên thương hiệu riêng và đồng thời hình thành
nên đặc trưng của mỗi vùng miền. Trên phạm vi thế giới, dịch vụ du lịch cho khách
quốc tế được coi là phương thức hữu hiệu xúc tiến quá trình giao lưu, trao đổi văn
hóa giữa các quốc gia và khu vực. Cụ thể, khách du lịch quốc tế đến thăm viếng
một đất nước sẽ được tiếp xúc và tìm hiểu phong tục, tập quán, truyền thống, thói
quen của đất nước họ đang du lịch, điểm tham quan và mua đồ lưu niệm. Đồng

16


thời, khách du lịch quốc tế cũng có cơ hội để giới thiệu về bản sắc văn hóa nước
mình khi đi du lịch sang các quốc gia khác.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH
TẠI BIỂN CỬA VIỆT, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Tổng quan về Cửa Việt
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thị trấn Cửa Việt là một đơn vị hành chính được thành lập theo Nghị định
số 103/CP của Chính phủ ngày 09/8/2005.
Thị trấn Cửa Việt nằm phía Đơng của huyện Gio Linh, phía Tây giáp xã Gio
Việt, phía Nam giáp huyện Triệu Phong, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Bắc giáp

xã Gio Hải. Có đường quốc lộ 9 nối dài chạy qua địa bàn thị trấn, nối với đường cơ
động ven biển đi qua cầu Cửa Việt và Cửa Tùng, có điều kiện phát triển kinh tế, xã
hội và liên quan đến quốc phòng an ninh. Thị trấn có tất cả 8 khu phố, trong đó có
1 khu phố chun sản xuất nơng nghiệp, 1 khu phố chuyên dịch vụ bãi tắm, còn lại
6 khu phố chuyên đánh bắt và chế biến thủy, hải sản,…
Cửa Việt nằm ở phía Đơng của tỉnh Quảng Trị, trọn vẹn trong khu vực nhiệt
đới ẩm gió mùa. Ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió
Tây nam khơ nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất
thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp khơng ít khó khăn. Do nằm
trọn vẹn trong nội chí tuyến Bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh
(tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12).
Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn là 734 ha, trong đó đất sản xuất nơng
nghiệp 210 ha, đất trồng rừng 190 ha, đồi cát 140 ha, đất khu dân cư 194 ha. Trên
địa bàn thị trấn có 1.376 hộ dân cư, 5.326 nhân khẩu. Nhìn chung, trong những
năm qua đời sống kinh tế của nhân dân Cửa Việt ngày một phát triển khá, thu nhập
bình quân năm 2006 là 5.200.000đ đến năm 2014 thu nhập bình quân tăng lên đến

17


22.000.000đ. Bộ mặt thị trấn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân ngày càng được nâng cao.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, những cư dân đầu tiên khi
đến định cư ở Cửa Việt đã lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo. Từ nền tảng ban
đầu, kinh tế thủ công, thương nghiệp cũng được chú trọng phát triển và chiếm giữ
một vị trí trong đời sống kinh tế cư dân Cửa Việt.
Vùng đất Cửa Việt có dân cư sinh sống từ khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào
đây dựng nghiệp. Những cư dân đầu tiên đến đây đã chú trọng phát triển nền nông
nghiệp, với đặc trưng cơ bản là trồng lúa nước cùng các loại nông sản thu hoạch

nhanh như khoai lang, ngơ, bầu, bí… Với kinh nghiệm truyền thống của mình, cư
dân gốc Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An) đến Cửa Việt đã phát triển một nền
kinh tế nông nghiệp toàn diện. Cây lúa được coi là cây trồng và sản phẩm trồng
trọt chủ yếu bên cạnh các cây ngắn ngày khác. Thông thường, cư dân Cửa Việt
canh tác theo hai vụ mùa Hè - Thu (tháng 4 - 5 gieo trồng và đến tháng 8 - 9 thu
hoạch) và Đông - Xuân (tháng 11 - 12 gieo trồng và đến tháng 3 - 4 thu hoạch).
Cùng với trồng trọt, cư dân Cửa Việt cịn kết hợp chăn ni các loại gia súc, gia
cầm như vịt, lợn, trâu, bò và các hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản.
Đặc biệt, với cửa biển rộng và lặng sóng, Cửa Việt đã sớm trở thành một
thương cảng lớn vào cuối thế kỉ XVI. Đại Nam thực lục viết về vấn đề này như
sau: Chúa ở trấn hơn 10 năm, chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân
dân đều yên cư lạc nghiệp, chợ khơng hai giá, khơng có trộm cướp. Thuyền buôn
các nước đến nhiều. Trấn trở nên một nơi đô hội lớn.
“Năm 1572, sau khi đánh thắng được quân Mạc do tướng Lập Bạo chỉ huy,
thu được 60 binh thuyền, thay vì bắt giết đám tù binh này, chúa Nguyễn Hoàng cho
họ lên ở Cồn Tiên, thuộc tổng Bái Ân, nay thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị,
lâp 36 phường để trồng tiêu, một mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của xứ Thuận Hóa.
18


Cùng với việc đầu tư nơng sản hàng hóa, chúa Nguyễn Hồng cịn phát triển
ngoại thương mà sự kiện thương nhân Nhật Bản có mặt bn bán tại vùng trấn
dinh của chúa tại Quảng Trị vào năm 1585 và các năm tiếp theo như đã nêu là một
minh chứng về sự tiên phong của chúa Tiên Nguyễn Hoàng nơi vùng đất mới trong
việc phát triển kinh tế hàng hóa. Tại khu vực Cửa Việt thuộc hạ lưu của hai nguồn
sông Thạch Hãn và sông Hiếu đã xuất hiện các thương cảng Mai Xá, nay thuộc xã
Gio Mai, huyện Gio Linh và Phó Hội, nay thuộc xã Triệu An, huyện Triệu Phong”
[21, tr. 81].
Đến giai đoạn chiếm đóng của thực dân Pháp và đặc biệt của đế quốc Mỹ,
Cửa Việt cùng Cửa Tùng trở thành nơi nghỉ dưỡng của binh lính Mỹ. Bởi sự chia

cắt đất nước và chiến tranh tàn phá liên tục nên nền kinh tế Cửa Việt trong giai
đoạn này vơ cùng trì trệ.
Từ khi thốt khỏi chiến tranh, Cửa Việt đã tích cực phát triển kinh tế và đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch về các
ngành thương mại và dịch vụ, giảm tỉ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
Trong những năm qua, cơ cấu nền kinh tế của thị trấn Cửa Việt đã thay đổi rõ rệt.
Theo thống kê của UBND thị trấn, cơ cấu nền kinh tế của thị trấn Cửa Việt năm
2014 như sau: nông nghiệp chiếm 6%; ngư nghiệp chiếm 42%; công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp chiếm 20%; thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 32%.
Về sản xuất nông - ngư nghiệp, thị trấn đã phát huy mọi lợi thế, tập trung
mọi nguồn lực trong nhân dân và kêu gọi đầu tư của nhà nước để tập trung nâng
cấp, đóng mới tàu thuyền. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có 140 chiếc thuyền cơng
suất 20.009 CV. Do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đánh bắt hiện đại, tìm kiếm
ngư trường mới xa bờ, bám biển dài ngày nên năng suất đánh bắt hải sản, thủy sản
tăng cao. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2014, ngư dân đã khai thác được 4.700 tấn hải
sản các loại, trong đó hải sản đưa đi xuất khẩu đạt 2.000 tấn. Đặc biệt, đội tàu xa
bờ có 24 chiếc tham gia đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, vừa sản xuất vừa đấu
19


tranh chủ quyền biên giới biển đảo. Bên cạnh đó, công tác nuôi trồng thủy sản
được quan tâm, các hộ dân đã tích cực mở rộng diện tích, có 9,2 ha ao hồ nuôi cá
nước ngọt trên đầm An Trung (khu phố 8); 1,2 ha nuôi tôm và ruộng lúa mùa đông
hàng năm thu được 18 - 20 tấn tôm cá, kết hợp sản xuất nơng nghiệp.
Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo, công tác tuyên truyền phổ biến kịp thời các tiến
bộ khoa học vào sản xuất, đưa tổng sản lượng nơng nghiệp có hạt lên 30 tạ/ha.
Chăn ni gia súc, gia cầm phát triển mạnh.
Về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trên địa bàn thị trấn hiện
nay có 106 cơ sở hoạt động. Nhìn chung, các cơ sở có hiệu quả và thu nhập khá,
thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đối thuận lợi, chất lượng sản phẩm luôn được

quan tâm nên đã mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là mua hấp sấy cá khô, chế biến
nước mắm,… Trong những năm qua đã giải quyết được việc làm tại chỗ cho
khoảng 500 lao động có thu nhập cao và ổn định, ước tính doanh thu lĩnh vực này
hàng năm khoảng 45 tỷ đồng.
Về phát triển thương mại - dịch vụ, mạng lưới kinh doanh dịch vụ trên địa
bàn thị trấn phát triển mạnh, có 40 quán ăn gần bãi tắm được xây dựng với tổng
kinh phí khoảng 1,6 tỷ đồng bằng vốn tự có và vốn vay ngân hàng Nơng nghiệp, có
140 cơ sở kinh doanh bn bán vừa và nhỏ, có 2 chợ hoạt động, doanh số bán ra
khoảng 52 tỷ đồng/năm. Công tác thu mua, chế biến thủy, hải sản được đẩy mạnh.
Trên địa bàn thị trấn có 14 cơ sở thu mua hải sản và 46 lò chế biến thủy hải sản.
Chế biến nước mắm, cá khơ góp phần ổn định giá cả, giải phóng nhanh đầu ra cho
tàu thuyền kịp thời ra biển đánh bắt, tạo việc làm cho nhiều lao động, đem lại thu
nhập ổn định.
Hiện nay, hệ thống điện, đường, trường, trạm ở Cửa Việt đã đầy đủ, đáp ứng
được nhu cầu làm việc và phục vụ nhân dân. Tất cả các khu phố đã có trung tâm
học tập cộng đồng, có cổng chào, sân bóng chuyền và sân bóng đá. Hiện nay đã
san ủi khn viên, chuẩn bị xây dựng sân khấu lễ hội với tổng vốn đầu tư 120 tỷ
20


đồng. Theo thống kê đến nay, tổng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
trên địa bàn thị trấn khoảng 9,5 tỷ đồng vào các hạng mục chợ, trường học, đường
vào chợ, khu dân cư,… Từ việc phát động xây dựng đời sống văn hóa, ý thức của
người dân được nâng cao, việc huy động nội lực trong nhân dân có nhiều chuyển
biến, các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng đều có sự tham gia giữa Nhà nước và
nhân dân, bộ mặt của thị trấn thay đổi tích cực rõ rệt.
2.1.3. Điều kiện văn hóa - dân cư
Do sự phát triển của nền thương mại quốc tế, ngay từ sớm Cửa Việt đã có
điều kiện tiếp xúc, tiếp nhận các giá trị văn hóa từ bên ngồi. Tuy dấu ấn để lại
khơng nhiều nhưng chính q trình này đã mang dấu ấn văn hóa của cộng đồng

người Nhật, người Ai Lao du nhập vào bản địa. Bên cạnh đó, trong dịng tiếp xúc
với phương Tây, Cửa Việt là một trong những địa phương có cửa ngõ tiếp nhận
Thiên Chúa giáo ở dải đất miền Trung.
Khi đến Cửa Việt, những cư dân đi theo chúa Nguyễn Hoàng mang theo hệ
thống những giá trị văn hóa của mình. Trong q trình sinh sống, họ bảo lưu khá
nguyên vẹn hệ thống tín ngưỡng truyền thống của người Việt như tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên trong gia đình và các nghi thức sinh hoạt truyền thống như: Tết
Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ, tết Thanh Minh,… Nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân
gian như hát bả trạo, bài chịi là hoạt động văn hóa tinh thần thường xun của cư
dân Cửa Việt. Bên cạnh đời sống văn hóa tinh thần, đời sống văn hóa vật chất của
cư dân Cửa Việt cũng đa dạng với nhiều đặc sản mang đậm hương vị từ nguồn lợi
biển dồi dào. Nghề làm nước mắm, cá khơ, mực khơ đã sớm hình thành. Chính
những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần tạo nên văn hóa đặc trưng địa phương
Cửa Việt, định hình bản sắc văn hóa do cư dân Cửa Việt tạo nên.
Trong năm 2014, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa được đẩy
mạnh tại Cửa Việt, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra rộng
khắp, xuất hiện nhiều tấm gương sáng điển hình tham gia xây dựng phong trào. Hệ
21


thống giáo dục cũng đã được quy hoạch cụ thể, rõ ràng, cơ sở vật chất được đầu tư
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phong trào xã hội học tập được phát triển sâu
rộng, công tác khuyến học khuyến tài được chú trọng. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi
chiếm 57%, khơng có học sinh bỏ học, trường Mầm non, trường Tiểu học đạt
chuẩn quốc gia mức độ 1. Cả 3 trường Mầm non, Tiểu học, THCS được Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Gio Linh xếp nằm trong nhóm trường dẫn đầu tồn
huyện.
Cơng tác vệ sinh mơi trường được quan tâm, hiện nay, trên địa bàn thị trấn
đã có xe của Công ty môi trường huyện Gio Linh thu gom rác thải, tuy nhiên, thị
trấn Cửa Việt thường xuyên phát động ban ngành đoàn thể và nhân dân các khu

phố thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh mơi trường xanh - sạch - đẹp. Đặc biệt, trong
các dịp lễ hội, các khu phố đều phát động toàn dân làm vệ sinh mơi trường, hình
thành nên nét đẹp văn minh đô thị.
Công tác đền ơn đáp nghĩa cũng đã được Đảng bộ và nhân dân Cửa Việt hết
sức quan tâm. Trong năm 2014, quỹ vì người nghèo đã thu được 31/32 triệu đồng
đạt 95%, xây dựng một nhà tình nghĩa trị giá 50 triệu đồng, 02 nhà tình thương 40
triệu đồng; chi và bảo trợ trẻ em tặng nhiều phần quà giá trị nhân các dịp lễ, tết.
Lưu giữ và tiếp tục phát triển những nét văn hóa đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng
của cư dân Cửa Việt, làm tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập
của vùng đất này.
2.2. Du lịch Cửa Việt
Trong những năm gần đây, nhận thức của các ngành, các cấp và của nhân
dân về phát triển du lịch đã được nâng cao. Nguồn lợi kinh tế mà ngành du lịch
đem lại cho các ngành kinh tế khác là hết sức to lớn và rõ nét hơn. Nó khơng chỉ là
động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo mà cịn có sức lan tỏa hỗ
trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Nhận thức rõ vai trò to lớn nguồn lợi kinh tế
mà ngành du lịch mang lại, các cấp chính quyền địa phương có nguồn tài nguyên
22


du lịch đều chọn hướng lấy du lịch làm ngành mũi nhọn cho địa phương mình.
Ngồi lợi ích về kinh tế, ngành du lịch còn mang lại cho nhân dân nhiều lợi ích
khác về mặt xã hội như: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, hạ tầng
được đầu tư, bảo vệ được cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống,…
Tính đến năm 2013, kế hoạch vốn phát triển cơ sở hạ tầng du lịch từ ngân
sách được giao cho tỉnh Quảng Trị là 17.114 triệu đồng. Trong đó bố trí 16.993
triệu đồng từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch để thực hiện
chuyển tiếp các cơng trình cơ sở hạ tầng du lịch và 122 triệu đồng từ vốn Ngân
sách tỉnh để thanh tốn trả nợ khối lượng hồn thành. Các hạng mục cơng trình
hồn thành bảo đảm chất lượng, tiến độ. Nguồn vốn trên được tập trung đầu tư các

cơng trình chuyển tiếp thuộc Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt, Khu dịch vụ - du lịch
dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt.
Theo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng
Trị đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: Bãi biển Cửa Việt sẽ là bãi biển
lớn nhất của Quảng Trị, nằm gần cảng Cửa Việt. Hạ tầng giao thông của bãi biển
này đã được đầu tư tương đối tốt. Với diện tích lớn, chất lượng bãi cát và nước
biển cao, khoảng cách chỉ từ 15km từ Đông Hà, đây sẽ là điểm đón khách du lịch
nghỉ dưỡng biển quan trọng của hàng lang kinh tế Đông - Tây. Như vậy, có thể
thấy được sự ưu tiên quan tâm đầu tư của chính quyền tỉnh đối với bãi biển Cửa
Việt.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch tại Cửa Việt vẫn chưa tương xứng
với sự đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn Cửa Việt chỉ có 1 resort, 9 khách sạn, nhà
nghỉ và gần 40 nhà hàng, quán ăn ven biển,… phục vụ khách. Đây có thể xem là
con số nghèo nàn so với tổng kinh phí đầu tư.
Bên cạnh đó, trong cơng tác đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất du lịch,
Cửa Việt chưa thực sự thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có
năng lực tài chính để đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng tổng hợp có quy mô lớn,
23


chất lượng cao. Phần lớn các dự án trong lĩnh vực phát triển hệ thống cơ sở vật
chất du lịch là các dự án xây dựng các khách sạn và cơ sở lưu trú quy mô vừa và
nhỏ. Cửa Việt cũng chưa thu hút được các dự án đầu tư xây dựng các cơng trình
vui chơi giải trí, hội nghị hội thảo có quy mơ lớn. Tiến độ triển khai xây dựng của
nhiều dự án xây dựng của các khu khách sạn dọc bãi biển cũng còn tương đối
chậm. Trong số 20 dự án hiện có tại khu vực trọng điểm phát triển du lịch biển đảo
Cửa Việt mới chỉ có 3 dự án hồn thành, 6 dự án đang xây dựng (phần lớn chưa đạt
tới 30% khối lượng công trình), 5 dự án đã hồn thành thủ tục nhưng chưa triển
khai và 6 dự án mới chỉ ở giai đoạn hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư.
Trong những năm tới, định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị ưu tiên

phát triển du lịch biển đảo, trong đó bãi tắm Cửa Việt là mục tiêu trọng điểm. Vì
vậy, địi hỏi sự chung tay vào cuộc của chính quyền, các nhà đầu tư và nhân dân để
du lịch Cửa Việt có thể cởi bỏ sự ảm đạm về phát triển du lịch và khốc lên mình
màu áo du lịch tươi sáng hơn.
2.3. Tình hình phát triển dịch vụ du lịch tại biển Cửa Việt
2.3.1. Dịch vụ lưu trú
Hiện nay, trên địa bàn thị trấn và bãi biển Cửa Việt có 1 resort và 9 khách
sạn hoạt động phục vụ du khách. Tại đây, có 1 resort và 9 khách sạn, nhà nghỉ.
Khách sạn có phịng rộng nhất lên đến 50m2 và khách sạn có diện tích phịng nhỏ
nhất 20m2. Các khách sạn ở đây được thiết kế đều hướng mặt ra biển, được trang bị
các trang thiết bị cao cấp, hiện đại phục vụ du khách. Nếu khơng có những biến
động mạnh mẽ trên thị trường du lịch thì trung bình một năm, khách sạn Hồng
Anh tại Cửa Việt có thể đón đến 7.000 lượt khách đến lưu trú, khách sạn Hồng Hà
có thể đón đến gần 6.500 lượt khách.
Cửa Việt có diện tích khơng lớn cho nên sự phân bố các dịch vụ có tính tập
trung cao. Các khách sạn, nhà nghỉ ở Cửa Việt hầu như đều trải dài trên con đường
ven biển và gần nhau. Khi phỏng vấn anh Nguyễn Hữu Huy (Đồng Nai), anh cho
24


×