Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất cây hồng không hạt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.6 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY HỒNG
KHÔNG HẠT THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên, năm 2019


3

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY HỒNG
KHÔNG HẠT THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 8.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tâm

Thái Nguyên, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của uận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hà


ii
LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy, cung cấp những kiến thức, tài liệu chuyên
ngành bổ ích trong suốt khóa học.
Đặc biệt xin gửi lời cám ơn TS. Nguyễn Văn Tâm là người trực tiếp
hướng dẫn khoa học tận tình và có những định hướng nghiên cứu cho tơi
trước và sau khi hồn thành luận văn này.
Xin gửi lời cám ơn tới các bạn bè đồng nghiệp đặc biệt các bạn học
cùng lớp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tuy đã cố gắng xong luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự góp ý, chỉ bảo thêm của thầy cơ giáo, bạn bè đồng nghiệp để nội
dung Luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 7 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hà


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu............................................................. 4
1.1.1. Phát triển bền vững ................................................................................. 4
1.1.3. Đặc điểm sản xuất cây hồng không hạt .................................................. 8
1.1.4. Nội dung của phát triển cây hồng không hạt ........................................ 11
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển cây hồng không hạt theo hướng

bền vững .......................................................................................................... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 19
1.2.1. Phát triển sản xuất hồng trên thế giới.................................................... 19
1.2.2. Phát triển sản xuất hồng ở Việt Nam .................................................... 21
1.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển sản xuất hồng ở một số địa phương.. 23
1.3.1. Kinh nghiệm về sản xuất hồng ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn ......... 23


iv
1.3.2. Kinh nghiệm về sản xuất hồng ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang ........ 25
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa
bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai .................................................................... 27
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 29
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 29
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội ........................................................................ 32
2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn
liên quan đến sản xuất hồng không hạt ........................................................... 35
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 36
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 37
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin ............................................ 38
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 40
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất..................................................... 40
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế........................................... 40
2.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội ............................................................. 42
2.4.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường ..................................................... 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 44
3.1. Thực trạng sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh

Lào Cai ............................................................................................................ 44
3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai ............................................................................................ 44
3.1.2. Các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất hồng không hạt trên địa bàn
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai .......................................................................... 45
3.1.3. Tình hình thâm canh sản xuất hồng khơng hạt ..................................... 47
3.2. Tình hình phát triển hồng khơng hạt ở nhóm hộ điều tra ........................ 50


v
3.2.1. Đặc điểm chung chủ hộ ....................................................................... 50
3.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hồng khơng hạt của nhóm hộ điều tra ... 52
3.2.3. Hiệu quả sản xuất hồng không hạt của nhóm hộ điều tra ..................... 54
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong q trình sản xuất tiêu thụ
hồng không hạt tại khu vực điều tra ................................................................ 57
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồng khơng hạt..... 58
3.4. Đóng góp của cây hồng không hạt với phát triển huyện Văn Bàn .......... 60
3.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và nguyện vọng của
người dân sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.61
3.5.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ............................. 61
3.5.2. Nguyện vọng của người dân sản xuất hồng không hạt trên địa bàn
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai .......................................................................... 62
3.6. Giải pháp phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai ............................................................................................ 63
3.6.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển hồng không hạt trên địa
bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ................................................................... 63
3.6.2. Các giải pháp phát triển sản xuất Hồng không hạt theo hướng bền vững..... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 72
1. Kết luận ....................................................................................................... 72
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV:

Bảo vệ thực vật

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX:

Giá trị sản xuất

GTNT:

Giao thông nông thôn

KH&CN:

Khoa học và công nghệ

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


UBND:

Ủy ban nhân dân

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lượng phân vơ cơ bón cho một cây hồng không hạt từ năm thứ 4
trở đi ................................................................................................................ 10
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng hồng trên thế giới .......................................... 19
Bảng 2.1. Tình hình đất đai của huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 - 2018 ........ 30
Bảng 2.2. Tình hình phát triển nơng - lâm - thủy sản ..................................... 33
của huyện Văn Bàn giai đoạn 2016-2018 ....................................................... 33
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng hồng khơng hạt trên địa bàn huyện Văn
Bàn giai đoạn 2016-2018 ................................................................................. 44
Bảng 3.2. Nguồn lực về đất đai của các hộ trồng hồng không hạt ................. 45
Bảng 3.3. Nguồn lực về vốn của các hộ trồng hồng không hạt ...................... 46
Bảng 3.4. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra ............................................... 50
Bảng 3.5. Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra ................................ 51
Bảng 3.6. Tình hình tiêu thụ hồng khơng hạt tại các hộ điều tra .................... 52
Hình 3.2. Kênh tiêu thụ 2 ................................................................................ 54
Bảng 3.7. Chi phí trồng 1 ha hồng không hạt ................................................. 55
Bảng 3.8. Xác định chi phí cho một ha hồng khơng hạt thời kỳ .................... 56
kinh doanh ....................................................................................................... 56
Bảng 3.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hồng không hạt theo hướng
bền vững .......................................................................................................... 58

Bảng 3.10. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã nghiên cứu ............................ 60
Bảng 3.11. Phân tích SWOT sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai…………………………………………………………….61
Bảng 3.12. Nguyện vọng của người dân về chính sách của Nhà nước .......... 62


viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hà
Tên luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất cây hồng không hạt theo
hướng bền vững trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 8.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
1. Mục tiêu của đề tài
1.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng phát triển sản xuất cây hồng
không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
phát triển sản xuất bền vững cây hồng không hạt trên địa bàn huyện trong thời
gian tới.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất bền vững cây
hồng không hạt
- Đánh giá thực trạng sản xuất cây hồng không hạt trên địa bàn huyện
Văn Bàn.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất bền vững cây
hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển sản xuất bền vững cây hồng

không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn những năm tới.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển sản xuất bền vững cây
hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.


ix
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất cây hồng
không hạt giai đoạn 2016 - 2018; Phương hướng, giải pháp đến năm 2020.
3. Kết luận
Huyện Văn Bàn là vùng có tiềm năng, lợi thế về các điều kiện tự nhiên,
nguồn nhân lực đáp ứng sản xuất và phát triển cây hồng không hạt. Trên thực
tế, huyện Văn Bàn đã và đang trở thành vùng sản xuất, phát triển cây hồng
không hạt trọng điểm của tỉnh Lào Cai. Sản xuất và phát triển cây hồng không
hạt là một giải pháp giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc
huyện Văn Bàn từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo
và phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua.
Tình hình sản xuất hồng không hạt ở huyện Văn Bàn những năm qua
đã đạt được bước tiến đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Đẩy
mạnh sản xuất hồng không hạt và nâng cao hiệu quả sản xuất hồng không hạt
ở huyện Văn Bàn là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh
của mình nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Sản
xuất hồng không hạt đã giải quyết được nhiều cơng ăn việc làm, góp phần cải
thiện và nâng cao đời sống của hộ nông dân. Tăng cơ hội tiếp cận các vấn đề
xã hội như: Tiếp cận với khoa học cơng nghệ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
đầu tư nuôi dạy con cái học tập... nâng cao năng lực sản xuất, quản lý đời
sống, từng bước thoát khỏi vịng luẩn quẩn “Thu nhập thấp – tích lũy ít – đầu

tư ít – năng suất thấp – thu nhập thấp”.
Để phát triển sản xuất hồng không hạt theo hướng bền vững trên địa
bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, tác giả đã đề ra một số giải pháp gồm: Giải
pháp quy hoạch; Giải pháp về chính sách; Giải pháp đối với khâu sản xuất;
Giải pháp về chế biến sản phẩm; Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
hồng không hạt


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồng khơng hạt là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao
trong ngành nơng nghiệp, hồng khơng hạt khi chín có phẩm vị thơm ngon có
thể sử dụng để ăn tươi, sấy khô, làm mứt, làm bánh nướng,... hoặc sử dụng
làm nguyên liệu cho công nghiệp mỹ phẩm để sản xuất kem dưỡng da. Ngoài
ra, quả hồng và các bộ phận khác cịn có rất nhiều giá trị dược lý như sử dụng
ăn tươi có tác dụng chữa bệnh táo bón, bệnh trĩ, giảm sốt, giảm căng thẳn,...
Nhiều nghiên cứu trên quan điểm phát triển nông lâm - môi trường và bảo tồn
đa dạng sinh học cho thấy phát triển sản xuất hồng không hạt đạt được cả ba
mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.
Một trong những nội dung quan trọng của tái cơ cấu ngành trồng trọt
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của tỉnh Lào Cai,
đó là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các cây công nghiệp có lợi thế và
giá trị kinh tế cao, đó cũng là mục tiêu mà huyện Văn Bàn hướng đến trong
giai đoạn tới.
Văn Bàn là huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai, được thiên nhiên ưu đãi
về thổ nhưỡng và khí hậu, thời tiết khá thích hợp cho việc cây hồng sinh
trưởng, phát triển và là huyện có diện tích trồng hồng khơng hạt lớn thứ 2 trong
tồn tỉnh. Nhiều năm qua, cây hồng không hạt của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào
Cai được xác định là cây kinh tế mũi nhọn và chiến lược lâu dài. Để thực hiện
các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới huyện

Văn Bàn đã coi nhiệm vụ phát triển sản xuất bền vững cây ăn quả hồng không
hạt là một trong những nhiệm vụ cơ bản, quan trọng. Để thực hiện tốt nhiệm
vụ trên, huyện Văn Bàn đã tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc mở
rộng diện tích trồng hồng khơng hạt, tăng cường các biện pháp chăm sóc cây
hồng theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Chính vì vậy,


2
mà diện tích hồng khơng hạt của huyện đang dần khơi phục và tăng lên, tổng
diện tích hồng khơng hạt của toàn huyện là 38 ha.
Hiện nay, việc phát triển sản xuất hồng khơng hạt cịn gặp nhiều khó
khăn do việc nhân giống, sâu bệnh gây hại và biện pháp phịng trừ, kỹ thuật
canh tác, chăm sóc... chưa được xem xét và nghiên cứu đầy đủ. Phát triển cây
hồng vẫn chưa theo quy hoạch; Quy trình sản xuất, thu hái chưa theo tiêu
chuẩn, khâu vận chuyển, bảo quản chưa được đầu tư hợp lý dẫn đến hồng bị
dập nát, gây khó khăn cho người tiêu thụ. Tuy nhiên, các khó khăn nói trên chỉ
mang tính chất tạm thời, với mục tiêu tạo vùng hồng hàng hố có chất lượng
cao và có chỉ dẫn địa lý cho loại cây này, Đảng bộ huyện Văn Bàn xác định
cây hồng là cây trồng chủ lực trong việc nâng cao thu nhập, ổn định đời sống,
góp phần quan trọng vào thực hiện thành cơng chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo và chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Để đề xuất được những giải pháp có tính khoa học và thực tiễn về phát
triển sản xuất bền vững cây hồng không hạt tại huyện trong những năm tiếp
theo, nhằm ổn định đời sống, thu nhập và tiến tới làm giàu cho nhân dân từ
cây hồng không hạt, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất cây
hồng không hạt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng phát triển sản xuất cây hồng

không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
phát triển sản xuất bền vững cây hồng không hạt trên địa bàn huyện trong thời
gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất bền vững cây
hồng không hạt


3
- Đánh giá thực trạng sản xuất cây hồng không hạt trên địa bàn huyện
Văn Bàn.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất bền vững cây
hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển sản xuất bền vững cây hồng
không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nội dung phát triển sản xuất bền
vững cây hồng không hạt trên địa bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất cây hồng
không hạt giai đoạn 2016 - 2018; Phương hướng, giải pháp đến năm 2020.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển bền vững và nhận thức của
cộng đồng ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
- Chỉ ra thực trạng, những khó khăn thuận lợi trên địa bàn huyện Văn
Bàn trong thời gian qua. Trong đó thấy được những tiềm năng cũng như thách
thức trong quá trình phát triển ở khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất một số giải pháp vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế vừa kết hợp
bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn nghiên cứu nhằm bảo đảm mục tiêu
phát triển bền vững.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra những căn cứ và cơ sở
khoa học cũng như những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu bức thiết cho
quy hoạch sản xuất hồng không hạt, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.
Đồng thời giúp cho huyện Văn Bàn lập kế hoạch phát triển cây hồng không
hạt hợp lý; Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng chương
trình khuyến nông, khuyến lâm nhằm áp dụng những tiến bộ khoa học, cơng
nghệ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng.


4

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Phát triển bền vững
- Theo tác giả Đỗ Kim Chung (2014): “Phát triển được hiểu là một
phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hồn thiện hơn của sự vật. Q
trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay
thế cái cũ”. Quan điểm này cũng được cho rằng, sự phát triển là quá trình thay
đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là q trình diễn ra theo đường
xốy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở
cấp độ cao hơn. Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi
lĩnh vực. Bất cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố
như sự tăng lên cả chất và lượng, sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ
chức, sự thay đổi về thị trường và giữ công bằng xã hội, an ninh trật tự. Phát

triển là một quá trình vận động đi lên, là một q trình lâu dài, ln thay đổi
và thay đổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện.
- Phát triển tiếp cận từ góc độ quản lý kinh tế bao gồm: Phát triển là
những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ
hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người. Phát triển
kinh tế gắn với phát triển ngành hồng là một khía cạnh của phát triển sản xuất
vật chất. Như vậy, có thể khái quát những quan điển chủ yếu về phát triển như sau:
+ Phát triển đó là sự gia tăng về số lượng và thay đổi về chất lượng;
+ Phát triển được hiểu theo nghĩa phát triển theo chiều rộng và phát
triển theo chiều sâu;
+ Phát triển chính là tăng trưởng về quy mơ và hồn thiện về cơ cấu
- Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở
rộng, trong đó qui mơ sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở


5
thị trường chấp nhận
- Phát triển sản xuất có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo
chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Trong đó:
+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách
mở rộng diện tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển sản
xuất không đổi, sử dụng kỹ thuật giản đơn. Kết quả phát triển sản xuất đạt được
theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự
thuận lợi của điều kiện tự nhiên. Phát triển sản xuất theo chiều rộng bao gồm
mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc
tăng quy mơ diện tích của mỗi hộ nông dân, hoặc cả hai.
+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi,
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng
phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Như vậy phát triển sản xuất theo chiều
sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một

đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm giống, vốn, kỹ thuật và lao động
- Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất
về sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về qui mô sản xuất, về hình thức tổ chức
sản xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước
về cơ cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo. Chú ý trong phát triển sản xuất phải
đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền
vững nhất và không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên
- Phát triển bền vững lần đầu tiên xuất hiện năm 1980 do Hiệp hội bảo
tồn thiên nhiên và tài nguyên quốc tế (IUCN) cơng bố. Năm 1984, Bà Gro
Harlem Brundtland khi đó làm thủ tướng Na UY đã được đại hội đồng Liên
Hợp Quốc ủy nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban môi trường và phát triển thế giới
(WCED) này còn gọi là Ủy ban Brundtland. Năm 1987, trong bản báo cáo
“Tương lai của chúng ta” do Ủy ban Brundtland đã công bố phát triển bền
vững (Sustainable Development): “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm


6
đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai” và được thế giới công nhận là khái niệm chính thức.
- Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến
trình phát triển của xã hội lồi người. Vì vậy đã được nhiều nước trên thế giới
đồng thuận tham gia. Tại Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về môi trường và
Phát triển tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), có 179 nước tham gia
Hội nghị và đã thơng qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát
triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 về các giải
pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế lỷ XXI.
- Tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh năm 2002, tại hội nghị thượng
đỉnh về phát triển bền vững toàn cầu họp tại Gio-han-ne-xbuoc (Cộng hòa
Nam Phi) đánh giá 10 năm việc thực hiện chương trình nghị sự 21. Các Hội
nghị đều khẳng định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết

hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hịa giữa 3 mặt của sự phát triển. Đó là phát triển
kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và một trong những nội dung
cơ bản nhất là con người, trung tâm của sự phát triển”.
- Ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết
quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Định hướng chiến lược phát triển
bền vững ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Khái niệm
phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “Phát triển bền vững bao
trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là gắn kết sự phát triển kinh tế với
thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện mơi trường, giữ
vững ổn định chính trị -xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”.
1.1.2. Phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững
- Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời sống
kinh tế và xã hội. Đỗ Kim Chung (2014) cho rằng: "Phát triển nơng nghiệp
thể hiện q trình thay đổi của nền nơng nghiệp ở giai đoạn này so với giai


7
đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền
nông nghiệp phát triển là một ngành sản xuất vật chất không những có nhiều
hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ), đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp
hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu
của xã hội về nông nghiệp. Trước hết, phát triển nông nghiệp là một q trình,
khơng phải trong trạng thái tĩnh. Q trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu
sự tác động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nơng nghiệp
của Chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về
các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền nơng nghiệp
phát triển là kết quả của q trình phát triển nông nghiệp.
- Phát triển nông nghiệp khác với tăng trưởng nông nghiệp: Tăng
trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền nơng nghiệp có

nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế
và tập trung nhiều về mặt lượng. Tăng trưởng nông nghiệp thường được đo
bằng mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của nông nghiệp, mức tăng về
sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con vật ni.
Trái lại phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất. Phát triển
nông nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay
đổi cơ bản trong cơ cấu của nền nơng nghiệp, sự thích ứng của nền nơng
nghiệp với hồn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử
dụng nguồn lực; Sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các nhóm dân cư
trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế. Phát
triển nơng nghiệp cịn bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức, thể chế và mơi
trường.Tăng trưởng và phát triển nơng nghiệp có quan hệ với nhau. Tăng
trưởng là điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cần thấy rằng
chiến lược phát triển nơng nghiệp chưa hợp lý mà có tình trạng ở một số quốc
gia có tăng trưởng nơng nghiệp nhưng khơng có phát triển nơng nghiệp".


8
- Theo Đỗ Kim Chung (2014): Phát triển nông nghiệp bền vững là quá
trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông
nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con
người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau. Sự phát
triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) sẽ
đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù
hợp về kỹ thuật và cơng nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về
mặt xã hội (FAO, 1992). Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đảm
bảo hài hịa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu
cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
của tương lai
- Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được hai

yêu cầu cơ bản: Đảm bảo đáp ứng cầu hiện tại về nông sản và các dịch vụ liên
quan và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồm
gìn giữ quỹ đất, nước, rừng, khí hậu và tính đa dạng sinh học,...). Nơng
nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái,
kỹ thuật vừa thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
1.1.3. Đặc điểm sản xuất cây hồng không hạt
1.1.3.1. Đặc điểm sinh học
- Hồng không hạt là lồi cây có tán lá rộng, thay lá hàng tháng; bộ rễ
cọc rất mạnh mẽ, tăng trưởng nhanh rất thích hợp để gây trồng vì nó có chu
kỳ phát triển sinh khối ngắn; là loài cây tái sinh, cùng trên một gốc cây sau
khi khai thác sẽ đâm chồi và sinh ra cây mới. Mỗi gốc có thể tái sinh nhiều
lần, nhưng hiệu quả kinh tế cao nhất nếu chỉ cho tái sinh 4 lần.
- Cây hồng không hạt thân thẳng, có lớp vỏ cây trơn láng, vỏ màu xám
và bám chặt vào thân, lõi cây hồng rất rộng, phần lớn có kết cấu đẹp. Cây
hồng khơng hạt có bộ rễ đâm sâu và ăn ngang nên hấp thu nhanh mọi nguồn
dinh dưỡng và nước để phát triển. Từ cây con cao 4 cm sau 9 tháng tuổi cây


9
đã cao khoảng 5 - 6 m và có đường kính thân đạt 15 cm. Phân cành thấp cách
mặt đất 1,2-1,5m; sinh trưởng khỏe; lá hình 2 lớp rộng; mặt trên có màu xanh
trắng có lơng màu vàng; Quả hình trụ, trơn quả hơi tù, có 4 cạnh rõ rệt; khi
chín vỏ quả màu vàng đỏ, thịt quả màu vàng, ăn giịn, có cát, chín vào tháng
9-10.
- Là lồi cây có tính thích nghi cao, mọc được từ vùng nhiệt đới đến
cận nhiệt đới, có nhiệt độ từ 10 - 400C, nhưng thích hợp nhất ở nhiệt độ trung
bình là 270C và có thể giao động từ 17 - 350C, tổng thời gian chiếu sáng trong
năm khoảng từ 1.600 - 2.500 giờ.
1.1.3.2. Đặc điểm kinh tế
Được trồng từ lâu năm trên địa bàn, với đặc điểm khơng hạt, giịn và có

vị thơm, ngon đặc biệt. Từ diện tích khoảng 30 ha (năm 1997) tăng lên 38 ha
(năm 2017), vùng phát triển hồng mở rộng, những năm đầu cây được trồng
chủ yếu ở xã Tân An sau này đã nhân rộng diện tích ra các xã trên địa bàn
như: Tân Thượng, Khánh Yên Thượng, Thị trấn Khánh Yên, Hòa Mạc. Với
mật độ trồng từ 500-800 cây/ha, mỗi cây cho thu hoạch từ 2-3 tạ quả, giá bán
trung bình từ 15 - 25 ngàn đồng/1kg, hàng năm các hộ nghèo nhờ hồng đã
thốt nghèo, đời sống khơng ngừng được cải thiện. Cây hồng khơng hạt đã
thực sự tích cực góp phần xố đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Văn Bàn
trong những năm qua.
1.1.3.3. Kỹ thuật trồng cây hồng không hạt
- Thời vụ trồng: Thời vụ trồng tốt nhất trong tháng 1-2 dương lịch
(trước và sau lập xuân). Khi cây rụng lá, ngừng sinh trưởng, trong cây chứa
nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi trời ấm mầm sẽ bật nhanh và khoẻ
- Chăm sóc cây hồng ở thời kỳ kiến thiết cơ bản
+ Ở thời kỳ này, cây hồng cần có các hoạt động chăm sóc cơ bản như:
tưới nước, đốn tỉa tạo hình, bón phân. Trong tuần đầu tiên, các hộ dân cần
tưới mỗi ngày cho cây một lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, mỗi lần 1 thùng


10
nước/cây. Sau đó cách 2-3 ngày tưới 1 lần cho hết tháng. Khi cây đã phục hồi
sẽ tưới thưa hơn, tuy nhiên phải luôn tưới nước đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ
gốc, đồng thời ủ cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm. Đối với việc đốn tỉa cây,
năm thứ nhất chỉ chọn để 3 cành khoẻ mọc ra 3 hướng làm khung, cắt các
cành khung cấp 1 chỉ để 2-3 cành khung cấp 2 vào vị trí thích hợp. Đến hết
năm thứ ba, cây hồng đã có bộ khung tán song song.
+ Trong ba năm đầu lượng phân bón cho một cây hồng/1 năm như sau:
Đạm ure 0,3-0,5kg; lân 0,4kg; kali 0,5kg. Thời gian bón: lần 1 bón vào tháng
1-2, lần 2 bón vào tháng 4-5, lần 3 bón vào tháng 10-11 hàng năm.
- Chăm sóc cây thời kỳ cho quả

+ Hàng tháng các hộ dân cần kiểm tra làm sạch cỏ quanh gốc, 3 tháng
làm sạch cỏ giữa các hàng cây. Dùng cỏ ủ quanh gốc giữ ẩm cho cây. Thường
xuyên tưới đủ ẩm cho cây. Nếu khơng mưa thì tưới 2 lần/tháng và nếu có mưa
thì khơng cần tưới.
+ Lượng phân bón: bón một lần phân chuồng đã ủ kỹ, lượng từ 3050kg/cây. Về lượng phân bón vơ cơ, có thể tham khảo bảng tổng hợp dưới đây.
Bảng 1.1. Lượng phân vơ cơ bón cho một cây hồng không hạt
từ năm thứ 4 trở đi
Phân đạm ure

Super lân

Kali

(kg)

(kg)

(kg)

4-5

0,2

0,3

0,2

6-7

0,3


0,4

0,2

8-10

0,4

0,6

0,3

11-14

0,6

0,8

0,4

15-20

0,8

1,2

0,6

>20


1,2

1,7

0,8

Tuổi cây

Nguồn: Hoàng Văn Đảy, 2008


11
- Khâu thu hoạch: Vào độ giữa thu (tháng 7 - tháng 8 âm lịch), quả
hồng không hạt bắt đầu già câng, vỏ ngoài bắt đầu ngả màu xanh vàng, người
dân bắt đầu hái hồng để thưởng thức và bán ra thị trường. Để quả hồng không
bị dập nát, khi hái, người dân dùng móc có đeo theo túi vải nhỏ để khi quả
hồng rơi khỏi cuống vẫn giữ được núm và khơng bị rơi xuống đất. Bên cạnh
đó cũng cần lưu ý, quả hồng không hạt sau khi hái xuống vẫn cứng và ăn rất
chát phải ngâm trong nước sạch ngập khoảng 15-20cm, ngâm trong 3 ngày 3
đêm (1,5 ngày phải thay nước và không được ngâm bằng nước mưa). Sau khi
ngâm vớt hồng ra rửa sạch rồi hong cho ráo nước là có thể ăn được.
1.1.4. Nội dung của phát triển cây hồng không hạt
1.1.4.1. Phát triển diện tích, năng suất, sản lượng
Những năm qua, xác định thế mạnh về tiềm năng đất đai, khí hậu,
huyện Văn Bàn đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh
tế cao theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong đó, huyện coi cây hồng khơng hạt
là một trong những cây trồng mũi nhọn, góp phần xố đói, giảm nghèo.
Để phát triển cây hồng không hạt theo hướng chuyên canh hàng hố,
gia tăng diện tích, năng suất, sản lượng, huyện Văn Bàn đã khai thác tốt mọi

nguồn vốn nhằm cải tạo và trồng mới mỗi năm từ 20 - 30ha hồng không hạt.
Đặc biệt, là tăng cương sự hợp tác gắn bó chặt chẽ giữa: nhà nơng, nhà khoa
học, nhà quản lý đem lại thu nhập cao, góp phần xố đói, giảm nghèo cho
người dân địa phương. Huyện phấn đấu nâng tổng diện tích trồng hồng khơng
hạt của huyện lên 200 ha vào năm 2020.
Theo thống kê của ngành chức năng huyện Văn Bàn, năm 2018, tồn
huyện có khoảng gần 96 ha hồng không hạt, được trồng chủ yêú ở xã Tân An,
Tân Thượng trên địa bàn huyện, sản lượng quả đạt 205 tấn. Tuy nhiên cây
hồng không hạt sau một thời gian thu hoạch nhiều năm, đất trồng bị cẵn cỗi,
cùng với đó người dân chưa quan tâm chăm sóc nên quả dễ bị rụng, cho năng


12
suất thấp, quả nhỏ. Chính vì vậy, để gia tăng sản lượng hồng không hạt, việc
thay thế những cây đã già cỗi bằng những cây giống mới là rất quan trọng.
1.1.4.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm hồng không hạt
Chất lượng quả hồng không hạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố chăm sóc
(thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ cho quả), bảo quản quả hồng sau khi thu
hái. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm hồng không hạt, người
dân cần nỗ lực trên nhiều mặt, từ khâu chọn giống, tưới nước, tỉa cành, bón
phân, thu hái. Bên cạnh đó, sau mỗi kỳ thu hoạch cây, việc chăm sóc, bổ sung
các chất dinh dưỡng kịp thời sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng quả cho
cây hồng không hạt. Việc nắm bắt được những kiến thức tiên tiến, những
công nghệ và tiến bộ khoa học là điều rất cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh
tế của cây hồng trồng này.
1.1.4.3. Phát triển hồng không hạt bền vững theo tiêu chuẩn VietGap
Hiện nay có nhiều mức độ khác nhau của “Thực hành Nơng nghiệp tốt”
(GAP), có nhiều quy trình GAP khác nhau. Ở mỗi nước, mỗi khu vực lại có
những quy định riêng để cho phù hợp với khu vực và quốc gia đó. Trên thế
giới thì có tiêu chuẩn chung là GlobalGAP, khu vực châu Âu có EuroGAP và

châu Á có ASEANGAP... Đứng trước những yêu cầu phải đảm bảo các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày
28/01/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước ta đã ban hành quy
định tiêu chuẩn riêng về sản xuất nơng sản an tồn của Việt Nam (VietGAP),
được xây dựng trên cơ sở thừa kế các tiêu chuẩn GAP đã ra đời trước đó:
GlobalGAP, seanGAP và các GAP khác trên thế giới. Theo đó, VietGAP
được hiểu như sau: VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn
tổ chức cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất
lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ
môi trường và truy xuất nguồn gốc dựa trên 4 tiêu chí như:
1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;


13
2. An toàn thực phẩm (gồm các biện pháp đảm bảo khơng có hóa chất
nhiễm khuẩn hoặc ơ nhiễm vật lý khi thu hoạch);
3. Mơi trường làm việc (mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức
lao động của nông dân);
4. Truy tìm nguồn gốc sản phẩm (tiêu chuẩn này cho phép xác định
được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm).
Với xu hướng phát triển chung của sự phát triển nông nghiệp bền vững
tại Việt Nam, việc phát triển hồng không hạt của huyện Văn Bàn theo tiêu
chuẩn VietGap là một hướng đi đúng đắn. Để đảm bảo phát triển bền vững,
huyện Văn Bàn đang lên kế hoạch và có sự kiểm sốt chặt chẽ trong hoạt
động sản xuất và mở rộng diện tích hồng tại địa phương. Hoạt động sản xuất
được chú trọng phát triển theo hướng an toàn, đẩy mạnh khoa học - cơng nghệ
gắn với đảm bảo an tồn lao động, tn thủ chặt chẽ các quy định về an toàn
thực phẩm. Khơng chỉ các vùng hồng VietGAP, 100% diện tích trồng hồng
của huyện được định hướng theo quy trình sản xuất sạch, với quy trình chăm
sóc (bón phân, phun thuốc) và thu hoạch an toàn, đảm bảo hiệu quả kinh tế,

nâng cao an toàn lao động cho người dân.
1.1.4.4. Phát triển thị trường tiêu thụ
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật để thâm canh, tăng năng
suất cho cây hồng khơng hạt, thì việc đẩy mạnh tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm
cũng là điều rất quan trọng trong nội dung phát triển hồng không hạt. Để giải
quyết tốt bài toán về đầu ra ổn định cho cây hồng, cũng như củng cố thương
hiệu cho sản phẩm hồng không hạt, địi hỏi các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai
cần phải có những chính sách mới, cụ thể và linh hoạt để mở rộng thị trường
hơn nữa. Hỗ trợ người dân thiết lập các kênh phân phối để các hộ dân không
bị phụ thuộc vào thương lái, dễ dẫn đến sản phẩm bị ép giá.


14
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển cây hồng không hạt theo
hướng bền vững
- Thời tiết: Thời tiết khí hậu là mơi trường sống của các loại cây trồng.
Vì vậy, nếu khí hậu thời tiết thuận lợi cây trồng sẽ phát triển tốt. Nếu thời tiết
không thuận lợi thì cây trồng khơng phát triển hoặc kém phát triển.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Bao gồm kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như
điện, đường, hệ thống thủy lợi... là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến việc phát triển cây hồng. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật có phát
triển sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện thâm canh sản xuất hồng, áp dụng tiến
bộ khoa học công nghệ trong bảo quản, chế biến sản phẩm, tăng cường thông
thương buôn bán hàng hố, khuyến khích đầu tư. Đồng thời cho phép tiết
kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị
trường trong nước và quốc tế.
- Các nhân tố thuộc quản lý vĩ mơ: Gồm các chủ trương, cơ chế, chính
sách của Nhà nước các cấp tác động trực tiếp vào sản xuất hoặc gắn trực tiếp
thông qua thị trường. Sự can thiệp có chủ định của Nhà nước có thể thơng qua
các cơng cụ như: Thuế, lãi suất, trợ giá, điều hóa giá...các chính sách đó đều

có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự hình thành và phát triển của các
vùng sản xuất cây hồng. Chủ trương chính sách là vai trị có tính định hướng
và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nông thôn. Hệ thống chính sách
nơng nghiệp gồm những chính sách như chính sách ruộng đất, chính sách thuế
sử dụng ruộng đất, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách khuyến nơng,
chính sách bảo hiểm trong nơng nghiệp, chính sách xã hội ở nơng thơn. Xuất
phát từ quan điểm của Đảng và Chính phủ trong việc xác định rõ vai trị của
nơng nghiệp, nông dân, nông thôn đối với tăng trưởng và phát triển bền vững
kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Những năm qua các chủ
trương, chính sách của Đảng và Chính phủ ngày một hồn thiện làm thúc đẩy
phát triển kinh tế văn hóa xã hội nơng nghiệp nơng thơn làm an lịng người
dân trong xây dựng nông thôn mới.


×