Tải bản đầy đủ (.docx) (288 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các tỉnh đông nam bộ (factors affecting the success of small and medium enterprises in the south east provinces)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 288 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

HÀ MINH THIỆN HẢO

́

́

́

CÁC YÊU TÔẢNH HƯỞNG ĐÊN SỰTHÀNH CÔNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC TỈNH
ĐÔNG NAM BÔ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đồng Nai – năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

HÀ MINH THIỆN HẢO

́

́

́

CÁC YÊU TÔẢNH HƯỞNG ĐÊN SỰTHÀNH CÔNG


CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC TỈNH
ĐÔNG NAM BÔ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
̀

1. TS TRÂN ĐĂNG KHOA
2. TS NGUYỄN VĂN TÂN

Đồng Nai – năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của người hướng dẫn khoa học. Tất cả những nội dung kế thừa, tham khảo từ những
tài liệu khác được trích dẫn đầy đủ, chính xác và ghi nguồn cụ thể trong mục tài liệu
tham khảo.

Nghiên cứu sinh

Hà Minh Thiện Hảo


ii


TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dùng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
định tính và nghiên cứu định lượng nhằm mục tiêu là xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức độ ảnh
hưởng, vai trò của từng yếu tố cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố này. Trên
cơ sở đó đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp có thể vận dụng
trong các kế hoạch kinh doanh cùa mình.
Nghiên cứu của tác giả đã góp phần tiếp tục khẳng định các thang đo của các
nghiên cứu trước; đồng thời, có thảo luận và điều chỉnh thang đo cho phù hợp
với điều kiện thị trường nghiên cứu là các tỉnh Đông Nam bộ. Cụ thể, đối với
thang đo Quản lý nghiên cứu đã điều chỉnh so với thang đo gốc theo hướng
nghiên cứu về quản lý và đào tạo con người, chú trọng quản lý về nguồn nhân
lực trong một DN.
Đối với thang đo Khả năng tiếp thị KNTT4 (Chúng tơi có kỹ năng bán
hàng, hoạt động tiếp thị và quảng bá hiệu quả) được điều chỉnh thang đo cho
phù hợp tại khu vực nghiên cứu. Do đa phần DN nằm trong các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp và đa phần là các DN sản xuất cho nên việc quan
trọng hơn để hàng hóa đến tay người tiêu dùng cần chú trọng là các trung gian
thương mại, nhà phân phối. Từ đó DNVVN không phải lo bán hàng mà sẽ tập
trung nhiều nguồn lực hơn vào khâu sản xuất. Chính vì vậy biến KNTT4 đã
đổi thành “Mức độ quan hệ với nhà phân phối” và tiến hành kiểm định đều đạt
yêu cầu, đồng thời góp giá trị vào thang đo này
Kết quả nghiên cứu cho thấy các vấn đề về tài chính, việc tiếp cận đổi mới
trong công nghệ, quản lý doanh nghiệp, khả năng tiếp thị, sự hỗ trợ của chính
phủ đóng vai trị chính trong việc góp phần tạo STC cho các DNVVN các tỉnh
Đông Nam bộ. Đồng thời yếu tố trách nhiệm xã hội (CSR) có tác động trực
tiếp đến STC của DNVVN (chấp nhận với mức ý nghĩa 10%) và đồng thời
CSR có tác động gián tiếp thơng qua vấn đề về tài chính.



iii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Đăng Khoa,
TS.Nguyễn Văn Tân. Các Thầy đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tơi trong suốt q
trình hồn thành luận án. Luận án này sẽ khơng được hồn thành nếu khơng có hai
Thầy. Tơi cũng chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp đã định hướng,
chỉ dạy và tạo điều kiện để tôi hồn thành luận án của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Thầy Cô và Các Anh/Chị khoa
Sau đại học của trường Đại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện để tôi học tập, nghiên
cứu trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, quý đồng nghiệp đặc biệt là quý bạn bè, đồng nghiệp
ở Đức Hịa, Sài Gịn, TP.Biên Hịa, Bình dương, TP. Tân An đã giúp đỡ và chia sẽ

những khó khăn trong quá trình đi học và nghiên cứu. Tơi cũng xin cảm ơn Anh/Chị
quản lý ở các doanh nghiệp đã trả lời bảng khảo sát, góp ý thêm cho tơi trong q
trình khảo sát và thu thập số liệu.
Cuối cùng, Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, đã ln ủng hộ, tạo điều
kiện và chia sẽ những khó khăn để tơi có thể hồn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
TÓM TẮT................................................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... ix

DANH MỤC HÌNH...............................................................................................xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI..............................................................1
1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu................................................................... 1
1.1.1 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn....................................................................1
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước..........................................5
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu............................................................................. 15
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..................................................................... 17
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 17
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 17
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 18
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 18
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 18
1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 19
1.4.1Nghiên cứu định tính..................................................................................... 19
1.4.2 Nghiên cứu định lượng................................................................................. 19
1.5 Tính mới và những đóng góp......................................................................... 20
1.5.1 Đóng góp về mặt lý thuyết............................................................................. 20
1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn........................................................................... 21
1.6 Kết cấu của luận án........................................................................................ 21
Tóm tắt chương 1.................................................................................................. 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................22
2.1 Sự thành cơng của DNVVN........................................................................... 22
2.1.1 Khái niệm DNVVN........................................................................................ 22
2.1.2 Khái niệm về sự thành công.......................................................................... 23
2.1.3 Đo lường sự thành công................................................................................ 24
v


2.2 Các lý thuyết có liên quan đến STC của DNVVN .........................................
2.2.1


Lý thuyết về thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced Scor

2.2.2

Lý thuyết về sự tăng trưởng của doanh nghiệp ........

2.2.3

Lý thuyết dựa trên quan điểm nguồn lực ..................

2.2.4 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory- RDT) và
tích hợp bên ngồi (External integration) .......................................................
2.2.5
2.3

Lý thuyết về mơi trường của DN ................................

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công ........................................

2.3.1

Quản lý ........................................................................

2.3.2

Tiếp cận đổi mới công nghệ ........................................

2.3.3


Khả năng tiếp thị .........................................................

2.3.4

Hỗ trợ của chính phủ ..................................................

2.3.5

Tài chính .....................................................................

2.3.6

Trách nhiệm xã hội .....................................................

2.4

Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu .....................................................

2.4.1

Giả thuyết nghiên cứu ................................................

2.4.2

Mơ hình lý thuyết và tổng hợp các giả thuyết ............

Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................
3.1


Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ...................................................

3.2

Quy trình nghiên cứu ...........................................................................

3.2.1

Nghiên cứu định tính ..................................................

3.2.2

Nghiên cứu định lượng sơ bộ .....................................

3.2.3

Nghiên cứu định lượng chính thức ...........................

3.3

Kết quả nghiên cứu định tính ..............................................................

3.4

Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................

3.4.1

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ ..


3.4.2

Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích độ tin cậy

3.5

Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................

Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................


vi

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................72
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu.............................................................................. 72
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.................................................................. 72
4.1.2 Đánh giá thang đo......................................................................................... 73
4.1.3 Phân tích giá trị ngoại lai.............................................................................. 79
4.1.4 Kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu...................................................... 79
4.1.5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA).............................................................. 81
4.2 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)............................................................ 85
4.2.1 Kết quả CFA thang đo Trách nhiệm xã hội DN (CSR)................................85
4.2.2 Kết quả CFA mơ hình tới hạn....................................................................... 88
4.3 Kiểm định mơ hình lý thuyết bằng SEM...................................................... 91
4.3.1 Kiểm định mơ hình lý thuyết......................................................................... 91
4.3.2 Kiểm định ước lượng mơ hình lý thuyết bằng Bootstrap (1000)..................95
4.3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu.................................................................. 95
4.4 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trong mối ảnh hưởng giữa các yếu tố
đến sự thành công................................................................................................. 98
4.4.1 Kiểm định sự khác biệt giữa loại hình doanh nghiệp.................................. 98

4.4.2 Kiểm định sự khác biệt thời gian hoạt động của doanh nghiệp................102
4.4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm các ngành nghề kinh doanh..............106
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu...................................................................... 109
Tóm tắt chương 4................................................................................................ 113
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ.........................................114
5.1 Kết luận nghiên cứu...................................................................................... 114
5.2 Hàm ý quản trị.............................................................................................. 115
5.2.1 Hàm ý theo thống kê trung bình các thang đo...........................................116
5.2.2 Dưới góc độ quản trị DN.............................................................................124
5.2.3 Kiến nghị đối với nhà nước.........................................................................127
5.3 Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................................ 128
5.3.1 Ý nghĩa về mặt lý thuyết..............................................................................128
5.3.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn.............................................................................128
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................................... 129


vii

DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THẢO LUẬN
PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN CÁC CHUN GIA HỒN THIỆN
MƠ HÌNH ĐỀ XUẤT TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI THẢO LUẬN CÁC CHUYÊN GIA HOÀN THIỆN
THANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH PHỤ LỤC 4: BẢNG
TỔNG HỢP CÁC THANG ĐO
PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT SƠ BÔ
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH'S ALPHA
PHỤ LỤC 7: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC

PHỤ LỤC 8: THỐNG KÊ MƠ TẢ
PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH'S ALPHA
PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)
PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA)
PHỤ LỤC 12: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH (SEM)
PHỤ LỤC 13: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÓM
PHỤ LỤC 14: THỐNG KÊ MƠ TẢ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CÁC KHÁI
NIỆM


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình Doanh nghiệp thành lập mới, tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng chờ
giải thể và doanh nghiệp giải thể năm 2020 khu vực Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng
so với cả nước........................................................................................................................................ 3
Bảng 1.2: Tình hình Doanh nghiệp đang hoạt động, thành lập mới quay trở lại hoạt động các

tỉnh so với khu vực Đông Nam bộ.................................................................................................... 4

Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công từ nghiên cứu trước đây.............32
Bảng 2.2 Tổng hợp các giả thuyết............................................................................................... 44
Bảng 3.1 Thang đo lường yếu tố Quản lý................................................................................. 55
Bảng 3.2 Thang đo lường yếu tố Tiếp cận và đổi mới công nghệ................................... 56
Bảng 3.3 Thang đo lường yếu tố Khả năng tiếp thị.............................................................. 57

Bảng 3.4 Thang đo lường yếu tố Hỗ trợ chính phủ............................................................... 58
Bảng 3.5 Thang đo lường yếu tố Tài chính.............................................................................. 58
Bảng 3.6 Thang đo lường yếu tố Trách nhiệm kinh tế......................................................... 59
Bảng 3.7 Thang đo lường yếu tố Trách nhiệm pháp lý........................................................ 60
Bảng 3.8 Thang đo lường yếu tố Trách nhiệm đạo đức....................................................... 60
Bảng 3.9 Thang đo lường yếu tố Trách nhiệm từ thiện....................................................... 61
Bảng 3.10 Thang đo lường yếu tố Sự thành công.................................................................. 62
Bảng 3.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo Quản lý.................................................................. 64
Bảng 3.12 Đánh giá độ tin cậy của thang đo TCĐMCN..................................................... 64
Bảng 3.13 Đánh giá độ tin cậy của thang đo KNTT............................................................. 65
Bảng 3.14 Đánh giá độ tin cậy của thang đo HTCP............................................................. 65
Bảng 3.15 Đánh giá độ tin cậy của thang đo TC.................................................................... 66
Bảng 3.16 Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Kinh tế......................................... 66
Bảng 3.17 Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Pháp lý......................................... 67
Bảng 3.18 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm đạo đức............................68
Bảng 3.19 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm từ thiện.............................68
Bảng 3.20 Đánh giá độ tin cậy thang đo Sự thành công..................................................... 69
Bảng 3.21 Tổng hợp thang đo được sau khi nghiên cứu sơ bộ......................................... 69
Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu chính thức.............................................................. 73
Bảng 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo Quản lý..................................................................... 74
Bảng 4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo TCĐMCN....................................................... 74


x

Bảng 4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo KNTT............................................................... 75
Bảng 4.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo HTCP................................................................ 76
Bảng 4.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo TC...................................................................... 76
Bảng 4.7 Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Kinh tế........................................... 77
Bảng 4.8 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Pháp lý............................... 77

Bảng 4.9 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm đạo đức............................... 78
Bảng 4.10 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm từ thiện........................... 78
Bảng 4.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo Sự thành công...................................................... 79
Bảng 4.12 Hệ số Skewness và Kurtosis của các biến........................................................... 80
Bảng 4.13 Kiểm định KMO........................................................................................................... 82
Bảng 4.14 Tổng phương sai trích................................................................................................. 83
Bảng 4.15 Trọng số nhân tố của thang đo................................................................................. 84
Bảng 4.16 Giá trị hội tụ của các thang đo đa hướng............................................................. 87
Bảng 4.17 Giá trị phân biệt............................................................................................................. 87
Bảng 4.18 Kiểm định sự phân biệt giữa các khái niệm trong mơ hình tới hạn..........90
Bảng 4.19 Giá trị phân biệt............................................................................................................. 91
Bảng 4.20: Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả của mơ hình............................... 93
Bảng 4.21 Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp (chuẩn hóa)................................... 94
Bảng 4.22 Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) bằng Bootstrap............................................... 95
Bảng 4.23 Kiểm định giá trị phân biệt giữa các yếu tố trong mô hình tới hạn...........96
Bảng 4.24 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu................................ 98
Bảng 4.25 : So sánh mức độ tương thích giữa 2 mơ hình bất biến, khả biến theo loại
hình doanh nghiệp........................................................................................................................... 102
Bảng 4.26 : So sánh mức độ tương thích giữa 2 mơ hình bất biến và khả biến theo
thời gian hoạt động......................................................................................................................... 104
Bảng 4.27: Ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thành công của nhóm doanh nghiệp có
thời gian hoạt động dưới 5 năm................................................................................................. 105
Bảng 4.28: Ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thành cơng của nhóm doanh nghiệp có
thời gian hoạt động từ 5 năm trở lên........................................................................................ 105
Bảng 4.29 : So sánh mức độ tương thích giữa 2 mơ hình bất biến và khả biến theo
loại hình doanh nghiệp.................................................................................................................. 109


xi


Bảng 5.1 Hệ số β.............................................................................................................................. 114
Bảng 5.2 Thống kê mô tả khái niệm “Tài chính”................................................................ 116
Bảng 5.3 Thống kê mơ tả khái niệm “sự hỗ trợ chính phủ”............................................ 117
Bảng 5.4 Thống kê mô tả khái niệm “quản lý”.................................................................... 118
Bảng 5.5 Thống kê mô tả khái niệm “Trách nhiệm xã hội_trách nhiệm kinh tế” . 119

Bảng 5.6 Thống kê mô tả khái niệm “Trách nhiệm xã hội_trách nhiệm pháp lý” 119
Bảng 5.7 Thống kê mô tả khái niệm “Trách nhiệm xã hội_trách nhiệm đạo đức” 120

Bảng 5.8 Thống kê mô tả khái niệm “Trách nhiệm xã hội_trách nhiệm từ thiện” 121
Bảng 5.9 Thống kê mô tả khái niệm “Tiếp cận đổi mới công nghệ”.......................... 122
Bảng 5.10 Thống kê mô tả khái niệm “Khả năng tiếp thị”.............................................. 123


xii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Thẻ điểm cân bằng BSC.................................................................................................. 26
Hình 2.2 Mơ hình lý thuyết các mối quan hệ............................................................................... 43

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................................... 48
Hình 4.1 Phân tích CFA cho thang đo CSR........................................................................... 86
Hình 4.2 Kết quả CFA (chuẩn hóa) mơ hình tới hạn.......................................................... 89
Hình 4.3 Kết quả SEM của mơ hình lý thuyết..................................................................... 92
Hình 4.4 : Mơ hình khả biến nhóm DN CTY TNHH........................................................ 99
Hình 4.5 : Mơ hình khả biến nhóm DN CTY CP................................................................ 99
Hình 4.6 : Mơ hình khả biến nhóm DN DNTN và DN khác.......................................... 100
Hình 4.7 : Mơ hình bất biến nhóm DN CTY TNHH......................................................... 100
Hình 4.8 : Mơ hình bất biến nhóm DN CTY CP................................................................. 101
Hình 4.9 : Mơ hình bất biến nhóm DN DNTN và DN khác........................................... 101

Hình 4.10 : Mơ hình khả biến nhóm doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm...............102
Hình 4.11 : Mơ hình khả biến nhóm doanh nghiệp hoạt động từ 5 năm trở lên......103
Hình 4.12 : Mơ hình bất biến nhóm doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm................103
Hình 4.13: Mơ hình bất biến nhóm doanh nghiệp hoạt động từ 5 năm trở lên........104
Hình 4.14 : Mơ hình khả biến nhóm DN Nơng-Lâm Nghiệp Thủy sản.....................106
Hình 4.15 : Mơ hình khả biến nhóm DN Cơng nghiệp-Xây dựng............................... 107
Hình 4.16 : Mơ hình khả biến nhóm DN thuộc các ngành Dịch vụ............................. 107
Hình 4.17 : Mơ hình bất biến nhóm DN thuộc ngành Nơng-Lâm nghiệp Thủy sản
108
Hình 4.18 : Mơ hình bất biến nhóm DN thuộc ngành Cơng nghiệp-Xây dựng.......108
Hình 4.19 : Mơ hình bất biến nhóm DN thuộc ngành Dịch vụ và ngành khác........109


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Giới thiệu chương
Trong chương này tác giả cung cấp một cách nhìn tổng quát về “Các yếu tố
ảnh hưởng đến STC của các DN vừa và nhỏ tại các tỉnh Đông Nam bộ”. Trước tiên
là nêu sự cần thiết của đề tài, kế đến là lượt khảo các nghiên cứu trước nhằm xác
định khoảng trống, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương
pháp.
1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
DN vừa và nhỏ (DNVVN) có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội, đóng góp không nhỏ vào GDP, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế. Tuy
nhiên, DNVVN Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy mơ, mức độ đóng góp và chưa
thực sự thể hiện hết khả năng của mình so với các nước (Phùng Thế Đông, 2019).
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các DNVVN có xu hướng thất bại
cao hơn so với các DN lớn, mặc dù họ thường được coi là nội lực quan trọng nền
kinh tế của một quốc gia (Bloch và Bhattacharya, 2016; Lo và cộng sự, 2016). Còn

theo Gnizy và cộng sự (2014) cho rằng các đặc điểm bao gồm: hạn chế tài nguyên,
chiến lược không tốt, cấu trúc thiếu linh hoạt và thiếu quy trình hoạch định chiến
lược có thể đã góp phần vào thất bại của họ. Chính vì thế các yếu tố ảnh hưởng đến
sự thành thành công của các DNVVN đã chiếm được sự quan tâm của nhiều tác
giả gần đây như (Chittithaworn và cộng sự, 2011; Chowdhury và cộng sự, 2013;
Marom và Lussier, 2014; Pletnev và Barkhatov, 2016; Alfoqahaa, 2018)
1.1.1 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn
Đóng góp của DNVVN là rất lớn do có vai trị năng động và tăng tính hiệu quả
của nền kinh tế. Điều đó cho thấy vai trị quan trọng của DNVVN trong lưu thơng
hàng hố và cung cấp hàng hố, dịch vụ bổ sung cho các DN lớn. Những đóng góp
tích cực của DNVVN cho sự phát triển kinh tế của đất nước như: về khía cạnh xã hội
các DNVVN góp phần tạo việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp,
góp phần nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần xố đói, giảm nghèo, thực hiện
cơng bằng xã hội. Đồng thời DNVVN góp phần giảm bớt sức ép về dân số tại các đô
thị lớn. Kết quả sản xuất kinh doanh của các DN đang hoạt động giai đoạn 2011-2017,
tăng 9,5%/năm, DN thu hút số lao động làm việc trong khu vực tăng


2

5%/năm, chỉ số vốn tăng 14,2%/năm, lợi nhuận cũng như doanh thu tăng lần lượt
là 12,3%/năm, 17,4%/năm (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019).
DN tập trung nhiều nhất ở vùng Đơng Nam Bộ với gần 216,2 nghìn DN chiếm
tới 41,7% tổng số DN của cả nước, trong đó lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh
với 172,6 nghìn DN, chiếm tới 33,3% tổng số DN của cả nước và đây cũng là vùng
thu hút nhiều lao động nhất trong cả nước với hơn 5,3 triệu lao động, chiếm 37,7%
số lao động trong các DN của cả nước. Riêng loại hình DNVVN có khoảng 507,86
nghìn DNVVN, chiếm khoảng 98,1 % tổng số DN đang hoạt động trên cả nước
(Tổng Cục thống kê, 2018).
Các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ được chọn để nghiên cứu thực nghiệm vì

đây là vùng đầu tàu kinh tế năng động của cả nước, gồm 6 tỉnh/thành phố: TP Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh là khu vực
đầu tàu về kinh tế 4 tỉnh hạt nhân phát triển kinh tế: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai, Vũng Tàu. “Với tổng số diện tích tự nhiên là 23.564 km2, chiếm 7,3 %
diện tích cả nước, dân số toàn vùng là hơn 17 triệu người, chiếm 18,17% dân số cả
nước. Cả vùng chiếm khoảng 45% GDP, 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Đồng thời tổng sản phẩm trên địa bàn tính theo đầu người
cao gấp 2 lần mức bình quân của cả nước; hơn 1,7 lần so với vùng Đồng bằng sơng
Hồng; có tỷ lệ đơ thị hóa cao nhất nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng luôn cao
hơn khoảng 1,3 lần đến 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước. Vùng tập
trung lực lượng lao động đơng đảo, có trình độ cao, được chọn để thí điểm nhiều cơ
chế, chính sách mới về phát triển kinh tế. Với hệ thống cảng, sân bay quốc tế lớn nhất
cả nước, vùng trở thành trung tâm, phát triển các loại hình dịch vụ cơng nghiệp, cơng
nghệ thơng tin, viễn thơng, logistics,... lớn nhất Việt Nam. Vùng có Thành phố Hồ Chí
Minh là trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, chứng khoán lớn nhất cả nước”
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Cũng theo báo cáo này khu vực Đơng Nam bộ đóng
góp hơn 1/3 số thu ngân sách cả nước, có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao và
lực lượng DN có trình độ và kinh nghiệm quản lý, là thị trường tiêu thụ lớn và là cửa
ngõ giao lưu với khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển của các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ chưa tương
xứng với tiềm năng cũng như lợi thế của vùng: thiếu bền vững, chất lượng và tốc độ


3

phát triển chưa cao; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với yêu
cầu phát triển, hạ tầng còn yếu, chưa kịp so với nhu cầu. Mặc dù đã
được quy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm nhưng thiếu thể chế
đặc thù cũng như thiếu thể chế điều phối và liên kết. Đặc biệt khu
vực các tỉnh Đông Nam bộ đang dẫn đầu về số lượng đăng ký thành

lập mới, về quy mô, vốn…kể các DN giải thể và chờ giải thể so với
cả nước. Bảng 1.1: Tình hình DN thành lập mới, tạm ngừng kinh
doanh, tạm ngừng chờ giải thể và DN giải thể năm 2020 các tỉnh
Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng so với cả nước
DN thành lập mới

Số
lượng
Đơng

55.850

Nam
bộ
Đồng
bằng

39.724

Sơng
Hồng

Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư,2020
Trong đó, các địa phương có số lượng DN đang hoạt động tập trung nhiều
nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (236.503 DN); Bình Dương (29.412 DN, Đồng
Nai (21.711 DN). Đây cũng là 03 địa phương nằm trong tốp 05 tỉnh có số lượng
DN đang hoạt động cao nhất cả nước.
Về DN thành lập mới thì số lượng DN thành lập mới trong 07 tháng đầu năm
2019 tập trung nhiều nhất ở các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh (25.175
DN); Bình Dương (3.779 DN), Đồng Nai (2.182 DN).



4

Về DN quay trở lại hoạt động: Số lượng DN quay trở lại hoạt động tại khu
vực Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở: Thành phố Hồ Chí Minh (6.951 DN); Bình
Dương (604 DN), Đồng Nai (472 DN)
Bảng 1.2: Tình hình DN đang hoạt động, thành lập mới quay trở lại hoạt động các
tỉnh so với khu vực Đông Nam bộ

TP.HCM
BÌNH
DƯƠNG
ĐỒNG NAI
Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư, 2019
Các địa phương có số DN thành lập mới và số vốn đăng ký mới tăng nhiều so
với cùng kỳ năm 2018 là: Tây Ninh (số DN tăng 20,9%, số vốn tăng 179,1%);
Bình Dương (số DN tăng 15,71%, số vốn tăng 21,14%); địa phương có số lượng
DN mới và số vốn đăng ký mới trong 07 tháng đầu năm 2019 cùng giảm so với
cùng kỳ năm 2018 là Bà Rịa – Vũng Tàu (số DN giảm 8,9%, số vốn giảm 0,4%).
Tỉnh có DN hoạt động trở lại tăng mạnh nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 so
với cùng kỳ năm 2018 trong khu vực là: Bà Rịa – Vũng Tàu (tăng 40,5%). Về DN
đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn cao nhất trong 07 tháng đầu năm 2019
là: Thành phố Hồ Chí Minh (6.315 DN, chiếm 69,9% khu vực); Bình Dương (439
DN, chiếm 4,9%); Đồng Nai (333 DN, chiếm 3,7%); Bà Rịa – Vũng Tàu (330 DN,
chiếm 3,7%).
Về DN giải thể, chờ giải thể và DN không hoạt động tại địa chỉ đăng ký cao
nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 là: Thành phố Hồ Chí Minh (2781 DN, chiếm
53,1% khu vực)



5

Đứng trước tình hình như vậy, yêu cầu cấp bách là phải định hướng được cho
các DNVVN hướng đi phù hợp, từ đó phát triển DNVVN theo xu hướng phát triển
bền vững đi đến thành công. Từ những vấn đề thực tiễn đó dẫn đến việc nghiên
cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các DN vừa và nhỏ tại các tỉnh
Đông Nam bộ” là rất quan trọng. Giúp cho việc hiểu được đặc tính kinh doanh và
tăng trưởng kinh doanh, hỗ trợ phát triển DNVVN cũng như nền kinh tế của một
quốc gia.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước và trong nước
1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
(1) Trong nghiên cứu của Storey (1994) “Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh nhỏ”.

Storey đã phân tích sự hình thành, phát triển, trong quản lý của các DN nhỏ ở Vương
quốc Anh. Nghiên cứu khám phá sự khác biệt mà các DNVVN phải đối mặt
trong kinh doanh, đồng thời mức độ thất bại hay thành công của các DN phụ thuộc
vào môi trường bao gồm các yếu tố như: chiến lược, quản lý, tài chính…Ưu điểm của
nghiên cứu là đo lường được các mục tiêu của DN ở các nước phát triển, đồng thời
thảo luận để giảm tỷ lệ thất bại, tăng cường tỷ lệ thành công cho các DN nhỏ, cụ thể
như: sự sẵn có trong việc mở rộng tài chính, sự phát triển về cầu, về sự cạnh tranh hay
về các kĩ năng như kĩ năng marketing, bán hàng, kĩ năng quản lí hay thậm chí là kĩ
năng của người lao động. Tuy nhiên, điểm hạn chế là về tài chính, các chính sách của
chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển loại hình DN nhỏ và kinh nghiệm từ các
DN thuộc khu vực châu âu-đây là sự khác biệt trong nghiên cứu về DNVVN giữa các
quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển- với một nền kinh tế vẫn phụ thuộc
lớn vào nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế có sự gia tăng
nhưng chưa cao, GDP đầu người vẫn ở mức trung bình.
(2) Trong nghiên cứu của Indarti và Langenberg (2004) các yếu tố về giáo


dục, tiếp cận vốn, tiếp thị và công nghệ là yếu tố quyết định đến STC trong kinh
doanh, trong khi tính pháp lý là gánh nặng của thành công trong kinh doanh của
DNVVN. Điểm nổi bật của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nền tảng giáo dục của người
chủ DN tỷ lệ thuận với STC, nhất là kỹ năng tự học của hầu hết các doanh nhân
(76%) góp phần cho rằng đóng góp cho STC; đồng thời sự kế thừa từ lợi thế nền
tảng gia đình cũng góp phần vào STC của DNVVN. Điều này cũng đúng khi hầu


6

hết các DNVVN có thể cũng được coi là DN gia đình. Theo Duh (2003) thì chủ sở
hữu hoặc những người trong gia đình của chủ sở hữu quản lý DN trong tương lai
mong muốn rằng DN vẫn là chủ sở hữu và quản lý của gia đình. Điểm hạn chế của
nghiên cứu nằm ở khả năng giải thích của mơ hình (32,5%) chính điều này cần
thiết phải có thêm nghiên cứu với các yếu tố kết hợp nhất là các biến nền tảng (giới
tính, tuổi, kinh nghiệm làm việc); các biến thuộc mơi trường (cơng nghệ, hỗ trợ
của chính phủ, chiến lược kinh doanh) để có được bức tranh đầy đủ hơn về các yếu
tố cản trở thành công kinh doanh ở các DNVVN ở Indonesia.
(3) Nghiên cứu của Chittithaworn và cộng sự (2011) về “Các yếu tố ảnh hưởng

đến thành công kinh doanh của DNVVN tại Thái Lan” đã chọn biến phụ thuộc là yếu
tố thành công trong kinh doanh và biến độc lập là: đặc trưng của doanh nhân, quản lý
và bí quyết, khách hàng và thị trường, dịch vụ, sản phẩm, cách thức kinh doanh và
hợp tác, nguồn lực và tài chính, chiến lược và mơi trường bên ngoài. Các
đặc điểm của DNVVN, quản lý và bí quyết, dịch vụ và sản phẩm, cách thức kinh
doanh và hợp tác, nguồn lực và tài chính, thị trường, khách hàng, cách thức kinh
doanh và hợp tác, các nguồn lực về tài chính và các yếu tố mơi trường bên ngồi là
những yếu tố đóng vai trị chủ chốt trong việc đảm bảo cho DNVVN tại Thái Lan
thành công. Điểm nổi bật của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các DNVVN ở Thái Lan có
thể tiếp cận thị trường nước ngoài, tăng doanh thu, tiếp cận các nguồn bên ngồi tài

trợ, đạt được bí quyết cơng nghệ và trở nên kiên cường hơn và mạnh mẽ hơn để tăng
lại sự cạnh tranh trong và ngồi nước. Đồng thời ln khuyến khích đầu tư vào nghiên
cứu thị trường, R&D và đổi mới để tăng khả năng cạnh tranh. Bằng cách tìm hiểu nhu
cầu và mong muốn trên thị trường. Cách làm như vậy sẽ hỗ trợ trong việc cung cấp
giá trị vượt trội cho khách hàng và đối thủ của họ chưa thể bắt kịp.
Nghiên cứu chỉ ra rằng bằng cách liên kết tạo mối quan hệ với khách hàng họ
có thể xây dựng hình ảnh trong lịng khách hàng và lần lượt giảm chi phí hoạt động.
Điều này cũng đồng quan điểm với Reicheld (1993) chỉ ra rằng việc phục vụ một
khách hàng hiện tại (trung thành) rẻ hơn nhiều so với thu hút và phục vụ một cái mới.
Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các yếu tố nội lực bên trong của DN. Các giả thuyết
nghiên cứu này cịn hạn chế, bên cạnh đó kích thước mẫu thu thập còn


7

thấp (200 mẫu thu về 143 mẫu hợp lệ) cũng làm cho kết quả nghiên cứu chưa
mang tính đại diện cao.
(4) Nghiên cứu của Islam và cộng sự (2011) về “Ảnh hưởng của đặc điểm

doanh nhân và DN đến các DN thành công của các DNVVN tại Bangladesh” đã
nghiên cứu một mẫu 300 phiếu từ các DNVVN từ các địa phương như Narayangonj,
Khulna và Chittagong ở Bangladesh đây là khu vực đại diện cho một số lượng lớn các
DNVVN ở Bangladesh. Kết quả phân tích cho thấy chỉ một trong các yếu tố nhân
khẩu học và thời gian hoạt động của DN có tác động đáng kể hướng tới STC của các
DNVVN. Các DNVVN hoạt động trong thời gian dài đã thành công hơn. Trong
nghiên cứu đặc điểm DN được tìm thấy khơng phải là yếu tố quan trọng. Nhân khẩu
học và đặc điểm loại hình DN là điều nghiên cứu tập trung nhiều nhất, cho nên việc
thiếu sót các yếu tố khác về mơi trường bên trong, bên ngồi là điều cần khám phá,
nghiên cứu bổ sung. Đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nhân và các nhà hoạch
định chính sách mà chưa bổ sung các yếu tố như trách nhiệm pháp lý, chính trị, vấn đề

đạo đức và các chính sách là điều cần phải bàn thêm.
(5) Nghiên cứu của Ng & Kee (2012) về “Sự phát triển của các yếu tố quan

trọng cho STC của các DNVVN ở một nước đang phát triển Malaysia”. Các yếu tố
như lãnh đạo và quản lý, vốn, đổi mới tổ chức, năng lực kinh doanh, đặc điểm kinh
doanh, nguồn nhân lực, động lực và định hướng thị trường là những vấn đề cần
thiết cho STC của DN bền vững. Các yếu tố đến STC của DNVVN được tác động
là khá phức tạp vì chúng có liên quan đến nhau và hoàn cảnh khác nhau sẽ cho ra
các kết quả nghiên cứu khác nhau, nhưng nghiên cứu này đã cung cấp khá đầy đủ
các yếu tố. Tuy nhiên, xét về mặt hạ tầng (vật chất và thể chế) và GDP thì có sự
chênh lệch rất lớn giữa hai quốc gia Malaysia và Việt Nam. Đây có thể là khoảng
trống cần nghiên cứu thêm trong môi trường tại Việt Nam.
(6) Khan và cộng sự (2012) trong nghiên cứu “Nhận thức về những hạn chế tăng

trưởng của các DNVVN ở Bangladesh: Kiểm tra thực nghiệm từ quan điểm thể
chế” nghiên cứu chỉ ra những hạn chế của DNVVN như: chính sách và thái độ của các
quan chức nhà nước ảnh hưởng xấu đến DN của họ, đặc biệt là chính sách kinh tế
khắc nghiệt của các chương trình điều chỉnh cơ cấu được chính phủ thực hiện vào đầu
những năm 70 và 80. Chính sách gây ra giá trị của đồng tiền quốc gia suy giảm


8

và sự thất thoát chảy máu chất xám của một số lượng lớn các doanh nhân được đào
tạo và có kỹ năng sang các nước láng giềng Pakistan và Ấn Độ.
Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu nước, thiếu điện, khí hậu thất thường và một hệ
thống viễn thơng kém là trở ngại lớn nhất đối với quốc gia này. Ngồi ra, cịn có
vấn đề thường xun bị quấy rối bởi các quan chức chính phủ nhũng nhiễu về tiền
ở các DN. Bên cạnh đó về phương pháp, nghiên cứu này chỉ thu thập số liệu qua
phỏng vấn và các nguồn thứ cấp rồi dựa vào khung tham chiếu với các đặc điểm

như:DN rất ít hoặc khơng có chun mơn; về cơ bản được quản lý bởi một vài
người, có lẽ với một vài trợ lý; mối quan hệ cá nhân của người quản lý (thường là
chủ sở hữu-người quản lý) với tất cả những người khác trong DN là hạn chế; thiếu
vốn; chưa có sản phẩm cốt lõi trên thị trường (Staley và Morse,1965). Hạn chế của
nghiên cứu là đối tượng khảo sát chỉ 36 DN trên cả nước chính vì thế nghiên cứu
này cịn hạn hẹp về cách tiếp cận, về đối tượng và loại hình DN. Chưa mang tính
rộng rãi, cung cấp đầy đủ về các chính sách cần thực thi và các vấn đề đào tạo phát
triển một cách rõ ràng.
(7) Trong “Một nghiên cứu thăm dị: Các yếu tố ảnh hưởng đến thành cơng của

DNVVN tại Malaysia” của Jebna và Baharudin (2013) đã chọn chỉ tiêu tài chính và
chỉ tiêu phi tài chính để đo lường STC của các DNVVN. Yếu tố đóng góp cho STC
gồm: sự hài lòng, kinh nghiệm, mở rộng kinh doanh, dịch vụ, định hướng kinh

doanh, đối thủ cạnh tranh... Nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu nguồn tài chính có thể
dẫn đến sự sụp đổ của một DN, bởi vì một DN có thể gặp vấn đề quan trọng trong
việc thanh khoản cũng như thanh toán với các đối tác đồng thời là nguyên nhân
chính quyết định đến STC của DNVVN.
Tuy nhiên, tác giả tiến hành phỏng vấn, điều tra rồi phân tích chuyên gia để xem
xét nhận định bản chất của đối tượng, đề xuất giải pháp. Đây được xem là “lỗ hổng”
của nghiên cứu này vì với cách tiếp cận như trên kết quả sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều
vào sự hiểu biết cũng như quan điểm người được phỏng vấn, các chun gia nhận
định, đơi khi mang tính chủ quan, định hướng của người trong cuộc. Nếu kết hợp
nghiên cứu định lượng tiếp cận logic, nhấn mạnh vào thống kê mơ tả từ đó kiểm tra
giả lý thuyết thì nghiên cứu này sẽ hồn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn.


9
(8) Nghiên cứu của Uddin và Bose (2013) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến STC


của các DNVVN ở Bangladesh: nghiên cứu thực nghiệm từ Thành phố Khulna”. Tác
giả tiến hành thu thập dữ liệu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, tổng cộng 200
phiếu thu về 195 phiếu hợp lệ. Các yếu tố được chọn để nghiên cứu như: kế

hoạch kinh doanh, kênh phân phối, kỹ năng quản lý, cơng nghệ, Hỗ trợ của chính
phủ, tiếp cận vốn, nhân sự, quản lý,…Tác giả dùng phương pháp ma trận xoay,
thống kê hồi quy sau đó để tìm ra số liệu thống kê có ý nghĩa.
Kết quả: kế hoạch kinh doanh, kênh phân phối, kỹ năng quản lý và Hỗ trợ
của chính phủ được xác định có ý nghĩa thống kê trong việc xác định thành công
của các DNVVN tại Thành phố Khulna.Tuy nhiên, một kết quả cần lưu ý trong
nghiên cứu này là mối quan hệ giữa yếu tố nhân sự và các yếu tố thành cơng của
DNVVN có mối tương quan nghịch giữa hai biến. Điều này cần xem xét lại khi
trong điều kiện thực tế là nhân sự rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Nếu cần
thiết phải nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định lại lý thuyết hoặc ở một môi trường
tương tự về không gian và thời gian để khám phá thêm lý do có mối tương quan
nghịch giữa hai biến này.
(9) Trong mơ hình nghiên cứu của Marom và Lussier (2014) về “Mơ hình dự

đốn STC và thất bại trong kinh doanh của DNVVN ở Israel ”. Ba trăm bốn mươi
DN được chọn thông qua lựa chọn ngẫu nhiên trong sáu khu công nghiệp và các
trung tâm thương mại ở khu vực phía bắc Israel, trong thời gian ba tháng. Có 205
khảo sát hồn thành trong đó bao gồm: 104 (51%) được xem là DN thành công và
101 (49%) được xem là DN thất bại. Có 15 biến được xác định và cho thấy nếu các

DN nhỏ có đầy đủ vốn, duy trì và kiểm sốt tài chính tốt, có kinh nghiệm quản lý,
có kế hoạch cụ thể, tận dụng lời khuyên từ chuyên gia, làm tốt cơng tác nhân sự, có
đối tác, có kỹ năng tiếp thị tốt, họ sẽ tăng cơ hội thành cơng. Độ tuổi cũng đã được
tìm thấy có ảnh hưởng đáng kể, nhưng ít quan trọng.
Nghiên cứu này khá đầy đủ về mặt nội dung cũng như hoàn chỉnh về phương
pháp. Tuy nhiên, với nghiên cứu này còn vài điểm hạn chế vì các lý đo sau: Thứ nhất,

về mơ hình nghiên cứu: Israel có mức độ kinh doanh rất cao “Israel được biết đến với
tinh thần kinh doanh và đổi mới độc đáo tinh thần, và dẫn đầu thế giới trong nỗ lực
nghiên cứu và phát triển, như được phản ánh trong tỷ lệ chi tiêu quốc gia cho


10
R & D cho GDP, ở mức 4,4 %” (Ngân hàng Thế giới, 2011); lại nằm trong top những

quốc gia phát triển lâu năm. Thứ hai, một nghiên cứu ở những nơi khác nhau và được
tiến hành nhiều lần sẽ cho kết quả khác nhau, chẳng hạn như trong thời kỳ suy thối
hoặc những năm thịnh vượng, kết quả có thể khác nhau. Ví dụ, biến thời điểm bắt đầu
kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn kinh tế suy thối. Vì vậy,
mơ hình nên được được sử dụng như một tài liệu tham khảo về mặt kỹ thuật để cải
thiện việc ra quyết định. Thứ ba, nghiên cứu còn nhiều vấn đề về sự khác biệt đa văn
hóa, vị trí địa lý, hệ thống pháp luật, nền kinh tế... Ví dụ như về tình hình chính trị:
Israel là quốc gia nằm ở Trung Đông được bao quanh bởi các quốc gia chủ yếu không
tốt về mặt ngoại giao, các DNVVN ở Israel không thể phát triển bằng cách xuất khẩu
qua biên giới sang các nước láng giềng. Theo mơ hình phát triển DNVVN của
Johanson và Vahlne (1990), tăng trưởng có thể được thực hiện trước tiên thơng qua
hoạt động xuyên biên giới lân cận, điều này là rất khó khăn với các DNVVN ở Israel,
do đó tăng trưởng của họ thơng qua quốc tế hóa phải được hướng ra nước ngồi và có
rào cản cao hơn đối với các DNVVN ở quốc gia khác.
(10) Nghiên cứu của Zaridis và Mousiolis (2014) về “Doanh nhân và Cơ cấu

tổ chức DNVVN: Các yếu tố của một DN thành công”. Nghiên cứu đã nêu bật lên
vai trò quan trọng của các yếu tố quan trọng nhất định như quy mô kinh doanh, thị
phần, quản lý và sở hữu, tiềm năng gây quỹ, bán hàng, lợi nhuận, thanh khoản…
Đây là nghiên cứu phân loại hệ thống hóa lý thuyết. Cho nên chưa thật sự đầy đủ
về mặt khoa học và thống kê cũng như chưa nghiên cứu sự tác động với nhau.
(11) Trong nghiên cứu của Tehseen và Ramayah (2015) “Năng lực kinh


doanh và DNVVN thành công trong kinh doanh: Vai trị của hội nhập bên ngồi”.
Nghiên cứu dựa trên hai quan điểm lý thuyết đó là lý thuyết về sự phụ thuộc vào
nguồn lực (Resource Dependency Theory – RDT) và lý thuyết dựa vào nguồn lực
(Resource Based View – RBV) để giải thích mơ hình khái niệm, trong đó RDT gợi
ý rằng các công ty phải phụ thuộc vào các bên (nhà cung cấp và khách hàng) để có
được các nguồn lực quan trọng cho sự sống còn của họ.
Nghiên cứu phân tích khách hàng và nhà cung cấp đồng thời chú trọng năng
lực của doanh nhân như: gia đình, đạo đức, học tập, cá nhân, khái niệm, cơ hội và
năng lực chiến lược và STC của các DNVVN ở Malaysia nhất là các DN hoạt động


11

trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng ở mức độ lượt khảo lý
thuyết, mô tả khung khái niệm do đó trong tương lai bằng cách sử dụng khung khái
niệm này để nghiên cứu rõ hơn tác động của yếu tố bên ngoài với tư cách là biến
trung gian giữa năng lực kinh doanh và STC trong kinh doanh của DNVVN
Malaysia.
(12) Trong nghiên cứu của Pletnev và Barkhatov (2016) về “Thành công
kinh doanh của các DNVVN ở Nga và CSR của người chủ DN”. Hơn 250 nhà
quản lý đã tham gia vào cuộc khảo sát này. Sau khi phân tích sơ bộ, có 212 người
trong số họ đã được lựa chọn cho nghiên cứu. Cùng với các câu hỏi khác, các nhà
quản lý đã được hỏi về các rào cản ngăn DN đến STC, về cá nhân của mỗi người
cảm thấy việc kinh doanh của mình có thành cơng hay khơng, và về mức lương
của cơng nhân trong DN so sánh với thu nhập của người quản lý. Dựa trên phân
tích các phương pháp tiếp cận hiện có và các chỉ tiêu được thiết lập trong lĩnh vực
kinh doanh vừa và nhỏ ở Nga, thành công kinh doanh được ước tính bằng cách sử
dụng giá trị hiệu quả của vốn chủ sở hữu (Table, 2014).
Tác giả sử dụng quan điểm hẹp hơn cho CSR là nghĩa vụ phải hành động vì

lợi ích của nhân viên DN. Cách tiếp cận này tương tự như của Regil (2003) về
CSR. Vì lý do này, CSR của DN được đánh giá bằng hai chỉ số: lương của nhân
viên và so sánh họ với thu nhập của người quản lý. Để ước tính CSR, các tác giả
đã sử dụng các giá trị của mức lương trung bình và tỷ lệ giữa mức lương trung
bình của các giám đốc điều hành và những người quản lý của họ. Do đó, một mối
quan hệ phi tuyến đã được thiết lập giữa thành công kinh doanh của một DNVVN
và CSR của người quản lý. Kết luận nghiên cứu cho biết, DN có doanh thu càng
cao thì có mức chênh lệch thu nhập của thành viên càng thấp. Cho thấy rằng CSR
của người quản lý có ảnh hưởng đến STC của DNVVN. Nghiên cứu này cần được
bổ sung với một số phân tích về các loại CSR khác và với phương pháp khác để có
được ước lượng tốt hơn.
(13) Trong nghiên cứu của Saleem (2017) về “Tác động của các yếu tố kinh tế

xã hội đến thành công của DNVVN ” nghiên cứu từ 60 doanh nhân được chọn ngẫu
nhiên với các đặc điểm như: tính sáng tạo, kiến thức kinh doanh, làm việc chăm

chỉ, nguồn tài chính mạnh, khả năng cạnh tranh sản phẩm và kinh doanh mạng, Hỗ


×