Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.24 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC SƠN

QUYỀN YÊU CẦU PHẢN TỐ
CỦA BỊ ĐƠN TRONG PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

QUYỀN YÊU CẦU PHẢN TỐ
CỦA BỊ ĐƠN TRONG PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Đặng Thanh Hoa
Học viên: Nguyễn Ngọc Sơn
Lớp: Cao học luật, khóa 28

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân
tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Thanh Hoa. Các kết
quả nghiên cứu và kết luận trong Luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố
trước đây. Luận văn tuân thủ các quy định về trích dẫn và chú thích tài liệu tham
khảo. Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Nguyễn Ngọc Sơn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

TỪ VIẾT TẮT
BLDS
BLTTDS
HĐXX
LTTHC

NCQLNVLQ
TAND
TANDTC
VADS

TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Bộ Luật dân sự
Bộ luật Tố tụng dân sự
Hội đồng xét xử
Luật Tố tụng hành chính
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân tối cao
Vụ án dân sự


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN YÊU CẦU PHẢN TỐ.......... 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa “quyền yêu cầu phản tố” ............................ 9
1.1.1. Khái niệm ―quyền yêu cầu phản tố‖ ......................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm của quyền yêu cầu phản tố...................................................... 10
1.1.3. Ý nghĩa của quyền yêu cầu phản tố ......................................................... 13
1.2. Sơ lược quy định của pháp luật tố tụng dân sự về “quyền yêu cầu
phản tố” .............................................................................................................. 14
1.2.1. Thời điểm trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành .. 15
1.2.2. Thời điểm sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành ..... 16
1.3. Các trƣờng hợp bị đơn có quyền yêu cầu phản tố .................................... 18
1.3.1. Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập ............................................. 18

1.3.2. Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một
phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập ................................................................................... 20
1.3.3. Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được
giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính
xác và nhanh hơn .............................................................................................. 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 25
CHƢƠNG 2. THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN/THAY ĐỔI/BỔ SUNG/RÚT YÊU
CẦU PHẢN TỐ ..................................................................................................... 26
2.1. Thời điểm bị đơn thực hiện quyền yêu cầu phản tố ................................. 26
2.1.1. Các quan điểm về thời điểm bị đơn thực hiện quyền yêu cầu phản tố .... 26
2.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm bị đơn thực hiện quyền yêu cầu
phản tố .............................................................................................................. 31


2.2. Thời điểm bị đơn thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu phản tố......................... 34
2.2.1. Thời điểm bị đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố ............................... 35
2.2.2. Thời điểm bị đơn rút yêu cầu phản tố và việc thay đổi địa vị tố tụng...... 39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 45
CHƢƠNG 3. THỦ TỤC THỰC HIỆN VÀ THỤ LÝ YÊU CẦU PHẢN TỐ.... 47
3.1. Hình thức và nội dung đơn yêu cầu phản tố ............................................. 47
3.1.1. Hình thức đơn yêu cầu phản tố ............................................................... 47
3.1.2. Nội dung đơn yêu cầu phản tố ................................................................ 48
3.2. Cách thức gửi, thủ tục nhận và trả lại đơn yêu cầu phản tố .................... 50
3.2.1. Cách thức gửi đơn yêu cầu phản tố ........................................................ 50
3.2.2. Thủ tục nhận đơn yêu cầu phản tố .......................................................... 51
3.2.3. Trả lại đơn yêu cầu phản tố .................................................................... 51
3.3. Thụ lý và thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu phản tố .......................... 54
3.3.1. Thụ lý đơn yêu cầu phản tố ..................................................................... 54

3.3.2. Thông báo thụ lý đơn yêu cầu phản tố .................................................... 57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 63
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người có quyền nộp đơn khởi kiện đến Tịa
án nhân dân có thẩm quyền khi họ “cho rằng” quyền và lợi ích hợp pháp của mình
hoặc của người khác1 bị xâm hại.
Trước khi thực hiện quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, ngun đơn thơng thường đã chủ động chuẩn bị đầy đủ về mặt chứng cứ, tâm
lý, tài chính… Đa phần các trường hợp khởi kiện, phía bị đơn thường chưa biết
mình bị nguyên đơn khởi kiện cho đến khi có thơng báo về việc thụ lý vụ án của
Tòa án nhân dân đối với bị đơn2.
Tuy nhiên, dù là ai trong vụ án dân sự thì pháp luật vẫn cho họ có những
quyền bình đẳng và ngang nhau. Vì thế, để đối trọng lại với quyền của nguyên đơn,
bị đơn cũng được pháp luật trao cho một số quyền nhất định và đặc trưng, trong đó
có quyền yêu cầu phản tố của bị đơn3. Khoản 1 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 quy định: ―Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của
mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với
nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập‖.
Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành
vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, ngoại trừ Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ
thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự đã hết hiệu lực ngày 01/07/2016. Bên
cạnh đó, những quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 vẫn còn một số bất cập như thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố,
hình thức thực hiện yêu cầu phản tố, các quy định liên quan đến thời điểm mở phiên
họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải ảnh hưởng đến
việc thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn…
1

Trong trường hợp người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
2
Xem Mẫu số 30 – DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/ND-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
3
Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn có thể đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập.


2
Thực tiễn xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng còn chưa thống nhất quan
điểm trong việc thực thi các quy định về của pháp luật về quyền yêu cầu phản tố
của bị đơn, dẫn đến ít nhiều quyền yêu cầu phản tố của bị đơn chưa thực sự được
đảm bảo.
Mặc dù cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến quyền yêu cầu
phản tố của bị đơn nhưng đa phần những cơng trình này được thực hiện trong giai
đoạn Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) có hiệu lực; và
một vài bài đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành; hoặc chỉ là một phần trong
cơng trình nghiên cứu. Tác giả nhận thấy từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
có hiệu lực đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào phân tích chun sâu,
đầy đủ về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quyền yêu cầu phản tố
của bị đơn trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” để làm luận văn cao học,
chuyên ngành Luật dân sự và Tố tụng dân sự. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác
giả hy vọng sẽ góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật về quyền yêu cầu
phản tố của bị đơn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
được nhắc đến trong một số cơng trình nghiên cứu ở khía cạnh là vấn đề chính, cốt
lõi của cơng trình nghiên cứu đó hoặc chỉ là một phần trong tồn bộ cơng trình
nghiên cứu về nội dung quyền của bị đơn. Cụ thể:
Thứ nhất, một số cơng trình nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp những kiến
thức nền tảng, cơ bản đối với những nội dung liên quan đến đối tượng và phạm vi
điều chỉnh của pháp luật tố tụng dân sự. Trong đó đề cập đến quyền yêu cầu phản tố
của bị đơn thông qua những nội dung liên quan đến người tham gia tố tụng và xác
định những điều kiện để bị đơn thực hiện quyền u cầu phản tố của mình. Những
cơng trình đó như: Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam;
Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội (2017),
Nxb. Cơng an nhân dân; Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Trường Đại học Kinh tế
- Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Nxb. Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.


3
Thứ hai, dưới góc độ là những cơng trình nghiên cứu mang tính chất bình
luận những quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì những cơng trình sau vừa
nêu cơ sở lý luận của các quy định cũng như mối liên hệ giữa chúng với các văn
bản pháp luật có liên quan vừa bình luận những quy định của pháp luật tố tụng dân
sự. Tuy nhiên, những công trình này cũng chưa đưa ra những trường hợp thực tiễn
và cũng khơng chỉ ra được những điểm cịn hạn chế của quy định hiện hành, như:

Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi của Nguyễn Văn Cường, Trần
Anh Tuấn, Đặng Thanh Hoa (Chủ biên) và các tác giả khác (2012), Nxb. Lao
động Xã hội; Bình luận khoa học về những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 của Nguyễn Thị Hồng Nhung (Chủ biên) (2017), Nxb. Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh; Bình luận những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 của Nguyễn Thị Hoài Phương (Chủ biên) (2016), Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam.
Bên cạnh đó, có một cơng trình nghiên cứu kết hợp bình luận các quy định
của pháp luật và phân tích thực tiễn cũng như chỉ ra được các hạn chế khi áp dụng
quy định của pháp luật. Đó là cơng trình nghiên cứu: Lý giải một số vấn đề của Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015 từ thực tiễn xét xử của tác giả Lưu Tiến Dũng, Đặng
Thanh Hoa (Đồng chủ biên) (2020), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
Cơng trình nghiên cứu đề cập về phạm vi khởi kiện và có nội dung liên quan đến
phạm vi yêu cầu phản tố, nhưng không đề cập trực tiếp đến nội dung nghiên cứu
của đề tài luận văn.
Thứ ba, những cơng trình vừa phân tích những quy định của pháp luật cũng
vừa chỉ ra hạn chế của những quy định liên quan đến quyền của bị đơn nói chung và
quyền yêu cầu phản tố của bị đơn nói riêng. Tuy nhiên, do đây là những cơng trình
dưới dạng bài viết đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành nên tính khái qt chưa
cao. Bên cạnh đó, có một số cơng trình được cơng bố trước thời điểm Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015 có hiệu lực, dẫn đến tính thời sự của những cơng trình này cũng
khơng được đảm bảo. Một số cơng trình như: “Quyền u cầu phản tố của bị đơn
trong vụ án dân sự được giải quyết như thế nào?” của tác giả Thủy Nguyên (2007),
Tạp chí Tịa án nhân dân, số 10, tr. 28 – 29; “Thời hạn bị đơn có quyền yêu cầu
phản tố trong tố tụng dân sự” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2011), Tạp chí Tịa án
nhân dân, số 2, tr. 37 – 44; “Những vấn đề cơ bản cần lưu ý khi thụ lý đơn khởi
kiện, đơn phản tố, đơn yêu cầu độc lập trong giải quyết án dân sự” của tác giả Duy


4

Kiên (2012), Tạp chí Kiểm sát, số 7, tr. 32 – 36; “Xác định yêu cầu phản tố trong
giải quyết vụ án dân sự” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh, Đinh Thu Hường (2014),
Tạp chí Tịa án nhân dân, số 19, tr. 30 – 35; “Yêu cầu phản tố bù trừ với yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan” của tác giả Phạm Thị Ngun (2017), Tạp chí Tịa án nhân dân, số 23, tr. 8 –
11; “Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn và quyền yêu cầu độc lập của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” của tác giả Trần Quang Minh (2017), Tạp chí Tịa án
nhân dân, số 18, tr. 37, 48; “Một số nội dung cơ bản về yêu cầu phản tố, yêu cầu
độc lập trọng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Thị Thu Dung
(2017), Tạp chí Kiểm sát, số 07, tr. 43-45, 52.
Thứ tư, về cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về quyền của bị đơn trong tố
tụng dân sự.
Tác giả Phạm Thị Thúy với đề tài “Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự‖,
Luận văn Thạc sĩ luật học (2017), Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả
phân tích về quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự Việt Nam với hai nội dung:
Quyền yêu cầu phản tố và quyền yêu cầu độc lập. Đối với quyền yêu cầu phản tố,
tác giả đã có những phân tích quy định của pháp luật hiện hành, so sánh với pháp
luật một số quốc gia và nghiên cứu thực tiễn thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị
đơn. Phạm vi nghiên cứu của công trình này khá rộng, bao gồm tồn bộ quyền của
bị đơn trong tố tụng dân sự nên tác giả chưa nghiên cứu sâu, chi tiết về quyền yêu
cầu phản tố của bị đơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng chưa đề cập nhiều đến những bất
cập của pháp luật về quyền yêu cầu phản tố và đề xuất những hướng hồn thiện.
Như vậy, có thể nói quyền u cầu phản tố của bị đơn đã được các tác giả
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu
đa phần chỉ là bài báo đăng trên tạp chí chun ngành hoặc là những cơng trình
được nghiên cứu trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực. Bên cạnh
đó, có những cơng trình nghiên cứu mang tính vĩ mơ cho cả quyền bị đơn nói chung
nên cũng chưa phân tích, bình luận sâu về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Tác giả mong muốn làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành liên

quan đến quyền yêu cầu phản tố của bị đơn. Trên cơ sở đối chiếu với các quy định
trước đó, các quy định của pháp luật nước ngoài, cũng như đối chiếu với việc thực


5
hiện các quy định trên thực tiễn để thấy những điểm tiến bộ và hạn chế của quy định
pháp luật liên quan đến quyền yêu cầu phản tố của bị đơn. Từ đó, tác giả đề xuất
những giải pháp để pháp luật được thực thi trên thực tế một cách hiệu quả nhất.
Để thực hiện mục đích nêu trên, tác giả thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, về lý luận: Phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến
quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự.
Thứ hai, về quy định của pháp luật thực định: Nghiên cứu, phân tích và đánh
giá thực trạng pháp luật về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự
Việt Nam trên cơ sở so sánh với quy định pháp luật nước ngoài và các quy định
trước đây.
Thứ ba, về thực tiễn: Trên cơ sở xem xét thực tiễn giải quyết vụ án dân sự,
chủ yếu là phân tích, bình luận những bản án, quyết định của Tòa án. Tác giả sẽ tìm
ra được những điểm “vênh nhau” giữa quy định của pháp luật và thực tiễn, từ đó đề
xuất những kiến nghị nhằm mục đích hồn thiện những quy định của pháp luật cũng
như thực tiễn liên quan đến quyền yêu cầu phản tố của bị đơn.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định liên quan đến quyền yêu cầu
phản tố của bị đơn theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Cụ thể: Khái niệm,
các trường hợp bị đơn có quyền yêu cầu phản tố, thời điểm thực hiện/thay đổi/bổ
sung/rút yêu cầu phản tố, thủ tục thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn.
Đồng thời, so sánh những quy định của hệ thống pháp luật hiện hành đối với
quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự với những quy định cùng vấn
đề tương ứng của một số quốc gia trên thế giới; so sánh quy định về quyền yêu cầu
phản tố của hệ thống pháp luật hiện hành với những quy định pháp luật của Việt

Nam trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sẽ cung cấp, phân tích, bình luận
một số vụ án thực tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Yêu cầu phản tố là một đề tài có nội hàm
rộng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nội dung luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên


6
cứu khái quát lý luận về yêu cầu phản tố và phân tích, luận giải một số vấn đề cịn
tồn tại trong thực tiễn xét xử như: Thời điểm thực hiện yêu cầu phản tố; thời điểm
thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu phản tố; các trường hợp bị đơn có quyền yêu cầu
phản tố; thủ tục thực hiện yêu cầu phản tố và thụ lý yêu cầu phản tố.
Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật
Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng
nghiên cứu một số quy định của pháp luật nước ngồi để đối chiếu, so sánh, phân tích
và đề xuất hướng hoàn thiện cho quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận, quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn và thực tiễn
áp dụng. Tác giả cũng tìm hiểu, nghiên cứu các quy định trước đây để so sánh, đối
chiếu với quy định pháp luật hiện hành.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu
khoa học cụ thể như sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích, bình luận và giải thích: Tác giả sử dụng
các phương pháp này để làm rõ những quy định của pháp luật về quyền yêu cầu
phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự Việt Nam. Bên cạnh đó, phương pháp bình
luận và phương pháp phân tích cịn được sử dụng để phân tích, bình luận những vụ
án thực tế liên quan đến quyền yêu cầu phản tố của bị đơn. Các phương pháp trên
được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm mục đích đưa ra các đánh giá, kết luận và

kiến nghị phù hợp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền yêu cầu phản
tố của bị đơn trong tố tụng dân sự.
Thứ hai, phương pháp lịch sử: Sự hình thành và phát triển của quy định pháp
luật về quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự Việt Nam nói chung và quyền yêu cầu
phản tố nói riêng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Vì thế, phương pháp này được
sử dụng để cho thấy một cái nhìn tồn diện, chiều dài lịch sử của quá trình hình
thành và phát triển đối với quyền yêu cầu phản tố của bị đơn qua các thời kỳ.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 của luận văn.
Thứ ba, phương pháp so sánh: Với phương pháp này, tác giả so sánh các quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn với


7
quy định tương ứng của một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, rút ra những kinh
nghiệm nhằm hồn thiện cho pháp luật Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng
cho cả luận văn.
Thứ tư, phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng kết hợp với
phương pháp phân tích và được sử dụng xuyên suốt luận văn. Mục đích sử dụng
phương pháp này để tổng hợp các quy định của pháp luật, ý kiến, quan điểm của
một số chuyên gia và nhà nghiên cứu khoa học. Từ đó rút ra được bản chất của vấn
đề, để tiến hành khắc phục những bất cập và phát huy những ưu điểm của quy định
pháp luật về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn.
Mặc dù các phương pháp được chọn lọc ưu tiên theo từng nội dung nghiên
cứu nhưng khơng vì thế mà q trình nghiên cứu chỉ diễn ra độc lập. Tác giả sẽ
lồng ghép, đan xen và tổng hợp các phương pháp để hỗ trợ nhau, làm rõ vấn đề cụ
thể để đạt mục đích cuối cùng là đề xuất những kiến nghị mang tính khả thi nhằm
hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố
tụng dân sự.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Luận văn ―Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong pháp luật tố tụng dân sự

Việt Nam‖ có những ý nghĩa khoa học như sau:
Thứ nhất, luận văn đưa ra được khái niệm của “yêu cầu phản tố”, “quyền yêu
cầu phản tố”. Bên cạnh đó luận văn cũng chỉ ra được đặc điểm và ý nghĩa của
quyền yêu cầu phản tố.
Thứ hai, nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật hiện hành về quyền
yêu cầu phản tố của bị đơn, kết hợp với việc phân tích, bình luận về một số vụ án
tiêu biểu trên thực tế liên quan đến quyền yêu cầu phản tố. Từ đó, đề xuất một số
kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn.
Thứ ba, nghiên cứu, phân tích pháp luật nước ngồi về quyền yêu cầu phản tố
của bị đơn để từ đó rút ra những vấn đề mà Việt Nam có thể tham khảo, học tập.
Thứ tư, nghiên cứu các quy định pháp luật trước đây về quyền yêu cầu phản
tố của bị đơn và đối chiếu, so sánh với quy định pháp luật hiện hành để xây dựng
một bức tranh toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của các quy định liên
quan đến quyền yêu cầu phản tố của bị đơn.


8
Luận văn có giá trị ứng dụng nhất định do tác giả đã phân tích và bình luận
các quy định của pháp luật hiện hành nhìn từ thực tiễn xét xử của một số vụ án trên
thực tế liên quan đến việc thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn. Bên cạnh đó,
trên cơ sở tham khảo quy định của pháp luật một số quốc gia về quyền yêu cầu phản
tố của bị đơn để thấy được những điểm ưu việt của pháp luật Việt Nam. Từ đó, tác
giả đã chỉ ra được những điểm bất cập và có những đề xuất, kiến nghị cần được sửa
đổi, bổ sung hoặc cần phải có văn bản hướng dẫn nhằm hoàn thiện quy định của
pháp luật về quyền yêu cầu phản tố, cũng như việc áp dụng quy định của pháp luật
vào thực tiễn, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng nói
chung, quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn nói riêng.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung đề tài kết cấu thành ba chương cụ thể như sau:

Chƣơng 1. Khái quát chung về quyền yêu cầu phản tố
Chƣơng 2. Thời điểm thực hiện/thay đổi/bổ sung/rút yêu cầu phản tố
Chƣơng 3. Thủ tục thực hiện và thụ lý yêu cầu phản tố


9
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN YÊU CẦU PHẢN TỐ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa “quyền yêu cầu phản tố”
1.1.1. Khái niệm ―quyền yêu cầu phản tố‖
Theo từ điển Luật học, từ “quyền” được giải thích như sau: “Khái niệm khoa
học pháp lí dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện
đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân, tổ chức được hưởng, được làm, được
địi hỏi mà khơng ai ngăn cản, hạn chế‖4.
Theo từ điển tiếng Việt, “yêu cầu” có nghĩa là: “Nêu ra điều gì với người nào
đó, tỏ ý muốn người ấy làm, biết rằng đó là việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc
quyền hạn, khả năng của người ấy”5.
Từ điển Luật học cũng giải thích về thuật ngữ ―yêu cầu của đương sự‖ là:
―Những điều mà đương sự đưa ra trong quá trình tố tụng, mong muốn tòa án xem
xét, giải quyết. Yêu cầu của đương sự là sự thể hiện quyền tự định đoạt của đương
sự trong tố tụng dân sự. Yêu cầu của đương sự bao gồm yêu cầu về nội dung (yêu
cầu trả nợ, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản, yêu cầu chia thừa kế…) và
yêu cầu về tố tụng (yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu điều tra…)‖6.
“Phản tố” có thể được hiểu là quyền của một người “bị tố” – người bị kiện
hay chính là người đưa ra những yêu cầu “phản” lại với những yêu cầu – “tố” của
người khởi kiện. Theo từ điển Hán Việt thì từ “phản” có nghĩa là “trái, ngược”, “tố”
có nghĩa là “nói chống lại”, “phản tố” có nghĩa là “người bị kiện kiện ngược trở lại
nguyên cáo”7.
Bên cạnh đó, theo từ điển pháp luật Anh – Việt, “phản tố” (counterclaim) là

“lời phản hồi do bị cáo trong vụ kiện dân sự đưa ra, nhằm xác nhận một quyền độc
lập chứ không phải lời biện hộ cho lời tố cáo của nguyên đơn”8. Dictionary of Law
đưa ra định nghĩa “counterclaim” (phản tố) như sau: ―(1) n. Bị đơn đưa ra yêu cầu
4

Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa và Nxb. Tư pháp, tr. 648.
Viện ngôn ngữ học Việt Nam (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Nxb. Đà Nẵng, tr. 1169.
6
Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, tlđd (4), tr. 877 - 878.
7
Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt từ nguyên, Nxb. Thuận Hóa, tr. 1370.
8
Nguyễn Minh Thành, Lê Thành Châu (Hiệu đính) (1998), Từ điển pháp luật Anh – Việt (Dictionary of
Law), Nxb. Thế giới, tr. 232.
5


10
tại Tòa án để chống lại người đã khởi kiện mình (Yêu cầu phản tố bao gồm thủ tục
tương tự và tuyên bố như đơn khởi kiện). v. Yêu cầu bồi thường thiệt hại được đưa
ra để đáp lại yêu cầu khởi kiện trước đó: Jones yêu cầu bồi thường thiệt hại 25.000
bảng Anh đối với Smith và Smith đã đưa ra yêu cầu phản tố 50.000 bảng Anh cho
việc mất văn phịng‖9.
Theo Black’s Law Dictionary thì khái niệm “counterclaim” hay phản tố được
hiểu như sau: “Một yêu cầu đưa ra đối với bên có quyền lợi đối lập sau khi bên có
quyền lợi đối lập đó đưa ra yêu cầu với mình; tiêu biểu là yêu cầu của bị đơn đưa
ra đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn‖10.
Từ những nghiên cứu trên, có thể rút ra khái niệm đối với “yêu cầu phản tố”
như sau: Yêu cầu phản tố là việc bị đơn trong vụ án dân sự kiện ngược lại nguyên
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Yêu cầu đó phải

liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Dựa trên khái niệm yêu cầu phản tố thì “quyền yêu cầu phản tố” là quyền của
bị đơn trong vụ án dân sự, theo đó bị đơn có quyền kiện ngược lại nguyên đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và đáp ứng được các quy
định của pháp luật để đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc có liên quan đến yêu cầu của nguyên
đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
1.1.2. Đặc điểm của quyền yêu cầu phản tố
Thứ nhất. Quyền yêu cầu phản tố phát sinh sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án
Quá trình tố tụng được khởi động khi nguyên đơn có đơn khởi kiện và được
Tịa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Từ thời điểm Tịa án thơng báo thụ lý vụ án
cho đến trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
9

P.H Collin (2000), Dictionary of Law (3nd edition), Peter Collin Puhlishing, page 90-91: ―(1) n. Claim in
the court by a defendant against the claimant who is bringing a claim against him (the counterclaim is
included in the same proceeding and statement of case as the claim). v. claim for damage made in reply to a
previous claim: Jones claimed for £25,000 in damage against Smith and Smith entered a counterclaim of
£50,000 for lost office‖.
10
Bryan A. Garner (Edition in Chief) (2001), Black’s Dictionary second pocket edition, West group A
Thomson company, page 153: ―A claim for relief asserted against an opposing party after an original claim
has been made; esp., a defendant’s claim in opposition to or as a set off against the plantiff’s claim-counter‖.


11
chứng cứ và hịa giải thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên
đơn, NCQLNVLQ có u cầu độc lập.

Mục đích của u cầu phản tố là bù trừ nghĩa vụ, loại trừ một phần hoặc toàn
bộ nghĩa vụ đối với yêu cầu của nguyên đơn hoặc yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ.
Thứ hai. Phản tố là việc bị đơn yêu cầu Tòa án giải quyết một vấn đề khác
với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
Cần phân biệt phản tố với ý kiến phản đối, bác bỏ của bị đơn đối với yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc. Chỉ coi là ý kiến của bị đơn
mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn nếu bị đơn có ý kiến
về cùng vấn đề với yêu cầu của ngun đơn (như u cầu Tịa án khơng chấp nhận
yêu cầu của nguyên đơn hoặc chỉ chấp chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn).
Như vậy, trong trường hợp bị đơn gửi văn bản ý kiến tới Tòa án thì trước hết
Tịa án phải xác định xem đó là yêu cầu phản tố hay chỉ là văn bản ý kiến của bị
đơn. Trường hợp xác định ý kiến này là yêu cầu phản tố của bị đơn thì Tòa án phải
yêu cầu bị đơn thực hiện các thủ tục như đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Trường hợp xác định đây là ý kiến của bị đơn thì Tịa án chỉ cần lưu hồ sơ để xem
xét trong quá trình giải quyết vụ án. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa yêu
cầu phản tố của bị đơn và ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn,
NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập trong VADS.
Thứ ba. Quyền yêu cầu phản tố là quyền đặc thù của bị đơn
Tham gia vào quá trình tố tụng một cách bị động, tức chỉ khi bị nguyên đơn
khởi kiện thì bị đơn mới tham gia vào q trình tố tụng. Nếu ngun đơn có quyền
u cầu khởi kiện, NCQLNVLQ có u cầu độc lập thì bị đơn cũng được pháp luật
tố tụng dân sự ghi nhận một quyền đặc trưng đó là quyền đưa ra yêu cầu phản tố.
Quyền này nhằm mục đích đảm bảo sự bình đẳng của các bên trong quá trình
tố tụng. Bị đơn có quyền u cầu phản tố hoặc khơng u cầu phản tố nguyên
đơn/NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập khi nhận thấy rằng trong mối quan hệ pháp
luật này mình cũng là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Bên cạnh đó, bị đơn vẫn có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng
(ngoại trừ vụ việc ly hôn), bao gồm cả việc đưa ra yêu cầu phản tố để bảo vệ quyền,



12
lợi ích hợp pháp của bị đơn. Cụ thể hơn, nếu bị đơn có năng lực hành vi tố tụng dân
sự thì có quyền ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thay mình11, trừ trường
hợp vụ việc ly hôn12.
Nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới như Liên bang Nga và
Nhật Bản đều cho phép người được ủy quyền thực hiện yêu cầu phản tố thay bị đơn.
Cụ thể, BLTTDS Liên Bang Nga quy định: Người đại diện có quyền nhân
danh người được đại diện thực hiện mọi hành vi tố tụng. Tuy nhiên, quyền ký đơn
khởi kiện, quyền đưa đơn ra Tòa, quyền u cầu chuyển tranh chấp cho Tịa án có
thẩm quyền, quyền phản tố, quyền rút một phần hoặc toàn bộ đơn khởi kiện, giảm
mức yêu cầu, thừa nhận việc kiện, thay đổi căn cứ và đối tượng tranh chấp, quyền
hòa giải, ủy quyền lại cho người khác, quyền kháng cáo, đưa ra yêu cầu buộc thi
hành án, nhận lại tài sản hoặc tiền xử phạt được ghi rõ trong văn bản ủy quyền13.
Hay theo quy định tại Điều 55 của BLTTDS Nhật Bản thì đại diện tham gia
tố tụng có thể thực hiện các hành vi tố tụng liên quan đến yêu cầu phản tố, trong đó
bao gồm cả việc nộp đơn phản tố14.
Tác giả cho rằng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để các Tòa án thống nhất
về việc thừa nhận cho bị đơn có quyền ủy quyền cho người khác thực hiện quyền
yêu cầu phản tố và cách thực hiện ủy quyền để người đại diện theo ủy quyền có thể
thực hiện quyền phản tố thay cho bị đơn.
Thứ tư. Chủ thể bị yêu cầu phản tố là nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có yêu cầu độc lập
Từ khi quyền yêu cầu phản tố của bị đơn được pháp luật tố tụng ghi nhận thì
cũng đồng thời ghi nhận người bị phản tố là nguyên đơn.
11

Khoản 2 Điều 69 BLTTDS 2015: ―Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền,
nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự‖.
12

Khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015: ―Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác
thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác u cầu Tịa án giải quyết ly hôn
theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hơn nhân và gia đình thì họ là người đại diện‖.
13
Điều 54 BLTTDS Liên Bang Nga (Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung (2005)), Bộ luật Tố tụng dân sự
Liên bang Nga, Nxb. Tư pháp.
14
Code of Civil Procedure of Japan: ―Article 55 (1) A litigation representative may perform procedural acts
involved in a counterclaim, intervention, compulsory execution, provisional seizure, or provisional
disposition for a case delegated thereto, and may receive payment.
(2) A litigation representative shall be specially delegated in order to perform the following:
(i) filing a counterclaim;‖
( ngày 10/08/2019).


13
Tuy nhiên, BLTTDS 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 đã ghi nhận thêm quyền
yêu cầu phản tố của bị đơn đối với NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập15. BLTTDS
2015 hiện hành vẫn giữ nguyên nội dung này. Về bản chất, yêu cầu độc lập cũng
giống như yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đều xuất phát từ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm và yêu cầu các bên cịn lại, trong đó có bị đơn phải
thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Chính vì vậy, bị đơn phải có quyền yêu cầu phản
tố đối với NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập. Việc quy định như trên là phù hợp với
thực tiễn và các quy định của một số quốc gia trên thế giới16.
1.1.3. Ý nghĩa của quyền u cầu phản tố
Thứ nhất. Thể hiện tính bình đẳng trong pháp luật tố tụng dân sự, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn
Nguyên đơn chính là người khởi động quá trình tố tụng dân sự. Khi nguyên đơn
khởi động quá trình tố tụng dân sự thì chắc chắn rằng về phía họ đã chuẩn bị đầy đủ
toàn bộ về chứng cứ, tâm lý và tài chính để khởi kiện bị đơn. Đối với NCQLNVLQ có

u cầu độc lập thì họ có quyền đưa ra u cầu độc lập đối với nguyên đơn, bị đơn
hoặc đối với cả hai. Để tạo thế cân bằng, đối trọng với hai đối tượng trên, pháp luật đã
trao cho bị đơn quyền yêu cầu phản tố đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu
cầu độc lập đối với NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập. Điều này thể hiện tính chất bình
đẳng của pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đương sự.
Trong một VADS nếu không có u cầu phản tố thì bị đơn là người có nghĩa
vụ ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của
NCQLNVLQ. Tuy nhiên, nếu bị đơn thực hiện quyền yêu cầu phản tố thì bị đơn là
người đưa ra yêu cầu đối với ngun đơn, NCQLNVLQ có u cầu độc lập. Chính
vì vậy, sau khi thực hiện phản tố thì bị đơn sẽ chủ động trong việc chứng minh yêu
cầu phản tố của mình để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chính mình.
Xét ở khía cạnh của ngun đơn và NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập, họ sẽ
cân nhắc việc đưa ra yêu cầu khởi kiện và yêu cầu độc lập của mình đối với bị đơn
vì có thể bị đơn sẽ đưa ra yêu cầu phản tố đối với họ.
15

Khoản 1 Điều 176 được sửa đổi, bổ sung như sau: ―1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý
kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập‖.
16
BLTTDS Vương Quốc Anh: ―Quyền phản tố được đưa ra bởi bên bị đơn chống lại nguyên đơn hoặc
chồng lại nguyên đơn và những người khác‖ (Part 20.2 (1) (a) of The Civil Procedure Rules of England: A
counterclaim by a defendant against the claimant or against the claimant and some other person).
( ngày 09/08/2019).


14
Thứ hai. Góp phần giúp vụ án được giải quyết tồn diện, dứt điểm, chính xác
và khách quan
Tại điểm c khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015 có ghi nhận yêu cầu phản tố của

bị đơn đối với nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi:
―Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập
có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho
việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn‖.
Để đảm bảo cho quá trình giải quyết một VADS được tồn diện, khách quan,
chính xác và dứt điểm thì cần phải cân bằng lợi ích của các bên tham gia quan hệ tố tụng
đó, xem xét tổng quát quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Cũng như đảm
bảo quyền lợi của bị đơn được đối trọng với quyền lợi của nguyên đơn, NCQLNVLQ có
u cầu độc lập thì pháp luật đã ghi nhận quyền yêu cầu phản tố của bị đơn.
Trong quá trình giải quyết một VADS nếu bị đơn khơng có quyền yêu cầu
phản tố, Tòa án chỉ xem xét đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập
của NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập, khi đó VADS chỉ được giải quyết dựa trên
yêu cầu của nguyên đơn, NCQLNVLQ có u cầu độc lập và bị đơn sẽ khơng thỏa
mãn với kết quả giải quyết vụ án vì cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm nhưng khơng được Tịa án bảo vệ. Vì thế, bị đơn sẽ tiếp tục khởi kiện
bằng một vụ án khác. Vụ án mới do “bị đơn”17 khởi kiện hoàn toàn có thể được giải
quyết cùng với vụ án trước đó nhằm đảm bảo cân bằng quyền, lợi ích của các bên.
Thứ ba. Tiết kiệm chi phí tố tụng cho các đương sự và Tòa án
Quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn,
NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập sẽ góp phần giải quyết vụ án chính xác, dứt điểm
và nhanh chóng. Bên cạnh đó, cịn tiết kiệm chi phí cho người tham gia tố tụng và
cơ quan tiến hành tố tụng nếu yêu cầu phản tố của bị đơn được giải quyết trong
cùng một vụ án do nguyên đơn khởi kiện.
1.2. Sơ lƣợc quy định của pháp luật tố tụng dân sự về “quyền yêu cầu
phản tố”
Trước thời điểm BLTTDS 2004 được ban hành thì hệ thống pháp luật Việt
Nam đã tồn tại những văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến quyền
17

Bị đơn của vụ án trước đó được đề cập.



15
yêu cầu phản tố của bị đơn. Có thể nói, đây là những văn bản đầu tiên đặt nền móng
cho việc xây dựng hệ thống các quy định liên quan đến quyền yêu cầu phản tố của
bị đơn sau này. Tuy nhiên, các quy định này chưa được kết cấu thành một hệ thống
chặt chẽ, đồng thời chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và thẩm quyền của cơ
quan tiến hành tố tụng liên quan đến việc thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị
đơn cho đến khi BLTTDS 2004 được ban hành. Từ khi BLTTDS 2004 ra đời, các
quy định liên quan đến quyền yêu cầu phản tố của bị đơn đã được thiết lập một cách
chặt chẽ và rõ ràng hơn.
1.2.1. Thời điểm trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành
Theo quy định tại Điều 8 Sắc lệnh 51 được Chủ tịch Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa ban hành ngày 17/04/1946 thì ―Khi nào ơng thẩm phán sơ cấp
thụ lý một việc kiện, nếu chiếu theo giá ngạch trong đơn trình, có quyền chung
thẩm, mà lúc xét xử, lại nhận được đơn phản tố hay đơn xin đối khẩu, thì tuỳ giá
ngạch những đơn này có q số chung thẩm, ông thẩm sơ cấp đối với tất cả việc
kiện cũng có quyền chung thẩm‖.
Đến năm 1969, Thơng tư số 1-UB được TANDTC ban hành ngày 03/03/1969
về việc hướng dẫn viết bản án sơ thẩm và phúc thẩm hình sự và dân sự, khi quy định
về nguyên tắc viết bản án phải xác định rõ ràng đối tượng của việc xét xử: ―Về dân
sự, bản án chỉ giải quyết đúng và đầy đủ những yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và
yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu của người thứ ba có liên quan nếu có
(thường gọi là dự sự). Đó là những yêu cầu được đề ra trong đơn kiện hoặc đơn phản
tố được đương sự xác nhận, sửa đổi hoặc bổ sung ở phiên tòa, trước khi nghị án‖.
Ngày 29/11/1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự được ban
hành. Theo đó, tại khoản 1 Điều 20 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự ghi nhận: ―Bị đơn có quyền phản đối yêu cầu của nguyên đơn và có quyền đề đạt
yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn‖.
Tiếp đó, ngày 22/12/1990, TANDTC ban hành cơng văn số 305/NCPL để

giải thích một số vấn đề về thủ tục tố tụng dân sự có giải thích như sau: ―[…] Trong
một số vụ án dân sự có lỗi hỗn hợp, A là nguyên đơn yêu cầu B là bị đơn phải bồi
thường thiệt hại cho mình nhưng B cũng có u cầu A phải bồi thường cho B thì
đây là trường hợp phản tố (hay kiện ngược lại)‖.
Nhìn chung, những quy định trên đều có đề cập đến quyền yêu cầu phản tố
của bị đơn. Tuy nhiên, những quy định này chưa có một định nghĩa rõ ràng về


16
quyền yêu cầu phản tố, cũng như trình tự, thủ tục để bị đơn thực hiện quyền yêu cầu
phản tố của mình và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận,
giải quyết yêu cầu phản tố.
1.2.2. Thời điểm sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành
Ngày 15/6/2004, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành trên cơ sở kế
thừa và phát huy các văn bản quy định về tố tụng trước đó. Đây là văn bản quy định
đầy đủ và có hệ thống các vấn đề về tố tụng dân sự. Trong đó, quyền yêu cầu phản tố
của bị đơn cũng được quy định tương đối cụ thể hơn so với các văn bản trước18.
Theo đó, cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối
với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền u cầu phản tố đối với nguyên
đơn. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận khi có một
trong các trường hợp sau đây: (i) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu
của nguyên đơn; (ii) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp
nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; (iii) Giữa yêu cầu phản tố và
yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng
một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn19.
Sau một thời gian được thi hành, BLTTDS 2004 dần bộc lộ một số hạn chế
nhất định. Chính vì vậy, ngày 29/03/2011, Quốc hội đã ban hành Luật số
65/2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (“BLTTDS
2004, sửa đổi, bổ sung 2011”). Trong đó, quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị
đơn cũng đã được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể:

Nếu như quy định trước đây thì bị đơn chỉ được thực hiện quyền yêu cầu
phản tố đối với ngun đơn và khơng có quy định thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu
phản tố nhưng theo nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 176 BLTTDS 2004, sửa đổi,
bổ sung 2011 thì: (i) Bị đơn khơng chỉ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với
nguyên đơn, mà bị đơn cịn có quyền đưa ra u cầu phản tố đối với NCQLNVLQ
có yêu cầu độc lập; (ii) Bổ sung thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố
là trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm20.
Có thể thấy, việc sửa đổi này là nhằm từng bước hồn thiện hệ thống pháp
luật tố tụng dân sự nói chung, BLTTDS nói riêng. Qua đó góp phần đảm bảo quyền
18

Theo điểm c khoản 1 Điều 60 BLTTDS 2004.
Điều 176 BLTTDS 2004.
20
Điều 176 BLTTDS 2004, sửa đổi, bổ sung 2011.
19


17
và lợi ích hợp pháp của các đương sự tham gia tố tụng, bao gồm cả bị đơn, đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án của Tòa án, đảm bảo cho
vụ án được giải quyết hiệu quả và đạt chất lượng.
Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định qua từng lần sửa đổi, bổ sung từ các
quy định đầu tiên tại Sắc lệnh 51 được Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa ban hành ngày 17/04/1946 cho đến lúc có BLTTDS 2004 và sau đó là BLTTDS
2004, sửa đổi, bổ sung 2011 nhưng vẫn không tránh khỏi một số hạn chế cần phải
khắc phục. Vì thế, ngày 25/11/2015, Quốc hội đã thông qua BLTTDS 2015 với
nhiều tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp. Theo đó, BLTTDS 2015 có những thay đổi
đáng kể so với các quy định trước đó về quyền của bị đơn nói chung và quyền yêu
cầu phản tố của bị đơn nói riêng21.

So với quy định trước đó, BLTTDS 2015 đã có những thay đổi cơ bản liên
quan đến quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
Thứ nhất, BLTTDS 2015 quy định yêu cầu phản tố của bị đơn là cơ sở để
Tòa án căn cứ, lựa chọn, áp dụng thủ tục giải quyết VADS22.
Thứ hai, về thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu
phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai
chứng cứ và hịa giải. Như vậy, so với các quy định tại BLTTDS 2004, sửa đổi, bổ
sung 2011 thì thời hạn bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố theo BLTTDS 2015 được rút
ngắn so với trước.
Điểm mới về thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn trong BLTTDS
2015 đã đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp về thủ tục tố tụng công khai, minh bạch
chứng cứ, giải quyết các yêu cầu, đề nghị của đương sự về thu thập chứng cứ, bảo
đảm sự tham gia và giám sát của Nhân dân đối với hoạt động tư pháp23.
Như vậy, pháp luật tố tụng dân sự ngay từ những ngày đầu cho đến nay ln
có các quy định về quyền phản tố của bị đơn. Càng về sau quy định về quyền yêu
cầu phản tố của bị đơn đã dần hoàn thiện, rõ ràng và chặt chẽ hơn. Các quy định này
đã góp phần đảm bảo quyền bình đẳng giữa các đương sự trong tố tụng dân sự,
đồng thời góp phần thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn các quan điểm chỉ đạo
21

Điều 200 BLTTDS 2015.
Khoản 3 Điều 317 BLTTDS 2015.
23
Xem Tờ trình số 40/TANDTC-KHXX ngày 26/02/2015 của Tịa án nhân dân tối cao về dự án BLTTDS
(sửa đổi).
22


18
của Đảng về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như chiến

lược về cải cách tư pháp24.
1.3. Các trƣờng hợp bị đơn có quyền yêu cầu phản tố
Khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015 quy định các trường hợp bị đơn có quyền
yêu cầu phản tố và được Tòa án chấp nhận bao gồm:
1.3.1. Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
Phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu
cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, NCQLNVLQ có
yêu cầu độc lập và nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ
đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Tòa án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ
phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, NCQLNVLQ có u cầu độc lập25.
Ví dụ 1: Vụ án giữa nguyên đơn là Khách sạn SG và bị đơn Công ty M được
TAND Quận 1 thụ lý, giải quyết về việc “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc”. Theo đó,
nguyên đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng, lấy lại mặt bằng đang cho bị đơn thuê.
Bị đơn đã đưa ra yêu cầu phản tố đề nghị khách sạn SG bồi thường thiệt hại
số tiền 1.005.475.750 đồng. Ngoài ra, nguyên đơn còn giữ của bị đơn số tiền đặt cọc
750.000.000 đồng. Sau khi cấn trừ số tiền nguyên đơn yêu cầu thì ngun đơn phải
thanh tốn cho bị đơn số tiền 195.864.207 đồng26.
Ví dụ 2: Vụ án ―Tranh chấp hợp đồng dân sự cho vay tiền và yêu cầu phản tố
đòi lại tiền nợ‖ được TAND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai xét xử ngày 30/5/201827.
Theo đó, bà N khởi kiện yêu cầu ông H phải trả cho bà N số tiền gốc đã vay là
24

Xem Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005 về chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02 tháng 6 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
25
Khoản 3 Điều 12 Nghị Quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp
sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Tố tụng dân sự.

Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP được ban hành để hướng dẫn BLTTDS 2004, sửa đổi, bổ sung 2011. Mặc
dù những văn bản được hướng dẫn đã hết hiệu lực pháp luật, nhưng hiện nay Nghị quyết vẫn được sử dụng
để giải quyết các vấn đề liên quan. Bởi vì TANDTC chưa ban hành văn bản mới thay thế, sửa đổi, bổ sung
Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP.
26
Xem Phụ lục 02 về Đơn phản tố của Công ty M gửi TAND Quận 1, TP.HCM ngày 25/10/2019.
27
Bản án số: 01/2018/DS-ST của TAND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai ngày 30/5/2018 về việc tranh chấp hợp
đồng dân sự cho vay tiền và yêu cầu phản tố đòi lại tiền nợ giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị N và bị đơn ông
Trần Văn H.


19
360.000.000 đồng và khơng u cầu tính lãi. Qua q trình hịa giải do ơng H khơng
đồng ý trả nợ, ngày 24/10/2017, bà N khởi kiện bổ sung yêu cầu ông Trần Văn H
phải trả thêm cho bà N số tiền lãi chậm trả của khoản nợ 360.000.000 đồng theo quy
định pháp luật. Tạm tính số tiền lãi đến ngày 24/10/2017 là 38.880.000 đồng.
Ơng H có đơn phản tố u cầu bà N phải trả số tiền 20.000.000 đồng mà bà
N đã vay của ơng H. Ơng H khơng u cầu bà N trả lãi.
HĐXX đã chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Trần Văn H, buộc bà Nguyễn
Thị N phải trả cho ông Trần Văn H số tiền 20.000.000 đồng.
Hai ví dụ trên cho thấy thay vì bị đơn phải trả toàn bộ số tiền cho nguyên đơn
theo yêu cầu khởi kiện và bị đơn sẽ khởi kiện một vụ án mới địi tiền từ ngun đơn
thì trong hai vụ án trên bị đơn đã đưa ra yêu cầu phản tố để cấn trừ một phần (ví dụ
2) và cấn trừ tồn bộ (ví dụ 1) đối với số tiền mà bị đơn phải trả cho nguyên đơn.
Bên cạnh đó, đối với ví dụ 1, ngun đơn cịn phải trả thêm một khoản tiền chênh
lệch cho bị đơn sau khi cấn trừ.
Mặc dù BLTTDS 2015 có quy định đối với trường hợp bị đơn có quyền đưa
ra yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, NCQLNVLQ có
yêu cầu độc lập, tuy nhiên việc bù trừ nghĩa vụ dân sự phải tuân theo quy định của

pháp luật. Điển hình, BLDS 2015 quy định: “Điều 378. Chấm dứt nghĩa vụ do bù
trừ nghĩa vụ
1. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì
khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được
xem là chấm dứt, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với
nhau thì các bên thanh tốn cho nhau phần giá trị chênh lệch.
3. Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền”.
Như vậy, để xác định yêu cầu phản tố của bị đơn có nhằm bù trừ nghĩa vụ
hay khơng thì cần phải xem xét quan hệ pháp luật mà nguyên đơn, NCQLNVLQ có
u cầu độc lập u cầu Tịa án giải quyết và quan hệ pháp luật mà bị đơn đưa ra
yêu cầu phản tố đều mang tính tài sản. Mặc dù yêu cầu phản tố của bị đơn không
cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ có
yêu cầu độc lập nhưng nghĩa vụ của cả hai bên có quyền lợi ích đối kháng đều phải


×