Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN một số giải pháp giúp trẻ 5 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.27 KB, 14 trang )

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xun

a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Loan

- Ngày tháng năm sinh: 22 - 04 - 1987

Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Phú Xuân A

- Chức danh: Giáo viên – Tổ trưởng chun mơn.

- Trình độ chun mơn: Đại học.

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%.

b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Loan
1


c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến;
các thông tin cần được bảo mật.

- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn


ngữ mạch lạc”

- Lĩnh vực áp dụng: Phát triển ngôn ngữ

- Mô tả sáng kiến:

+ Về nội dung của sáng kiến:
Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem khi chúng ta giao tiếp với nhau mà
chỉ có cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, hành vi mà không có tiếng nói thì liệu rằng
những điều chúng ta muốn diễn đạt có thể hiện được hết hay khơng? Câu
trả lời chắc chắn là không. Vậy công cụ đắc lực nào để chúng ta thể hiện
được tất cả những gì mình nghĩ, những gì mình muốn chia sẻ, trao đổi hay
gắn kết tình cảm giữa người với người. Vâng khơng có gì thay thế được đó
chính là ngơn ngữ.

2


Khác với các cấp học khác, cấp học mầm non vừa chăm sóc vừa giáo
dục trẻ, trong đó vai trị của ngôn ngữ vô cùng quan trọng đối với giáo dục
trẻ thơ. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, việc phát triển ngôn ngữ tốt sẽ
giúp trẻ dễ dàng tiếp cận được với các mơn học. Ngơn ngữ nói, đọc, viết có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ. Vậy
phải làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngơn ngữ mạch lạc? Đó là điều tơi
ln trăn trở, suy nghĩ tìm ra những giải pháp, cách làm đẻ giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ mạch lạc của mình.

Do vậy tơi đã nghiên cứu và đưa ra: “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6
tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc” cụ thể như sau:


* Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ.
Như chúng ta đã biết: Trước khi làm bất cứ cơng việc gì chúng ta đều
phải vạch ra cho mình một kế hoạch hoạt động. Kế hoạch khả thi sẽ thúc
đẩy công việc tiến hành thuận lợi và kết quả mong đợi sẽ cao. Chính vì vậy
giải pháp đầu tiên tơi áp dụng đó là: Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn
3


ngữ mạch lạc cho trẻ của lớp mình phụ trách. Kế hoạch đi từ những vấn đề
chung mà trẻ cần phải đạt ở độ tuổi 5-6 tuổi, tôi chia nhỏ thành những vấn
đề cụ thể trẻ cần đạt được ở từng tháng, từng tuần và từng ngày. Nhờ có
việc xây dựng kế hoạch mà tất cả các công việc của tôi đều thực hiện bài
bản, không bị chồng chéo, kết quả mong đợi tôi đề ra cho trẻ đều đạt hiệu
quả cao.
* Giải pháp 2: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ
Mơi trường cho trẻ hoạt động có vai trị rất quan trọng đối với sự phát
triển của trẻ nói chung và phát triển ngơn ngữ mạch lạc nói riêng. Vì vậy,
để phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ, ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý
xây dựng mơi trường cho trẻ đặc biệt là “Góc thư viện”. Khu vực này có
các loại sách, tạp chí, truyện tranh, bộ tranh, các bộ sưu tập: Các con vật
được tôi làm băng rối tay, các con thú nhồi bông, các loại cây, lá, các loại
hạt, hoa, các loại ô tô hay đồ chơi… được bày trên giá, để trẻ dễ nhìn, đễ
lấy và dễ sử dụng, vừa tầm mắt, tầm với của trẻ. Ở đây trẻ có thể xem tranh

4


mô tả các đồ vật, kể về các con vật trong tranh hoặc cắt, dán để làm truyện
tranh theo chủ đề….

Qua việc tạo môi trường gần gũi, thân thiện với trẻ giáo viên gợi ý, tạo
điều kiện cho trẻ kể lại, trao đổi với nhau về những điều mà trẻ nhìn thấy,
hoặc kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển ngơn ngữ mạch lạc. Bên cạnh
đó tơi cịn xây dựng môi trường chữ viết ở tất cả các khu vực hoạt động
của trẻ trong và ngoài lớp. Từ bảng chủ đề đến các khu vực hoạt động góc,
từ các đồ chơi, đồ dùng của cô và trẻ tôi đều ghi lại bằng chữ cái. Nhằm
mục đích thơng qua đó giúp trẻ nhận ra các chữ cái đã học và làm quen với
chữ cái mới và giúp trẻ thấy được các chữ cái ghép lại với nhau tạo ra một
từ có nghĩa. Đây cũng là cách để giúp bước đầu có kiến thức học Tiếng
Việt ở lớp 1.
* Giải pháp 3: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua
các hoạt động hàng ngày.

5


Trẻ độ tuổi 5-6 tuổi vốn từ vẫn chưa nhiều, còn nhiều trẻ rụt rè trong
giao tiếp. Để giúp trẻ có thêm vốn từ và mạnh dạn trong giao tiếp tôi áp
dụng giải pháp này để rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ.
* Giờ đón trẻ: Trong giờ đón trẻ, khi trị chuyện với trẻ, tơi ln gần
gũi như người mẹ, người bạn, gợi hỏi trẻ tạo điều kiện để trẻ được nói,
được chia sẻ sự hiểu biết của bản thân. Qua đó, có thể cung cấp từ mới cho
trẻ, làm phong phú vốn từ và giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về nghĩa của
các từ. Đồng thời sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp với trẻ mọi
lúc, mọi nơi.
Ví dụ: Buổi sáng thứ 2 đầu tuần, tơi trị chuyện với trẻ, tơi đặt câu hỏi:
Ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật vừa rồi con được đi đâu? Mỗi trẻ sẽ kể về câu
chuyện của mình, trẻ được đi về nhà ông bà nội, trẻ được đi chợ cùng mẹ,
trẻ được đi chơi... Qua các câu chuyện của trẻ, trẻ vừa được bộc lộ cảm xúc
của mình, trẻ vừa mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với cô, vừa được làm giàu

thêm vốn từ mới bởi trẻ khơng chỉ được nghe câu chuyện của mình mà cịn
được biết về câu chuyện của bạn nữa.
6


* Trong giờ học: Trong q trình dạy trẻ, tơi còn trò chuyện với trẻ
qua tranh ảnh. Trò chuyện qua tranh không chỉ giúp trẻ phát triển về ngôn
ngữ mạch lạc mà còn giúp trẻ phát triển các kĩ năng quan sát, ghi nhớ có
chủ định, tư duy logic. Khi trị chuyện với trẻ tơi hướng dẫn trẻ cách quan
sát tranh, miêu tả những chi tiết trong tranh, cho trẻ sắp xếp thứ tự các bức
tranh và kể câu chuyện theo ý của mình.
Ví dụ: Trong chủ đề: “Thế giới thực vật” Cho trẻ xem tranh về các
loại hoa. Tôi đưa ra câu hỏi: Trong tranh có những loại hoa gì? Con hãy kể
về những loại hoa con nhìn thấy trong tranh?...
Bằng những câu hỏi gợi mở như vậy trẻ lớp tơi rất hào hứng quan sát
tranh và nói về những gì mình nhìn thấy. Mỗi trẻ mỗi ý kiến, tơi tổng hợp
các ý sau đó đưa ra nội dung chính cần cung cấp cho trẻ.
* Trong các hoạt động khác: Trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là
trẻ từ 5 - 6 nói riêng vừa hiếu động, tị mò, háo hức khám phá lại vừa nhạy
cảm với thái độ của người lớn trong quá trình giao tiếp với mình. Trong khi
đó, trẻ chưa hồn tồn phát triển đầy đủ về ngôn ngữ nên đôi khi không
7


biết diễn đạt suy nghĩ của mình, có khi diễn đạt sai hoặc khơng hiểu hết ý
của người lớn. Chính vì vậy, là giáo viên mầm non với kinh nghiệm nhiều
năm cơng tác, tơi ln tìm hiểu, nắm được đặc điểm tâm sinh lý và khả
năng giao tiếp của từng trẻ trong lớp để có thể định hướng cách thức giao
tiếp cũng như sử dụng phương tiện giao tiếp với trẻ sao cho phù hợp với
hoàn cảnh và nội dung giao tiếp.


Cơ gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ gọi tên bạn khác và tự xưng tên trong
quá trình giao tiếp.

Giáo viên làm mẫu các hành vi đúng trong giao tiếp và hướng dẫn trẻ
làm theo như: Nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ, khi được nhận quà, xin lỗi
khi mình làm sai....

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi như: Ở đâu? Con gì? Cái gì? Làm gì? Ai
đây?,… và trả lời câu hỏi của cô trong khi giao tiếp và tôi luôn kiên nhẫn
đợi trẻ trả lời câu hỏi của mình.

8


Luôn tạo cơ hội để trẻ được giao tiếp với các cô, các bác trong trường
và các bạn ở lớp khác để trẻ mạnh dạn, tự tin và tăng vốn từ cho trẻ.

Giải pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ mạch lạc:
Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc và đạt được khết quả như
mong đợi thì cơng tác phối hợp với phụ huynh đóng vai trị hết sức quan
trọng. Qua giờ đón, trả trẻ, những buổi họp phụ huynh, qua zalo của nhóm
lớp. Tơi ln trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Mời phụ huynh tham gia các tiết học ở lớp, các
hoạt động của trường, lớp để nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm
quan trọng cấp học mầm non nói chung và phát triển ngơn ngữ mạch lạc
cho trẻ nói riêng. Hiểu được ý nghĩa của mơn học, phụ huynh sẽ tạo mọi
điều kiện tốt nhất nhằm bồi dưỡng thêm trẻ ở nhà. Ở góc tuyên truyền:
“Phụ huynh cần biết” tôi dành riêng một mảng để tuyên truyền với phụ

huynh những nội dung của giờ học. Trao đổi về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ,
những bài thơ, những câu chuyện trong chủ đề chủ điểm với phụ huynh.
9


Để giúp trẻ phát triển tốt hơn nữa, tôi đã vận động phụ huynh mua thêm
sách báo chuyện tranh đọc cho trẻ nghe ở nhà, tập cho trẻ kể chuyện đọc
thơ, đóng kịch để giúp trẻ phát triển ngơn ngữ mạch lạc.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài sáng kiến của tơi có thể áp dụng rộng rãi, hiệu quả cao trong độ
tuổi trẻ 5-6 tuổi nói riêng và trẻ trong trường mầm non nói chung.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng tại nhóm lớp mình tơi đã đạt
được hiệu quả như sau:
* Đối với trẻ: Ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh, vốn từ tăng lên rõ rệt,
tỷ lệ khá giỏi đạt 98%, trẻ trả lời rõ ràng, nói trọn câu, biết thể hiện cử chỉ
khi kể chuyện, trẻ u thích mơn học hơn, thích chơi đóng kịch, đóng vai
theo chủ đề, trẻ nhập vai và thể hiện các nhân vật trong câu chuyện rất tốt.

10


* Đối với giáo viên: Giáo viên đã nắm chắc phương pháp, tự tin, linh
hoạt hơn trong các tiết dạy, nắm vững được đặc điểm tâm lý, tình hình của
từng trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp cho trẻ.
* Đối với phụ huynh: Từ những kết quả đã đạt được, bản thân tơi đã
tạo được lịng tin với phụ huynh, phụ huynh càng tin tưởng, yên tâm đưa
con đến trường. Qua đó phụ huynh rất quan tâm phấn khởi, thường xuyên
chăm lo, trao đổi với giáo viên về học lực của con mình.

- Các thơng tin cần được bảo mật: Giải pháp mới phổ biến rộng rãi
trong toàn ngành học.
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Về cơ sở vật chất: Nhà trường tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất cho
cô và trẻ hoạt động trong các tiết học như: phòng học kiên cố khang trang
sạch đẹp, đồ dùng đồ chơi đẹp hấp dẫn...
+ Về giáo viên: Giáo viên phải là người yêu nghề, mến trẻ luôn tâm
huyết với nghề, phải thật sự yêu thương và tôn trọng trẻ, phải biết kiềm
chế, kiên trì nhẫn nại, lấy tình cảm là yếu tố quan trọng nhất để giáo dục
11


trẻ. không ngừng học tập, sáng tạo và vươn lên để tìm tịi những cái hay cái
mới để dạy trẻ. Cho trẻ được trải nghiệm nhiều các hoạt động khám phá để
rút ra những bài học cho bản thân và nâng cao hiệu quả của sáng kiến
+ Về phụ huynh: Và một điều kiện khơng thể thiếu được đó sự nhiệt
tình, ủng hộ của các bậc phụ huynh. Phụ huynh cần quan tâm sát sao đến
con em mình hơn nữa, luôn phối hợp chặt chẽ với giáo viên để nuôi dạy trẻ
được tốt, giáo dục trẻ tại gia đình nhất là những kiến thức mà giáo viên trao
đổi hàng ngày nói chung và kiến thức để phát triển nâng cao hiệu quả của
chuyên đề nói riêng. Cùng nhau xây dựng một môi trường học tập cho trẻ
được gần gũi với thiên nhiên, với thế giới xung quanh được thu nhỏ ngay
trong khuân viên trường, lớp học của trẻ. Để trẻ phát triển toàn diện hơn.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ
quan:
Đề tài có thể áp dụng để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi
và đại trà cho tất cả các nhóm lớp trong trường mầm non có hiểu quả cao.

12



Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị hội đồng sáng kiến xem xét và
công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là
trung thực, đúng sự thật, khơng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người
khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.

Phú Xuân, ngày 19 tháng 02 năm 2021
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Nguyễn Thị Loan

13


14



×