Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.98 KB, 50 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM 2020
TÊN SÁNG KIẾN:
RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO
HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN

Tác giả sáng kiến: Tạ Anh Ngọc
Đặng Thị Mai Hoa
Đơn vị công tác: Tổ Ngữ văn
Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Ninh Bình, tháng 5/ 2020

Ninh Bình, tháng 5 năm 2018

Ninh Bình, tháng 5 năm 2014

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi (1): Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình
Chúng tơi ghi tên dưới đây:


TT

Họ và tên

1

Tạ Anh Ngọc

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi công tác

Chức vụ

9/12/1976 Trường THPT

Tổ trưởng

Chuyên LVT
2

Đặng Thị

9/8/1987

Trường THPT

Mai Hoa


Chun LVT

Trình độ
Tỷ lệ (%) đóng
chun mơn góp vào việc
tạo ra sáng
kiến
Thạc sĩ

50%

Ngữ văn
Giáo viên

Thạc sĩ

50%

Ngữ văn

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : Rèn kĩ năng chọn và phân tích

dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn.
Lĩnh vực áp dụng: Dạy học Ngữ văn; Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn THCS, THPT
2. Nội dung

2



2.1 Giải pháp cũ thường làm
Văn nghị luận có vai trò quan trọng với nhà trường và cuộc sống. Sức hấp dẫn, thuyết
phục của văn nghị luận nằm ở bố cục chặt chẽ, logic; lí lẽ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo; dẫn
chứng phong phú, tiêu biểu, xác đáng; văn phong giàu sức gợi cảm… Như vậy dẫn chứng
là yếu tố quan trọng cấu thành nên bài văn nghị luận. Đối với bất cứ dạng văn nghị luận
nào (nghị luận xã hội hay nghị luận văn học), dẫn chứng đều có vai trị vơ cùng quan
trọng.
Văn nghị luận thường có hai kiểu bài chính là nghị luận xã hội và nghị luận văn
học. Trong đề thi THPT Quốc gia hay đề thi Học sinh giỏi dạng bài nghị luận văn học
bao giờ cũng chiếm số điểm nhiều nhất. Để đạt điểm cao bài nghị luận văn học, học sinh
cần làm tốt phần phân tích chứng minh. Điều đó đồng nghĩa với việc người viết phải có
kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng khéo léo, nhuần nhuyễn, sáng tạo. Nhưng thực tế
trong q trình dạy học chúng tơi thấy rằng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị
luận văn học là khâu yếu nhất của học sinh. Các em thường nghèo nàn dẫn chứng, hoặc
chọn dẫn chứng chưa tiêu biểu, xác đáng; hoặc phân tích dẫn chứng chung chung/ lan
man chưa bám sát yêu cầu của đề; dẫn đến bài viết không thuyết phục, không gây ấn
tượng với người đọc, người nghe. Thực tế, khi dạy và chữa đề cho học sinh giỏi, nhất là
dạng bài lí luận văn học, đáp án phần chứng minh thường sơ sài, vắn tắt mang tính mở.
Chính vì thế ngay cả giáo viên cũng chưa thật sự hướng dẫn kỹ càng, rèn luyện được
thuần thục kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng cho học sinh.
Ví dụ đề thi có câu nghị luận văn học như sau:
Nhà thơ Thanh Thảo từng viết:
"Thơ chẳng ai giống ai, chẳng ai mong muốn giống ai, và khơng có lối đi nào chung cho
hai nhà thơ cả." ( Mười năm cõng thơ leo núi).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết về Thơ mới Việt Nam
(1932-1945) hãy làm sáng tỏ điều đó.
Hướng dẫn chấm phần chứng minh như sau:
3



“- Thí sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Chọn được những tác giả Thơ mới có phong cách nghệ thuật độc đáo, có những sáng
tạo riêng giàu giá trị.
+ Phân tích để làm sáng tỏ lối đi riêng của các nhà thơ thể hiện ở: quan niệm riêng về
cuộc sống và con người (cái nhìn, cảm hứng chủ đạo, cách lí giải những vấn đề về đời
sống…mang tính khám phá phát hiện); phương thức biểu hiện riêng (thể hiện ở việc lựa
chọn các thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu, sử dụng ngơn ngữ…đầy sáng tạo). Có thể
làm rõ nét riêng, nét mới trong sự đối sánh với các nhà thơ khác. Từ đó, khẳng định tài
năng, tầm vóc và đóng góp của nhà thơ cho văn học.”
Như vậy qua đáp án trên có thể thấy, hướng dẫn chấm phần chứng minh trong các đề thi
tương đối ngắn, mở, mang tính gợi ý buộc học sinh phải có kỹ năng chọn và phân tích
dẫn chứng. Trong khi đây là khâu yếu nhất của học sinh, cũng là phần các thầy cơ chữa
đề thường mang tính gợi mở chứ không kỹ càng. Thực tế hiện nay trong chương trình
Sách giáo khoa mơn Ngữ văn cũng chưa có tiết dạy nào cho các em kỹ năng chọn và
phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học một cách tường tận, chi tiết; nếu có cũng
chỉ là những định hướng rất chung.
Xuất phát từ thực tế đó, với tất cả những lí do đã trình bày ở trên; chúng tôi đã triển khai
đề tài: Rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành
cho học sinh giỏi Ngữ văn. Đây là một đề tài hữu ích, thiết thực, có ý nghĩa lớn với giáo
viên và học sinh trong quá trình dạy và học, nhất là quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ
văn.
2.2.

Giải pháp mới cải tiến và tính mới sáng tạo
- Đề tài này của chúng tôi được triển khai như sau:
Chương 1: Khái quát về văn nghị luận và dẫn chứng trong văn nghị luận
Chương 2: Rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành
cho học sinh giỏi Ngữ văn
Chương 3: Một số bài văn của học sinh giỏi về chọn và phân tích dẫn chứng trong bài

nghị luận văn học
- Thực hiện đề tài này, chúng tơi có những giải pháp mới cải tiến như sau:
4


+ Giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của dẫn chứng trong
bài văn nghị luận, đặc biệt là bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn.
+ Xác định, cung cấp một số phương pháp, kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong
bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi, chỉ ra các lỗi sai phổ biến trong q trình
làm văn của học sinh từ đó chỉ ra cách khắc phục, sửa chữa.
+ Chúng tôi hướng đến mục đích chính của chuyên đề là rèn luyện kỹ năng, hướng dẫn
học sinh tự biết chọn và phân tích dẫn chứng. Chun đề sẽ giúp các em có kĩ năng tự
học, tự nghiên cứu để thoát ly sự phụ thuộc vào thầy cơ. Đồng thời, chính giáo viên cũng
có thêm động lực và kỹ năng để tiếp tục nâng cao công tác tự bồi dưỡng chuyên môn
nhằm rèn luyện và hoàn thiện bản thân.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
3.1 Hiệu quả kinh tế
HS thường phải chi phí rất nhiều tiền của để mua các sách tham khảo (ước tính trung
bình 100. 000 đồng/ quyển), học các khóa học trên mạng xã hội để ôn tập kiến thức
(khoảng vài trăm ngàn đồng). Đề tài này của chúng tôi sẽ giúp các em HS và các GV tiết
kiệm một khoản chi phí lớn. Đây là tài liệu bổ ích để các GV tham khảo giảng dạy, ơn tập
cho HS; cũng là tài liệu hữu ích giúp các em HS học và ôn tập kiến thức hiệu quả.
3.2 Hiệu quả xã hội
- Giúp ích cho việc giảng dạy, ôn tập của GV và HS trong quá trình bồi dưỡng học
sinh giỏi Ngữ văn. Giúp HS nắm bắt kiến thức nhanh hơn, hiểu bản chất vấn đề kỹ hơn,
khái quát hơn, có chiều sâu hơn.
- Giúp HS phát triển các năng lực và kĩ năng, biết vận dụng những kiến thức để làm
tốt bài nghị luận văn học.
- Người học có hứng thú với giờ học, chủ động tham gia vào các hoạt động.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng


5


Có thể áp dụng cho việc giảng dạy, học tập môn Ngữ văn ở trường THPT, đặc biệt là việc
bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn.

- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

TT

Họ và tên

Ngày
Trình độ
tháng năm Nơi cơng tác Chức danh
chuyên môn
sinh

Trường THPT
1

Tạ Anh Ngọc 9/12/1976

Đặng Thị
2

Tổ trưởng
Chuyên LVT


Ngữ văn

Trường THPT

Thạc sĩ

9/8/1987
Mai Hoa

Thạc sĩ

Giáo viên
Chuyên LVT

Ngữ văn

Nội dung công
việc hỗ trợ

Tập huấn ĐT HSG
Quốc gia năm học
2018-2019; 20192020 (đạt 2 Nhì, 4
Ba, 4 KK)
Tập huấn ĐT HSG
Quốc gia năm học
2018-2019; 20192020 (đạt 2 Nhì, 4
Ba, 4 KK)

Chúng tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.


XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO

Ninh Bình, ngày

tháng 5 năm 2020

Người nộp đơn

ĐƠN VỊ
6


PHỤ LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ DẪN CHỨNG TRONG VĂN
NGHỊ LUẬN
1. Khái quát chung về văn nghị luận
2. Dẫn chứng trong văn nghị luận
CHƯƠNG II: RÈN KỸ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
1. Chọn dẫn chứng
1.1 Đọc đề và xác định phạm vi dẫn chứng
1.2 Xác định các tiêu chí lựa chọn dẫn chứng
2. Sắp xếp dẫn chứng
3. Các hình thức nêu dẫn chứng
3.1 Nêu nguyên văn cả câu, cả đoạn hay cả một văn bản ngắn
3.2 Tóm lược nội dung chính, nêu một số từ hoặc ngữ tiêu biểu
4. Cách trình bày dẫn chứng
4.1 Phân tích, bình giảng – nêu dẫn chứng
4.2 Nêu dẫn chứng – phân tích, bình giảng

4.3 Nêu nội dung dẫn chứng- trích dẫn chứng – phân tích, bình giảng
5. Phân tích dẫn chứng
5.1 Xác định điểm nhìn để triển khai dẫn chứng
5.2 Kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận
5.3 Phân tích đậm và phân tích nhạt, hướng tới làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận
6. Một số lỗi thường gặp về chọn, phân tích dẫn chứng và cách sửa lỗi
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI VĂN CỦA HỌC SINH GIỎI VỀ CHỌN VÀ PHÂN TÍCH
DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
7


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ DẪN CHỨNG TRONG VĂN
NGHỊ LUẬN
1. Khái quát chung về văn nghị luận
1.1. Định nghĩa về văn nghị luận
Khái niệm văn nghị luận: Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói)
trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lí luận (bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng)
để làm rõ một vấn đề, nhằm làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình với
những ý kiến của mình.
Đặc trưng của văn nghị luận: Khác với văn miêu tả, kể chuyện nhằm tái hiện con
người và cuộc sống bằng ngôn ngữ, chủ yếu tác động vào cảm xúc, tưởng tượng của
người đọc (người nghe); văn nghị luận thiên về trình bày các ý kiến, các lí lẽ để giải
thích, chứng minh, phân tích, bình luận…một vấn đề nào đó. Nó nhằm tác động vào trí
tuệ, vào lí trí của người đọc. Nó là kết quả của tư duy logic.
Ngôn ngữ của văn nghị luận là ngôn ngữ mang phong cách ngơn ngữ nghị luận.
Nó chú trọng đặc biệt đến sự chính xác, chặt chẽ vì mục đích của diễn đạt trong văn nghị
luận là nhằm phản ánh rõ ràng, chính xác q trình tư duy để đạt đến việc nhận thức chân
lí. Tuy nhiên ngơn ngữ của văn bản nghị luận cũng cần có sức hấp dẫn, lơi cuốn bằng các
từ ngữ hình tượng, có sự biểu cảm; bằng cách diễn đạt linh hoạt chứ không chấp nhận sự
khô khan đơn điệu nhất là khi đối tượng nghị luận lại là một vấn đề văn học, một tác

phẩm văn học.
Vai trị, vị trí của văn nghị luận: Văn nghị luận đã hình thành từ xa xưa và phát
triển cùng với sự phát triển của tư tưởng, văn hóa của nhân loại và góp phần vào sự phát
triển ấy. Ngày nay văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ. Nó thâm nhập vào mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Nó là vũ khí khoa học và vũ khí tư tưởng sắc bén, giúp cho con
người nhận thức đúng đắn các lĩnh vực của đời sống xã hội và hướng dẫn, thúc đẩy hoạt
động thực tiễn của con người.
8


Do đó, học làm văn nghị luận là một cơng việc, một yêu cầu rất trọng yếu của việc
học văn trong nhà trường. Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi
hỏi người học phải giải quyết, từ đó giúp các em vận dụng tổng hợp các tri thức đã được
học từ tự nhiên đến xã hội, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng tư duy
logic khoa học. Từ đó góp phần tích cực vào việc xây dựng và hồn thiện nhân cách
người học. Vì vậy văn nghị luận ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống.
1.2.

Các dạng bài nghị luận

Trong nhà trường, văn nghị luận thường có 2 dạng cơ bản: Nghị luận xã hội và nghị luận
văn học.
1.2.1 Nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội là một loại hình văn bản rất quan trọng với học sinh. Bởi sau khi
tốt nghiệp Trung học phổ thơng có phải ai cũng đi vào con đường văn chương đâu.
Nhưng ai chẳng phải đối mặt với những vấn đề xã hội. Do đặc điểm nội dung xã hội
chính trị, loại văn nghị luận xã hội chủ yếu dùng các thao tác nghị luận chính là: giải
thích, chứng minh, bình luận. Ít có trường hợp đề ra u cầu phân tích hoặc bình giảng.
Có các dạng đề nghị luận xã hội như sau:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
1.2.2 Nghị luận văn học
Đối tượng của nghị luận văn học là tất cả các sự kiện và các vấn đề văn học, có ý
nghĩa rất đa dạng và phong phú. Có hai loại chính như sau:
- Nghị luận về tác phẩm văn học: Nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn học của người
viết. Đó có thể là một tác phẩm hoặc một đoạn trích.
- Nghị luận về một ý kiến văn học: Thường là một ý kiến về lí luận, một nhận định về văn
học sử hoặc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…
9


Tóm lại cả hai loại nghị luận xã hội và nghị luận văn học đều nhằm phát biểu tư
tưởng, quan điểm, thái độ của người viết một cách trực tiếp về những vấn đề văn hóa,
chính trị, đạo đức, xã hội…với ngôn ngữ trong sáng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu
biểu, xác đáng, thuyết phục…
2. Dẫn chứng trong văn nghị luận
2.1 Khái niệm dẫn chứng
Dẫn chứng là những số liệu, tư liệu (sự vật, sự việc, danh ngôn, câu văn, câu thơ,
hình tượng nghệ thuật…) lấy từ thực tế cuộc sống hoặc thực tế văn học mà người viết đưa
vào bài làm nhằm thuyết minh cho ý kiến nhận định, đánh giá trong nghị luận.
2.2 Vai trò của dẫn chứng trong văn nghị luận
Nội dung bài nghị luận được tạo nên bởi những lí lẽ và dẫn chứng. Cả hai cùng có một
mục đích là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Tuy vậy, nếu như lí lẽ nghiêng về việc làm
cho người đọc hiểu thì dẫn chứng thiên về phía làm người ta tin. Một khi đã hiểu và tin
tức là đã bị thuyết phục. Thậm chí, nếu khơng có dẫn chứng, những lí lẽ được đưa ra dù
hay và sắc sảo đến đâu thì vẫn khơng đủ sức thuyết phục và không thể tác động mạnh mẽ
đến người đọc, người nghe. Bài văn nghị luận sẽ trở thành những lời bàn luận mang tính
chất là những khái niệm, lí thuyết sng.
Dẫn chứng là tổng hợp những kiến thức của người viết: vốn sống, vốn kiến thức về văn

học, về kinh tế, chính trị, xã hội, về các khoa học tự nhiên…Trong quá trình chứng minh,
người viết cần phải huy động và xử lí vốn kiến thức này. Vốn này càng nhiều, bài làm
càng phong phú và luận cứ có sức sống, lập luận trở nên sắc sảo, có sức mạnh thuyết
phục. Vốn này nghèo nàn, bài làm trở nên khơ khan, thiếu “máu thịt” do đó thiếu sức
thuyết phục. Vì vậy, trong văn nghị luận dẫn chứng rất quan trọng. Dẫn chứng hay, xác
đáng giống như một nụ cười làm sáng bừng khuôn mặt.
2.3. Dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
Có hai loại dẫn chứng trong bài nghị luận văn học. Đó là dẫn chứng bắt buộc và dẫn
chứng mở rộng (liên hệ, so sánh). Dẫn chứng bắt buộc là dẫn chứng nằm trong phạm vi
10


yêu cầu của đề về tư liệu. Còn dẫn chứng mở rộng là loại dẫn chứng ngoài phạm vi trên
do người viết viện dẫn ra để liên hệ, đối chiếu, so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm ý đang
được bàn bạc.
Ví dụ: Có ý kiến cho rằng Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đặc sắc của
làng cảnh Việt Nam. Anh /chị hãy chứng minh điều đó qua việc phân tích chùm thơ mùa
thu của ơng.
Ở đề này, chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến là phạm vi tư liệu mà người viết
buộc phải trích dẫn. Đó là những dẫn chứng bắt buộc. Tuy vậy, trong quá trình viết, người
làm bài có thể liên hệ với nhiều nhà thơ khác cùng viết về mùa thu để so sánh, đối chiếu,
làm nổi rõ những nét đặc sắc của mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến. Tất cả những tác
phẩm trích dẫn ngoài yêu cầu của đề này đều là những dẫn chứng mở rộng.
Về nguyên tắc những dẫn chứng mở rộng này có thể ở nhiều cấp độ. Nếu dẫn chứng
bắt buộc là một đoạn trích, thì dẫn chứng mở rộng có thể là những đoạn khác trong tác
phẩm ấy, những tác phẩm khác của cùng một nhà văn, những tác phẩm khác của những
nhà văn khác (cùng thời, trước đó, sau đó, trong nước, ngồi nước, văn học dân gian, văn
học viết…)
Cần phân biệt được hai loại dẫn chứng này trong bài nghị luận văn học và chú ý: phải
tôn trọng và tập trung vào những dẫn chứng bắt buộc, tránh tình trạng dẫn chứng mở rộng

lại nhiều hơn, coi trọng hơn, làm át cả dẫn chứng bắt buộc. Dẫn chứng mở rộng chỉ là để
làm sáng tỏ thêm cho dẫn chứng bắt buộc. Dẫn chứng mở rộng khá quan trọng với bài
viết của học sinh giỏi Ngữ văn. Những dẫn chứng này một mặt để liên hệ, so sánh, mặt
khác cũng chứng tỏ tầm kiến văn sâu rộng của người viết.
Ngoài việc phân biệt hai loại dẫn chứng trên đây, có những đề văn yêu cầu người viết tự
xác định lấy dẫn chứng. Ví dụ: “Nhà thơ đích thực là người có thể mơ khi đang tỉnh, và
rất tỉnh khi đang mơ. Với họ có ít nhất hai thế giới tồn tại song song. Và họ dễ dàng “đi
lại” giữa hai thế giới ấy. Cái nhìn trong suốt là cái nhìn của tâm hồn, và cái mờ ảo của
ngơn ngữ là kết quả của sự tương tác giữa hai thế giới ”
11


(Thanh Thảo trích trong Thanh Thảo – Mãi mãi là bí mật,

NXB Lao động, Hà Nội,

2004, trang 228)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình hãy làm sáng
tỏ.
Rõ ràng ở đề này người viết phải tự mình xác định và lựa chọn lấy những dẫn chứng
sao cho phù hợp, tiêu biểu, làm sáng tỏ dẫn chứng những lí lẽ vừa nêu. Trong trường hợp
này khơng có sự phân biệt dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng.


Tiểu kết: Văn nghị luận có vai trị quan trọng trong trường học và ngồi xã

hội. Văn nghị luận có hai dạng: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Bài nghị luận
văn học thường có số điểm cao nhất trong đề thi dành cho học sinh giỏi Ngữ văn.
Trong văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng, dẫn chứng có vai trị vơ
cùng quan trọng. Bài văn của học sinh có thuyết phục người đọc, người nghe dẫn

chứng hay khơng chính là nằm ở kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng. Trong khi đây
lại là khâu yếu nhất của học sinh cũng như nhiều giáo viên non trẻ mới vào tập huấn
bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy, sau khi đã giới thiệu khái quát về vị trí, vai trò của
văn nghị luận và dẫn chứng trong văn nghị luận; trong chương II, chúng tơi sẽ cụ thể
hóa việc rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành
cho học sinh giỏi ngữ văn.

12


CHƯƠNG II: RÈN KỸ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG
BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO
HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
Trước khi bắt tay vào công việc quan trọng nhất là chọn và phân tích dẫn chứng,
người học phải ln tư duy về dẫn chứng và hình dung trong đầu về hệ thống logic của
phần chứng minh. Có thể sơ đồ hóa như sau:

Tồn bộ chương II, chúng tơi sẽ tập trung hướng dẫn học sinh hình dung và có được kỹ
năng chọn dẫn chứng, nêu, trình bày và phân tích dẫn chứng.
1. Chọn dẫn chứng
Việc chọn dẫn chứng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng bởi đây là công việc đầu tiên
quyết định đến chất lượng bài làm của học sinh. Nếu chọn được dẫn chứng đúng, đủ, phù
hợp, hay, mới thì coi như bài viết đã có sức thuyết phục hấp dẫn, dễ đạt điểm cao. Chọn
sai dẫn chứng, chọn dẫn chứng không tiêu biểu, nhàm chán sẽ làm bài văn trở nên tẻ nhạt,
thậm chí khơng đáp ứng yêu cầu của đề bài.
Việc chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi lại có những
điểm riêng cần lưu ý hơn. Bởi đề bài hầu như khơng u cầu phân tích cảm thụ cái hay
cái đẹp của một tác phẩm văn chương đơn thuần mà đều có định hướng, cần làm sáng tỏ
vấn đề cần nghị luận, đặc biệt là vấn đề lí luận văn học. Qua thực tế dạy học, chúng tôi đề
13



ra một số cách thức sau để giúp học sinh và rèn luyện cho học sinh chọn đúng và hay dẫn
chứng cho bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi.
1.1

Đọc đề và xác định phạm vi dẫn chứng

Một đề văn bao giờ cũng phải có hai thơng tin cơ bản: Yêu cầu đề bài (vấn đề cần bàn
luận là gì? Những thao tác lập luận cần triển khai là gì) và phạm vi dẫn chứng. Để triển
khai tốt dẫn chứng, trước nhất phải đọc kĩ đề bài để xác định được phạm vi dẫn chứng
cần triển khai. Một số tiêu chí xác định phạm vi dẫn chứng có thể là:
STT
1
2
3
4
5
6

Tiêu chí
Kết cấu tác phẩm

Trả lời cho câu hỏi
Đề yêu cầu bàn về toàn bộ tác phẩm, hay một

Số lượng tác phẩm

phần, một yếu tố cụ thể của tác phẩm?
Đề yêu cầu bàn về một tác phẩm hay nhiều tác


Giai đoạn văn học

phẩm
Đề yêu cầu bàn về giai đoạn văn học nào? (dân

Nền văn học

gian, trung đại, hiện đại…)
Đề yêu cầu bàn về văn học Việt Nam hay văn

Thể loại văn học

học nước ngoài?
Đề yêu cầu bàn về thể loại văn học nào? (thơ,

Đề tài, chủ đề

truyện, kịch…)?
Đề có yêu cầu bàn về những tác phẩm thuộc đề
tài cụ thể (đất nước, người phụ nữ, người nông

7

Tác giả

dân…) hay khơng?
Đề có u cầu bàn về những tác phẩm của tác
giả cụ thể hay khơng?


Mỗi đề khác nhau sẽ có những cách yêu cầu phạm vi dẫn chứng khác nhau. Những yếu tố
nào không thể hiện cụ thể trên đề, thì có thể hiểu là chọn dẫn chứng thế nào cũng được.
- Ví dụ : Alice Munro, bậc thầy truyện ngắn đương đại được trao giải Nobel năm 2013,
từng chia sẻ: "Khi viết truyện ngắn, bạn phải cẩn thận để khơng làm nó giống thơ ca".

14


Anh / chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm truyện ngắn
trong giai đoạn 1930-1945.
Như vậy dẫn chứng cần lựa chọn:
+ Vấn đề lí luận văn học cần làm sáng tỏ: đặc trưng của thể loại truyện ngắn
+ Dẫn chứng thuộc thể loại truyện ngắn
+ Giai đoạn: 1930- 1945.
+ Các tác phẩm tiêu biểu có thể lựa chọn: Hai đứa trẻ ( Thạch Lam), Chí Phèo( Nam
Cao), Chữ người tử tù( Nguyễn Tuân)
+ Số lượng dẫn chứng: 1 tác phẩm.
Ví dụ :

“Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó khơng

đơn giản mà cũng khơng thần bí, thiêng liêng…Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn
tinh thần, ni tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà
nhỏ nhen, độc hại…” (Phương Lựu)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số bài thơ trong
phong trào Thơ Mới.
- Hướng dẫn: Học sinh tự lựa chọn một số bài thơ Mới (trong hoặc ngồi chương
trình) để chứng minh song u cầu tác phẩm phải tiêu biểu, phù hợp
vấn đề lý luận và biết thông qua tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề lý luận. Ví dụ, học sinh
chọn tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu:

-

Vội vàng là tiếng hát của trái tim?

-

Vội vàng – khơng đơn giản mà cũng khơng thần bí?

-

Vội vàng nuôi dưỡng tâm hồn người đọc?

15


Trong trường hợp đề khơng nói gì về phạm vi dẫn chứng, thì có nghĩa là người viết
được tùy chọn phạm vi dẫn chứng. Trong trường hợp này, việc chọn dẫn chứng cần bao
quát những yếu tố sau sẽ tốt nhất:
+ vừa có dẫn chứng thơ vừa có dẫn chứng truyện
+ vừa có dẫn chứng văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại
+ vừa có dẫn chứng văn học Việt Nam và văn học nước ngoài…
Người viết cần cân nhắc yêu cầu đề bài và thời gian làm bài thực tế để xác định chọn dẫn
chứng và triển khai dẫn chứng nông, sâu cho phù hợp. Cũng khơng nhất thiết phải triển
dẫn chứng theo tồn bộ các tiêu chí đã nêu ở trên.
Khơng phải lúc nào các tiêu chí trên cũng thể hiện trực tiếp trong câu mệnh lệnh. Một số
trường hợp, phạm vi dẫn chứng được gợi ra ở phần dẫn dắt hoặc trong ngữ liệu mà đề
cung cấp. Ví dụ với đề bài sau:
Đề bài: Nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương cho rằng: “Truyện ngắn giống như
nước hoa quả cơ đặc”, cịn nhà văn Mĩ Truman Capote khẳng định: “Đó là một tác phẩm
nghệ thuật có bề sâu nhưng lại khơng được dài”.

Anh (chị) hãy bình luận về ý kiến trên.
Với đề trên, rõ ràng câu mệnh lệnh khơng nói gì nhiều, nhưng ta phải hiểu phạm vi dẫn
chứng đó là các tác phẩm truyện ngắn, điều này gợi ra từ câu nhận định mà đề cung cấp.
Và học sinh nên lấy dẫn chứng các tác phẩm truyện ngắn cả văn học Việt Nam và văn
học nước ngoài…
Đề bài: Bàn về đặc trưng của thơ, Lamáctin - nhà thơ Pháp – tâm sự: Thế nào là thơ?
Đó khơng phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thốt của lịng tơi. Anh/chị hãy bình
luận về ý kiến trên.
Trong đề trên, phạm vi dẫn chứng phải là những tác phẩm thuộc thể loại thơ. Điều này
được gợi ra trong cụm từ “Bàn về đặc trưng của thơ”.Và học sinh thông minh sẽ biết lấy
những bài thơ có thể là trung đại và hiện đại, Việt Nam và nước ngoài…

16


Như vậy, việc đọc kĩ đề và xác định phạm vi dẫn chứng rất quan trọng. Trước nhất nó cho
người viết một cái nhìn tổng quát về yêu cầu đề để chọn được dẫn chứng đúng. Nếu bài
viết triển khai dẫn chứng nằm ngồi phạm vi đề u cầu, thì coi như lạc đề, mọi nỗ lực
sau đó coi như đổ sơng đổ bể.
Bên cạnh đó, việc xác định phạm vi dẫn chứng cũng giúp người đọc hình dung tổng thể
về những dẫn chứng mình sẽ triển khai trong bài viết. Cụ thể, có thể dễ dàng xác
định dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng. Dẫn chứng bắt buộc là dẫn chứng đề
yêu cầu, cần phải giải quyết thỏa đáng. Dẫn chứng mở rộng là dẫn chứng thêm, người
viết sử dụng để so sánh, đối chiếu, liên hệ với dẫn chứng bắt buộc để làm sáng rõ hơn vấn
đề, tạo ra cái nhìn trên diện rộng cho vấn đề nghị luận mà mình triển khai. (Hai loại dẫn
chứng này đã đề cập ở chương I). Đương nhiên, cần phải lưu ý sự hợp lý giữa hai loại
dẫn chứng này. Dẫn chứng bắt buộc bao giờ cũng phải là trọng tâm, phải triển khai nhiều
hơn, sâu hơn, kĩ hơn dẫn chứng mở rộng.
1.2 Xác định các tiêu chí lựa chọn dẫn chứng
Sau khi xác định phạm vi dẫn chứng, câu hỏi đặt ra sẽ là “Làm thế nào để chọn được dẫn

chứng cho phù hợp?”. Học sinh nắm được các tiêu chí sau sẽ dễ dàng “sàng lọc” được
những dẫn chứng đúng và hay.
1.2.1

Dẫn chứng phải đủ, toàn diện và vừa phải (yêu cầu về lượng)

Mỗi ý kiến, mỗi nhận định đưa ra đều phải có dẫn chứng thuyết minh, đồng thời dẫn
chứng phải bao quát đủ các khía cạnh của ý kiến, nhận định. Tuy nhiên, đầy đủ, tồn diện
khơng có nghĩa là đưa dẫn chứng tràn lan, có bao nhiêu đưa ra hết, mà phải cân nhắc xem
đối với ý ấy, luận điểm ấy cần bao nhiêu dẫn chứng là vừa. Người viết nên tìm cách kết
hợp diện với điểm, vừa đảm bảo đầy đủ các mặt, vừa tập trung vào một số điểm mấu
chốt.

17


Ví dụ: Để chứng minh lịng u nước của nhân dân Việt Nam, muốn dẫn chứng đạt dẫn
chứng yêu cầu đầy đủ, toàn diện, ta phải chọn dẫn chứng bao quát đủ các mặt:
- Thời gian: Từ xưa đến nay
- Không gian: từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Nam đến miền Bắc
- Thành phần xã hội: từ nông dân đến trí thức
- Lứa tuổi: từ trẻ nhỏ đến cụ già
- Lĩnh vực: từ chiến đấu đến sản xuất…
Bài văn nghị luận cần có nhiều hơn một dẫn chứng. Lấy q ít dẫn chứng thì vấn đề nghị
luận sẽ không được làm sáng tỏ. Bên cạnh những dẫn chứng mang tính chất bản lề và bắt
buộc, người viết cần liên hệ thêm những dẫn chứng để có sự liên hệ, so sánh. Tuy nhiên,
nếu đưa quá nhiều dẫn chứng vào bài sẽ khiến bài văn nghị luận bị loãng. Bởi vậy, khi
đưa dẫn chứng vào bài cần lưu ý yếu tố cần và đủ, không thiếu dẫn chứng nhưng cũng
khơng có q nhiều dẫn chứng. Việc đưa dẫn chứng tùy thuộc vào việc có bao nhiêu vấn
đề được nêu ra trong luận điểm. Thơng thường, với mỗi một lí lẽ, người viết cần đưa ra ít

nhất một dẫn chứng đi kèm.
1.2.2 Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề nghị luận (yêu cầu về
chất)
Chính xác nghĩa là đúng (không dẫn chứng sai) ý, đúng nguyên văn, tác giả, tác phẩm,
thời đại…
Tiêu biểu nghĩa là phải phù hợp ở mức cao nhất với luận điểm, với yêu cầu nghị luận
được nêu ra ở đề bài và tiêu biểu, đặc sắc ở mức cao nhất cho tác phẩm văn học lấy làm
dẫn chứng.
- Yêu cầu đề bài: Những dẫn chứng nào sẽ làm bật lên được các vấn đề mà đề yêu cầu
bàn luận?
- Kết cấu tác phẩm: Những dẫn chứng nào sẽ làm bật lên được nét đặc sắc, những vấn đề
trọng tâm, đặc trưng của từng tác phẩm?
=> Dẫn chứng tốt là dẫn chứng đảm bảo được cả hai yêu cầu trên.
Nhưng với dạng bài lí luận văn học dành cho học sinh giỏi, việc phân tích dẫn chứng
khơng phải để làm bật lên cái hay, cái đẹp của tác phẩm, mà quan trọng hơn là phải làm
18


rõ được vấn đề đề bài yêu cầu. Cho nên, trong suốt quá trình chọn dẫn chứng và triển
khai dẫn chứng, yêu cầu đề bài luôn phải được đặt lên hàng đầu, bởi đó chính là kim chỉ
nam, là cái đích cuối cùng mà bài viết hướng đến.
Ví dụ: Nhà văn Pautôpxki quan niệm: “Sáng tác của nhà văn là để cho cái đẹp của trái
đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, cho niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của
tâm hồn, cho sức mạnh của trí tuệ sẽ chiến thắng bóng tối, để chúng vĩnh viễn rực rỡ
như một mặt trời không bao giờ tắt”.
(trích Bơng hồng vàng và bình minh mưa, Nxb Văn học, 2010)
Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm trên? Hãy làm sáng tỏ qua một vài tác
phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11 THPT.
Với đề này, học sinh cần xác định được nội dung yêu cầu của đề liên quan đến vấn đề lí
luận văn học. Tồn bộ dẫn chứng phải làm sáng tỏ vấn đề lí luận: Chức năng, giá trị của

văn học đối với con người và xã hội trong đó có chức năng thẩm mĩ và nhận thức, giáo
dục. Từ đó có cơ sở để chọn dẫn chứng: Văn học dân gian( ca dao), Văn học viết( truyện ,
thơ), văn học nước ngoài.
Bên cạnh đó, người viết cũng cần nắm tổng thể từng tác phẩm để có thể chọn dẫn chứng
cho phù hợp nhất. Để làm rõ vấn đề nghị luận, thì ta sẽ chọn tác phẩm nào, chi tiết nào
trong tác phẩm, và sẽ triển khai dẫn chứng như thế nào? Những câu hỏi như vậy cần được
cân nhắc đến trong quá trình chọn dẫn chứng. Để giải quyết được những câu hỏi này, nhất
thiết chúng ta phải nắm được kết cấu tác phẩm, với mỗi tác phẩm phải biết được dẫn
chứng nào là cụ thể, tiêu biểu, dẫn chứng nào là quan trọng có thể làm tốt lên được
những giá trị cốt lõi của tác phẩm.
Ví dụ với tác phẩm Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn Minh Châu, khơng khó để nhận ra
yếu tố trọng tâm của tác phẩm chính là nhân vật người đàn bà hàng chài và nhân vật
Phùng. Với nhân vật người đàn bà hàng chài, có hai nội dung cơ bản: số phận đau khổ,
19


bất hạnh và vẻ đẹp khuất lấp. Vì vậy khi chọn nhân vật làm dẫn chứng cần khai thác được
những chi tiết đắt giá, đặc sắc, giàu sức gợi, nói được nhiều điều về nhân vật và tác phẩm,
nhưng vẫn phải gắn với vấn đề cần nghị luận…
Một ví dụ khác, bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Ta có thể dễ dàng nhận ra
mạch cảm xúc của bài thơ chia lìa, đứt đoạn, phi logic – một đặc trưng của Thơ điên về
mạch liên kết. Khổ 1: cảnh bình minh thơn vĩ tươi đẹp, thống chút dự cảm chia lìa. Khổ
2: cảnh sơng nước tan tác, chia lìa. Khổ 3: Cảnh cõi mộng hư ảo; tức đi từ quá khứ tươi
đẹp mộng mơ đến thực tại phiêu tán chia lìa, và dừng lại ở tương lai bất định với đầy
những câu hỏi hoài nghi, tuyệt vọng. Nắm được cấu trúc đó, ta sẽ dễ dàng hơn để chọn
dẫn chứng phân tích tác phẩm. Nếu muốn làm bật lên tình yêu cuộc sống thiết tha đến
khắc khoải của thi nhân, ta chọn khổ 1. Nếu muốn làm bật lên dự cảm phiêu tán, chia lìa,
ta chọn khổ 2. Còn nếu muốn làm bật lên đặc trưng trường Thơ loạn, thì khổ 3 là thích
hợp nhất. Cũng tương tự như vậy, ở mỗi khổ ta phải biết trọng tâm của khổ thơ rơi vào
hình ảnh nào, từ ngữ nào, biện pháp nghệ thuật nào, để từ những “hạt bụi vàng” ấy mà ta

khái quát lên tinh thần, giá trị của tồn bộ tác phẩm, từ đó có một sơ sở vững chắc để
củng cố lập luận của mình.
Việc nắm được những yếu tố nổi bật, những nội dung trọng tâm của từng tác phẩm sẽ
giúp chúng ta chủ động và linh hoạt hơn trong việc chọn dẫn chứng. Để làm được điều
đó, ta cần trước hết đọc tồn văn tác phẩm (chứ khơng phải chỉ là đoạn trích như sách
giáo khoa). Kế đến, ta cần đặt tác phẩm trong mối liên hệ với các tác phẩm khác có mối
liên hệ chặt chẽ với nó (cùng chủ đề, cùng đề tài, cùng thời kì văn học, cùng tác giả, cùng
nhóm tác phẩm…). Ví dụ khi phân tích bài thơ “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến) thì cần đặt
vào trong tổng thể ba bài thơ thu (Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm) để thấy được sự tương
đồng trong cách miêu tả cảnh thu và tình thu, từ đó thấy được hồn thu trong thơ Nguyễn
Khuyến và bầu tâm sự thầm kín của thi nhân trước thời cuộc.
Như vậy, việc chúng ta cần làm là đọc lại một lượt tất cả các tác phẩm trong chương trình
thi, và làm thao tác thống kê. Với mỗi tác phẩm, những nội dung nào là trọng tâm? Với
20


nội dung trọng tâm đó, chi tiết nào là tiêu biểu nhất? Với mỗi chi tiết, ta sẽ khai thác thế
nào cho đặc sắc? Sau khi có một bản thống kê, ta đã có vốn liếng kha khá để ứng biến,
xoay chuyển linh hoạt cho các đề bài khác nhau. Riêng với học sinh giỏi, ln khuyến
khích những góc nhìn riêng, sáng tạo, độc đáo.
1.2.3 Lựa chọn dẫn chứng dựa theo hiểu biết và sở trường của bản thân người viết.
Sau khi đã liệt kê tất cả các dẫn chứng đảm bảo tất cả các yêu cầu về hình thức, nội
dung, yêu cầu nghị luận, học sinh nên lựa chọn những ngữ liệu dựa theo năng lực văn
chương của bản thân. Lựa chọn các tác phẩm, các tác giả, các vấn đề mà mình hiểu biết
nhất, tâm đắc nhất, mới mẻ nhất điều đó giúp học sinh thể hiện hết hiểu biết, khả năng
cảm thụ và tạo được sự sáng tạo nhất.
1.2.4 Lựa chọn dẫn chứng mới mẻ phát huy tính sáng tạo.
Với đối tượng học sinh giỏi, trong bài nghị luận văn học cần chọn những dẫn chứng
mới mẻ, độc đáo để tạo nên sức hấp dẫn, ấn tượng cho bài viết. Đứng trước một luận
điểm, tâm lí chung của học sinh là thường chọn những dẫn chứng quen thuộc để chứng

minh. Với học sinh giỏi cần phát huy cao độ sự độc đáo, sáng tạo. Vì vậy để bài văn nghị
luận vừa có sức thuyết phục, vừa gây ấn tượng, thu hút với người đọc, người nghe cần
biết chọn những dẫn chứng mới mẻ, khơng có trong chương trình sách giáo khoa. Bằng
trải nghiệm văn học của mình, người viết cần biết chọn dẫn chứng lạ, mới nhưng vẫn
phỉa phù hợp với luận điểm cần chứng minh. Như vậy dẫn chứng mới có ý nghĩa.
Ví dụ: “Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng
tạo văn học có cịn là độc quyền của con người"?
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình. Với đề văn
này, ngồi những dẫn chứng quen thuộc trong chương trình, học sinh nên chọn những dẫn
chứng mới mẻ ngồi chương trình để bài viết sinh động, hấp dẫn.
Ví dụ: Khi chọn dẫn chứng cho đề văn “Tinh thần nhân văn qua một số tác phẩm tự sự
dân gian”, ngoài những tác phẩm tự sự quen thuộc trong sách giáo khoa, học sinh biết
21


chọn thêm truyện cổ tích Trương Chi : “Gã đàn ông xấu xí “ma chê quỷ hờn” suốt cuộc
đời đơn độc, thui thủi với một thuyền, một lưới, một dòng sơng ấy có ngày đã biết u.
Trong giây phút gặp gỡ giữa Trương Chi và Mị Nương, nếu tình yêu vụt tắt trong lịng
Mỵ Nương vì sự đổ vỡ thì bỗng cháy lên niềm khát khao tình u trong lịng Trương Chi.
Câu chuyện vì thế giàu giá trị nhân văn ở chỗ đòi quyền yêu và được yêu cho con người,
nhất là những con người xấu xí, dị hình, thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội. Nó làm người
đọc liên tưởng đên nhân vật Quasimodo trong Nhà thờ Đức Bà Pari một kẻ dị hình, dị
dạng. Chính vẻ đẹp và tấm lòng của Esmeranđa đã làm thức tỉnh trái tim cô đơn, hoen rỉ,
tội nghiệp của hắn. Quasimodo bắt đầu u, một tình u bất diệt khơng cần đền đáp”.
(Bài làm của học sinh )
2. Sắp xếp dẫn chứng
Việc đưa dẫn chứng vào bài nghị luận văn học phải đảm bảo tính logic và hệ
thống. Nghĩa là các dẫn chứng phải được sắp xếp theo một trình tự, quy luật nhất định.
Tính hệ thống sẽ giúp cho người viết tránh được tình trạng đưa dẫn chứng một cách tràn
lan và mất kiểm soát.

-

Sắp xếp dẫn chứng theo trục thời gian tuyến tính (từ lịch sử, quá khứ đến thời
điểm hiện tại).

-

Sắp xếp dẫn chứng theo chiều không gian (từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần,…. hoặc
ngược lại).

-

Sắp xếp dẫn chứng theo từng khía cạnh của luận điểm, của vấn đề cần nghị luận

-

Sắp xếp dẫn chứng theo tâm lí người tiếp nhận (dẫn chứng dễ - khó ; dẫn chứng
quan trọng ít – dẫn chứng quan trọng nhiều…)

3. Các hình thức nêu dẫn chứng
Thơng thường có 2 cách nêu dẫn chứng:
3.1 Nêu nguyên văn cả câu, cả đoạn hay cả một văn bản ngắn
Theo cách này dẫn chứng phải dẫn chứng tác riêng thành một hay nhiều dòng và tất cả
dẫn chứng phải dẫn chứng để trong dấu ngoặc kép. Dưới dẫn chứng phải nêu xuất xứ của
22


dẫn chứng và phải để trong dấu ngoặc đơn. (Xuất xứ thường gồm tên tác giả, tên tác
phẩm dẫn chứng trích dẫn. Trong trường hợp chỉ nghị luận về một tác giả, các dẫn chứng
sử dụng đều thuộc về tác giả ấy thì chỉ cần nêu tên tác phẩm. Ngồi ra xuất xứ của dẫn

chứng cũng có thể nêu trước trong phần giới thiệu).
Ví dụ:
…Trên đường chuyển lao, thân thể bị gơng cùm, xiềng xích nhưng Bác nào có quan tâm
đến nỗi khổ ấy của mình, Bác để lịng cảm thông, trân trọng nỗi vất vả của người “Phu
làm đường”:
Dãi gió, dầm mưa chẳng nghỉ ngơi,
Phu đường vất vả lắm ai ơi!
Ngựa xe, hành khách thường qua lại
Biết cảm ơn anh được mấy người?
Bác vui với niềm vui được mùa của người dân Trung Quốc:
Khắp chốn nông dân cười hớn hở
Đồng q vang dậy tiếng ca vui
(Cảnh ngồi đồng)
3.2 Tóm lược nội dung chính, nêu một số từ hoặc ngữ tiêu biểu
Hình thức nêu dẫn chứng này thường dẫn chứng áp dụng trong những trường hợp sau:
- Khi chỉ cần trích một số từ ngữ tiêu biểu hoặc tóm lược ý là đã đủ để minh họa. Ví dụ:
“Chỉ vài nét cũng đủ khiến cả cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc dưới ngịi bút Nguyễn
Du với cái màu da nhờn nhợt của Tú Bà, cái bộ mặt mày râu nhẵn nhụi của Mã Giám
Sinh, cái vẻ chải chuốt dịu dàng của Sở Khanh, cái miệng thề xoen xoét của Bạc Bà, Bạc
Hạnh. (Hoài Thanh)
- Khi dẫn chứng quá dài (ví dụ cả tác phẩm hay một đoạn chừng vài trang trở lên), dẫn ra
sẽ làm cho bài văn cồng kềnh và người đọc khó theo dõi lập luận.
- Khi dẫn chứng có nội dung khơng lành mạnh, dẫn nguyên văn có thể khiếm nhã hoặc
bất lợi.
- Khi dẫn chứng có nội dung khơng phù hợp với trình độ nhận thức của người đọc (ví dụ
một đoạn miêu tả không phù hợp với lứa tuổi học sinh, một đoạn chứa nhiều thuật ngữ
chuyên môn xa lạ với người đọc bình thường), dẫn ngun văn khơng tiện hoặc làm cho
người đọc khó tiếp thu.
Thơng thường, nếu dẫn chứng chỉ là một vài từ ngữ tiêu biểu thì dẫn chứng ấy dẫn chứng
hòa vào lời văn nghị luận của người viết.

Ví dụ:

23


“Say mê tài sắc và cảm mộ tâm tính của Kiều. Từ Hải đã chuộc nàng ra khỏi thanh lâu và
cưới nàng làm vợ. Nhưng người anh hùng “râu hùm hàm én mày ngài” “giang hồ quen
thói vẫy vùng” ấy, sau “nửa năm hương lửa đương nồng”, lại “động lòng bốn phương” và
đã “dứt áo ra đi”…” (Bài làm của học sinh)
4. Cách trình bày dẫn chứng
Dẫn chứng đưa vào bài văn bao giờ cũng có lời người giới thiệu, phân tích bình giảng dẫn
chứng ấy. Vậy giữa dẫn chứng và lời người viết phải được trình bày như thế nào? Thơng
thường có ba cách:
4.1 Người viết giới thiệu, phân tích – bình giảng làm rõ giá trị, ý nghĩa của dẫn chứng
một cách đầy đủ rồi cuối cùng nêu dẫn chứng ra để khẳng định.
Ví dụ: Nét đặc sắc đầu tiên của thiên nhiên miền Tây trong kí ức của Quang Dũng chính
là màn sương rừng mờ ảo: sương phủ dày ở Sài Khao, sương bồng bềnh ở Mường Lát.
Cái nhìn hiện thực đã giúp nhà thơ miêu tả chân thực sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền
Tây qua hình ảnh đồn qn dãi dầu, mỏi mệt trong làn sương rừng buốt giá. Nhưng hiện
thực khắc nghiệt ấy đã được thi vị hóa bởi cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng: đêm
sương thành đêm hơi bồng bềnh hư ảo “hoa về trong đêm hơi”. Sau những chặng đường
hành quân mệt mỏi, dãi dầu ng lính Tây Tiến được đắm chìm tâm hồn trong vẻ đẹp thơ
mộng, thi vị của thiên nhiên miền Tây. Những thanh bằng nhẹ bỗng trong câu thơ không
chỉ làm đậm thêm sắc thái hư ảo của màn sương rừng, sự huyền hoặc của thiên nhiên
miền Tây mà còn như tái hiện sự mơ mộng, bay bổng trong tâm hồn chiến sĩ. Sự khắc
nghiệt của thiên nhiên đã được cảm nhận 1 cách thật thi vị bởi những tâm hồn lãng mạn,
hào hoa:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi” (Bài làm của học sinh)
4.2 Người viết giới thiệu, nêu dẫn chứng rồi sau đó phân tích – bình giảng dẫn chứng

để nêu bật giá trị, ý nghĩa cũng như cái hay, cái dẹp của dẫn chứng.
Ví dụ:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
24


Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
(Vội vàng)
Người ta gọi thơ Xuân Diệu là “nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn nước non lặng
lẽ này” phải chăng bởi nhà thơ đã đốt cháy xúc cảm say mê mãnh liệt với cuộc đời. Cuộc
sống muôn đời vẫn vậy. Thế nhưng những cảnh sắc của cuộc sống đi qua tâm hồn nồng
nàn tình yêu cuộc đời của Xuân Diệu lại ánh lên những màu sắc diệu kì, lại ngân lên
những thanh âm du dương. Thế giới, qua cặp mắt “xanh non biếc rờn” của thi sĩ họ Ngơ
là khu vườn tình ái, nơi ong bướm đang trong “tuần trăng mật”, nơi chim mn ca lên
“khúc tình si”, nơi tạo hóa đắm chìm trong “cặp mơi gần” của tháng giêng. Đó cịn là bữa
tiệc thịnh soạn, phong phú của cuộc sống “nở hoa dâng tặng người muốn hái”. Đẹp làm
sao! Làm sao Xn Diệu có những cảm nhận tinh tế, diệu kì ấy nếu nhà thơ dửng dưng,
vô cảm với cuộc đời. Chính niềm khao khát giao cảm với cuộc đời, chính niềm yêu sống
đến cuồng si, mãnh liệt đã giúp thi sĩ phát hiện ra vẻ đẹp của cuộc sống. (Bài làm của học
sinh)
4.3 Người viết giới thiệu, làm rõ ý nghĩa nội dung của dẫn chứng rồi nêu dẫn chứng
sau đó lại tiếp tục phân tích – bình giảng làm rõ thêm nhằm khắc sâu chủ đề cần
chứng minh.
Ví dụ:
“Thường thì thiên nhiên qua cái nhìn của Nguyễn Du rất gắn bó với những vui

buồn lo lắng của người trong truyện. Kiều khơng biết mấy lần nhìn trăng nhưng mỗi lần
một khác. Sau khi đi chơi Thanh minh và gặp Kim Trọng về thì:
Gương nga chênh chếch dịm song
Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân

25


×