Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SKKN một số giải pháp phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi, thông qua các trò chơi vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.36 KB, 13 trang )

Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Ái Vân
- Ngày tháng năm sinh: 11/02/1985

Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Phú Xuân A
- Chức danh: Phó hiệu trưởng
- Trình độ chun mơn: ĐHSP
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Ái Vân
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các
thông tin cần được bảo mật:

1


- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi, thông qua các trò chơi vận động”
- Lĩnh vực áp dụng: Phát triển thể chất.
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Thể chất của trẻ em lứa tuổi mầm non nói chung và của trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi nói riêng, đang trong q trình phát triển và hoàn thiện các chức năng sinh
học của cơ thể. Sự phát triển thể chất của trẻ được thể hiện ở các chỉ số phát
triển về chiều cao, về cân nặng và các tố chất vận động: Mạnh mẽ, nhanh nhẹn,


khéo léo, dẻo dai, bền bỉ... Để trẻ có sự phát triển về thể chất một cách tốt nhất,
thì việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động có ý nghĩa vơ cùng to lớn.
Hiện nay, trước sự hấp dẫn của các phương tiện công nghệ hiện đại và cha
mẹ của trẻ thì ngày càng bận rộn hơn, ít có thời gian quan tâm và chơi cùng con
cái,... nên những đứa trẻ của chúng ta đang dần “lười” vận động, chúng gần như
chỉ thích ngồi một chỗ để khám phá, tìm hiểu, giải trí qua ti vi, máy tính, điện
thoại... Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng của trẻ ngày càng được gia đình cung cấp
đầy đủ và thừa thãi hơn. Vì vậy, đã có rất nhiều những đứa trẻ gặp phải tình
2


trạng thừa cân, béo phì, vận động chậm chạp. Hay có những đứa trẻ thì lại được
cha mẹ chiều chuộng quá mức, nên chỉ ăn theo sở thích là những món ăn thiếu
dinh dưỡng, ít vận động, ít ra hoạt động ngồi trời,... lại gặp phải tình trạng
biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, vận động nhanh mệt mỏi, thường xuyên uể
oải, thiếu tập trung,...
Với thực trạng này, bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, tôi đã khắc
phục được bằng việc phối kết hợp với phụ huynh để chăm sóc và giáo dục trẻ
hàng ngày. Đồng thời, tơi đã thường xuyên tổ chức cho trẻ được tham gia các trò
chơi vận động khi trẻ ở trường. Với vốn kiến thức sẵn có và những kĩ năng
nghiệp vụ sư phạm, kết hợp với tình yêu thương đối với trẻ, bản thân tơi đã giúp
cho các con có sự phát triển tốt nhất về mặt thể chất.
Qua quá trình tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động, bản thân tôi đã
nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ, vì vậy tơi xin mạnh dạn được chia sẻ: “Một
số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát triển thể chất thơng qua các trị
chơi vận động” như sau:
Giải pháp 1: Tìm hiểu thật kĩ nhu cầu, hứng thú, khả năng, thế mạnh
của từng trẻ để tổ chức các trò chơi vận động phù hợp với trẻ:

3



Ngay khi nhận trẻ từ đầu năm học, tôi đã tiến hành tìm hiểu về trẻ và hồn
cảnh gia đình của từng trẻ thông qua việc trao đổi với phụ huynh học sinh, để có
định hướng chăm sóc, giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Qua việc trao đổi như vậy,
tơi đã hiểu rõ về đặc điểm cá tính của trẻ, những nhu cầu, hứng thú, khả năng
nổi trội cũng như thế mạnh của mỗi trẻ.
Sau khi tìm hiểu tơi đã khẳng định được, tất cả trẻ đều rất thích được tham
gia các trị chơi vận động. Trong đó những bé trai thường thích các trị chơi vận
động thơ như trị chơi: Đuổi bắt, leo thang, đá bóng,... Cịn phần lớn những bé
gái thích những trị chơi vận động tinh như: Cắp cua bỏ giỏ, làm con vật từ lá
cây, làm nơ, làm hoa từ ruy băng, in hình trên cát... Có một số trẻ có thể thực
hiện rất tốt các yêu cầu của các trò chơi cần chạy, nhảy, đuổi bắt... nhưng lại gặp
khó khăn khi thực hiện các trị chơi cần sự khéo léo, kiên trì... Cho nên, khi tổ
chức cho trẻ chơi, trước tiên tôi sẽ tôn trọng nhu cầu, sở thích của trẻ, sau đó tơi
sẽ dần dần lồng ghép, đan xen các trị chơi có tính chất tĩnh với các trị chơi có
tính chất động, các trị chơi vận động thơ với các trị chơi vận động tinh để trẻ có
sự phát triển cân đối, hài hòa nhất.
Giải pháp 2: Thiết kế, sưu tầm các trò chơi mới, lạ, phù hợp với điều
kiện thực tế của trường, lớp.
4


Trong trường mầm non nơi tôi đang công tác, mặc dù đã được cấp trên và
nhà trường trang bị khá đầy đủ về đồ dùng, dụng cụ cho trẻ chơi các trò chơi vận
động, song do sử dụng lâu ngày nên đã cũ, hỏng, trẻ khơng cịn hứng thú và có
nguy cơ mất an tồn. Do vậy tơi đã tự tìm kiếm, sưu tầm, tự làm các đồ chơi cho
trẻ chơi để đem đến sự mới lạ cho trẻ.
Chẳng hạn, tôi đã dùng những chiếc lốp xe hỏng để vẽ và trang trí thật đẹp,
hoặc tơi đã dán, ghép các hộp giấy cứng thành ngôi nhà, thành chuồng thỏ,

thành hang chuột…. để cho trẻ chơi nhảy bật, bò chui qua hang, ném bóng vào
hộp... Tơi thường xun vẽ các hình: Con sâu, đoàn tàu,... trên sân bằng phấn
yêu cầu trẻ ném trúng đích, nhảy đúng ơ,….
Hoặc tơi đã tận dụng những đồ dùng như bàn, ghế để tổ chức cho trẻ chơi.
Ví dụ như: Tơi đã xếp 8 chiếc bàn cạnh nhau để tạo thành một chiếc bàn lớn và
cho trẻ đứng xung quanh, giữa các trẻ có một khoảng cách nhất định và cho trẻ
chơi “lăn và bắt bóng”. Trẻ đặt bóng lên bàn và lăn cho bạn đối diện, bạn đối
diện cần bắt được bóng và lăn cho bạn tiếp theo, nếu bạn nào khơng bắt được
bóng ở trên bàn mà để bóng bị rơi xuống đất sẽ bị thua cuộc.

5


Hay tơi đã tìm kiếm, sưu tầm những viên sỏi, cuội có hình dáng đẹp để cho
trẻ cùng vẽ tranh, cùng làm đồ chơi từ đá cuội, hoặc chơi sắp xếp các viên đá
cuội chồng lên nhau, tạo thành hình tháp, hình lâu đài... Để rèn luyện sự khéo
léo của đơi tay, rèn tính kiên trì, tỉ mỉ, phát huy trí tưởng tượng cho trẻ.
Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch, tổ chức cho trẻ được tham gia các trò
chơi vận động một cách hiệu quả:
* Đối với các trò chơi vận động tổ chức cho trẻ chơi theo lớp:
Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng, thế mạnh của trẻ, tôi đã sưu tầm,
sáng tạo ra một “bộ sưu tập” những trị chơi vận động mà trẻ u thích nhất. Sau
đó tơi xây dựng kế hoạch theo tháng, theo tuần, theo ngày để tích hợp vào từng
hoạt động một cách thật cụ thể, chi tiết.
Ví dụ: Trị chơi “Tìm bạn thân”, trò chơi “Nhớ tên của bạn”, trò chơi
“Truyền tin”.... tôi sẽ cho trẻ chơi trong chủ đề “Trường Mầm non của bé”. Đối
với chủ đề “Bản thân” tôi cho trẻ chơi các trò chơi “Đầu, vai, đầu gối và ngón
chân”, trị chơi “Pha nước cam”, trị chơi “Chạy tiếp sức”, trò chơi “Chán, cằm,
tai”... Đối với chủ đề “Nghề nghiệp” tơi cho trẻ chơi trị chơi “Kéo cưa lừa xẻ”,
trò chơi “Chuyển hàng về kho”, trò chơi “Sút bóng vào gơn”, trị chơi “Đua

6


thuyền”... Các trị chơi sẽ được tích hợp, đan cài vào trong các hoạt động trong
ngày của trẻ một cách hợp lý nhất.
Sau khi cho trẻ chơi, mỗi một ngày tôi đều ghi chép lại kết quả chơi và sự
tiến bộ của từng trẻ trong ngày, từ đó tơi sẽ có sự điều chỉnh sao cho hợp lý nhất.
Chẳng hạn đối với những trị chơi tơi nhận thấy trẻ chơi đơn giản quá, không
phát huy được hết khả năng của trẻ, ngày hôm sau tôi sẽ điều chỉnh lại luật chơi,
cách chơi sao cho trẻ có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình.
* Đối với các trị chơi vận động tổ chức cho trẻ được giao lưu với các
lớp khác có cùng độ tuổi:
Để trẻ có thể phát huy được tinh thần đoàn kết tập thể, phát huy được sự cố
gắng và nỗ lực hết mình thì việc cho trẻ được giao lưu các trò chơi vận động với
bạn cùng trang lứa ở nhóm lớp khác là vơ cùng hiệu quả. Chính vì thế, sau khi
xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và bộ phận chuyên môn, tôi đã
mạnh dạn xây dựng kế hoạch giao lưu các trò chơi vận động theo từng tháng để
các lớp 5 tuổi được giao lưu với nhau. Thời gian tổ chức cho trẻ giao lưu là vào
hoạt động ngồi trời của 1 ngày trong tháng. Có thể cho trẻ của 2 lớp hoặc 3 lớp
giao lưu với nhau, với các trò chơi như: “Ném vòng cổ chai”, “Kéo co”,

7


“Chuyền bóng”, “Lùa vịt về chuồng”... Mỗi buổi chơi có thể cho trẻ chơi từ 3 - 4
trò chơi và đảm bảo nguyên tắc động, tĩnh.
Tôi cũng đã mạnh dạn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức
cho trẻ được tham gia “Ngày hội thể thao của bé” với sự chung vui, góp sức của
tất cả trẻ trong nhà trường và phụ huynh học sinh có điều kiện về thời gian. Qua
đó chúng tơi đã tạo cho trẻ và phụ huynh học sinh, có được những cảm xúc hào

hứng, tích cực và phong trào rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
Giải pháp 4: Áp dụng phương pháp động viên, khích lệ và thể hiện sự
tin tưởng vào khả năng của trẻ:
Trẻ em rất thích và rất cần được khích lệ, động viên. Giải pháp này không
chỉ khiến trẻ cảm thấy vui vẻ, tự tin mà còn là động lực để trẻ cố gắng. Khi được
động viên, khích lệ trẻ sẽ khẳng định được những cách làm của mình như vậy là
đúng, trẻ sẽ tự tin thể hiện khả năng, thế mạnh của bản thân.
Cách thức để tôi động viên, khích lệ khi trẻ tham gia các trị chơi vận động
rất phong phú. Có thể chỉ là “cái” gật đầu, mỉm cười của tôi, hay tràng pháo tay
của các bạn và cũng có thể là những món q nhỏ (Trích quỹ lớp để mua) dành
tặng cho đội chiến thắng. Đối với trẻ lớp tơi, khi trẻ chơi dù trẻ có bị thua cuộc,
8


nhưng đều có những lí do tơi để khích lệ trẻ. Chẳng hạn, dù trẻ có kết quả chơi
khơng bằng bạn, nhưng trẻ đã có nhiều cố gắng và tiến bộ hơn buổi trước như
vậy cũng đủ điều kiện để được “cô khen”. Tuyệt đối trong hoạt động vui chơi,
tôi không bao giờ “chê” trẻ. Tôi luôn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng của trẻ.
Tôi thường xuyên sử dụng những câu hỏi và câu nói như: “Con có tin là con sẽ
thực hiện được không? Cô rất tin (cô tin chắc) con sẽ làm tốt hơn thế”... Qua trải
nghiệm điều này tôi cảm nhận được sự “màu nhiệm” của những câu nói đó và
tơi đã coi đó như những cách thức hữu hiệu để khích lệ trẻ hàng ngày.
Trên đây là “Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát triển thể
chất thông qua các trị chơi vận động” mà bản thân tơi đã áp dụng và đã đạt
được hiệu quả tốt.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Các giải pháp nêu trên đã được áp dụng tại lớp 5 tuổi A trường Mầm non
Sơn Lơi và đã đem lại nhiều lợi ích rõ rệt. Các biện pháp đó cịn có thể áp dụng
cho tất cả các lớp 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non trong toàn tỉnh.
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng giải pháp theo ý kiến của tác

giả: + So sánh lợi ích thu được:
9


* Kết quả khảo sát về chất lượng của trẻ lớp 5 tuổi A trước khi áp dụng giải
pháp:

Nội dung khảo sát
TS

Trẻ có cân nặng,

Trẻ hứng thú và
Trẻ nhanh nhẹn,

HS

Trẻ khéo léo, dẻo

chiều cao PTBT

biết đoàn kết với
mạnh mẽ

dai, bền bỉ

theo lứa tuổi
Đ
30


bạn chơi



Đ



Đ



Đ



SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

5

0

15

50

14

47


16

53

16

53

14

47

15

50

15

50

* Kết quả đạt được sau khi áp dụng giải pháp (từ tháng 8 năm 2020 đến
tháng 12 năm 2020), theo sự đánh giá của Hội đồng sư phạm nhà trường và phụ
huynh học sinh:

Nội dung khảo sát
TS

Trẻ có cân nặng,

Trẻ hứng thú và

Trẻ nhanh nhẹn,

HS

Trẻ khéo léo, dẻo

chiều cao PTBT

biết đoàn kết với
mạnh mẽ

dai, bền bỉ

theo lứa tuổi
Đ
30

bạn chơi



Đ



Đ



Đ




SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

30

100

0

0

30

100

0

0

29

96,7

01

3,3

30


100

0

0

+ Mang lại hiệu quả kinh tế: Các giải pháp trên đã giúp nâng cao chất
lượng hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ, giảm được rất nhiều chi phí

10


trong việc mua sắm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hàng ngày.
Đồng thời, giúp phụ huynh học sinh giảm bớt chi phí, khi khơng phải thường
xun cho trẻ đến chơi tại các khu vui chơi giải trí...
+ Mang lại lợi ích xã hội: Các giải pháp trên đã góp phần giúp phụ huynh
học sinh và cộng đồng, hiểu rõ hơn về vai trò của bậc học Mầm non đối với sự
phát triển của trẻ. Huy động được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của cộng đồng
trong việc tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Cải
thiện và nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, tạo điều
kiện cho trẻ khám phá, trải nghiệm tích cực, chủ động và sáng tạo...
- Các thông tin cần được bảo mật: Khơng có
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trường học đảm bảo diện tích theo quy định trong điều lệ trường Mầm
non
- Chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của bậc học Mầm non.
- Giáo viên khỏe mạnh, tác phong chuẩn mực, có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ vững vàng.

11


- u nghề, mến trẻ, tận tình, chu đáo. Có tinh thần trách nhiệm cao trong
cơng việc.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt.
- Nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm
“Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
- Trẻ có cùng độ tuổi, khỏe mạnh. Tâm sinh lý phát triển bình thường theo
lứa tuổi.
- Phụ huynh học sinh cho con em đến lớp đầy đủ.
đ) Những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Tập
thể giáo viên, hội PHHS của lớp và của nhà trường.
Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hồn tồn
chịu trách nhiệm về thơng tin đã nêu trong đơn

Phú Xuân, ngày 18 tháng 02 năm 2021
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

12


Ng
uyễn Thị Ái Vân

13




×