Tải bản đầy đủ (.pdf) (282 trang)

Tác động của vốn xã hội, tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.54 MB, 282 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGƠ CHÍN

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI,
TINH THẦN KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGƠ CHÍN

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI,
TINH THẦN KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH


Mã số chuyên ngành: 60 34 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.NGUYỄN THUẤN
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận án “Tác động của vốn xã hội, tinh thần kinh doanh
và khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà
nước tại Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng Tơi.
Ngồi những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, khơng có
nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận án này mà khơng được
trích dẫn theo đúng quy định.
Tồn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bố, sử
dụng hoặc nộp để nhận bằng cấp tại các trường đại học, cơ sở đào tạo, hoặc bất cứ
nơi nào khác ngồi mục đích phục vụ cho nghiên cứu đề tài và qui định trong
chương trình đào tạo của Trường Đại Học Mở Tp. Hồ Chí Minh và của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.

TP. Hồ Chí Minh, năm 2020
Người thực hiện

Ngơ Chín

i



LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý
Thầy Cơ, Tơi đã hồn thành luận án tốt nghiệp Tiến sĩ với đề tài: “Tác động của
vốn xã hội, tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động
của DN có vốn nhà nước tại Việt Nam”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cơ trường Đại học Mở thành
phố Hồ Chí Minh và Khoa đào tạo Sau Đại học của Trường; cảm ơn quý Thầy, Cô
tham gia các Hội đồng báo cáo, bảo vệ, phản biện đã giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức quý báu và cho những ý kiến rất xác đáng, thiết thực trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận án. Đặc biệt, Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn
chân thành đến PGS. TS. Nguyễn Thuấn đã hết lịng hướng dẫn Tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và thực hiện luận án này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị lãnh đạo, quản lý ở các doanh
nghiệp có vốn nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam đã hỗ trợ nhiệt thành và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình khảo sát, thu thập dữ liệu cũng như phỏng vấn
định tính, thảo luận tay đôi.
Xin cảm ơn các anh, chị, em nghiên cứu sinh của Trường đã động viên và chia
sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan VPCP và gia đình tơi đã ln ủng
hộ, chia sẻ và động viên tơi trong suốt q trình học tập cũng như hồn thiện luận
án này.
Trân trọng!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người thực hiện

Ngơ Chín
ii


năm 2020


TĨM TẮT
Sau nhiều thập kỷ hình thành và phát triển (1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền
Nam), doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào sự
ổn định chung của nền kinh tế; tuy vậy DNNN cũng tồn tại nhiều yếu kém từ việc
quản lý vốn đến việc sử dụng các nguồn lực vật chất khác như đất đai, nhà xưởng,
hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN còn thấp so với nguồn lực đang nắm giữ,
năng lực quản trị, điều hành còn nhiều yếu kém, cịn tình trạng lãng phí, thất thốt
nguồn lực (Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, 2016). DNNN cần phải thích
nghi với cơ chế thị trường; Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo tái cấu trúc lại DNNN;
quyết tâm cổ phần hóa các DNNN ở các ngành, lĩnh vực mà nhà nước cịn có nhu
cầu đầu tư vốn để ổn định sự phát triển chung cho nền kinh tế; đặc biệt là ở các lĩnh
vực, ngành nghề mà tư nhân không muốn tham gia; như vậy sẽ hình thành loại hình
doanh nghiệp có vốn nhà nước (DNCVNN) theo suốt các giai đoạn phát triển của
nền kinh tế Việt Nam.
DNCVNN tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức; phương
thức quản lý vốn và dần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của DN; tuy nhiên do
hình thành từ DNNN có từ lâu đời nên cũng cịn có nhiều ảnh hưởng nặng nề của cơ
chế DNNN như tình trạng thờ ơ, lẫn tránh trách nhiệm; tư duy, nếp suy nghĩ cũ kĩ,
lạc hậu; chưa chủ động, đổi mới, sáng tạo và sợ trách nhiệm, khơng dám làm những
cái mới, có nơi cịn bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ và tư duy nhiệm kỳ; để góp
phần duy trì hoạt động ổn định và bền vững của các DNCVNN tại Việt Nam;
người viết đã tìm hiểu về các khái niệm có ảnh hưởng như vốn xã hội, tinh thần
kinh doanh và khả năng thích ứng; đây là các nguồn lực phi vật chất (vơ hình) kết
hợp với nhau mà các DNCVNN tại Việt Nam chưa nhận diện được tầm quan trọng;
chưa sử dụng hay sử dụng khơng đúng với mặt tích cực của nó để cải thiện hiệu quả
hoạt động.

Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh DNCVNN tại Việt Nam; một
loại hình doanh nghiệp đăc thù chưa đề cập ở các nghiên cứu trước về việc kết hợp
ba nguồn lực phi vật chất nói trên. Ngồi ra, một lý do quan trọng dẫn đến việc hình
thành luận án này là nhận thức chưa đầy đủ của lãnh đạo DNCVNN tại Việt Nam
về tầm quan trọng của khái niệm khả năng thích ứng trong việc đáp ứng và điều
chỉnh tích cực theo môi trường kinh doanh (Weick và Ctg, 2008); hoạch định, phân
bổ nguồn lực một cách hợp lý, nhanh chóng, linh hoạt và kịp thời (Chu, 2015) nhằm
đảm bảo cho hoạt động ổn định và bền vững. Luận án này hình thành nên mục tiêu
chung là kiểm định mối quan hệ đan xen giữa các khái niệm bậc hai: vốn xã hội,
iii


tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng; sự tác động đồng thời, cùng lúc của
chúng đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, người viết đã tiến hành phương pháp
nghiên cứu định lượng là chính; kết hợp với nghiên cứu định tính thơng qua việc
phỏng vấn tay đơi 10 lãnh đạo DNCVNN tại Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm
nhằm làm rõ nội hàm các khái niệm; mối liên hệ tương quan giữa các khái niệm;
điều chỉnh, phát triển các thang đo. Nghiên cứu định lượng sơ bộ sử dụng phương
pháp khảo sát bằng bản câu hỏi; chọn mẫu phi xác xuất, lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu
60 DNCVNN tại Việt Nam để kiểm định thang đo. Nghiên cứu định lượng chính
thức sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu khảo sát; lấy mẫu tổng thể theo
khung mẫu là danh sách 720 DNNN đã cổ phần hóa tính đến tháng 8/2019 ở trang
Web chinhphu.vn; mẫu thu về được 571, có 03 phiếu bị loại, cịn lại 568 phiếu đáp
ứng yêu cầu (đạt khoảng 80%; số DN còn lại khơng gửi trả phiếu khảo sát là do đã
thối hết vốn nhà nước) để kiểm định thang đo, mơ hình và giả thuyết.
Nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật phân tích độ tin cậy Cronbach alpha,
EFA và CFA để kiểm định thang đo; phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM để
kiểm định giả thuyết, mơ hình. Kết quả nghiên cứu đạt được chi tiết như sau:
Thứ nhất: Vốn xã hội, tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng đều có tác

động dương đến hiệu quả hoạt động với hệ số lần lượt là: 0.127; 0.298 và 0.329.
Thứ hai: Vốn xã hội có tác động dương gián tiếp đến hiệu quả hoạt động
thông qua tinh thần kinh doanh (hệ số 0.176=0.591*0.298) và khả năng thích ứng
(hệ số 0.070=0.214*0.329).
Thứ ba: Tinh thần kinh doanh có tác động dương gián tiếp đến hiệu quả hoạt
động thông qua khả năng thích ứng (hệ số 0.018=0.055*0.329).
Thứ tư: Khả năng thích ứng tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động (hệ số
0.329); tinh thần kinh doanh ít tác động đến khả năng thích ứng (hệ số 0.055).

iv


ABSTRACT
After decades of establishment and development (1954 in the North and 1975
in the South), state-owned enterprises (SOEs) in Vietnam have contributed to the
overall stability of the economy; However, SOEs have exposed too many
weaknesses from capital management to the use of other physical resources such as
land and factories.
The Government of Vietnam is making efforts to rearrange SOEs; There
are many studies on restructuring and equitization of SOEs to form State-capital
enterprises (SCEs); However, there is little research on combining three intangible
resources such as social capital, entrepreneurship and resilience capability.
SCE is an enterprise in which the State holds less than 100% of charter capital
or shares, the contributed capital may not dominate; organized and operated in the
form of a joint-stock company or a two-member limited liability company.
SCEs have the advantage of tangible resources but few exploitation of
intangible resources; the use of intangible capital as social capital to indirectly
increase tangible resources; to support, coordinate and share; and applying the
"entrepreneurship" solution to be proactive, innovative, creative and willing to take
risks; as well as using the "resilience capability" to respond positively, quickly and

flexibly in allocating resources appropriately to maintain and promote sustainable,
high-efficiency operations of SCEs is still limited. No studies have looked at the
aggregate resources (social capital combined with entrepreneurship and resilience
capability) that have mutual influence and impact on the performance of SCEs in
the Vietnamese context.
This study presents a structural model describing (i) the impact of social
capital, entrepreneurship and resilience capability on SCE performance, (ii) social
capital has indirectly affecting on SCE performance through entrepreneurship and
resilience capability, and (iii) entrepreneurship has indirectly affecting on SCE
performance through resilience capability.
After adjusting the scales through in-depth interviews with 10 experts; conduct
v


quantitative research with sample of 568 SCEs in operation (overall sampling) to
test Cronbach’s Alpha reliability, EFA, CFA and SEM; the research results showed
that:
- Social capital, entrepreneurship and resilience capability had a positive
impact on the performance of SCEs (estimates: 0.127; 0.298 and 0.329),
- Social capital indirectly positively affected on SCE performance through
entrepreneurship (estimate: 0.176 = 0.591*0.298) and resilience capability
(estimate: 0.070 = 0.214*0.329),
- Entrepreneurship indirectly positively affected on SCE performance through
resilience capability (estimate: 0.018=0.055*0.329),
- Resilience capability had a strongest positive impact on the performance of
SCEs (estimates: 0.329), entrepreneurship had a smallest positive impact on
resilience capability (estimates: 0.055).

vi



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT .............................................................................................................. v
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. x
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ xiii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
1.1.1. Bối cảnh thực tiễn ..................................................................................... 1
1.1.2. Bối cảnh lý thuyết ..................................................................................... 4
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 6
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 6
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 6
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
1.5. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................... 8
1.5.1. Đóng góp về khoa học .............................................................................. 8
1.5.2. Đóng góp về thực tiễn ............................................................................... 9
1.6. Điểm mới của luận án ...................................................................................... 9
1.7. Kết cấu của luận án ........................................................................................ 10
1.8. Tóm tắt chương Một ...................................................................................... 10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 12
2.1 Vốn xã hội doanh nghiệp (Corporate social capital) .................................. 12
2.1.1 Khái niệm vốn xã hội doanh nghiệp .................................................... 12
2.1.2 Đo lường vốn xã hội doanh nghiệp ...................................................... 17

2.2 Tinh thần kinh doanh (Entrepreneurship) ................................................... 21
2.2.1 Khái niệm về tinh thần kinh doanh ...................................................... 21
2.2.2 Đo lường tinh thần kinh doanh ............................................................ 25
2.3 Khả năng thích ứng (resilience capability). ................................................ 27
2.3.1 Khái niệm khả năng thích ứng ............................................................. 27
2.3.2 Đo lường khả năng thích ứng ............................................................... 29
2.4 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................................ 32
vii


2.4.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ................................ 32
2.4.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.................................. 33
2.5 Các lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu.................................................... 35
2.5.1 Lý thuyết hỗ trợ mối quan hệ giữa vốn xã hội và hiệu quả hoạt động. 35
2.5.2 Lý thuyết hỗ trợ mối quan hệ giữa vốn xã hội và khả năng thích ứng 38
2.5.3 Lý thuyết hỗ trợ mối quan hệ giữa vốn xã hội và tinh thần kinh doanh39
2.5.4 Lý thuyết hỗ trợ mối quan hệ giữa khả năng thích ứng và hiệu quả hoạt
động 40
2.5.5 Lý thuyết hỗ trợ mối quan hệ giữa tinh thần kinh doanh và hiệu quả
hoạt động ........................................................................................................... 43
2.5.6 Lý thuyết hỗ trợ mối quan hệ giữa tinh thần kinh doanh và khả năng
thích ứng ............................................................................................................ 44
2.6 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã công bố liên quan ...................... 45
2.6.1 Nghiên cứu về Vốn xã hội.................................................................... 45
2.6.2 Nghiên cứu về khả năng thích ứng ....................................................... 51
2.6.3 Nghiên cứu về tinh thần kinh doanh .................................................... 55
2.7 Phát triển các giả thuyết và mô hình nghiên cứu ........................................ 59
2.7.1 Mối quan hệ giữa Vốn xã hội và hiệu quả hoạt động .......................... 59
2.7.2 Mối quan hệ giữa Vốn xã hội và khả năng thích ứng .......................... 61
2.7.3 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và Tinh thần kinh doanh ....................... 62

2.7.4 Mối quan hệ giữa khả năng thích ứng và Hiệu quả hoạt động DN ...... 63
2.7.5 Mối quan hệ giữa tinh thần kinh doanh và hiệu quả hoạt động DN .... 63
2.7.6 Mối quan hệ giữa tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng ........... 64
2.8 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................ 65
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 67
3.1. Qui trình thực hiện nghiên cứu ...................................................................... 67
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 70
3.2.1. Nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia) ........................................ 70
3.2.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................................. 88
3.2.3. Nghiên cứu định lượng chính thức ......................................................... 92
3.3. Tóm tắt chương ba ......................................................................................... 97
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............ 99
4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................ 99
4.1.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............................................................. 99
4.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA............................................................ 99
4.2. Kết quả phân tích thống kê mơ tả mẫu ........................................................ 100
4.2.1. Loại hình doanh nghiệp ......................................................................... 101
4.2.2. Lĩnh vực hoạt động ............................................................................... 101
4.2.3. Số chi nhánh .......................................................................................... 102
4.2.4. Cơ cấu vốn nhà nước............................................................................. 103
4.2.5. Diện cổ phần hoá từ DNNN .................................................................. 103
viii


4.2.6. Năm cổ phần hố DNNN ...................................................................... 104
4.2.7. Hình thức cổ phần hoá .......................................................................... 105
4.2.8. Kết quả hoạt động của DNCVNN Việt Nam ........................................ 105
4.2.9. Giới tính ................................................................................................ 106
4.2.10. Độ tuổi ................................................................................................. 106
4.2.11. Trình độ học vấn ................................................................................. 107

4.2.12. Vị trí đối tượng khảo sát trong DNCVNN tại Việt Nam .................... 107
4.2.13. Thời gian làm việc tại DNCVNN tại Việt Nam.................................. 108
4.2.14. Thời gian công tác trong khu vực DNNN ........................................... 108
4.3. Kiểm định thang đo bằng Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (nghiên cứu định
lượng chính thức) ................................................................................................ 110
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (nghiên cứu định lượng chính thức) ...... 113
4.5. Phân tích CFA và SEM thang đo (nghiên cứu định lượng chính thức)....... 115
4.5.1. Các yếu tố vốn xã hội doanh nghiệp ..................................................... 115
4.5.2. Các yếu tố tinh thần kinh doanh............................................................ 118
4.5.3. Các yếu tố khả năng thích ứng .............................................................. 122
4.5.4. Các yếu tố hiệu quả hoạt động .............................................................. 126
4.6. Phân tích CFA mơ hình đo lường tới hạn. ................................................... 129
4.7. Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ................................................ 133
4.8. Kiểm định giả thuyết.................................................................................... 135
4.9. Kiểm định sự khác biệt ................................................................................ 136
4.10. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 137
4.11. Tóm tắt chương bốn ................................................................................... 143
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 144
5.1. Kết luận chung ............................................................................................. 144
5.2. Đóng góp về mặt khoa học và hàm ý quản trị ............................................. 146
5.2.1. Đóng góp về mặt khoa học ................................................................... 146
5.2.2. Hàm ý về mặt quản trị ........................................................................... 147
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai ...................................................... 151
5.4. Tóm tắt chương 5 ......................................................................................... 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 153
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 171
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................... 204

ix



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sự tác động qua lại giữa cấu trúc xã hội và vốn xã hội doanh nghiệp
(Leenders & Gabbay, 2013) ......................................................................................... 13
Hình 2.2. Mơ hình đo lường vốn xã hội của DN .......................................................... 18
Hình 2.3. Khung phân tích vốn xã hội trong DN và hiệu quả hoạt động của DN ....... 45
Hình 2.4. Khung phân tích mối liên hệ giữa vốn xã hội với hoạt động DN ................ 46
Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu vốn xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nguồn: Koka & Prescott (2002) ................................................................................... 47
Hình 2.6. Mơ hình nghiên cứu của De Oliveira (2013)................................................ 48
Hình 2.7. Khung phân tích cho khả năng thích ứng của Noel Johnson. ...................... 52
Hình 2.8. Hệ thống quản trị chiến lược nguồn nhân lực để phát triển khả năng thích
ứng và hiệu quả của tổ chức. ........................................................................................ 53
Hình 2.9. Kết quả mơ hình cấu trúc của Chu (2015).................................................... 54
Hình 2.10. Mơ hình nghiên cứu về tinh thần kinh doanh và hiệu quả doanh nghiệp.
Nguồn: Sakhdari (2016) ............................................................................................... 56
Hình 2.11. Mơ hình lý thuyết về năng lực doanh nhân, vốn xã hội và tinh thần kinh
doanh đối với thành quả các DNVVN.......................................................................... 57
Hình 2.12. Đề xuất mơ hình nghiên cứu ...................................................................... 65
Hình 3.1 Tóm tắt quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................ 69
Hình 4.1 Kết quả CFA các yếu tố vốn xã hội doanh nghiệp ...................................... 115
Hình 4.2 Kết quả SEM các yếu tố vốn xã hội doanh nghiệp ..................................... 117
Hình 4.3 Kết quả CFA các yếu tố tinh thần kinh doanh ............................................ 118
Hình 4.4 Kết quả SEM các yếu tố tinh thần kinh doanh ............................................ 121
Hình 4.5 Kết quả CFA các yếu tố khả năng thích ứng ............................................... 122
Hình 4.6 Kết quả SEM các yếu tố khả năng thích ứng ............................................. 125
Hình 4.7 Kết quả CFA các yếu tố hiệu quả hoạt động ............................................... 126
Hình 4.8 Kết quả SEM các yếu tố hiệu quả hoạt động .............................................. 128
Hình 4.9. Kết quả CFA bốn khái niệm trong mơ hình đo lường tới hạn.................... 129

Hình 4.10. Kết quả SEM: mơ hình cấu trúc (chuẩn hóa) ........................................... 134

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các khía cạnh của vốn xã hội........................................................................ 14
Bảng 2.2 Thang đo vốn xã hội doanh nghiệp ............................................................... 21
Bảng 2.3 Định nghĩa ba thành tố cốt lõi của tinh thần kinh doanh .............................. 25
Bảng 2.4. Thang đo tinh thần kinh doanh .................................................................... 26
Bảng 2.5 Các định nghĩa về khả năng thích ứng .......................................................... 28
Bảng 2.6 Thang đo khả năng thích ứng ........................................................................ 31
Bảng 2.7 Thang đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ............................................ 35
Bảng 3.1 Thang đo Vốn xã hội của lãnh đạo (LD) ...................................................... 75
Bảng 3.2 Thang đo Vốn xã hội bên trong doanh nghiệp (BT) ..................................... 77
Bảng 3.3 Thang đo Vốn xã hội bên ngoài Doanh nghiệp ............................................ 79
Bảng 3.4 Thang đo tinh thần chủ động (CD) ............................................................... 81
Bảng 3.5 Thang đo tinh thần đổi mới (DM) ................................................................. 82
Bảng 3.6 Thang đo tinh thần chấp nhận rủi ro (RR) .................................................... 82
Bảng 3.7 Thang đo tính thích nghi (TN) ...................................................................... 84
Bảng 3.8 Thang đo năng lực dự đoán (DD) ................................................................. 84
Bảng 3.9 Thang đo độ nhanh nhạy (NH) ..................................................................... 85
Bảng 3.10 Thang đo tính linh hoạt (LH) ...................................................................... 85
Bảng 3.11 Thang đo sự hài lòng của khách hàng (HL) ................................................ 87
Bảng 3.12 Thang đo lợi nhuận (LN) ............................................................................ 87
Bảng 3.13 Thang đo Hiệu quả thị trường (HT) ............................................................ 88
Bảng 3.14 Các chỉ số kiểm định độ phù hợp mơ hình theo Hair và cộng sự ............... 94
Bảng 3.15 Tổng hợp các chỉ số kiểm định độ phù hợp của mơ hình ........................... 95
Bảng 4.1 Thống kê tỉ lệ phần trăm trả lời của đáp viên ............................................. 110
Bảng 4.2 Kết quả Cronbach’s Alpha của các thang đo .............................................. 110

Bảng 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA. ................................................. 113
Bảng 4.4 Hệ số tương quan giữa ba thành phần LD, BT và BN ................................ 116
Bảng 4.5 Trọng số các biến quan sát (* giá trị xác định trước) ................................. 116
Bảng 4.6 Hệ số tương quan giữa ba thành phần CD, DM, RR .................................. 119
Bảng 4.7 Trọng số các biến quan sát (* giá trị xác định trước) ................................. 120
Bảng 4.8 Hệ số tương quan giữa ba thành phần ......................................................... 123
Bảng 4.9 Trọng số các biến quan sát (* giá trị xác định trước) ................................. 124
Bảng 4.10 Hệ số tương quan giữa ba thành phần ....................................................... 127
Bảng 4.11 Trọng số các biến quan sát (* giá trị xác định trước) ............................... 127
Bảng 4.12 Hệ số tương quan giữa bốn thành phần .................................................... 131
Bảng 4.13 Trọng số các biến quan sát (* giá trị xác định trước) ............................... 132
Bảng 4.14 Kết luận về giá trị, phương sai của 4 khái niệm nghiên cứu..................... 133
Bảng 4.15 Hệ số hồi quy (chuẩn hóa) của các mối quan hệ trong mơ hình ............... 135
Bảng 7.1 - Bản câu hỏi định lượng sơ bộ ................................................................... 187
Bảng 7.2 Kết quả Cronbach alpha của các thang đo định lượng sơ bộ ...................... 193
Bảng 7.3 Kết quả phân tích EFA định lượng sơ bộ.................................................... 195

xi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Loại hình DNCVNN Việt Nam .............................................................. 101
Biểu đồ 4.2 Các lĩnh vực hoạt động ........................................................................... 102
Biểu đồ 4.3 Số chi nhánh của DNCVNN tại Việt Nam ............................................. 102
Biểu đồ 4.4 Cơ cấu vốn nhà nước trong DNCVNN tại Việt Nam ............................. 103
Biểu đồ 4.5 Diện DNNN đã cổ phần hóa hay chưa cổ phần hóa ............................... 104
Biểu đồ 4.6 Năm cổ phần hố của DNNN ................................................................. 104
Biểu đồ 4.7 Hình thức cổ phần hố của DNNN ......................................................... 105
Biểu đồ 4.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của DNCVNN tại Việt Nam .................. 105
Biểu đồ 4.9 Giới tính .................................................................................................. 106

Biểu đồ 4.10 Độ tuổi .................................................................................................. 106
Biểu đồ 4.11 Trình độ học vấn ................................................................................... 107
Biểu đồ 4.12 Vị trí đối tượng khảo sát ....................................................................... 107
Biểu đồ 4.13 Thời gian làm việc tại doanh nghiệp..................................................... 108
Biểu đồ 4.14 Thời gian công tác trong khu vực DNNN............................................. 109

xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AMOS
CEO
CFA
CFI
DN
DNNN
DNCVNN
EFA
SD
SE
SEM
SPSS
TLI
VPCP
VXH
TTKD
KNTU
HQHĐ
LD
BT

BN
CD
DM
RR
TN
DD
NN
LH
HL
LN
HT

Phân tích cấu trúc mơ măng (Analysis of MOment Structures)
Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer)
Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis)
Chỉ số thích hợp so sánh (Comparative Fit Index)
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp có vốn Nhà nước
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
Sai số chuẩn (Standard Error)
Mơ hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling)
Gói phần mềm thống kê (Statistical Package for the Social Sciences)
Chỉ số Tucker & Lewis (Tucker & Lewis index)
Văn phịng Chính phủ
Vốn xã hội doanh nghiệp
Tinh thần kinh doanh
Khả năng thích ứng
Hiệu quả hoạt động

Vốn xã hội của lãnh đạo
Vốn xã hội bên trong
Vốn xã hội bên ngoài
Tinh thần chủ động
Tinh thần đổi mới
Tinh thần chấp nhận rủi ro
Thích nghi
Dự đốn
Nhanh nhạy
Linh hoạt
Sự hài lòng của khách hàng
Lợi nhuận
Hiệu quả thị trường

xiii


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày lần lượt các nội dung chính như sau: (1) lý do chọn đề
tài, (2) mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, (3) đối tượng và phạm vi nghiên cứu, (4)
phương pháp nghiên cứu, (5) đóng góp của luận án, (6) điểm mới của luận án, và
(7) kết cấu của luận án
1.1. Lý do chọn đề tài

Nhằm xác định được tính cấp thiết của đề tài, phần này trình bày cụ thể bối
cảnh doanh nghiệp có vốn nhà nước tại Việt Nam (bối cảnh thực tiễn) và lược khảo
các lý thuyết, thảo luận các nghiên cứu trước có liên quan (bối cảnh lý thuyết). Trên
cơ sở đó, người viết nêu ra lý do chọn đề tài nghiên cứu của mình.
1.1.1. Bối cảnh thực tiễn


Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được hình thành rất sớm
(1954 ở miền Bắc, 1975 ở miền Nam) từ nhiều nguồn khác nhau. Đến ngày
01/4/1994, tổng số DNNN là 6.264. Giai đoạn 1991-1995, tốc độ tăng trưởng
GDP bình qn của DNNN là 11,7%, trong khi đó, nền kinh tế tăng trưởng
8,2%/năm. Doanh nghiệp nhà nước đã giảm mạnh về số lượng, năm 1986 có 12.000
doanh nghiệp, năm 2001 còn khoảng 6.000 doanh nghiệp, đến năm 2011 còn 1.369
doanh nghiệp (DN), đến hết năm 2017 cả nước còn khoảng 526 DNNN. DNNN là trụ
cột của nền kinh tế, chiếm đến 70% tài sản quốc gia và 50% vốn đầu tư toàn xã
hội, nhưng hiệu quả hoạt động lại thấp, không tương xứng với nguồn lực đang
nắm giữ (Ban Chỉ đạo và Đổi mới DN, 2016), nên nhà nước đã chủ trương sắp
xếp lại, chuyển đổi, thoái vốn DNNN dần dần; trước mắt tiến hành cổ phần hóa
DNNN.
Giai đoạn thí điểm cổ phần hóa từ 1998 trở về trước: có 123 DN và bộ phận
DN cổ phần hóa. Giai đoạn giữa năm 1998 – 2011, đẩy mạnh cổ phần hóa theo
các Nghị định 44/1998/NĐ-CP, 64/2002/NĐ-CP, 187/2004/NĐ-CP, 109/2007/
NĐ-CP: có 3.858 DN và bộ phận DN cổ phần hóa. Giai đoạn 2012 – 2016, cổ
phần hóa nhằm tái cơ cấu DNNN theo Quyết định 929/QĐ-TTg, các Nghị định
59/2011/NĐ-CP, 189/2013/NĐ-CP có 535 DN và bộ phận DN cổ phần hóa.
1


Nghị định 59/2011/NĐ-CP (thay thế Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007), về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần, đối tượng
được cổ phần hóa bị thu hẹp. Thay vì qui định 0 6 đối tượng như trước đây,
theo Nghị định mới ban hành, có 03 đối tượng được cổ phần hóa, gồm:
(i)

Cơng ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty
mẹ của Tập đồn kinh tế; Tổng cơng ty Nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương
mại Nhà nước);


(ii)

Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là DN
thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;

(iii) DN 100% vốn Nhà nước chưa chuyển thành Công ty TNHH MTV.

Tiến trình cổ phần hóa diễn ra chậm chạp, khơng đạt yêu cầu tiến độ đề ra; các
DNNN tiếp tục hoạt động kém hiệu quả nên song song với việc nhà nước ngày càng
đầy nhanh tiến độ cổ phần hóa cũng đã tập trung bố trí lại nhân sự, cơ cấu lại tổ
chức; đi tìm ngun nhân vì sao DNNN có lợi thế về nguồn lực vật chất do kế thừa
sẵn có; DNNN có mối quan hệ rất tốt với các cơ quan nhà nước, sẵn sàng tạo điều
kiện cho hoạt động nhưng vẫn ì ạch, phát triển khơng tương xứng với nguồn lực vật
chất hiện hữu; có một số nguyên nhân chính như sau (Ban Chỉ đạo và Đổi mới DN,
2016):
- Lãnh đạo DNNN sử dụng mối quan hệ với các cơ quan nhà nước có lúc chỉ
phục vụ cho nhu cầu cá nhân, thậm chí có lãnh đạo đã làm thất thốt, lãng phí vốn,
tài sản nhà nước;
- Có DNNN sử dụng cơ sở vật chất hiện có phục vụ nhóm lợi ích;
- Tinh thần doanh nghiệp khơng cao, còn dựa giẫm vào nhà nước; hay ỷ lại, đùn
đẩy, lẫn tránh trách nhiệm, cịn có tư duy nhiệm kỳ;
- Lợi nhuận thu được phân bổ không hợp lý; không hoạch định nguồn lực cho
hoạt động bền vững, lâu dài; phân chia hết thành quả hoạt động tức thì.
Đây chính là những nguyên nhân mà nhà nước cần quan tâm chỉ đạo xuyên
suốt kết hợp với việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và thối vốn DNNN để hình
thành loại hình doanh nghiệp có vốn nhà nước (DNCVNN) tại Việt Nam (loại hình
2



doanh nghiệp còn vốn đầu tư của nhà nước sau khi tiến hành cổ phần hóa).
DNCVNN tại Việt Nam là doanh nghiệp (DN) trong đó Nhà nước nắm giữ
d ư ớ i 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, được tổ chức và hoạt động dưới hình thức
cơng ty cổ phần.
Như vậy sẽ tồn tại loại hình DNCVNN theo suốt các giai đoạn phát triển của
nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam; DNCVNN tại Việt Nam hiện có vị trí và vai trò
rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt ở những lĩnh vực then chốt, cung cấp sản
phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh; làm nòng cốt
để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo; là lực lượng vật chất quan trọng
để Nhà nước định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng làm thế nào để
DNCVNN tại Việt Nam hoạt động hiệu quả, ổn định, bền vững và tồn tại lâu dài;
góp phần đem lại nguồn thu đáng kể cho nhà nước là điều cần thiết, quan tâm của
lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, Ngành, Địa phương; do vậy trong bối cảnh thực tiễn
như hiện nay, người viết cho rằng cần có nghiên cứu chuyên sâu về những nhân tố
có liên quan, có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam;
ngoại trừ nguồn vốn vật chất hữu hình hiện sẵn có của DNCVNN tại Việt Nam như
là một lợi thế, ta cần xem xét các nguồn lực phi vật chất (vơ hình) khác; khơi dậy
tinh thần doanh nghiệp mạnh mẽ; phân bổ nguồn lực hợp lý nhằm đáp ứng tốt với
những thay đổi của môi trường vĩ mô và vi mô, sao cho DNCVNN tại Việt Nam
hoạt động ổn định, bền vững, đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động;
phát huy hiệu quả sử dụng vốn của nhà nước. Thực tiễn đặt ra cần nghiên cứu, khám
phá sự kết hợp đồng thời các nguồn lực phi vật chất (vơ hình) như vốn xã hội, tinh
thần kinh doanh và khả năng thích ứng là vì các nguồn lực phi vật chất này có vai trị
vơ cùng quan trọng trong việc gián tiếp làm gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực
vật chất có sẵn của doanh nghiệp; hơn nữa lãnh đạo DNCVNN chưa nhận diện được
và chưa phối hợp khai thác, sử dụng linh hoạt các nguồn lực phi vật chất này nhằm
đảm bảo hoạt động ổn định, bền vững và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của
DNCVNN tại Việt Nam.


3


Tóm lại, DNCVNN tại Việt Nam là loại hình doanh nghiệp cần được nghiên
cứu trong bối cảnh hiện nay nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phi vật chất;
đảm bảo nguồn vốn đầu tư của nhà nước sinh lời cao; cần cải tổ chứ không nhất thiết
phải bán, giao hay thoái hết vốn nhà nước.
1.1.2. Bối cảnh lý thuyết

Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh vốn xã hội giữ vai trò quan trọng
trong sự phát triển của nhiều DN như: giúp giảm thiểu rủi ro, duy trì thực lực kinh
tế đã có, ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh (Casey, 2002; Woolcock, 2001;
Narayan & Pritchett, 1999; Dasgupta, 2000); cải thiện lợi ích vật chất, nâng cao sản
lượng, lợi nhuận và mang lại lợi ích lâu dài, góp phần vào việc phát triển vốn con
người; vốn xã hội ảnh hưởng đến cơ hội và sự thành công của doanh nghiệp (Davis,
2006; Minten & Fafchamps, 1999); vốn xã hội ảnh hưởng đến sự đổi mới trong DN
(Jiménez-Jiménez, Martínez-Costa, & Sanz-Valle, 2014; Landry & ctg, 2002); vốn
xã hội cũng ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh (Chen, C.N. & ctg, 2007) nên giúp
cho DN vượt qua các khó khăn, duy trì hoạt động hiệu quả, ổn định, bền vững. Vốn
xã hội giúp cho DN vận hành hài hòa và trôi chảy như tăng cường các chuẩn mực,
làm đơn giản hóa sự hợp tác, cung cấp khn mẫu cho sự hợp tác (Kurt, A., 2000);
từ đó mang lại các giải pháp cho những tình huống khó khăn của DN (Putnam,
1995, 2000) và vốn xã hội cũng giúp DN nâng cao khả năng thích ứng (Noel
Johnson, 2010; Aldrich & Meyer, 2015). Như vậy, vốn xã hội có tác động dương
đáng kể đến hiệu quả hoạt động, khả năng thích ứng và tinh thần kinh doanh của
doanh nghiệp.
Các nghiên cứu trước cho thấy khả năng thích ứng của doanh nghiệp là cách
thức sử dụng các nguồn lực để phản ứng, duy trì và điều chỉnh tích cực (Weick và
ctg, 2008); củng cố, duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh
doanh và lợi thế cạnh tranh của DN một cách bền vững bất chấp môi trường đầy

biến động, thách thức (Chu, 2015).
Khả năng thích ứng giúp DN dự đoán và lập kế hoạch trước những diễn biến
đầy bất lợi, thách thức của mơi trường bên ngồi (vĩ mơ) và môi trường bên trong
(vi mô); đặc biệt là luôn theo dõi tình hình kinh tế, chính trị-pháp luật và đối thủ
4


cạnh tranh trong ngành về sản phẩm, công nghệ; DN biết cách phân bổ hợp lý, linh
hoạt nguồn lực để kịp thời cải tiến, hình thành sản phẩm mới và đổi mới công nghệ,
áp dụng công nghệ tiên tiến; khi gặp những sự cố, những thách thức bất lợi; DN sẽ
phản ứng và điều chỉnh thích hợp, linh hoạt và kịp thời (Weick và ctg, 2008) nhằm
giảm thiểu đến mức tối đa những thiệt hại có thể xảy ra; DN ln dự phịng nguồn
lực nên sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, làm tăng sự hài lòng; một
khi khách hàng hài lòng và trung thành với sản phẩm của DN thì DN sẽ có lợi
nhuận và tăng hiệu quả thị trường; như vậy các nghiên cứu trước cho thấy khả năng
thích ứng giúp DN cải thiện hiệu quả hoạt động của mình.
Các nghiên cứu trước cũng đã cho thấy tinh thần kinh doanh tạo điều kiện cho
DN chủ động thích ứng với mơi trường đầy bất định, thách thức; luôn đổi mới để
tạo lợi thế cạnh tranh trong điều kiện chấp nhận rủi ro có thể xảy ra (Covin &
Slevin, 1991); tinh thần kinh doanh giúp DN đổi mới, cải tiến, sáng tạo để thích ứng
với mơi trường (Denyer, D., 2017); tinh thần kinh doanh góp phần tạo ra thành quả
hoạt động và là nguồn lực có thể tạo ra lợi thế cho DN, khắc phục được hạn chế và
phát huy ưu thế cố hữu qua sự kiến tạo, vận hành và phát triển của doanh nhân –
người chủ và điều hành DN (Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, 2013). Như
vậy, tinh thần kinh doanh có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động và khả năng
thích ứng của DN.
Qua lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến bốn khái niệm vốn xã
hội, tinh thần kinh doanh, khả năng thích ứng và hiệu quả hoạt động DN, tác giả
nhận thấy hầu hết các nghiên cứu đều thực hiện ở bối cảnh các quốc gia phát triển;
ít có nghiên cứu thực hiện ở quốc gia có bối cảnh tương đồng như Việt Nam; các

nghiên cứu chỉ đề cập riêng lẻ từng nhân tố vốn xã hội, tinh thần kinh doanh hay
khả năng thích ứng có tác động đến hiệu quả hoạt động DN, nhưng chưa tìm thấy
nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của DNCVNN Việt Nam do sự tác động trực tiếp
đồng thời của các yếu tố vốn xã hội, tinh thần kinh doanh, khả năng thích ứng; cũng
như sự tác động gián tiếp của vốn xã hội thông qua tinh thần kinh doanh, khả năng
thích ứng, và sự tác động gián tiếp của tinh thần kinh doanh thơng qua khả năng
thích ứng.
5


Đó chính là lý do mà tác giả lựa chọn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ là: “Tác
động của vốn xã hội, tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng đến hiệu quả
hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Tổng quát: Nghiên cứu về sự tác động trực tiếp đồng thời của vốn xã hội, tinh
thần kinh doanh, khả năng thích ứng và sự tác động gián tiếp của vốn xã hội thông
qua tinh thần kinh doanh, sự tác động gián tiếp của vốn xã hội cũng như tinh thần
kinh doanh thơng qua khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại
Việt Nam.
Cụ thể:
− Nghiên cứu sự tác động trực tiếp đồng thời của vốn xã hội, tinh thần kinh
doanh, khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam;
− Nghiên cứu sự tác động gián tiếp của vốn xã hội thơng qua tinh thần kinh
doanh và khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam;
− Nghiên cứu sự tác động gián tiếp của tinh thần kinh doanh thơng qua khả
năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam;



Các hàm ý quản trị cho các nhà quản trị về việc góp phần nâng cao hiệu quả

hoạt động DNCVNN tại Việt Nam.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu thì luận án cần phải trả lời được các
câu hỏi sau:
Vốn xã hội, tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng có tác động trực tiếp
đồng thời như thế nào đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam?
Vốn xã hội có tác động gián tiếp thơng qua tinh thần kinh doanh và khả năng
thích ứng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam?
Tinh thần kinh doanh có tác động gián tiếp thơng qua khả năng thích ứng như
thế nào đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam?
Các hàm ý quản trị cho các nhà quản trị về việc góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động DNCVNN tại Việt Nam là như thế nào?
6


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

− Đối tượng nghiên cứu: Luận án sẽ tập trung chính vào nghiên cứu (1) sự tác
động trực tiếp đồng thời của vốn xã hội, tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng
đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam, (2) tác động gián tiếp của vốn
xã hội thông qua tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt
động của DNCVNN tại Việt Nam, và (3) tác động gián tiếp của tinh thần kinh
doanh thông qua khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt
Nam.
− Khách thể nghiên cứu: Các DNCVNN đang hoạt động tại Việt Nam.
− Đối tượng khảo sát: lãnh đạo các DNCVNN Việt Nam gồm: Chủ tịch Hội
đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, hay

người được ủy quyền am hiểu hoạt động của doanh nghiệp (do Tổng Giám đốc,
Giám đốc chỉ định thực hiện và trình lãnh đạo duyệt để gửi trả lời cho người viết).
− Phạm vi nghiên cứu: Các DNCVNN tại Việt Nam (các DNNN đã cổ phần hóa
tính đến tháng 8 năm 2019 theo trang Web: chinhphu.vn).


Thời gian nghiên cứu: năm 2018, 2019.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu
định lượng; trong đó nghiên cứu định lượng là chính; trình tự như sau:
− Nghiên cứu định tính:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia (phỏng vấn sâu, thảo luận tay
đôi) để làm rõ các khái niệm, mô hình và điều chỉnh, phát triển thang đo sơ bộ của
vốn xã hội, tinh thần kinh doanh, khả năng thích ứng và hiệu quả hoạt động của
DNCVNN tại Việt Nam. Đối tượng phỏng vấn sâu, tay đôi là các Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc của
DNCVNN tại Việt Nam; lựa chọn 10 chuyên gia có kinh nghiệm chấp nhận tham
gia phỏng vấn sâu, đính kèm danh sách ở phụ lục, trang 176 (phỏng vấn đến người
thứ 10 thì khơng cịn đóng góp thêm gì mới).
− Nghiên cứu định lượng sơ bộ:
Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát bằng cách gửi bản câu hỏi để khảo
7


sát; người viết gửi đi 100 phiếu điều tra và thu về được 60 quan sát theo phương
pháp chọn mẫu phi xác xuất, áp dụng cách lấy mẫu thuận tiện (chọn 100 trong
khung mẫu 720 DNNN đã cổ phần hóa đến tháng 8/2019 theo trang Web:
chinhphu.vn; những phiếu không gửi trả lại là do doanh nghiệp đã thoái hết vốn nhà

nước); đối tượng khảo sát là các Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó
Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc hay người được ủy quyền am hiểu hoạt
động của doanh nghiệp (do Tổng Giám đốc, Giám đốc chỉ định thực hiện và trình
lãnh đạo duyệt để gửi trả lời cho người viết) nhằm đánh giá sơ bộ về tính nhất quán
và cấu trúc thang đo. Sử dụng phần mềm máy tính phân tích độ tin cậy thang đo và
phân tích nhân tố khám phá (EFA) để sàng lọc thang đo, xác định được cấu trúc
thang đo và hoàn thiện phiếu khảo sát dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
− Nghiên cứu định lượng chính thức:
Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát bằng cách gửi phiếu khảo sát; mẫu thu
về được là 568 phiếu đạt yêu cầu bằng phương pháp lấy mẫu tổng thể theo khung
mẫu 720 DNNN đã cổ phần hóa tính đến tháng 8/2019 ở Website chinhphu.vn và
đối tượng khảo sát vẫn là các Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó
Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, hay người được ủy quyền am hiểu hoạt
động của doanh nghiệp (do Tổng Giám đốc, Giám đốc chỉ định thực hiện và trình
lãnh đạo duyệt để gửi trả lời cho người viết). Dữ liệu thu thập được phần mềm máy
tính phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích
nhân tố khẳng định (CFA) nhằm đánh giá mức độ tương thích với dữ liệu khảo sát,
tính đơn hướng, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ, độ tin cậy tổng hợp của các thang đo
nhằm điều chỉnh mơ hình nghiên cứu. Kiểm định mơ hình lý thuyết bằng cơng cụ
mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để rút ra kết luận về mơ hình và các giả thuyết
đề xuất sự tác động của vốn xã hội, tinh thần kinh doanh, khả năng thích ứng đến
hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam.
1.5. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Đóng góp về khoa học

− Nghiên cứu sự tác động trực tiếp đồng thời của vốn xã hội, tinh thần kinh
doanh, khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam;
8



− Nghiên cứu sự tác động gián tiếp của vốn xã hội thông qua tinh thần kinh
doanh và khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam.


Nghiên cứu sự tác động gián tiếp của tinh thần kinh doanh thơng qua khả

năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam.
1.5.2. Đóng góp về thực tiễn

− Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được có sự tác động của vốn xã hội, tinh thần
kinh doanh và khả năng thích ứng tới hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại Việt
Nam; điều đó khẳng định vốn xã hội, tinh thần kinh doanh, khả năng thích ứng là
những nhân tố quan trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh, hoạch định
chính sách vĩ mơ đối với DNCVNN tại Việt Nam nhằm cải thiện hiệu quả hoạt
động của chúng.
− Nghiên cứu này góp phần giúp lãnh đạo các DNCVNN tại Việt Nam có thêm
nguồn tài liệu tham khảo để quyết định việc sử dụng, kết hợp và phân bổ hợp lý các
nguồn lực vơ hình nhằm duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả và bền vững.
− Kết quả nghiên cứu có thể tham khảo cho kỹ năng quản trị nguồn lực, quản trị
rủi ro trong các DNCVNN tại Việt Nam.


Các cơ quan Nhà nước có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này để nhận diện

sự vận động và tầm quan trọng của các nguồn lực vơ hình: vốn xã hội, tinh thần
kinh doanh và khả năng thích ứng trong các DNCVNN tại Việt Nam nhằm ban
hành kịp thời các chính sách điều chỉnh phù hợp.
1.6. Điểm mới của luận án

Bằng bộ dữ liệu điều tra 720 doanh nghiệp có vốn nhà nước đến tháng 9/2018

tại Việt Nam, luận án đã cung cấp bằng chứng về sự tác động đối với các nguồn lực
vơ hình gồm vốn xã hội, tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng đến hiệu quả
hoạt động của DNCVNN tại Việt Nam như sau đây, và đó cũng là điểm mới của
luận án:
− Sự tác động trực tiếp đồng thời của ba nguồn lực vơ hình gồm vốn xã hội, tinh
thần kinh doanh và khả năng thích ứng đến hiệu quả hoạt động của DNCVNN tại
Việt Nam; một loại hình doanh nghiệp đặc thù đang trong quá trình chuyển đổi, tái
cấu trúc để hoàn thiện.
9




Sự tác động gián tiếp của vốn xã hội đến hiệu quả hoạt động DNCVNN tại

Việt Nam thông qua tinh thần kinh doanh và khả năng thích ứng.


Sự tác động gián tiếp của tinh thần kinh doanh đến hiệu quả hoạt động

DNCVNN tại Việt Nam thơng qua khả năng thích ứng.
1.7. Kết cấu của luận án

Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu nêu ra, kết cấu luận án này bao gồm 5
chương như sau:
− Chương 1 giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu để nêu lý do chọn đề tài. Từ đó,
chương này sẽ đề cập đến mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi
nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; điểm mới của luận án; đóng góp về khoa học
và thực tiễn cũng như giới thiệu về kết cấu của luận án.
− Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm: các khái niệm, lý thuyết nền

tảng, các mơ hình nghiên cứu trước, phát triển giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề
xuất.
− Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm: qui trình nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu định tính, hiệu chỉnh thang đo, phương pháp nghiên cứu
định lượng và phương pháp xử lý dữ liệu.
− Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu gồm thống kê mẫu, kiểm định thang
đo, giả thuyết và mơ hình nghiên cứu, từ đó kết luận về giả thuyết, mơ hình nghiên
cứu.


Chương 5 trình bày kết luận chung về kết quả nghiên cứu. Đề xuất hàm ý cho

các nhà quản trị nhằm phối hợp sử dụng và phân bổ hợp lý các nguồn lực vơ hình
của DNCVNN tại Việt Nam. Đồng thời nêu ý nghĩa, các đóng góp của nghiên cứu,
những mặt hạn chế cũng như đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo.
1.8. Tóm tắt chương Một

Chương 1 đã giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu để nêu lý do chọn đề tài. Sau
đó, chương này đề cập đến mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp về khoa học và thực tiễn,
điểm mới của luận án cũng như giới thiệu về kết cấu của luận án. Chương 2 sẽ trình
10


×