SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY
BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2019- 2020
TÊN SÁNG KIẾN:
TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA NGUYỄN MINH
CHÂU TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI, THI PHÁP THỜI ĐẠI VÀ PHONG
CÁCH TÁC GIẢ QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TIÊU BIỂU
Giáo viên: 1. Vũ Thị Yến
2. Lê Trâm Anh
Đơn vị công tác: Tổ Ngữ văn
Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Ninh Bình, tháng 5 năm 2020
1
BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2019 - 2020
I. Tên sáng kiến
TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA NGUYỄN
MINH CHÂU TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI, THI PHÁP THỜI ĐẠI VÀ PHONG
CÁCH TÁC GIẢ QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TIÊU BIỂU
II. Đồng tác giả sáng kiến
1. Vũ Thị Yến
Chức danh: Giáo viên
Đơn vị công tác : trường THPT chun Lương Văn Tụy
Trình độ chun mơn : Thạc sỹ Ngữ văn
Email:
Số điện thoại: 01689445274
2. Lê Trâm Anh
Chức danh: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Trình độ chun mơn : Thạc sĩ Ngữ văn
Email:
Số điện thoại: 0984961912
2
1. Giải pháp cũ thường làm
Trước đây, khi đọc hiểu văn bản văn học, đơi khi chúng ta chỉ tìm hiểu khái quát
đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Vì vậy, những lớp trầm tích ý
nghĩa và nhiều phương diện nghệ thuật của tác phẩm chưa được phát lộ. Cùng với
bước tiến của lý luận văn học, khi phân tích tác phẩm tự sự hiện đại theo đặc trưng
thể loại, chúng ta phải đi sâu tìm hiểu tình huống truyện, kết cấu, giọng điệu trần
thuật, ngơn ngữ … và nhân vật. Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở trường
THPT, chúng tôi thấy một nhược điểm phổ biến là nhiều bài viết của học sinh
thường khá hời hợt, rơi vào cảm nhận chung chung về cốt truyện, xa rời văn bản và
những hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm. Như vậy, khi không chú ý
phân tích hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự, cả bài giảng của giáo viên và
bài luận của học sinh đều không đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt khi đọc hiểu những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Bến
quê, Chiếc thuyền ngoài xa,…), học sinh chưa khái quát lên được những cách tân
của nhà văn trong quan niệm nghệ thuật về con người và nghệ thuật xây dựng nhân
vật, so với giai đoạn trước 1975. Đây là một thiếu xót lớn, khiến cho các em khơng
đánh giá được chân xác nỗ lực của Nguyễn Minh Châu với tư cách là "người mở
đường tinh anh và tài năng" của nền văn học đổi mới.
2. Giải pháp mới cải tiến
Hình tượng nhân vật là linh hồn của truyện ngắn, là một trong những yếu tố
quan trọng bậc nhất cấu thành tác phẩm tự sự. Nhân vật là phương tiện để nhà văn
phản ánh hiện thực và thể hiện tư tưởng tình cảm của mình, "là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan". Vì vậy, khi phân tích tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể
loại, khám phá được những hình tượng nhân vật trung tâm, là chúng ta đã có trong
tay chìa khóa để mở ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
3
Trong quá trình thực hành làm văn của học sinh, những bài viết biết khai
thác nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật thường mới mẻ, sâu sắc, thể
hiện sự sáng tạo riêng của các em. Vì mỗi nhân vật được ví như là mạch máu của
tác phẩm.
Trong những năm gần đây, xu hướng ra đề trong các kì thi tốt nghiệp THPT,
thi Đại học, Cao đẳng, thi HSG các cấp… thường xuất hiện những câu hỏi về hình
tượng nhân vật. Đặc biệt, Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là một trong những
gương mặt tiêu biểu nhất của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Ba mươi năm cầm
bút, từ truyện ngắn đầu tay đến Phiên chợ Giát - "bản di chúc nghệ thuật cuối
cùng", Nguyễn Minh Châu đã chiếm một vị trí khơng thể thay thế trong nền văn
học Việt Nam hiện đại. Ông "là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn
xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng
sau này".
Từ những lí do trên, chúng tơi thấy việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân
vật của Nguyễn Minh Châu nhìn từ đặc trưng thể loại, thi pháp thời đại và phong
cách tác giả, qua một số truyện ngắn tiêu biểu có ý nghĩa quan thiết.
IV. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
Là một giáo viên dạy văn cấp THPT, tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Nguyễn Minh Châu nhìn từ đặc trưng thể loại, thi pháp thời đại và phong cách tác
giả, cũng là một cách người viết tự học, tự nâng cao trình độ chun mơn nghiệp
vụ. Hơn nữa, chúng tôi mong muốn qua đề tài này sẽ giúp học sinh tìm được một
con đường đi hiệu quả, để khám phá thế giới nghệ thuật phong phú trong những
truyện ngắn đặc sắc của các nhà văn lớn; rèn luyện được kỹ năng làm bài văn nghị
luận – một dạng đề trọng tâm trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT, một
cách tốt nhất. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người viết được trao đổi với đồng
nghiệp về một vấn đề quan trọng trong đặc trưng của thể loại truyện ngắn.
4
Hơn nữa, các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu được chọn lọc giảng dạy
ở lớp 9 và lớp 12 đều là những tác phẩm xuất sắc. Trong xu hướng đổi mới của
giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh, đây vẫn là những tác phẩm có
giá trị vững bền, góp phần khơng nhỏ trong việc bồi đắp tâm hồn, hoàn thiện nhân
cách cho học sinh biết sống yêu thương, nhân ái, hoà nhập cùng cộng đồng, nhận
biết và trân trọng giữ gìn những giá trị đích thực của cuộc sống. Đây cũng là những
tác phẩm thuộc trọng tâm kiến thức để ôn thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi các
cấp…
Chúng tôi đã vận dụng sáng kiến này để ôn thi tốt nghiệp THPT, luyện thi đại học,
ôn thi học sinh giỏi tỉnh, thi Ôlimpic Đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ, bồi dưỡng
học sinh giỏi Quốc gia… và đã đạt được những kết quả khả quan.
V. Thời gian áp dụng:
Các năm học : 2010 - 2011; 2011 - 2012; 2012 - 2013; 2013 - 2014; 2014 - 2015,
2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 – 2018, 2018 – 2019, 2019 - 2020.
Cụ thể :
Năm học
Kết quả
Thi HSG tỉnh
Thi HSG Khu vực Thi HSG Quốc gia Thi ĐH
ĐBDH và BB
2010-2011
Lớp 12 Văn :
6/6 HS đạt giải (2
11 giải (1 nhất,
nhì, 1 ba, 2 khuyến
4 nhì, 6 ba )
2011-2012
khích
Lớp 10 Văn: 3/3 hs
đạt giải (2 Ba, 1
2012-2013
khuyến khích)
Lớp 10 Văn: 3/3 hs
đạt giải (1 nhì, 2
ba.)
5
Điểm
TB
mơn Văn đạt
7,87
2013-2014
2014-2015
Lớp 11 và 12 Lớp 11 Văn :3/3 hs 3/6 hs đạt giải (3 Điểm
Văn : 15 giải đạt giải (2 nhất, 1 giải ba )
môn văn đạt
( 1 nhất, 8 nhì, ba )
7,81
6 ba)
Lớp 12 Văn:
Đạt 5/6 hs đạtgiải
15 giải (7 giải
(2 nhì, 2 ba, 1
nhì, 8 giải ba)
khuyến khích)
2015-2016
Lớp 10 Văn: 3/3 hs
đạt giải (1 Ba, 2
2016-2017
khuyến khích)
Lớp 11Văn : Lớp 10 Văn: 3/3 hs 1
HS
đạt
giải
15 giải (3 nhì, đạt giải (1 Ba, 2 khuyến khích
5 Ba, 7 khuyến khuyến khích)
2017-2018
khích)
Lớp 12 Văn:
17 giải (1 nhất,
4 giải nhì, 5
giải
ba,
7
khuyến khích)
Năm
học
Lớp 10 Văn: 6/6 hs
2018
-
đạt giải (2 huy
2019
chương
bạc,
1
khuyến khích)
Năm
học
2019
-
TB
Lớp 11 Văn: 1 nhì,
1
2020
ba,
khích
VI. Điều kiện và khả năng áp dụng
6
1
khuyến
Nội dung sáng kiến này có thể vận dụng rộng rãi trong quá trình dạy và học
ở các bậc: THCS, THPT…. Các thầy cơ giáo và học sinh có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo, hội thảo chuyên đề; vận dụng tài liệu trong quá trình dạy học ở các
cấp… để đạt hiệu quả thiết thực, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng
phát triển năng lực học sinh hiện nay
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
Tác giả sáng kiến
Vũ Thị Yến
Lê Trâm Anh
7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐẶC TRƯNG TRUYỆN VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
1. Khái niệm truyện ngắn
Văn học phản ánh cuộc sống qua các phương thức chủ yếu: tự sự, trữ tình và
kịch. Truyện thuộc phương thức tự sự. Theo "Từ điển thuật ngữ văn học": Truyện
ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xi, phản ánh cuộc
sống trong tính khách quan của nó thơng qua con người, hành vi và các sự kiện.
Truyện ngắn đề cập đến hầu hết các phương diện của đời sống con người và xh.
Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng.
2. Nhân vật
2.1. Khái niệm
"Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng
phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kĩ hay sơ lược,
sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng
lúc, giữ vai trị quan trọng nhiều, ít hoặc khơng ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác
phẩm" (1)
2.2. Các phương diện xây dựng nhân vật
Trong tác phẩm tự sự, nhân vật thường được biểu hiện qua các phương diện
sau:
Ngoại hình (Chị Dậu: người đàn bà đẹp như một bông sen dã ngoại, Chí
Phèo: khn mặt vằn dọc vằn ngang khơng biết bao nhiêu là sẹo, đầu trọc lốc, răng
cạo trắng hớn, mắt gườm gườm, quần nái đen, áo tây vàng…)
8
Hành động: là những việc làm của nhân vật, bộc lộ tính cách hay đánh dấu sự thay
đổi tính cách của nhân vật. Chẳng hạn với Chí Phèo là những hành động: Chửi,
say, ăn vạ, đến với Thị Nở, đòi lương thiện, giết Bá Kiến, tự sát.)
Nội tâm nhân vật: nhà văn có tài là người khai thác được "con người bên
trong con người", người ta gọi là “phép biện chứng tâm hồn”: diễn biến tâm trạng
của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở, tâm trạng chờ tàu của chị em Liên…
Ngơn ngữ: mỗi nhân vật thường có cách nói riêng, bởi đó là sự bộc lộ trực
tiếp của tâm hồn, tính cách (Chí Phèo: tiếng chửi, những lời nói tỏ tình với Thị Nở,
tiếng nói địi lương thiện,…)
Mối quan hệ giữa các nhân vật và giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh.
Các mối quan hệ này bộc lộ địa vị, tính cách, và số phận của nhân vật (Chí Phèo
quan hệ với Bá Kiến, với Thị Nở, với hoàn cảnh xã hội của làng Vũ Đại,…)
Các phương diện này có mối quan hệ biện chứng với nhau, góp phần kiến
tạo nên hình tượng nhân vật sống động.
2.3. Ý nghĩa, vai trò của nhân vật:
Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tác phẩm tự sự. Hình tượng
nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực, và ký thác tâm tư,
tình cảm của mình. Nhân vật là “con đẻ tinh thần của nhà văn”. Trong "Chữ người
tử tù, Huấn Cao là nhân vật lý tưởng của nhà văn Nguyễn Tuân, kết tinh quan niệm
của ông về cái đẹp, về người nghệ sĩ, và độc giả. Nguyễn Tuân muốn khẳng định
rằng: Trên cõi đời này khơng chỉ có quyền lực của nhà tù, mà cịn có quyền uy của
cái đẹp. Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa, cái đẹp “cứu nhân thế” – Cái đẹp của
nhân cách, của tài hoa, của khí phách và thiên lương con người. Đồng thời tác giả
cũng thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về người nghệ sĩ: Người nghệ sĩ khơng
chỉ có tài mà phải có cái tâm trong sáng, dạt dào tình yêu thương con người. Khi
9
cái tâm và cái tài cùng thăng hoa, người nghệ sĩ sẽ để lại cho đời những tác phẩm
nghệ thuật bất hủ, có khả năng hướng thiện và cứu con người thoát khỏi con
đường lầm lạc và tội lỗi. Đồng thời, qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân cũng đặt ra
yêu cầu đối với người tiếp nhận: Phải sống trong sạch, sống lương thiện mới có
thể đến với nghệ thuật, đến với cái đẹp. Trước khi là một nghệ sĩ phải là một con
người chân chính, có nhân cách cao đẹp.
Tuy vậy, nhân vật không chỉ là cái loa phát ngôn cho tư tưởng của tác giả,
mà nó vẫn có đời sống riêng, mà nhà văn khơng thể áp đặt. Đó là hình tượng
"nhân vật nổi loạn” (Nhân vật vận động vượt ra khỏi ý đồ ban đầu của tác giả:
Nguyên Hồng đã khóc nức nở khi Gái đen chết hồn tồn khác với dự kiến ban đầu
của ơng, Lép Tơnxtơi cảm thấy bất ngờ khi nhân vật An-na Ka-rê-ni-na của ông lao
đầu vào xe tự tử… )
2.4. Các loại hình nhân vật
Từ những góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu
loại khác nhau: Dựa vào vị trí đối vớ nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm,
nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Dựa vào đặc
điểm của tính cách, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, nhân vật văn học được
chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Dựa vào thể loại văn học, ta
có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch. Dựa vào cấu trúc hình tượng,
nhân vật được chia thành nhân vật chức năng (hay mặt nạ), nhân vật loại
hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng,… Nhân vật chức năng: được hư cấu để
đảm nhận một chức năng nào đó (Bụt, tiên: chuyên giúp đỡ các nhân vật thiện,…).
Nhân vật lý tưởng Huấn Cao (kết tinh vẻ đẹp của khí phách anh hùng, thiên lương
trong sáng và nghệ sĩ tài hoa). Nhân vật tư tưởng: Hộ (Đời thừa), Hồng (Đơi mắt),
Nhĩ (Bến q) … Đây là những nhân vật được xây dựng nên để minh họa cho một
quan điểm, tư tưởng nào đó của nhà văn, hoặc thể hiện tinh thần của thời đại.
10
Cần lưu ý rằng mọi sự phân chia đều mang tính chất rất tương đối. Các nhân
vật văn học cụ thể trong thực tế văn học hết sức đa dạng, sự phân chia trên chỉ
nhằm nhấn mạnh đặc trưng cơ bản, phục vụ một yêu cầu nghiên cứu nhất định,
xuất phát từ một trong nhiều góc độ tiếp cận các nhận vật văn học. Chúng ta cần
linh hoạt khi khảo sát một nhân vật văn học cụ thể.
CHƯƠNG II: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGĂN CỦA NGUYỄN MINH
CHÂU
1. Trước năm 1975 - Nguyễn Minh Châu xây dựng những nhân vật lý tưởng
Do đặc điểm của văn học cách mạng 1945 - 1975 mang đậm khuynh hướng
sử thi và cảm hứng lãng mạn, nên nhân vật trong văn học thời chiến thường tỏa
sáng phẩm chất yêu nước, anh hùng cách mạng. Qua bút pháp lãng mạn kết hợp
với sử thi, nhân vật hiện lên là những con người công dân với vẻ đẹp lý tưởng.
"Mảnh trăng cuối rừng" là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Minh
Châu trước 1975. Truyện ngắn được mệnh danh là "trang thơ bằng văn xuôi". Chất
thơ lãng mạn ấy kết tinh đậm nét ở hình tượng nhân vật Nguyệt - Nhân vật mang
vẻ đẹp lý tưởng từ ngoại hình đến tâm hồn. Nhà văn đã đặt Nguyệt vào tình huống
truyện đặc sắc, thú vị để vẻ đẹp của Nguyệt được Lãm khám phá trong tình yêu mê
muội, lẫn cảm phục: Cuộc gặp gỡ của hai người yêu nhau mà chưa một lần gặp
mặt, nhưng lại vơ tình đi trên một chuyến xe, cùng đến một điểm hẹn mà không hề
hay biết. Và đường ra tiền tuyến, cũng chính là đường đến với tình u. Nguyệt
hồn nhiên bộc lộ mình: xinh đẹp, dũng cảm, tình nghĩa. Lãm quan sát Nguyệt bằng
con mắt tò mò, và trái tim mơ hồ đoán định nhưng chưa chắc chắn.
Ngay từ tên gọi - Nguyệt (là trăng) đã gợi lên một vẻ đẹp thi vị lãng mạn. Và
quả thực, Nguyệt cũng đẹp như một vầng trăng. Nhà văn đã rất tinh tế khi không
11
để cho Nguyệt xuất hiện ngay từ đầu với tất cả vẻ đẹp từ nhan sắc đến tâm hồn, mà
vẻ đẹp của cô từ từ hé lộ qua sự quan sát và cảm nhận của người lính lái xe tên
Lãm. Ca dao có câu: "Người thanh tiếng nói cũng thanh". Nguyệt gây ấn tượng
cho người đọc từ giọng nói trong trẻo, bình tĩnh, lại cứng cỏi, có phần bạo dạn.
Nguyệt là cơ gái vừa nữ tính, vừa đầy mạnh mẽ, bản lĩnh.
Với người phụ nữ, cái để làm quen là nhan sắc. Quả thực, Nguyệt đã làm
xao động tâm hồn Lãm với đơi gót chân hồng hồng sạch sẽ. Vẻ đẹp mát mẻ như
sương núi, nhẹ nhàng, thanh thoát với chiếc nón trắng. Nguyệt trở nên lộng lẫy khi
được lồng vào bóng trăng. Mái tóc ánh lên dày, thơm ngát, trẻ trung. Khuôn mặt
tươi mát - vẻ đẹp của một công chúa giữa rừng xanh. Quả đúng là "vẻ đẹp
không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ, mà ở trong mắt của kẻ si tình."
Ngay từ hình ảnh đầu tiên, Nguyệt đã làm xao động trái tim chàng trai với vẻ đẹp
thanh nhã, quyến rũ, đầy nữ tính.
Nguyệt càng lúc càng khiến Lãm phải nể phục trong vẻ đẹp tâm hồn. Cô
hiện lên là một nữ thanh niên xung phong rất dũng cảm. Rời ghế nhà trường đi
theo tiếng gọi của Tổ quốc, Nguyệt dày dạn kinh nghiệm, bình tĩnh, tự tin dẫn
đường cho xe Lãm vượt qua đạn bom ác liệt. Giữa lúc đạn 20 li bắn rát mặt, cái
chết có thể ập đến bất cứ lúc nào, nhưng cô gái trẻ đẹp ấy vẫn kiên cường làm cọc
tiêu sống dẫn đường cho xe chạy. Cô bất chấp tính mạng để nhường phần sống cho
đồng đội. Khi giặc bắn bom tọa độ, Nguyệt đẩy Lãm vào giao thơng hào. Lịng
dũng cảm và đức hy sinh qn mình là phẩm chất cao đẹp ở Nguyệt. Giọng nói
trong trẻo của cô gái nhỏ bé ấy như một nốt nhạc giữa sự gầm rú của chiến tranh ác
liệt. Đó là nốt nhạc của tuổi trẻ, của sự sống mà bom đạn của kẻ thù không thể tàn
phá. Khi bị thương, khuôn mặt Nguyệt hơi tái, nhưng vẫn tươi tỉnh, xinh đẹp, say
đắm lòng người. Tuy tả Nguyệt bị thương, nhưng nhà văn không nhấn mạnh sự đau
đớn, mất mát, mà tô đậm vẻ đẹp lý tưởng, lộng lẫy, vượt lên trên sự khốc liệt của
12
hiện thực, với khuôn mặt thanh xuân, tươi trẻ, như chưa hề trải qua một trận bom
tọa độ ác liệt như thế bao giờ.
Đến lúc này, trong lòng Lãm "dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê
muội, lẫn cảm phục". Nguyệt hiện lên đẹp hơn bao giờ hết trong tình u lứa đơi
quyện hịa với lý tưởng của tình yêu đất nước. Dù chưa một lần gặp mặt, dù chỉ
mới biết Lãm qua những lá thư và qua lời kể của chị tính, nhưng Nguyệt đã thầm
yêu anh. Mặc dù bao nhiêu người đến hỏi, nhưng Nguyệt đều trả lời: "Đã trót hẹn
với một người rồi". Nguyệt đinh ninh giữ trọn trong lịng hình ảnh người con trai
chưa hề gặp mặt. Cô son sắt đợi chờ dù năm tháng cách xa, dù chiến tranh ác liệt.
Đó là một cuộc kì duyên, nhưng rất đẹp, tự nhiên và hợp lý trong hồn cảnh thời
chiến. Thật khơng ngờ trong đêm trăng thượng tuần giữa cánh rừng Trường Sơn ác
liệt, cô đã gặp được người yêu và đã tìm được tình yêu. Niềm tin bất diệt của
Nguyệt vào cuộc sống, vào tình yêu khiến cho Lãm cũng phải ngỡ ngàng, hơn một
lần anh đã tự hỏi: "Cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống
cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư"? Nhà văn đã rất tài tình khi xây
dựng hai hình tượng song song Nguyệt và trăng. Nguyệt như vành trăng non cuối
trời vừa sáng trong, vừa dịu hiền, gợi bao khao khát kiếm tìm. Khác với các tác giả
khác thường viết về chiến tranh với sự chia ly, hy sinh mất mát (Cuộc chia ly màu
đỏ, Núi đôi,…). Nguyễn Minh Châu khai thác đề tài chiến tranh ở một điểm nhìn
rất thi vị, lãng mạn. Đối với Nguyễn Minh Châu, chiến tranh không chỉ là mất mát,
hy sinh, đau khổ, mà chiến tranh còn là nơi để con người khám phá ra nhau, tìm
được nhau, tìm được tình u đích thực. Từ đó, nhà văn gửi gắm tới chúng ta một
thông điệp: Chiến tranh càng khốc liệt, con người càng phải tin yêu nhau hơn để có
sức mạnh chiến đấu và chiến thắng. Từ hiện thực tàn khốc của chiến tranh, Nguyễn
Minh Châu đã phát hiện ra "Những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con
người". Qua bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa, Nguyệt tỏa sáng như một viên ngọc
13
khơng tì vết trong văn học sử thi. Bom đạn có thể tàn phá những cơng trình do con
người tạo ra, nhưng không thể tàn phá được vẻ đẹp tâm hồn con người.
2. Các loại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm
1975
Trong thời kì chiến tranh và cách mạng, việc văn học nhìn con người chủ
yếu ở tư cách con người công dân, con người dân tộc, giai cấp là phù hợp và cần
thiết. Từ thời kì đổi mới sau 1975, văn học đã tiếp cận con người ở nhiều tư cách,
vị thế và trên nhiều bình diện. Con người được quan tâm như một thực thể sống,
vừa cá thể, vừa chứa đựng cả phần nhân loại phổ quát. Trong văn học Việt Nam
sau 1975, cùng với việc khám phá, biểu hiện con người cá nhân, nhà văn nhìn
nhận con người ở nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau. Ở con người vừa có mặt
cao cả, phi thường, vừa có những phẩm chất bình thường, những khiếm khuyết,
những thói xấu, có cả những biểu hiện ở cõi mờ xa của ý thức, vùng bí ẩn của tâm
linh… Từ nhận thức và quan niệm mới về con người, tất sẽ dẫn đến những thay đổi
trong thế giới nhân vật.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn đi tiên phong trong cơng cuộc đổi mới. Ơng
đã sáng tạo những nhân vật phức hợp, đa bình diện. Đặc biệt là kiểu nhân vật đời
thường, nhân vật tự vấn, kiểu nhân vật chức năng tự sự …
2.1. Nguyễn Minh Châu tập trung xây dựng những nhân vật bình thường
trong cuộc sống đời thường
Con người trong truyện Việt Nam sau 1975 là con người bình thường với tất
cả sự phong phú phức tạp của nó. Quan niệm về con người bình thường trong văn
học là những con người của đời thường, con người thuộc số đông với những ưu
điểm lẫn khuyết điểm, mặt mạnh lẫn mặt yếu.
14
Sau năm 1975, là một nhà văn giàu tâm huyết, Nguyễn Minh Châu sớm có ý
thức phải đổi mới nền văn học tồn diện. Ơng đã chuyển từ cảm hứng sử thi lãng
mạn sang cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường. Ngịi bút của
ơng nghiêng hẳn về đề tài thế sự, với những vấn đề của cá nhân trong quan hệ đời
thường đầy phức tạp. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con người
trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hồn thiện
nhân cách. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu có một vị trí quan trọng
trong quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới sau
năm 1975. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng
nhất của văn học ta hiện nay". Nguyễn Minh Châu coi “văn học và cuộc sống là
hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”, cịn nhà văn chân chính bao
giờ cũng “mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống, nhất là tình yêu thương con
người” (Trang giấy trước đèn). Sáng tác của Nguyễn Minh Châu là cuộc hành trình
vơ tận đi kiếm tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người. Vấn đề số
phận và đạo đức con người luôn được đặt ra bức thiết trong tác phẩm của ông, đặc
biệt là ở giai đoạn thứ hai sau những năm 80 (thế kỉ XX).
Trong thế giới nhân vật đời thường của Nguyễn Minh Châu, nổi lên chân
dung người đàn bà hàng chài - Một cuộc đời, một số phận bi kịch. Xuất hiện trong
khung cảnh buổi sáng ở vùng biển, người đàn bà bước ra từ chiếc thuyền sau một
đêm lao động cực nhọc. Ngoại hình được khắc họa với dáng vẻ lam lũ mệt
mỏi:“cao lớn với những đường nét thô kệch. Mặt mụ rỗ. Khuôn mặt mệt mỏi sau
một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ.” Chị mặc
chiếc áo “bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng”. Người đàn bà làng
chài chỉ là một người đàn bà bình dị, vơ danh, nghèo khổ và cuộc đời với nhiều bi
kịch đắng cay: Kém nhan sắc, cuộc sống cơ cực, đông con và gánh nặng mưu sinh
khiến chị trở thành nạn nhân của nạn bạo hành gia đình. Chị khơng chỉ bị hành hạ
15
về thể xác với những trận đòi roi dã man của người chồng: “Ba ngày một trận nhẹ,
năm ngày một trận nặng”. Chị còn bị giày vò về tinh thần vì bà ln nơm nớp vì
sợ con cái bị tổn thương dù chị đã hết sức che giấu. Chị đã xin chồng đừng đánh
trên thuyền trước mặt con cái, nhưng éo le thay đứa con vẫn biết sự thật đau lòng
này, khiến cho người đàn bà vừa “đau đớn”, vừa vô cùng “xấu hổ, nhục nhã”:
“Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm
lấy nó rồi lại bng ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”. Câu chuyện
về cuộc đời người đàn bà có thể cịn là cịn là câu chuyện của nhiều cuộc đời, nhiều
số phận nhỏ bé, khuất lấp giữa cuộc sống đời thường.
Người đàn bà hàng chài - Con người chất phác, lam lũ nhưng cũng còn là
biểu tượng của sự nhẫn nhịn, một tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh: Yêu con vô
ngần, người đàn bà đã hi sinh cả bản thân mình. Để những đứa con có thể lớn lên
giữa biển khơi đầy phong ba bão táp này, chị sẵn sàng nhẫn nại chịu đựng mọi sự
hành hạ, thầm lặng chấp nhận mọi đau đớn, không chạy trốn, không kêu la cũng
không chấp nhận giải pháp li hôn bởi với sự thấu trải của một đời người, chị biết
phải cần có một người đàn ơng để gánh vác gia đình dẫu người đàn ông ấy có cục
cằn thô lỗ, đánh chị như để trả thù đời. Nhà văn đã thật sâu sắc khi phát hiện ra sự
cam chịu của người đàn bà là một phẩm chất, là cái đẹp đáng giá nhất vì nó cần
thiết nhất cho sự tồn tại của gia đình bà. Chị đã chủ động nhận về mình mọi đau
đớn, phiền não để đảm bảo cho cs của cái gia đình đơng con vốn dựa vào nghề
sơng nước đầy bất trắc: "Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ khơng
thể sống cho mình”. Niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời chị là "lúc ngồi nhìn
đàn con… được ăn no”. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc rất đời thường, bình dị
mà đáng thương, đáng trân trọng. Chị đã phải đánh đổi hạnh phúc ấy bằng chính sự
đau khổ của mình. Sự yên lành no ấm của đàn con chính là mục đích sống, là
nguồn sống của chị - người đàn bà luôn sống cho con. Trong cả thiên truyện chỉ
16
duy nhất một lần nhà văn miêu tả nụ cười của chị: “Lần đầu tiên trên khn mặt
xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười” khi chị kể về những giây phút
vợ chồng con cái được hịa thuận vui vẻ. Đó chính là sức mạnh tinh thần kì diệu đã
giúp chị vượt qua bao đắng chát chua cay của cuộc đời, để giữ lửa cho gia đình bé
nhỏ của mình. Thương con và lo lắng cho con, chị không muốn chúng bị tổn
thương khi biết bi kịch của gia đình. Tác phẩm chính là khúc ca về tình mẫu tử
thiêng liêng, cao cả. Tuy phải gánh chịu nhiều đau khổ, bi kịch, nhưng hồn cảnh
khơng làm cho tâm hồn chị chai sạn, trái tim chị vẫn dạt dào tình u chồng,
thương con. Chính tình u thương đã cho bà ta can đảm để chịu những trận đòn
roi tàn bạo của chồng. Mặc dù bị người chồng vũ phu hành hạ, nhưng chị khơng hề
ốn hận mà hiểu chồng, cảm thông với chồng. Bà hiểu rõ ông ta vốn là một người
hiền lành, chỉ vì cuộc sống khốn khó mà chồng bà trở nên cục cằn, tàn bạo. Chị kết
tinh vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam với trái tim chứa chan bao
tình cảm vị tha, thánh thiện: giàu tình yêu thương và đức hi sinh, lấy niềm vui,
hạnh phúc của chồng con làm hạnh phúc của chính mình. Chỉ có tác giả là người
thấu hiểu, người đàn bà làng chài mới là vẻ đẹp đích thực của “Chiếc thuyền ngồi
xa”, đẹp trong đau khổ, nhọc nhằn và nhục nhằn – một vẻ đẹp hình như chưa từng
thấy trong văn học sử thi 1945 – 1975.
Chị là người đàn bà thất học mà không tăm tối, quê mùa nhưng thật sâu sắc,
hiểu đời hơn hẳn những bậc trí thức. Đứng trước chị, vị chánh án và phóng viên
nhiếp ảnh đã từng qua kinh nghiệm của chiến tranh mà hóa ra vẫn nơng cạn, hời
hợt trước hiện thực nghiệt ngã của gia đình chị và bao người lao động khác. Người
đàn bà nhà quê, lam lũ, thất học đã giúp hai vị trí thức rời bỏ cái nhìn đơn giản,
một chiều về cuộc đời, để nhìn cs từ nhiều chiều và phát hiện ra vơ vàn nghịch lý
đắng đót, xót xa mà bao người để duy trì sự sống vẫn buộc phải chấp nhận.
17
Người đàn bà hàng chài - nhân vật gửi gắm những phát hiện, khám phá của
nhà văn về con người và đời sống: Qua nhân vật người đàn bà, Nguyễn Minh Châu
cũng thể hiện một khuynh hướng khám phá mới: Quan tâm đến những bi kịch cá
nhân, những số phận nhỏ bé, khuất lấp giữa đời thường. Cũng từ nhân vật này cịn
thể hiện cái nhìn khám phá của nhà văn : Khơng thể nhìn cuộc đời và con người
một cách giản đơn mà phải là cái nhìn khám phá đa diện, nhiều chiều, mới thấy
những cái bất ngờ, thấy cả những uẩn khúc, khuất lấp ở bên trong. Tính cách đầy
mâu thuẫn của người phụ nữ làng chài thể hiện tư tưởng nhân bản sâu sắc của nhà
văn, hiện thực hóa ý tưởng sâu sắc của nhà văn khi sáng tác truyện ngắn này: “Con
người sống trong xã hội, sống giữa cộng đồng đã từng tồn tại từ lâu và còn tồn tại
mãi nhưng họ phải chịu biết bao đau đớn để cho người và người được bên nhau,
gắn bó với nhau trên cái quần thể xã hội đầy mâu thuẫn trên chiếc thuyền nọ…
Không phải lúc nào con người cũng đấu tranh với nhau mà nhiều khi phải chịu
đựng lẫn nhau. Những con người lao động và lương thiện hết đời này sang đời
khác đã chịu biết bao nhiêu điều đau khổ bất công để sống nuôi nấng con cái, làm
cho đời sống bất diệt”. Thật tinh tế mà sâu sắc khi nhà nghiên cứu Nguyễn Thị
Bình đã nhận xét: “Tình yêu thương con người của Nguyễn Minh Châu lúc nào
cũng nặng trĩu những suy tư se xót nên tình cảm nhân đạo của ơng thường nghiêng
về phía những thân phận bé nhỏ, nhiều đau khổ và ông đặc biệt nhạy cảm với
những vẻ đẹp thầm lặng mà vững bền – những vẻ đẹp mang gương mặt phụ nữ”
Nhân vật người đàn bà đã góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng của văn xuôi
Nguyễn Minh Châu – những trang văn được chắt ra từ trái tim yêu tha thiết con
người. Tình u ấy cịn bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tơn vinh
“những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người”, và cả những khắc khoải, lo âu
trước sự tồn tại dai dẳng, ngang nhiên của cái xấu, cái ác. Nếu như nhân vật
Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” là một viên ngọc sáng không tì vết, thì người
18
đàn bà làng chài là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời
thường.
2.2. Nhân vật tự vấn
Văn xuôi Việt Nam sau 1975 thể hiện đậm nét xu hướng hướng nội, Nguyễn
Minh Châu cũng không nằm ngồi xu hướng đó. Với khát vọng khám phá "con
người bên trong con người", tác phẩm của ông là tiếng nói tự ý thức, khát vọng
vươn lên hồn thiện nhân cách của nhân vật. Nhân vật tự đối diện với toàn án
lương tâm, để tự phán xét, day dứt, ăn năn về những lầm lỗi… để vươn lên những
giá trị chân - thiện - mĩ. Truyện ngắn Bức tranh là một cuộc đấu tranh nội tâm với
khát vọng phục thiện, vượt qua bóng tối của tham vọng, ích kỉ để vươn tới ánh
sáng thiện lương của nhân vật người họa sĩ. Tâm trạng nhân vật phức tạp với
những giằng xé tâm lí đa chiều. Nhà văn đã hai lần diễn tả sự thức tỉnh của nhân
vật tôi. Lần thức tỉnh thứ nhất nhân vật họa sĩ đã can đảm xin lỗi người chiến sĩ về
việc từ chối vẽ chân dung; lần thứ hai thức tỉnh khi ở trong hiệu cắt tóc, khi ơng
nhận ra người chiến sĩ năm nào và lúc ấy “chỉ muốn có một cái mặt nạ, hoặc nhỏ
xíu lại như một hạt đậu, trên cái ghế cắt tóc”. Nhớ như in cái q khứ, đứng trước
tịa án lương tâm thì nhân vật tơi có hai cách để lựa chọn: người họa sĩ sẽ chủ động
nói ra cho vơi niềm day dứt và giải tỏa nỗi ân hận của mình hoặc là biệt tăm khơng
gặp lại nguời thợ hớt tóc đó nữa. Cuộc tự vấn lương tâm bị đẩy lên đỉnh điểm
thông qua đối thoại trong tưởng tượng, nhân vật tôi tự đưa ra những lời xỉ vả, trách
móc của anh lính giải phóng năm xưa và lời tự bào chữa của chính mình. Và rồi,
lương tâm anh đã lên tiếng, sự thật đã phơi bày, người họa sĩ đã nhận ra bộ mặt thật
của chính mình “có lẽ thật thế, trong con người tơi đang sống lẫn lộn người tốt, kẻ
xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”. Sự thức tỉnh của mỗi con
người là một q trình khơng dễ dàng, đó là cuộc vật lộn quyết liệt giữa cao
thượng và thấp hèn, giữa dũng cảm và hèn nhát, giữa cái thiện và cái ác, giữa phần
19
con và phần người … Nhưng tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vẫn luôn thể hiện
niềm tin bất diệt vào khát vọng hướng thiện của con người. Sáng tác của ông là bài
ca về sự chiến thắng của chân lý, của sự thật, của cái đẹp và cái thiện. Quả đúng là:
"Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của
mình. Nhưng… tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng khơng thể
vượt ra ngồi các quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân
chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dịng sơng văn học đổ ra đại dương nhân bản
mênh mông." (Lã Nguyên, Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư
duy nghệ thuật/ Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm; NXB GD; Hà Nội;
2007; trang 395)
Đại văn hào Nhật Bản Kaoabata trong truyện ngắn "Thủy nguyệt" đã tâm
niệm rằng: con người chỉ có thể nhìn thấy khn mặt của mình khi soi vào gương.
Và quá trình tự vấn cũng giống như hành động con người soi lại mình, để hiểu
mình và hiểu người, hiểu lẽ đời sâu rộng. Trong "Bến quê", nhà văn đã đặt nhân
vật Nhĩ vào tình huống nghịch lý: Nhĩ làm cơng việc có điều kiện đi khắp xó xỉnh
trên thế giới, nhưng khi bị căn bệnh quái ác hành hạ, phải nằm bẹp trên giường.
Anh nhích người đến bên cửa sổ cũng khó khăn như đi hết nửa vòng trái đất, và
phải nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người. Nhĩ tự vấn lương tâm mình với biết bao
tiếc nuối, ân hận: anh đã thấy núi sơng kì vĩ của thiên hạ, thế mà tại sao giờ đây
anh mới phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, ngay trước cửa sổ nhà mình.
Nhưng anh biết rằng mình sẽ khơng bao giờ đặt chân được lên đó dù nó rất gần. Và
cũng trong những ngày tháng nằm liệt trên giường, cảm nhận được quỹ thời gian
của mình cịn lại rất ít, anh mới nhận ra sự nhọc nhằn vất vả và vẻ đẹp của người
vợ tần tảo hy sinh, điều mà trước đó anh khơng hề để ý. Anh cảm động và ân hận
về sự vơ tình của mình. Cũng trong những ngày này, Nhĩ mới quan tâm đến con
mình, mới ngắm kĩ đứa con trai và nhận ra nó rất giống anh. Hóa ra từ trước đến
20
nay, anh vì mải mê đuổi theo những cái xa vời mà đã không quan tâm đến tổ ấm
yêu thương, khơng nhận ra chỗ dựa tinh thần của anh chính là vợ con, và khi anh
nhận ra thì đã quá muộn. Giá như anh nhận ra điều đó sớm hơn, thì anh sẽ đem lại
hạnh phúc cho Liên, khơng phải ân hận, xót xa. Qua q trình tự vấn của Nhĩ, nhà
văn muốn gửi gắm đến chúng ta những thông điệp sâu xa: Dù có đi khắp mọi chân
trời, thì cuối cùng mỗi con người đều trở về với bến quê - là bến đỗ bình yên, nơi
ta sinh ra lớn lên, là tất cả những gì ta cần gắn bó, là thiên nhiên, bờ bãi, vịm trời
của q hương, là những người thân yêu của ta, là bà con hàng xóm,… Sự tự nhận
thức của Nhĩ có tính chất tổng kết những chiêm nghiệm, suy ngẫm của một người
ở độ tuổi sang thu, đã đi hết hành trình dài rộng của cuộc đời. Qua đó, nhà văn
muốn thức tỉnh mỗi người về những giá trị bình dị mà có ý nghĩa nhân bản thiêng
liêng: Hãy sớm nhận ra vẻ đẹp bình dị của quê hương để nâng niu, trân trọng, hãy
quan tâm tới những người thân yêu, hãy biết trân trọng tình làng nghĩa xóm, đừng
để đến lúc q muộn mới xót xa, tiếc nuối. Trên hành trình rong ruổi của số phận,
hãy nhanh nhanh thốt khỏi những vịng vèo, chùng chình để hướng tới những mục
đích cao đẹp, tới bến đỗ bình n. Con người ta khơng thể làm lại những gì thuộc
về quá khứ, cái bến quê rất gần nhưng sẽ không bao giờ đến được nếu cứ vướng
vào mớ “chùng chình” thế cuộc.
2.3.Nhân
vật
với
đời
sống
tâm
linh
phức
tạp
Một trong những đổi mới quan trọng của văn học sau 1975 là khám phá con
người như những cá thể đa diện đầy phức tạp. Nguyễn Minh Châu không chỉ xây
dựng kiểu nhân vật đời thường, nhân vật tự vấn, nhân vật khốn khổ trong vịng
xốy của vật chất áo cơm, trong tấn bi kịch tinh thần; mà ơng cịn đi sâu vào tiềm
thức mỗi con người với thế giới tâm linh vô cùng phức tạp. Theo Nguyễn Đăng
Duy “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin
thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tơn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin
21
thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, khái niệm." Tâm linh
là nơi lưu giữ những gì lắng đọng trong quá khứ hoặc dự báo chuyện sắp xảy ra ở
tương lai, nó ẩn trong tiềm thức của con người. Đi vào đời sống nông thôn, những
trang viết của Nguyễn Minh Châu về người nông dân đầy trân trọng, nâng niu.
Ngay cả lúc lâm bệnh, đến phút trót của cuộc đời, ơng cũng dành cho họ những
tình cảm xúc động . Trong "Phiên chợ Giát", nhân vật lão Khúng là một nông dân
suốt đời làm lụng vất vả, những cực nhọc của kiếp người đã ăn sâu vào con người
lão, mà lão không hề biết. Sự ám ảnh về kiếp người hiện lên trong giấc mơ của lão.
Với thủ pháp đi sâu vào dòng ý thức của nhân vật, Nguyễn Minh Châu đã tái hiện
những giấc mơ của lão Khúng. Ở giấc mơ đầu, lão thấy chính tay mình dùng búa tạ
đập vào đầu con bị khoang, con vật khởi nghiệp như một người bạn của lão. Đến
giấc mơ cuối cùng, hiện lên một cách kinh khủng hơn “chính lão bị đánh bằng
búa tạ, chính lão là con bị!”. Lão khúng với giấc mơ hóa thân thành con bị với
hình dạng “nửa người nửa bị” trong mơ, giúp ta liên tưởng đến cuộc đời của lão.
Cuộc đời của bị Khoang cũng chính là hình bóng của lão Khúng. Từ một con bò
non tơ “ả gái tơ”, quyến rũ như “Tây Thi”, đến khi trở thành “mụ già hom hem”, bị
đem ra chợ bán làm thịt. Lão cũng là kiếp người bò, lăn lộn với cực nhọc của cuộc
sống mưu sinh. Vốn là một người nông dân gan góc, táo tợn, bằng chính sức mạnh
của đơi bàn tay, lão Khúng đã khai khẩn vùng đất hoang sơ thành mảnh đất trù phú.
Trải qua biến cố lớn lao của thời đại, giờ đây lão già ngẩn ngơ, hay hoài nghi, hay
nghĩ đến cái chết. Lão xua đuổi con bò về với rừng xanh, muốn giải thốt kiếp nơ
lệ cho nó, cũng là muốn giải thốt cho chính cuộc đời mình. Muốn thốt khỏi kiếp
sống nghèo khổ, cày bừa cực nhọc của số phận người nông dân. Nhưng cuối cùng
lão cũng giống bò khoang, nhẫn nhục, cam chịu chấp nhận số kiếp lam lũ ấy.
Nguyễn Minh Châu đã "đứng hai chân trên mảnh đất đầy hiểm họa và giữa thập
loại chúng sinh", để khóc cười cùng thế nhân, để nắm bắt tường tận đời sống tinh
thần của con người với những góc khuất, những ám ảnh đời thường mà nhân bản.
22
2.3. Kiểu nhân vật chức năng tự sự
Đây là kiểu nhân vật đặc biệt, vừa đóng vai người kể chuyện, vừa trực tiếp
tham gia cốt truyện. Đó là cách nhà văn muốn thể hiện tính dân chủ của văn xi
hiện đại: xóa mờ ranh giới giữa tác giả và nhân vật. Câu chuyện trở nên đa chiều,
đa diện hơn do được trần thuật, được soi chiếu từ nhiều góc độ. Tác phẩm trở nên
đa thanh, đa nghĩa, nhân vật không còn là "con rối" để tác giả giật dây, mà đang trở
thành chủ thể của tự sự.
Trong "Chiếc thuyền ngoài xa", Phùng là nhân vật chức năng tự sự. Nhân
vật này vừa là người kể chuyện, vừa tham gia vào cốt truyện. Với tư cách của một
nhân vật, Phùng là một nghệ sĩ giàu tâm huyết, tâm hồn tinh tế, thiết tha với cái
đẹp. Khi nhận nhiệm vụ đi chụp một cảnh biển thật đẹp để bổ sung vào bộ ảnh
lịch, Phùng đã trở lại vùng biển chiến trường xưa. Với sự kiên nhẫn và công phu
suốt tuần, Phùng đã chụp được phong cảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp như một bức
tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Nhưng khi chiếc thuyền cập bờ, Phùng có
cơ hội chứng kiến một tình huống khác thật bất ngờ và khó tin, và anh bắt đầu
nhận ra sự thật trần trụi, khắc nghiệt: tấn bi kịch trong gia đình người đàn bà hàng
chài. Từ chỗ ngộ nhận về chân lý đời sống, Phùng đã khám phá ra chân lý đời
sống. Phùng đã nhận ra rằng, khơng thể nhìn cuộc sống bằng cái nhìn hời hợt, bề
ngồi. Hành trình trưởng thành trong nhận thức của nghệ sĩ Phùng cũng chính là
lời tuyên bố của Nguyễn Minh Châu: từ bỏ văn học tô hồng cuộc sống, thoát khỏi
thứ văn học minh họa, để đến với chân trời nghệ thuật đích thực, đến với thứ văn
chương là “tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Phùng đã
nhận ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa nghệ sĩ và cuộc sống. Để
nhận thức được bản chất của cuộc sống, bản chất của cái đẹp không phải dễ dàng.
Người nghệ sĩ để khám phá được cái đẹp của cuộc đời phải đặt cái tâm của mình
vào cuộc sống, phải rút ngắn được khoảng cách giữa nghệ thuật và hiện thực.
23
Thơng điệp này của Nguyễn Minh Châu có sự kế tiếp và phát triển thêm quan niệm
nghệ thuật của Nam Cao: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên
là ánh trăng lừa dối;” nghệ thuật không chỉ là “tiếng đau khổ kia, thoát ra từ
những kiếp lầm than”, mà nghệ thuật cần lên tiếng đặt vấn đề: làm thế nào để con
người thoát khỏi cảnh lầm than. Đồng thời, văn học phải góp phần giải phóng con
người khỏi sự cầm tù của nghèo đói, tăm tối và bạo lực. Để sáng tạo được thứ nghệ
thuật chân chính ấy, địi hỏi người nghệ sĩ khơng thể nhìn cuộc sống bằng con mắt
giản đơn, dễ dãi, mà phải có con mắt sắc sảo. Nếu nghệ sĩ có trái tim, có tình u
sâu nặng với con người, anh ta cần phải trung thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện
thực, mà trước hết phải nhìn thẳng vào số phận con người, đặc biệt là những người
lao động lam lũ, vất vả. Và cần hơn hết là một tấm lòng biết trăn trở, đau đớn trước
tình trạng sống giữa thời bình con người vì đói nghèo mà đang mất dần đi nhân
tính, nhân phẩm. Qua sự đối lập giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của nghệ thuật và hiện
thực nhọc nhằn, cay cực của người dân, dường như Nguyễn Minh Châu đã gióng
lên hồi chng cảnh tỉnh trước tình trạng nghệ thuật quay lưng lại với hiện thực, tơ
vẽ hiện thực vì sự tư lợi cá nhân. Và “Chiếc thuyền ngoài xa” như một gợi ý về góc
độ nhìn đời sống và con người mà người nghệ sĩ cần coi trọng. Qua tác phẩm này,
chúng ta cũng thấm thía sâu sắc hơn chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật đích thực
là khơng thờ ơ, xa lánh với những đau khổ, bất hạnh của thân phận con người.
Hơn nữa, tồn bộ chuyến cơng tác được kể lại qua lời của nhân vật Phùng.
Trong câu chuyện của anh lại xuất hiện câu chuyện của người đàn bà hàng chài kể
về cuộc sống gia đình của bà. Vì vậy, điểm nhìn trần thuật trở nên khách quan,
rộng mở, linh hoạt và giàu sức thuyết phục. Do được soi chiếu từ nhiều điểm nhìn
khác nhau, cho nên câu chuyện trở nên đa nghĩa, đa diện hơn, mở ra những trường
tri nhận khác nhau cho độc giả. Đây cũng chính là nỗi lực của Nguyễn Minh Châu
24
trên con đường cách tân nghệ thuật, thể hiện tính dân chủ của văn xi hiện đại:
xóa mờ ranh giới của tác giả và nhân vật, người viết và người đọc.
CHƯƠNG III: HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH
1. Một số đề bài luyện tập
1.1. Đề 1: Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa"
của Nguyễn Minh Châu.
1.2. Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ văn 12). Từ đó liên hệ
với hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương (SGK Ngữ văn 11)
để làm rõ tư tưởng nhân đạo của hai tác giả.
1.3. Đề 3: Bàn về truyện ngắn, nhà văn Tơ Hồi cho rằng: "Điều cốt yếu của người
viết là phải xây dựng được nhân vật sống động, thật hơn cả con người thật ở
ngoài".
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu hãy làm sáng tỏ.
1.4. Đề 4: Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực
sự sống bằng tâm trí của người đọc. Bằng tri thức của mình về truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu, bạn hãy bình luận ý kiến trên.
1.5. Đề 5: Có ý kiến cho rằng: "Hình tượng nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà
văn khái quát hiện thực, và ký thác tâm tư, tình cảm của mình."
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số truyện ngắn đặc sắc của
Nguyễn Minh Châu hãy làm sáng tỏ.
25